BÍ QUYẾT 32: Gói gọn ý tưởng đáng lan tỏa vào một khẩu hiệu có sức lan tỏa
Trong bài diễn thuyết tại chương trình TEDxPugetSound, Simon Sinek đã chia sẻ một phát hiện mà anh khám phá được vài năm trước. Anh đã tìm ra mối liên kết chung giải thích tại sao một số nhà lãnh đạo và công ty thành công trong khi số khác lại thất bại. May mắn thay, anh đã không giữ điều này cho riêng mình; vì xét cho cùng, sứ mệnh của cuộc đời anh là “truyền cảm hứng cho mọi người để họ có thể làm những việc truyền cảm hứng cho họ”.
Bí mật mà Simon chia sẻ rộng rãi với thế giới được thể hiện trong khái niệm Vòng tròn Hoàng kim(12). Simon đã xây dựng một tình huống rất thuyết phục rằng các cá nhân và công ty bình thường luôn bắt đầu từ những điều họ làm, và nếu chúng ta gặp may, họ sẽ chia sẻ chút ít rằng họ đã làm việc đó như thế nào. Ngược lại, các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và công ty kiệt xuất lại chia sẻ lý do họ làm điều đó trước tiên, sau đó mới chia sẻ cách làm và để dành phần “làm gì” đến cuối cùng. Một trong những ví dụ yêu thích của Sinek là Công ty Máy tính Apple. Lý do hành động của Apple là nhằm động viên các cá nhân của họ thách thức nguyên trạng. Cách thức của Apple là xây dựng các trải nghiệm thể lý cũng như trải nghiệm kỹ thuật số tuyệt vời với chi phí phải chăng cho đối tượng tiêu dùng chủ đạo. Điều Apple làm là sản xuất ra những chiếc máy tính và điện thoại thông minh với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc phong phú.
Khái niệm của Simon không mới; nó là nền tảng cho kiểu tuyên bố sứ mệnh rất thịnh hành trong nhiều thập kỷ trước đó. Nhưng anh đã thổi luồng sinh khí mới vào một khái niệm cũ và truyền cảm hứng cho hàng triệu người bằng cách truyền đạt thông điệp của mình khác đi qua những câu chuyện mới mẻ. Nước đi xuất sắc đầu tiên của Simon là gói gọn khái niệm này vào một khẩu hiệu thanh thoát – Vòng tròn Hoàng kim. Hãy nghĩ đến một tấm bia tập bắn cung với câu hỏi “làm gì” ở vòng tròn ngoài cùng, “như thế nào” ở vòng tròn giữa, và “tại sao” ở vòng tròn trung tâm. Những người truyền đạt tài ba là những người biết đi từ trong ra ngoài.
Mặc dù Vòng tròn Hoàng kim là cụm từ được chọn rất khéo, nhưng nó không có sức lan tỏa rộng khắp. Hãy tưởng tượng có ai đó tiến đến chỗ bạn và nói: “Này, cậu có muốn biết bí quyết để thành công trong kinh doanh và cuộc sống không?” Và khi bạn sẵn sàng lĩnh hội trí khôn muôn đời, thì người đó lại nói: “Đơn giản thôi. Đó là Vòng tròn Hoàng kim!” Chắc hẳn bạn sẽ rất thất vọng. Nếu không được giải thích sâu hơn, Vòng tròn Hoàng kim chỉ là cụm từ vô nghĩa. Nó không kêu gọi bạn hành động hoặc thay đổi quan điểm của bạn.
Tuy nhiên, Sinek đã sử dụng một “chiêu” mới trong bài diễn thuyết trên TED (xem Bảng 4.1 dưới đây). Anh đã gói gọn khái niệm của mình trong một khẩu hiệu không thể nào quên: “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao.” Tiện đây cũng xin nói, khẩu hiệu này chính là tựa đề của một cuốn sách bán chạy do tờ New York Times bầu chọn, với nội dung mở rộng thêm chủ đề bài diễn thuyết của Sinek trên TED. Khẩu hiệu này sẽ chỉ rõ những gì bạn cần làm ngay để trở thành một nhà lãnh đạo giàu cảm hứng.
