BÍ QUYẾT 55: Trau chuốt bài diễn thuyết của bạn bằng nghệ thuật tu từ
Trong bài diễn thuyết trên TED của mình, Amy Cuddy, giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, đã chia sẻ một ý tưởng cực dễ nhưng lại đắt giá đến không ngờ: “hãy dành hai phút biểu dương sức mạnh trước khi đối diện với tình huống căng thẳng để đạt kết quả tốt hơn”. Bảng 9.1 là dàn ý bài phát biểu của cô.
Bảng 9.1. Dàn ý bài diễn thuyết Your body language shapes who you are (tạm dịch: Ngôn ngữ cơ thể định hình con người bạn) của Amy Cuddy trên TED
Cô cũng sử dụng một loạt nhiều biện pháp tu từ để nâng tầm bài nói chuyện của mình. Dù một vài biện pháp có tên gọi không mấy quen thuộc, nhưng bạn sẽ nhận ra đa số chúng trong các ví dụ được trình bày sau đây:
Thuận âm và thuận tai: Hai phép tu từ thuộc “họ hàng xa” này đều chỉ cách thức lặp lại các âm giống nhau từ hai đến ba lần liên tiếp. Thuận âm là lặp lại các nguyên âm; thuận tai là lặp lại các phụ âm. Cách dùng từ thuận tai “power posing” (“biểu dương sức mạnh”) của Cuddy quả thực dễ nhớ hơn nhiều so với cụm từ “đứng thẳng, vươn người, đầu ngẩng cao và tay mở rộng”.
Láy đầu, láy cuối và láy kết hợp: Như đã đề cập trong chương trước, láy đầu (anaphora) là sự lặp lại các từ hay nhóm từ trong phần đầu của một cụm ngữ pháp hay các câu nối tiếp nhau. Láy cuối (epistrophe) là khái niệm tương tự nhưng áp dụng cho cụm ngữ pháp hay các câu cuối. Láy kết hợp (symploce) bao gồm cả hai kiểu láy trên. Amy đã dùng phép láy kết hợp trong cặp câu sau: “Chúng tôi không muốn mớm cho họ khái niệm về sức mạnh. Chúng tôi muốn họ cảm thấy được sức mạnh.”
Láy nối câu: Đây là biện pháp lặp lại từ cuối của câu trước và dẫn lại ngay ở phần đầu hay gần phần đầu của câu sau. Giáo sư Cuddy đã sử dụng kỹ thuật này khi nêu lên câu hỏi: “Chúng ta biết tâm trí có thể thay đổi cơ thể, nhưng liệu cơ thể chúng ta có thay đổi tâm trí không?”
Phép thế ba: Đây là cách dùng một bộ ba nhóm từ hoặc cụm ngữ liên tiếp nhau để thể hiện một ý niệm duy nhất. Ở phần đầu bài diễn thuyết, Cuddy đã nêu một câu hỏi và trả lời bằng một chuỗi ba ví dụ có thể thay thế cho nhau: “Có bao nhiêu bạn ở đây đang thu mình lại? Có thể bạn đang khom lưng, vắt chéo chân hoặc co chân lại.”
Ngoài các kỹ thuật diễn thuyết lôi cuốn hơn nói trên, phương pháp gieo vần và lặp từ ngữ truyền thống vẫn là những phương thức uy lực để nhấn mạnh các thông điệp then chốt.
BÍ QUYẾT 56: Áp dụng nguyên tắc “số ba” trong một danh sách các mục thông tin tương tự nhau
Năm 1956, nhà tâm lý học George A. Miller từ đại học Princeton đã công bố một bài viết gây tiếng vang nhan đề: The Magical Number Seven, Plus or Minus Two: Some Limits on Our Capacity for Processing Information (tạm dịch: Số 7 kỳ diệu, dao động cộng trừ 2: Vài giới hạn trong khả năng xử lý thông tin của chúng ta). Trong bài viết, ông đã tóm tắt các thí nghiệm kiểm tra xem con người tiếp thu rồi xử lý các lượng lớn thông tin khác nhau ra sao.
Qua năm tháng, nhiều học giả đã kiểm chứng giá trị của lý thuyết có tên “quy luật Miller” này: nó phát biểu rằng con người chỉ có thể lưu giữ được bảy điều – cộng trừ hai điều – trong trí nhớ làm việc của họ. Dù mọi người vẫn tin vào con số 7 kỳ diệu, nhưng nhiều nhà khoa học lại tán thành quan điểm rằng không có con số kỳ diệu nào cả. Số mục thông tin mà chúng ta có thể ghi nhớ phụ thuộc vào kích thước của từng khối thông tin, mối quan hệ giữa các khối và năng lực nhận thức của chúng ta.
