ĐÁ RA RÌA
Loại người khác ra khỏi danh sách để họ lỡ mất cuộc họp quan trọng hoặc không biết những thông tin quan trọng.
Với sự phát triển của những đội ngũ cộng tác, những nhóm làm việc kỷ luật chéo, ban lãnh đạo và các báo cáo ma trận, tình hình này đang trên đà phát triển. Sẽ có những sai sót, đó là sự thật. Đôi khi, người ta trở nên lúng túng hoặc chậm trễ và quên báo cho người khác về những cuộc họp quan trọng hay những diễn đàn họ cần tham dự. Cũng có những vấn đề về xóa các e-mail không cần thiết. Tất cả những nhân tố trên đã giải thích lý do tại sao bạn bị lọt khỏi danh sách.
Điều này trở thành kế bẩn khi ai đó bị lọt sàng một cách cố ý. Có thể vì rất nhiều lý do. Có thể vì kẻ phá bĩnh sẽ bị xì hơi nếu bạn tham gia cuộc họp. Có thể họ muốn ngăn bạn tiếp xúc với các vị tai to mặt lớn, để loại trừ nguy cơ bị bạn cho “ngửi khói” nếu bạn gây được ấn tượng với các vị đó bằng những ý tưởng và sự hiện diện ở cuộc họp. Nếu bạn thể hiện sự cạnh tranh với tham vọng của họ, đá bạn ra khỏi con đường tiến thân của họ dĩ nhiên sẽ giúp họ tiến bước.
Ở một góc độ nham hiểm hơn, động cơ có thể là để ngăn chặn bạn tìm ra những thông tin cần thiết, quan trọng cho nhiệm vụ của mình. Có thể họ hy vọng bạn lỡ mất cơ hội được nghe nhiều quan điểm khác nhau từ những người khác, những thông tin quan trọng hoặc cơ hội để bạn đưa ra những quyết định đúng đắn. Chuyện này có khả năng xảy ra khi bạn là cản trở với chương trình riêng của họ. Ngoài ra, nếu bị đá ra rìa, có thể bạn sẽ phải đứng ngoài những quyết định quan trọng, hoặc bạn sẽ phải bẽ mặt khi bị lỡ mất cuộc họp quan trọng như vậy.
Kịch bản phổ biến nhất xảy ra khi bạn là lính mới của một đội hay một dự án hiện tại. Những “ma cũ” có thể cảnh giác trước sự có mặt của bạn. Họ sẽ băn khoăn không biết chương trình của bạn là gì hoặc họ biết bạn sẽ trình bày quan điểm mâu thuẫn với họ. Khi mới tham gia vào một nhóm làm việc, sẽ có khoảng thời gian các thành viên trong nhóm đánh giá khả năng thích hợp để trở thành một phần trong đội, nhưng việc này lại đến một cách vô thức. Trong kịch bản này, khi đội bắt đầu đánh giá ngầm bạn, “đá ra rìa” có thể là mánh họ dùng để hạn chế khả năng bạn gây ra những chuyện đi ngược lại với lợi ích của cả nhóm. Mức độ ý thức hay vô thức ở đây quả thật rất đáng để xem xét. Với những kế bẩn khác trong sách, kẻ phá hoại hoàn toàn ý thức được họ đang giở thủ đoạn gì; tuy nhiên, kế bẩn này lại có yếu tố “tập thể”, trong đó, vô thức và không đồng thuận để ngăn chặn ai đó, sự vắng mặt của nạn nhân chỉ được phát hiện khi nhóm đi vào thảo luận.
Như trong câu chuyện đầu chương, Jerry không mời Surrinder đến CLB Belfry. Với tư cách “một cặp oan gia” hay chính xác hơn là kẻ thù “không đội trời chung”, rõ ràng, Jerry cho rằng nếu Surrinder tiếp xúc với những nhân vật cộm cán như thế, lão chắc chắn sẽ gặp bất lợi. Lão đang ở thời điểm quan trọng trên con đường phát triển của Khởi nguồn và sau cuộc họp chiến lược, rõ ràng lão muốn tìm đường thao túng, còn Surrinder dĩ nhiên, phải bị đá ra rìa.
Một biến thể khác của trò này là khi động cơ chỉ đơn thuần để đánh gục ai đó. Để họ cảm thấy bị bỏ mặc, bị ngó lơ hoặc có cảm giác tồi tệ. Không bàn đến động cơ, nếu bạn là nạn nhân của kế bẩn này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thật tệ hại. Bạn sẽ bắt đầu băn khoăn tại sao chuyện này lại xảy ra với mình.
