NÉ TRÁNH TRÁCH NHIỆM
Trốn tránh trách nhiệm hoặc công việc bằng cách giả vờ ta đây phải làm việc quá sức hoặc phải đang nỗ lực hết mình.
Bạn có thấy rằng, rất ít khi tìm được ai đó không bận rộn? Phần lớn chúng ta cảm thấy giá trị bản thân tăng lên khi được giao cho nhiều việc. Những nhân viên nhàn rỗi nên coi chừng!
Vài người trong số chúng ta có phong cách làm việc né tránh trách nhiệm, họ thấy cần phải luôn luôn được làm việc ở nhịp độ nhanh, khi mọi việc chậm lại, họ cảm thấy như đang cống hiến ít đi, không kể đến chất lượng và kết quả đầu ra. Cách này không phải là kế bẩn mà chỉ là tâm lý làm việc cần được đánh giá đúng, thấu hiểu và thông cảm.
Tuy nhiên, có vài người cố ý dựng nên sự bận rộn để không phải chịu trách nhiệm phụ trách hoặc phải nhận những công tác khó nhằn. Họ lượn quanh văn phòng, điện thoại lúc nào cũng dính chặt lấy tai, luôn mồm kêu bận, quá tải hay áp lực, và thường ôm một đống giấy tờ trong tay cứ như thể bàn họ bị lụt trong tài liệu vậy. Sức lực họ đổ ra để tránh việc thường tạo nên một cơn lốc hoạt động nhưng thực tế lại chẳng mang lại lợi ích gì cho cả đội hay cho công ty, và mỉa mai thay, cho chính cả họ nữa.
Những tay chơi trò này tin rằng họ gây ấn tượng với người khác bằng mức độ cống hiến và sự chăm chỉ làm việc. Đôi lúc, họ đúng và nhà quản lý cũng bị lừa. Trò này thường được tung ra như một kế sách giúp họ trốn việc và tránh bị phản đối.
Nên cẩn thận khi gặp một biến thể của “Né tránh trách nhiệm” khi sếp lớn nào đó kêu rằng mình quá bận, chẳng qua là lấy cớ đó làm tấm bình phong che thông điệp thật sự: “Tôi chẳng quan tâm gì đến cái đề xuất của cậu đâu.” Biến thể này cũng gần giống “Tiếp tục nghiên cứu đi!” ở Chương 2.
Gốc rễ của trò này thường bắt nguồn ngay từ bước đầu sự nghiệp của những kẻ xấu chơi. Họ nhận thấy, hành xử như vậy giúp họ tránh được những rắc rối và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Họ có cảm tưởng bản thân mình quan trọng và ít ra cũng tự coi mình đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tổ chức.
Trong tình huống đầu chương, khi giám đốc điều hành ướm lời với Lewis, ông ta đã gặp ngay lời biện hộ để trốn tránh trách nhiệm điển hình. Y viện ngay lý do bận rộn nghe có vẻ chính đáng để từ chối nhận thêm công việc. Trên thực tế, y thấy công việc đó là mối đe dọa với sự nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cũng ngờ rằng Lewis thực chất chỉ lượn lờ quanh văn phòng mà thôi, y bóng bẩy nhưng thực việc không hề có.
Tất nhiên, vẫn còn những người bận rộn thật sự. Thuốc giải dưới đây sẽ giúp bạn sàng lọc những ưu tiên hoặc công nhận là họ thực sự rất bận.
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Điều cốt yếu là khi có những nhân viên chơi trò trốn tránh trách nhiệm này nghĩa là công ty đang có những nhân viên làm việc kém hiệu quả, hoặc lười biếng, những người nên được giao phó thêm trách nhiệm hoặc thúc đẩy nhiều hơn nữa. Chuyện này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng, công suất và hiệu quả kinh doanh của công ty, như vậy sẽ làm thiệt hại nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và lợi nhuận.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Hầu như chẳng có công ty nào mà không có nhân viên không bày trò này hết.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Nếu bạn mong muốn xây dựng một văn hóa công ty đề cao cam kết “có thể làm – sẽ làm”, bạn cần phải chỉ mặt vạch tên trò bẩn này ngay. Đe dọa văn hóa là ở chỗ, nếu trò bẩn này lan rộng ra, thì một việc dù đơn giản cũng giống như hái sao trên trời vậy.