BẢNG 4.1. Dàn ý bài diễn thuyết Start with why (tạm dịch: Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao) của Simon Sinek trên TED
BÍ QUYẾT 33: Lập khẩu hiệu từ 3 đến 12 từ
Điều gì làm nên một khẩu hiệu tuyệt vời? Một trong số đó là nó phải ngắn gọn. Tốt nhất là chỉ gồm 3 từ, nhưng bạn vẫn có thể tạo ấn tượng với một khẩu hiệu dài đến 12 từ. Trong bài diễn thuyết của mình, Simon thực ra đã sử dụng ba câu khẩu hiệu. Câu đầu tiên khá dài: “Mọi người không tin những gì bạn làm; họ chỉ tin lý do bạn làm điều đó.” Khẩu hiệu thứ hai của anh chỉ có 6 từ: “[Hãy bán, thuê và thu hút] những ai tin điều bạn tin.” Và dĩ nhiên câu dễ nhớ nhất là “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao” (Start with why) – khẩu hiệu này chỉ có ba từ, và là câu rút gọn cô đọng của khẩu hiệu: “Hãy khuyến khích các nhà lãnh đạo bắt đầu bằng lý do hành động [sau đó mới chia sẻ cách thức và cuối cùng là tiết lộ điều họ làm], để họ có thể truyền cảm hứng cho người khác.”
Phương pháp này hiệu quả trong mọi lĩnh vực phát biểu trước công chúng, bao gồm cả chính trị. Điều này khiến ta nhớ đến Tổng thống Obama, bởi đây là công thức được vận dụng cách đặt khẩu hiệu dễ nhớ của ông, như “Hy vọng và thay đổi” (Hope and change), “Hãy thông qua luật này” (Pass this bill), “Chúng ta không thể ngồi đợi” (We can’t wait), “Đúng thế, chúng ta có thể” (Yes, we can).
BÍ QUYẾT 34: Lập khẩu hiệu tập trung vào hành động để người nghe biết phải làm gì
Đặc tính quyết định thứ hai của các câu khẩu hiệu dễ nhớ là chúng đưa ra một lời kêu gọi hành động rõ ràng. Nhiều câu khẩu hiệu, bao gồm cả câu “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao”, đều bắt đầu bằng một động từ. Tuy khá rập khuôn trong những hoàn cảnh nhất định, nhưng các câu thần chú sau đều có chung cấu trúc: “Hãy theo đuổi hạnh phúc của bạn”, “Hãy nắm lấy thời cơ” và “Hãy nói sự thật”.
Các khẩu hiệu dù ngắn hay dài đều có thể tập trung vào hành động. Hãy xem xét câu khẩu hiệu dài nhất của Simon: “Mọi người không tin những gì bạn làm; họ chỉ tin lý do bạn làm điều đó.” Tuy đối với một bộ phận khán giả, khẩu hiệu này có thể không tập trung vào hành động (như thế sẽ tốt hơn), nhưng cách diễn đạt này vẫn tạo ra một hình ảnh về con người hành động.
Khi bạn xây dựng một câu khẩu hiệu gồm hai phần, hãy luôn để hai phần đó tương phản hoàn toàn với nhau. Giống như trong chuyện cười, hãy đặt từ hoặc cụm từ làm điểm nhấn ở cuối. “Mọi người không tin những gì bạn làm” là mệnh đề phủ định gợi cho người nghe câu hỏi: “Nếu thế thì họ tin vào điều gì?” Và “Họ tin lý do bạn làm điều đó” sẽ đáp ứng nhu cầu cần biết câu trả lời của người nghe ngay tức thì. Nếu Simon nói: “Mọi người tin lý do bạn làm; nhưng họ không tin điều bạn làm”, câu nói của anh sẽ không tạo được âm hưởng tương tự.
