Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Mưu Hèn Kế Bẩn Nơi Công Sở

KẾ BẨN SỐ 2

Tác giả: Alpha Books biên soạn

CƠ HỘI THĂNG TIẾN

Để dụ dỗ ai đó nhận một nhiệm vụ, dự án hay công việc mà họ có lý do để từ chối, hãy rót mật vào tai họ rằng đó là một cơ hội thăng tiến hiếm có.

Các nhà quản trị tài ba dùng những nhân viên họ quản lý và hướng dẫn như một công cụ hiệu quả trong phát triển kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin cho những người đó. Cơ hội thăng tiến thực sự mang đến những công việc giúp kiểm chứng và trau dồi khả năng của những nhân viên này. Họ sẽ nhận được sự ủng hộ tương xứng, nguồn động viên, nguồn lực, thông tin và quyền lợi. Đó là những nhân tố thực sự đưa chúng ta đến thành công. Đây mới là hướng mà tất cả các nhân viên đều mong đợi, trước khi những trò vô lương cướp chúng khỏi mục đích cao cả ban đầu.

Trực giác của bạn chắc hẳn đã phát hiện ra Jerry đã bán đứng Ben bằng Dự án Khởi nguồn trá hình với chiêu bài “cơ hội thăng tiến”. Cơ hội thăng tiến trở thành trò bẩn khi “cơ hội” thực chất chỉ là bức bình phong cho những mưu hèn kế bẩn nảy nòi từ mặt trái của tấm huân chương trong tổ chức. Những tay quản trị thuộc phái Gian hùng thường chơi trò này, với nhiều lý do theo kiểu:

– Cố gắng dụ dỗ người khác tiếp nhận một dự án khó nhằn;

– Đá một nhiệm vụ không mong muốn sang những kẻ nhẹ dạ cả tin;

– Lén lút tăng khối lượng công việc của người khác lên;

– Để che đậy trình độ hạn chế và năng lực kém cỏi của họ;

– Để tránh những dự án mang tính thời cuộc đã lỗi thời;

Biến thể khác của trò chơi là khi “cơ hội thăng tiến” được dùng như một bức bình phong để đá ai đó ra khỏi hoạn lộ. Hậu quả của kế bẩn này nhẹ là kẻ xấu số sẽ bị biệt phái, nặng là phải từ chức.

NHỮNG KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC

Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?

Xét một cách riêng biệt, kế bẩn này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến những giá trị cốt lõi. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác khi trò này kết hợp với kế bẩn số 1 về “Con tốt thí mạng.”

Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?

Giờ đây, có rất nhiều người hoài nghi về “cơ hội thăng tiến”, xem ra trò này đã quá phổ biến, đến nỗi ý nghĩa của cụm từ này đang dần bị thay đổi. Cứ nói với 100 nhà quản trị tầm trung rằng, bạn đang có một “thử thách” cho họ, chúng tôi dám đánh cược rằng, quá nửa trong số đó sẽ “giải mã” ngay lập tức rằng họ đang gặp trở ngại trên đường hoạn lộ.

Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?

Lạm dụng trong tổ chức sẽ dẫn đến nghi ngờ. Hệ quả tất yếu sẽ là, những mối quan tâm đến cơ hội thăng tiến thực sự sẽ rơi rụng dần, những nhân viên ưu tú làm ngơ trước những cơ hội phát triển kỹ năng. Ngoài ra, khi kế bẩn này được tung ra, kẻ bị chỉ mặt đặt tên sẽ có tâm lý bất an, bởi ý thức được tình thế chênh vênh giữa vui mừng và thất vọng của mình.

Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?

Nhà quản trị thuộc phái Gian hùng dùng kế này nhiều bao nhiêu, thì tác dụng của nó sẽ giảm đi nhiều bấy nhiêu. Các thành viên sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề, lúc đó, nhà quản lý bắt đầu phân vân tại sao nhân viên chẳng ai hứng thú với công tác bổ nhiệm. Và họ sẽ sửng sốt hơn nữa về sức sáng tạo của nhân viên trong việc tránh né trò bẩn này.

Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?

Nếu không bị kết hợp với các trò bẩn khác nguy hiểm hơn, đây vẫn là mánh có thể trị được. Trò bẩn này thường được tung ra qua những công việc có tầm ảnh hưởng hẹp, thường là không quá đáng ngại. Khi bạn đã nhận ra và có “thuốc đặc trị”, bạn dễ dàng hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn nó; trừ phi là bạn muốn đi Luton như gã Ben khờ khạo kia!

THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 2

Nếu lần tới có ai đó ngỏ ý với bạn về một “cơ hội thăng tiến”, và bạn cảm thấy gợn chút nghi ngờ, hãy thử nghiệm với những câu hỏi khôn ngoan sau đây. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định đó là cơ hội thăng tiến thật sự hay chỉ là “viên đạn bọc đường”. Còn nếu thuốc giải đem đến quá muộn, và bạn đã “được thăng tiến” rồi, thì cứ tiếp tục kiểm nghiệm thêm thôi.

– Bạn nhận được gì từ cơ hội đó? Thực chất công việc đó là gì?

– Cơ hội và kế hoạch phát triển của mình có liên quan gì đến việc đó không?

– Cơ hội này sẽ dẫn mình đến đâu trên bước đường thăng tiến?

– Việc này có thể đóng vai trò là bước đệm cho doanh nghiệp như thế nào?

– Đối với khách hàng, cơ hội này có mang lại lợi ích gì không?

– Tại sao mình lại được bổ nhiệm?

– Còn có ai được đề bạt nữa và tại sao người ta lại từ chối?

– Dư luận sẽ nói gì khi mình nhận việc này?

– Đây có phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi cơ hội này không?

– Phải phân bổ thời gian cho công việc này như thế nào? Làm sao biết khi nào công việc hoàn thành?

– Kết quả như thế nào khi công việc đó hoàn thành?

– Có những ảnh hưởng gì của dự án đến khối lượng công việc và thời gian biểu của mình?

– Mình sẽ phải hy sinh những mối ưu tiên nào để dành chỗ cho dự án?

– Mình sẽ được trợ giúp từ những nguồn lực nào?

– Tại sao cơ hội này thích hợp với công việc hiện thời và kế hoạch sự nghiệp của mình?

– Điều gì chờ mình khi nhận cơ hội đó?

– Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình từ chối cơ hội này?

Những câu hỏi này giúp các bạn “kiểm tra chất lượng” trong xác định mục tiêu; theo đúng phương thức SMART ? Nếu sếp có thể trả lời gần hết những câu hỏi trên, mục tiêu ngon ăn đang nằm trong tầm với của bạn, và “cơ hội thăng tiến” ở đây không phải là trò gian manh. Tùy thuộc vào cách trả lời của sếp mà bạn có những lựa chọn về câu trả lời tiếp theo như sau:

Lựa chọn # 1: “Sếp Jerry, sau khi cân nhắc kỹ càng, em sẽ mạo hiểm một phen. Em cũng phải nói rằng chuyện này kể cũng khá vội vàng. Em muốn… Vậy tại sao ta không ngồi lại với nhau để cùng vạch ra một kế hoạch tốt hơn?

Lựa chọn # 2: “Cảm ơn vì đã cất nhắc em, thưa sếp, nhưng em không nhận dự án này được anh ạ.”

Lựa chọn # 3: “Sếp Jerry, em đang tự hỏi sao sếp lại cho rằng đây là một lựa chọn tốt nhất cho em, trong khi thực tế lại không cho em quyền từ chối? Sao sếp không nói toạc móng heo luôn rằng sếp buộc em phải tiếp quản dự án này? Em mong là sau này, chúng ta sẽ thẳng thắn với nhau hơn.”

Lựa chọn # 4: “Cảm ơn sếp. Em sẽ làm luôn.”

Phản ứng của Jerry sau đó sẽ chỉ rõ lão ta thuộc loại nào. Bạn đã cho lão cơ hội thể hiện sự thẳng thắn và quyết đoán trong phân công nhiệm vụ. Nếu lão nổi đóa lên và vẫn tiếp tục giở trò, ít nhất, bạn cũng biết mình đang làm việc dưới trướng lão quái quỷ nào.

Mẹo vặt

VƯỢT QUA TRỞ NGẠI

Chính trị nơi công sở là một phần của cuộc sống; dù bạn có mũ ni che tai thì thực tế, chúng vẫn cứ trơ trơ ra đó. Mấy cái mũ ni không làm bạn trở thành một chính khách tích cực. Buồn thay, rất ít người nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp và được bài binh bố trận để đối phó với những mánh khóe này.

Càng cố chối từ sự tồn tại của những trò chính trị nơi công sở, chúng ta càng chìm sâu vào cõi u minh, và trao thêm lợi thế vào tay phái Gian hùng – những kẻ đang cố sức khai thác tình cảnh này.