Tuy nhiên, với sự ra đời của công nghệ chụp ảnh não bộ hiện đại, ba học giả đã đứng lên nhận lời thách đố của Miller và khám phá xem liệu có con số thần kỳ không. Jennifer J. Summerfield, Demis Hassabis và Eleanor A. Maguire đã yêu cầu 19 người xây dựng những khung cảnh tưởng tượng trong tâm trí khi nghe các nhóm cụm từ ngắn. Mỗi cụm từ gồm một danh từ và từ mô tả. Chẳng hạn như nhóm ba cụm từ “một tấm thảm xanh đen”, “một chiếc tủ chạm trổ” và “một chiếc bút chì sọc da cam”. Trong khi kiểm chứng các nhóm từ ba đến sáu thành tố, họ quan sát hoạt động não bộ của đối tượng bằng công nghệ chụp cộng hưởng từ chức năng. Ngoài ra, họ còn yêu cầu các đối tượng dùng phím tương tác để chỉ ra độ khó của thử nghiệm, mức độ sinh động của khung cảnh tưởng tượng và mức độ nhận biết sự thống nhất giữa các thành tố trong nhóm.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra hai điều quan trọng. Thứ nhất, hoạt động não tăng dần ở các vùng lõi của não bộ khi đối tượng nghe đến thành tố thứ ba. Sau đó, hoạt động này đột nhiên ổn định. Thứ hai, đối tượng đánh giá rằng các bài kiểm tra về ba thành tố là dễ hình dung nhất, sinh động nhất và thống nhất với nhau nhất.
Nếu bạn đang băn khoăn rằng tất cả những điều trên sẽ giúp ích gì cho việc diễn thuyết, thì các kiểu danh sách mà Summerfield, Hassabis và Maguire nghiên cứu chính xác là kiểu danh sách mà các diễn giả thường sử dụng. Có điều gì đó rất toại ý và cân đối ở quy luật “ba thành tố” này.
BÍ QUYẾT 57: Đặt câu hỏi để lôi kéo khán giả tham gia vào cuộc trò chuyện
Trong diễn tiến của từng phần, bạn nên thường xuyên đặt câu hỏi cho người nghe để họ tự ngẫm về cuộc đời mình. Kỹ thuật này sẽ biến đổi một bài diễn thuyết thành cuộc trò chuyện. Khán giả vẫn có thể phản hồi trong tâm trí và qua ngôn ngữ cơ thể. Ở các diễn đàn nhỏ hơn, bạn thực sự có thể nài xin họ hồi đáp bằng lời.
Trong bài nói chuyện dài 20,6 phút (vâng, tuy quá thời gian nhưng không ai bận tâm), Amy Cuddy đặt hơn 40 câu hỏi, tức gần hai câu/phút. Sau đây là thông tin cho những ai thích theo dõi điểm số: các diễn giả có bài diễn thuyết được xem nhiều nhất trên TED thường đặt từ 0 đến 2 câu hỏi/phút, với mức bình quân hơi cao hơn 1. Do đó, giáo sư Cuddy thuộc vào nhóm trên.
Một số diễn giả chủ ý đặt những câu hỏi nhằm đánh đố khán giả. Những câu hỏi thuộc dạng này thường bắt đầu như sau, “Bạn nghĩ đâu là bí quyết…?” Diễn giả mong đợi nhận được câu trả lời sai từ người nghe bất kể đó là chúng được thốt ra thành lời hay chỉ nghĩ trong đầu. Trả lời sai chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc khán giả nghe bằng được sự thật. Tuy cơ sở tâm lý học cho điều này đúng và hiệu quả, nhưng tôi không khuyến khích bạn sử dụng kỹ thuật này vì đây không phải là phương thức diễn thuyết tạo được sự đồng cảm. Khán giả của bạn có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực trong suốt buổi diễn thuyết, nhưng chúng nên là phản ứng tự nhiên thay vì bị tác động.
Tin vui là vẫn còn nhiều cách sử dụng câu hỏi gắn kết tốt hơn, và Amy Cuddy đã sử dụng cả bốn cách sau:
-
Lấy ý kiến: “Vậy có bao nhiêu người ở đây đang thu mình lại?”
-
Tìm sự xác nhận (hay thêm câu hỏi đuôi): “Nếu bạn dùng [biểu tượng cảm xúc] cực kém [trong các cuộc đàm phán trực tuyến], thì thật tệ đúng không nào?”
-
Khơi gợi suy nghĩ: “Liệu vài phút biểu dương sức mạnh có thực sự thay đổi đáng kể cuộc đời của bạn không?”
-
Trì hoãn: “Vậy nên tôi quan sát hành vi này trong lớp học, và thử đoán xem tôi nhận thấy gì?”
Hai cách đầu, lấy ý kiến và tìm kiếm sự xác nhận là những câu hỏi đóng không có câu trả lời sai. Còn hai cách cuối, khơi gợi suy nghĩ và trì hoãn, lại chủ ý được dùng để kích thích khán giả, áp dụng bài nói chuyện vào cuộc sống của chính họ hoặc khơi gợi trí tưởng tượng của họ.
Một lưu ý cuối cùng là hãy ngừng lại và gật đầu công nhận những suy nghĩ không nói thành lời của khán giả sau khi nhận câu hỏi. Việc này sẽ duy trì cuộc đối thoại hai chiều ngay cả khi khán giả không thể hồi đáp bằng lời.
