Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hùng Biện Kiểu Ted

Chương 5: Mở Đầu Bài Diễn Thuyết

Tác giả: Jeremey Donovan

BÍ QUYẾT 37: Thu hút và dẫn dắt khán giả vào phần mở đầu

Trong các bài viết, kết cấu là nguồn lực giải phóng sự sáng tạo chứ không giới hạn ràng buộc. Điều này thể hiện rất rõ ở nhịp 5-7-5 trong thể thơ haiku(13) và sonnet 14 câu, tất thảy đều làm tăng thêm vẻ đẹp và sự phong phú vô tận. Tôi cảm thấy hiện tượng tương tự cũng ứng với nghệ thuật diễn thuyết. Một bài diễn thuyết luôn cần một phần mở đầu, phần thân và phần kết thật rõ ràng. Và nghệ thuật nằm ở cách thức người diễn thuyết lấp đầy bức sơn dầu đó.

Hãy nhớ rằng ngay phút đầu tiên hoặc thứ hai, hay thậm chí 10 hoặc 20 giây đầu trong bài phát biểu của bạn chính là lúc sự hào hứng của khán giả lên cao nhất, và sẽ không thể cao hơn nữa vì khán giả của bạn, từng người từng người một, sẽ dần phân tâm bởi vô số thứ linh tinh trong tâm trí họ. Các kỹ thuật nêu dưới đây sẽ thỏa mãn danh sách các mục tiêu bạn cần đạt được trong phần giới thiệu của mình:

  • Nhanh chóng lôi kéo khán giả bằng cách tuyên bố hoặc ngụ ý những lợi ích họ sẽ nhận được khi chú ý đến những gì bạn trình bày. Những lợi ích hấp dẫn nhất sẽ cung cấp cho người nghe thông tin về các vấn đề hệ trọng với họ, và giúp họ khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn hoặc thành công hơn;

  • Xây dựng mối ràng buộc cảm xúc với khán giả. Những ràng buộc này có thể được hình thành bằng nhiều cách, nhưng mở màn bằng sự chân thực và bộc lộ khuyết điểm là cách hiệu nghiệm nhất;

  • Đem lại tiếng cười;

  • Làm rõ chủ đề và xây dựng hoặc tiết lộ luôn ý tưởng đáng lan tỏa của bạn;

  • Giúp khán giả cảm được kết cấu của bài diễn thuyết. Thay vì đưa ra một góc nhìn tổng quan hoàn chỉnh, hãy để các khán giả tự biết những dấu hiệu nào sẽ báo hiệu các bước chuyển ý và họ nên trông chờ bao nhiêu dấu hiệu như thế để nắm được tiến trình. Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi sẽ trả lời ba câu hỏi mình nhận được nhiều nhất về việc trở thành một nhà cổ sinh vật học.”

BÍ QUYẾT 38: Bắt đầu bằng một đoạn dẫn khi sức sống trong bài phát biểu không hợp với sức sống trong khán phòng

Cứ mười lần, sẽ có đến chín lần bạn muốn đi ngay vào bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn cần làm một điều gì đó khác biệt, và bất kể bạn lựa chọn xuất phát điểm ra sao, nó cũng phải phù hợp hoàn toàn với sức sống bạn cảm nhận được trong khán phòng. Các diễn giả đẳng cấp thế giới cố gắng tái hiện lại sức sống này từ phần mở đầu của họ, sau đó dẫn dắt khán giả vào một hành trình đầy cảm xúc ở phần còn lại. Tuy nhiên, đôi lúc do quá căng thẳng hoặc quá nhạt nhòa, diễn giả sẽ cần đến một đoạn dẫn. Trong văn chương và kịch nghệ, lời dẫn luôn cung cấp những chi tiết tối quan trọng – đó là câu chuyện hậu trường về các nhân vật và bối cảnh cần thiết để khán giả nắm bắt tình tiết nhanh nhất.

Tôi đoán rằng khi Ngài Ken Robinson truyền tải bài thuyết trình về cải cách giáo dục trên TED, khán giả đã rất sốt ruột sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày ngồi nghe biết bao diễn giả trình bày tại Hội nghị TED năm 2006. Thậm chí việc được truyền cảm hứng không ngừng nghỉ cũng có thể khiến ta mệt mỏi. Rốt cuộc, ông đã phải đối mặt với một khán phòng đầy sự căng thẳng. Vậy nên ông đã sử dụng lời dẫn hài hước sau để “xả van” tâm lý. Nếu bạn định truyền tải một bài nói chuyện hài hước, điều tối quan trọng là bạn phải tạo được tiếng cười phù hợp với bối cảnh trong 30 giây đầu tiên để xốc lại tinh thần cho khán giả. Nhưng Ken Robinson chỉ cần chưa đến 10 giây:

Chào buổi sáng. Mọi người khỏe cả chứ? Các bạn đang cảm thấy rất tuyệt, đúng không nào? Chứ tôi thì bị mọi thứ thổi bay cả rồi đây. Mà thật ra tôi cũng sắp đi. [Cười] Có ba chủ đề (phải không nhỉ) xuyên suốt hội thảo lần này có liên quan đến những gì tôi muốn nói. Thứ nhất là bằng chứng phi thường về trí sáng tạo của con người trong tất cả các bài thuyết trình mà chúng ta đã được nghe và từ tất cả mọi người đang ngồi đây. Chỉ riêng sự đa dạng và phạm vi của nó cũng đã đủ chứng minh. Thứ hai, trí sáng tạo sẽ đặt chúng ta vào một tình thế mà ta không tài nào biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, và không tài nào biết được nó sẽ diễn ra như thế nào…

Robinson không chỉ vận dụng sự hài hước mà còn sử dụng một kỹ thuật khác để kết nối với khán giả của mình – gọi là “mở đầu khơi lại”. Thông thường, ta sẽ bắt gặp kỹ thuật khơi lại khi các diễn viên hài độc thoại(14) khép lại màn diễn của mình bằng cách nhắc lại một trò đùa hoặc chủ đề từng khiến khán giả cười chảy nước mắt. Phần mở đầu khơi lại trong một bài phát biểu quan trọng sẽ cung cấp mối liên kết giữa nội dung của bạn với nội dung của các diễn giả trước.

Nếu trước bạn không có diễn giả nào, phần mở đầu khơi lại có thể nhắc đến các sự kiện hiện tại, những khán giả bạn vừa gặp trước khi lên sân khấu hoặc không khí trong khán phòng. Phần mở đầu khơi lại nên tạo cảm giác ngẫu hứng. Giống như trong bài phát biểu của Ngài Ken Robinson, phần mở đầu khơi lại nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân người nghe, từ đó khiến họ cảm thấy mình đặc biệt và bài nói chuyện mà bạn sắp trình bày là dành riêng cho họ.

Ngài Ken Robinson đã sử dụng lời dẫn khi diễn thuyết để hòa nhịp với khán giả. Trong bài diễn thuyết trên TED của mình, ông đã đề cập đến một cuốn sách sắp ra mắt, dự kiến mang tên Epiphany (tạm dịch: Giác ngộ), dựa trên các cuộc phỏng vấn những người thành công đã khám phá ra tài năng của bản thân. Ba năm sau đó khi được phát hành, quyển sách cuối cùng đã được đặt tên The Element: How Finding Your Passion Changes Everything (tạm dịch: Nhân tố: Mọi thứ thay đổi ra sao khi ta tìm thấy đam mê). Cuốn sách cũng cho biết qua lý do tại sao Robinson đánh giá cao lời dẫn:

Khi tôi chìm trong cuộc vật lộn khám phá và trình bày ý tưởng với các nhóm khán giả, thời gian dường như trôi qua nhanh hơn và liên tục hơn. Tôi có thể đứng trong một khán phòng mười người, 20 người hay vài nghìn người, nhưng tất cả luôn như nhau. Trong năm hay mười phút đầu, tôi cảm nhận sức sống của căn phòng và thử mọi cách để bắt đúng “bước sóng” ở đó. Những phút đầu có thể tạo cảm giác khá chậm. Nhưng sau đó, khi tạo được kết nối, tôi đã trượt sang một tốc độ khác hẳn.

