Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hùng Biện Kiểu Ted

Chương 13: Di Chuyển Quanh Sân Khấu

Tác giả: Jeremey Donovan

BÍ QUYẾT 80: Di chuyển trong phạm vi ảo mà bạn tạo ra trên sân khấu

Bạn có thể tự biến mình thành diễn giả chuyên nghiệp thực thụ thông qua việc di chuyển hiệu quả trên sân khấu. Mục tiêu là khiến chuyển động của bạn thật nhuần nhuyễn và tự nhiên mà vẫn thận trọng. Hãy di chuyển có mục đích, chứ không chỉ đơn giản làm khác đi để giải thoát bản thân bạn khỏi bục diễn thuyết và màn hình hà khắc.

Để làm được như vậy, tôi khuyên bạn hãy hình dung không gian bạn sắp sử dụng là một sân khấu kịch với các vị trí nhất quán được định sẵn cho từng phần khác nhau của bài diễn thuyết. Nếu bạn đang kể chuyện, thì mỗi nhân vật của bạn nên đứng ở một vị trí định sẵn khác nhau. Nếu bạn đang giải thích tiến trình, hãy bắt đầu từ phía bên trái khán giả (chứ không phải bên trái bạn) và di chuyển dần về phía bên phải của họ khi nói. Lưu ý rằng bước về phía khán giả là một kỹ thuật cực kỳ uy lực khi cần nhấn mạnh những ý chính và tạo mối liên kết cá nhân sâu sắc hơn.

Hãy đứng nguyên ở một vị trí, giữ thân và bàn chân hướng về khán giả khi bạn trình bày một ý nào đó. Sau đó, hãy dừng lại và di chuyển trong khi chuyển ý. Bắt đầu nói trở lại khi bạn dừng tại vị trí mới. Quãng nghỉ này giúp khán giả có thời gian xử lý ý vừa rồi của bạn và chuẩn bị cho ý tiếp theo.

Dĩ nhiên, có những lúc bạn sẽ muốn di chuyển xa hơn. Trong trường hợp như vậy, hãy nói trong lúc di chuyển; tuy nhiên, khi bạn đến vị trí mới, hãy dừng lại và chỉnh đốn tư thế để bạn không có vẻ đang thơ thẩn hay nhịp bước.

Trong bài diễn thuyết của mình tại hội nghị TEDGlobal năm 2009 (Xem dàn ý tại Bảng 13.1), tác giả và cựu soạn giả diễn văn chính trị Dan Pink đã thể hiện trình độ bậc thầy của ông trong cách di chuyển. Chủ đề trọng tâm trong bài nói chuyện của ông là thuyết phục các doanh nghiệp chuyển hướng tập trung từ các hình thức thưởng bên ngoài sang các hình thức khích lệ bên trong để động viên những lao động có trình độ cao.

Để củng cố cho quan điểm của mình, Pink đã mô tả một thí nghiệm do Sam Glucksberg, nhà khoa học tại Đại học Princeton, thực hiện. Sau đây là cách Dan Pink dàn dựng khung cảnh, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng:

Ông tập hợp những người tham gia lại. Và rồi ông nói: “Tôi sẽ tính thời gian của các bạn. Để xem các bạn giải quyết vấn đề này nhanh thế nào?” Ông nói với một nhóm: “Tôi sẽ tính thời gian các bạn lập nguyên tắc và thời gian bình quân thông thường để một người giải quyết được kiểu vấn đề này.”

Với nhóm còn lại, ông đề xuất thưởng. Ông nói, “Nếu bạn thuộc trong nhóm 25% nhanh nhất, bạn sẽ được thưởng 5 đô-la. Nếu bạn là người nhanh nhất trong số tất cả những người chúng tôi kiểm tra ở đây hôm nay, bạn sẽ được 20 đô-la.”

Bảng 13.1. Dàn ý bài diễn thuyết The Puzzle of Motivation (tạm dịch: Câu đố động lực) của Daniel Pink trên TED

Khi thốt ra câu “Ông nói với một nhóm rằng…,” Pink đã di chuyển về phía bên trái và ra cử chỉ với nhóm khán giả bên trái. Khi nói, “Với nhóm còn lại, ông đề xuất…,” ông lại bước ba bước dài về bên phải và ra cử chỉ với nhóm phải. Thông qua lời thoại, cách di chuyển và điệu bộ, Dan Pink đã đưa một thí nghiệm ngoài đời vào khán phòng một cách sống động, với các nhóm khán giả tượng trưng cho các đối tượng tham gia nghiên cứu.

