Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao

CHƯƠNG MƯỜI BA

Tác giả: John Green

Buổi sáng hôm sau, ngày trọn vẹn cuối cùng của chúng tôi ở Amsterdam, Mẹ và Augustus và tôi đi bộ qua nửa dãy nhà trên đường từ khách sạn đến công viên Vondelpark, nơi chúng tôi tìm thấy một quán cà phê ngay dưới bóng của Viện bảo tàng phim quốc gia Hà Lan. Nhâm nhi tách cà phê sữa[107] – thứ người Hà Lan, như anh phục vụ giải thích, gọi là “cà phê không chuẩn” vì nó có nhiều sữa hơn là cà phê – chúng tôi ngồi trong bóng hoa râm của một cây hạt dẻ khổng lồ và kể lại cho mẹ chi tiết cuộc chạm trán với Peter Van Houten vĩ đại. Chúng tôi khiến câu chuyện trở nên hài hước. Ta có một sự lựa chọn trên thế giới này, tôi tin là thế, về chuyện kể lại những câu chuyện buồn ra sao, và chúng tôi chọn cách hài hước: Augustus, ngồi sụp mình trong chiếc ghế của quán cà phê, đóng vai lão Van Houten nhíu lưỡi, giọng lè nhè chẳng bao giờ chịu nhấc mình khỏi chiếc ghế; còn tôi đứng diễn tả lại mình đang nạt nộ quát tháo, “Đứng dậy mau, lão già xấu òm béo ị!”

“Em bảo ông ấy xấu òm thế à?” Augustus hỏi.
“Cứ cho là thế đi,” tôi bảo anh.

“Ta hông xấu òm. Cô mới xấu òm, cô gái mũi ống ạ.”

“Ông là một kẻ nhát gan!” tôi hét ầm ĩ, và Augustus phá hỏng cả vai diễn để bật cười. Tôi ngồi xuống. Chúng tôi kể cho Mẹ nghe về Nhà Anne Frank, ngoại trừ vụ hôn hít.

“Các con có quay lại nhà Van Houten sau đó không?” Mẹ hỏi.

Augustus còn chẳng đợi đến khi tôi kịp đỏ mặt. “Dạ không, chúng cháu chỉ la cà ở một quán cà phê. Hazel còn chọc cháu bằng mấy cái biểu đồ Venn[108] rất buồn cười.” Anh liếc sang nhìn tôi. Chúa ơi, anh đáng yêu quá.

“Nghe thú vị nhỉ,” bà nói. “Nghe này, bác sẽ đi dạo một lát. Cho hai cháu chút thời gian nói chuyện,” bà nói với Gus, giọng có đôi chút nóng vội. “Rồi sau đó chúng ta có thể đi chơi một vòng bằng thuyền trên kênh nhé.”

“Ừm, được ạ?” tôi nói. Mẹ kẹp một tờ năm euro[109] dưới cái đĩa đựng tách rồi hôn lên trán tôi, thì thầm, “Mẹ yêu yêu yêu con,” có nhiều hơn hai cái yêu so với bình thường.

Gus chỉ bóng những tán cây hòa lẫn rồi tách rời nhau dưới nền bê tông. “Đẹp thật đấy, nhỉ?”

“Ừ,” tôi nói.

“Thật là một hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ,” anh lẩm bẩm.

“Giờ nữa à?” tôi hỏi.

“Hình ảnh âm bản của các thứ bị thổi lẫn vào nhau rồi lại tách rời,” anh nói. Đằng trước tôi, hàng trăm lượt người qua lại, chạy bộ, đạp xe và trượt ván. Amsterdam là thành phố được thiết kế cho các phong trào và hoạt động, một thành phố mà tốt hơn là không nên di chuyển bằng ô tô, và hiển nhiên là tôi thấy mình tách biệt khỏi đó. Nhưng Chúa ơi, nó đẹp vô cùng, những nhánh kênh lạch tạo nên một đường xung quanh những tán cây cổ thụ, một con chim diếc đang đứng ngay đầu mép nước, tìm kiếm bữa sáng cho mình giữa hàng triệu cánh hoa du li ti nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Nhưng Augustus không hề để ý. Anh vẫn đang bận bịu ngắm những bóng cây rung rinh. Cuối cùng anh cất tiếng, “Anh có thể ngắm nhìn nó cả ngày, nhưng mình nên quay về khách sạn.”