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Rủi ro bạn có khả năng gặp phải phụ thuộc vào số người thực sự có năng suất làm việc cao xung quanh bạn. Nếu hành vi của bạn chệch với số đông, bạn phải đối mặt với hình phạt nặng nề khi trót bày trò. Không chỉ thành tích của bạn không được đếm xỉa mà bạn còn sẽ thấy, sự tôn trọng người ta dành cho bạn càng ngày càng ít đi nếu bạn bày trò này càng nhiều thêm.
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Dù khá bực mình, nhưng hãy tin rằng những kẻ chơi trò né tránh trách nhiệm rất dễ bị bắt thóp nếu bạn theo đơn thuốc dưới đây. Nếu không kiểm tra, bạn sẽ bắt đầu nao núng trong chính màn biểu diễn của mình khi đấu tranh chống lại những cản trở, và cán cân công việc – cuộc sống của bạn cũng bắt đầu dao động do bạn có thêm nhiều việc để làm.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 15
Bước đầu tiên là bạn phải hiểu động cơ của những kẻ chơi trò này. Bạn cần xác định họ giở thủ đoạn này ra là để làm bạn cảm thấy tồi tệ, hay để trốn việc hoặc trốn tránh trách nhiệm, hoặc là một sách lược từ chối. Lời khuyên sau sẽ giúp bạn bất kể đó có phải là kế bẩn hay không.
Cảm thấy tồi tệ
Để nhận ra động cơ, bạn cần cảnh giác trước những điều họ nói. Liệu họ có bận thật không hay chỉ là thấy trước nguy cơ bị nhận thêm việc từ bạn, hay họ bày trò để mong được bạn giúp. Khía cạnh đánh đố ở đây là, họ không thèm nhờ giúp mà có vẻ như cố tình để bạn phải làm những gì họ muốn.
Thuốc giải cho “độc dược” này quá dễ. Với tư cách một con người, bạn phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình, do đó, bạn có thể quyết định sẽ không bị lôi kéo vào những xúc cảm tiêu cực như cảm thấy tội lỗi, lúng túng, thiếu hiệu quả, v.v… Chúng tôi khuyên bạn nên luyện tập lập trường mục tiêu này. Khi đã quyết định, hãy giúp họ bằng những gợi ý chứ không phải ôm việc vào mình hay chuyển cho người khác. Điều này cho họ thấy bạn không bị lừa, những câu hỏi sẽ giúp họ hình dung về việc làm chung với bạn trong tương lai như thế nào.
Trốn việc hoặc né trách nhiệm
Nếu bạn nghi ngờ sự trốn tránh chính là động cơ đằng sau kế bẩn này, cách bạn xử lý phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn với kẻ ra đòn. Nếu bạn có quyền trực tiếp với cá nhân đó, bạn phải chịu một phần trách nhiệm khi họ quá bận. Trong trường hợp này, bạn cần tiếp cận với tư cách một huấn luyện viên và một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Nếu quyền uy ngang nhau, hợp tác chung thường vẫn là lựa chọn tốt nhất cho đến khi bạn thăng quan tiến chức. Có thể tình huống khó khăn ở đây là khi bạn bị lép vế hơn kẻ đang chơi bẩn kia. Trong trường hợp đó, chúng tôi khuyên bạn nên hành động sao cho thể hiện được sự tôn trọng nhưng cũng phải cứng rắn.
Khi bạn muốn công việc được thực hiện và người ta đáp trả bạn rằng: “Tôi có hàng núi việc phải làm đây…”, bạn cần phải chất vấn ngay. Hãy tham khảo những câu hỏi dưới đây và chọn ra những câu phù hợp nhất với mối quan hệ của bạn. Cách bạn hỏi cũng phụ thuộc vào vị thế của bạn nữa, bởi vậy, phải thể hiện sao cho phù hợp:
NHỮNG CÂU HỎI CHO NGƯỜI “BẬN RỘN”
Nếu bạn là người có quyền hơn…
– Với mỗi mục tiêu của mình, anh đã có những tiến bộ gì?
– Anh phân chia thời gian cho công việc thế nào?
– Chính xác thì anh phải làm những gì?
– Anh đánh giá kết quả đầu ra của mình thế nào?
– Chính xác thì hôm nay (tuần này/tháng này) anh đã đạt được những gì?
– Anh cảm thấy thế nào về khối lượng công việc của mình?
– Anh cảm thấy thế nào về những bước tiến mình đạt được?
– Cái gì ngốn thời gian của anh nhiều nhất?
