Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Mưu Hèn Kế Bẩn Nơi Công Sở

KẾ BẨN SỐ 19

Tác giả: Alpha Books biên soạn

VỊ “ANH HÙNG” BỊ XIỀNG XÍCH

Giả vờ không giúp được người khác do bị ảnh hưởng từ cấp trên hay từ quy trình, nhưng cũng trường hợp này, nếu xảy ra với người của họ thì mọi chuyện sẽ khác.

Cương vị quản trị đòi hỏi chúng ta phải thi hành những chính sách, luật lệ, quy trình, và đưa ra những lựa chọn và quyết định. Tuy nhiên, điều này sẽ biến thành kế bẩn khi luật lệ chỉ được thực thi với một số người, còn cũng trong trường hợp đó, chúng ta lại linh hoạt và cho người khác lách luật. Biểu hiện của việc này là sự thiên vị, trong đó một số nhân viên được “co giãn” trong thực hiện quy chế và được lãnh đạo thông cảm, trong khi một số khác lại được bảo rằng “luật là luật” và chẳng có gì thay đổi được điều đó hết.

Quản lý đôi khi còn đòi hỏi người ta phải biết “mắt nhắm mắt mở” một chút, lách luật một chút để thu được những ý tưởng đầy sáng tạo phục vụ cho tổ chức. Tuy nhiên, nhà quản trị phái Gian hùng thường dùng kế “Vị anh hùng bị xiềng xích” để từ chối, nhằm “khóa” những ý tưởng xung đột với chương trình của họ hoặc để o bế cho một nhóm khác. Rõ ràng, dạng hoạt động chính trị thương trường tiêu cực này đáng để thách thức khi chúng xung đột lợi ích với toàn thể công ty, với nhân viên hoặc với khách hàng. Phát triển những kỹ năng cần thiết để đương đầu với chúng rất quan trọng nếu các nhà quản trị của bạn giở thủ đoạn này ra nhằm mưu lợi cá nhân và gây hại cho tổ chức.

Tâm cơ đằng sau trò này là bảo vệ bản thân, tránh bị khiển trách hay tránh những quyết định khó nhằn, ngầm chuyển nhân viên đến người có quyền hành nhất định cao hơn mà không gặp nhiều thách thức. Người ta coi kế này như một cái máy uốn thép, dễ dàng bẻ cong mọi ý tưởng, làm cho những lời biện hộ trở nên dài dòng và khó khăn hơn. Có thể chỉ là không có thời gian ngồi với Ann và giải thích vì sao đề xuất của cô không có tác dụng, vậy là ta giở kế “vị anh hùng bị xiềng xích” này ra, và hy vọng kế ấy đủ để đánh lạc hướng cô ta nhanh chóng.

Kế này có thể kết hợp với kế “ác là đạo chích” như minh họa ở Chương 2. Theo đó, những ý tưởng hay sẽ bị “khóa” lại, bằng cách giở kế “vị anh hùng bị xiềng xích” hay “tiếp tục nghiên cứu đi!”, và sau đó sẽ là “ác là đạo chích” − xào lại những ý tưởng của kẻ khờ khạo rồi đứng tên tác giả.

Kế bẩn “vị anh hùng bị xiềng xích” còn mang thông điệp của một sự phân biệt đối xử. Vấn đề quản lý nổi cộm này sẽ làm nhụt chí nạn nhân, những người phát hiện ra ý tưởng của mình không được ủng hộ sẽ phải làm việc cật lực, tốn nhiều thời gian và năng lượng hơn vào việc “nịnh nọt” sao cho ý tưởng của mình được qua truông của các sếp “giữ cửa”. Mà lẽ ra thời gian và năng lượng đó nên dành cho những việc mang lại lợi ích cho công ty.

Chú ý đến đoạn Jerry cố lái Khởi nguồn ra khỏi chương trình nghị sự để bảo vệ cho cái ghế của mình lúc gặp giám đốc điều hành nhé. Nhưng ông ta cao thủ hơn đã bất ngờ chuyển thành “kẻ khủng bố”, dùng kế “vị anh hùng bị xiềng xích” để dựng nên cái bẫy đưa Jerry vào tròng. Đầu tiên, ông ta tỏ ý rằng tay đã bị Ngài Bill trói quặt ra sau, và khi Jerry bật lại, ông ta khăng khăng điều đó sẽ đối nghịch với nghị định cuộc họp, không thể nào đổi chương trình họp hành nhanh như thế được.