“Chúng mình có đủ thời gian không?” tôi hỏi.

Anh cười buồn bã. “Giá mà thế,” anh nói.

“Sao thế?” Tôi hỏi.

Anh chỉ gật đầu về phía hướng khách sạn.

Chúng tôi bước đi trong im lặng, Augustus đi tôi nửa bước. Tôi quá lo sợ để nghĩ tại sao tôi lại thấy lo sợ thế này.

Có một thứ gọi là Tháp Nhu cầu của Maslow. Đại loại là ông
[110]
Abraham Maslow này nổi tiếng vì cái lý thuyết của ông ấy cho rằng có những nhu cầu nhất định cần được đáp ứng trước khi con người có thể có thêm những nhu cầu khác. Nó trông thế này:

THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW

Một khi nhu cầu về thức ăn và nước uống được đáp ứng đầy đủ, bạn sẽ tiến đến bậc nhu cầu tiếp theo, nhu cầu an toàn, rồi cứ thế tiếp nữa tiếp nữa, nhưng điều quan trọng là, theo Maslow, chừng nào những nhu cầu thuộc về thể lý còn chưa được thỏa mãn, bạn thậm chí còn không thể quan tâm đến nhu cầu được an toàn hay các nhu cầu xã hội chứ chưa nói đến “tự thể hiện bản thân,” bậc mà bạn bắt đầu, kiểu như sáng tạo nghệ thuật và suy nghĩ về các vấn đề đạo đức và vật lý lượng tử cùng các thứ khác.

Cũng theo Maslow, tôi bị mắc kẹt ở tầng thứ hai của cái tháp, không thể nào cảm thấy an toàn về sức khỏe của bản thân và do đó không thể đạt tới tình yêu và lòng quý trọng hay nghệ thuật cái gì nữa, mà tất nhiên điều đó thật ngớ ngẩn không tả hết: Thôi thúc được sáng tác nghệ thuật hay suy tư về triết học không hề mất đi khi ta đau ốm. Những thôi thúc này chỉ bị biến dạng bởi bệnh tật mà thôi.

Tháp Maslow có vẻ ngụ ý rằng tôi không giống con người như những người khác, và đa số có vẻ đồng tình với ông ta. Nhưng Augustus thì không. Tôi luôn nghĩ anh có thể yêu tôi bởi anh cũng từng mắc bệnh. Nhưng giờ tôi mới nhận ra có thể anh vẫn còn đang.

Chúng tôi vào phòng tôi, Kierkegaard. Tôi ngồi xuống chiếc giường mong đợi anh sẽ ngồi xuống cùng tôi, nhưng anh đã yên vị trong chiếc ghế hoa bụi bặm. Cái ghế đó. Nó bao lâu rồi nhỉ? Năm mươi năm chăng?

Tôi cảm giác yết hầu mình cứng đơ lại trong khi nhìn anh rút một điếu thuốc từ trong túi ra và ngậm lên miệng. Anh ngả người ra thở dài. “Ngay trước hôm em phải vào ICU, anh đã bắt đầu thấy đau ở hông.”

“Ôi không,” tôi thốt lên. Nỗi sợ kéo đến, cuốn chìm lấy tôi.

Anh gật đầu. “Thế nên anh đã đi chụp PET.” Anh ngừng nói, giật điếu thuốc trong miệng mình ra và nghiến chặt răng.

Phần lớn cuộc đời tôi được dành cho việc cố gắng không bật khóc trước mặt những người thương yêu tôi, vậy nên tôi hiểu Augustus đang cố gắng làm điều gì. Bạn cắn chặt răng. Bạn ngước nhìn lên. Bạn tự nhủ mình nếu họ thấy bạn khóc, nó sẽ thật đau đớn, và bạn sẽ chẳng là gì cả ngoại trừ Một Nỗi Đau trong cuộc đời của họ, và bạn không thể chỉ trở thành một nỗi đau được, thế nên bạn không khóc, và bạn tự nhủ tất cả những điều này trong khi nhìn lên cái trần nhà, và rồi bạn nuốt trôi tất cả mọi thứ cho dù cổ họng bạn không hề muốn khép lại rồi bạn ngắm nhìn những người thương yêu mình và mỉm cười.

Anh nhoẻn nụ cười nửa miệng của mình rồi nói, “Anh bừng sáng như một cây thông Giáng sinh, Hazel Grace. Ánh sáng của lồng ngực của anh, hông trái của anh, lá gan của anh, ở khắp mọi nơi.”

