PHẢN HỒI ÁC Ý
Cố ý đưa ra những phản hồi không đúng thời gian, gian dối hoặc có ý chỉ trích để đánh lạc hướng, làm rối trí hoặc phá hoại người khác.
Khi nhận được những lời góp ý chân thành, mang tính xây dựng, và người đưa ra nhận xét muốn giúp chúng ta phát triển, chúng ta cần nâng niu chúng như một món quà; chúng ta nên chú ý lắng nghe dù đôi khi không thích những điều nghe được. Buồn thay, vẫn có những góp ý mang tính lừa bịp. Phản hồi ác ý là kế đưa ra những nhận xét lệch lạc, vô bổ, nhằm phá hoại hơn là giúp đỡ, muốn dội nước vào lòng nhiệt thành cũng như kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
Thật không may, không phải ai cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người khác. Với những người có chương trình riêng của mình, họ thấy phải chơi bẩn ta thì mới thành công được. Khi ai đó nói, “Tôi có vài lời góp ý thế này…” bạn phải cảnh giác nhé! Trong trường hợp tốt, đó là những nhận xét giúp bạn hoàn thiện kế hoạch của mình. Trong trường hợp xấu, nó sẽ khiến bạn phân tâm và chệch đường ray khỏi mục đích của mình, với những góp ý lệch lạc, không chính xác và hoàn toàn sai sự thật.
Phần khó nhất ở đây là làm sao nhận biết mình có đang bị chơi bẩn hay không. Phản hồi ác ý luôn luôn mập mờ và thường xuất phát từ “những người không tiện nói ra”. Có thể vẫn có vài sự thật trong đó, nhưng trò bẩn hại người vẫn cứ là trò hại người.
Khi những phản hồi ác ý được chính những nhà quản lý phái Gian hùng trực tiếp nói ra, và thường có tính thời điểm; những phản hồi sẽ được đưa ra vào lúc tệ nhất với bạn, khiến bạn chìm sâu vào những cảm xúc tiêu cực, hoặc đe dọa đến sự chú tâm hay tự tin của bạn. Trong câu chuyện ở đầu chương, chúng ta thấy Jerry cố ý làm Ben rối trí ngay trước khi thuyết trình. Lão cũng làm bộ gửi Ben những lời góp ý nhận xét từ người khác; tuy nhiên, lão chơi Ben trực tiếp.
Trước khi bạn nhận ra những phản hồi ác ý kiểu này có mặt mọi lúc mọi nơi, nhớ rằng, kế bẩn này không nên bị nhầm với nhận thức kém. Mỗi năm công ty phải đổ cả đống tiền vào phát triển khả năng quản lý nhằm thu nhận được những phản hồi hữu ích, chúng ta vẫn luôn thấy thất vọng với chúng. Tin tốt là những lời khuyên của chúng tôi trong việc xử lý mánh lới này sẽ giúp bạn xử lý cả chuyện kém năng lực cũng như trò bẩn kia. Nào, phấn chấn lên đi!
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Rủi ro chính ở đây là trò bẩn này dội nước vào lòng nhiệt thành của ai đó đang mong muốn đem lại kế hoạch vãn hồi thiệt hại cho công ty. Nếu kế hoạch này và lợi ích chung của công ty chung một con đường, dĩ nhiên, đây sẽ là một cú giáng thẳng tay vào lợi nhuận kinh doanh.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Nhìn chung, trò bẩn này chỉ nhằm vào những mục tiêu nhỏ bé nhưng lại diễn ra rất thường xuyên.
Những biến thể độc địa càng ít phổ biến, vì nguy cơ bị lộ quá cao.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Phản hồi ác ý thường bị nhận diện ở vài điểm. Khi dừng lại trong tâm trí một cá nhân nào đó, điểm ấy sẽ gây ra nghi ngờ và thiếu tin tưởng. Nếu kế bẩn này trở nên phổ biến, văn hóa doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Nếu bạn đang chơi trò này, chúng tôi phải nhắc bạn, nguy cơ bị vạch mặt cao lắm đấy. Vì nạn nhân sẽ rút ra kết luận cuối cùng nhanh thôi. Họ có thể không nhận ra toàn bộ tâm cơ ác độc của bạn, nhưng chắc chắn, họ sẽ thấy ác cảm với bạn và chẳng bao giờ tin lời “góp ý” của bạn thêm lần nào nữa đâu. Nếu bạn trót bày trò với những ai đã đọc quyển sách này, coi chừng đấy!