BÍ QUYẾT 58: Diễn giải số liệu thống kê để phù hợp với cảm xúc mỗi cá nhân
Hãy nhớ diễn giải mọi dữ liệu thống kê, đặc biệt là các số liệu lớn, bằng các phép so sánh tương đồng hoặc ẩn dụ sống động, giàu cảm xúc và phù hợp với mỗi cá nhân. Tôi nhận ra việc mở đầu bằng một số liệu thống kê tổng quan rồi thêm tính cá nhân cho chúng là cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn, sự kết hợp giữa hai câu sau đây sẽ tạo ảnh hưởng mạnh mẽ hơn so với khi mỗi câu được truyền đạt riêng: “Có 70 triệu người Mỹ hằng ngày phải sống chung với bệnh tim. Rất có thể chính bạn, hoặc một trong ba người ngồi cạnh bạn sẽ chết vì bệnh tim mạch.”
Diễn giải dữ liệu thống kê bằng nhiều số liệu có thể phân nhỏ không phải là cách duy nhất để cụ thể hóa các con số trừu tượng. Thế giới của một nhà khoa học xã hội như Amy Cuddy tràn ngập số liệu thống kê khó lòng hiểu hết được; tuy nhiên, hãy xem cô đã diễn giải sự thay đổi tỷ lệ hoóc-môn thành ngôn ngữ cảm xúc tài tình ra sao:
Sau đây là những gì chúng tôi tìm hiểu được về testoterone…, testoterone tăng khoảng 20% ở những người năng thể hiện sức mạnh, và giảm 10% ở những người ít thể hiện. Còn đây là kết quả về cortisol. Cortisol ở người tỏ ra mạnh mẽ giảm khoảng 25%, và tăng khoảng 15% ở người yếu đuối. Như vậy, hai phút đó dẫn tới những thay đổi về hoóc-môn cơ bản định hình lại trí não để bạn trở nên quyết đoán, tự tin và thoải mái, hoặc đối phó được với trạng thái căng thẳng; và, bạn biết đấy, để cảm thấy như được ngừng mọi hoạt động.
BÍ QUYẾT 59: Tăng cường ngôn ngữ bằng hình ảnh sinh động và chi tiết gợi cảm giác
Phần truyền tải bằng ngôn từ của bạn sẽ mở rộng khỏi cơ chế trình bày và tiến vào địa hạt của từ ngữ bạn sử dụng. Để tăng thêm hứng thú cho khán giả, hãy sử dụng thoải mái các chi tiết sinh động, giàu tính mô tả và gợi cảm giác. Hình ảnh, âm thanh, mùi hương là những yếu tố dễ kết hợp nhất. Trong một số tình huống, bạn thậm chí có thể đan xen cả vị giác lẫn xúc giác. Cái giá nhỏ của bài nói dông dài không chỉ được bù lại bằng tác động mà bạn tạo ra khi cho phép khán giả hình thành một bức tranh trong tâm trí. Trong phần kết luận, Amy Cuddy đã mô tả rất trực quan những nơi có thể áp dụng ý tưởng “biểu dương sức mạnh” đáng lan tỏa của chị:
Những điều chỉnh nhỏ có thể tạo nên thay đổi lớn. Thế nên chỉ cần hai phút thôi. Hai phút, hai phút, chỉ hai phút. Trước khi bước vào tình huống cân nhắc căng thẳng tiếp theo, hãy dành hai phút thử làm điều này trong thang máy, trong buồng vệ sinh hay tại bàn làm việc của bạn sau cánh cửa đóng.
BÍ QUYẾT 60: Dùng đại từ nhân xưng “tôi”, “bạn” và “chúng ta” như trong cuộc hội thoại mặt đối mặt
Trong cuốn sách kinh điển Đắc nhân tâm (xuất bản năm 1936), Dale Carnegie đã viết: “Hãy nhớ rằng đối với một người, tên của họ là thứ âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào.” Khi lần đầu đọc sách của Carnegie, tôi khá tâm đắc với lời khuyên này và đã suy nghĩ nhiều về việc nên áp dụng nó ra sao khi thuyết trình trước đám đông khán giả. Vì gọi tên từng người trong các nhóm có trên 10 người là không thực tế, nên tôi nghiệm ra mình có thể gần gũi với khán giả hơn khi sử dụng đại từ bạn số ít càng thường xuyên càng tốt.
Tuy nhiên, kỹ năng này không phải không có vấn đề. Nếu bạn từng trò chuyện với một người bán hàng nhắc lại tên bạn hết lần này đến lần khác, chắc chắn sẽ đến một lúc nó bắt đầu tạo cảm giác hời hợt và trịch thượng. Việc một diễn giả truyền cảm hứng liên tục bảo bạn phải làm gì cũng thế. Giải pháp đơn giản là dùng các đại từ như thể bạn đang trong một cuộc đối thoại mặt đối mặt bình thường. Chẳng hạn như, hãy dùng đại từ tôi khi bạn đang thổ lộ chuyện đời tư hoặc bày tỏ ý kiến, và dùng đại từ bạn khi đang hỏi hoặc kêu gọi hành động.