Ở khắp mọi nơi. Cái từ đó đọng lại trong bầu không khí một lúc lâu. Cả hai chúng tôi đều biết nó nghĩa là gì. Tôi ngồi dậy, lết mình cùng cái giá bình ôxy ngang qua chiếc thảm có lẽ còn cũ hơn cả số tuổi Augustus có thể già đi, quỳ xuống trước chân ghế và dịu đầu vào lòng anh, vòng tay ôm lấy eo anh.

Anh xoa xoa mái tóc tôi. “Anh thật sự xin lỗi,” anh nói.

“Anh xin lỗi vì đã không nói cho em biết,” anh giữ giọng bình tĩnh. “Chắc mẹ em cũng biết. Cái cách bác nhìn anh. Chắc là mẹ anh đã kể với bác hay sao đấy. Đáng nhẽ anh nên nói cho em biết. Nó thật ngu ngốc. Thật ích kỷ.”

Tôi biết tại sao anh lại chẳng nói gì cả, hẳn là thế: cũng cùng lý do tôi không muốn anh nhìn thấy tôi cái lần trong ICU. Tôi không muốn nổi điên với anh dù chỉ trong một giây phút, và giờ chỉ khi tôi đang yêu một quả bom tôi mới hiểu được sự ngốc nghếch của việc cố gắng cứu người khác khỏi những mảnh vỡ sắp tan tác của chính mình: Tôi không thể ngừng yêu Augustus Waters. Và tôi cũng không muốn thế.
“Thật bất công,” tôi nói. “Thật chẳng công bằng tí quái nào.”

“Thế giới này,” anh nói, “không phải một nhà máy ban tặng điều ước,” sau đó vỡ òa, chỉ trong một giây lát, tiếng thổn thức của anh bật lên bất lực như một tiếng sấm mà chẳng có ánh sét nào, sự tàn bạo kinh khủng mà những kẻ không chuyên trong môn học về nỗi đau có thể hiểu lầm sang sự yếu đuối. Rồi anh kéo tôi vào lòng, mặt anh cách mặt tôi chỉ vài phân, khăng khăng, “anh sẽ chiến đấu. Anh sẽ chiến đấu vì em. Em đừng lo lắng về anh nhé, Hazel Grace. Anh vẫn ổn. Anh sẽ tìm cách lởn vởn quấy rầy em mãi thôi.”

Tôi bật khóc. Dẫu thế anh vẫn rất mạnh mẽ, ôm chặt tôi đến mức tôi có thể thấy những cơ bắp săn chắc của cánh tay anh bao bọc lấy tôi trong khi anh nói, “Anh xin lỗi. Em sẽ ổn thôi. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Anh hứa,” rồi nở nụ cười nửa miệng của mình.

Anh hôn lên trán tôi, tôi cảm thấy bộ ngực căng tràn của anh hơi chùng xuống. “Anh nghĩ nói cho cùng anh đúng là có một cố tật.”

Một lúc sau, tôi kéo anh ra giường và chúng tôi nằm bên nhau trong khi anh kể cho tôi nghe họ đã bắt đầu chạy hóa trị để giảm đau, nhưng anh đã mặc kệ nó để đến Amsterdam dù cho bố mẹ anh giận dữ vô cùng. Họ đã cố ngăn anh lại đến tận cái buổi sáng hôm tôi nghe thấy anh gào lên cơ thể của anh thuộc về chính anh. “Mình có thể sắp xếp sau mà,” tôi nói.

“Không đâu, mình không thể,” anh trả lời. “Dù sao nó cũng vô ích thôi. Anh đã bảo em nó sẽ vô ích thôi mà, nhớ không?”

Tôi gật đầu. “Thật nhảm nhí, tất cả mọi chuyện này,” tôi nói.

“Họ sẽ thử mấy biện pháp khác khi anh về. Họ lúc nào cũng đầy ý tưởng mới.”

“Ừ,” tôi đáp, bản thân tôi cũng đã là cái gối găm kim đầy kinh nghiệm rồi. “Như kiểu anh lừa em tin là em đang yêu một người khỏe mạnh ấy nhỉ,” anh nói.

Tôi nhún vai. “Em cũng làm thế với anh mà.”

“Không, em có làm vậy đâu, chẳng ai có thể tuyệt vời như em cả.” Anh hôn tôi, rồi nhăn mặt lại.

