Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao

CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM

Tác giả: John Green

Sáng hôm sau tôi hốt hoảng tỉnh dậy vì mơ thấy mình trơ trọi giữa một hồ nước khổng lồ mà chẳng có bóng dáng một chiếc thuyền nào. Tôi bật dậy, kéo căng cái ống máy thở BiPAP, rồi cảm nhận được cánh tay Mẹ đang vỗ về.
“Chào con, ổn chứ?”

Tim tôi đập loạn lên nhưng tôi vẫn gật đầu. Mẹ nói, “Kaitlyn đang chờ con trên điện thoại đấy.” Tôi chỉ vào cái máy thở BiPAP. Bà giúp tôi gỡ nó ra và nối tôi với Philip rồi cuối cùng tôi đỡ lấy điện thoại của mình từ Mẹ và nói, “Chào cậu, Kaitlyn.”

“Tớ chỉ gọi để hỏi thăm một chút,” cô ấy nói. “Xem cậu có khỏe không.” “Ừ, cảm ơn,” tôi đáp. “Tớ vẫn khỏe re.”

“Cậu vừa trải qua điều xui xẻo nhất. Thật quá sức chịu đựng.”

“Chắc thế,” tôi nói. Tôi không còn nghĩ nhiều về số mệnh của mình thêm nữa dù là hướng này hay hướng khác. Thật lòng tôi không thực sự muốn nói bất cứ chuyện gì với Kaitlyn cả, nhưng cô ấy cứ tiếp tục dây dưa câu chuyện.

“Thế nó như thế nào?” cô ấy hỏi.

“Có người yêu qua đời à? Ừm, rất tệ.”

“Không,” cô ấy nói. “Chuyện tình yêu cơ.”

“À,” tôi đáp. “Ừm, nó…rất vui được ở cạnh một người thú vị. Hai đứa tớ rất khác nhau, và chúng tớ cãi vã về rất nhiều chuyện, nhưng cậu ấy lúc nào cũng thú vị, cậu biết mà?”

“Chúa ơi, tớ không biết. Bọn con trai tớ gặp đứa nào cũng nhạt nhẽo lắm.” “Cậu ấy không hoàn hảo gì đâu. Cậu ấy không phải kiểu Bạch mã Hoàng tử trong truyện cổ tích. Cũng đôi lần cậu ấy cố tỏ ra như thế, nhưng tớ thích nhất lúc cậu ấy là chính con người của cậu ấy.”

“Thế cậu có sổ ảnh lưu niệm hay thư tình cậu ấy viết không?”

“Tớ giữ được mấy bức ảnh, nhưng cậu ấy không bao giờ thực sự viết cho tớ một lá thư nào. Ngoại trừ, ừ có một vài trang từ cuốn sổ tay của cậu ấy vẫn chưa tìm được trong đó có thể có thứ gì đó dành cho tớ, nhưng tớ đoán cậu ấy vứt đi rồi hoặc là người ta đã làm mất chúng.”

“Có thể cậu ấy gửi qua mail thì sao?” cô ây nói.

“Không, thế thì tớ phải nhận được rồi.”

“Thế nhỡ những thứ đó không phải viết cho cậu,” cô ấy nói. “Nhỡ đâu…tớ không có ý làm cậu buồn hay gì đâu, nhưng nhỡ cậu ấy đã viết chúng cho một người khác và gửi mail cho họ –”

“VAN HOUTEN!” Tôi hét lên.

“Cậu không sao chứ? Vừa ho đấy à?”

“Kaitlyn, tớ yêu cậu. Cậu thật thiên tài. Tớ phải đi đã.”

Tôi gác máy, lăn qua giường, với tay xuống lấy cái laptop, bật máy lên, gửi mail cho lidewij.vliegenthart.

Chị Lidewij,

Em tin Augustus Waters đã gửi một vài mẩu giấy xé từ một cuốn sổ tay cho Peter Van Houten ít lâu trước khi cậu ấy (Augustus) mất. Chuyện có ai đó đọc được những trang này rất quan trọng với em. Em muốn đọc chúng, nhưng cũng có thể chúng không phải dành cho em. Bằng giá nào đi nữa, chúng phải được đọc. Chúng phải được đọc. Chị có thể giúp em được không?

