BÍ QUYẾT 45: Tổng hợp lại rõ ràng các điểm chính ở phần trước và giới thiệu sơ lược chủ đề của phần tiếp theo trong đoạn chuyển ý
Hãy tưởng tượng rằng bạn đã lên kế hoạch hoàn hảo cho một đứa trẻ từ khi thai nghén cho đến khi nó trở thành một tiểu thuyết gia tầm cỡ. Bạn bắt đầu bằng việc dàn xếp một cuộc hôn nhân giữa hai nhà trí thức, có thể là những nhân vật có ảnh hưởng tại một trường đại học lớn. Nên nếu may mắn, đứa con của họ sẽ bắt đầu biết đọc từ khi mới hai tuổi. Bạn sẽ nuôi dưỡng con bé với hàng chồng tác phẩm văn học Tây phương trải từ Shakespeare, Locke rồi đến Hemingway. Và có thể khi lên bảy, con bé sẽ bắt đầu sáng tác dựa trên tình tiết, bối cảnh và các nhân vật trong những câu chuyện mà nó thích đọc.
Đây là phần mở đầu cho câu chuyện của một tác giả người Nigeria, Chimamanda Adichie, một câu chuyện được chính cô tiết lộ trong phần diễn thuyết tại chương trình TEDGlobal 2009. Bảng 6.1 sẽ khái quát toàn bộ bài phát biểu của cô với ý tưởng đáng lan tỏa sau: “Hãy từ bỏ lối kể một câu chuyện duy nhất về các nhóm người, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn và chấp nhận sự đa dạng của mỗi cá nhân.” Nói cách khác, bài diễn thuyết của cô là lời cảnh tỉnh mọi người hãy từ bỏ các khuôn mẫu đơn nhất vốn cách ly con người khỏi các mối quan hệ cá nhân và xã hội tích cực. Theo lời cô: “Một câu chuyện đơn nhất sẽ tạo ra các khuôn mẫu, và vấn đề của khuôn mẫu không phải là chúng không đúng, mà chúng không đầy đủ. Chúng biến câu chuyện đó trở thành một câu chuyện duy nhất.”
BẢNG 6.1. Dàn ý bài diễn thuyết The Danger of a Single Story (tạm dịch: Mối nguy hiểm từ một câu chuyện duy nhất) của Chimamanda Adichie trên TED
Trong suốt bài diễn thuyết của mình, Adichie đã đưa chúng ta theo hành trình của cô từ một tuổi thơ nghiền ngẫm văn học cổ điển phương Tây, rồi khám phá ra các tác giả người Phi cho đến kinh nghiệm tại trường đại học Mỹ, và cuối cùng là một chuyến đi đến Mexico. Một trong những khía cạnh ấn tượng nhất của bài phát biểu là cách cô nhắc lại các điểm chính ở phần trước và giới thiệu sơ lược chủ đề của phần tiếp theo trong các đoạn chuyển ý. Trong một bài diễn thuyết 18 phút trên TED, mỗi phần có thể kéo dài đến 5 phút. Trong trường hợp này, bạn cần tóm tắt từng phần với các ý khơi lại câu chuyện đã kể hoặc sự kiện đã tiết lộ.
Trong phần A của bài diễn thuyết, Chimamanda thổ lộ chính cô đã trở thành nạn nhân của câu chuyện duy nhất về cách viết sách. Mặc dù sống ở Nigeria, nhưng cô lại viết về các nhân vật người da trắng, mắt, xanh, chơi đùa trong tuyết và ăn táo, trong khi cô và bạn bè người Phi của mình chỉ chơi dưới ánh mặt trời và ăn xoài. Cô đã chuyển tiếp vào Phần B bằng đoạn khơi lại và giới thiệu khéo léo sau:
(Đoạn chuyển ý tổng kết lại) Tôi nghĩ điều này chứng tỏ rằng chúng ta nhạy cảm và dễ bị tác động thế nào khi đối diện với một câu chuyện, đặc biệt khi chúng ta còn bé. Do tất cả những gì tôi đọc là những cuốn sách có nhân vật là người nước ngoài, nên theo lẽ tự nhiên, tôi dần tin tưởng rằng sách vở phải có người nước ngoài trong đó, và phải viết về những thứ mà cá nhân tôi không nhận diện được. [ngừng lại]
(Đoạn chuyển ý giới thiệu) Giờ thì mọi thứ đã thay đổi khi tôi khám phá ra những cuốn sách của tác giả người Phi. Chúng không có nhiều, và cũng không dễ kiếm như những cuốn sách nước ngoài.