“Có đau không?” tôi hỏi.

“Không. Chỉ là.” Anh ngước lên nhìn trần nhà một lúc lâu rồi mới nói, “anh thích thế giới này. Anh thích uống sâm panh. Anh thích không hút thuốc. Anh thích cái giọng người Hà Lan nói tiếng Hà Lan. Và giờ thì…anh còn không có một trận chiến. Anh còn không có một cuộc chiến.”

“Anh có một cuộc chiến chống ung thư,” tôi nói. “Đó là cuộc chiến của anh, anh sẽ tiếp tục chiến đấu,” tôi bảo với anh. Tôi ghét khi mọi người động viên tôi chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến, nhưng dù sao tôi cũng đã làm thế với anh. “Anh sẽ…anh sẽ…sống tốt nhất cho ngày hôm nay. Cuộc chiến giờ là của anh.” Tôi tự khinh trách mình vì thứ cảm xúc ủy mị này, nhưng tôi còn làm được gì khác đâu?

“Cuộc chiến,” anh nói nhẹ bâng. “Anh chiến đấu với cái gì? Bệnh ung thư của anh. Thế bệnh ung thư của anh là gì? Bệnh ung thư của anh là chính anh. Những khối u sinh ra từ anh. Chúng là của anh giống hệt như khối óc hay trái tim anh là của anh. Đây là một cuộc nội chiến, Hazel Grace, với bên thắng cuộc đã được định trước.”

“Gus,” tôi không thể nói gì được nữa. Anh thừa thông minh để hiểu những lời anh ủi tôi có thể nghĩ ra.

“Không sao mà,” anh nói. Thực sự đâu phải thế. Một lúc sau anh nói tiếp, “Nếu em có thể đến bảo tàng Rijkmuseum, anh cũng thực sự muốn đến – nhưng mà mình đang đùa ai chắc, cả em và anh đều chẳng đủ sức đi qua một cái bảo tàng. Dẫu sao anh cũng đã xem qua bộ sưu tập trên mạng trước khi chúng ta đến đây. Nếu em có đến, anh rất hi vọng một ngày em sẽ đến, em sẽ được nhìn thấy rất nhiều bức vẽ những người đã chết. Em sẽ thấy chúa Giê-su trên cây thánh giá, thấy một người bị dao đâm vào cổ, thấy người ta chết trong biển khơi, trong những cuộc chiến tranh và một cuộc diễu hành của những kẻ tử đạo. Nhưng Không. Có. Một. Đứa. Trẻ. Ung. Thư. Nào. Không có ai bị bệnh dịch hay đậu mùa hay sốt vàng da hay bất cứ bệnh gì, vì chẳng có chút vinh quang nào trong bệnh tật cả. Chẳng có chút ý nghĩa gì trong nó. Chẳng có chút vinh dự nào nếu chết vì.”

Abraham Maslow, tôi giới thiệu với ngài Augustus Waters đây, người đặt những thắc mắc về ý nghĩa sinh tồn lên trên cả những giá trị ăn sung mặc sướng, được yêu thương và cả sức khỏe. Trong khi phần lớn các anh chàng khác tiếp tục cuộc sống hưởng thụ nhạt nhẽo vô nghĩa, Augustus Waters đây đã khám phá bộ sưu tập của bảo tàng Rijkmuseum từ xa.
“Gì đấy?” Một lúc sau Augustus hỏi.

“Không có gì,” tôi đáp. “Em chỉ…” tôi không thể nói hết câu, tôi không biết nói thế nào. “Em rất, rất thích anh.”

Anh lại nở nụ cười với nửa khóe miệng, mũi anh chỉ cách tôi một đoạn. “Cảm xúc luôn đan xen. Anh không nghĩ em có thể quên được chuyện đó và đối xử như thể không phải anh đang sắp chết.”

“Em không nghĩ anh đang sắp chết,” tôi nói. “Em nghĩ anh mới chạm chút xíu vào ung thư thôi.”

Anh cười. Điệu cười vô vọng. “Anh đang ở trên chiếc tàu lượn chỉ có mỗi hướng đi lên thôi ấy,” anh nói.

“Và đặc ân và trách nhiệm của em là cùng anh lái nó đi lên,” tôi đáp.

“Có buồn cười lắm không nếu mình thử làm chuyện đó?”

“Không có thử gì hết,” tôi nói. “Chỉ có làm thật thôi.”