Trong cuộc họp, chúng ta đều nhận thấy giám đốc điều hành chơi trò hai mang, ông ta thoải mái đổi chương trình cho phù hợp với kế hoạch của mình, đưa Khởi nguồn từ mục bốn lên mục đầu tiên, và chĩa thẳng mũi dùi vào Jerry. Chúng ta cũng thắc mắc không biết, nếu Ben gặp ông ta trước buổi gặp với Jerry, liệu ông ta có linh động như vậy không? Chắc chắn, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được, nhưng với nhận thức chính trị thương trường ngày một tiến bộ của Ben, ngôi sao cung Quan Lộc của hắn đang tỏa sáng, hắn đang bắt đầu vực Khởi nguồn dậy và giám đốc điều hành thì đang vô cùng khao khát được trừng phạt Jerry. Chuyện này hoàn toàn có thể.

KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC

Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?

Độ mạnh của cú đấm vào giá trị cốt yếu còn phụ thuộc vào cái bị từ chối là gì. Trong đó, nếu những ý tưởng cải tiến năng suất quan trọng bị Gian hùng khóa lại, cái giá phải trả sẽ rất lớn. Tuy nhiên, kế bẩn này thường chỉ dùng để khước từ những ý tưởng hay những đề xuất nhỏ.

Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?

Kế bẩn này vô cùng phổ biến ở đủ mọi loại hình công ty, đặc biệt là ở các công ty công. Những nhà quản lý coi đây là một cách từ chối chính đáng mà không cần phải mất công tác động.

Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?

Ảnh hưởng vào văn hóa sẽ nặng hơn so với ảnh hưởng vào lợi nhuận. Kế bẩn này sẽ hủy hoại niềm tin vào mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý. Nó làm cho nhà quản lý có vẻ thiếu quyết đoán và/hoặc giả tạo còn nhân viên sau đó sẽ bị lôi kéo vào những hành động leo thang.

Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?

Dù trò này khá phổ biến nhưng nhân viên ít khi bị đánh lừa. Những nhân viên có nhận thức chính trị thương trường luôn cảnh giác trước trò này, và họ đủ quyết đoán để thử thách áp lực với quản lý thì lại có tiềm năng chiến thắng ở mức độ cao, ngược lại uy tín của Gian hùng sẽ lâm vào thế bấp bênh.

Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?

Do kế này thường dùng để từ chối những ý tưởng và yêu cầu, ảnh hưởng của nó lên nạn nhân cũng không quá nặng, trừ phi những yêu cầu hay ý kiến bị từ chối lại là những ý kiến quan trọng đặc biệt với cá nhân đó.

THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 19

Nhà quản lý chơi trò này kể ra đúng là đang đánh bạc thật. Họ đánh bạc ở chỗ họ tin bạn sẽ đơn giản chấp nhận quyết định của nhà quản lý cấp cao hơn hay phải tuân thủ quy định và bạn sẽ không chú ý, hoặc không biết “nhượng bộ đặc biệt” họ dành cho nhân viên cưng của mình. Điều đó có nghĩa, nếu bạn đối đầu với sự hai mặt của họ, họ sẽ cảm thấy lúng túng và khó chịu.

Nếu bạn chỉ đơn thuần có ý muốn “trừng phạt” nhà quản lý, bạn cần phải đọc tiếp. Cứ đi thẳng vào vấn đề, cương quyết hoặc quát thẳng vào mặt họ. Tuy nhiên, nếu bạn còn quan tâm đến việc gìn giữ phẩm giá và thanh danh, đồng thời tăng thêm cơ hội thành công trong công việc có được điều mình muốn, hãy nghiên cứu kỹ các chiêu hành động.

Thuốc giải cho “bệnh” này có chứa nhiều thành phần quan trọng, đầu tiên là phải đảm bảo tránh tuyệt đối việc sửng cồ hung hãn. Kiểm soát được cảm xúc trong suốt cuộc họp là vấn đề mang tính sống còn. Điều này giúp chúng ra tăng thêm uy lực bản thân và trò chuyện hiệu quả với nhà quản lý, cũng như kiểm soát khả năng tung đòn bẩn khác của họ.