Lưu ý rằng đoạn chuyển ý tổng kết của cô đã khẳng định lại rõ ràng điều cần nhớ trong phần trước của bài nói chuyện – đó là mọi người, đặc biệt là trẻ em, rất dễ bị tác động bởi những câu chuyện chúng ta tiếp thu. Do phạm vi tập trung của con người có hạn, nên người nghe thường rơi vào ba nhóm: những người lúc tập trung, lúc lo ra khi bạn trình bày và thường mất dấu bạn, những người có lắng nghe nhưng không đủ thời gian thấm nhuần những gì bạn vừa nói và một số ít người may mắn có nghe và nắm bắt được thông điệp của bạn. Mọi người sẽ cảm kích nếu bạn tóm tắt luận điểm mình vừa đưa ra.
Cũng xin lưu ý rằng đoạn chuyển ý tổng kết càng rõ ràng bao nhiêu thì đoạn chuyển ý giới thiệu sơ lại càng tinh tế bấy nhiêu. Adichie đã mang đến cho khán giả cảm giác rằng sáng tác của cô sẽ thay đổi khi cô được tiếp xúc với sách của các tác giả người Phi. Tuy nhiên, giống như bất kỳ người kể chuyện tài tình nào, cô chỉ mớm cho khán giả vừa đủ thông tin để khơi gợi hứng thú của họ đối với phần tiếp theo của cuộc hành trình.
BÍ QUYẾT 46: Cung cấp chỉ dấu rõ ràng bằng lời nói và hình ảnh trực quan rằng bạn đang chuyển ý
Trong đoạn chuyển ý trên, Chimamanda Adichie đã hồi tưởng lại toàn cảnh bằng cách phác họa các nét chính trong câu chuyện và sự kiện cô vừa chia sẻ trong trải nghiệm lớn lên cùng văn học Anh. Cô đã ngừng lại trước khi đưa ra đoạn chuyển ý giới thiệu sơ: “Giờ thì mọi thứ đã thay đổi …” Việc ngừng lại ít nhất hai hoặc ba giây sẽ giúp ích rất nhiều cho khán giả của bạn. Trước tiên, nó cho họ thời gian nắm bắt ý chính rõ ràng của phần trước. Thứ hai, người nghe có thể xếp ý đó vào suy luận logic tổng thể mà bạn đang vạch ra trong bài diễn thuyết. Thứ ba, một khoảng ngắt nghỉ dài là gợi ý rõ ràng và lịch sự cho thấy bạn đang chuyển sang một phần mới. Thứ tư, và có lẽ là quan trọng nhất, đó là người nghe có thể tận dụng khoảng lặng đó để liên hệ điều bạn vừa nói với kinh nghiệm cá nhân của họ.
Adichie trình bày đoạn chuyển ý với giọng điệu trò chuyện nhẹ nhàng hơn so với giọng điệu nhiệt huyết được cô sử dụng trong các phần chính của thân bài. Bước chuyển ý của cô rất tinh tế và mượt mà, đồng thời báo hiệu rõ ràng cho khán giả rằng cô sẽ chứng minh văn học châu Phi đối lập thế nào với văn học Anh và Mỹ.
Ngoài những gợi ý bằng lời, bao gồm các khoảng ngắt nghỉ và thay đổi giọng điệu, diễn giả cũng có thể sử dụng các chỉ dấu trực quan để báo hiệu họ sắp chuyển ý. Chỉ dấu hiệu quả và dễ nhận ra nhất chính là di chuyển đến một vị trí khác trên sân khấu. Cũng như nhiều tác giả sách hư cấu khác trên TED, Adichie đứng sau một chiếc bục và sử dụng các ghi chú; điều này không may đã giới hạn khả năng tận dụng cử chỉ như một dấu hiệu chuyển ý. Vì thế, cô đã ngụ ý rõ mình sắp chuyển sang phần kế tiếp bằng cách nhìn xuống các ghi chú của mình.