Buổi sáng hôm sau, ngày trọn vẹn cuối cùng của chúng tôi ở Amsterdam, Mẹ và Augustus và tôi đi bộ qua nửa dãy nhà trên đường từ khách sạn đến công viên Vondelpark, nơi chúng tôi tìm thấy một quán cà phê ngay dưới bóng của Viện bảo tàng phim quốc gia Hà Lan. Nhâm nhi tách cà phê sữa[107] – thứ người Hà Lan, như anh phục vụ giải thích, gọi là “cà phê không chuẩn” vì nó có nhiều sữa hơn là cà phê – chúng tôi ngồi trong bóng hoa râm của một cây hạt dẻ khổng lồ và kể lại cho mẹ chi tiết cuộc chạm trán với Peter Van Houten vĩ đại. Chúng tôi khiến câu chuyện trở nên hài hước. Ta có một sự lựa chọn trên thế giới này, tôi tin là thế, về chuyện kể lại những câu chuyện buồn ra sao, và chúng tôi chọn cách hài hước: Augustus, ngồi sụp mình trong chiếc ghế của quán cà phê, đóng vai lão Van Houten nhíu lưỡi, giọng lè nhè chẳng bao giờ chịu nhấc mình khỏi chiếc ghế; còn tôi đứng diễn tả lại mình đang nạt nộ quát tháo, “Đứng dậy mau, lão già xấu òm béo ị!”

“Em bảo ông ấy xấu òm thế à?” Augustus hỏi.
“Cứ cho là thế đi,” tôi bảo anh.

“Ta hông xấu òm. Cô mới xấu òm, cô gái mũi ống ạ.”

“Ông là một kẻ nhát gan!” tôi hét ầm ĩ, và Augustus phá hỏng cả vai diễn để bật cười. Tôi ngồi xuống. Chúng tôi kể cho Mẹ nghe về Nhà Anne Frank, ngoại trừ vụ hôn hít.

“Các con có quay lại nhà Van Houten sau đó không?” Mẹ hỏi.

Augustus còn chẳng đợi đến khi tôi kịp đỏ mặt. “Dạ không, chúng cháu chỉ la cà ở một quán cà phê. Hazel còn chọc cháu bằng mấy cái biểu đồ Venn[108] rất buồn cười.” Anh liếc sang nhìn tôi. Chúa ơi, anh đáng yêu quá.

“Nghe thú vị nhỉ,” bà nói. “Nghe này, bác sẽ đi dạo một lát. Cho hai cháu chút thời gian nói chuyện,” bà nói với Gus, giọng có đôi chút nóng vội. “Rồi sau đó chúng ta có thể đi chơi một vòng bằng thuyền trên kênh nhé.”

“Ừm, được ạ?” tôi nói. Mẹ kẹp một tờ năm euro[109] dưới cái đĩa đựng tách rồi hôn lên trán tôi, thì thầm, “Mẹ yêu yêu yêu con,” có nhiều hơn hai cái yêu so với bình thường.

Gus chỉ bóng những tán cây hòa lẫn rồi tách rời nhau dưới nền bê tông. “Đẹp thật đấy, nhỉ?”

“Ừ,” tôi nói.

“Thật là một hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ,” anh lẩm bẩm.

“Giờ nữa à?” tôi hỏi.

“Hình ảnh âm bản của các thứ bị thổi lẫn vào nhau rồi lại tách rời,” anh nói. Đằng trước tôi, hàng trăm lượt người qua lại, chạy bộ, đạp xe và trượt ván. Amsterdam là thành phố được thiết kế cho các phong trào và hoạt động, một thành phố mà tốt hơn là không nên di chuyển bằng ô tô, và hiển nhiên là tôi thấy mình tách biệt khỏi đó. Nhưng Chúa ơi, nó đẹp vô cùng, những nhánh kênh lạch tạo nên một đường xung quanh những tán cây cổ thụ, một con chim diếc đang đứng ngay đầu mép nước, tìm kiếm bữa sáng cho mình giữa hàng triệu cánh hoa du li ti nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Nhưng Augustus không hề để ý. Anh vẫn đang bận bịu ngắm những bóng cây rung rinh. Cuối cùng anh cất tiếng, “Anh có thể ngắm nhìn nó cả ngày, nhưng mình nên quay về khách sạn.”

“Chúng mình có đủ thời gian không?” tôi hỏi.