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Điều này phụ thuộc nhiều vào sự kiện mà người bị đá ra rìa có phần tham gia để đảm bảo quyết định đúng được đưa ra. Thường thì khi tiến hành, nhà quản trị cấp cao sẽ nhận ra sự vắng mặt này và sẽ có hành động sửa chữa ngay.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Cùng với những cạnh tranh cá nhân trong cơ cấu tổ chức, những nguồn lực và sự hiện diện tăng, sức cám dỗ của trò bẩn này cũng ngày càng tăng. Chúng tôi cũng muốn ghi chú, mức độ thay đổi của tổ chức càng lớn, khả năng trò bẩn này được tung ra càng cao.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Đây không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng, mà đây là một trong những trò bẩn thường lạc lối trong việc bận rộn quá mức và chịu sức ép lớn trong công việc.
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Nếu bị vạch mặt, bạn có thể dễ dàng viện lý do sai sót, nhầm lẫn. Và bạn cũng có thể đổ lỗi cho người khác rằng đó là nhầm lẫn, sai sót của họ! Tuy nhiên, nếu cứ lặp lại chuyện này, bạn đang tăng nguy cơ gặp phải những hành động chống đối. Tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu người đang bị bạn chơi bẩn làm ầm chuyện này lên.
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Xét cho cùng, bạn bị cho ra rìa là có lý do cả. Với trò bẩn này, lý do thường là người khác muốn đặt bạn vào tình thế bất lợi. Tính chất của rủi ro này còn phụ thuộc vào vị trí của bạn trong tổ chức và vấn đề bạn đang gặp phải.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 16
Thử thách của trò bẩn này là ở chỗ, kẻ chơi bẩn có thể dễ dàng dài mồm kêu rằng đó chỉ là một sai sót vô tình.
“Tôi thành thật xin lỗi, tôi bỏ sót mất tên anh trong danh sách gửi lên sếp, tôi cam đoan rằng chuyện này sẽ không xảy ra lần nữa đâu.”
Nếu lần đầu chuyện này xảy ra, có thể đây là một sai sót không vô tình. Nhưng khi điều đó lặp lại hơn một lần, hoặc đặc biệt khi nó là một phần của những hành động rập khuôn, khả năng bạn đang bị chơi bẩn rất cao. Có thể bạn muốn bắt đầu bằng những câu hỏi cho chính mình để tự rèn luyện, nâng cao nhận thức về những chuyện xảy ra xung quanh.
– Thực tế chuyện này là sao?
– Mình có thể liệt kê ra đây bao nhiêu trường hợp tương tự khác nữa?
– Mình đang tưởng tượng, đang đặt giả thiết và đang ngờ vực những gì?
– Có tình huống giảm nhẹ nào khiến chuyện này xảy ra không?
– Điều gì thôi thúc người đó đá mình ra khỏi danh sách?
– Còn ai khác có kế hoạch ngầm, và để thực hiện kế hoạch này, họ buộc phải đá mình ra khỏi danh sách đó?
– Làm sao mình biết được điều này? Đây là sự thật hay chỉ là một giả thiết hoang tưởng của mình thôi?
– Cảm xúc của mình trước chuyện này là gì? Làm sao để kiểm soát chúng thật hiệu quả khi bắt tay vào hành động?
– Còn điều gì mình chưa biết về chuyện này? Làm sao tìm ra được?
Nếu sau giai đoạn tự vấn này, bạn bị thuyết phục rằng mình thực sự đang bị dính đòn bẩn, bạn có thể thích hành xử tích cực và chủ động bằng cách nhẹ nhàng thách thức kẻ chơi bẩn kia. Trước khi hành động, hãy suy nghĩ thấu đáo về đường đi nước bước của mình. Những câu hỏi sau có thể sẽ giúp bạn nhiều:
– Nếu bỏ qua chuyện này, sẽ phải trả giá hay nhận được lợi ích gì?
– Khi nào là lúc thích hợp nhất để thách thức và xử lý nhằm thu được kết quả tích cực?
– Lời hồi đáp cho chiến thuật của mình sẽ ra sao?
– Họ sẽ phản công bằng trò bẩn nào hay sẽ ngụy biện ra sao?
– Mình phải đáp trả ra sao trước mỗi lời ngụy biện?