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Da mặt bạn dày cỡ nào? Nếu bạn có thể dễ dàng tiếp nhận những lời phê bình, nếu bạn mạnh mẽ và tự tin, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì ghê gớm từ trò bẩn đó, dù nó có hơi khó chịu. Ngược lại, nếu bạn vẫn là con chim non đang tập tọe bay, mánh khóe này có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích của bạn.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 14
Mục tiêu đằng sau kế bẩn này là phải làm sao để khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên; làm bạn phân tâm, mất tự tin hoặc khiến bạn rối tung lên trước những việc quan trọng. Ẩn dưới tất cả những việc này là khao khát dìm bạn xuống, để kẻ chơi bẩn có cơ hội được nổi lên; hoặc chỉ đơn giản là để phá bạn khi một thời điểm quan trọng nào đó trong sự nghiệp đến với bạn. Những phản hồi ác ý có thể do người thuộc phái Gian hùng nói trực tiếp với bạn; mà cũng có thể do ai đó gián tiếp truyền thông điệp lại cho bạn, với danh nghĩa là thay mặt cho họ. Bởi vậy, có hai cách trị kế bẩn này, dựa trên mức độ trực tiếp của nó.
Phản hồi gián tiếp, trong đó, nhà quản lý hoặc đồng nghiệp có nhã ý cho bạn biết ý kiến họ nghe được từ người khác.
Trước khi “uống thuốc”, bước đầu tiên cần làm là phải tư duy cảm xúc trong trạng thái “bật”, phải điềm tĩnh và khách quan. Bởi lẽ, phản hồi này sẽ làm cảm xúc của bạn bị xáo trộn, khiến bạn dễ “cả giận mất khôn”, mà cảm xúc lại là thứ dễ bị tác động nhất trên đời!
Bước thứ hai, hãy tỏ ra tò mò, đừng tức giận. Hỏi người đưa tin bằng những câu hỏi khôn ngoan để cập nhật tình hình thời sự, điều này chẳng những giúp bạn biết chuyện gì đang xảy ra mà còn giúp bạn kiểm chứng mức độ tin cậy của những phản hồi đó. Mặt tốt ở chước này là bạn không cần phải chắc chắn kế bẩn đang được tiến hành ở màn nào, chi tiết luôn luôn có ích. Khi thời cơ đến, hãy “quay” họ thật nhiều với những câu hỏi sau, trên tinh thần kiếm tìm sự thật:
– Anh có thể nói cụ thể hơn về phản hồi đó được không?
– Vấn đề mấu chốt ở đây là gì?
– Anh có thể cho tôi biết ai đã nhận xét như thế không?
– Anh có thể cho tôi biết sự việc dẫn đến những phản hồi đó được không?
– Chính xác thì họ nói gì?
– Tôi nên tiếp thu ý kiến đóng góp đó như thế nào để có lợi cho công ty đây?
– Tại sao tôi không được nghe trực tiếp lời nhận xét đó từ họ nhỉ?
– Điều gì khiến họ không trực tiếp nói với tôi?
– Anh nghĩ có điều gì sai khác ở đây không?
– Tôi sẽ đi gặp họ để nghe trực tiếp. Anh nghĩ họ sẽ phản ứng ra sao?
Câu trả lời nhận được sẽ cho chúng ta biết mức độ, phạm vi kế bẩn đang hoạt động. Việc này đòi hỏi sức mạnh, sự tận tâm và đúng thời điểm, khi chúng ta chắc chắn phản hồi gián tiếp kia thực sự là trò hiểm độc và chúng ta phải tìm cách ngăn chặn nó.
Với cách xử lý mọi việc trực tiếp như vậy, cần phải quyết đoán và kiểm soát được cảm xúc của mình. Cũng cần chú ý rằng, khi xử lý vấn đề theo kiểu này, chúng ta nên kết thúc bằng nhã ý muốn được hợp tác, làm việc hiệu quả với họ. Phái Gian hùng không phải lúc nào cũng đáp lại tấm thịnh tình của bạn, nhưng ít nhất, bạn cũng cho họ thấy xu hướng tích cực của mình và thắng lợi về mặt tinh thần bạn giành được.