Anh cười buồn bã. “Giá mà thế,” anh nói.

“Sao thế?” Tôi hỏi.

Anh chỉ gật đầu về phía hướng khách sạn.

Chúng tôi bước đi trong im lặng, Augustus đi tôi nửa bước. Tôi quá lo sợ để nghĩ tại sao tôi lại thấy lo sợ thế này.

Có một thứ gọi là Tháp Nhu cầu của Maslow. Đại loại là ông
[110]
Abraham Maslow này nổi tiếng vì cái lý thuyết của ông ấy cho rằng có những nhu cầu nhất định cần được đáp ứng trước khi con người có thể có thêm những nhu cầu khác. Nó trông thế này:

THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW

Một khi nhu cầu về thức ăn và nước uống được đáp ứng đầy đủ, bạn sẽ tiến đến bậc nhu cầu tiếp theo, nhu cầu an toàn, rồi cứ thế tiếp nữa tiếp nữa, nhưng điều quan trọng là, theo Maslow, chừng nào những nhu cầu thuộc về thể lý còn chưa được thỏa mãn, bạn thậm chí còn không thể quan tâm đến nhu cầu được an toàn hay các nhu cầu xã hội chứ chưa nói đến “tự thể hiện bản thân,” bậc mà bạn bắt đầu, kiểu như sáng tạo nghệ thuật và suy nghĩ về các vấn đề đạo đức và vật lý lượng tử cùng các thứ khác.

Cũng theo Maslow, tôi bị mắc kẹt ở tầng thứ hai của cái tháp, không thể nào cảm thấy an toàn về sức khỏe của bản thân và do đó không thể đạt tới tình yêu và lòng quý trọng hay nghệ thuật cái gì nữa, mà tất nhiên điều đó thật ngớ ngẩn không tả hết: Thôi thúc được sáng tác nghệ thuật hay suy tư về triết học không hề mất đi khi ta đau ốm. Những thôi thúc này chỉ bị biến dạng bởi bệnh tật mà thôi.

Tháp Maslow có vẻ ngụ ý rằng tôi không giống con người như những người khác, và đa số có vẻ đồng tình với ông ta. Nhưng Augustus thì không. Tôi luôn nghĩ anh có thể yêu tôi bởi anh cũng từng mắc bệnh. Nhưng giờ tôi mới nhận ra có thể anh vẫn còn đang.

Chúng tôi vào phòng tôi, Kierkegaard. Tôi ngồi xuống chiếc giường mong đợi anh sẽ ngồi xuống cùng tôi, nhưng anh đã yên vị trong chiếc ghế hoa bụi bặm. Cái ghế đó. Nó bao lâu rồi nhỉ? Năm mươi năm chăng?

Tôi cảm giác yết hầu mình cứng đơ lại trong khi nhìn anh rút một điếu thuốc từ trong túi ra và ngậm lên miệng. Anh ngả người ra thở dài. “Ngay trước hôm em phải vào ICU, anh đã bắt đầu thấy đau ở hông.”

“Ôi không,” tôi thốt lên. Nỗi sợ kéo đến, cuốn chìm lấy tôi.

Anh gật đầu. “Thế nên anh đã đi chụp PET.” Anh ngừng nói, giật điếu thuốc trong miệng mình ra và nghiến chặt răng.

Phần lớn cuộc đời tôi được dành cho việc cố gắng không bật khóc trước mặt những người thương yêu tôi, vậy nên tôi hiểu Augustus đang cố gắng làm điều gì. Bạn cắn chặt răng. Bạn ngước nhìn lên. Bạn tự nhủ mình nếu họ thấy bạn khóc, nó sẽ thật đau đớn, và bạn sẽ chẳng là gì cả ngoại trừ Một Nỗi Đau trong cuộc đời của họ, và bạn không thể chỉ trở thành một nỗi đau được, thế nên bạn không khóc, và bạn tự nhủ tất cả những điều này trong khi nhìn lên cái trần nhà, và rồi bạn nuốt trôi tất cả mọi thứ cho dù cổ họng bạn không hề muốn khép lại rồi bạn ngắm nhìn những người thương yêu mình và mỉm cười.

Anh nhoẻn nụ cười nửa miệng của mình rồi nói, “Anh bừng sáng như một cây thông Giáng sinh, Hazel Grace. Ánh sáng của lồng ngực của anh, hông trái của anh, lá gan của anh, ở khắp mọi nơi.”