BÍ QUYẾT 35: Lập khẩu hiệu có vần điệu
Nhận xét của Sinek: “Mọi người không tin những gì bạn làm” có cùng đặc tính quan trọng thứ ba giống như những cú đánh mạnh. Chúng có chất du dương – thường mang vần điệu – giúp người nghe dễ nhớ. Để thực sự hiểu được “đặc tính” vần điệu cụ thể đó, chúng ta phải có kiến thức sơ lược về ngữ pháp (Tôi hứa sẽ trình bày sao cho ít nhọc nhằn nhất có thể). Để tạo nên một cụm từ thánh thót, bạn có thể lặp lại một từ hoặc cụm từ ở phần đầu (phép lặp đầu) hoặc ở phần cuối của mệnh đề kế tiếp (phép lặp cuối). Dickens đã gợi cho độc giả của ông bằng phép lặp đầu trong truyện ngắn Tale of Two Cities (tạm dịch: Câu chuyện về hai thành phố):
Đó là thời khắc đẹp đẽ nhất, đó cũng là thời khắc tồi tệ nhất; đó là khi trí tuệ lên ngôi, đó cũng là khi sự ngu dốt lấn lướt; đó là kỷ nguyên của niềm tin, đó cũng là kỷ nguyên của sự ngờ vực; đó là thời khắc của Ánh sáng, đó cũng là thời khắc của Bóng tối; đó là mùa xuân hy vọng, đó cũng là mùa đông tuyệt vọng; trước mắt ta có mọi thứ, trước mắt ta chẳng có gì; tất cả chúng ta sẽ lên Thiên đàng, tất cả chúng ta sẽ xuống Địa ngục – tóm lại, ngày ấy cũng giống như hôm nay, nơi những thế lực nhiễu nhương nhất cứ một mực khăng khăng đòi phải được công nhận, dù thiện hay ác, ở mức độ so sánh cực hạn mà thôi.
Để không bị cuốn đi, xin bạn hãy lưu ý một thực tế rằng hầu hết mọi người chỉ có thể thực sự nhớ được đoạn đầu tiên: “Đó là thời khắc đẹp nhất, cũng là thời khắc tệ nhất.” Câu này tuân theo quy luật từ 3 đến 12 từ mà bạn đã tìm hiểu ở trên. Nếu muốn cầu kỳ, hãy thử phép lặp symploce, một sự kết hợp giữa phép lặp đầu và lặp cuối. Nói đơn giản, phép lặp symploce là sự lặp lại những từ hoặc cụm từ ở cả phần đầu và phần cuối của các mệnh đề tiếp theo (thường là khác nhau). Tuy nhiên, khẩu hiệu của Simon Sinek: “Mọi người không tin những gì bạn làm; họ chỉ tin lý do bạn làm điều đó” còn áp dụng một vũ khí tu từ nữa – phép traductio. Đây đơn giản là sự lặp lại cùng một từ ở các phần khác nhau trong câu.
Nếu cảm thấy quá ngợp trước những nguyên tắc trên, bạn chỉ cần tận dụng những câu có sẵn và gieo vần điệu cho khẩu hiệu của mình.
BÍ QUYẾT 36: Lặp lại câu khẩu hiệu ít nhất ba lần
Một khẩu hiệu tốt sẽ cô đọng lại ý tưởng đáng lan tỏa của bạn một cách ngắn gọn, tập trung vào hành động và giàu vần điệu. Do đó, bạn sẽ muốn khắc sâu nó vào tâm trí người nghe bằng cách lặp lại ít nhất ba lần. Hầu hết các diễn giả thường tuyên bố khẩu hiệu của mình ở phần đầu, phần giữa và phần cuối bài diễn thuyết.
Simon Sinek đã lặp lại hai câu khẩu hiệu dài hơn của mình hơn sáu lần mỗi câu. Cũng cần lưu ý rằng Simon đã chia sẻ câu nói mạnh mẽ nhất của mình, câu nói khẳng định tên tuổi của anh – “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao” – chỉ đúng một lần, trong câu nói cuối cùng:
Và chính những người bắt đầu bằng câu hỏi tại sao mới có được khả năng truyền cảm hứng đến những người quanh họ hay tìm được người truyền cảm hứng cho họ.
Tôi có thể hình dung nếu Simon nhận ra cụm từ này lan truyền mạnh mẽ ra sao, hẳn anh đã lặp lại các khẩu hiệu khác ít hơn hoặc không lần nào, và thay vào đó sử dụng khẩu hiệu “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao” từ sáu đến bảy lần.