Trong trường hợp của Ben, bạn nên khẳng khái đáp lời như sau: “Anh Jerry, chị Surrinder vừa cho em biết phản hồi của anh. Em hơi thất vọng vì anh không nói trực tiếp với em, và em không hiểu tại sao anh lại nhận xét như thế. Em chỉ muốn dự án này thành công, vậy chúng ta hãy trò chuyện cởi mở về những gì đang diễn ra và tìm hướng đi mới tốt hơn được không ạ?”
Lợi thế quan trọng bạn đang nắm trong tay chính là thời điểm. Bạn không cần phải hành động ngay và luôn lúc đó, bạn có thể dùng thời gian này để kiểm tra mức độ nhạy cảm và áp lực của ý kiến tiến về phía trước với lập trường chính trị thương trường tích cực và công chính.
Phản hồi trực tiếp, theo đó, kẻ chơi bẩn ném thẳng những lời nhận xét ác ý vào mặt bạn.
Điều đầu tiên bạn cần làm là tránh tuyệt đối việc xúc động mạnh. Nên nhớ, động cơ của họ là làm bạn tức giận và phá bĩnh; vì vậy, bất cứ xúc cảm không phù hợp nào cũng khiến kẻ xấu chơi hí hửng vì đã đạt được mục đích và càng làm họ tin rằng, họ có thể thao túng bạn theo cách đó.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đáp trả. Có một cách đơn giản là cứ nghe họ góp ý, cảm ơn họ và để lời nhận xét góp ý của họ trôi từ tai này sang tai kia. Khi đã ra khỏi tầm của họ, hãy tự vấn với những câu hỏi sau để vượt qua những cảm xúc tiêu cực và chuyên tâm vào những mặt tích cực hơn:
– Điểm mấu chốt được đưa ra là gì?
– Động cơ thực sự của họ là gì?
– Lời phản hồi đó còn có thể được hiểu như thế nào nữa?
– Liệu còn vấn đề nào nữa sau lời phản hồi này?
– Phản hồi này có quan trọng không?
– Thời điểm xuất hiện của phản hồi này có ý nghĩa gì không?
– Liệu có ai đó cố tình phá mình không?
– Nếu mặc kệ nhận xét đó, chuyện gì sẽ xảy ra?
– Thời điểm nào thích hợp nhất để đáp trả tất cả những gì họ nói?
– Đáp trả như thế nào là thích hợp và hiệu quả?
Vấn đề quan trọng với bạn bây giờ là hãy quyết định những gì phải làm tiếp theo; cốt yếu vẫn là giữ bình tĩnh, để mọi việc trong tầm kiểm soát và mặc kệ những trò hề kia. Cứ tiến lên và làm thật tốt, khiến kẻ bày trò phát cuồng hoặc nản chí tức là bạn đã giành được chiến thắng ngon lành mà bọn họ đang thèm khát rồi đấy!
Sau đó, có thể bạn sẽ quyết định xem có đáng để đối đầu với phái Gian hùng vì những lời góp ý “chân thành” này của họ không. Điều này có thể hữu ích nếu bạn thực hiện với những kỹ năng chính trị nơi công sở tích cực; và điều này lại một lần nữa chứng minh sự tự tin và hiểu biết của bạn. Đồng thời, cũng chuyển đến kẻ chơi bẩn thông điệp rằng: Không thể thao túng được ta theo cách đó đâu.
Ben có thể nói với Jerry thế này: “Jerry, em muốn trao đổi về những lời góp ý của anh trước buổi họp. Nội dung và thời điểm có vẻ khiến người khác phân tâm quá nhỉ? Nên em rất tò mò không biết anh nghĩ gì khi nói với em điều đó.”
Chẳng kẻ nào thuộc phái Gian hùng lại thích thú việc “giải quyết trong công chính”, và chuyện họ thú nhận trò bẩn của mình thì càng xa vời. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã báo cho họ thấy mình không dễ bị ngáng chân theo cách đó.
Việc áp dụng chiến lược vào tình hình thực tế như thế nào tùy thuộc vào bạn. Xử trí việc này không dễ, nhưng kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, tuy không thể thắng họ trên tất cả các mặt trận, nhưng bạn đã tăng cơ hội thành công của mình khi hành động một cách quyết đoán.
Mẹo vặt
TRÒ CHƠI THẦM KÍN
“Trò chơi thầm kín” ý nói đối thoại nội tâm của bạn. Một phần não bộ của bạn tự động rèn tập và cổ động bản thân, phần não bộ này khiến bạn hăng hái. Nếu có thể kiểm soát được những dòng suy nghĩ này, bạn sẽ nhanh chóng trở nên đầy uy lực.