BÍ QUYẾT 47: Định hướng cho khán giả về vấn đề bạn đang trình bày trong tiến trình diễn thuyết
Hãy tưởng tượng bạn đang xây một ngôi nhà. Đầu tiên, bạn phải học cách đặt móng vững chắc trước khi dựng tường và lợp mái. Công trình đầu tiên của bạn có thể khá xiêu vẹo với các trụ đỡ phơi ra vụng về. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng tòa nhà sẽ đứng vững. Khi tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sẽ học được cách để hướng hình thức theo chức năng. Bạn học được cách giấu đi các phần cấu trúc khi muốn chúng không lộ ra và cách phơi bày chúng khi muốn chúng nổi bật. Bạn có thể tuân theo phong cách thể hiện “xương và da” của Ludwig Mies van der Rohe, kiến trúc sư tối giản thế kỷ XX, hoặc áp dụng phong cách liên tục và phân chiết trong bảo tàng Guggenheim Bilbao của kiến trúc sư Frank Gehry.
Hành trình của diễn giả rất giống hành trình của các kiến trúc sư hiện đại. Một trong những điều đầu tiên diễn giả học được về cách tổ chức một bài diễn thuyết chính là xây dựng nền tảng bằng cách tạo ra một bộ khung – điều này đồng nghĩa bạn sẽ cho người nghe biết mình sắp trình bày những gì với họ, trình bày những điều đó rồi nhắc lại một lần nữa những gì bạn vừa nói. Các diễn giả non kinh nghiệm thường hiểu lời khuyên này theo đúng nghĩa đen một cách máy móc. Họ sẽ phát biểu với diễn tiến như sau:
(Mở đầu) Tại sao một số loại trái cây có thể chữa lành cơ thể bạn trong khi những loại khác lại khiến bạn béo lên? Trong mười phút tới đây, bạn sẽ bước ra khỏi khỏi căn phòng này với một danh sách các loại quả siêu việt được chứng minh sẽ giúp bạn tăng thêm hàng năm tuổi thọ.
-
(Đoạn chuyển ý tổng kết) Ba loại quả tốt cho sức khỏe đó là dâu Acai, cẩu kỷ tử (dâu Goji) và quả lựu.
-
(Đoạn chuyển ý giới thiệu sơ) Hãy cùng khám phá những lợi ích cho sức khỏe từ loại quả siêu việt đầu tiên – dâu Acai…
So với các bài phát biểu thiếu kết cấu, thì đây là một khởi đầu rất vững chắc. Khán giả biết chính xác người nói định đi đến đâu, và họ sắp được thuyết phục rằng vì sao họ sẽ thực sự có một cuộc sống tốt đẹp và lâu dài hơn nếu ăn ba loại quả này. Tất nhiên, vấn đề chính là kết cấu then chốt của bài phát biểu được thể hiện quá lộ liễu. Bí quyết để nâng tầm diễn thuyết trong trường hợp này là hãy thêm một đoạn chuyển ý gây tò mò vào vốn tiết mục của bạn.
Hãy xem xét phần chuyển ý trong bài trình bày mẫu về các loại quả siêu việt trên đây. Diễn giả tưởng tượng của chúng ta đã đưa ra quá nhiều thông tin khi tiết lộ tên ba loại quả siêu việt ngay lập tức. Phương pháp hay hơn là hãy đưa ra một tuyên bố hoặc đặt một câu hỏi khiến người nghe vừa phải động não, vừa muốn biết thêm thông tin. Ví dụ: “Sẽ thế nào nếu bạn biết có ba loại quả siêu việt giúp kéo dài cuộc sống năng động và khỏe mạnh của bạn thêm mười năm nữa? Sẽ thế nào nếu bạn biết rằng các loại quả này vừa dễ tìm, vừa dễ bổ sung vào thực đơn sáng, trưa hoặc tối?” Những câu hỏi này vẫn mở màn cho khán giả nghe về ba loại quả cần thêm vào danh sách đi chợ của họ. Nó cũng gợi tò mò để khán giả giữ được sự quan tâm khi từng loại quả được tiết lộ. Cuối cùng, nó mở ra cánh cửa để bạn chứng minh rằng các loại quả này thực sự có khả năng giúp tất cả sống lâu hơn.
Những đoạn chuyển ý tuyệt vời sẽ tổng kết lại rõ ràng phần trước và giới thiệu sơ lược phần tiếp theo một cách tinh tế. Chúng cũng cho người nghe những giây phút quý báu để sắp xếp những gì bạn vừa chia sẻ và đặt trong bối cảnh của toàn bộ lập luận thuyết phục của bạn, đồng thời liên hệ bài nói chuyện của bạn với kinh nghiệm cá nhân của họ.
Chúng ta đã tìm hiểu xong phần mở đầu và chuyển ý. Chương tiếp theo sẽ tập trung vào kỹ năng cốt yếu nhằm kết thúc bài diễn thuyết của bạn sao cho khán giả chịu suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác đi sau khi nghe ý tưởng đáng lan tỏa của bạn.
