Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hùng Biện Kiểu Ted

Chương 16: Sử Dụng Đạo Cụ Hỗ Trợ

Tác giả: Jeremey Donovan

BÍ QUYẾT 90: Cất đạo cụ khi không dùng đến

Dù chỉ họa hoằn xuất hiện khi chúng ta cần minh họa kỹ thuật, nhưng việc sử dụng đạo cụ phù hợp với từng bối cảnh là cách kết hợp thông tin rất hay trong suốt bài thuyết trình. Trong bài diễn thuyết trên TED của mình (xem dàn ý trong Bảng 16.1), nhà hoạt động chống đói nghèo Bunker Roy đã sử dụng một con rối tay để chia sẻ về cách anh sử dụng nó nhằm giải quyết bất đồng ở các ngôi làng mà anh giúp đỡ:

Tại những nơi có tỷ lệ người không biết đọc viết ở mức cao, chúng tôi sử dụng rối tay. Chúng tôi giao tiếp bằng con rối. Chúng tôi có ngài Jokhim Chacha, ngài rối thọ 300 tuổi. Ông là nhà phân tâm học của tôi. Ông là thầy dạy của tôi. Ông là bác sĩ của tôi. Ông là luật sư của tôi. Ông là mạnh thường quân của tôi.

Thực chất, ông còn là người gây quỹ và giải quyết bất đồng cho tôi. Ông cũng giúp tôi giải quyết các vấn đề trong làng. Nếu có căng thẳng xảy ra trong làng, nếu tỷ lệ học sinh đi học giảm và nếu có mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh, ngài rối sẽ triệu tập phụ huynh và giáo viên trước cả làng và nói: “Hãy bắt tay nhau đi. Tỷ lệ học sinh đi học không được giảm sút.” Những chú rối này được làm từ các bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới được tái chế lại.

Bảng 16.1. Dàn ý bài diễn thuyết Learning from a Barefoot Movement (tạm dịch: Học hỏi từ phong trào chân trần) của Bunker Roy trên TED

Roy đặt con rối tay này ngay gần bục diễn thuyết. Nếu áp dụng cách tối ưu, sẽ hiệu quả hơn nếu ông cất đạo cụ đi trước và sau khi sử dụng chúng. Nhiều diễn giả trên TED có sẵn trợ lý để bày ra và cất đạo cụ hỗ trợ. Hoặc giả, ông có thể đặt con rối trong một hộp nhỏ không quá nổi bật để khán giả không bị xao nhãng vì nó.

Một điểm khác cũng đáng chú ý là Roy không chỉ dùng rối tay mà còn dùng nhiều slide về các chú rối trong các bối cảnh về làng. Tôi nhận thấy đây là một sự kết hợp mới lạ, khôn khéo và hiệu quả.

BÍ QUYẾT 91: Hạn chế sử dụng đạo cụ hỗ trợ

Trừ khi thật sự cần thiết, hãy cố gắng dùng đúng một đạo cụ duy nhất, vì quá nhiều có thể gây cảm giác phô trương. Bunker Roy chỉ dùng đúng một con rối tay, tức ngài Jokhim Chacha. Tương tự, Jill Bolte Taylor cầm theo một bộ não người với đầy đủ tủy sống lủng lẳng khi chị giải thích về chức năng sinh học của hai bán cầu não trái và phải.

BÍ QUYẾT 92: Bảo đảm đạo cụ của bạn đủ lớn để khán giả nhìn thấy

Do đạo cụ thường được sử dụng nhiều nhất trong minh họa kỹ thuật, nên những sự kiện được tổ chức bài bản như TED và TED Toàn cầu thường dùng một hoặc hai máy quay để phóng cận cảnh vào đạo cụ và chiếu nó lên màn hình cực lớn. Vậy nên kích thước đạo cụ không phải là vấn đề. Tuy nhiên, ở những sự kiện nhỏ như TEDx, đạo cụ cần đủ lớn để mọi khán giả có thể nhìn thấy rõ. Nếu đạo cụ quá nhỏ, bạn có thể tính đến việc chiếu một đoạn phim có đạo cụ trong đó, như Pranav Mistry đã làm khi giới thiệu các thiết bị giao diện kết nối giữa máy tính và dùng người đa dạng của anh.

Một cách khác để giúp khán giả thấy được đạo cụ của bạn là cho nó bay, như Markus Fisher đã thực hiện trong bài diễn thuyết nhan đề “Một người máy bay như chim” trong sự kiện TEDGlobal năm 2011. Sau khi anh giải thích ngắn gọn rằng mình đang làm việc với một đội ngũ chế tạo mẫu người máy SmartBird siêu nhẹ phỏng theo mòng biển trắng, một trợ lý bắt đầu phóng một con chim robot lớn với sải cánh hai mét từ phía cuối khán phòng. Khi con chim này lượn trên đầu khán giả trong 40 giây, Fisher im lặng và dõi theo với biểu cảm thắc mắc hệt như các khán giả. Khi chuyến bay kết thúc, anh bắt đầu phát biểu trở lại, tay cầm một bản sao nguyên cỡ giống y đúc SmartBird nhưng không có lớp vỏ ngoài để khán giả thấy rõ cơ cấu bên trong robot.

Khi nhắc đến thiết kế trong bối cảnh diễn thuyết trước công chúng, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến slide, video và các đạo cụ hỗ trợ. Tuy vậy, vẫn còn có một yếu tố thiết kế khác hiếm gặp hơn để chiếm lĩnh sân khấu, đó là bục diễn thuyết. Trong chương sau, bạn sẽ khám phá những chiếc bục diễn thuyết có thể được cố ý sử dụng nhằm tạo phong thái quyền uy, hoặc dùng làm nơi giấu mình cho các diễn giả kém tự tin.