Nhân đây, ta hãy xem qua trường hợp của Ric Elias, một diễn giả trên TED. Anh đã dùng đại từ tôi và của tôi hơn 14 lần/phút, nhiều gấp đôi mức bình quân 7 lần/phút của hầu hết các bài diễn thuyết trên TED, nhưng lại là mức điển hình cho các bài diễn thuyết nói về chuyện đời tư. Trong gần hết bài phát biểu của mình, Elias đã hồi tưởng lại đoạn độc thoại nội tâm của anh ở ngôi thứ nhất khi chiếc máy bay đâm xuống:
Tôi thốt lên, “Xin hãy nổ tung luôn đi.” Tôi không muốn nó vỡ tan thành 20 mảnh như bạn thấy trong các bộ phim tài liệu. Và khi chúng tôi lao xuống dần, tôi có cảm giác, ôi chao, như thể cái chết không hề đáng sợ. Như thể chúng ta đã chuẩn bị cho nó cả đời. Nhưng nó thật buồn làm sao. Tôi không muốn ra đi, tôi yêu cuộc sống này.
Trong những lời cuối, Elias đã chuyển từ đại từ tôi sang bạn để chia sẻ rõ bài học rút ra từ câu chuyện:
Bạn sẽ thay đổi thế nào? Bạn sẽ hoàn thành ngay điều gì mà bạn cứ nấn ná chờ đợi vì tin mình còn sống? Bạn sẽ thay đổi các mối quan hệ của bạn và năng lượng tiêu cực trong chúng như thế nào? Và trên hết thảy, bạn có đang là một bậc phụ huynh tốt nhất có thể chưa?
Dành cho những ai thích theo dõi số liệu, Elias đã dùng đại từ bạn và của bạn với tần suất 4 lần/phút. Đây là tần suất điển hình trong các bài diễn thuyết trên TED. Một lần nữa, khi xây dựng bài diễn thuyết của mình, bạn không nên tính số lần sử dụng đại từ; không có tỷ lệ vàng nào áp dụng cho mọi kiểu phát biểu, chứ đừng nói đến một kiểu. Thay vì thế, hãy đơn giản thể hiện chủ ý của bạn đối với góc nhìn mà từ đó bạn kể lên câu chuyện, chia sẻ thông tin và kêu gọi hành động.
Mục tiêu của bạn là lôi kéo từng khán giả dưới góc độ cá nhân. Để đạt được điều này, hãy chú ý sử dụng đại từ bạn ở dạng số nhiều như các cụm từ tất cả các bạn, mỗi người trong các bạn hoặc một số người trong các bạn. Điều tương tự cũng áp dụng với những từ bao gồm cả bạn và toàn thể khán giả trong đó như ta và chúng ta. Thay vì hỏi “Bao nhiêu người trong các bạn đã…,” hãy hỏi “Bạn đã từng…” hoặc “Hãy giơ tay nếu bạn đã từng…”
BÍ QUYẾT 61: Dùng những từ ngữ ngắn gọn và đơn giản nhất để thể hiện thông điệp
Mọi người vẫn đồn rằng các diễn giả xuất chúng cần dùng đến vốn từ ngữ rộng khắp. Nhưng công việc của diễn giả là kết nối cảm xúc với khán giả và truyền cảm hứng để họ nhìn thế giới khác đi. Công việc của diễn giả không phải là gây ấn tượng với khán giả bằng vốn từ ngữ. Nếu bạn đòi hỏi ở khán giả năng lực xử lý nhận thức, bạn sẽ thất bại trong việc kết nối. Các bài diễn thuyết nên được soạn cho tai nghe chứ không phải cho mắt nhìn.
Được Rudolf Flesch khởi xướng và J. Peter Kincaid phát triển, thuật toán mức điểm Flesch–Kincaid (F-K)(19) đã được sử dụng lần đầu vào năm 1978 để đo lường độ khó của các cuốn cẩm nang kỹ thuật được quân đội Mỹ sử dụng. Hiện nay, thước đo này đã tạo nên nền tảng của phương thức thống kê mức độ dễ đọc trong Microsoft Word.
Hóa ra Amy Cuddy đã đúng khi đặt mục tiêu sử dụng từ ngữ ngắn gọn và đơn giản nhất có thể nhằm diễn đạt thông điệp của mình. Theo thước đo F-K, những bài diễn thuyết thu hút nhiều người nghe trên TED nằm trong mức điểm từ 3,7 đến 9,6. Ở mức 6,1, Amy chỉ còn kém mức trung bình 6,6 một chút.
Trái với suy nghĩ của bạn, thước đo F-K không dựa trên cuốn từ điển nào. Nó không biết rằng các từ thể loại, cấu trúc hợp âm và ứng biến phức tạp hơn các từ như loại, hòa âm, hay sáng tạo. Mức điểm tăng vì hai nguyên do đơn giản. Thứ nhất là do câu dài. Thứ hai là do đoạn văn bản chứa nhiều từ đa âm tiết. Hãy nhớ rằng khán giả thích nghe những câu ngắn kèm nhiều đoạn ngắt nghỉ.
Khi diễn giả chiếm lấy sân khấu và biến chính họ thành một cái tôi trịch thượng thay vì cái tôi chuyên nghiệp và thông minh hơn, họ thường chỉ thu được điều ngược lại và khiến khán giả mất kết nối với họ. Những bí quyết trong chương này nhằm mục đích nhắc nhở bạn chọn đúng từ ngữ truyền tải trên sân khấu như thể bạn đang trong một cuộc trò chuyện tự nhiên.