Với một thông điệp duy nhất, thuyết phục, tập trung thống nhất và được gói gọn trong một khẩu hiệu có sức lan tỏa mạnh mẽ, bạn sẽ bước vào hàng ngũ các diễn giả ưu tú hơn. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ chuyển sang phần xây dựng bài diễn thuyết.
BÍ QUYẾT 32: Gói gọn ý tưởng đáng lan tỏa vào một khẩu hiệu có sức lan tỏa
Trong bài diễn thuyết tại chương trình TEDxPugetSound, Simon Sinek đã chia sẻ một phát hiện mà anh khám phá được vài năm trước. Anh đã tìm ra mối liên kết chung giải thích tại sao một số nhà lãnh đạo và công ty thành công trong khi số khác lại thất bại. May mắn thay, anh đã không giữ điều này cho riêng mình; vì xét cho cùng, sứ mệnh của cuộc đời anh là “truyền cảm hứng cho mọi người để họ có thể làm những việc truyền cảm hứng cho họ”.
Bí mật mà Simon chia sẻ rộng rãi với thế giới được thể hiện trong khái niệm Vòng tròn Hoàng kim(12). Simon đã xây dựng một tình huống rất thuyết phục rằng các cá nhân và công ty bình thường luôn bắt đầu từ những điều họ làm, và nếu chúng ta gặp may, họ sẽ chia sẻ chút ít rằng họ đã làm việc đó như thế nào. Ngược lại, các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và công ty kiệt xuất lại chia sẻ lý do họ làm điều đó trước tiên, sau đó mới chia sẻ cách làm và để dành phần “làm gì” đến cuối cùng. Một trong những ví dụ yêu thích của Sinek là Công ty Máy tính Apple. Lý do hành động của Apple là nhằm động viên các cá nhân của họ thách thức nguyên trạng. Cách thức của Apple là xây dựng các trải nghiệm thể lý cũng như trải nghiệm kỹ thuật số tuyệt vời với chi phí phải chăng cho đối tượng tiêu dùng chủ đạo. Điều Apple làm là sản xuất ra những chiếc máy tính và điện thoại thông minh với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc phong phú.
Khái niệm của Simon không mới; nó là nền tảng cho kiểu tuyên bố sứ mệnh rất thịnh hành trong nhiều thập kỷ trước đó. Nhưng anh đã thổi luồng sinh khí mới vào một khái niệm cũ và truyền cảm hứng cho hàng triệu người bằng cách truyền đạt thông điệp của mình khác đi qua những câu chuyện mới mẻ. Nước đi xuất sắc đầu tiên của Simon là gói gọn khái niệm này vào một khẩu hiệu thanh thoát – Vòng tròn Hoàng kim. Hãy nghĩ đến một tấm bia tập bắn cung với câu hỏi “làm gì” ở vòng tròn ngoài cùng, “như thế nào” ở vòng tròn giữa, và “tại sao” ở vòng tròn trung tâm. Những người truyền đạt tài ba là những người biết đi từ trong ra ngoài.
Mặc dù Vòng tròn Hoàng kim là cụm từ được chọn rất khéo, nhưng nó không có sức lan tỏa rộng khắp. Hãy tưởng tượng có ai đó tiến đến chỗ bạn và nói: “Này, cậu có muốn biết bí quyết để thành công trong kinh doanh và cuộc sống không?” Và khi bạn sẵn sàng lĩnh hội trí khôn muôn đời, thì người đó lại nói: “Đơn giản thôi. Đó là Vòng tròn Hoàng kim!” Chắc hẳn bạn sẽ rất thất vọng. Nếu không được giải thích sâu hơn, Vòng tròn Hoàng kim chỉ là cụm từ vô nghĩa. Nó không kêu gọi bạn hành động hoặc thay đổi quan điểm của bạn.
Tuy nhiên, Sinek đã sử dụng một “chiêu” mới trong bài diễn thuyết trên TED (xem Bảng 4.1 dưới đây). Anh đã gói gọn khái niệm của mình trong một khẩu hiệu không thể nào quên: “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao.” Tiện đây cũng xin nói, khẩu hiệu này chính là tựa đề của một cuốn sách bán chạy do tờ New York Times bầu chọn, với nội dung mở rộng thêm chủ đề bài diễn thuyết của Sinek trên TED. Khẩu hiệu này sẽ chỉ rõ những gì bạn cần làm ngay để trở thành một nhà lãnh đạo giàu cảm hứng.
