CÁO MƯỢN OAI HÙM
Gây sức ép bằng cách tỏ ý rằng mình được những người quyền cao chức trọng hậu thuẫn, người kia khôn hồn thì hãy nghe lời cho nhanh.
Cáo mượn oai hùm” là một trong những ví dụ rõ ràng nhất mà chúng ta học được ngay từ hồi bé xíu, rồi tập dượt và mài giũa từ sân chơi cho tới phòng họp. Khi còn là trẻ con, chúng ta nhanh chóng nhận ra vị thế của mình khi lâm vào thế yếu, cứ viện ra một nhân vật quyền lực hơn rồi dựa hơi vào đó, thể nào tình hình cũng cải thiện đôi chút. “Bố tao bảo…” hay “Bà Reed bảo tao nói lại với mày là…”
Khi chúng ta gọt giũa và luyện tập kế này lúc bé thơ, chúng ta thấy cũng chẳng vấn đề gì nếu người mình dựa hơi có thực sự giúp đỡ hay không, thậm chí còn biết chúng ta đang dùng uy lực ngầm của họ. Chúng ta thấy mình không thể biến chuyện dựa hơi vào quyền lực của người khác thành uy lực thực sự khi “khai thác” người vắng mặt. Đây là một chiến lược hấp dẫn khi có ý thức về quyền lực bí mật và ảnh hưởng lên người khác. Ở sân chơi, truyền thông điệp của bà Reed là hợp lý; tuy nhiên, nếu thật ra chả có thông điệp hay cuộc nói chuyện nào với bà Reed, chúng ta đang dựa hơi uy quyền của bà Reed để gây ảnh hưởng tới tình hình lúc đó, và chúng ta đã dùng đến thủ đoạn chính trị đầu tiên trong đời.
Bất cứ khi nào một cá nhân lâm phải tình huống mà uy lực cá nhân của họ không đủ mạnh để xoay chuyển tình hình, họ sẽ viện đến uy của người khác. Điều này có thể rất chính đáng và không phải là một thủ đoạn. Trong tình huống đầu chương, Jerry cố gây sức ép cho Surrinder bằng cách “mượn oai hùm” giám đốc điều hành.
Tuy nhiên, “Cáo mượn oai hùm” trở thành kế bẩn khi mối quan hệ họ ám chỉ là hoàn toàn bịa đặt, không hề tồn tại, hay chỉ được viện ra để lợi dụng quyền lực của người đó thôi. Kế này thường đánh lừa người ta khiến mọi người tưởng rằng, con người quyền lực kia có quan tâm đến chuyện này, lại còn đứng về phía “bên kia”, và những áp lực chống lại “bên kia” sẽ không có cơ hội thành công.
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Còn tùy thuộc vào động cơ của kẻ ra đòn. Nếu họ làm vậy nhằm mưu lợi cá nhân, cần đề phòng ảnh hưởng lên lợi nhuận. Thông thường, kế này được dùng để làm lệch cán cân trong mức ảnh hưởng giữa đôi bên, để đẩy đối phương gần hơn một chút tới sự đồng thuận. Do đó, nạn nhân có lý do để lắc đầu, với hy vọng mang lại điều tốt hơn cho tổ chức.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Với đòi hỏi về nguồn lực từ những dự án gây xung đột, chiêu “Cáo mượn oai hùm”quả thật đầy cám dỗ đối với những kẻ đang khao khát cạnh tranh. Đây cũng là một mánh lới dễ chơi, thậm chí có lúc còn chỉ là vô tình viện đến mà thôi.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Với những kẻ phải viện đến lời dối trá này, văn hóa doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xuống dốc. Một nền văn hóa có thể lành mạnh được không khi toàn dựa trên quan hệ cá nhân để tiến bước?
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Khi ba hoa về mối quan hệ của bạn với một cá nhân quyền lực, cá nhân đó sẽ thấy thế nào nếu họ phát hiện ra? Do bạn đã dùng uy danh của họ không phù hợp, có thể họ sẽ nổi cáu và bạn sẽ phải giải thích. Lạm dụng chiêu này cũng làm giảm uy tín cá nhân và bộc lộ cách suy nghĩ thiếu rõ ràng và khoa học của bạn, chúng không thể hiện sự tự tin của bạn đâu.