BÍ QUYẾT 81: Di chuyển thận trọng và có chủ đích

Nếu bạn đã xem TED, đặc biệt là các bài diễn thuyết trên TEDx được thực hiện bởi các diễn giả ít kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhanh chóng quan sát thấy sự lo lắng tự nhiên khi đứng trên sân khấu khiến mọi người trổ tài khiêu vũ mà họ không hề hay biết. Chris Anderson, giám tuyển của TED, khá quen với hiện tượng này. Theo bài báo How to Give a Killer Presentation (tạm dịch: Bí quyết trình diễn một bài thuyết trình chết người) của ông trên tạp chí Harvard Bussiness Review số ra tháng Sáu năm 2013: “Sai lầm lớn nhất chúng tôi nhận thấy trong các buổi diễn tập ban đầu là mọi người di chuyển cơ thể quá nhiều. Họ xoay người từ bên này sang bên kia, hoặc chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia.”

Khi làm việc với các diễn giả, tôi nhận thấy hầu hết họ không nhận thức được mình đang làm gì với cơ thể của mình. Họ chỉ tập trung sao cho từ ngữ thốt ra thật chính xác (âu cũng hợp lý). Trước khi cho họ bất kỳ lời khuyên cụ thể nào, tôi thường ghi hình họ trước và phát lại cho họ xem bài diễn thuyết được tắt tiếng. Chỉ trong chưa đầy một phút, diễn giả có thể nhận ra chính xác thứ năng lượng lo lắng của họ tuôn chảy thế nào và thôi thúc họ giải quyết.

Khi mọi người đã được động viên, cách khắc phục sẽ không còn là bài tập luyện nhanh chóng và đơn giản. Tôi yêu cầu các diễn giả truyền tải một bài nói ngắn, thường không quá năm phút, mà không đung đưa người hay di chuyển. Tôi động viên họ chuyển hướng năng lượng lo lắng thành cử chỉ, cường độ giọng nói và biểu cảm khuôn mặt. Trong những tình huống vượt giới hạn, tôi sẽ gõ bút lên bàn mỗi khi diễn giả đung đưa người hay di chuyển chân. Điều này ban đầu rất bức bối và gây phân tâm, nhưng nó đã nhanh chóng phát huy hiệu quả thần kỳ nhờ tác động lên các trung khu thưởng phạt trong não bộ.

BÍ QUYẾT 82: Tự tin lên xuống sân khấu

Chẳng có gì phải xấu hổ khi ta lo lắng, đặc biệt là trước hàng trăm khán giả phấn khích đang chờ đợi một trong những bài diễn thuyết hay nhất từng được chia sẻ. Nói trước công chúng luôn gây cảm giác lo lắng, bất kể bạn là ai (và bất cứ ai nói với bạn điều ngược lại đều là kẻ nói dối trắng trợn). Để chia sẻ ý tưởng đáng lan tỏa của mình, bạn phải che giấu sự lo lắng bằng cách chuyển hướng năng lượng thành sự tự tin bình thản. Diễn giả được đánh giá cả ở bình diện ý thức lẫn vô thức ngay từ khoảnh khắc họ bước lên sân khấu. Bất kể xấu tốt ra sao, mọi thứ đều có vai trò của chúng – tức tất cả những gì bạn làm từ thời khắc đứng khỏi chỗ ngồi cho đến khi ngồi xuống trở lại. Khi bạn lên xuống sân khấu, hãy ngẩng cao đầu, nở nụ cười tự tin kiên định và bước đi nhẹ nhàng. Đa phần, màn xuất hiện và kết thúc của bạn không nên tạo ấn tượng bằng sự rụt rè hay quá hồ hởi.

Mức năng lượng bạn đem theo lên sân khấu sẽ gửi tín hiệu đến khán giả về giọng điệu của bài nói chuyện. Trong các bài diễn thuyết trên TED, giọng điệu tiêu biểu là truyền cảm hứng. Nếu bạn định truyền đi một thông điệp ảm đạm, thì hãy nén hẳn lại nhịp độ di chuyển và biểu cảm khuôn mặt.

Đến lúc này, bạn đã có trong tay tất cả bí quyết về nội dung và cách truyền tải cần thiết để phát đi một bài diễn thuyết truyền cảm hứng trên TED. Bạn có thể chọn dùng slide thuyết trình, video hay đạo cụ hỗ trợ – trọng tâm của phần tiếp theo – nếu thật cần đến chúng để chia sẻ ý tưởng đáng lan tỏa của mình.