Bạn của chị,

Hazel Grace Lancaster

Chị ấy trả lời chiều muộn ngày hôm đó.

Hazel yêu quý,

Chị không biết Augustus đã mất. Chị rất buồn khi nghe tin này. Cậu bé là một chàng trai trẻ rất lôi cuốn. Chị rất rất tiếc, và rất buồn.

Chị chưa nói chuyện với Peter Van Houten kể từ khi chị nghỉ việc vào cái ngày chúng ta gặp nhau. Ở đây đã rất muộn rồi, nhưng việc đầu tiên trong buổi sáng mai là chị sẽ đến nhà ông ta tìm lá thư và bắt ông ta đọc. Buổi sáng là thời gian tốt nhất của ông ta, thông thường là thế.

Bạn của em,

Lidewij Vliegenthart

t.b. Chị sẽ mang theo bạn trai để đề phòng trường hợp bọn chị phải dùng vũ lực với Peter.

Tôi băn khoăn không biết tại sao anh lại viết thư cho Van Houten trong những ngày cuối thay vì tôi, nói với Van Houten rằng ông ta sẽ được tha thứ nếu như ông ta viết cho tôi đoạn kết. Có thể những trang sổ tay chỉ là nhắc lại những yêu cầu của anh với Van Houten. Cũng có thể chứ, Gus đã dùng những tháng ngày cuối cùng của anh làm đòn bẩy biến giấc mơ của tôi thành sự thực: Đoạn kết chỉ là một điều nhỏ nhặt không đáng để hi sinh, nhưng là điều lớn lao nhất anh có thể tự mình làm được.

Tôi liên tục kiểm tra hòm thư điện tử của mình đêm hôm đó, ngủ một vài tiếng rồi lại bắt đầu tiếp tục lúc khoảng năm giờ sáng. Nhưng không có thư nào chuyển đến. Tôi thử xem TV để khiến mình bớt nghĩ ngợi, nhưng tâm trí tôi cứ cuốn về Amsterdam, tưởng tượng cảnh chị Lidewij Vliegenthart và anh bạn trai của chị đạp xe quanh thành phố trong một nhiệm vụ điên rồ là tìm lá thư cuối cùng của một cậu bé đã chết. Nảy lên nảy xuống đằng sau xe chị Lidewij Vliegenthart trên phố lát nền bằng gạch mới vui làm sao, mái tóc đỏ xoăn xoăn của chị lòa xòa trên mặt, mùi của những con kênh và mùi khói thuốc, những người đang ngồi bên ngoài các quán cà phê uống bia, phát âm những chữ cái r và g của họ theo cách mà tôi sẽ không bao giờ học được.

Tôi đã bỏ lỡ tương lai. Rõ ràng tôi đã biết trước cả khi bệnh anh tái phát rằng tôi sẽ không bao giờ có thể lớn lên cùng Augustus Waters. Nhưng nghĩ về chị Lidewij và bạn trai của chị, tôi cảm thấy như mình bị tước đoạt cái gì đó. Có thể tôi sẽ không bao giờ được nhìn đại dương từ độ cao chín ngàn mét phía trên, rất cao đến nỗi không thể phân biệt được đâu là ngọn sóng đâu là những con tàu, khi đó đại dương chẳng khác gì một khối đá vĩ đại trải rộng vô tận. Tôi có thể tưởng tượng ra. Tôi có thể nhớ lại. Nhưng tôi không thể thấy nó lần nữa, và tôi nhận ra tham vọng cuồng loạn của con người sẽ không bao giờ được thỏa mãn chỉ với những giấc mơ trở thành hiện thực, bởi lẽ người ta luôn nghĩ mọi thứ có thể còn tốt hơn nữa và cứ thế.

Điều đó thậm chí còn có thể đúng ngay cả khi bạn sống đến chín mươi tuổi

– mặc dù tôi chắc chắn có ghen tị với những người được tự mình kiểm chứng. Nghĩ lại thì tôi cũng đã sống quãng thời gian gấp đôi so với con gái Peter Van Houten. Những thứ định mệnh đã không ban phát cho ông ta để cô con gái ra đi ở tuổi mười sáu.
Đột nhiên Mẹ đến đứng chắn giữa cái TV và tôi, hai tay chắp sau lưng. “Hazel,” bà nói. Giọng bà nghiêm trọng đến mức tôi đã nghĩ có chuyện gì không hay rồi.