BẢNG 4.1. Dàn ý bài diễn thuyết Start with why (tạm dịch: Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao) của Simon Sinek trên TED
Điều gì làm nên một khẩu hiệu tuyệt vời? Một trong số đó là nó phải ngắn gọn. Tốt nhất là chỉ gồm 3 từ, nhưng bạn vẫn có thể tạo ấn tượng với một khẩu hiệu dài đến 12 từ. Trong bài diễn thuyết của mình, Simon thực ra đã sử dụng ba câu khẩu hiệu. Câu đầu tiên khá dài: “Mọi người không tin những gì bạn làm; họ chỉ tin lý do bạn làm điều đó.” Khẩu hiệu thứ hai của anh chỉ có 6 từ: “[Hãy bán, thuê và thu hút] những ai tin điều bạn tin.” Và dĩ nhiên câu dễ nhớ nhất là “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao” (Start with why) – khẩu hiệu này chỉ có ba từ, và là câu rút gọn cô đọng của khẩu hiệu: “Hãy khuyến khích các nhà lãnh đạo bắt đầu bằng lý do hành động [sau đó mới chia sẻ cách thức và cuối cùng là tiết lộ điều họ làm], để họ có thể truyền cảm hứng cho người khác.”
Phương pháp này hiệu quả trong mọi lĩnh vực phát biểu trước công chúng, bao gồm cả chính trị. Điều này khiến ta nhớ đến Tổng thống Obama, bởi đây là công thức được vận dụng cách đặt khẩu hiệu dễ nhớ của ông, như “Hy vọng và thay đổi” (Hope and change), “Hãy thông qua luật này” (Pass this bill), “Chúng ta không thể ngồi đợi” (We can’t wait), “Đúng thế, chúng ta có thể” (Yes, we can).
Đặc tính quyết định thứ hai của các câu khẩu hiệu dễ nhớ là chúng đưa ra một lời kêu gọi hành động rõ ràng. Nhiều câu khẩu hiệu, bao gồm cả câu “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao”, đều bắt đầu bằng một động từ. Tuy khá rập khuôn trong những hoàn cảnh nhất định, nhưng các câu thần chú sau đều có chung cấu trúc: “Hãy theo đuổi hạnh phúc của bạn”, “Hãy nắm lấy thời cơ” và “Hãy nói sự thật”.
Các khẩu hiệu dù ngắn hay dài đều có thể tập trung vào hành động. Hãy xem xét câu khẩu hiệu dài nhất của Simon: “Mọi người không tin những gì bạn làm; họ chỉ tin lý do bạn làm điều đó.” Tuy đối với một bộ phận khán giả, khẩu hiệu này có thể không tập trung vào hành động (như thế sẽ tốt hơn), nhưng cách diễn đạt này vẫn tạo ra một hình ảnh về con người hành động.
Khi bạn xây dựng một câu khẩu hiệu gồm hai phần, hãy luôn để hai phần đó tương phản hoàn toàn với nhau. Giống như trong chuyện cười, hãy đặt từ hoặc cụm từ làm điểm nhấn ở cuối. “Mọi người không tin những gì bạn làm” là mệnh đề phủ định gợi cho người nghe câu hỏi: “Nếu thế thì họ tin vào điều gì?” Và “Họ tin lý do bạn làm điều đó” sẽ đáp ứng nhu cầu cần biết câu trả lời của người nghe ngay tức thì. Nếu Simon nói: “Mọi người tin lý do bạn làm; nhưng họ không tin điều bạn làm”, câu nói của anh sẽ không tạo được âm hưởng tương tự.