PHẢN HỒI ÁC Ý
Cố ý đưa ra những phản hồi không đúng thời gian, gian dối hoặc có ý chỉ trích để đánh lạc hướng, làm rối trí hoặc phá hoại người khác.
Khi nhận được những lời góp ý chân thành, mang tính xây dựng, và người đưa ra nhận xét muốn giúp chúng ta phát triển, chúng ta cần nâng niu chúng như một món quà; chúng ta nên chú ý lắng nghe dù đôi khi không thích những điều nghe được. Buồn thay, vẫn có những góp ý mang tính lừa bịp. Phản hồi ác ý là kế đưa ra những nhận xét lệch lạc, vô bổ, nhằm phá hoại hơn là giúp đỡ, muốn dội nước vào lòng nhiệt thành cũng như kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
Thật không may, không phải ai cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người khác. Với những người có chương trình riêng của mình, họ thấy phải chơi bẩn ta thì mới thành công được. Khi ai đó nói, “Tôi có vài lời góp ý thế này…” bạn phải cảnh giác nhé! Trong trường hợp tốt, đó là những nhận xét giúp bạn hoàn thiện kế hoạch của mình. Trong trường hợp xấu, nó sẽ khiến bạn phân tâm và chệch đường ray khỏi mục đích của mình, với những góp ý lệch lạc, không chính xác và hoàn toàn sai sự thật.
Phần khó nhất ở đây là làm sao nhận biết mình có đang bị chơi bẩn hay không. Phản hồi ác ý luôn luôn mập mờ và thường xuất phát từ “những người không tiện nói ra”. Có thể vẫn có vài sự thật trong đó, nhưng trò bẩn hại người vẫn cứ là trò hại người.
Khi những phản hồi ác ý được chính những nhà quản lý phái Gian hùng trực tiếp nói ra, và thường có tính thời điểm; những phản hồi sẽ được đưa ra vào lúc tệ nhất với bạn, khiến bạn chìm sâu vào những cảm xúc tiêu cực, hoặc đe dọa đến sự chú tâm hay tự tin của bạn. Trong câu chuyện ở đầu chương, chúng ta thấy Jerry cố ý làm Ben rối trí ngay trước khi thuyết trình. Lão cũng làm bộ gửi Ben những lời góp ý nhận xét từ người khác; tuy nhiên, lão chơi Ben trực tiếp.
Trước khi bạn nhận ra những phản hồi ác ý kiểu này có mặt mọi lúc mọi nơi, nhớ rằng, kế bẩn này không nên bị nhầm với nhận thức kém. Mỗi năm công ty phải đổ cả đống tiền vào phát triển khả năng quản lý nhằm thu nhận được những phản hồi hữu ích, chúng ta vẫn luôn thấy thất vọng với chúng. Tin tốt là những lời khuyên của chúng tôi trong việc xử lý mánh lới này sẽ giúp bạn xử lý cả chuyện kém năng lực cũng như trò bẩn kia. Nào, phấn chấn lên đi!
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Rủi ro chính ở đây là trò bẩn này dội nước vào lòng nhiệt thành của ai đó đang mong muốn đem lại kế hoạch vãn hồi thiệt hại cho công ty. Nếu kế hoạch này và lợi ích chung của công ty chung một con đường, dĩ nhiên, đây sẽ là một cú giáng thẳng tay vào lợi nhuận kinh doanh.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Nhìn chung, trò bẩn này chỉ nhằm vào những mục tiêu nhỏ bé nhưng lại diễn ra rất thường xuyên.
Những biến thể độc địa càng ít phổ biến, vì nguy cơ bị lộ quá cao.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Phản hồi ác ý thường bị nhận diện ở vài điểm. Khi dừng lại trong tâm trí một cá nhân nào đó, điểm ấy sẽ gây ra nghi ngờ và thiếu tin tưởng. Nếu kế bẩn này trở nên phổ biến, văn hóa doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Nếu bạn đang chơi trò này, chúng tôi phải nhắc bạn, nguy cơ bị vạch mặt cao lắm đấy. Vì nạn nhân sẽ rút ra kết luận cuối cùng nhanh thôi. Họ có thể không nhận ra toàn bộ tâm cơ ác độc của bạn, nhưng chắc chắn, họ sẽ thấy ác cảm với bạn và chẳng bao giờ tin lời “góp ý” của bạn thêm lần nào nữa đâu. Nếu bạn trót bày trò với những ai đã đọc quyển sách này, coi chừng đấy!