“Vâng?”

“Con có biết hôm nay là ngày gì không?” “Không phải sinh nhật con đúng không?”

Bà cười. “Chưa đâu. Mới mười bốn tháng Bảy thôi, Hazel.” “Hay sinh nhật của mẹ?”

“Không phải…”
[129]
“Hay sinh nhật của Harry Houdini?”
“Không phải…”
“Con phát mệt vì phải đoán nhiều quá rồi.”
[130]

“HÔM NAY LÀ NGÀY PHÁ NGỤC BASTILLE!” Bà kéo hai tay từ sau lưng ra, khoe hai lá cờ Pháp bằng nhựa nhỏ xíu và vẫy chúng loạn lên.
“Nghe cứ giả tạo thế nào. Như kiểu Ngày Nâng Cao Nhận Thức Về Bệnh Tả.”

“Mẹ cam đoan với con, Hazel, không có gì là giả tạo về Ngày Phá Ngục Bastille hết. Con có biết vào ngày này cách đây hai trăm hai mươi ba năm, nhân dân Pháp đã tấn công ngục Bastille để tự trang bị vũ khí đấu tranh vì tự do không?”

“Wow,” tôi thốt lên. “Chúng ta nên ăn mừng ngày lễ quan trọng này.” “Đúng thế mẹ vừa mới lên kế hoạch một buổi picnic với bố con ở công viên Holliday.”

Bà chưa bao giờ thôi cố gắng, mẹ của tôi. Tôi nhún mình khỏi cái ghế sofa và đứng dậy. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu làm bánh sandwich và tìm được một cái giỏ mây dã ngoại đầy bụi trong tủ đựng đồ ngoài hành lang.

Hôm đó là một ngày trời đẹp, một ngày mùa hè thực sự ở Indianapolis cuối cùng cũng đến, ấm áp và ẩm ướt – cái kiểu thời tiết nhắc nhở chúng ta sau một mùa đông dài rằng thế giới này không phải được tạo nên cho con người, mà chính con người được tạo nên cho thế giới. Bố vẫn đang đợi chúng tôi, mặc một bộ vét màu da rám nắng, đứng trong một ô đậu xe lăn dành cho người tật nguyền và gõ gõ vào máy tính cầm tay của mình. Ông vẫy tay khi chúng tôi đỗ xe lại rồi đến ôm tôi. “Trời đẹp quá,” ông nói. “Nếu chúng ta ở California thì ngày nào cũng thế này cả.”

“Phải đấy, nhưng rồi anh sẽ lại không thích nó cho mà xem,” mẹ tôi nói.

Bà đã sai, nhưng tôi cũng không muốn chữa lại.

Cuối cùng chúng tôi trải tấm thảm xuống dưới cạnh Tàn
[131]
tích , một khối chữ nhật kỳ dị của các phế tích thành La Mã rơi tõm giữa một cánh đồng ở Indianapolis. Nhưng thực ra chúng không hẳn là tàn tích: Chúng giống như những tác phẩm điêu khắc tái dựng lại những phế tích được xây những tám mươi năm về trước, nhưng Tàn tích giả này chẳng được ngó ngàng gì đến nên ngẫu nhiên lại trở thành tàn tích thật. Van Houten chắc sẽ thích nơi này. Gus cũng vậy.

Chúng tôi ngồi trong bóng râm của Tàn tích và ăn một bữa trưa nhẹ. “Con có cần kem chống nắng không?” Mẹ hỏi.

“Con được rồi,” tôi đáp.

Ở đây có thể nghe được tiếng gió xôn xao qua tán lá, những ngọn gió mang theo tiếng hò hét của những đứa trẻ trên sân chơi ở tít đằng xa, những đứa trẻ con đang tìm cách để sống, để làm chủ cái thế giới vốn sinh ra không phải để dành cho chúng bằng cách làm chủ một sân chơi. Bố thấy tôi đang ngắm nhìn lũ trẻ liền hỏi, “Con cũng muốn được chạy nhảy như thế đúng không?”