Ta có thể dùng cách dẫn nhập bằng sự im lặng kéo dài khi khán phòng hầu như không có sự căng thẳng nào. Bạn có thể dùng chiêu này khi chuẩn bị trình bày một bài diễn thuyết quan trọng và khán giả không biết điều gì sắp xảy đến. Tuy nhiên, nó hiếm khi xuất hiện đến mức tôi chưa bao giờ được chứng kiến trong một bài diễn thuyết trên TED – hầu hết các bài phát biểu đều có tiêu đề và phần mô tả để khán giả nhận thức rõ.

Tuy nhiên, tôi lại thấy kỹ thuật này được sử dụng trong các diễn đàn khác. Ed Tate, quán quân giải Vô địch Thế giới về Diễn thuyết trước Công chúng của Toastmasters năm 2000(15), là một bậc thầy trong kỹ thuật này. Là một người Mỹ gốc Phi, Ed đã mở đầu bằng một quãng im lặng kéo dài, trước khi trình bày câu chuyện cá nhân gây tác động mạnh mẽ về kinh nghiệm của ông khi là mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc.

Thực tế, ông đã đứng lặng và bất động suốt 10 giây trước khi thét lên lời nguyền rủa đối với nạn phân biệt chủng tộc. Nếu 10 giây có vẻ chẳng là bao đối với bạn, thì hãy thử làm thế trước một nhóm khán giả; đó sẽ là khoảng lặng vô tận và khó chịu đối với bạn lẫn khán giả. Đây cũng là phương thức tạo trạng thái căng thẳng tài tình nhất trong bộ công cụ của một diễn giả. Vậy nên, hãy sử dụng nó thật dè xẻn.

Một kỹ thuật dẫn dắt thú vị khác chính là yêu cầu khán giả hình dung họ đang trong một tình huống hoặc bối cảnh cụ thể. Điều này giúp cho bài nói của bạn tạo được sự liên hệ tức thì đến bản thân và cảm xúc của mỗi người nghe.

Trước khi chia sẻ câu chuyện về việc anh đã tìm hiểu cách cậu con trai mới sinh của mình học ngôn ngữ thế nào, Deb Roy, nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã mời khán giả trong chương trình TED2011 hình dung về cuộc sống trong một thí nghiệm xã hội mới mẻ (Bảng 5.1 là dàn ý của bài diễn thuyết này):

BẢNG 5.1. Dàn ý bài diễn thuyết The Birth of a Word (tạm dịch: Sự ra đời của từ ngữ) của Deb Roy trên TED

Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể ghi lại cuộc sống của mình – mọi điều bạn nói, mọi điều bạn làm đều có sẵn trong một bộ nhớ lưu trữ hoàn hảo nơi đầu ngón tay bạn, nhờ vậy bạn có thể quay lại tìm kiếm và làm sống lại những khoảnh khắc đáng nhớ, hoặc lướt qua các dấu ấn thời gian và khám phá những khuôn mẫu bạn chưa từng biết đến trong cuộc sống của mình. Vâng, đó chính xác là hành trình mà gia đình tôi đã bắt đầu từ năm năm rưỡi trước.

BÍ QUYẾT 39: Bắt đầu bằng một câu chuyện khi bài phát biểu của bạn xúc động và mang tính giải trí

Có vô số cách để bắt đầu một bài phát biểu, và tôi sẽ bàn chi tiết về ba cách mở đầu hấp dẫn nhất thường được các diễn giả trên TED sử dụng để thu hút khán giả. Trong đó, mở màn bằng một câu chuyện luôn là cách mở đầu thành công nhất.

Sau đây là phần hướng dẫn kết tinh lại những gì bạn cần biết về cách mở đầu bằng câu chuyện. Đầu tiên, câu chuyện của bạn phải nói về cá nhân. Hãy kể câu chuyện của chính bạn và chia sẻ những quan sát của cá nhân bạn. Biến người khác thành người hùng trong câu chuyện của bạn cũng là một ý hay. Thứ hai, hãy đảm bảo câu chuyện đó liên quan trực tiếp đến thông điệp cốt lõi của bạn. Thứ ba, thứ tư, và thứ năm là hãy khiến cho câu chuyện gây xúc động mạnh, tạo nhiều cảm giác và giàu tính đối thoại. Câu chuyện của bạn cần hết sức chi tiết để khán giả có thể cùng bạn làm sống lại nó.

Trong bài thuyết trình của mình trên TED, tác giả và chuyên gia về thành công Richard St. John đã cho thấy sức mạnh của việc sử dụng câu chuyện cá nhân cho phần mở đầu:

Đây thực ra là bài thuyết trình dài hai giờ đồng hồ của tôi trước các học sinh trung học đã được rút ngắn còn ba phút. Và tất cả bắt đầu từ ngày tôi đến tham dự TED trên một chuyến bay từ bảy năm về trước. Ngồi cạnh tôi là một học sinh trung học, một cô bé đang độ niên thiếu đến từ một gia đình nghèo khó. Cô bé muốn đạt được điều gì đó trong đời, và đã hỏi tôi một câu hỏi nhỏ đơn giản: “Điều gì dẫn đến thành công ạ?” Tôi thực sự cảm thấy rất buồn, bởi tôi không thể cho cháu một câu trả lời chắc chắn. Thế là tôi xuống máy bay và đến với TED. Và tôi nghĩ: “Trời ạ, mình đang đứng giữa một khán phòng đầy ắp những người thành công! Tại sao mình không hỏi họ điều gì đã giúp họ thành công và truyền lại nó cho các bạn trẻ?”

Bạn có hình dung được mình trên chiếc máy bay đó không? Bạn có quay đầu lại và nghe trộm khi cô bé có gia cảnh nghèo khó kia hỏi Richard về bí quyết để thành công không? Bạn có cảm nhận được nỗi thất vọng của Richard khi không thể đưa ra một câu trả lời đúng và sự sốt sắng sẵn sàng giúp đỡ các em nhỏ trong tương lai của anh không? Bên cạnh đó, nếu ích kỷ hơn một chút, liệu bạn có tò mò cực độ về chìa khóa dẫn đến thành công mà Richard St. John đã tìm ra hay không?

Hãy lưu ý rằng Richard St. John đang trình bày một bài diễn thuyết siêu ngắn trên TED, tức chỉ kéo dài ba phút so với thời lượng tối đa 18 phút. Nếu có thêm thời gian, hẳn anh đã thêm thắt nhiều chi tiết và đoạn đối thoại hơn. Tên của cô bé là gì? Trông cô như thế nào? Cuộc trò chuyện có vẻ khó xử giữa một em nhỏ không có người đi cùng và một doanh nhân trạc tứ tuần đã bắt đầu ra sao? Hãy chọn đúng lượng chi tiết cho khoảng thời gian được quy định, giống như những gì Richard đã làm.

Dàn ý bài diễn thuyết của Richard St. John được thể hiện trong Bảng 5.2. Bài phát biểu của Richard đã mang lại chút dư vị về nghiên cứu mở rộng của anh trên cả hai khía cạnh: thành tựu trong đời sống cá nhân và thành tựu trong sự nghiệp. Tôi khuyên bạn nên tìm đọc cuốn sách 8 to Be Great: The Eight Traits Successful People Have in Common (tạm dịch: 8 điều vĩ đại: 8 phẩm chất chung của những người thành công) của anh để nếm trải trọn vẹn nguyên lý sâu sắc mà anh rút ra từ nghiên cứu của mình.

BẢNG 5.2. Dàn ý bài diễn thuyết 8 Secrets of Success (tạm dịch: 8 bí quyết thành công) của Richard St. John trên TED

BÍ QUYẾT 40: Bắt đầu bằng một tuyên bố gây sốc để thúc đẩy phản ứng của khán giả

Xét về hiệu quả, vẫn còn hai cách mở đầu mạnh mẽ khác bên cạnh cách mở đầu bằng câu chuyện, và chúng cũng tạo hiệu ứng mạnh tương đương. Tôi sẽ bàn về tuyên bố gây sốc trước. Mặc dù các tuyên bố gây sốc đa phần dựa trên số liệu thống kê, nhưng chúng cũng thể hiện được những quan điểm mạnh mẽ thách thức suy nghĩ thông thường.