Nếu bạn biết những “nhượng bộ đặc biệt” mà người quản lý đã từng làm trong quá khứ, hãy gặp và nói chuyện với những người liên quan và được hưởng lợi từ chuyện đó, cố gắng tìm hiểu trường hợp xảy ra việc ấy. Nếu có những chính sách về vấn đề này, hãy bỏ công nghiên cứu để kiểm tra quyền hạn chi tiết của nhà quản lý và xem mình có thể kháng cáo quyết định này không.

Sau đó áp dụng những câu hỏi liệt kê dưới đây, bạn có lợi thế là biết được sự thật. Những câu hỏi đó được biên soạn để giúp bạn tìm ra chân tướng sự thật khi yêu cầu của bạn bị từ chối và bạn phát hiện ra trò hai mặt của nhà quản lý sau đó.

Hãy dành thời gian để soạn ra những thông điệp và luyện tập các tình huống có thể xảy ra trước khi bạn gặp trực tiếp họ. Hãy lắng nghe những phản hồi, từ bạn bè thân thiết cho tới đồng nghiệp đáng tin cậy. Nhớ rằng, có kể lể về nỗi thất vọng, bực bội hay tức giận khi bị nếm đòn cũng không sao, nhưng sẽ không phải là một ý hay nếu bạn thất vọng, buồn bực và tức giận trong suốt thời gian thi hành nhiệm vụ.

CÂU HỎI CHO “VỊ ANH HÙNG BỊ XIỀNG XÍCH”

– Phải làm sao để quy định này linh động hơn?

– Quy định này có được điều chỉnh trong trường hợp nào trước đây chưa?

– Câu trả lời của cấp cao đích xác thế nào khi anh trình bày về đề xuất của tôi?

– Quy định này đã được điều chỉnh trong trường hợp của… ra sao?

– Yêu cầu của tôi với của anh ta có gì khác nhau không?

– Anh sẽ mất gì nếu “bẻ cong” điều luật này cho tôi?

– Nếu chúng ta thực hiện vài đường lối sáng tạo hơn để việc này ổn hơn với anh thì sao?

– Anh cảm thấy thế nào nếu tôi trình bày trực tiếp với Ngài Bill (người có quyền hành cao hơn)?

– Anh thực sự cảm thấy tình hình này thế nào?

– Có vấn đề gì khi anh đồng ý sao?

Chú ý rằng, những câu hỏi này mang tính thách thức, nếu cách tiếp cận và phong cách của họ sẽ có xu hướng hướng đến một cuộc chuyện trò hiệu quả hơn thì bạn có thể tìm được nguyên nhân khiến họ từ chối. Nếu khám phá được mục đích đằng sau kế bẩn này, ta có thể sẽ trung hòa được nó. Và nhớ nhé, nếu bạn thách thức một chính sách hay một quyết định từ nhà quản lý cấp cao hơn, hãy tìm hiểu về quyền được khiếu kiện bạn có.

Phần cuối cùng của thuốc giải là một phần khá gai góc và chỉ nên dùng trong trường hợp bạn chắc chắn người ta đang chơi bạn bằng kế bẩn này, bạn phải bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc và những câu hỏi khác. Nói cách khác, Gian hùng rất cố thủ và tin chắc họ đang ở vị thế cao nhất. Cách xử trí cốt yếu ở đây là phải vạch mặt được kế bẩn này, theo cách hoàn toàn công chính.

“Giám đốc điều hành, tôi vẫn không hiểu tại sao anh chặn yêu cầu của tôi lại; tuy nhiên, tôi rất thất vọng với cách anh thực hiện. Bảo rằng anh như đang bị trói tay nghe có vẻ chẳng giống anh chút nào, điều này làm tôi ngạc nhiên đấy.”