BÍ QUYẾT 80: Di chuyển trong phạm vi ảo mà bạn tạo ra trên sân khấu

Bạn có thể tự biến mình thành diễn giả chuyên nghiệp thực thụ thông qua việc di chuyển hiệu quả trên sân khấu. Mục tiêu là khiến chuyển động của bạn thật nhuần nhuyễn và tự nhiên mà vẫn thận trọng. Hãy di chuyển có mục đích, chứ không chỉ đơn giản làm khác đi để giải thoát bản thân bạn khỏi bục diễn thuyết và màn hình hà khắc.

Để làm được như vậy, tôi khuyên bạn hãy hình dung không gian bạn sắp sử dụng là một sân khấu kịch với các vị trí nhất quán được định sẵn cho từng phần khác nhau của bài diễn thuyết. Nếu bạn đang kể chuyện, thì mỗi nhân vật của bạn nên đứng ở một vị trí định sẵn khác nhau. Nếu bạn đang giải thích tiến trình, hãy bắt đầu từ phía bên trái khán giả (chứ không phải bên trái bạn) và di chuyển dần về phía bên phải của họ khi nói. Lưu ý rằng bước về phía khán giả là một kỹ thuật cực kỳ uy lực khi cần nhấn mạnh những ý chính và tạo mối liên kết cá nhân sâu sắc hơn.

Hãy đứng nguyên ở một vị trí, giữ thân và bàn chân hướng về khán giả khi bạn trình bày một ý nào đó. Sau đó, hãy dừng lại và di chuyển trong khi chuyển ý. Bắt đầu nói trở lại khi bạn dừng tại vị trí mới. Quãng nghỉ này giúp khán giả có thời gian xử lý ý vừa rồi của bạn và chuẩn bị cho ý tiếp theo.

Dĩ nhiên, có những lúc bạn sẽ muốn di chuyển xa hơn. Trong trường hợp như vậy, hãy nói trong lúc di chuyển; tuy nhiên, khi bạn đến vị trí mới, hãy dừng lại và chỉnh đốn tư thế để bạn không có vẻ đang thơ thẩn hay nhịp bước.

Trong bài diễn thuyết của mình tại hội nghị TEDGlobal năm 2009 (Xem dàn ý tại Bảng 13.1), tác giả và cựu soạn giả diễn văn chính trị Dan Pink đã thể hiện trình độ bậc thầy của ông trong cách di chuyển. Chủ đề trọng tâm trong bài nói chuyện của ông là thuyết phục các doanh nghiệp chuyển hướng tập trung từ các hình thức thưởng bên ngoài sang các hình thức khích lệ bên trong để động viên những lao động có trình độ cao.

Để củng cố cho quan điểm của mình, Pink đã mô tả một thí nghiệm do Sam Glucksberg, nhà khoa học tại Đại học Princeton, thực hiện. Sau đây là cách Dan Pink dàn dựng khung cảnh, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng:

Ông tập hợp những người tham gia lại. Và rồi ông nói: “Tôi sẽ tính thời gian của các bạn. Để xem các bạn giải quyết vấn đề này nhanh thế nào?” Ông nói với một nhóm: “Tôi sẽ tính thời gian các bạn lập nguyên tắc và thời gian bình quân thông thường để một người giải quyết được kiểu vấn đề này.”

Với nhóm còn lại, ông đề xuất thưởng. Ông nói, “Nếu bạn thuộc trong nhóm 25% nhanh nhất, bạn sẽ được thưởng 5 đô-la. Nếu bạn là người nhanh nhất trong số tất cả những người chúng tôi kiểm tra ở đây hôm nay, bạn sẽ được 20 đô-la.”

Bảng 13.1. Dàn ý bài diễn thuyết The Puzzle of Motivation (tạm dịch: Câu đố động lực) của Daniel Pink trên TED

Khi thốt ra câu “Ông nói với một nhóm rằng…,” Pink đã di chuyển về phía bên trái và ra cử chỉ với nhóm khán giả bên trái. Khi nói, “Với nhóm còn lại, ông đề xuất…,” ông lại bước ba bước dài về bên phải và ra cử chỉ với nhóm phải. Thông qua lời thoại, cách di chuyển và điệu bộ, Dan Pink đã đưa một thí nghiệm ngoài đời vào khán phòng một cách sống động, với các nhóm khán giả tượng trưng cho các đối tượng tham gia nghiên cứu.