BÍ QUYẾT 45: Tổng hợp lại rõ ràng các điểm chính ở phần trước và giới thiệu sơ lược chủ đề của phần tiếp theo trong đoạn chuyển ý
Hãy tưởng tượng rằng bạn đã lên kế hoạch hoàn hảo cho một đứa trẻ từ khi thai nghén cho đến khi nó trở thành một tiểu thuyết gia tầm cỡ. Bạn bắt đầu bằng việc dàn xếp một cuộc hôn nhân giữa hai nhà trí thức, có thể là những nhân vật có ảnh hưởng tại một trường đại học lớn. Nên nếu may mắn, đứa con của họ sẽ bắt đầu biết đọc từ khi mới hai tuổi. Bạn sẽ nuôi dưỡng con bé với hàng chồng tác phẩm văn học Tây phương trải từ Shakespeare, Locke rồi đến Hemingway. Và có thể khi lên bảy, con bé sẽ bắt đầu sáng tác dựa trên tình tiết, bối cảnh và các nhân vật trong những câu chuyện mà nó thích đọc.
Đây là phần mở đầu cho câu chuyện của một tác giả người Nigeria, Chimamanda Adichie, một câu chuyện được chính cô tiết lộ trong phần diễn thuyết tại chương trình TEDGlobal 2009. Bảng 6.1 sẽ khái quát toàn bộ bài phát biểu của cô với ý tưởng đáng lan tỏa sau: “Hãy từ bỏ lối kể một câu chuyện duy nhất về các nhóm người, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn và chấp nhận sự đa dạng của mỗi cá nhân.” Nói cách khác, bài diễn thuyết của cô là lời cảnh tỉnh mọi người hãy từ bỏ các khuôn mẫu đơn nhất vốn cách ly con người khỏi các mối quan hệ cá nhân và xã hội tích cực. Theo lời cô: “Một câu chuyện đơn nhất sẽ tạo ra các khuôn mẫu, và vấn đề của khuôn mẫu không phải là chúng không đúng, mà chúng không đầy đủ. Chúng biến câu chuyện đó trở thành một câu chuyện duy nhất.”
BẢNG 6.1. Dàn ý bài diễn thuyết The Danger of a Single Story (tạm dịch: Mối nguy hiểm từ một câu chuyện duy nhất) của Chimamanda Adichie trên TED
Trong suốt bài diễn thuyết của mình, Adichie đã đưa chúng ta theo hành trình của cô từ một tuổi thơ nghiền ngẫm văn học cổ điển phương Tây, rồi khám phá ra các tác giả người Phi cho đến kinh nghiệm tại trường đại học Mỹ, và cuối cùng là một chuyến đi đến Mexico. Một trong những khía cạnh ấn tượng nhất của bài phát biểu là cách cô nhắc lại các điểm chính ở phần trước và giới thiệu sơ lược chủ đề của phần tiếp theo trong các đoạn chuyển ý. Trong một bài diễn thuyết 18 phút trên TED, mỗi phần có thể kéo dài đến 5 phút. Trong trường hợp này, bạn cần tóm tắt từng phần với các ý khơi lại câu chuyện đã kể hoặc sự kiện đã tiết lộ.
Trong phần A của bài diễn thuyết, Chimamanda thổ lộ chính cô đã trở thành nạn nhân của câu chuyện duy nhất về cách viết sách. Mặc dù sống ở Nigeria, nhưng cô lại viết về các nhân vật người da trắng, mắt, xanh, chơi đùa trong tuyết và ăn táo, trong khi cô và bạn bè người Phi của mình chỉ chơi dưới ánh mặt trời và ăn xoài. Cô đã chuyển tiếp vào Phần B bằng đoạn khơi lại và giới thiệu khéo léo sau:
(Đoạn chuyển ý tổng kết lại) Tôi nghĩ điều này chứng tỏ rằng chúng ta nhạy cảm và dễ bị tác động thế nào khi đối diện với một câu chuyện, đặc biệt khi chúng ta còn bé. Do tất cả những gì tôi đọc là những cuốn sách có nhân vật là người nước ngoài, nên theo lẽ tự nhiên, tôi dần tin tưởng rằng sách vở phải có người nước ngoài trong đó, và phải viết về những thứ mà cá nhân tôi không nhận diện được. [ngừng lại]
(Đoạn chuyển ý giới thiệu) Giờ thì mọi thứ đã thay đổi khi tôi khám phá ra những cuốn sách của tác giả người Phi. Chúng không có nhiều, và cũng không dễ kiếm như những cuốn sách nước ngoài.