– Ưu tiên thực sự mà anh cần tập trung vào là gì?
Nếu quyền lực cân bằng…
– Sao anh lại bận thế?
– Nếu vậy thì việc này sẽ đối nghịch với những ưu tiên khác của anh thế nào?
– Điều gì ngăn anh làm việc này ngay lúc này?
– Việc đó giúp cho kế hoạch dài hạn của anh như thế nào?
– Anh được hưởng lợi như thế nào khi đưa việc này lên ưu tiên hàng đầu?
– Ai ngăn cản anh làm việc này?
– Anh sẽ phải ngừng việc gì lại để toàn tâm toàn ý cho việc này?
Nếu bạn lép vế hơn…
– Việc này khớp với những ưu tiên khác của anh như thế nào?
– Anh cần gì ở tôi để có thể lập kế hoạch làm việc này?
– Tôi có thể giúp anh làm việc này dễ dàng hơn ra sao?
– Khi nào thì anh có thể bắt tay vào làm?
– Còn lý do nào khác khi từ chối việc này không?
– Có phải là anh không muốn nhận thêm trách việc/công việc phải không?
Bạn không cần phải hoàn thành nhiệm vụ truy vấn của mình chỉ trong một lần gặp gỡ. Bạn có thể quay lại và hỏi nhiều lần. Trả lời cho những câu hỏi trên, và tất cả những thông tin mà bạn cho là thích đáng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình cảnh kẻ chơi bẩn (hoặc người bận rộn thật sự) đang phải đối mặt. Ngoài ra, chúng cũng trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết để phát triển khả năng gây ảnh hưởng của bạn tới họ trong tương lai.
Khi người ta không thực sự quan tâm
Biến thể cuối cùng đáng được đề cập ở đây chính là biến thể của trò trốn tránh trách nhiệm, đó là khi bạn nghi họ bày ra để che đậy suy nghĩ thực của họ. Thường thì họ tin rằng những việc bạn yêu cầu không đáng để bận tâm, hoặc là những việc tốn thời gian và năng lượng của họ. Khi họ chơi trò này là họ đang nói dối và rất gần với trò “Tiếp tục nghiên cứu đi! ở Chương 2. Hãy xem lại phần thuốc giải cho trò bẩn đó và điều chỉnh sao cho phù hợp với trò này. Vài câu hỏi thêm dưới đây có thể giúp bạn:
– Tại sao chuyện này không được anh ưu tiên?
– Anh mất gì nếu không đưa việc này vào hạng ưu tiên hàng đầu?
– Anh có nghĩ tôi nên bỏ thời gian vào việc đó?
– Anh không chắc về điều gì trong những điều tôi yêu cầu?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên đây sẽ nói cho bạn rất nhiều về con người này và cách thức làm việc họ ưa thích. Dựa trên những bài thuốc giải chúng tôi đã điều chế cho bạn, chúng tôi nghĩ rằng, giờ đây, bạn đã cứng cáp hơn nhiều rồi.
Mẹo vặt
QUYẾN RŨ, TÁC PHONG TỐT VÀ TÔN TRỌNG
Bạn không thể giải thích về cách phái Gian hùng ứng xử hay trả lời khi đang đối đầu với những mưu hèn kế bẩn của họ. Tất cả mọi người đều có quyền có suy nghĩ, cảm xúc và cách ứng xử riêng, và họ phải chịu trách nhiệm về tất cả những việc đó. Những gì bạn có thể làm là khiến họ trò chuyện với mình hiệu quả hơn bằng những kỹ năng giao tiếp. Lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau và kiểm soát được tình huống, phát triển uy lực bản thân hơn là làm xấu đi trong mắt nhau. Những nhà quản lý coi rằng cần phải “cho ai đó một trận nên thân” thì mới có tác dụng, thường luôn tự lừa dối chính mình, và ẩn đằng sau đó là ham muốn quyền lực bệnh hoạn. Đó là sách lược cổ lỗ rồi. Bạn có thể lựa chọn và hành xử như những con người văn minh, cứ để họ tự nhiên ném đá nhau và đu cây đi.
NÉ TRÁNH TRÁCH NHIỆM
Trốn tránh trách nhiệm hoặc công việc bằng cách giả vờ ta đây phải làm việc quá sức hoặc phải đang nỗ lực hết mình.
Bạn có thấy rằng, rất ít khi tìm được ai đó không bận rộn? Phần lớn chúng ta cảm thấy giá trị bản thân tăng lên khi được giao cho nhiều việc. Những nhân viên nhàn rỗi nên coi chừng!