– Điều gì sẽ thúc đẩy hay cổ vũ họ thành thật với mình?
Hy vọng rằng, câu trả lời sẽ giúp bạn nảy ra vài ý tưởng hay về nước cờ tiếp theo. Trừ phi bạn chọn phương án mặc kệ, bạn cần phải vạch mặt chỉ tên kẻ chơi bẩn này với những câu hỏi đã được lựa chọn kỹ càng. Suy nghĩ của bạn sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết để thách thức lại trò bẩn một cách điềm tĩnh và tích cực. Nhớ lựa chọn thời điểm và nơi chốn cẩn thận.
NHỮNG CÂU HỎI CHO KẺ ĐÁ ĐÍT CHÚNG TA
– Tại sao tôi lại không có tên trong danh sách?
– Chuyện gì khiến tôi lại bị đá khỏi danh sách lần nữa thế?
– Quy trình sắp xếp danh sách như thế nào?
– Còn ai liên quan nữa không?
– Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra, vậy gốc rễ vấn đề là ở đâu?
– Anh có thể đề xuất quy trình hoàn thiện như thế nào?
– Anh nghĩ chuyện tôi bị lỡ mất cuộc họp sẽ dẫn đến hậu quả gì?
– Chuyện bỏ sót này sẽ ảnh hưởng tệ đến anh ra sao?
– Anh có thể làm gì để chắc chắn chuyện này không xảy ra lần nữa?
– Tôi có thể giúp gì để chứng minh chuyện này sẽ không lặp lại?
Những câu hỏi này đã phát ra tín hiệu rõ ràng về ý định nhất quyết không để mình bị đứng ngoài rìa của bạn, rằng bạn không định bó tay chịu trận trước tình hình hiện tại và những cải thiện cần được thực hiện. Điều cốt yếu là bạn phải hành động thế nào để tỏ rõ mình có liên quan đến cuộc họp và những quyết định được đưa ra có ảnh hưởng đến bạn và công việc của bạn. Nếu ai đó có dã tâm phá ngang những cố gắng của bạn, bạn cần phải hành động thật quyết đoán và cứng rắn.
“Claire, chuyện này cứ tái diễn và trước đây chúng ta đã nói chuyện với nhau rồi, tôi có quyền được có tên trong danh sách đó và tôi cần chị giúp tôi, vậy tại sao chúng ta không thành thật và trao đổi thẳng thắn với nhau về những gì đang cản trở ở đây và cùng lên kế hoạch cho một quy trình mới tốt hơn?”
Trước khi hành động, bạn phải suy nghĩ thật kỹ về chiến lược thực hiện tốt nhất và quyết định xem phải ứng dụng như thế nào cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của mình. Chẳng bao giờ có một sách lược đảm bảo cả; tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nếu bạn xử trí thật quyết đoán và chuyên nghiệp theo đúng những chỉ dẫn, bạn sẽ có những bước đi đáng nể tiến thẳng tới thành công. Hãy nhớ, dù bất kỳ điều gì xảy ra, nếu hành động, bạn đang chứng minh sự tự tin và kỹ năng chính trị khôn khéo của mình. Từ giờ trở đi, họ sẽ đánh giá bạn không dễ gì bị trò này lòe và bạn sẽ không bị sập bẫy thêm một lần nào nữa.
Mẹo vặt
SAI SÓT
Một sự thật hiển nhiên trong đời sống công ty đó là, sai sót xảy ra thường xuyên, và chúng ta khó có thể tiến tới thành công trên con đường hoạn lộ mà không mắc phải sai sót nào. Thành thật về những sai sót của mình, để những người cần biết những lỗi sai đó thật sớm và tỏ rõ sự hối lỗi rất đáng hoan nghênh, và như thế cũng thể hiện sự mạnh mẽ của bạn, khiến người khác tôn trọng hơn là bạn cứ che che đậy đậy, hay đổ lỗi lung tung. Thật thà về những sai sót cho phép người khác cũng thành thật về những thất vọng của họ với bạn, thậm chí có khi còn là tức giận. Nhưng khi đã làm rõ với nhau, mối quan hệ giữa đôi bên cũng sẽ được cải thiện đáng kể, sự tin tưởng lẫn nhau nhờ đó cũng được khôi phục (và có thể còn phát triển) và bạn có cơ hội được phát triển và học hỏi. Điều này cũng khiến phái Gian hùng kinh ngạc trước lòng dũng cảm và tính thẳng thắn của bạn.