Điều quan trọng là quan điểm của bạn phải khơi gợi lên một loạt cảm xúc từ khán giả. Nếu bạn chia sẻ về “cái gì”, thì mọi người sẽ có nhu cầu mãnh liệt cần lấp đầy khoảng trống của các câu hỏi “tại sao”, “như thế nào”, “khi nào”“ở đâu”. Trong bài nói chuyện tại chương trình TED2010, Jamie Oliver, vị đầu bếp nổi tiếng và cũng là người ủng hộ chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em, đã sử dụng chính công thức này cho phần mở đầu của mình. Bảng 5.3 là dàn ý cho bài diễn thuyết của anh, bắt đầu bằng tuyên bố sau:

Đáng buồn thay, trong vòng 18 phút tới khi chúng ta trò chuyện với nhau, bốn người Mỹ đang sống sờ sờ sẽ chết vì thực phẩm mà họ ăn. Tôi là Jamie Oliver. Tôi 34 tuổi. Tôi đến từ Essex, nước Anh và trong bảy năm qua đã làm việc không mệt mỏi nhằm cứu lấy nhiều mạng người theo cách riêng của mình. Tôi không phải là một bác sĩ; tôi là một đầu bếp. Tôi không có các thiết bị y tế tối tân hay thuốc men. Tôi chỉ sử dụng thông tin và cách giáo dục. Tôi thật lòng tin tưởng rằng thực phẩm là thứ sức mạnh cốt yếu trong ngôi nhà của chúng ta, gắn kết chúng ta với những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

BẢNG 5.3. Dàn ý bài diễn thuyết Teach Every Child About Food (tạm dịch: Hãy dạy cho mỗi đứa trẻ về thực phẩm) của Jamie Oliver trên TED

Đầu bếp Oliver đã thu hút được sự chú ý của khán giả nhờ tiết lộ một sự thật gây sốc: rất nhiều người đang chết dần vì thực phẩm họ ăn. Và đó không phải là chuyện xảy ra cách đây nửa vòng trái đất, tại các nước đang phát triển mà ngay tại nước Mỹ. Hầu hết khán giả có lẽ đã tự hỏi liệu họ có sống sót qua bữa trưa hay không! Sức mạnh của số liệu thống kê gây sốc quả thực đã liên đới sâu sắc đến bản thân từng khán giả. Sống còn là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Jamie đã chạm đến một vấn đề nguyên thủy – sự sống và cái chết – và khiến khán giả của anh nín thở chờ đợi để tìm hiểu vì sao chuyện này lại xảy ra, và họ sẽ sống sót như thế nào.

BÍ QUYẾT 41: Mở đầu bằng một câu hỏi khiến khán giả phải suy nghĩ

Đặt một câu hỏi ấn tượng là cách thứ ba để mở đầu một bài phát biểu đáng tin cậy. Ví dụ, đáng ra Jamie Oliver có thể bắt đầu với câu hỏi: “Tại sao mỗi ngày lại có đến 320 người Mỹ bình thường như các bạn chết vì thực phẩm họ ăn?”

Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp đặt câu hỏi tạo ấn tượng mạnh, tôi khuyên bạn hãy sử dụng những câu hỏi “tại sao”“như thế nào”. Đến lúc này, “tại sao” vẫn là câu hỏi hấp dẫn nhất vì chúng đào sâu vào sự hiếu kỳ tự nhiên của chúng ta – tức khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh. Một khi đã biết được lý do các sự việc xảy ra, chúng ta rồi sẽ muốn biết cách thúc đẩy điều tốt và ngăn chặn điều xấu ra sao. Nếu lý do đó được ngụ ý hoặc mọi người đã hiểu rõ nó, bạn có thể mở đầu bằng câu hỏi “như thế nào”. Hãy xem xét thông điệp của Oliver một lần nữa. Anh cũng có thể dẫn dắt bằng câu hỏi: “Làm thế nào bạn ngăn ngừa được nguy cơ thiệt mạng vì thực phẩm mình ăn?”

Trong những đoạn mở đầu được dựng lại dưới dạng các câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” mà tôi xây dựng cho bài diễn thuyết của Jamie Oliver, chắc hẳn bạn đã nhận thấy tôi lén dùng từ bạn đôi ba lần. Từ nhiệm màu này biến một câu hỏi hay thành một câu hỏi xuất sắc, bằng cách đặt người nghe vào trạng thái tự xét mình. Bạn mong muốn họ suy nghĩ về bản thân và thế giới quanh họ.

Câu hỏi mà Simon Sinek nêu lên cũng chính là câu hỏi mở đầu mạnh mẽ tạo hiệu quả cao nhất trong mọi bài diễn thuyết trên TED tôi từng xem. Dưới đây là cách anh bắt đầu bài diễn thuyết của mình, và sau cùng đã cung cấp cho người nghe một bộ khung “bí quyết” để giúp họ trở thành một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, hoặc một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả:

Bạn giải thích thế nào khi mọi việc không diễn ra như chúng ta tưởng? Hoặc đúng hơn, bạn giải thích thế nào khi người khác có thể đạt được những điều dường như thách thức mọi giả định? Ví dụ: Tại sao Apple lại cách tân đến thế? Năm này qua năm khác, rồi năm khác, rồi lại năm khác nữa, họ luôn đổi mới hơn tất cả đối thủ cạnh tranh. Song, họ chỉ là một công ty máy tính. Họ cũng như bao công ty khác. Họ có khả năng tiếp cận các tài năng tương đương, có các đại lý tương đương, chuyên gia tư vấn tương đương và phương tiện truyền thông tương đương. Vậy tại sao họ lại trông như có gì đó khác biệt? Tại sao Martin Luther King lại trở thành thủ lĩnh của Phong trào Dân quyền? Ông không phải người duy nhất phải chịu khổ trong một nước Mỹ tiền-dân quyền. Và ông chắc chắn không phải là nhà hùng biện xuất sắc duy nhất trong thời kỳ đó. Vậy tại sao lại là ông? Và tại sao anh em nhà Wright có thể tìm ra lời giải cho một chiếc máy bay có người điều khiển trong khi chắc chắn còn có nhiều nhóm phát minh khác, những người có điều kiện tốt hơn, được tài trợ nhiều hơn nhưng lại không thực hiện được chuyến bay có người lái nào và để anh em nhà Wright đánh bại họ? Có thứ gì đó khác đã hiện diện ở đây.

Chỉ duy nhất một câu hỏi mở đầu là đủ. Nhưng thay vì thế, Sinek đã dồn dập tấn công khán giả của anh bằng một loạt câu hỏi “tại sao”. Cách tiếp cận này – tức một chuỗi câu hỏi “tại sao” kéo dài như trêu ngươi – cực kỳ hiệu quả, nhưng phải được vận dụng thật thận trọng. Để xâu chuỗi thành công nhiều câu hỏi với nhau trong phần mở đầu, chúng phải cùng hướng đến một câu trả lời. Tôi sẽ chỉ khiến bạn hoang mang khi mở đầu bài phát biểu bằng câu hỏi: “Tại sao bầu trời lại xanh? Tại sao đá lăn thì không đóng rêu? Và tại sao voi lại sợ chuột?”

Simon cũng lôi kéo khán giả của mình bằng cách khiêu khích họ bằng niềm vui khám phá những kiến thức thuộc hàng tuyệt mật:

Khoảng ba năm rưỡi trước, tôi đã có một khám phá. Và phát hiện này đã thay đổi sâu sắc quan điểm của tôi về điều tôi từng nghĩ là cách thức thế giới vận hành, và thậm chí còn thay đổi hoàn toàn cách thức mà tôi vận động trong đó. Hóa ra có một khuôn mẫu. Hóa ra, tất cả các nhà lãnh đạo và tổ chức tuyệt vời đang truyền cảm hứng khắp thế giới – bất kể đó là Apple, Martin Luther King hay anh em nhà Wright – đều suy nghĩ, hành động và truyền đạt theo cùng một cách thức. Và cách thức đó đi ngược lại hoàn toàn cách thức của mọi người. Tất cả những gì tôi làm là hệ thống hóa nó, và có lẽ đó là ý tưởng đơn giản nhất trên đời.

Điều quan trọng cần lưu ý là ngoài lôi kéo khán giả, phần giới thiệu của Simon còn thiết lập kết cấu ba phần cho bài phát biểu. Các khán giả biết họ sẽ được nghe về Công ty Máy tính Apple, anh em nhà Wright và Martin Luther King, Jr., rồi mọi thứ diễn ra đúng như thế.