Hãy nhớ rằng, điều khiến nhà quản trị phái Gian hùng sợ nhất là bị vạch trần những thủ đoạn mình dùng. Một khi kế bẩn này đã bị vạch trần, uy lực của nó sẽ giảm đi đáng kể và những cuộc hội thoại hiệu quả sẽ có dịp được trưng dụng. Nếu chúng ta có thể đưa ra một phương cách nào đó khiến giám đốc điều hành trông vẫn có vẻ tử tế, có thể, ông ta sẽ hợp tác.

Nếu tất cả những điều trên vẫn thất bại, thì chỉ có cách này thôi nhé, bạn cân nhắc xem có nên đưa tình hình này lên cấp quản lý cao hơn hay không, hoặc là khiếu kiện với hẳn với phòng ban chuyên trách, buộc họ phải hỗ trợ cho bạn bằng cách vạch ra rõ ràng những quyền lợi bạn được hưởng và trách nhiệm bạn phải chịu để cân nhắc. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề xuất phương án này như một chước cuối cùng vì chúng có thể dẫn đến “chiến tranh leo thang” giữa hai bên, và hậu quả nhãn tiền là cả hai bên đều thiệt hại.

Mẹo vặt

ĐUỔI CHUỘT

Sử dụng quyển sách này để bạn cảnh giác hơn và vững vàng trước những thủ đoạn của phái Gian hùng là một ý hay và chúng tôi tin rằng bạn sẽ dùng những thông tin trong sách để tránh những mánh khóe chính trị nơi công sở hơn là để sử dụng chúng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận mánh của những con chuột, chúng có thể bày trò dối trá và tấn công bạn. Nhưng hãy tìm cách cách đuổi chuột và cải thiện tình hình. Khi đối đầu với phái Gian hùng, hãy luôn đảm bảo rằng mình có lối thoát, hoặc chí ít cũng là cách để giữ thể diện cho họ. Hãy nhớ, phái Gian hùng đầu tư vào những trò chơi chính trị nhằm mục đích tự tư tự lợi, và khi điều đó bị bóc trần, cái tôi của họ sẽ khiến họ chọn sách lược hung hãn hơn, vì vậy, hãy mở cho họ đường thoát thân. Điều đó không có nghĩa là nhường cho họ phần thắng lợi mà chỉ là hé mở cơ hội giữ thể diện cho họ thôi.

VỊ “ANH HÙNG” BỊ XIỀNG XÍCH

Giả vờ không giúp được người khác do bị ảnh hưởng từ cấp trên hay từ quy trình, nhưng cũng trường hợp này, nếu xảy ra với người của họ thì mọi chuyện sẽ khác.

Cương vị quản trị đòi hỏi chúng ta phải thi hành những chính sách, luật lệ, quy trình, và đưa ra những lựa chọn và quyết định. Tuy nhiên, điều này sẽ biến thành kế bẩn khi luật lệ chỉ được thực thi với một số người, còn cũng trong trường hợp đó, chúng ta lại linh hoạt và cho người khác lách luật. Biểu hiện của việc này là sự thiên vị, trong đó một số nhân viên được “co giãn” trong thực hiện quy chế và được lãnh đạo thông cảm, trong khi một số khác lại được bảo rằng “luật là luật” và chẳng có gì thay đổi được điều đó hết.

Quản lý đôi khi còn đòi hỏi người ta phải biết “mắt nhắm mắt mở” một chút, lách luật một chút để thu được những ý tưởng đầy sáng tạo phục vụ cho tổ chức. Tuy nhiên, nhà quản trị phái Gian hùng thường dùng kế “Vị anh hùng bị xiềng xích” để từ chối, nhằm “khóa” những ý tưởng xung đột với chương trình của họ hoặc để o bế cho một nhóm khác. Rõ ràng, dạng hoạt động chính trị thương trường tiêu cực này đáng để thách thức khi chúng xung đột lợi ích với toàn thể công ty, với nhân viên hoặc với khách hàng. Phát triển những kỹ năng cần thiết để đương đầu với chúng rất quan trọng nếu các nhà quản trị của bạn giở thủ đoạn này ra nhằm mưu lợi cá nhân và gây hại cho tổ chức.