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn phản ứng, và ảnh hưởng của trò bẩn đó lên công việc của bạn nếu xuôi theo ý họ. Nếu đã từng bị lừa, chắc chắn bạn lại bị lừa lần nữa, và còn thêm nhiều lần nữa. Cuối cùng, bạn mất kiểm soát về những việc mình làm và kế hoạch tâm huyết của bạn sẽ bị trật đường ray.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 11
Đầu tiên, cần nhớ rằng “Cáo mượn oai hùm” cực kỳ phổ biến trong tương tác nội bộ doanh nghiệp và có rất nhiều “hùm” bị mượn oai. Nếu những yêu cầu hợp pháp nhưng thiếu quyết đoán dựa hơi một nhân vật nào đó, chúng ta nên hợp tác nếu thấy thích hợp. Thuốc giải này chủ yếu dùng trong trường hợp trực giác cảnh báo chúng ta rằng có điều không đúng đắn trong câu chuyện này, và bước đầu trò chơi đang được tiến hành.
Như đã nói, “Cáo mượn oai hùm” là một trò chúng ta đã chơi và học được từ khi còn bé. Do trò này là một phần của tương tác giữa người với người trong một thời gian dài, nó ăn sâu vào máu chúng ta như một chương trình tạo hóa đã lập trình sẵn vậy. Bây giờ, khi đã là thành viên thực thụ của cộng đồng người lớn, khi đụng phải một kẻ nào đó dùng chiêu “Cáo mượn oai hùm”, như một phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ phản ứng lại ngay. Chương trình sâu thẳm đó chỉ muốn đá đít kẻ núp danh kia đi. Nếu nhận thấy mình muốn phản ứng như một đứa trẻ bảy tuổi, thì đây chẳng phải là chiến lược nên dùng. Tiếp đó, một chiến lược hữu dụng hơn, khả năng lớn sẽ là “chẳng làm gì cả”. Nếu tin rằng, trò “Cáo mượn oai hùm” chỉ khiến mình phân tâm hay quấy phá sự tự tin của bạn, và đó là trò chơi quyền lực, thì cứ mặc kệ nó đi!
Mục đích đằng sau trò chơi này là quyền lực và can thiệp vào sự thể hiện của bạn. Bất cứ phản ứng nào của bạn cũng mang đến cho kẻ phá hoại kia thành công mà hắn thèm muốn.
Khi việc lờ tên phá hoại kia đi không phải là một thượng sách thì chiến lược đắc địa thứ ba là đặt ra những câu hỏi. Những kẻ phá hoại đang say trong trò chơi lúc nào cũng chỉ muốn chúng ta mất tỉnh táo để nổ ra một trận khẩu chiến với chúng mà thôi, vì vậy, phải thật điềm tĩnh và đưa ra những câu hỏi khôn ngoan của một người trưởng thành chứ không phải đứa trẻ trên sân chơi khi xưa. Rõ ràng, sự cương quyết không phải là cái mà kẻ phá bĩnh kia đang trông đợi. Hơn nữa, chẳng kẻ chơi bẩn nào lại muốn mình bị vạch mặt và kế sách này giúp bạn vẫn giữ được ứng xử lịch thiệp và hiệu quả.
NHỮNG CÂU HỎI KHÔN NGOAN CHO “CÁO”
Trong tình huống ở đầu chương, khi Lewis lôi danh giám đốc điều hành, với mối quan hệ dường như vô cùng thân thiết giữa họ, hãy cân nhắc chuyện thách thức lại anh ta với những câu hỏi sau. Nhớ phải hỏi với giọng thân thiện và quan tâm:
– Chuyện gì vậy Lewis?
– Thực sự thì giám đốc điều hành đã nói gì? (Chú ý: Nếu bạn nhận được câu trả lời chung chung, không cụ thể cho câu hỏi này, chắc chắn, vụ này là trò bịp!)
– Anh với giám đốc điều hành có mối liên hệ thế nào?
– Giám đốc điều hành sẽ cảm thấy thế nào khi biết anh thảo luận vấn đề này với tôi?
– Nếu tôi hỏi trực tiếp giám đốc điều hành để làm rõ tình huống này, ông ta sẽ phản ứng ra sao?
– Anh kể với tôi chuyện này nhằm mục đích gì?