ĐÁ RA RÌA
Loại người khác ra khỏi danh sách để họ lỡ mất cuộc họp quan trọng hoặc không biết những thông tin quan trọng.
Với sự phát triển của những đội ngũ cộng tác, những nhóm làm việc kỷ luật chéo, ban lãnh đạo và các báo cáo ma trận, tình hình này đang trên đà phát triển. Sẽ có những sai sót, đó là sự thật. Đôi khi, người ta trở nên lúng túng hoặc chậm trễ và quên báo cho người khác về những cuộc họp quan trọng hay những diễn đàn họ cần tham dự. Cũng có những vấn đề về xóa các e-mail không cần thiết. Tất cả những nhân tố trên đã giải thích lý do tại sao bạn bị lọt khỏi danh sách.
Điều này trở thành kế bẩn khi ai đó bị lọt sàng một cách cố ý. Có thể vì rất nhiều lý do. Có thể vì kẻ phá bĩnh sẽ bị xì hơi nếu bạn tham gia cuộc họp. Có thể họ muốn ngăn bạn tiếp xúc với các vị tai to mặt lớn, để loại trừ nguy cơ bị bạn cho “ngửi khói” nếu bạn gây được ấn tượng với các vị đó bằng những ý tưởng và sự hiện diện ở cuộc họp. Nếu bạn thể hiện sự cạnh tranh với tham vọng của họ, đá bạn ra khỏi con đường tiến thân của họ dĩ nhiên sẽ giúp họ tiến bước.
Ở một góc độ nham hiểm hơn, động cơ có thể là để ngăn chặn bạn tìm ra những thông tin cần thiết, quan trọng cho nhiệm vụ của mình. Có thể họ hy vọng bạn lỡ mất cơ hội được nghe nhiều quan điểm khác nhau từ những người khác, những thông tin quan trọng hoặc cơ hội để bạn đưa ra những quyết định đúng đắn. Chuyện này có khả năng xảy ra khi bạn là cản trở với chương trình riêng của họ. Ngoài ra, nếu bị đá ra rìa, có thể bạn sẽ phải đứng ngoài những quyết định quan trọng, hoặc bạn sẽ phải bẽ mặt khi bị lỡ mất cuộc họp quan trọng như vậy.
Kịch bản phổ biến nhất xảy ra khi bạn là lính mới của một đội hay một dự án hiện tại. Những “ma cũ” có thể cảnh giác trước sự có mặt của bạn. Họ sẽ băn khoăn không biết chương trình của bạn là gì hoặc họ biết bạn sẽ trình bày quan điểm mâu thuẫn với họ. Khi mới tham gia vào một nhóm làm việc, sẽ có khoảng thời gian các thành viên trong nhóm đánh giá khả năng thích hợp để trở thành một phần trong đội, nhưng việc này lại đến một cách vô thức. Trong kịch bản này, khi đội bắt đầu đánh giá ngầm bạn, “đá ra rìa” có thể là mánh họ dùng để hạn chế khả năng bạn gây ra những chuyện đi ngược lại với lợi ích của cả nhóm. Mức độ ý thức hay vô thức ở đây quả thật rất đáng để xem xét. Với những kế bẩn khác trong sách, kẻ phá hoại hoàn toàn ý thức được họ đang giở thủ đoạn gì; tuy nhiên, kế bẩn này lại có yếu tố “tập thể”, trong đó, vô thức và không đồng thuận để ngăn chặn ai đó, sự vắng mặt của nạn nhân chỉ được phát hiện khi nhóm đi vào thảo luận.
Như trong câu chuyện đầu chương, Jerry không mời Surrinder đến CLB Belfry. Với tư cách “một cặp oan gia” hay chính xác hơn là kẻ thù “không đội trời chung”, rõ ràng, Jerry cho rằng nếu Surrinder tiếp xúc với những nhân vật cộm cán như thế, lão chắc chắn sẽ gặp bất lợi. Lão đang ở thời điểm quan trọng trên con đường phát triển của Khởi nguồn và sau cuộc họp chiến lược, rõ ràng lão muốn tìm đường thao túng, còn Surrinder dĩ nhiên, phải bị đá ra rìa.
Một biến thể khác của trò này là khi động cơ chỉ đơn thuần để đánh gục ai đó. Để họ cảm thấy bị bỏ mặc, bị ngó lơ hoặc có cảm giác tồi tệ. Không bàn đến động cơ, nếu bạn là nạn nhân của kế bẩn này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thật tệ hại. Bạn sẽ bắt đầu băn khoăn tại sao chuyện này lại xảy ra với mình.