Nhận xét của Sinek: “Mọi người không tin những gì bạn làm” có cùng đặc tính quan trọng thứ ba giống như những cú đánh mạnh. Chúng có chất du dương – thường mang vần điệu – giúp người nghe dễ nhớ. Để thực sự hiểu được “đặc tính” vần điệu cụ thể đó, chúng ta phải có kiến thức sơ lược về ngữ pháp (Tôi hứa sẽ trình bày sao cho ít nhọc nhằn nhất có thể). Để tạo nên một cụm từ thánh thót, bạn có thể lặp lại một từ hoặc cụm từ ở phần đầu (phép lặp đầu) hoặc ở phần cuối của mệnh đề kế tiếp (phép lặp cuối). Dickens đã gợi cho độc giả của ông bằng phép lặp đầu trong truyện ngắn Tale of Two Cities (tạm dịch: Câu chuyện về hai thành phố):
Đó là thời khắc đẹp đẽ nhất, đó cũng là thời khắc tồi tệ nhất; đó là khi trí tuệ lên ngôi, đó cũng là khi sự ngu dốt lấn lướt; đó là kỷ nguyên của niềm tin, đó cũng là kỷ nguyên của sự ngờ vực; đó là thời khắc của Ánh sáng, đó cũng là thời khắc của Bóng tối; đó là mùa xuân hy vọng, đó cũng là mùa đông tuyệt vọng; trước mắt ta có mọi thứ, trước mắt ta chẳng có gì; tất cả chúng ta sẽ lên Thiên đàng, tất cả chúng ta sẽ xuống Địa ngục – tóm lại, ngày ấy cũng giống như hôm nay, nơi những thế lực nhiễu nhương nhất cứ một mực khăng khăng đòi phải được công nhận, dù thiện hay ác, ở mức độ so sánh cực hạn mà thôi.
Để không bị cuốn đi, xin bạn hãy lưu ý một thực tế rằng hầu hết mọi người chỉ có thể thực sự nhớ được đoạn đầu tiên: “Đó là thời khắc đẹp nhất, cũng là thời khắc tệ nhất.” Câu này tuân theo quy luật từ 3 đến 12 từ mà bạn đã tìm hiểu ở trên. Nếu muốn cầu kỳ, hãy thử phép lặp symploce, một sự kết hợp giữa phép lặp đầu và lặp cuối. Nói đơn giản, phép lặp symploce là sự lặp lại những từ hoặc cụm từ ở cả phần đầu và phần cuối của các mệnh đề tiếp theo (thường là khác nhau). Tuy nhiên, khẩu hiệu của Simon Sinek: “Mọi người không tin những gì bạn làm; họ chỉ tin lý do bạn làm điều đó” còn áp dụng một vũ khí tu từ nữa – phép traductio. Đây đơn giản là sự lặp lại cùng một từ ở các phần khác nhau trong câu.
Nếu cảm thấy quá ngợp trước những nguyên tắc trên, bạn chỉ cần tận dụng những câu có sẵn và gieo vần điệu cho khẩu hiệu của mình.
Một khẩu hiệu tốt sẽ cô đọng lại ý tưởng đáng lan tỏa của bạn một cách ngắn gọn, tập trung vào hành động và giàu vần điệu. Do đó, bạn sẽ muốn khắc sâu nó vào tâm trí người nghe bằng cách lặp lại ít nhất ba lần. Hầu hết các diễn giả thường tuyên bố khẩu hiệu của mình ở phần đầu, phần giữa và phần cuối bài diễn thuyết.
Simon Sinek đã lặp lại hai câu khẩu hiệu dài hơn của mình hơn sáu lần mỗi câu. Cũng cần lưu ý rằng Simon đã chia sẻ câu nói mạnh mẽ nhất của mình, câu nói khẳng định tên tuổi của anh – “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao” – chỉ đúng một lần, trong câu nói cuối cùng:
Và chính những người bắt đầu bằng câu hỏi tại sao mới có được khả năng truyền cảm hứng đến những người quanh họ hay tìm được người truyền cảm hứng cho họ.
Tôi có thể hình dung nếu Simon nhận ra cụm từ này lan truyền mạnh mẽ ra sao, hẳn anh đã lặp lại các khẩu hiệu khác ít hơn hoặc không lần nào, và thay vào đó sử dụng khẩu hiệu “Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao” từ sáu đến bảy lần.
Với một thông điệp duy nhất, thuyết phục, tập trung thống nhất và được gói gọn trong một khẩu hiệu có sức lan tỏa mạnh mẽ, bạn sẽ bước vào hàng ngũ các diễn giả ưu tú hơn. Tiếp sau đây, chúng ta sẽ chuyển sang phần xây dựng bài diễn thuyết.