CƠ HỘI THĂNG TIẾN

Để dụ dỗ ai đó nhận một nhiệm vụ, dự án hay công việc mà họ có lý do để từ chối, hãy rót mật vào tai họ rằng đó là một cơ hội thăng tiến hiếm có.

Các nhà quản trị tài ba dùng những nhân viên họ quản lý và hướng dẫn như một công cụ hiệu quả trong phát triển kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin cho những người đó. Cơ hội thăng tiến thực sự mang đến những công việc giúp kiểm chứng và trau dồi khả năng của những nhân viên này. Họ sẽ nhận được sự ủng hộ tương xứng, nguồn động viên, nguồn lực, thông tin và quyền lợi. Đó là những nhân tố thực sự đưa chúng ta đến thành công. Đây mới là hướng mà tất cả các nhân viên đều mong đợi, trước khi những trò vô lương cướp chúng khỏi mục đích cao cả ban đầu.

Trực giác của bạn chắc hẳn đã phát hiện ra Jerry đã bán đứng Ben bằng Dự án Khởi nguồn trá hình với chiêu bài “cơ hội thăng tiến”. Cơ hội thăng tiến trở thành trò bẩn khi “cơ hội” thực chất chỉ là bức bình phong cho những mưu hèn kế bẩn nảy nòi từ mặt trái của tấm huân chương trong tổ chức. Những tay quản trị thuộc phái Gian hùng thường chơi trò này, với nhiều lý do theo kiểu:

– Cố gắng dụ dỗ người khác tiếp nhận một dự án khó nhằn;

– Đá một nhiệm vụ không mong muốn sang những kẻ nhẹ dạ cả tin;

– Lén lút tăng khối lượng công việc của người khác lên;

– Để che đậy trình độ hạn chế và năng lực kém cỏi của họ;

– Để tránh những dự án mang tính thời cuộc đã lỗi thời;

Biến thể khác của trò chơi là khi “cơ hội thăng tiến” được dùng như một bức bình phong để đá ai đó ra khỏi hoạn lộ. Hậu quả của kế bẩn này nhẹ là kẻ xấu số sẽ bị biệt phái, nặng là phải từ chức.

NHỮNG KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC

Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?

Xét một cách riêng biệt, kế bẩn này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến những giá trị cốt lõi. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác khi trò này kết hợp với kế bẩn số 1 về “Con tốt thí mạng.”

Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?

Giờ đây, có rất nhiều người hoài nghi về “cơ hội thăng tiến”, xem ra trò này đã quá phổ biến, đến nỗi ý nghĩa của cụm từ này đang dần bị thay đổi. Cứ nói với 100 nhà quản trị tầm trung rằng, bạn đang có một “thử thách” cho họ, chúng tôi dám đánh cược rằng, quá nửa trong số đó sẽ “giải mã” ngay lập tức rằng họ đang gặp trở ngại trên đường hoạn lộ.

Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?

Lạm dụng trong tổ chức sẽ dẫn đến nghi ngờ. Hệ quả tất yếu sẽ là, những mối quan tâm đến cơ hội thăng tiến thực sự sẽ rơi rụng dần, những nhân viên ưu tú làm ngơ trước những cơ hội phát triển kỹ năng. Ngoài ra, khi kế bẩn này được tung ra, kẻ bị chỉ mặt đặt tên sẽ có tâm lý bất an, bởi ý thức được tình thế chênh vênh giữa vui mừng và thất vọng của mình.

Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?

Nhà quản trị thuộc phái Gian hùng dùng kế này nhiều bao nhiêu, thì tác dụng của nó sẽ giảm đi nhiều bấy nhiêu. Các thành viên sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề, lúc đó, nhà quản lý bắt đầu phân vân tại sao nhân viên chẳng ai hứng thú với công tác bổ nhiệm. Và họ sẽ sửng sốt hơn nữa về sức sáng tạo của nhân viên trong việc tránh né trò bẩn này.

Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?

Nếu không bị kết hợp với các trò bẩn khác nguy hiểm hơn, đây vẫn là mánh có thể trị được. Trò bẩn này thường được tung ra qua những công việc có tầm ảnh hưởng hẹp, thường là không quá đáng ngại. Khi bạn đã nhận ra và có “thuốc đặc trị”, bạn dễ dàng hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn nó; trừ phi là bạn muốn đi Luton như gã Ben khờ khạo kia!

THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 2

Nếu lần tới có ai đó ngỏ ý với bạn về một “cơ hội thăng tiến”, và bạn cảm thấy gợn chút nghi ngờ, hãy thử nghiệm với những câu hỏi khôn ngoan sau đây. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định đó là cơ hội thăng tiến thật sự hay chỉ là “viên đạn bọc đường”. Còn nếu thuốc giải đem đến quá muộn, và bạn đã “được thăng tiến” rồi, thì cứ tiếp tục kiểm nghiệm thêm thôi.

– Bạn nhận được gì từ cơ hội đó? Thực chất công việc đó là gì?

– Cơ hội và kế hoạch phát triển của mình có liên quan gì đến việc đó không?

– Cơ hội này sẽ dẫn mình đến đâu trên bước đường thăng tiến?

– Việc này có thể đóng vai trò là bước đệm cho doanh nghiệp như thế nào?

– Đối với khách hàng, cơ hội này có mang lại lợi ích gì không?

– Tại sao mình lại được bổ nhiệm?

– Còn có ai được đề bạt nữa và tại sao người ta lại từ chối?

– Dư luận sẽ nói gì khi mình nhận việc này?

– Đây có phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi cơ hội này không?

– Phải phân bổ thời gian cho công việc này như thế nào? Làm sao biết khi nào công việc hoàn thành?

– Kết quả như thế nào khi công việc đó hoàn thành?

– Có những ảnh hưởng gì của dự án đến khối lượng công việc và thời gian biểu của mình?

– Mình sẽ phải hy sinh những mối ưu tiên nào để dành chỗ cho dự án?

– Mình sẽ được trợ giúp từ những nguồn lực nào?

– Tại sao cơ hội này thích hợp với công việc hiện thời và kế hoạch sự nghiệp của mình?

– Điều gì chờ mình khi nhận cơ hội đó?

– Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình từ chối cơ hội này?

Những câu hỏi này giúp các bạn “kiểm tra chất lượng” trong xác định mục tiêu; theo đúng phương thức SMART ? Nếu sếp có thể trả lời gần hết những câu hỏi trên, mục tiêu ngon ăn đang nằm trong tầm với của bạn, và “cơ hội thăng tiến” ở đây không phải là trò gian manh. Tùy thuộc vào cách trả lời của sếp mà bạn có những lựa chọn về câu trả lời tiếp theo như sau:

Lựa chọn # 1: “Sếp Jerry, sau khi cân nhắc kỹ càng, em sẽ mạo hiểm một phen. Em cũng phải nói rằng chuyện này kể cũng khá vội vàng. Em muốn… Vậy tại sao ta không ngồi lại với nhau để cùng vạch ra một kế hoạch tốt hơn?

Lựa chọn # 2: “Cảm ơn vì đã cất nhắc em, thưa sếp, nhưng em không nhận dự án này được anh ạ.”

Lựa chọn # 3: “Sếp Jerry, em đang tự hỏi sao sếp lại cho rằng đây là một lựa chọn tốt nhất cho em, trong khi thực tế lại không cho em quyền từ chối? Sao sếp không nói toạc móng heo luôn rằng sếp buộc em phải tiếp quản dự án này? Em mong là sau này, chúng ta sẽ thẳng thắn với nhau hơn.”

Lựa chọn # 4: “Cảm ơn sếp. Em sẽ làm luôn.”

Phản ứng của Jerry sau đó sẽ chỉ rõ lão ta thuộc loại nào. Bạn đã cho lão cơ hội thể hiện sự thẳng thắn và quyết đoán trong phân công nhiệm vụ. Nếu lão nổi đóa lên và vẫn tiếp tục giở trò, ít nhất, bạn cũng biết mình đang làm việc dưới trướng lão quái quỷ nào.

Mẹo vặt

VƯỢT QUA TRỞ NGẠI

Chính trị nơi công sở là một phần của cuộc sống; dù bạn có mũ ni che tai thì thực tế, chúng vẫn cứ trơ trơ ra đó. Mấy cái mũ ni không làm bạn trở thành một chính khách tích cực. Buồn thay, rất ít người nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp và được bài binh bố trận để đối phó với những mánh khóe này.

Càng cố chối từ sự tồn tại của những trò chính trị nơi công sở, chúng ta càng chìm sâu vào cõi u minh, và trao thêm lợi thế vào tay phái Gian hùng – những kẻ đang cố sức khai thác tình cảnh này.

Bình luận