Nếu bạn đã xem TED, đặc biệt là các bài diễn thuyết trên TEDx được thực hiện bởi các diễn giả ít kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhanh chóng quan sát thấy sự lo lắng tự nhiên khi đứng trên sân khấu khiến mọi người trổ tài khiêu vũ mà họ không hề hay biết. Chris Anderson, giám tuyển của TED, khá quen với hiện tượng này. Theo bài báo How to Give a Killer Presentation (tạm dịch: Bí quyết trình diễn một bài thuyết trình chết người) của ông trên tạp chí Harvard Bussiness Review số ra tháng Sáu năm 2013: “Sai lầm lớn nhất chúng tôi nhận thấy trong các buổi diễn tập ban đầu là mọi người di chuyển cơ thể quá nhiều. Họ xoay người từ bên này sang bên kia, hoặc chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia.”

Khi làm việc với các diễn giả, tôi nhận thấy hầu hết họ không nhận thức được mình đang làm gì với cơ thể của mình. Họ chỉ tập trung sao cho từ ngữ thốt ra thật chính xác (âu cũng hợp lý). Trước khi cho họ bất kỳ lời khuyên cụ thể nào, tôi thường ghi hình họ trước và phát lại cho họ xem bài diễn thuyết được tắt tiếng. Chỉ trong chưa đầy một phút, diễn giả có thể nhận ra chính xác thứ năng lượng lo lắng của họ tuôn chảy thế nào và thôi thúc họ giải quyết.

Khi mọi người đã được động viên, cách khắc phục sẽ không còn là bài tập luyện nhanh chóng và đơn giản. Tôi yêu cầu các diễn giả truyền tải một bài nói ngắn, thường không quá năm phút, mà không đung đưa người hay di chuyển. Tôi động viên họ chuyển hướng năng lượng lo lắng thành cử chỉ, cường độ giọng nói và biểu cảm khuôn mặt. Trong những tình huống vượt giới hạn, tôi sẽ gõ bút lên bàn mỗi khi diễn giả đung đưa người hay di chuyển chân. Điều này ban đầu rất bức bối và gây phân tâm, nhưng nó đã nhanh chóng phát huy hiệu quả thần kỳ nhờ tác động lên các trung khu thưởng phạt trong não bộ.

Chẳng có gì phải xấu hổ khi ta lo lắng, đặc biệt là trước hàng trăm khán giả phấn khích đang chờ đợi một trong những bài diễn thuyết hay nhất từng được chia sẻ. Nói trước công chúng luôn gây cảm giác lo lắng, bất kể bạn là ai (và bất cứ ai nói với bạn điều ngược lại đều là kẻ nói dối trắng trợn). Để chia sẻ ý tưởng đáng lan tỏa của mình, bạn phải che giấu sự lo lắng bằng cách chuyển hướng năng lượng thành sự tự tin bình thản. Diễn giả được đánh giá cả ở bình diện ý thức lẫn vô thức ngay từ khoảnh khắc họ bước lên sân khấu. Bất kể xấu tốt ra sao, mọi thứ đều có vai trò của chúng – tức tất cả những gì bạn làm từ thời khắc đứng khỏi chỗ ngồi cho đến khi ngồi xuống trở lại. Khi bạn lên xuống sân khấu, hãy ngẩng cao đầu, nở nụ cười tự tin kiên định và bước đi nhẹ nhàng. Đa phần, màn xuất hiện và kết thúc của bạn không nên tạo ấn tượng bằng sự rụt rè hay quá hồ hởi.

Mức năng lượng bạn đem theo lên sân khấu sẽ gửi tín hiệu đến khán giả về giọng điệu của bài nói chuyện. Trong các bài diễn thuyết trên TED, giọng điệu tiêu biểu là truyền cảm hứng. Nếu bạn định truyền đi một thông điệp ảm đạm, thì hãy nén hẳn lại nhịp độ di chuyển và biểu cảm khuôn mặt.

Đến lúc này, bạn đã có trong tay tất cả bí quyết về nội dung và cách truyền tải cần thiết để phát đi một bài diễn thuyết truyền cảm hứng trên TED. Bạn có thể chọn dùng slide thuyết trình, video hay đạo cụ hỗ trợ – trọng tâm của phần tiếp theo – nếu thật cần đến chúng để chia sẻ ý tưởng đáng lan tỏa của mình.

Bình luận
× sticky