Ở khắp mọi nơi. Cái từ đó đọng lại trong bầu không khí một lúc lâu. Cả hai chúng tôi đều biết nó nghĩa là gì. Tôi ngồi dậy, lết mình cùng cái giá bình ôxy ngang qua chiếc thảm có lẽ còn cũ hơn cả số tuổi Augustus có thể già đi, quỳ xuống trước chân ghế và dịu đầu vào lòng anh, vòng tay ôm lấy eo anh.

Anh xoa xoa mái tóc tôi. “Anh thật sự xin lỗi,” anh nói.

“Anh xin lỗi vì đã không nói cho em biết,” anh giữ giọng bình tĩnh. “Chắc mẹ em cũng biết. Cái cách bác nhìn anh. Chắc là mẹ anh đã kể với bác hay sao đấy. Đáng nhẽ anh nên nói cho em biết. Nó thật ngu ngốc. Thật ích kỷ.”

Tôi biết tại sao anh lại chẳng nói gì cả, hẳn là thế: cũng cùng lý do tôi không muốn anh nhìn thấy tôi cái lần trong ICU. Tôi không muốn nổi điên với anh dù chỉ trong một giây phút, và giờ chỉ khi tôi đang yêu một quả bom tôi mới hiểu được sự ngốc nghếch của việc cố gắng cứu người khác khỏi những mảnh vỡ sắp tan tác của chính mình: Tôi không thể ngừng yêu Augustus Waters. Và tôi cũng không muốn thế.
“Thật bất công,” tôi nói. “Thật chẳng công bằng tí quái nào.”

“Thế giới này,” anh nói, “không phải một nhà máy ban tặng điều ước,” sau đó vỡ òa, chỉ trong một giây lát, tiếng thổn thức của anh bật lên bất lực như một tiếng sấm mà chẳng có ánh sét nào, sự tàn bạo kinh khủng mà những kẻ không chuyên trong môn học về nỗi đau có thể hiểu lầm sang sự yếu đuối. Rồi anh kéo tôi vào lòng, mặt anh cách mặt tôi chỉ vài phân, khăng khăng, “anh sẽ chiến đấu. Anh sẽ chiến đấu vì em. Em đừng lo lắng về anh nhé, Hazel Grace. Anh vẫn ổn. Anh sẽ tìm cách lởn vởn quấy rầy em mãi thôi.”

Tôi bật khóc. Dẫu thế anh vẫn rất mạnh mẽ, ôm chặt tôi đến mức tôi có thể thấy những cơ bắp săn chắc của cánh tay anh bao bọc lấy tôi trong khi anh nói, “Anh xin lỗi. Em sẽ ổn thôi. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Anh hứa,” rồi nở nụ cười nửa miệng của mình.

Anh hôn lên trán tôi, tôi cảm thấy bộ ngực căng tràn của anh hơi chùng xuống. “Anh nghĩ nói cho cùng anh đúng là có một cố tật.”

Một lúc sau, tôi kéo anh ra giường và chúng tôi nằm bên nhau trong khi anh kể cho tôi nghe họ đã bắt đầu chạy hóa trị để giảm đau, nhưng anh đã mặc kệ nó để đến Amsterdam dù cho bố mẹ anh giận dữ vô cùng. Họ đã cố ngăn anh lại đến tận cái buổi sáng hôm tôi nghe thấy anh gào lên cơ thể của anh thuộc về chính anh. “Mình có thể sắp xếp sau mà,” tôi nói.

“Không đâu, mình không thể,” anh trả lời. “Dù sao nó cũng vô ích thôi. Anh đã bảo em nó sẽ vô ích thôi mà, nhớ không?”

Tôi gật đầu. “Thật nhảm nhí, tất cả mọi chuyện này,” tôi nói.

“Họ sẽ thử mấy biện pháp khác khi anh về. Họ lúc nào cũng đầy ý tưởng mới.”

“Ừ,” tôi đáp, bản thân tôi cũng đã là cái gối găm kim đầy kinh nghiệm rồi. “Như kiểu anh lừa em tin là em đang yêu một người khỏe mạnh ấy nhỉ,” anh nói.

Tôi nhún vai. “Em cũng làm thế với anh mà.”

“Không, em có làm vậy đâu, chẳng ai có thể tuyệt vời như em cả.” Anh hôn tôi, rồi nhăn mặt lại.