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Da mặt bạn dày cỡ nào? Nếu bạn có thể dễ dàng tiếp nhận những lời phê bình, nếu bạn mạnh mẽ và tự tin, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì ghê gớm từ trò bẩn đó, dù nó có hơi khó chịu. Ngược lại, nếu bạn vẫn là con chim non đang tập tọe bay, mánh khóe này có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích của bạn.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 14
Mục tiêu đằng sau kế bẩn này là phải làm sao để khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên; làm bạn phân tâm, mất tự tin hoặc khiến bạn rối tung lên trước những việc quan trọng. Ẩn dưới tất cả những việc này là khao khát dìm bạn xuống, để kẻ chơi bẩn có cơ hội được nổi lên; hoặc chỉ đơn giản là để phá bạn khi một thời điểm quan trọng nào đó trong sự nghiệp đến với bạn. Những phản hồi ác ý có thể do người thuộc phái Gian hùng nói trực tiếp với bạn; mà cũng có thể do ai đó gián tiếp truyền thông điệp lại cho bạn, với danh nghĩa là thay mặt cho họ. Bởi vậy, có hai cách trị kế bẩn này, dựa trên mức độ trực tiếp của nó.
Phản hồi gián tiếp, trong đó, nhà quản lý hoặc đồng nghiệp có nhã ý cho bạn biết ý kiến họ nghe được từ người khác.
Trước khi “uống thuốc”, bước đầu tiên cần làm là phải tư duy cảm xúc trong trạng thái “bật”, phải điềm tĩnh và khách quan. Bởi lẽ, phản hồi này sẽ làm cảm xúc của bạn bị xáo trộn, khiến bạn dễ “cả giận mất khôn”, mà cảm xúc lại là thứ dễ bị tác động nhất trên đời!
Bước thứ hai, hãy tỏ ra tò mò, đừng tức giận. Hỏi người đưa tin bằng những câu hỏi khôn ngoan để cập nhật tình hình thời sự, điều này chẳng những giúp bạn biết chuyện gì đang xảy ra mà còn giúp bạn kiểm chứng mức độ tin cậy của những phản hồi đó. Mặt tốt ở chước này là bạn không cần phải chắc chắn kế bẩn đang được tiến hành ở màn nào, chi tiết luôn luôn có ích. Khi thời cơ đến, hãy “quay” họ thật nhiều với những câu hỏi sau, trên tinh thần kiếm tìm sự thật:
– Anh có thể nói cụ thể hơn về phản hồi đó được không?
– Vấn đề mấu chốt ở đây là gì?
– Anh có thể cho tôi biết ai đã nhận xét như thế không?
– Anh có thể cho tôi biết sự việc dẫn đến những phản hồi đó được không?
– Chính xác thì họ nói gì?
– Tôi nên tiếp thu ý kiến đóng góp đó như thế nào để có lợi cho công ty đây?
– Tại sao tôi không được nghe trực tiếp lời nhận xét đó từ họ nhỉ?
– Điều gì khiến họ không trực tiếp nói với tôi?
– Anh nghĩ có điều gì sai khác ở đây không?
– Tôi sẽ đi gặp họ để nghe trực tiếp. Anh nghĩ họ sẽ phản ứng ra sao?
Câu trả lời nhận được sẽ cho chúng ta biết mức độ, phạm vi kế bẩn đang hoạt động. Việc này đòi hỏi sức mạnh, sự tận tâm và đúng thời điểm, khi chúng ta chắc chắn phản hồi gián tiếp kia thực sự là trò hiểm độc và chúng ta phải tìm cách ngăn chặn nó.
Với cách xử lý mọi việc trực tiếp như vậy, cần phải quyết đoán và kiểm soát được cảm xúc của mình. Cũng cần chú ý rằng, khi xử lý vấn đề theo kiểu này, chúng ta nên kết thúc bằng nhã ý muốn được hợp tác, làm việc hiệu quả với họ. Phái Gian hùng không phải lúc nào cũng đáp lại tấm thịnh tình của bạn, nhưng ít nhất, bạn cũng cho họ thấy xu hướng tích cực của mình và thắng lợi về mặt tinh thần bạn giành được.