Có lẽ sai sót lớn nhất mà các diễn giả non kinh nghiệm thường mắc phải chính là đánh đồng sự chuyên nghiệp với sức hút và sự trang trọng. Quan điểm lầm lạc này khiến mọi người tự xóa đi khỏi các bài phát biểu chất hài hước thường hiện diện trong tiếp xúc hàng ngày giữa họ với người khác. Chương tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng duyên hài hước thật hiệu quả.
BÍ QUYẾT 55: Trau chuốt bài diễn thuyết của bạn bằng nghệ thuật tu từ
Trong bài diễn thuyết trên TED của mình, Amy Cuddy, giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, đã chia sẻ một ý tưởng cực dễ nhưng lại đắt giá đến không ngờ: “hãy dành hai phút biểu dương sức mạnh trước khi đối diện với tình huống căng thẳng để đạt kết quả tốt hơn”. Bảng 9.1 là dàn ý bài phát biểu của cô.
Bảng 9.1. Dàn ý bài diễn thuyết Your body language shapes who you are (tạm dịch: Ngôn ngữ cơ thể định hình con người bạn) của Amy Cuddy trên TED
Cô cũng sử dụng một loạt nhiều biện pháp tu từ để nâng tầm bài nói chuyện của mình. Dù một vài biện pháp có tên gọi không mấy quen thuộc, nhưng bạn sẽ nhận ra đa số chúng trong các ví dụ được trình bày sau đây:
Thuận âm và thuận tai: Hai phép tu từ thuộc “họ hàng xa” này đều chỉ cách thức lặp lại các âm giống nhau từ hai đến ba lần liên tiếp. Thuận âm là lặp lại các nguyên âm; thuận tai là lặp lại các phụ âm. Cách dùng từ thuận tai “power posing” (“biểu dương sức mạnh”) của Cuddy quả thực dễ nhớ hơn nhiều so với cụm từ “đứng thẳng, vươn người, đầu ngẩng cao và tay mở rộng”.
Láy đầu, láy cuối và láy kết hợp: Như đã đề cập trong chương trước, láy đầu (anaphora) là sự lặp lại các từ hay nhóm từ trong phần đầu của một cụm ngữ pháp hay các câu nối tiếp nhau. Láy cuối (epistrophe) là khái niệm tương tự nhưng áp dụng cho cụm ngữ pháp hay các câu cuối. Láy kết hợp (symploce) bao gồm cả hai kiểu láy trên. Amy đã dùng phép láy kết hợp trong cặp câu sau: “Chúng tôi không muốn mớm cho họ khái niệm về sức mạnh. Chúng tôi muốn họ cảm thấy được sức mạnh.”
Láy nối câu: Đây là biện pháp lặp lại từ cuối của câu trước và dẫn lại ngay ở phần đầu hay gần phần đầu của câu sau. Giáo sư Cuddy đã sử dụng kỹ thuật này khi nêu lên câu hỏi: “Chúng ta biết tâm trí có thể thay đổi cơ thể, nhưng liệu cơ thể chúng ta có thay đổi tâm trí không?”
Phép thế ba: Đây là cách dùng một bộ ba nhóm từ hoặc cụm ngữ liên tiếp nhau để thể hiện một ý niệm duy nhất. Ở phần đầu bài diễn thuyết, Cuddy đã nêu một câu hỏi và trả lời bằng một chuỗi ba ví dụ có thể thay thế cho nhau: “Có bao nhiêu bạn ở đây đang thu mình lại? Có thể bạn đang khom lưng, vắt chéo chân hoặc co chân lại.”
Ngoài các kỹ thuật diễn thuyết lôi cuốn hơn nói trên, phương pháp gieo vần và lặp từ ngữ truyền thống vẫn là những phương thức uy lực để nhấn mạnh các thông điệp then chốt.
Năm 1956, nhà tâm lý học George A. Miller từ đại học Princeton đã công bố một bài viết gây tiếng vang nhan đề: The Magical Number Seven, Plus or Minus Two: Some Limits on Our Capacity for Processing Information (tạm dịch: Số 7 kỳ diệu, dao động cộng trừ 2: Vài giới hạn trong khả năng xử lý thông tin của chúng ta). Trong bài viết, ông đã tóm tắt các thí nghiệm kiểm tra xem con người tiếp thu rồi xử lý các lượng lớn thông tin khác nhau ra sao.
Qua năm tháng, nhiều học giả đã kiểm chứng giá trị của lý thuyết có tên “quy luật Miller” này: nó phát biểu rằng con người chỉ có thể lưu giữ được bảy điều – cộng trừ hai điều – trong trí nhớ làm việc của họ. Dù mọi người vẫn tin vào con số 7 kỳ diệu, nhưng nhiều nhà khoa học lại tán thành quan điểm rằng không có con số kỳ diệu nào cả. Số mục thông tin mà chúng ta có thể ghi nhớ phụ thuộc vào kích thước của từng khối thông tin, mối quan hệ giữa các khối và năng lực nhận thức của chúng ta.