Nhiều diễn giả thường sử dụng các phương pháp vụng về khi thông báo cho khán giả về những điều họ sắp được nghe trong bài diễn thuyết. Simon hẳn đã rơi vào cái bẫy này nếu anh nói: “Hôm nay, tôi sẽ kể với các bạn về Apple, về anh em nhà Wright và về Martin Luther King. Đầu tiên, chúng ta hãy nói về Apple …” Quá nhàm chán! Bằng cách lồng ý định của mình vào các câu hỏi, Simon đã áp dụng một phương pháp tinh tế hơn nhiều, và nếu khôn ngoan, các diễn giả khác sẽ học theo anh.

BÍ QUYẾT 42: Khép lại phần mở đầu bằng một tuyên bố lợi ích rõ ràng và vạch ra lộ trình cho bài diễn thuyết

Phần mở đầu của bạn phải khiến khán giả ngấm ngầm cân nhắc về lợi ích của bài diễn thuyết. Hãy khép lại nó bằng một lời hứa dứt khoát về những lợi ích khán giả sẽ nhận được, đồng thời lưu ý họ phải mất bao lâu mới có được chúng.

Với những lần phát biểu lâu nhất, sau khi áp dụng một trong ba cách mở đầu chuẩn, tôi thường tuyên bố: “Trong 45 phút tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với bạn ba bí quyết mang đến hạnh phúc.” Đó là một tuyên bố lợi ích khá ổn. “Tôi sẽ chia sẻ” nghe hay hơn nhiều so với “Tôi sẽ nói”. Tuy nhiên, cách tuyên bố này vẫn còn tồn tại hai vấn đề. Trước hết, nó tập trung vào diễn giả thay vì khán giả. Tuyên bố này tiết lộ những gì tôi sẽ làm, chứ không phải những gì bạn sẽ nhận được. Thứ hai, nó không tác động cụ thể lên các giác quan. Câu chốt của phần mở đầu nên cung cấp cho khán giả một hình ảnh ẩn dụ trực quan về cấu trúc của bài phát biểu. Áp dụng những bài học này, tôi sẽ sử dụng cấu trúc sau: “Sau 45 phút nữa, bạn sẽ bước ra khỏi đây với ba điểm ‘A’ hạnh phúc trong hành trang của mình.” Tuyên bố này đặt khán giả vào vị trí trung tâm vì nó gợi ý họ nên lắng nghe bài phát biểu của tôi để lấy ba điểm “A” kia, cùng với một hình ảnh định hướng hành động.

Các thuật nhớ, chẳng hạn như cụm từ viết tắt các chữ cái đầu hay các cấu trúc như “ba chữ A” là cách tuyệt vời để vạch ra lộ trình cần thiết cho người nghe. Hãy cưỡng lại sự ham muốn chia sẻ ý nghĩa đại diện của cụm viết tắt kia từ đầu bài nói chuyện. Niềm vui của khán giả nằm chính tại bài phát biểu được bạn vén mở dần.

Tôi đặc biệt thích con số 3 vì nó là con số dễ nhớ nhất. Bạn có thể đề ra ba bước, ba chủ đề, ba chiến lược, ba mẹo nhỏ, ba kỹ xảo, ba công cụ. Nếu còn nghi ngờ nguyên tắc chung này, hãy xem xét ví dụ sau. Nhờ Stephen Covey(16), giờ đây ai cũng biết rằng người thành công có bảy thói quen. Bạn có thể kể tên chúng không? Trong Kinh thánh có 10 Điều răn, và Tuyên ngôn Nhân quyền của Hiến pháp Hoa Kỳ có 10 Tu chính án. Jack Welch(17) truyền giảng về bốn chữ “E” trong lãnh đạo. Bạn kể tên chúng được chứ? Tôi nghĩ là được.

BÍ QUYẾT 43: Tránh xa những cách mở đầu sáo rỗng

Do có vô số cách khác nhau để mở đầu phần trình bày của mình, nên bạn cần biết qua một vài kiểu mở đầu tồi tệ để không phạm sai lầm của người đi trước. Tất nhiên, TED đã chọn lọc các video để chia sẻ lên trang TED.com. Nhưng điều bạn có thể không nhận thức được là các đoạn video đã được chỉnh sửa để loại bỏ những lỗi vấp và bất kỳ chi tiết nào gây khó xử, xúc phạm hoặc công kích. Do đó, tìm thấy một phần mở đầu khủng khiếp trên TED là điều không thể.

Tuy nhiên, có rất nhiều thứ tồi tệ ngoài kia để ta học hỏi và rút kinh nghiệm. Do đó, sau đây sẽ là danh sách những điều ta không nên làm:

  • Không nên mở đầu bằng câu trích lời một người nổi tiếng mà bạn chưa bao giờ gặp – cách này rất sáo rỗng ngay cả khi trích dẫn đó có liên quan;

  • Không nên mở đầu bằng một câu nói đùa, vì cùng lý do như trên;

  • Không mở đầu với bất cứ điều gì có thể gây khó chịu cho khán giả, dù là nhỏ nhất;

  • Không mở đầu với một đoạn tranh biếm họa Dilbert(18) – Chà, giá mà tôi nhận được một xu cho mỗi lần chứng kiến kiểu mở đầu này…;

  • Không mở đầu bằng câu “Cảm ơn …” – Nếu muốn cảm ơn khán giả, hãy để dành lời đó đến phút cuối.

  • Không mở đầu bằng câu “Trước khi tôi bắt đầu …” – vì bạn vừa bắt đầu đấy thôi.

BÍ QUYẾT 44: Tránh những mở đầu đòi hỏi sự tham gia của khán giả, trừ khi hoạt động đó liên quan mật thiết đến ý tưởng đáng lan tỏa của bạn

Còn có một hình thức mở đầu khác hầu như luôn là một ý tồi, đó là “hoạt động mở đầu”. Trên Internet, có một bài phát biểu hoành tráng được đăng lên một trang chia sẻ video về chủ đề “nhà lãnh đạo có sức hút”. Nội dung của bài phát biểu này cực kỳ có giá trị, và kỹ năng truyền tải của người thuyết trình cũng không chê vào đâu được. Song, tôi cực lực phản đối cách mở đầu của anh ta. Để làm nóng phần trình bày của mình, anh ta đã yêu cầu khán giả đứng lên, đặt tay lên tim, xoay người lại và bước lên trước một bước. Rồi anh ta bảo rằng nếu sếp của anh ta hỏi bài thuyết trình diễn ra như thế nào, anh ta có thể báo cáo rằng anh “đã khiến mọi người đứng trên đôi chân mình, chạm vào trái tim mình, quay đầu, và đi đúng hướng”. Đó là một mánh quảng cáo thông minh. Nhưng nếu quan sát khán giả thật kỹ, bạn sẽ thấy nhiều người tỏ vẻ như thể họ vừa nhận ra mình bị thao túng.

Nguyên tắc nào cũng có ngoại lệ. Nếu bạn có một hoạt động thể hiện được thông điệp cốt lõi của mình, thu hút khán giả và hoàn toàn chân thật, thì bạn có thể sử dụng nó hiệu quả. Sau đây là một ví dụ. Trong bài diễn thuyết trên chương trình TEDxFiDiWomen, Regena Thomashauer (còn gọi là Mama Gena) có mục tiêu cốt lõi là truyền cảm hứng cho nữ giới đón nhận niềm vui như một con đường dẫn đến quyền lực, đam mê, nhiệt huyết và sự sáng tạo. Mama Gena được ba người đàn ông kiệu lên sân khấu trong tiếng nhạc I Know You Want Me của Pitbull xập xình từ loa. Khi ba người đặt chị xuống, chị bắt đầu nhảy múa và hét vang: “Nào các bạn, hãy nhảy cùng tôi!!!” Khi máy quay hướng ra sau, bạn có thể thấy khán giả lập tức đứng lên và hòa theo điệu nhạc. Khi tiếng nhạc lắng xuống, chị nói:

Rất vui đúng không? Các bạn có thích không? Bạn có biết tôi đang làm gì không? Tôi đang đổ ngập cơ thể các bạn bằng oxit nitric! Các bạn có biết tại sao không? Vì bất cứ khi nào chúng ta trải nghiệm cảm giác hân hoan, cơ thể bạn sẽ đón nhận những hệ quả cực lớn. Chỉ với 30 vui vẻ, máu huyết của bạn sẽ bắt đầu tiếp nhận oxi và lưu thông. Oxit nitric sẽ được giải phóng và kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm cả beta-endorphin và prolactin.