Lưu ý rằng đoạn chuyển ý tổng kết của cô đã khẳng định lại rõ ràng điều cần nhớ trong phần trước của bài nói chuyện – đó là mọi người, đặc biệt là trẻ em, rất dễ bị tác động bởi những câu chuyện chúng ta tiếp thu. Do phạm vi tập trung của con người có hạn, nên người nghe thường rơi vào ba nhóm: những người lúc tập trung, lúc lo ra khi bạn trình bày và thường mất dấu bạn, những người có lắng nghe nhưng không đủ thời gian thấm nhuần những gì bạn vừa nói và một số ít người may mắn có nghe và nắm bắt được thông điệp của bạn. Mọi người sẽ cảm kích nếu bạn tóm tắt luận điểm mình vừa đưa ra.
Cũng xin lưu ý rằng đoạn chuyển ý tổng kết càng rõ ràng bao nhiêu thì đoạn chuyển ý giới thiệu sơ lại càng tinh tế bấy nhiêu. Adichie đã mang đến cho khán giả cảm giác rằng sáng tác của cô sẽ thay đổi khi cô được tiếp xúc với sách của các tác giả người Phi. Tuy nhiên, giống như bất kỳ người kể chuyện tài tình nào, cô chỉ mớm cho khán giả vừa đủ thông tin để khơi gợi hứng thú của họ đối với phần tiếp theo của cuộc hành trình.
Trong đoạn chuyển ý trên, Chimamanda Adichie đã hồi tưởng lại toàn cảnh bằng cách phác họa các nét chính trong câu chuyện và sự kiện cô vừa chia sẻ trong trải nghiệm lớn lên cùng văn học Anh. Cô đã ngừng lại trước khi đưa ra đoạn chuyển ý giới thiệu sơ: “Giờ thì mọi thứ đã thay đổi …” Việc ngừng lại ít nhất hai hoặc ba giây sẽ giúp ích rất nhiều cho khán giả của bạn. Trước tiên, nó cho họ thời gian nắm bắt ý chính rõ ràng của phần trước. Thứ hai, người nghe có thể xếp ý đó vào suy luận logic tổng thể mà bạn đang vạch ra trong bài diễn thuyết. Thứ ba, một khoảng ngắt nghỉ dài là gợi ý rõ ràng và lịch sự cho thấy bạn đang chuyển sang một phần mới. Thứ tư, và có lẽ là quan trọng nhất, đó là người nghe có thể tận dụng khoảng lặng đó để liên hệ điều bạn vừa nói với kinh nghiệm cá nhân của họ.
Adichie trình bày đoạn chuyển ý với giọng điệu trò chuyện nhẹ nhàng hơn so với giọng điệu nhiệt huyết được cô sử dụng trong các phần chính của thân bài. Bước chuyển ý của cô rất tinh tế và mượt mà, đồng thời báo hiệu rõ ràng cho khán giả rằng cô sẽ chứng minh văn học châu Phi đối lập thế nào với văn học Anh và Mỹ.
Ngoài những gợi ý bằng lời, bao gồm các khoảng ngắt nghỉ và thay đổi giọng điệu, diễn giả cũng có thể sử dụng các chỉ dấu trực quan để báo hiệu họ sắp chuyển ý. Chỉ dấu hiệu quả và dễ nhận ra nhất chính là di chuyển đến một vị trí khác trên sân khấu. Cũng như nhiều tác giả sách hư cấu khác trên TED, Adichie đứng sau một chiếc bục và sử dụng các ghi chú; điều này không may đã giới hạn khả năng tận dụng cử chỉ như một dấu hiệu chuyển ý. Vì thế, cô đã ngụ ý rõ mình sắp chuyển sang phần kế tiếp bằng cách nhìn xuống các ghi chú của mình.
Hãy tưởng tượng bạn đang xây một ngôi nhà. Đầu tiên, bạn phải học cách đặt móng vững chắc trước khi dựng tường và lợp mái. Công trình đầu tiên của bạn có thể khá xiêu vẹo với các trụ đỡ phơi ra vụng về. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng tòa nhà sẽ đứng vững. Khi tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sẽ học được cách để hướng hình thức theo chức năng. Bạn học được cách giấu đi các phần cấu trúc khi muốn chúng không lộ ra và cách phơi bày chúng khi muốn chúng nổi bật. Bạn có thể tuân theo phong cách thể hiện “xương và da” của Ludwig Mies van der Rohe, kiến trúc sư tối giản thế kỷ XX, hoặc áp dụng phong cách liên tục và phân chiết trong bảo tàng Guggenheim Bilbao của kiến trúc sư Frank Gehry.