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Điều này phụ thuộc nhiều vào sự kiện mà người bị đá ra rìa có phần tham gia để đảm bảo quyết định đúng được đưa ra. Thường thì khi tiến hành, nhà quản trị cấp cao sẽ nhận ra sự vắng mặt này và sẽ có hành động sửa chữa ngay.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Cùng với những cạnh tranh cá nhân trong cơ cấu tổ chức, những nguồn lực và sự hiện diện tăng, sức cám dỗ của trò bẩn này cũng ngày càng tăng. Chúng tôi cũng muốn ghi chú, mức độ thay đổi của tổ chức càng lớn, khả năng trò bẩn này được tung ra càng cao.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Đây không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng, mà đây là một trong những trò bẩn thường lạc lối trong việc bận rộn quá mức và chịu sức ép lớn trong công việc.
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Nếu bị vạch mặt, bạn có thể dễ dàng viện lý do sai sót, nhầm lẫn. Và bạn cũng có thể đổ lỗi cho người khác rằng đó là nhầm lẫn, sai sót của họ! Tuy nhiên, nếu cứ lặp lại chuyện này, bạn đang tăng nguy cơ gặp phải những hành động chống đối. Tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu người đang bị bạn chơi bẩn làm ầm chuyện này lên.
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Xét cho cùng, bạn bị cho ra rìa là có lý do cả. Với trò bẩn này, lý do thường là người khác muốn đặt bạn vào tình thế bất lợi. Tính chất của rủi ro này còn phụ thuộc vào vị trí của bạn trong tổ chức và vấn đề bạn đang gặp phải.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 16
Thử thách của trò bẩn này là ở chỗ, kẻ chơi bẩn có thể dễ dàng dài mồm kêu rằng đó chỉ là một sai sót vô tình.
“Tôi thành thật xin lỗi, tôi bỏ sót mất tên anh trong danh sách gửi lên sếp, tôi cam đoan rằng chuyện này sẽ không xảy ra lần nữa đâu.”
Nếu lần đầu chuyện này xảy ra, có thể đây là một sai sót không vô tình. Nhưng khi điều đó lặp lại hơn một lần, hoặc đặc biệt khi nó là một phần của những hành động rập khuôn, khả năng bạn đang bị chơi bẩn rất cao. Có thể bạn muốn bắt đầu bằng những câu hỏi cho chính mình để tự rèn luyện, nâng cao nhận thức về những chuyện xảy ra xung quanh.
– Thực tế chuyện này là sao?
– Mình có thể liệt kê ra đây bao nhiêu trường hợp tương tự khác nữa?
– Mình đang tưởng tượng, đang đặt giả thiết và đang ngờ vực những gì?
– Có tình huống giảm nhẹ nào khiến chuyện này xảy ra không?
– Điều gì thôi thúc người đó đá mình ra khỏi danh sách?
– Còn ai khác có kế hoạch ngầm, và để thực hiện kế hoạch này, họ buộc phải đá mình ra khỏi danh sách đó?
– Làm sao mình biết được điều này? Đây là sự thật hay chỉ là một giả thiết hoang tưởng của mình thôi?
– Cảm xúc của mình trước chuyện này là gì? Làm sao để kiểm soát chúng thật hiệu quả khi bắt tay vào hành động?
– Còn điều gì mình chưa biết về chuyện này? Làm sao tìm ra được?
Nếu sau giai đoạn tự vấn này, bạn bị thuyết phục rằng mình thực sự đang bị dính đòn bẩn, bạn có thể thích hành xử tích cực và chủ động bằng cách nhẹ nhàng thách thức kẻ chơi bẩn kia. Trước khi hành động, hãy suy nghĩ thấu đáo về đường đi nước bước của mình. Những câu hỏi sau có thể sẽ giúp bạn nhiều:
– Nếu bỏ qua chuyện này, sẽ phải trả giá hay nhận được lợi ích gì?
– Khi nào là lúc thích hợp nhất để thách thức và xử lý nhằm thu được kết quả tích cực?
– Lời hồi đáp cho chiến thuật của mình sẽ ra sao?
– Họ sẽ phản công bằng trò bẩn nào hay sẽ ngụy biện ra sao?
– Mình phải đáp trả ra sao trước mỗi lời ngụy biện?