– Sao giám đốc điều hành lại không kín đáo về vấn đề này nhỉ?
– Giám đốc điều hành còn nói gì nữa không?
Quan trọng nhất là khi hỏi những câu này, bạn đã chứng minh mình không dễ bị bắt nạt. Bạn hiểu biết về chính trị nơi công sở, bạn có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao, tự tin, và trưởng thành. Nói cách khác, bạn là cơn ác mộng của những kẻ phá bĩnh.
Tùy thuộc vào mối quan hệ với Lewis và phong cách giao tiếp của mình, bạn có thể thẳng thắn và huỵch toẹt luôn là bạn không dễ bị lừa đâu.
Hoặc bạn có thể đòi ba mặt một lời với nhân vật quyền thế kia luôn. Xong hãy xem kẻ chơi bẩn ấy phát “rét” như thế nào nhé!
Mẹo vặt
AI – CÁI GÌ?
Những gì bạn biết sẽ luôn là vũ khí sống còn. Và chắc chắn bạn sẽ học được một điều, những người bạn biết thật sự rất quan trọng. Không quan trọng hơn, mà là quan trọng đúng như vị trí thực tế. Cân bằng giữa những điều và những người bạn biết rất quan trọng. Bỏ ra quá nhiều thời gian cho cán cân “ai” sẽ làm giảm đi mục đích cốt lõi của chúng ta. Nhưng cái vượt hẳn lên cả hai thứ đó chính là khả năng gây ảnh hưởng lên người khác khi tương tác với họ. Đó là những người thu thập, xây dựng những mối quan hệ tích cực, tạo dựng mạng lưới các mối quan hệ và luôn quan tâm đến thế sự. Nhưng có một điểm cần lưu ý, trong mối tương giao với mọi người, chúng ta không tối đa hóa được ảnh hưởng và hiệu quả của mình. Kỹ năng gây ảnh hưởng có thể học hỏi được, hãy khám phá vô số những tùy chọn huấn luyện quanh đây và chúng ta có thể chắc chắn trong mỗi quan hệ giữa các cá nhân với nhau, tạo được ấn tượng tốt và thu nạp được những người hữu ích vào mạng lưới của mình.
CÁO MƯỢN OAI HÙM
Gây sức ép bằng cách tỏ ý rằng mình được những người quyền cao chức trọng hậu thuẫn, người kia khôn hồn thì hãy nghe lời cho nhanh.
Cáo mượn oai hùm” là một trong những ví dụ rõ ràng nhất mà chúng ta học được ngay từ hồi bé xíu, rồi tập dượt và mài giũa từ sân chơi cho tới phòng họp. Khi còn là trẻ con, chúng ta nhanh chóng nhận ra vị thế của mình khi lâm vào thế yếu, cứ viện ra một nhân vật quyền lực hơn rồi dựa hơi vào đó, thể nào tình hình cũng cải thiện đôi chút. “Bố tao bảo…” hay “Bà Reed bảo tao nói lại với mày là…”
Khi chúng ta gọt giũa và luyện tập kế này lúc bé thơ, chúng ta thấy cũng chẳng vấn đề gì nếu người mình dựa hơi có thực sự giúp đỡ hay không, thậm chí còn biết chúng ta đang dùng uy lực ngầm của họ. Chúng ta thấy mình không thể biến chuyện dựa hơi vào quyền lực của người khác thành uy lực thực sự khi “khai thác” người vắng mặt. Đây là một chiến lược hấp dẫn khi có ý thức về quyền lực bí mật và ảnh hưởng lên người khác. Ở sân chơi, truyền thông điệp của bà Reed là hợp lý; tuy nhiên, nếu thật ra chả có thông điệp hay cuộc nói chuyện nào với bà Reed, chúng ta đang dựa hơi uy quyền của bà Reed để gây ảnh hưởng tới tình hình lúc đó, và chúng ta đã dùng đến thủ đoạn chính trị đầu tiên trong đời.
Bất cứ khi nào một cá nhân lâm phải tình huống mà uy lực cá nhân của họ không đủ mạnh để xoay chuyển tình hình, họ sẽ viện đến uy của người khác. Điều này có thể rất chính đáng và không phải là một thủ đoạn. Trong tình huống đầu chương, Jerry cố gây sức ép cho Surrinder bằng cách “mượn oai hùm” giám đốc điều hành.