“Có đau không?” tôi hỏi.

“Không. Chỉ là.” Anh ngước lên nhìn trần nhà một lúc lâu rồi mới nói, “anh thích thế giới này. Anh thích uống sâm panh. Anh thích không hút thuốc. Anh thích cái giọng người Hà Lan nói tiếng Hà Lan. Và giờ thì…anh còn không có một trận chiến. Anh còn không có một cuộc chiến.”

“Anh có một cuộc chiến chống ung thư,” tôi nói. “Đó là cuộc chiến của anh, anh sẽ tiếp tục chiến đấu,” tôi bảo với anh. Tôi ghét khi mọi người động viên tôi chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến, nhưng dù sao tôi cũng đã làm thế với anh. “Anh sẽ…anh sẽ…sống tốt nhất cho ngày hôm nay. Cuộc chiến giờ là của anh.” Tôi tự khinh trách mình vì thứ cảm xúc ủy mị này, nhưng tôi còn làm được gì khác đâu?

“Cuộc chiến,” anh nói nhẹ bâng. “Anh chiến đấu với cái gì? Bệnh ung thư của anh. Thế bệnh ung thư của anh là gì? Bệnh ung thư của anh là chính anh. Những khối u sinh ra từ anh. Chúng là của anh giống hệt như khối óc hay trái tim anh là của anh. Đây là một cuộc nội chiến, Hazel Grace, với bên thắng cuộc đã được định trước.”

“Gus,” tôi không thể nói gì được nữa. Anh thừa thông minh để hiểu những lời anh ủi tôi có thể nghĩ ra.

“Không sao mà,” anh nói. Thực sự đâu phải thế. Một lúc sau anh nói tiếp, “Nếu em có thể đến bảo tàng Rijkmuseum, anh cũng thực sự muốn đến – nhưng mà mình đang đùa ai chắc, cả em và anh đều chẳng đủ sức đi qua một cái bảo tàng. Dẫu sao anh cũng đã xem qua bộ sưu tập trên mạng trước khi chúng ta đến đây. Nếu em có đến, anh rất hi vọng một ngày em sẽ đến, em sẽ được nhìn thấy rất nhiều bức vẽ những người đã chết. Em sẽ thấy chúa Giê-su trên cây thánh giá, thấy một người bị dao đâm vào cổ, thấy người ta chết trong biển khơi, trong những cuộc chiến tranh và một cuộc diễu hành của những kẻ tử đạo. Nhưng Không. Có. Một. Đứa. Trẻ. Ung. Thư. Nào. Không có ai bị bệnh dịch hay đậu mùa hay sốt vàng da hay bất cứ bệnh gì, vì chẳng có chút vinh quang nào trong bệnh tật cả. Chẳng có chút ý nghĩa gì trong nó. Chẳng có chút vinh dự nào nếu chết vì.”

Abraham Maslow, tôi giới thiệu với ngài Augustus Waters đây, người đặt những thắc mắc về ý nghĩa sinh tồn lên trên cả những giá trị ăn sung mặc sướng, được yêu thương và cả sức khỏe. Trong khi phần lớn các anh chàng khác tiếp tục cuộc sống hưởng thụ nhạt nhẽo vô nghĩa, Augustus Waters đây đã khám phá bộ sưu tập của bảo tàng Rijkmuseum từ xa.
“Gì đấy?” Một lúc sau Augustus hỏi.

“Không có gì,” tôi đáp. “Em chỉ…” tôi không thể nói hết câu, tôi không biết nói thế nào. “Em rất, rất thích anh.”

Anh lại nở nụ cười với nửa khóe miệng, mũi anh chỉ cách tôi một đoạn. “Cảm xúc luôn đan xen. Anh không nghĩ em có thể quên được chuyện đó và đối xử như thể không phải anh đang sắp chết.”

“Em không nghĩ anh đang sắp chết,” tôi nói. “Em nghĩ anh mới chạm chút xíu vào ung thư thôi.”

Anh cười. Điệu cười vô vọng. “Anh đang ở trên chiếc tàu lượn chỉ có mỗi hướng đi lên thôi ấy,” anh nói.

“Và đặc ân và trách nhiệm của em là cùng anh lái nó đi lên,” tôi đáp.

“Có buồn cười lắm không nếu mình thử làm chuyện đó?”

“Không có thử gì hết,” tôi nói. “Chỉ có làm thật thôi.”

Bình luận
× sticky