– Điều gì sẽ thúc đẩy hay cổ vũ họ thành thật với mình?
Hy vọng rằng, câu trả lời sẽ giúp bạn nảy ra vài ý tưởng hay về nước cờ tiếp theo. Trừ phi bạn chọn phương án mặc kệ, bạn cần phải vạch mặt chỉ tên kẻ chơi bẩn này với những câu hỏi đã được lựa chọn kỹ càng. Suy nghĩ của bạn sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết để thách thức lại trò bẩn một cách điềm tĩnh và tích cực. Nhớ lựa chọn thời điểm và nơi chốn cẩn thận.
NHỮNG CÂU HỎI CHO KẺ ĐÁ ĐÍT CHÚNG TA
– Tại sao tôi lại không có tên trong danh sách?
– Chuyện gì khiến tôi lại bị đá khỏi danh sách lần nữa thế?
– Quy trình sắp xếp danh sách như thế nào?
– Còn ai liên quan nữa không?
– Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra, vậy gốc rễ vấn đề là ở đâu?
– Anh có thể đề xuất quy trình hoàn thiện như thế nào?
– Anh nghĩ chuyện tôi bị lỡ mất cuộc họp sẽ dẫn đến hậu quả gì?
– Chuyện bỏ sót này sẽ ảnh hưởng tệ đến anh ra sao?
– Anh có thể làm gì để chắc chắn chuyện này không xảy ra lần nữa?
– Tôi có thể giúp gì để chứng minh chuyện này sẽ không lặp lại?
Những câu hỏi này đã phát ra tín hiệu rõ ràng về ý định nhất quyết không để mình bị đứng ngoài rìa của bạn, rằng bạn không định bó tay chịu trận trước tình hình hiện tại và những cải thiện cần được thực hiện. Điều cốt yếu là bạn phải hành động thế nào để tỏ rõ mình có liên quan đến cuộc họp và những quyết định được đưa ra có ảnh hưởng đến bạn và công việc của bạn. Nếu ai đó có dã tâm phá ngang những cố gắng của bạn, bạn cần phải hành động thật quyết đoán và cứng rắn.
“Claire, chuyện này cứ tái diễn và trước đây chúng ta đã nói chuyện với nhau rồi, tôi có quyền được có tên trong danh sách đó và tôi cần chị giúp tôi, vậy tại sao chúng ta không thành thật và trao đổi thẳng thắn với nhau về những gì đang cản trở ở đây và cùng lên kế hoạch cho một quy trình mới tốt hơn?”
Trước khi hành động, bạn phải suy nghĩ thật kỹ về chiến lược thực hiện tốt nhất và quyết định xem phải ứng dụng như thế nào cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của mình. Chẳng bao giờ có một sách lược đảm bảo cả; tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nếu bạn xử trí thật quyết đoán và chuyên nghiệp theo đúng những chỉ dẫn, bạn sẽ có những bước đi đáng nể tiến thẳng tới thành công. Hãy nhớ, dù bất kỳ điều gì xảy ra, nếu hành động, bạn đang chứng minh sự tự tin và kỹ năng chính trị khôn khéo của mình. Từ giờ trở đi, họ sẽ đánh giá bạn không dễ gì bị trò này lòe và bạn sẽ không bị sập bẫy thêm một lần nào nữa.
Mẹo vặt
SAI SÓT
Một sự thật hiển nhiên trong đời sống công ty đó là, sai sót xảy ra thường xuyên, và chúng ta khó có thể tiến tới thành công trên con đường hoạn lộ mà không mắc phải sai sót nào. Thành thật về những sai sót của mình, để những người cần biết những lỗi sai đó thật sớm và tỏ rõ sự hối lỗi rất đáng hoan nghênh, và như thế cũng thể hiện sự mạnh mẽ của bạn, khiến người khác tôn trọng hơn là bạn cứ che che đậy đậy, hay đổ lỗi lung tung. Thật thà về những sai sót cho phép người khác cũng thành thật về những thất vọng của họ với bạn, thậm chí có khi còn là tức giận. Nhưng khi đã làm rõ với nhau, mối quan hệ giữa đôi bên cũng sẽ được cải thiện đáng kể, sự tin tưởng lẫn nhau nhờ đó cũng được khôi phục (và có thể còn phát triển) và bạn có cơ hội được phát triển và học hỏi. Điều này cũng khiến phái Gian hùng kinh ngạc trước lòng dũng cảm và tính thẳng thắn của bạn.