Tuy nhiên, với sự ra đời của công nghệ chụp ảnh não bộ hiện đại, ba học giả đã đứng lên nhận lời thách đố của Miller và khám phá xem liệu có con số thần kỳ không. Jennifer J. Summerfield, Demis Hassabis và Eleanor A. Maguire đã yêu cầu 19 người xây dựng những khung cảnh tưởng tượng trong tâm trí khi nghe các nhóm cụm từ ngắn. Mỗi cụm từ gồm một danh từ và từ mô tả. Chẳng hạn như nhóm ba cụm từ “một tấm thảm xanh đen”, “một chiếc tủ chạm trổ” và “một chiếc bút chì sọc da cam”. Trong khi kiểm chứng các nhóm từ ba đến sáu thành tố, họ quan sát hoạt động não bộ của đối tượng bằng công nghệ chụp cộng hưởng từ chức năng. Ngoài ra, họ còn yêu cầu các đối tượng dùng phím tương tác để chỉ ra độ khó của thử nghiệm, mức độ sinh động của khung cảnh tưởng tượng và mức độ nhận biết sự thống nhất giữa các thành tố trong nhóm.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra hai điều quan trọng. Thứ nhất, hoạt động não tăng dần ở các vùng lõi của não bộ khi đối tượng nghe đến thành tố thứ ba. Sau đó, hoạt động này đột nhiên ổn định. Thứ hai, đối tượng đánh giá rằng các bài kiểm tra về ba thành tố là dễ hình dung nhất, sinh động nhất và thống nhất với nhau nhất.
Nếu bạn đang băn khoăn rằng tất cả những điều trên sẽ giúp ích gì cho việc diễn thuyết, thì các kiểu danh sách mà Summerfield, Hassabis và Maguire nghiên cứu chính xác là kiểu danh sách mà các diễn giả thường sử dụng. Có điều gì đó rất toại ý và cân đối ở quy luật “ba thành tố” này.
Trong diễn tiến của từng phần, bạn nên thường xuyên đặt câu hỏi cho người nghe để họ tự ngẫm về cuộc đời mình. Kỹ thuật này sẽ biến đổi một bài diễn thuyết thành cuộc trò chuyện. Khán giả vẫn có thể phản hồi trong tâm trí và qua ngôn ngữ cơ thể. Ở các diễn đàn nhỏ hơn, bạn thực sự có thể nài xin họ hồi đáp bằng lời.
Trong bài nói chuyện dài 20,6 phút (vâng, tuy quá thời gian nhưng không ai bận tâm), Amy Cuddy đặt hơn 40 câu hỏi, tức gần hai câu/phút. Sau đây là thông tin cho những ai thích theo dõi điểm số: các diễn giả có bài diễn thuyết được xem nhiều nhất trên TED thường đặt từ 0 đến 2 câu hỏi/phút, với mức bình quân hơi cao hơn 1. Do đó, giáo sư Cuddy thuộc vào nhóm trên.
Một số diễn giả chủ ý đặt những câu hỏi nhằm đánh đố khán giả. Những câu hỏi thuộc dạng này thường bắt đầu như sau, “Bạn nghĩ đâu là bí quyết…?” Diễn giả mong đợi nhận được câu trả lời sai từ người nghe bất kể đó là chúng được thốt ra thành lời hay chỉ nghĩ trong đầu. Trả lời sai chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc khán giả nghe bằng được sự thật. Tuy cơ sở tâm lý học cho điều này đúng và hiệu quả, nhưng tôi không khuyến khích bạn sử dụng kỹ thuật này vì đây không phải là phương thức diễn thuyết tạo được sự đồng cảm. Khán giả của bạn có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực trong suốt buổi diễn thuyết, nhưng chúng nên là phản ứng tự nhiên thay vì bị tác động.
Tin vui là vẫn còn nhiều cách sử dụng câu hỏi gắn kết tốt hơn, và Amy Cuddy đã sử dụng cả bốn cách sau:
Lấy ý kiến: “Vậy có bao nhiêu người ở đây đang thu mình lại?”
Tìm sự xác nhận (hay thêm câu hỏi đuôi): “Nếu bạn dùng [biểu tượng cảm xúc] cực kém [trong các cuộc đàm phán trực tuyến], thì thật tệ đúng không nào?”
Khơi gợi suy nghĩ: “Liệu vài phút biểu dương sức mạnh có thực sự thay đổi đáng kể cuộc đời của bạn không?”
Trì hoãn: “Vậy nên tôi quan sát hành vi này trong lớp học, và thử đoán xem tôi nhận thấy gì?”
Hai cách đầu, lấy ý kiến và tìm kiếm sự xác nhận là những câu hỏi đóng không có câu trả lời sai. Còn hai cách cuối, khơi gợi suy nghĩ và trì hoãn, lại chủ ý được dùng để kích thích khán giả, áp dụng bài nói chuyện vào cuộc sống của chính họ hoặc khơi gợi trí tưởng tượng của họ.
Một lưu ý cuối cùng là hãy ngừng lại và gật đầu công nhận những suy nghĩ không nói thành lời của khán giả sau khi nhận câu hỏi. Việc này sẽ duy trì cuộc đối thoại hai chiều ngay cả khi khán giả không thể hồi đáp bằng lời.