“Thỉnh thoảng thôi ạ.” Nhưng đó không phải điều tôi đang nghĩ đến. Tôi chỉ đang cố để ý đến mọi thứ: ánh sáng trên Tàn tích đổ nát, một đứa bé chập chững bước đi khám phá cây cột ở góc sân chơi, người mẹ không biết mỏi mệt của tôi đang quét mù tạc ngoằn ngoèo trên chiếc bánh sandwich gà tây, bố tôi gõ gõ lên cái máy tính cầm tay trong túi quần và cố gắng không lôi nó ra xem, một anh chàng đang ném một chiếc đĩa bay Frisbee, con chó của anh ta chạy theo bên dưới bắt lấy và mang nó về.

Tôi là ai mà dám nói những điều này sẽ không kéo dài mãi mãi. Peter Van Houten là ai mà dám khẳng định cái phỏng đoán như thật rằng thành quả lao động của chúng ta chỉ là tạm thời? Tất cả những gì tôi biết về thiên đường cùng tất cả những gì tôi biết về cái chết đều hiển hiện trong công viên này: một vũ trụ thanh nhã trong những biến đổi không ngừng, chứa đầy những phế tích đổ nát và những đứa trẻ hò la.
Bố đang vẫy vẫy bàn tay trước mặt tôi. “Tỉnh lại đi Hazel. Con có nghe không?”

“Xin lỗi, dạ, vâng?”

“Mẹ con nghĩ chúng ta nên đến thăm Gus một lúc?” “À. Vâng ạ,” tôi trả lời.

Thế là sau bữa ăn trưa, chúng tôi lái xuống Nghĩa trang Crown Hill, nơi an nghỉ cuối cùng và vĩnh viễn của ba vị phó tổng thống, một vị tổng
[132] thống , và Augustus Waters. Chúng tôi lái xe lên trên đồi rồi đỗ lại. Phía sau chúng tôi xe cộ vẫn chạy ầm ầm trên Đường Ba mươi tám. Ngôi mộ của anh rất dễ nhận ra: Nó là cái mới nhất. Đất vẫn đắp thành một ụ phía trên quan tài của anh. Chưa có bia đá.

Tôi không có cảm giác như anh đang ở đây hay thế nào cả, nhưng tôi vẫn lấy một lá cờ Pháp nhỏ xíu ngộ nghĩnh của Mẹ cắm xuống mặt đất dưới chân nấm mộ của anh. Có thể những người vô tình đi qua sẽ nghĩ anh là một thành viên của Đội quân Lê dương Pháp hay một chàng lính đánh thuê anh hùng nào đó.

***

Chị Lidewij cuối cùng cũng trả lời lại lúc hơn sáu giờ chiều trong khi tôi ngồi trên ghế sofa vừa xem TV vừa xem mấy video trên laptop. Tôi lập tức nhận ra có bốn tệp đính kèm trong thư và tôi muốn mở chúng ra trước, nhưng tôi cố cưỡng mình lại và đọc bức thư.

Hazel yêu quý,

Peter đang say xỉn khi bọn chị đến lúc sáng nay, nhưng như thế lại khiến công việc của bọn chị dễ dàng hơn. Anh Bas (người yêu của chị) đánh lạc hướng ông ta trong khi chị lục tung cái túi Peter đựng thư của người hâm mộ, nhưng rồi chị nhớ ra

Augustus biết địa chỉ của Peter. Có một chồng to tướng trên bàn ăn, nơi chẳng mấy chốc chị tìm được bức thư. Chị mở nó ra và thấy địa chỉ gửi tới Peter, thế nên chị đã bắt ông ta đọc nó.

Ông ta từ chối.

Lúc đấy chị rất bực, Hazel à, nhưng chị đã không hét vào mặt ông ta. Thay vì thế chị đã nói với ông ta rằng vì đứa con gái đã mất, ông ta cần đọc lá thư này từ một cậu bé cũng đã mất, rồi chị đưa lá thư cho ông ta, ông ta đã đọc toàn bộ và nói – chị trích nguyên văn thế này – “Gửi nó cho cô bé và nhắn rằng ta không có gì để thêm vào.”

Chị chưa đọc lá thư, dù rằng một vài dòng đã lọt vào mắt chị trong khi chụp lại mấy trang giấy đính kèm ở đây. Chị cũng sẽ gửi nó theo đường bưu điện đến nhà cho em; địa chỉ nhà em vẫn như cũ chứ?