Vài người trong số chúng ta có phong cách làm việc né tránh trách nhiệm, họ thấy cần phải luôn luôn được làm việc ở nhịp độ nhanh, khi mọi việc chậm lại, họ cảm thấy như đang cống hiến ít đi, không kể đến chất lượng và kết quả đầu ra. Cách này không phải là kế bẩn mà chỉ là tâm lý làm việc cần được đánh giá đúng, thấu hiểu và thông cảm.
Tuy nhiên, có vài người cố ý dựng nên sự bận rộn để không phải chịu trách nhiệm phụ trách hoặc phải nhận những công tác khó nhằn. Họ lượn quanh văn phòng, điện thoại lúc nào cũng dính chặt lấy tai, luôn mồm kêu bận, quá tải hay áp lực, và thường ôm một đống giấy tờ trong tay cứ như thể bàn họ bị lụt trong tài liệu vậy. Sức lực họ đổ ra để tránh việc thường tạo nên một cơn lốc hoạt động nhưng thực tế lại chẳng mang lại lợi ích gì cho cả đội hay cho công ty, và mỉa mai thay, cho chính cả họ nữa.
Những tay chơi trò này tin rằng họ gây ấn tượng với người khác bằng mức độ cống hiến và sự chăm chỉ làm việc. Đôi lúc, họ đúng và nhà quản lý cũng bị lừa. Trò này thường được tung ra như một kế sách giúp họ trốn việc và tránh bị phản đối.
Nên cẩn thận khi gặp một biến thể của “Né tránh trách nhiệm” khi sếp lớn nào đó kêu rằng mình quá bận, chẳng qua là lấy cớ đó làm tấm bình phong che thông điệp thật sự: “Tôi chẳng quan tâm gì đến cái đề xuất của cậu đâu.” Biến thể này cũng gần giống “Tiếp tục nghiên cứu đi!” ở Chương 2.
Gốc rễ của trò này thường bắt nguồn ngay từ bước đầu sự nghiệp của những kẻ xấu chơi. Họ nhận thấy, hành xử như vậy giúp họ tránh được những rắc rối và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Họ có cảm tưởng bản thân mình quan trọng và ít ra cũng tự coi mình đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tổ chức.
Trong tình huống đầu chương, khi giám đốc điều hành ướm lời với Lewis, ông ta đã gặp ngay lời biện hộ để trốn tránh trách nhiệm điển hình. Y viện ngay lý do bận rộn nghe có vẻ chính đáng để từ chối nhận thêm công việc. Trên thực tế, y thấy công việc đó là mối đe dọa với sự nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cũng ngờ rằng Lewis thực chất chỉ lượn lờ quanh văn phòng mà thôi, y bóng bẩy nhưng thực việc không hề có.
Tất nhiên, vẫn còn những người bận rộn thật sự. Thuốc giải dưới đây sẽ giúp bạn sàng lọc những ưu tiên hoặc công nhận là họ thực sự rất bận.
KẾ BẨN NÀY ĐE DỌA GÌ ĐẾN TỔ CHỨC
Cảnh báo về lợi nhuận – điều này đe dọa thế nào tới lợi ích của tổ chức?
Điều cốt yếu là khi có những nhân viên chơi trò trốn tránh trách nhiệm này nghĩa là công ty đang có những nhân viên làm việc kém hiệu quả, hoặc lười biếng, những người nên được giao phó thêm trách nhiệm hoặc thúc đẩy nhiều hơn nữa. Chuyện này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng, công suất và hiệu quả kinh doanh của công ty, như vậy sẽ làm thiệt hại nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và lợi nhuận.
Độ mẫn cảm của tổ chức – công ty sẽ điêu đứng ra sao với những hành vi này?
Hầu như chẳng có công ty nào mà không có nhân viên không bày trò này hết.
Đe dọa văn hóa – điều này ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và tinh thần nhân viên như thế nào?
Nếu bạn mong muốn xây dựng một văn hóa công ty đề cao cam kết “có thể làm – sẽ làm”, bạn cần phải chỉ mặt vạch tên trò bẩn này ngay. Đe dọa văn hóa là ở chỗ, nếu trò bẩn này lan rộng ra, thì một việc dù đơn giản cũng giống như hái sao trên trời vậy.
Tỷ lệ rủi ro của kẻ chơi bẩn – mức độ rủi ro và khả năng bị vạch trần là bao nhiêu?