Tâm cơ đằng sau trò này là bảo vệ bản thân, tránh bị khiển trách hay tránh những quyết định khó nhằn, ngầm chuyển nhân viên đến người có quyền hành nhất định cao hơn mà không gặp nhiều thách thức. Người ta coi kế này như một cái máy uốn thép, dễ dàng bẻ cong mọi ý tưởng, làm cho những lời biện hộ trở nên dài dòng và khó khăn hơn. Có thể chỉ là không có thời gian ngồi với Ann và giải thích vì sao đề xuất của cô không có tác dụng, vậy là ta giở kế “vị anh hùng bị xiềng xích” này ra, và hy vọng kế ấy đủ để đánh lạc hướng cô ta nhanh chóng.

Kế này có thể kết hợp với kế “ác là đạo chích” như minh họa ở Chương 2. Theo đó, những ý tưởng hay sẽ bị “khóa” lại, bằng cách giở kế “vị anh hùng bị xiềng xích” hay “tiếp tục nghiên cứu đi!”, và sau đó sẽ là “ác là đạo chích” − xào lại những ý tưởng của kẻ khờ khạo rồi đứng tên tác giả.

Kế bẩn “vị anh hùng bị xiềng xích” còn mang thông điệp của một sự phân biệt đối xử. Vấn đề quản lý nổi cộm này sẽ làm nhụt chí nạn nhân, những người phát hiện ra ý tưởng của mình không được ủng hộ sẽ phải làm việc cật lực, tốn nhiều thời gian và năng lượng hơn vào việc “nịnh nọt” sao cho ý tưởng của mình được qua truông của các sếp “giữ cửa”. Mà lẽ ra thời gian và năng lượng đó nên dành cho những việc mang lại lợi ích cho công ty.

Chú ý đến đoạn Jerry cố lái Khởi nguồn ra khỏi chương trình nghị sự để bảo vệ cho cái ghế của mình lúc gặp giám đốc điều hành nhé. Nhưng ông ta cao thủ hơn đã bất ngờ chuyển thành “kẻ khủng bố”, dùng kế “vị anh hùng bị xiềng xích” để dựng nên cái bẫy đưa Jerry vào tròng. Đầu tiên, ông ta tỏ ý rằng tay đã bị Ngài Bill trói quặt ra sau, và khi Jerry bật lại, ông ta khăng khăng điều đó sẽ đối nghịch với nghị định cuộc họp, không thể nào đổi chương trình họp hành nhanh như thế được.

Trong cuộc họp, chúng ta đều nhận thấy giám đốc điều hành chơi trò hai mang, ông ta thoải mái đổi chương trình cho phù hợp với kế hoạch của mình, đưa Khởi nguồn từ mục bốn lên mục đầu tiên, và chĩa thẳng mũi dùi vào Jerry. Chúng ta cũng thắc mắc không biết, nếu Ben gặp ông ta trước buổi gặp với Jerry, liệu ông ta có linh động như vậy không? Chắc chắn, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được, nhưng với nhận thức chính trị thương trường ngày một tiến bộ của Ben, ngôi sao cung Quan Lộc của hắn đang tỏa sáng, hắn đang bắt đầu vực Khởi nguồn dậy và giám đốc điều hành thì đang vô cùng khao khát được trừng phạt Jerry. Chuyện này hoàn toàn có thể.

KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC

Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?

Độ mạnh của cú đấm vào giá trị cốt yếu còn phụ thuộc vào cái bị từ chối là gì. Trong đó, nếu những ý tưởng cải tiến năng suất quan trọng bị Gian hùng khóa lại, cái giá phải trả sẽ rất lớn. Tuy nhiên, kế bẩn này thường chỉ dùng để khước từ những ý tưởng hay những đề xuất nhỏ.

Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?

Kế bẩn này vô cùng phổ biến ở đủ mọi loại hình công ty, đặc biệt là ở các công ty công. Những nhà quản lý coi đây là một cách từ chối chính đáng mà không cần phải mất công tác động.

Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?

Ảnh hưởng vào văn hóa sẽ nặng hơn so với ảnh hưởng vào lợi nhuận. Kế bẩn này sẽ hủy hoại niềm tin vào mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý. Nó làm cho nhà quản lý có vẻ thiếu quyết đoán và/hoặc giả tạo còn nhân viên sau đó sẽ bị lôi kéo vào những hành động leo thang.

Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?

Dù trò này khá phổ biến nhưng nhân viên ít khi bị đánh lừa. Những nhân viên có nhận thức chính trị thương trường luôn cảnh giác trước trò này, và họ đủ quyết đoán để thử thách áp lực với quản lý thì lại có tiềm năng chiến thắng ở mức độ cao, ngược lại uy tín của Gian hùng sẽ lâm vào thế bấp bênh.

Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?

Do kế này thường dùng để từ chối những ý tưởng và yêu cầu, ảnh hưởng của nó lên nạn nhân cũng không quá nặng, trừ phi những yêu cầu hay ý kiến bị từ chối lại là những ý kiến quan trọng đặc biệt với cá nhân đó.

THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 19

Nhà quản lý chơi trò này kể ra đúng là đang đánh bạc thật. Họ đánh bạc ở chỗ họ tin bạn sẽ đơn giản chấp nhận quyết định của nhà quản lý cấp cao hơn hay phải tuân thủ quy định và bạn sẽ không chú ý, hoặc không biết “nhượng bộ đặc biệt” họ dành cho nhân viên cưng của mình. Điều đó có nghĩa, nếu bạn đối đầu với sự hai mặt của họ, họ sẽ cảm thấy lúng túng và khó chịu.

Nếu bạn chỉ đơn thuần có ý muốn “trừng phạt” nhà quản lý, bạn cần phải đọc tiếp. Cứ đi thẳng vào vấn đề, cương quyết hoặc quát thẳng vào mặt họ. Tuy nhiên, nếu bạn còn quan tâm đến việc gìn giữ phẩm giá và thanh danh, đồng thời tăng thêm cơ hội thành công trong công việc có được điều mình muốn, hãy nghiên cứu kỹ các chiêu hành động.

Thuốc giải cho “bệnh” này có chứa nhiều thành phần quan trọng, đầu tiên là phải đảm bảo tránh tuyệt đối việc sửng cồ hung hãn. Kiểm soát được cảm xúc trong suốt cuộc họp là vấn đề mang tính sống còn. Điều này giúp chúng ra tăng thêm uy lực bản thân và trò chuyện hiệu quả với nhà quản lý, cũng như kiểm soát khả năng tung đòn bẩn khác của họ.

Nếu bạn biết những “nhượng bộ đặc biệt” mà người quản lý đã từng làm trong quá khứ, hãy gặp và nói chuyện với những người liên quan và được hưởng lợi từ chuyện đó, cố gắng tìm hiểu trường hợp xảy ra việc ấy. Nếu có những chính sách về vấn đề này, hãy bỏ công nghiên cứu để kiểm tra quyền hạn chi tiết của nhà quản lý và xem mình có thể kháng cáo quyết định này không.

Sau đó áp dụng những câu hỏi liệt kê dưới đây, bạn có lợi thế là biết được sự thật. Những câu hỏi đó được biên soạn để giúp bạn tìm ra chân tướng sự thật khi yêu cầu của bạn bị từ chối và bạn phát hiện ra trò hai mặt của nhà quản lý sau đó.

Hãy dành thời gian để soạn ra những thông điệp và luyện tập các tình huống có thể xảy ra trước khi bạn gặp trực tiếp họ. Hãy lắng nghe những phản hồi, từ bạn bè thân thiết cho tới đồng nghiệp đáng tin cậy. Nhớ rằng, có kể lể về nỗi thất vọng, bực bội hay tức giận khi bị nếm đòn cũng không sao, nhưng sẽ không phải là một ý hay nếu bạn thất vọng, buồn bực và tức giận trong suốt thời gian thi hành nhiệm vụ.

CÂU HỎI CHO “VỊ ANH HÙNG BỊ XIỀNG XÍCH”

– Phải làm sao để quy định này linh động hơn?

– Quy định này có được điều chỉnh trong trường hợp nào trước đây chưa?

– Câu trả lời của cấp cao đích xác thế nào khi anh trình bày về đề xuất của tôi?

– Quy định này đã được điều chỉnh trong trường hợp của… ra sao?

– Yêu cầu của tôi với của anh ta có gì khác nhau không?

– Anh sẽ mất gì nếu “bẻ cong” điều luật này cho tôi?