Tuy nhiên, “Cáo mượn oai hùm” trở thành kế bẩn khi mối quan hệ họ ám chỉ là hoàn toàn bịa đặt, không hề tồn tại, hay chỉ được viện ra để lợi dụng quyền lực của người đó thôi. Kế này thường đánh lừa người ta khiến mọi người tưởng rằng, con người quyền lực kia có quan tâm đến chuyện này, lại còn đứng về phía “bên kia”, và những áp lực chống lại “bên kia” sẽ không có cơ hội thành công.
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Còn tùy thuộc vào động cơ của kẻ ra đòn. Nếu họ làm vậy nhằm mưu lợi cá nhân, cần đề phòng ảnh hưởng lên lợi nhuận. Thông thường, kế này được dùng để làm lệch cán cân trong mức ảnh hưởng giữa đôi bên, để đẩy đối phương gần hơn một chút tới sự đồng thuận. Do đó, nạn nhân có lý do để lắc đầu, với hy vọng mang lại điều tốt hơn cho tổ chức.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Với đòi hỏi về nguồn lực từ những dự án gây xung đột, chiêu “Cáo mượn oai hùm”quả thật đầy cám dỗ đối với những kẻ đang khao khát cạnh tranh. Đây cũng là một mánh lới dễ chơi, thậm chí có lúc còn chỉ là vô tình viện đến mà thôi.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Với những kẻ phải viện đến lời dối trá này, văn hóa doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xuống dốc. Một nền văn hóa có thể lành mạnh được không khi toàn dựa trên quan hệ cá nhân để tiến bước?
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Khi ba hoa về mối quan hệ của bạn với một cá nhân quyền lực, cá nhân đó sẽ thấy thế nào nếu họ phát hiện ra? Do bạn đã dùng uy danh của họ không phù hợp, có thể họ sẽ nổi cáu và bạn sẽ phải giải thích. Lạm dụng chiêu này cũng làm giảm uy tín cá nhân và bộc lộ cách suy nghĩ thiếu rõ ràng và khoa học của bạn, chúng không thể hiện sự tự tin của bạn đâu.
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn phản ứng, và ảnh hưởng của trò bẩn đó lên công việc của bạn nếu xuôi theo ý họ. Nếu đã từng bị lừa, chắc chắn bạn lại bị lừa lần nữa, và còn thêm nhiều lần nữa. Cuối cùng, bạn mất kiểm soát về những việc mình làm và kế hoạch tâm huyết của bạn sẽ bị trật đường ray.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 11
Đầu tiên, cần nhớ rằng “Cáo mượn oai hùm” cực kỳ phổ biến trong tương tác nội bộ doanh nghiệp và có rất nhiều “hùm” bị mượn oai. Nếu những yêu cầu hợp pháp nhưng thiếu quyết đoán dựa hơi một nhân vật nào đó, chúng ta nên hợp tác nếu thấy thích hợp. Thuốc giải này chủ yếu dùng trong trường hợp trực giác cảnh báo chúng ta rằng có điều không đúng đắn trong câu chuyện này, và bước đầu trò chơi đang được tiến hành.
Như đã nói, “Cáo mượn oai hùm” là một trò chúng ta đã chơi và học được từ khi còn bé. Do trò này là một phần của tương tác giữa người với người trong một thời gian dài, nó ăn sâu vào máu chúng ta như một chương trình tạo hóa đã lập trình sẵn vậy. Bây giờ, khi đã là thành viên thực thụ của cộng đồng người lớn, khi đụng phải một kẻ nào đó dùng chiêu “Cáo mượn oai hùm”, như một phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ phản ứng lại ngay. Chương trình sâu thẳm đó chỉ muốn đá đít kẻ núp danh kia đi. Nếu nhận thấy mình muốn phản ứng như một đứa trẻ bảy tuổi, thì đây chẳng phải là chiến lược nên dùng. Tiếp đó, một chiến lược hữu dụng hơn, khả năng lớn sẽ là “chẳng làm gì cả”. Nếu tin rằng, trò “Cáo mượn oai hùm” chỉ khiến mình phân tâm hay quấy phá sự tự tin của bạn, và đó là trò chơi quyền lực, thì cứ mặc kệ nó đi!