Rủi ro bạn có khả năng gặp phải phụ thuộc vào số người thực sự có năng suất làm việc cao xung quanh bạn. Nếu hành vi của bạn chệch với số đông, bạn phải đối mặt với hình phạt nặng nề khi trót bày trò. Không chỉ thành tích của bạn không được đếm xỉa mà bạn còn sẽ thấy, sự tôn trọng người ta dành cho bạn càng ngày càng ít đi nếu bạn bày trò này càng nhiều thêm.
Cảnh báo về an nguy cho nạn nhân – nạn nhân có thể gặp phải những rủi ro nào khi kế bẩn được tung ra?
Dù khá bực mình, nhưng hãy tin rằng những kẻ chơi trò né tránh trách nhiệm rất dễ bị bắt thóp nếu bạn theo đơn thuốc dưới đây. Nếu không kiểm tra, bạn sẽ bắt đầu nao núng trong chính màn biểu diễn của mình khi đấu tranh chống lại những cản trở, và cán cân công việc – cuộc sống của bạn cũng bắt đầu dao động do bạn có thêm nhiều việc để làm.
THUỐC GIẢI CHO KẾ BẨN SỐ 15
Bước đầu tiên là bạn phải hiểu động cơ của những kẻ chơi trò này. Bạn cần xác định họ giở thủ đoạn này ra là để làm bạn cảm thấy tồi tệ, hay để trốn việc hoặc trốn tránh trách nhiệm, hoặc là một sách lược từ chối. Lời khuyên sau sẽ giúp bạn bất kể đó có phải là kế bẩn hay không.
Cảm thấy tồi tệ
Để nhận ra động cơ, bạn cần cảnh giác trước những điều họ nói. Liệu họ có bận thật không hay chỉ là thấy trước nguy cơ bị nhận thêm việc từ bạn, hay họ bày trò để mong được bạn giúp. Khía cạnh đánh đố ở đây là, họ không thèm nhờ giúp mà có vẻ như cố tình để bạn phải làm những gì họ muốn.
Thuốc giải cho “độc dược” này quá dễ. Với tư cách một con người, bạn phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình, do đó, bạn có thể quyết định sẽ không bị lôi kéo vào những xúc cảm tiêu cực như cảm thấy tội lỗi, lúng túng, thiếu hiệu quả, v.v… Chúng tôi khuyên bạn nên luyện tập lập trường mục tiêu này. Khi đã quyết định, hãy giúp họ bằng những gợi ý chứ không phải ôm việc vào mình hay chuyển cho người khác. Điều này cho họ thấy bạn không bị lừa, những câu hỏi sẽ giúp họ hình dung về việc làm chung với bạn trong tương lai như thế nào.
Trốn việc hoặc né trách nhiệm
Nếu bạn nghi ngờ sự trốn tránh chính là động cơ đằng sau kế bẩn này, cách bạn xử lý phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn với kẻ ra đòn. Nếu bạn có quyền trực tiếp với cá nhân đó, bạn phải chịu một phần trách nhiệm khi họ quá bận. Trong trường hợp này, bạn cần tiếp cận với tư cách một huấn luyện viên và một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Nếu quyền uy ngang nhau, hợp tác chung thường vẫn là lựa chọn tốt nhất cho đến khi bạn thăng quan tiến chức. Có thể tình huống khó khăn ở đây là khi bạn bị lép vế hơn kẻ đang chơi bẩn kia. Trong trường hợp đó, chúng tôi khuyên bạn nên hành động sao cho thể hiện được sự tôn trọng nhưng cũng phải cứng rắn.
Khi bạn muốn công việc được thực hiện và người ta đáp trả bạn rằng: “Tôi có hàng núi việc phải làm đây…”, bạn cần phải chất vấn ngay. Hãy tham khảo những câu hỏi dưới đây và chọn ra những câu phù hợp nhất với mối quan hệ của bạn. Cách bạn hỏi cũng phụ thuộc vào vị thế của bạn nữa, bởi vậy, phải thể hiện sao cho phù hợp:
NHỮNG CÂU HỎI CHO NGƯỜI “BẬN RỘN”
Nếu bạn là người có quyền hơn…
– Với mỗi mục tiêu của mình, anh đã có những tiến bộ gì?
– Anh phân chia thời gian cho công việc thế nào?
– Chính xác thì anh phải làm những gì?