– Nếu chúng ta thực hiện vài đường lối sáng tạo hơn để việc này ổn hơn với anh thì sao?

– Anh cảm thấy thế nào nếu tôi trình bày trực tiếp với Ngài Bill (người có quyền hành cao hơn)?

– Anh thực sự cảm thấy tình hình này thế nào?

– Có vấn đề gì khi anh đồng ý sao?

Chú ý rằng, những câu hỏi này mang tính thách thức, nếu cách tiếp cận và phong cách của họ sẽ có xu hướng hướng đến một cuộc chuyện trò hiệu quả hơn thì bạn có thể tìm được nguyên nhân khiến họ từ chối. Nếu khám phá được mục đích đằng sau kế bẩn này, ta có thể sẽ trung hòa được nó. Và nhớ nhé, nếu bạn thách thức một chính sách hay một quyết định từ nhà quản lý cấp cao hơn, hãy tìm hiểu về quyền được khiếu kiện bạn có.

Phần cuối cùng của thuốc giải là một phần khá gai góc và chỉ nên dùng trong trường hợp bạn chắc chắn người ta đang chơi bạn bằng kế bẩn này, bạn phải bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc và những câu hỏi khác. Nói cách khác, Gian hùng rất cố thủ và tin chắc họ đang ở vị thế cao nhất. Cách xử trí cốt yếu ở đây là phải vạch mặt được kế bẩn này, theo cách hoàn toàn công chính.

“Giám đốc điều hành, tôi vẫn không hiểu tại sao anh chặn yêu cầu của tôi lại; tuy nhiên, tôi rất thất vọng với cách anh thực hiện. Bảo rằng anh như đang bị trói tay nghe có vẻ chẳng giống anh chút nào, điều này làm tôi ngạc nhiên đấy.”

Hãy nhớ rằng, điều khiến nhà quản trị phái Gian hùng sợ nhất là bị vạch trần những thủ đoạn mình dùng. Một khi kế bẩn này đã bị vạch trần, uy lực của nó sẽ giảm đi đáng kể và những cuộc hội thoại hiệu quả sẽ có dịp được trưng dụng. Nếu chúng ta có thể đưa ra một phương cách nào đó khiến giám đốc điều hành trông vẫn có vẻ tử tế, có thể, ông ta sẽ hợp tác.

Nếu tất cả những điều trên vẫn thất bại, thì chỉ có cách này thôi nhé, bạn cân nhắc xem có nên đưa tình hình này lên cấp quản lý cao hơn hay không, hoặc là khiếu kiện với hẳn với phòng ban chuyên trách, buộc họ phải hỗ trợ cho bạn bằng cách vạch ra rõ ràng những quyền lợi bạn được hưởng và trách nhiệm bạn phải chịu để cân nhắc. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề xuất phương án này như một chước cuối cùng vì chúng có thể dẫn đến “chiến tranh leo thang” giữa hai bên, và hậu quả nhãn tiền là cả hai bên đều thiệt hại.

Mẹo vặt

ĐUỔI CHUỘT

Sử dụng quyển sách này để bạn cảnh giác hơn và vững vàng trước những thủ đoạn của phái Gian hùng là một ý hay và chúng tôi tin rằng bạn sẽ dùng những thông tin trong sách để tránh những mánh khóe chính trị nơi công sở hơn là để sử dụng chúng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận mánh của những con chuột, chúng có thể bày trò dối trá và tấn công bạn. Nhưng hãy tìm cách cách đuổi chuột và cải thiện tình hình. Khi đối đầu với phái Gian hùng, hãy luôn đảm bảo rằng mình có lối thoát, hoặc chí ít cũng là cách để giữ thể diện cho họ. Hãy nhớ, phái Gian hùng đầu tư vào những trò chơi chính trị nhằm mục đích tự tư tự lợi, và khi điều đó bị bóc trần, cái tôi của họ sẽ khiến họ chọn sách lược hung hãn hơn, vì vậy, hãy mở cho họ đường thoát thân. Điều đó không có nghĩa là nhường cho họ phần thắng lợi mà chỉ là hé mở cơ hội giữ thể diện cho họ thôi.

Bình luận