Mục đích đằng sau trò chơi này là quyền lực và can thiệp vào sự thể hiện của bạn. Bất cứ phản ứng nào của bạn cũng mang đến cho kẻ phá hoại kia thành công mà hắn thèm muốn.
Khi việc lờ tên phá hoại kia đi không phải là một thượng sách thì chiến lược đắc địa thứ ba là đặt ra những câu hỏi. Những kẻ phá hoại đang say trong trò chơi lúc nào cũng chỉ muốn chúng ta mất tỉnh táo để nổ ra một trận khẩu chiến với chúng mà thôi, vì vậy, phải thật điềm tĩnh và đưa ra những câu hỏi khôn ngoan của một người trưởng thành chứ không phải đứa trẻ trên sân chơi khi xưa. Rõ ràng, sự cương quyết không phải là cái mà kẻ phá bĩnh kia đang trông đợi. Hơn nữa, chẳng kẻ chơi bẩn nào lại muốn mình bị vạch mặt và kế sách này giúp bạn vẫn giữ được ứng xử lịch thiệp và hiệu quả.
NHỮNG CÂU HỎI KHÔN NGOAN CHO “CÁO”
Trong tình huống ở đầu chương, khi Lewis lôi danh giám đốc điều hành, với mối quan hệ dường như vô cùng thân thiết giữa họ, hãy cân nhắc chuyện thách thức lại anh ta với những câu hỏi sau. Nhớ phải hỏi với giọng thân thiện và quan tâm:
– Chuyện gì vậy Lewis?
– Thực sự thì giám đốc điều hành đã nói gì? (Chú ý: Nếu bạn nhận được câu trả lời chung chung, không cụ thể cho câu hỏi này, chắc chắn, vụ này là trò bịp!)
– Anh với giám đốc điều hành có mối liên hệ thế nào?
– Giám đốc điều hành sẽ cảm thấy thế nào khi biết anh thảo luận vấn đề này với tôi?
– Nếu tôi hỏi trực tiếp giám đốc điều hành để làm rõ tình huống này, ông ta sẽ phản ứng ra sao?
– Anh kể với tôi chuyện này nhằm mục đích gì?
– Sao giám đốc điều hành lại không kín đáo về vấn đề này nhỉ?
– Giám đốc điều hành còn nói gì nữa không?
Quan trọng nhất là khi hỏi những câu này, bạn đã chứng minh mình không dễ bị bắt nạt. Bạn hiểu biết về chính trị nơi công sở, bạn có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao, tự tin, và trưởng thành. Nói cách khác, bạn là cơn ác mộng của những kẻ phá bĩnh.
Tùy thuộc vào mối quan hệ với Lewis và phong cách giao tiếp của mình, bạn có thể thẳng thắn và huỵch toẹt luôn là bạn không dễ bị lừa đâu.
Hoặc bạn có thể đòi ba mặt một lời với nhân vật quyền thế kia luôn. Xong hãy xem kẻ chơi bẩn ấy phát “rét” như thế nào nhé!
Mẹo vặt
AI – CÁI GÌ?
Những gì bạn biết sẽ luôn là vũ khí sống còn. Và chắc chắn bạn sẽ học được một điều, những người bạn biết thật sự rất quan trọng. Không quan trọng hơn, mà là quan trọng đúng như vị trí thực tế. Cân bằng giữa những điều và những người bạn biết rất quan trọng. Bỏ ra quá nhiều thời gian cho cán cân “ai” sẽ làm giảm đi mục đích cốt lõi của chúng ta. Nhưng cái vượt hẳn lên cả hai thứ đó chính là khả năng gây ảnh hưởng lên người khác khi tương tác với họ. Đó là những người thu thập, xây dựng những mối quan hệ tích cực, tạo dựng mạng lưới các mối quan hệ và luôn quan tâm đến thế sự. Nhưng có một điểm cần lưu ý, trong mối tương giao với mọi người, chúng ta không tối đa hóa được ảnh hưởng và hiệu quả của mình. Kỹ năng gây ảnh hưởng có thể học hỏi được, hãy khám phá vô số những tùy chọn huấn luyện quanh đây và chúng ta có thể chắc chắn trong mỗi quan hệ giữa các cá nhân với nhau, tạo được ấn tượng tốt và thu nạp được những người hữu ích vào mạng lưới của mình.