Cầu Chúa ban phúc và phù hộ cho em, Hazel.

Bạn của em,

Lidewij Vliegenthart

Tôi mở bốn tệp đính kèm ra. Chữ viết của anh rất lộn xộn, xiên xẹo khắp trang giấy, chữ bé chữ to với nhiều màu mực lẫn lộn. Anh đã viết nó trong nhiều ngày trong những trạng thái ý thức khác nhau.

Van Houten,

Tôi là một người tốt nhưng là một nhà văn tồi. Ông là một kẻ tồi nhưng lại là một nhà văn tốt. Chúng ta sẽ thành một đội ăn ý. Tôi không muốn cầu xin từ ông bất cứ ân huệ nào, nhưng nếu ông có thời gian – mà theo như tôi thấy, ông có rất nhiều – tôi không biết ông có thể viết một bài điếu văn cho Hazel được không. Tôi đã có dàn ý và mọi thứ, nhưng liệu ông có thể sắp xếp chúng thành một đoạn hoàn chỉnh gì cũng được? Hoặc thậm chí chỉ cần chỉ cho tôi biết chỗ nào tôi cần viết khác đi.

Đây là câu chuyện về Hazel: Hầu hết mọi người đều ám ảnh với việc để lại một dấu ấn trên cõi đời. Để lại một di sản. Cái chết vẫn tiếp tục sống. Tất cả chúng ta đều muốn được nhớ đến. Và tôi cũng vậy. Đó là điều khiến tôi khó chịu nhất, trở thành một nạn nhân vô danh trong cuộc chiến chống lại bệnh tật diễn ra từ rất lâu và chẳng vẻ vang gì.

Tôi muốn để lại một dấu ấn.

Nhưng Van Houten: Dấu ấn con người để lại luôn là những vết sẹo. Anh mở một cửa hàng nhỏ gớm ghiếc hay giật dây một cuộc đảo chính hay cố gắng trở thành một ngôi sao nhạc rock và anh nghĩ, “Giờ đây mgười ta sẽ nhớ đến mình,” nhưng (a) họ không nhớ đến anh, và (b) tất cả những gì anh để lại phía sau chỉ là nhiều hơn những vết sẹo. Cuộc đảo chính của anh biến thành một nền độc tài. Cửa hàng của anh biến thành một phế tích.

(Thôi được, có thể tôi không phải một nhà văn tồi đến thế. Nhưng tôi không thể góp nhặt những ý tưởng của mình lại với nhau, Van Houten. Suy nghĩ của tôi là những vì sao mà tôi không thể gom lại từng chòm.)

Chúng ta như một bầy chó tè đầy lên những cột nước cứu hỏa. Chúng ta đầu độc mạch nước ngầm với những chất độc trong nước thải của chúng ta, đánh đấu mọi thứ CỦA MÌNH trong một nỗ lực nực cười sống sót khỏi những cái chết. Tôi không thể ngừng tè lên những cột nước cứu hỏa. Tôi biết điều đó thật ngu ngốc và vô dụng – vô dụng một cách đau thương trong tình trạng của tôi – nhưng tôi cũng chỉ là một con thú như bất kỳ ai khác.

Hazel lại khác. Cô ấy đi rất nhẹ, ông già ạ. Cô ấy bước những bước rất nhẹ trên mặt đất này. Hazel biết được sự thật: Chúng ta có thể gây tổn hại cho cái vũ trụ này cũng như là chúng ta có thể giúp đỡ nó, và có thể chúng ta chỉ làm được một trong hai.

Người ta sẽ nói thật đáng buồn rằng cô ấy đã để lại một vết sẹo bé hơn, rằng sẽ ít người nhớ đến cô ấy hơn, rằng cô ấy đã rất được yêu thương nhưng không bởi nhiều người. Nhưng chuyện đó không có gì đáng buồn đâu, Van Houten. Đó là vinh quang. Đó là anh hùng. Không phải thế mới là chủ nghĩa anh hùng đích thực sao? Như những bác sĩ vẫn nói: Điều trước tiên, đừng gây hại gì.