Hãy nhớ diễn giải mọi dữ liệu thống kê, đặc biệt là các số liệu lớn, bằng các phép so sánh tương đồng hoặc ẩn dụ sống động, giàu cảm xúc và phù hợp với mỗi cá nhân. Tôi nhận ra việc mở đầu bằng một số liệu thống kê tổng quan rồi thêm tính cá nhân cho chúng là cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn, sự kết hợp giữa hai câu sau đây sẽ tạo ảnh hưởng mạnh mẽ hơn so với khi mỗi câu được truyền đạt riêng: “Có 70 triệu người Mỹ hằng ngày phải sống chung với bệnh tim. Rất có thể chính bạn, hoặc một trong ba người ngồi cạnh bạn sẽ chết vì bệnh tim mạch.”
Diễn giải dữ liệu thống kê bằng nhiều số liệu có thể phân nhỏ không phải là cách duy nhất để cụ thể hóa các con số trừu tượng. Thế giới của một nhà khoa học xã hội như Amy Cuddy tràn ngập số liệu thống kê khó lòng hiểu hết được; tuy nhiên, hãy xem cô đã diễn giải sự thay đổi tỷ lệ hoóc-môn thành ngôn ngữ cảm xúc tài tình ra sao:
Sau đây là những gì chúng tôi tìm hiểu được về testoterone…, testoterone tăng khoảng 20% ở những người năng thể hiện sức mạnh, và giảm 10% ở những người ít thể hiện. Còn đây là kết quả về cortisol. Cortisol ở người tỏ ra mạnh mẽ giảm khoảng 25%, và tăng khoảng 15% ở người yếu đuối. Như vậy, hai phút đó dẫn tới những thay đổi về hoóc-môn cơ bản định hình lại trí não để bạn trở nên quyết đoán, tự tin và thoải mái, hoặc đối phó được với trạng thái căng thẳng; và, bạn biết đấy, để cảm thấy như được ngừng mọi hoạt động.
Phần truyền tải bằng ngôn từ của bạn sẽ mở rộng khỏi cơ chế trình bày và tiến vào địa hạt của từ ngữ bạn sử dụng. Để tăng thêm hứng thú cho khán giả, hãy sử dụng thoải mái các chi tiết sinh động, giàu tính mô tả và gợi cảm giác. Hình ảnh, âm thanh, mùi hương là những yếu tố dễ kết hợp nhất. Trong một số tình huống, bạn thậm chí có thể đan xen cả vị giác lẫn xúc giác. Cái giá nhỏ của bài nói dông dài không chỉ được bù lại bằng tác động mà bạn tạo ra khi cho phép khán giả hình thành một bức tranh trong tâm trí. Trong phần kết luận, Amy Cuddy đã mô tả rất trực quan những nơi có thể áp dụng ý tưởng “biểu dương sức mạnh” đáng lan tỏa của chị:
Những điều chỉnh nhỏ có thể tạo nên thay đổi lớn. Thế nên chỉ cần hai phút thôi. Hai phút, hai phút, chỉ hai phút. Trước khi bước vào tình huống cân nhắc căng thẳng tiếp theo, hãy dành hai phút thử làm điều này trong thang máy, trong buồng vệ sinh hay tại bàn làm việc của bạn sau cánh cửa đóng.
Trong cuốn sách kinh điển Đắc nhân tâm (xuất bản năm 1936), Dale Carnegie đã viết: “Hãy nhớ rằng đối với một người, tên của họ là thứ âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào.” Khi lần đầu đọc sách của Carnegie, tôi khá tâm đắc với lời khuyên này và đã suy nghĩ nhiều về việc nên áp dụng nó ra sao khi thuyết trình trước đám đông khán giả. Vì gọi tên từng người trong các nhóm có trên 10 người là không thực tế, nên tôi nghiệm ra mình có thể gần gũi với khán giả hơn khi sử dụng đại từ bạn số ít càng thường xuyên càng tốt.
Tuy nhiên, kỹ năng này không phải không có vấn đề. Nếu bạn từng trò chuyện với một người bán hàng nhắc lại tên bạn hết lần này đến lần khác, chắc chắn sẽ đến một lúc nó bắt đầu tạo cảm giác hời hợt và trịch thượng. Việc một diễn giả truyền cảm hứng liên tục bảo bạn phải làm gì cũng thế. Giải pháp đơn giản là dùng các đại từ như thể bạn đang trong một cuộc đối thoại mặt đối mặt bình thường. Chẳng hạn như, hãy dùng đại từ tôi khi bạn đang thổ lộ chuyện đời tư hoặc bày tỏ ý kiến, và dùng đại từ bạn khi đang hỏi hoặc kêu gọi hành động.
Nhân đây, ta hãy xem qua trường hợp của Ric Elias, một diễn giả trên TED. Anh đã dùng đại từ tôi và của tôi hơn 14 lần/phút, nhiều gấp đôi mức bình quân 7 lần/phút của hầu hết các bài diễn thuyết trên TED, nhưng lại là mức điển hình cho các bài diễn thuyết nói về chuyện đời tư. Trong gần hết bài phát biểu của mình, Elias đã hồi tưởng lại đoạn độc thoại nội tâm của anh ở ngôi thứ nhất khi chiếc máy bay đâm xuống:
Tôi thốt lên, “Xin hãy nổ tung luôn đi.” Tôi không muốn nó vỡ tan thành 20 mảnh như bạn thấy trong các bộ phim tài liệu. Và khi chúng tôi lao xuống dần, tôi có cảm giác, ôi chao, như thể cái chết không hề đáng sợ. Như thể chúng ta đã chuẩn bị cho nó cả đời. Nhưng nó thật buồn làm sao. Tôi không muốn ra đi, tôi yêu cuộc sống này.