– Anh đánh giá kết quả đầu ra của mình thế nào?
– Chính xác thì hôm nay (tuần này/tháng này) anh đã đạt được những gì?
– Anh cảm thấy thế nào về khối lượng công việc của mình?
– Anh cảm thấy thế nào về những bước tiến mình đạt được?
– Cái gì ngốn thời gian của anh nhiều nhất?
– Ưu tiên thực sự mà anh cần tập trung vào là gì?
Nếu quyền lực cân bằng…
– Sao anh lại bận thế?
– Nếu vậy thì việc này sẽ đối nghịch với những ưu tiên khác của anh thế nào?
– Điều gì ngăn anh làm việc này ngay lúc này?
– Việc đó giúp cho kế hoạch dài hạn của anh như thế nào?
– Anh được hưởng lợi như thế nào khi đưa việc này lên ưu tiên hàng đầu?
– Ai ngăn cản anh làm việc này?
– Anh sẽ phải ngừng việc gì lại để toàn tâm toàn ý cho việc này?
Nếu bạn lép vế hơn…
– Việc này khớp với những ưu tiên khác của anh như thế nào?
– Anh cần gì ở tôi để có thể lập kế hoạch làm việc này?
– Tôi có thể giúp anh làm việc này dễ dàng hơn ra sao?
– Khi nào thì anh có thể bắt tay vào làm?
– Còn lý do nào khác khi từ chối việc này không?
– Có phải là anh không muốn nhận thêm trách việc/công việc phải không?
Bạn không cần phải hoàn thành nhiệm vụ truy vấn của mình chỉ trong một lần gặp gỡ. Bạn có thể quay lại và hỏi nhiều lần. Trả lời cho những câu hỏi trên, và tất cả những thông tin mà bạn cho là thích đáng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình cảnh kẻ chơi bẩn (hoặc người bận rộn thật sự) đang phải đối mặt. Ngoài ra, chúng cũng trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết để phát triển khả năng gây ảnh hưởng của bạn tới họ trong tương lai.
Khi người ta không thực sự quan tâm
Biến thể cuối cùng đáng được đề cập ở đây chính là biến thể của trò trốn tránh trách nhiệm, đó là khi bạn nghi họ bày ra để che đậy suy nghĩ thực của họ. Thường thì họ tin rằng những việc bạn yêu cầu không đáng để bận tâm, hoặc là những việc tốn thời gian và năng lượng của họ. Khi họ chơi trò này là họ đang nói dối và rất gần với trò “Tiếp tục nghiên cứu đi! ở Chương 2. Hãy xem lại phần thuốc giải cho trò bẩn đó và điều chỉnh sao cho phù hợp với trò này. Vài câu hỏi thêm dưới đây có thể giúp bạn:
– Tại sao chuyện này không được anh ưu tiên?
– Anh mất gì nếu không đưa việc này vào hạng ưu tiên hàng đầu?
– Anh có nghĩ tôi nên bỏ thời gian vào việc đó?
– Anh không chắc về điều gì trong những điều tôi yêu cầu?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên đây sẽ nói cho bạn rất nhiều về con người này và cách thức làm việc họ ưa thích. Dựa trên những bài thuốc giải chúng tôi đã điều chế cho bạn, chúng tôi nghĩ rằng, giờ đây, bạn đã cứng cáp hơn nhiều rồi.
Mẹo vặt
QUYẾN RŨ, TÁC PHONG TỐT VÀ TÔN TRỌNG
Bạn không thể giải thích về cách phái Gian hùng ứng xử hay trả lời khi đang đối đầu với những mưu hèn kế bẩn của họ. Tất cả mọi người đều có quyền có suy nghĩ, cảm xúc và cách ứng xử riêng, và họ phải chịu trách nhiệm về tất cả những việc đó. Những gì bạn có thể làm là khiến họ trò chuyện với mình hiệu quả hơn bằng những kỹ năng giao tiếp. Lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau và kiểm soát được tình huống, phát triển uy lực bản thân hơn là làm xấu đi trong mắt nhau. Những nhà quản lý coi rằng cần phải “cho ai đó một trận nên thân” thì mới có tác dụng, thường luôn tự lừa dối chính mình, và ẩn đằng sau đó là ham muốn quyền lực bệnh hoạn. Đó là sách lược cổ lỗ rồi. Bạn có thể lựa chọn và hành xử như những con người văn minh, cứ để họ tự nhiên ném đá nhau và đu cây đi.