Trong trường hợp này, quả thực có sự liên quan mật thiết tuyệt đối (100%) giữa hoạt động – nhảy múa – và thông điệp. Mama Gena đã thét lên niềm đam mê và mục đích của chị.

Khi đã hoàn tất phần mở đầu, bạn cần chuyển tiếp thật trôi chảy vào phần thân bài phát biểu. Chuyển ý sẽ là chủ đề của chương tiếp theo.

BÍ QUYẾT 37: Thu hút và dẫn dắt khán giả vào phần mở đầu

Trong các bài viết, kết cấu là nguồn lực giải phóng sự sáng tạo chứ không giới hạn ràng buộc. Điều này thể hiện rất rõ ở nhịp 5-7-5 trong thể thơ haiku(13) và sonnet 14 câu, tất thảy đều làm tăng thêm vẻ đẹp và sự phong phú vô tận. Tôi cảm thấy hiện tượng tương tự cũng ứng với nghệ thuật diễn thuyết. Một bài diễn thuyết luôn cần một phần mở đầu, phần thân và phần kết thật rõ ràng. Và nghệ thuật nằm ở cách thức người diễn thuyết lấp đầy bức sơn dầu đó.

Hãy nhớ rằng ngay phút đầu tiên hoặc thứ hai, hay thậm chí 10 hoặc 20 giây đầu trong bài phát biểu của bạn chính là lúc sự hào hứng của khán giả lên cao nhất, và sẽ không thể cao hơn nữa vì khán giả của bạn, từng người từng người một, sẽ dần phân tâm bởi vô số thứ linh tinh trong tâm trí họ. Các kỹ thuật nêu dưới đây sẽ thỏa mãn danh sách các mục tiêu bạn cần đạt được trong phần giới thiệu của mình:

Nhanh chóng lôi kéo khán giả bằng cách tuyên bố hoặc ngụ ý những lợi ích họ sẽ nhận được khi chú ý đến những gì bạn trình bày. Những lợi ích hấp dẫn nhất sẽ cung cấp cho người nghe thông tin về các vấn đề hệ trọng với họ, và giúp họ khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn hoặc thành công hơn;

Xây dựng mối ràng buộc cảm xúc với khán giả. Những ràng buộc này có thể được hình thành bằng nhiều cách, nhưng mở màn bằng sự chân thực và bộc lộ khuyết điểm là cách hiệu nghiệm nhất;

Đem lại tiếng cười;

Làm rõ chủ đề và xây dựng hoặc tiết lộ luôn ý tưởng đáng lan tỏa của bạn;

Giúp khán giả cảm được kết cấu của bài diễn thuyết. Thay vì đưa ra một góc nhìn tổng quan hoàn chỉnh, hãy để các khán giả tự biết những dấu hiệu nào sẽ báo hiệu các bước chuyển ý và họ nên trông chờ bao nhiêu dấu hiệu như thế để nắm được tiến trình. Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi sẽ trả lời ba câu hỏi mình nhận được nhiều nhất về việc trở thành một nhà cổ sinh vật học.”

Cứ mười lần, sẽ có đến chín lần bạn muốn đi ngay vào bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn cần làm một điều gì đó khác biệt, và bất kể bạn lựa chọn xuất phát điểm ra sao, nó cũng phải phù hợp hoàn toàn với sức sống bạn cảm nhận được trong khán phòng. Các diễn giả đẳng cấp thế giới cố gắng tái hiện lại sức sống này từ phần mở đầu của họ, sau đó dẫn dắt khán giả vào một hành trình đầy cảm xúc ở phần còn lại. Tuy nhiên, đôi lúc do quá căng thẳng hoặc quá nhạt nhòa, diễn giả sẽ cần đến một đoạn dẫn. Trong văn chương và kịch nghệ, lời dẫn luôn cung cấp những chi tiết tối quan trọng – đó là câu chuyện hậu trường về các nhân vật và bối cảnh cần thiết để khán giả nắm bắt tình tiết nhanh nhất.

Tôi đoán rằng khi Ngài Ken Robinson truyền tải bài thuyết trình về cải cách giáo dục trên TED, khán giả đã rất sốt ruột sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày ngồi nghe biết bao diễn giả trình bày tại Hội nghị TED năm 2006. Thậm chí việc được truyền cảm hứng không ngừng nghỉ cũng có thể khiến ta mệt mỏi. Rốt cuộc, ông đã phải đối mặt với một khán phòng đầy sự căng thẳng. Vậy nên ông đã sử dụng lời dẫn hài hước sau để “xả van” tâm lý. Nếu bạn định truyền tải một bài nói chuyện hài hước, điều tối quan trọng là bạn phải tạo được tiếng cười phù hợp với bối cảnh trong 30 giây đầu tiên để xốc lại tinh thần cho khán giả. Nhưng Ken Robinson chỉ cần chưa đến 10 giây:

Chào buổi sáng. Mọi người khỏe cả chứ? Các bạn đang cảm thấy rất tuyệt, đúng không nào? Chứ tôi thì bị mọi thứ thổi bay cả rồi đây. Mà thật ra tôi cũng sắp đi. [Cười] Có ba chủ đề (phải không nhỉ) xuyên suốt hội thảo lần này có liên quan đến những gì tôi muốn nói. Thứ nhất là bằng chứng phi thường về trí sáng tạo của con người trong tất cả các bài thuyết trình mà chúng ta đã được nghe và từ tất cả mọi người đang ngồi đây. Chỉ riêng sự đa dạng và phạm vi của nó cũng đã đủ chứng minh. Thứ hai, trí sáng tạo sẽ đặt chúng ta vào một tình thế mà ta không tài nào biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, và không tài nào biết được nó sẽ diễn ra như thế nào…

Robinson không chỉ vận dụng sự hài hước mà còn sử dụng một kỹ thuật khác để kết nối với khán giả của mình – gọi là “mở đầu khơi lại”. Thông thường, ta sẽ bắt gặp kỹ thuật khơi lại khi các diễn viên hài độc thoại(14) khép lại màn diễn của mình bằng cách nhắc lại một trò đùa hoặc chủ đề từng khiến khán giả cười chảy nước mắt. Phần mở đầu khơi lại trong một bài phát biểu quan trọng sẽ cung cấp mối liên kết giữa nội dung của bạn với nội dung của các diễn giả trước.

Nếu trước bạn không có diễn giả nào, phần mở đầu khơi lại có thể nhắc đến các sự kiện hiện tại, những khán giả bạn vừa gặp trước khi lên sân khấu hoặc không khí trong khán phòng. Phần mở đầu khơi lại nên tạo cảm giác ngẫu hứng. Giống như trong bài phát biểu của Ngài Ken Robinson, phần mở đầu khơi lại nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân người nghe, từ đó khiến họ cảm thấy mình đặc biệt và bài nói chuyện mà bạn sắp trình bày là dành riêng cho họ.

Ngài Ken Robinson đã sử dụng lời dẫn khi diễn thuyết để hòa nhịp với khán giả. Trong bài diễn thuyết trên TED của mình, ông đã đề cập đến một cuốn sách sắp ra mắt, dự kiến mang tên Epiphany (tạm dịch: Giác ngộ), dựa trên các cuộc phỏng vấn những người thành công đã khám phá ra tài năng của bản thân. Ba năm sau đó khi được phát hành, quyển sách cuối cùng đã được đặt tên The Element: How Finding Your Passion Changes Everything (tạm dịch: Nhân tố: Mọi thứ thay đổi ra sao khi ta tìm thấy đam mê). Cuốn sách cũng cho biết qua lý do tại sao Robinson đánh giá cao lời dẫn:

Khi tôi chìm trong cuộc vật lộn khám phá và trình bày ý tưởng với các nhóm khán giả, thời gian dường như trôi qua nhanh hơn và liên tục hơn. Tôi có thể đứng trong một khán phòng mười người, 20 người hay vài nghìn người, nhưng tất cả luôn như nhau. Trong năm hay mười phút đầu, tôi cảm nhận sức sống của căn phòng và thử mọi cách để bắt đúng “bước sóng” ở đó. Những phút đầu có thể tạo cảm giác khá chậm. Nhưng sau đó, khi tạo được kết nối, tôi đã trượt sang một tốc độ khác hẳn.