Hành trình của diễn giả rất giống hành trình của các kiến trúc sư hiện đại. Một trong những điều đầu tiên diễn giả học được về cách tổ chức một bài diễn thuyết chính là xây dựng nền tảng bằng cách tạo ra một bộ khung – điều này đồng nghĩa bạn sẽ cho người nghe biết mình sắp trình bày những gì với họ, trình bày những điều đó rồi nhắc lại một lần nữa những gì bạn vừa nói. Các diễn giả non kinh nghiệm thường hiểu lời khuyên này theo đúng nghĩa đen một cách máy móc. Họ sẽ phát biểu với diễn tiến như sau:
(Mở đầu) Tại sao một số loại trái cây có thể chữa lành cơ thể bạn trong khi những loại khác lại khiến bạn béo lên? Trong mười phút tới đây, bạn sẽ bước ra khỏi khỏi căn phòng này với một danh sách các loại quả siêu việt được chứng minh sẽ giúp bạn tăng thêm hàng năm tuổi thọ.
(Đoạn chuyển ý tổng kết) Ba loại quả tốt cho sức khỏe đó là dâu Acai, cẩu kỷ tử (dâu Goji) và quả lựu.
(Đoạn chuyển ý giới thiệu sơ) Hãy cùng khám phá những lợi ích cho sức khỏe từ loại quả siêu việt đầu tiên – dâu Acai…
So với các bài phát biểu thiếu kết cấu, thì đây là một khởi đầu rất vững chắc. Khán giả biết chính xác người nói định đi đến đâu, và họ sắp được thuyết phục rằng vì sao họ sẽ thực sự có một cuộc sống tốt đẹp và lâu dài hơn nếu ăn ba loại quả này. Tất nhiên, vấn đề chính là kết cấu then chốt của bài phát biểu được thể hiện quá lộ liễu. Bí quyết để nâng tầm diễn thuyết trong trường hợp này là hãy thêm một đoạn chuyển ý gây tò mò vào vốn tiết mục của bạn.
Hãy xem xét phần chuyển ý trong bài trình bày mẫu về các loại quả siêu việt trên đây. Diễn giả tưởng tượng của chúng ta đã đưa ra quá nhiều thông tin khi tiết lộ tên ba loại quả siêu việt ngay lập tức. Phương pháp hay hơn là hãy đưa ra một tuyên bố hoặc đặt một câu hỏi khiến người nghe vừa phải động não, vừa muốn biết thêm thông tin. Ví dụ: “Sẽ thế nào nếu bạn biết có ba loại quả siêu việt giúp kéo dài cuộc sống năng động và khỏe mạnh của bạn thêm mười năm nữa? Sẽ thế nào nếu bạn biết rằng các loại quả này vừa dễ tìm, vừa dễ bổ sung vào thực đơn sáng, trưa hoặc tối?” Những câu hỏi này vẫn mở màn cho khán giả nghe về ba loại quả cần thêm vào danh sách đi chợ của họ. Nó cũng gợi tò mò để khán giả giữ được sự quan tâm khi từng loại quả được tiết lộ. Cuối cùng, nó mở ra cánh cửa để bạn chứng minh rằng các loại quả này thực sự có khả năng giúp tất cả sống lâu hơn.
Những đoạn chuyển ý tuyệt vời sẽ tổng kết lại rõ ràng phần trước và giới thiệu sơ lược phần tiếp theo một cách tinh tế. Chúng cũng cho người nghe những giây phút quý báu để sắp xếp những gì bạn vừa chia sẻ và đặt trong bối cảnh của toàn bộ lập luận thuyết phục của bạn, đồng thời liên hệ bài nói chuyện của bạn với kinh nghiệm cá nhân của họ.
Chúng ta đã tìm hiểu xong phần mở đầu và chuyển ý. Chương tiếp theo sẽ tập trung vào kỹ năng cốt yếu nhằm kết thúc bài diễn thuyết của bạn sao cho khán giả chịu suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác đi sau khi nghe ý tưởng đáng lan tỏa của bạn.