Trong những lời cuối, Elias đã chuyển từ đại từ tôi sang bạn để chia sẻ rõ bài học rút ra từ câu chuyện:
Bạn sẽ thay đổi thế nào? Bạn sẽ hoàn thành ngay điều gì mà bạn cứ nấn ná chờ đợi vì tin mình còn sống? Bạn sẽ thay đổi các mối quan hệ của bạn và năng lượng tiêu cực trong chúng như thế nào? Và trên hết thảy, bạn có đang là một bậc phụ huynh tốt nhất có thể chưa?
Dành cho những ai thích theo dõi số liệu, Elias đã dùng đại từ bạn và của bạn với tần suất 4 lần/phút. Đây là tần suất điển hình trong các bài diễn thuyết trên TED. Một lần nữa, khi xây dựng bài diễn thuyết của mình, bạn không nên tính số lần sử dụng đại từ; không có tỷ lệ vàng nào áp dụng cho mọi kiểu phát biểu, chứ đừng nói đến một kiểu. Thay vì thế, hãy đơn giản thể hiện chủ ý của bạn đối với góc nhìn mà từ đó bạn kể lên câu chuyện, chia sẻ thông tin và kêu gọi hành động.
Mục tiêu của bạn là lôi kéo từng khán giả dưới góc độ cá nhân. Để đạt được điều này, hãy chú ý sử dụng đại từ bạn ở dạng số nhiều như các cụm từ tất cả các bạn, mỗi người trong các bạn hoặc một số người trong các bạn. Điều tương tự cũng áp dụng với những từ bao gồm cả bạn và toàn thể khán giả trong đó như ta và chúng ta. Thay vì hỏi “Bao nhiêu người trong các bạn đã…,” hãy hỏi “Bạn đã từng…” hoặc “Hãy giơ tay nếu bạn đã từng…”
Mọi người vẫn đồn rằng các diễn giả xuất chúng cần dùng đến vốn từ ngữ rộng khắp. Nhưng công việc của diễn giả là kết nối cảm xúc với khán giả và truyền cảm hứng để họ nhìn thế giới khác đi. Công việc của diễn giả không phải là gây ấn tượng với khán giả bằng vốn từ ngữ. Nếu bạn đòi hỏi ở khán giả năng lực xử lý nhận thức, bạn sẽ thất bại trong việc kết nối. Các bài diễn thuyết nên được soạn cho tai nghe chứ không phải cho mắt nhìn.
Được Rudolf Flesch khởi xướng và J. Peter Kincaid phát triển, thuật toán mức điểm Flesch–Kincaid (F-K)(19) đã được sử dụng lần đầu vào năm 1978 để đo lường độ khó của các cuốn cẩm nang kỹ thuật được quân đội Mỹ sử dụng. Hiện nay, thước đo này đã tạo nên nền tảng của phương thức thống kê mức độ dễ đọc trong Microsoft Word.
Hóa ra Amy Cuddy đã đúng khi đặt mục tiêu sử dụng từ ngữ ngắn gọn và đơn giản nhất có thể nhằm diễn đạt thông điệp của mình. Theo thước đo F-K, những bài diễn thuyết thu hút nhiều người nghe trên TED nằm trong mức điểm từ 3,7 đến 9,6. Ở mức 6,1, Amy chỉ còn kém mức trung bình 6,6 một chút.
Trái với suy nghĩ của bạn, thước đo F-K không dựa trên cuốn từ điển nào. Nó không biết rằng các từ thể loại, cấu trúc hợp âm và ứng biến phức tạp hơn các từ như loại, hòa âm, hay sáng tạo. Mức điểm tăng vì hai nguyên do đơn giản. Thứ nhất là do câu dài. Thứ hai là do đoạn văn bản chứa nhiều từ đa âm tiết. Hãy nhớ rằng khán giả thích nghe những câu ngắn kèm nhiều đoạn ngắt nghỉ.
Khi diễn giả chiếm lấy sân khấu và biến chính họ thành một cái tôi trịch thượng thay vì cái tôi chuyên nghiệp và thông minh hơn, họ thường chỉ thu được điều ngược lại và khiến khán giả mất kết nối với họ. Những bí quyết trong chương này nhằm mục đích nhắc nhở bạn chọn đúng từ ngữ truyền tải trên sân khấu như thể bạn đang trong một cuộc trò chuyện tự nhiên.
Có lẽ sai sót lớn nhất mà các diễn giả non kinh nghiệm thường mắc phải chính là đánh đồng sự chuyên nghiệp với sức hút và sự trang trọng. Quan điểm lầm lạc này khiến mọi người tự xóa đi khỏi các bài phát biểu chất hài hước thường hiện diện trong tiếp xúc hàng ngày giữa họ với người khác. Chương tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng duyên hài hước thật hiệu quả.