Ta có thể dùng cách dẫn nhập bằng sự im lặng kéo dài khi khán phòng hầu như không có sự căng thẳng nào. Bạn có thể dùng chiêu này khi chuẩn bị trình bày một bài diễn thuyết quan trọng và khán giả không biết điều gì sắp xảy đến. Tuy nhiên, nó hiếm khi xuất hiện đến mức tôi chưa bao giờ được chứng kiến trong một bài diễn thuyết trên TED – hầu hết các bài phát biểu đều có tiêu đề và phần mô tả để khán giả nhận thức rõ.

Tuy nhiên, tôi lại thấy kỹ thuật này được sử dụng trong các diễn đàn khác. Ed Tate, quán quân giải Vô địch Thế giới về Diễn thuyết trước Công chúng của Toastmasters năm 2000(15), là một bậc thầy trong kỹ thuật này. Là một người Mỹ gốc Phi, Ed đã mở đầu bằng một quãng im lặng kéo dài, trước khi trình bày câu chuyện cá nhân gây tác động mạnh mẽ về kinh nghiệm của ông khi là mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc.

Thực tế, ông đã đứng lặng và bất động suốt 10 giây trước khi thét lên lời nguyền rủa đối với nạn phân biệt chủng tộc. Nếu 10 giây có vẻ chẳng là bao đối với bạn, thì hãy thử làm thế trước một nhóm khán giả; đó sẽ là khoảng lặng vô tận và khó chịu đối với bạn lẫn khán giả. Đây cũng là phương thức tạo trạng thái căng thẳng tài tình nhất trong bộ công cụ của một diễn giả. Vậy nên, hãy sử dụng nó thật dè xẻn.

Một kỹ thuật dẫn dắt thú vị khác chính là yêu cầu khán giả hình dung họ đang trong một tình huống hoặc bối cảnh cụ thể. Điều này giúp cho bài nói của bạn tạo được sự liên hệ tức thì đến bản thân và cảm xúc của mỗi người nghe.

Trước khi chia sẻ câu chuyện về việc anh đã tìm hiểu cách cậu con trai mới sinh của mình học ngôn ngữ thế nào, Deb Roy, nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã mời khán giả trong chương trình TED2011 hình dung về cuộc sống trong một thí nghiệm xã hội mới mẻ (Bảng 5.1 là dàn ý của bài diễn thuyết này):

BẢNG 5.1. Dàn ý bài diễn thuyết The Birth of a Word (tạm dịch: Sự ra đời của từ ngữ) của Deb Roy trên TED

Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể ghi lại cuộc sống của mình – mọi điều bạn nói, mọi điều bạn làm đều có sẵn trong một bộ nhớ lưu trữ hoàn hảo nơi đầu ngón tay bạn, nhờ vậy bạn có thể quay lại tìm kiếm và làm sống lại những khoảnh khắc đáng nhớ, hoặc lướt qua các dấu ấn thời gian và khám phá những khuôn mẫu bạn chưa từng biết đến trong cuộc sống của mình. Vâng, đó chính xác là hành trình mà gia đình tôi đã bắt đầu từ năm năm rưỡi trước.

Có vô số cách để bắt đầu một bài phát biểu, và tôi sẽ bàn chi tiết về ba cách mở đầu hấp dẫn nhất thường được các diễn giả trên TED sử dụng để thu hút khán giả. Trong đó, mở màn bằng một câu chuyện luôn là cách mở đầu thành công nhất.

Sau đây là phần hướng dẫn kết tinh lại những gì bạn cần biết về cách mở đầu bằng câu chuyện. Đầu tiên, câu chuyện của bạn phải nói về cá nhân. Hãy kể câu chuyện của chính bạn và chia sẻ những quan sát của cá nhân bạn. Biến người khác thành người hùng trong câu chuyện của bạn cũng là một ý hay. Thứ hai, hãy đảm bảo câu chuyện đó liên quan trực tiếp đến thông điệp cốt lõi của bạn. Thứ ba, thứ tư, và thứ năm là hãy khiến cho câu chuyện gây xúc động mạnh, tạo nhiều cảm giác và giàu tính đối thoại. Câu chuyện của bạn cần hết sức chi tiết để khán giả có thể cùng bạn làm sống lại nó.

Trong bài thuyết trình của mình trên TED, tác giả và chuyên gia về thành công Richard St. John đã cho thấy sức mạnh của việc sử dụng câu chuyện cá nhân cho phần mở đầu:

Đây thực ra là bài thuyết trình dài hai giờ đồng hồ của tôi trước các học sinh trung học đã được rút ngắn còn ba phút. Và tất cả bắt đầu từ ngày tôi đến tham dự TED trên một chuyến bay từ bảy năm về trước. Ngồi cạnh tôi là một học sinh trung học, một cô bé đang độ niên thiếu đến từ một gia đình nghèo khó. Cô bé muốn đạt được điều gì đó trong đời, và đã hỏi tôi một câu hỏi nhỏ đơn giản: “Điều gì dẫn đến thành công ạ?” Tôi thực sự cảm thấy rất buồn, bởi tôi không thể cho cháu một câu trả lời chắc chắn. Thế là tôi xuống máy bay và đến với TED. Và tôi nghĩ: “Trời ạ, mình đang đứng giữa một khán phòng đầy ắp những người thành công! Tại sao mình không hỏi họ điều gì đã giúp họ thành công và truyền lại nó cho các bạn trẻ?”

Bạn có hình dung được mình trên chiếc máy bay đó không? Bạn có quay đầu lại và nghe trộm khi cô bé có gia cảnh nghèo khó kia hỏi Richard về bí quyết để thành công không? Bạn có cảm nhận được nỗi thất vọng của Richard khi không thể đưa ra một câu trả lời đúng và sự sốt sắng sẵn sàng giúp đỡ các em nhỏ trong tương lai của anh không? Bên cạnh đó, nếu ích kỷ hơn một chút, liệu bạn có tò mò cực độ về chìa khóa dẫn đến thành công mà Richard St. John đã tìm ra hay không?

Hãy lưu ý rằng Richard St. John đang trình bày một bài diễn thuyết siêu ngắn trên TED, tức chỉ kéo dài ba phút so với thời lượng tối đa 18 phút. Nếu có thêm thời gian, hẳn anh đã thêm thắt nhiều chi tiết và đoạn đối thoại hơn. Tên của cô bé là gì? Trông cô như thế nào? Cuộc trò chuyện có vẻ khó xử giữa một em nhỏ không có người đi cùng và một doanh nhân trạc tứ tuần đã bắt đầu ra sao? Hãy chọn đúng lượng chi tiết cho khoảng thời gian được quy định, giống như những gì Richard đã làm.

Dàn ý bài diễn thuyết của Richard St. John được thể hiện trong Bảng 5.2. Bài phát biểu của Richard đã mang lại chút dư vị về nghiên cứu mở rộng của anh trên cả hai khía cạnh: thành tựu trong đời sống cá nhân và thành tựu trong sự nghiệp. Tôi khuyên bạn nên tìm đọc cuốn sách 8 to Be Great: The Eight Traits Successful People Have in Common (tạm dịch: 8 điều vĩ đại: 8 phẩm chất chung của những người thành công) của anh để nếm trải trọn vẹn nguyên lý sâu sắc mà anh rút ra từ nghiên cứu của mình.

BẢNG 5.2. Dàn ý bài diễn thuyết 8 Secrets of Success (tạm dịch: 8 bí quyết thành công) của Richard St. John trên TED

Xét về hiệu quả, vẫn còn hai cách mở đầu mạnh mẽ khác bên cạnh cách mở đầu bằng câu chuyện, và chúng cũng tạo hiệu ứng mạnh tương đương. Tôi sẽ bàn về tuyên bố gây sốc trước. Mặc dù các tuyên bố gây sốc đa phần dựa trên số liệu thống kê, nhưng chúng cũng thể hiện được những quan điểm mạnh mẽ thách thức suy nghĩ thông thường.