BÍ QUYẾT 90: Cất đạo cụ khi không dùng đến

Dù chỉ họa hoằn xuất hiện khi chúng ta cần minh họa kỹ thuật, nhưng việc sử dụng đạo cụ phù hợp với từng bối cảnh là cách kết hợp thông tin rất hay trong suốt bài thuyết trình. Trong bài diễn thuyết trên TED của mình (xem dàn ý trong Bảng 16.1), nhà hoạt động chống đói nghèo Bunker Roy đã sử dụng một con rối tay để chia sẻ về cách anh sử dụng nó nhằm giải quyết bất đồng ở các ngôi làng mà anh giúp đỡ:

Tại những nơi có tỷ lệ người không biết đọc viết ở mức cao, chúng tôi sử dụng rối tay. Chúng tôi giao tiếp bằng con rối. Chúng tôi có ngài Jokhim Chacha, ngài rối thọ 300 tuổi. Ông là nhà phân tâm học của tôi. Ông là thầy dạy của tôi. Ông là bác sĩ của tôi. Ông là luật sư của tôi. Ông là mạnh thường quân của tôi.

Thực chất, ông còn là người gây quỹ và giải quyết bất đồng cho tôi. Ông cũng giúp tôi giải quyết các vấn đề trong làng. Nếu có căng thẳng xảy ra trong làng, nếu tỷ lệ học sinh đi học giảm và nếu có mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh, ngài rối sẽ triệu tập phụ huynh và giáo viên trước cả làng và nói: “Hãy bắt tay nhau đi. Tỷ lệ học sinh đi học không được giảm sút.” Những chú rối này được làm từ các bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới được tái chế lại.

Bảng 16.1. Dàn ý bài diễn thuyết Learning from a Barefoot Movement (tạm dịch: Học hỏi từ phong trào chân trần) của Bunker Roy trên TED

Roy đặt con rối tay này ngay gần bục diễn thuyết. Nếu áp dụng cách tối ưu, sẽ hiệu quả hơn nếu ông cất đạo cụ đi trước và sau khi sử dụng chúng. Nhiều diễn giả trên TED có sẵn trợ lý để bày ra và cất đạo cụ hỗ trợ. Hoặc giả, ông có thể đặt con rối trong một hộp nhỏ không quá nổi bật để khán giả không bị xao nhãng vì nó.

Một điểm khác cũng đáng chú ý là Roy không chỉ dùng rối tay mà còn dùng nhiều slide về các chú rối trong các bối cảnh về làng. Tôi nhận thấy đây là một sự kết hợp mới lạ, khôn khéo và hiệu quả.

Trừ khi thật sự cần thiết, hãy cố gắng dùng đúng một đạo cụ duy nhất, vì quá nhiều có thể gây cảm giác phô trương. Bunker Roy chỉ dùng đúng một con rối tay, tức ngài Jokhim Chacha. Tương tự, Jill Bolte Taylor cầm theo một bộ não người với đầy đủ tủy sống lủng lẳng khi chị giải thích về chức năng sinh học của hai bán cầu não trái và phải.

Do đạo cụ thường được sử dụng nhiều nhất trong minh họa kỹ thuật, nên những sự kiện được tổ chức bài bản như TED và TED Toàn cầu thường dùng một hoặc hai máy quay để phóng cận cảnh vào đạo cụ và chiếu nó lên màn hình cực lớn. Vậy nên kích thước đạo cụ không phải là vấn đề. Tuy nhiên, ở những sự kiện nhỏ như TEDx, đạo cụ cần đủ lớn để mọi khán giả có thể nhìn thấy rõ. Nếu đạo cụ quá nhỏ, bạn có thể tính đến việc chiếu một đoạn phim có đạo cụ trong đó, như Pranav Mistry đã làm khi giới thiệu các thiết bị giao diện kết nối giữa máy tính và dùng người đa dạng của anh.

Một cách khác để giúp khán giả thấy được đạo cụ của bạn là cho nó bay, như Markus Fisher đã thực hiện trong bài diễn thuyết nhan đề “Một người máy bay như chim” trong sự kiện TEDGlobal năm 2011. Sau khi anh giải thích ngắn gọn rằng mình đang làm việc với một đội ngũ chế tạo mẫu người máy SmartBird siêu nhẹ phỏng theo mòng biển trắng, một trợ lý bắt đầu phóng một con chim robot lớn với sải cánh hai mét từ phía cuối khán phòng. Khi con chim này lượn trên đầu khán giả trong 40 giây, Fisher im lặng và dõi theo với biểu cảm thắc mắc hệt như các khán giả. Khi chuyến bay kết thúc, anh bắt đầu phát biểu trở lại, tay cầm một bản sao nguyên cỡ giống y đúc SmartBird nhưng không có lớp vỏ ngoài để khán giả thấy rõ cơ cấu bên trong robot.

Khi nhắc đến thiết kế trong bối cảnh diễn thuyết trước công chúng, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến slide, video và các đạo cụ hỗ trợ. Tuy vậy, vẫn còn có một yếu tố thiết kế khác hiếm gặp hơn để chiếm lĩnh sân khấu, đó là bục diễn thuyết. Trong chương sau, bạn sẽ khám phá những chiếc bục diễn thuyết có thể được cố ý sử dụng nhằm tạo phong thái quyền uy, hoặc dùng làm nơi giấu mình cho các diễn giả kém tự tin.

Bình luận
× sticky