Trong trường hợp của Ben, bạn nên khẳng khái đáp lời như sau: “Anh Jerry, chị Surrinder vừa cho em biết phản hồi của anh. Em hơi thất vọng vì anh không nói trực tiếp với em, và em không hiểu tại sao anh lại nhận xét như thế. Em chỉ muốn dự án này thành công, vậy chúng ta hãy trò chuyện cởi mở về những gì đang diễn ra và tìm hướng đi mới tốt hơn được không ạ?”
Lợi thế quan trọng bạn đang nắm trong tay chính là thời điểm. Bạn không cần phải hành động ngay và luôn lúc đó, bạn có thể dùng thời gian này để kiểm tra mức độ nhạy cảm và áp lực của ý kiến tiến về phía trước với lập trường chính trị thương trường tích cực và công chính.
Phản hồi trực tiếp, theo đó, kẻ chơi bẩn ném thẳng những lời nhận xét ác ý vào mặt bạn.
Điều đầu tiên bạn cần làm là tránh tuyệt đối việc xúc động mạnh. Nên nhớ, động cơ của họ là làm bạn tức giận và phá bĩnh; vì vậy, bất cứ xúc cảm không phù hợp nào cũng khiến kẻ xấu chơi hí hửng vì đã đạt được mục đích và càng làm họ tin rằng, họ có thể thao túng bạn theo cách đó.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đáp trả. Có một cách đơn giản là cứ nghe họ góp ý, cảm ơn họ và để lời nhận xét góp ý của họ trôi từ tai này sang tai kia. Khi đã ra khỏi tầm của họ, hãy tự vấn với những câu hỏi sau để vượt qua những cảm xúc tiêu cực và chuyên tâm vào những mặt tích cực hơn:
– Điểm mấu chốt được đưa ra là gì?
– Động cơ thực sự của họ là gì?
– Lời phản hồi đó còn có thể được hiểu như thế nào nữa?
– Liệu còn vấn đề nào nữa sau lời phản hồi này?
– Phản hồi này có quan trọng không?
– Thời điểm xuất hiện của phản hồi này có ý nghĩa gì không?
– Liệu có ai đó cố tình phá mình không?
– Nếu mặc kệ nhận xét đó, chuyện gì sẽ xảy ra?
– Thời điểm nào thích hợp nhất để đáp trả tất cả những gì họ nói?
– Đáp trả như thế nào là thích hợp và hiệu quả?
Vấn đề quan trọng với bạn bây giờ là hãy quyết định những gì phải làm tiếp theo; cốt yếu vẫn là giữ bình tĩnh, để mọi việc trong tầm kiểm soát và mặc kệ những trò hề kia. Cứ tiến lên và làm thật tốt, khiến kẻ bày trò phát cuồng hoặc nản chí tức là bạn đã giành được chiến thắng ngon lành mà bọn họ đang thèm khát rồi đấy!
Sau đó, có thể bạn sẽ quyết định xem có đáng để đối đầu với phái Gian hùng vì những lời góp ý “chân thành” này của họ không. Điều này có thể hữu ích nếu bạn thực hiện với những kỹ năng chính trị nơi công sở tích cực; và điều này lại một lần nữa chứng minh sự tự tin và hiểu biết của bạn. Đồng thời, cũng chuyển đến kẻ chơi bẩn thông điệp rằng: Không thể thao túng được ta theo cách đó đâu.
Ben có thể nói với Jerry thế này: “Jerry, em muốn trao đổi về những lời góp ý của anh trước buổi họp. Nội dung và thời điểm có vẻ khiến người khác phân tâm quá nhỉ? Nên em rất tò mò không biết anh nghĩ gì khi nói với em điều đó.”
Chẳng kẻ nào thuộc phái Gian hùng lại thích thú việc “giải quyết trong công chính”, và chuyện họ thú nhận trò bẩn của mình thì càng xa vời. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã báo cho họ thấy mình không dễ bị ngáng chân theo cách đó.
Việc áp dụng chiến lược vào tình hình thực tế như thế nào tùy thuộc vào bạn. Xử trí việc này không dễ, nhưng kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, tuy không thể thắng họ trên tất cả các mặt trận, nhưng bạn đã tăng cơ hội thành công của mình khi hành động một cách quyết đoán.
Mẹo vặt
TRÒ CHƠI THẦM KÍN
“Trò chơi thầm kín” ý nói đối thoại nội tâm của bạn. Một phần não bộ của bạn tự động rèn tập và cổ động bản thân, phần não bộ này khiến bạn hăng hái. Nếu có thể kiểm soát được những dòng suy nghĩ này, bạn sẽ nhanh chóng trở nên đầy uy lực.