Điều quan trọng là quan điểm của bạn phải khơi gợi lên một loạt cảm xúc từ khán giả. Nếu bạn chia sẻ về “cái gì”, thì mọi người sẽ có nhu cầu mãnh liệt cần lấp đầy khoảng trống của các câu hỏi “tại sao”, “như thế nào”, “khi nào”“ở đâu”. Trong bài nói chuyện tại chương trình TED2010, Jamie Oliver, vị đầu bếp nổi tiếng và cũng là người ủng hộ chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em, đã sử dụng chính công thức này cho phần mở đầu của mình. Bảng 5.3 là dàn ý cho bài diễn thuyết của anh, bắt đầu bằng tuyên bố sau:

Đáng buồn thay, trong vòng 18 phút tới khi chúng ta trò chuyện với nhau, bốn người Mỹ đang sống sờ sờ sẽ chết vì thực phẩm mà họ ăn. Tôi là Jamie Oliver. Tôi 34 tuổi. Tôi đến từ Essex, nước Anh và trong bảy năm qua đã làm việc không mệt mỏi nhằm cứu lấy nhiều mạng người theo cách riêng của mình. Tôi không phải là một bác sĩ; tôi là một đầu bếp. Tôi không có các thiết bị y tế tối tân hay thuốc men. Tôi chỉ sử dụng thông tin và cách giáo dục. Tôi thật lòng tin tưởng rằng thực phẩm là thứ sức mạnh cốt yếu trong ngôi nhà của chúng ta, gắn kết chúng ta với những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

BẢNG 5.3. Dàn ý bài diễn thuyết Teach Every Child About Food (tạm dịch: Hãy dạy cho mỗi đứa trẻ về thực phẩm) của Jamie Oliver trên TED

Đầu bếp Oliver đã thu hút được sự chú ý của khán giả nhờ tiết lộ một sự thật gây sốc: rất nhiều người đang chết dần vì thực phẩm họ ăn. Và đó không phải là chuyện xảy ra cách đây nửa vòng trái đất, tại các nước đang phát triển mà ngay tại nước Mỹ. Hầu hết khán giả có lẽ đã tự hỏi liệu họ có sống sót qua bữa trưa hay không! Sức mạnh của số liệu thống kê gây sốc quả thực đã liên đới sâu sắc đến bản thân từng khán giả. Sống còn là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Jamie đã chạm đến một vấn đề nguyên thủy – sự sống và cái chết – và khiến khán giả của anh nín thở chờ đợi để tìm hiểu vì sao chuyện này lại xảy ra, và họ sẽ sống sót như thế nào.

Đặt một câu hỏi ấn tượng là cách thứ ba để mở đầu một bài phát biểu đáng tin cậy. Ví dụ, đáng ra Jamie Oliver có thể bắt đầu với câu hỏi: “Tại sao mỗi ngày lại có đến 320 người Mỹ bình thường như các bạn chết vì thực phẩm họ ăn?”

Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp đặt câu hỏi tạo ấn tượng mạnh, tôi khuyên bạn hãy sử dụng những câu hỏi “tại sao”“như thế nào”. Đến lúc này, “tại sao” vẫn là câu hỏi hấp dẫn nhất vì chúng đào sâu vào sự hiếu kỳ tự nhiên của chúng ta – tức khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh. Một khi đã biết được lý do các sự việc xảy ra, chúng ta rồi sẽ muốn biết cách thúc đẩy điều tốt và ngăn chặn điều xấu ra sao. Nếu lý do đó được ngụ ý hoặc mọi người đã hiểu rõ nó, bạn có thể mở đầu bằng câu hỏi “như thế nào”. Hãy xem xét thông điệp của Oliver một lần nữa. Anh cũng có thể dẫn dắt bằng câu hỏi: “Làm thế nào bạn ngăn ngừa được nguy cơ thiệt mạng vì thực phẩm mình ăn?”

Trong những đoạn mở đầu được dựng lại dưới dạng các câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” mà tôi xây dựng cho bài diễn thuyết của Jamie Oliver, chắc hẳn bạn đã nhận thấy tôi lén dùng từ bạn đôi ba lần. Từ nhiệm màu này biến một câu hỏi hay thành một câu hỏi xuất sắc, bằng cách đặt người nghe vào trạng thái tự xét mình. Bạn mong muốn họ suy nghĩ về bản thân và thế giới quanh họ.

Câu hỏi mà Simon Sinek nêu lên cũng chính là câu hỏi mở đầu mạnh mẽ tạo hiệu quả cao nhất trong mọi bài diễn thuyết trên TED tôi từng xem. Dưới đây là cách anh bắt đầu bài diễn thuyết của mình, và sau cùng đã cung cấp cho người nghe một bộ khung “bí quyết” để giúp họ trở thành một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, hoặc một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả:

Bạn giải thích thế nào khi mọi việc không diễn ra như chúng ta tưởng? Hoặc đúng hơn, bạn giải thích thế nào khi người khác có thể đạt được những điều dường như thách thức mọi giả định? Ví dụ: Tại sao Apple lại cách tân đến thế? Năm này qua năm khác, rồi năm khác, rồi lại năm khác nữa, họ luôn đổi mới hơn tất cả đối thủ cạnh tranh. Song, họ chỉ là một công ty máy tính. Họ cũng như bao công ty khác. Họ có khả năng tiếp cận các tài năng tương đương, có các đại lý tương đương, chuyên gia tư vấn tương đương và phương tiện truyền thông tương đương. Vậy tại sao họ lại trông như có gì đó khác biệt? Tại sao Martin Luther King lại trở thành thủ lĩnh của Phong trào Dân quyền? Ông không phải người duy nhất phải chịu khổ trong một nước Mỹ tiền-dân quyền. Và ông chắc chắn không phải là nhà hùng biện xuất sắc duy nhất trong thời kỳ đó. Vậy tại sao lại là ông? Và tại sao anh em nhà Wright có thể tìm ra lời giải cho một chiếc máy bay có người điều khiển trong khi chắc chắn còn có nhiều nhóm phát minh khác, những người có điều kiện tốt hơn, được tài trợ nhiều hơn nhưng lại không thực hiện được chuyến bay có người lái nào và để anh em nhà Wright đánh bại họ? Có thứ gì đó khác đã hiện diện ở đây.

Chỉ duy nhất một câu hỏi mở đầu là đủ. Nhưng thay vì thế, Sinek đã dồn dập tấn công khán giả của anh bằng một loạt câu hỏi “tại sao”. Cách tiếp cận này – tức một chuỗi câu hỏi “tại sao” kéo dài như trêu ngươi – cực kỳ hiệu quả, nhưng phải được vận dụng thật thận trọng. Để xâu chuỗi thành công nhiều câu hỏi với nhau trong phần mở đầu, chúng phải cùng hướng đến một câu trả lời. Tôi sẽ chỉ khiến bạn hoang mang khi mở đầu bài phát biểu bằng câu hỏi: “Tại sao bầu trời lại xanh? Tại sao đá lăn thì không đóng rêu? Và tại sao voi lại sợ chuột?”

Simon cũng lôi kéo khán giả của mình bằng cách khiêu khích họ bằng niềm vui khám phá những kiến thức thuộc hàng tuyệt mật:

Khoảng ba năm rưỡi trước, tôi đã có một khám phá. Và phát hiện này đã thay đổi sâu sắc quan điểm của tôi về điều tôi từng nghĩ là cách thức thế giới vận hành, và thậm chí còn thay đổi hoàn toàn cách thức mà tôi vận động trong đó. Hóa ra có một khuôn mẫu. Hóa ra, tất cả các nhà lãnh đạo và tổ chức tuyệt vời đang truyền cảm hứng khắp thế giới – bất kể đó là Apple, Martin Luther King hay anh em nhà Wright – đều suy nghĩ, hành động và truyền đạt theo cùng một cách thức. Và cách thức đó đi ngược lại hoàn toàn cách thức của mọi người. Tất cả những gì tôi làm là hệ thống hóa nó, và có lẽ đó là ý tưởng đơn giản nhất trên đời.

Điều quan trọng cần lưu ý là ngoài lôi kéo khán giả, phần giới thiệu của Simon còn thiết lập kết cấu ba phần cho bài phát biểu. Các khán giả biết họ sẽ được nghe về Công ty Máy tính Apple, anh em nhà Wright và Martin Luther King, Jr., rồi mọi thứ diễn ra đúng như thế.

Nhiều diễn giả thường sử dụng các phương pháp vụng về khi thông báo cho khán giả về những điều họ sắp được nghe trong bài diễn thuyết. Simon hẳn đã rơi vào cái bẫy này nếu anh nói: “Hôm nay, tôi sẽ kể với các bạn về Apple, về anh em nhà Wright và về Martin Luther King. Đầu tiên, chúng ta hãy nói về Apple …” Quá nhàm chán! Bằng cách lồng ý định của mình vào các câu hỏi, Simon đã áp dụng một phương pháp tinh tế hơn nhiều, và nếu khôn ngoan, các diễn giả khác sẽ học theo anh.

Phần mở đầu của bạn phải khiến khán giả ngấm ngầm cân nhắc về lợi ích của bài diễn thuyết. Hãy khép lại nó bằng một lời hứa dứt khoát về những lợi ích khán giả sẽ nhận được, đồng thời lưu ý họ phải mất bao lâu mới có được chúng.

Với những lần phát biểu lâu nhất, sau khi áp dụng một trong ba cách mở đầu chuẩn, tôi thường tuyên bố: “Trong 45 phút tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với bạn ba bí quyết mang đến hạnh phúc.” Đó là một tuyên bố lợi ích khá ổn. “Tôi sẽ chia sẻ” nghe hay hơn nhiều so với “Tôi sẽ nói”. Tuy nhiên, cách tuyên bố này vẫn còn tồn tại hai vấn đề. Trước hết, nó tập trung vào diễn giả thay vì khán giả. Tuyên bố này tiết lộ những gì tôi sẽ làm, chứ không phải những gì bạn sẽ nhận được. Thứ hai, nó không tác động cụ thể lên các giác quan. Câu chốt của phần mở đầu nên cung cấp cho khán giả một hình ảnh ẩn dụ trực quan về cấu trúc của bài phát biểu. Áp dụng những bài học này, tôi sẽ sử dụng cấu trúc sau: “Sau 45 phút nữa, bạn sẽ bước ra khỏi đây với ba điểm ‘A’ hạnh phúc trong hành trang của mình.” Tuyên bố này đặt khán giả vào vị trí trung tâm vì nó gợi ý họ nên lắng nghe bài phát biểu của tôi để lấy ba điểm “A” kia, cùng với một hình ảnh định hướng hành động.

Các thuật nhớ, chẳng hạn như cụm từ viết tắt các chữ cái đầu hay các cấu trúc như “ba chữ A” là cách tuyệt vời để vạch ra lộ trình cần thiết cho người nghe. Hãy cưỡng lại sự ham muốn chia sẻ ý nghĩa đại diện của cụm viết tắt kia từ đầu bài nói chuyện. Niềm vui của khán giả nằm chính tại bài phát biểu được bạn vén mở dần.

Tôi đặc biệt thích con số 3 vì nó là con số dễ nhớ nhất. Bạn có thể đề ra ba bước, ba chủ đề, ba chiến lược, ba mẹo nhỏ, ba kỹ xảo, ba công cụ. Nếu còn nghi ngờ nguyên tắc chung này, hãy xem xét ví dụ sau. Nhờ Stephen Covey(16), giờ đây ai cũng biết rằng người thành công có bảy thói quen. Bạn có thể kể tên chúng không? Trong Kinh thánh có 10 Điều răn, và Tuyên ngôn Nhân quyền của Hiến pháp Hoa Kỳ có 10 Tu chính án. Jack Welch(17) truyền giảng về bốn chữ “E” trong lãnh đạo. Bạn kể tên chúng được chứ? Tôi nghĩ là được.

Do có vô số cách khác nhau để mở đầu phần trình bày của mình, nên bạn cần biết qua một vài kiểu mở đầu tồi tệ để không phạm sai lầm của người đi trước. Tất nhiên, TED đã chọn lọc các video để chia sẻ lên trang TED.com. Nhưng điều bạn có thể không nhận thức được là các đoạn video đã được chỉnh sửa để loại bỏ những lỗi vấp và bất kỳ chi tiết nào gây khó xử, xúc phạm hoặc công kích. Do đó, tìm thấy một phần mở đầu khủng khiếp trên TED là điều không thể.

Tuy nhiên, có rất nhiều thứ tồi tệ ngoài kia để ta học hỏi và rút kinh nghiệm. Do đó, sau đây sẽ là danh sách những điều ta không nên làm:

Không nên mở đầu bằng câu trích lời một người nổi tiếng mà bạn chưa bao giờ gặp – cách này rất sáo rỗng ngay cả khi trích dẫn đó có liên quan;

Không nên mở đầu bằng một câu nói đùa, vì cùng lý do như trên;

Không mở đầu với bất cứ điều gì có thể gây khó chịu cho khán giả, dù là nhỏ nhất;

Không mở đầu với một đoạn tranh biếm họa Dilbert(18) – Chà, giá mà tôi nhận được một xu cho mỗi lần chứng kiến kiểu mở đầu này…;

Không mở đầu bằng câu “Cảm ơn …” – Nếu muốn cảm ơn khán giả, hãy để dành lời đó đến phút cuối.

Không mở đầu bằng câu “Trước khi tôi bắt đầu …” – vì bạn vừa bắt đầu đấy thôi.

Còn có một hình thức mở đầu khác hầu như luôn là một ý tồi, đó là “hoạt động mở đầu”. Trên Internet, có một bài phát biểu hoành tráng được đăng lên một trang chia sẻ video về chủ đề “nhà lãnh đạo có sức hút”. Nội dung của bài phát biểu này cực kỳ có giá trị, và kỹ năng truyền tải của người thuyết trình cũng không chê vào đâu được. Song, tôi cực lực phản đối cách mở đầu của anh ta. Để làm nóng phần trình bày của mình, anh ta đã yêu cầu khán giả đứng lên, đặt tay lên tim, xoay người lại và bước lên trước một bước. Rồi anh ta bảo rằng nếu sếp của anh ta hỏi bài thuyết trình diễn ra như thế nào, anh ta có thể báo cáo rằng anh “đã khiến mọi người đứng trên đôi chân mình, chạm vào trái tim mình, quay đầu, và đi đúng hướng”. Đó là một mánh quảng cáo thông minh. Nhưng nếu quan sát khán giả thật kỹ, bạn sẽ thấy nhiều người tỏ vẻ như thể họ vừa nhận ra mình bị thao túng.

Nguyên tắc nào cũng có ngoại lệ. Nếu bạn có một hoạt động thể hiện được thông điệp cốt lõi của mình, thu hút khán giả và hoàn toàn chân thật, thì bạn có thể sử dụng nó hiệu quả. Sau đây là một ví dụ. Trong bài diễn thuyết trên chương trình TEDxFiDiWomen, Regena Thomashauer (còn gọi là Mama Gena) có mục tiêu cốt lõi là truyền cảm hứng cho nữ giới đón nhận niềm vui như một con đường dẫn đến quyền lực, đam mê, nhiệt huyết và sự sáng tạo. Mama Gena được ba người đàn ông kiệu lên sân khấu trong tiếng nhạc I Know You Want Me của Pitbull xập xình từ loa. Khi ba người đặt chị xuống, chị bắt đầu nhảy múa và hét vang: “Nào các bạn, hãy nhảy cùng tôi!!!” Khi máy quay hướng ra sau, bạn có thể thấy khán giả lập tức đứng lên và hòa theo điệu nhạc. Khi tiếng nhạc lắng xuống, chị nói:

Rất vui đúng không? Các bạn có thích không? Bạn có biết tôi đang làm gì không? Tôi đang đổ ngập cơ thể các bạn bằng oxit nitric! Các bạn có biết tại sao không? Vì bất cứ khi nào chúng ta trải nghiệm cảm giác hân hoan, cơ thể bạn sẽ đón nhận những hệ quả cực lớn. Chỉ với 30 vui vẻ, máu huyết của bạn sẽ bắt đầu tiếp nhận oxi và lưu thông. Oxit nitric sẽ được giải phóng và kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm cả beta-endorphin và prolactin.

Trong trường hợp này, quả thực có sự liên quan mật thiết tuyệt đối (100%) giữa hoạt động – nhảy múa – và thông điệp. Mama Gena đã thét lên niềm đam mê và mục đích của chị.

Khi đã hoàn tất phần mở đầu, bạn cần chuyển tiếp thật trôi chảy vào phần thân bài phát biểu. Chuyển ý sẽ là chủ đề của chương tiếp theo.

Bình luận
2880
× sticky