Dù sao những anh hùng đích thực không phải là những người làm mọi thứ; những anh hùng đích thực là những người NHẬN THỨC được mọi thứ, chú tâm tới chúng. Người sáng chế ra vắc-xin đậu mùa thực ra chẳng sáng chế ra thứ gì cả. Ông ta chỉ nhận ra được rằng những người bị bệnh đậu mùa ở súc vật sẽ không mắc bệnh đậu mùa ở người.

Sau khi có kết quả chụp PET, tôi đã lẻn vào ICU ngắm nhìn cô ấy trong lúc cô ấy đang hôn mê. Tôi đi đằng sau một cô y tá có thẻ ra vào rồi ngồi cạnh Hazel khoảng mười phút trước khi bị tóm. Tôi thực sự đã nghĩ cô ấy sẽ ra đi trước khi tôi có thể nói với cô ấy rằng tôi cũng sắp ra đi như thế. Điều đó thật tàn nhẫn: màn diễn thuyết máy móc không ngừng về sự chăm sóc đặc biệt. Chất dịch ung thư đen sẫm được rút ra khỏi lồng ngực cô ấy. Đôi mắt khép lại. Ống dẫn luồn vào. Nhưng bàn tay cô ấy vẫn là bàn tay của cô ấy, vẫn ấm áp với những móng tay được sơn màu xanh đậm gần như đen, rồi tôi nắm tay cô ấy và tưởng tượng đến một thế giới không có chúng tôi và trong một giây tôi đã tốt đến mức hi vọng cô ấy sẽ ra đi, như thế cô ấy sẽ không bao giờ phải biết tôi cũng sắp ra đi như vậy. Nhưng rồi tôi lại muốn có thêm thời gian để chúng tôi có thể yêu nhau. Tôi đã có được điều ước của mình, tôi tin thế. Tôi đã để lại vết sẹo của mình.

Một anh y tá đi vào và bảo tôi phải ra ngoài, khách thăm không được phép vào trong, rồi tôi hỏi cô ấy vẫn ổn chứ và cậu ta nói, “Cô ấy vẫn đang tràn dịch.” Một sa mạc phước lành, một đại dương đáng rủa.

Còn gì nữa? Cô ấy thật đẹp. Ông sẽ không bao giờ mệt mỏi vì ngắm nhìn cô ấy. Ông sẽ không bao giờ lo lắng chuyện cô ấy có thông minh hơn ông: Ông biết cô ấy là vậy. Cô ấy hài hước mà chưa từng ác ý. Tôi yêu cô ấy. Tôi thật may mắn được yêu cô ấy, Van Houten. Ta không được lựa chọn mình có bị làm tổn thương hay không trong cái thế giới này, nhưng ta có quyền lựa chọn xem ai sẽ làm điều đó. Tôi thích sự lựa chọn của mình. Tôi hi vọng cô ấy cũng thích lựa chọn của cô ấy.

Em đồng ý, Augustus.

Em đồng ý.

Sáng hôm sau tôi hốt hoảng tỉnh dậy vì mơ thấy mình trơ trọi giữa một hồ nước khổng lồ mà chẳng có bóng dáng một chiếc thuyền nào. Tôi bật dậy, kéo căng cái ống máy thở BiPAP, rồi cảm nhận được cánh tay Mẹ đang vỗ về.
“Chào con, ổn chứ?”

Tim tôi đập loạn lên nhưng tôi vẫn gật đầu. Mẹ nói, “Kaitlyn đang chờ con trên điện thoại đấy.” Tôi chỉ vào cái máy thở BiPAP. Bà giúp tôi gỡ nó ra và nối tôi với Philip rồi cuối cùng tôi đỡ lấy điện thoại của mình từ Mẹ và nói, “Chào cậu, Kaitlyn.”

“Tớ chỉ gọi để hỏi thăm một chút,” cô ấy nói. “Xem cậu có khỏe không.” “Ừ, cảm ơn,” tôi đáp. “Tớ vẫn khỏe re.”

“Cậu vừa trải qua điều xui xẻo nhất. Thật quá sức chịu đựng.”

“Chắc thế,” tôi nói. Tôi không còn nghĩ nhiều về số mệnh của mình thêm nữa dù là hướng này hay hướng khác. Thật lòng tôi không thực sự muốn nói bất cứ chuyện gì với Kaitlyn cả, nhưng cô ấy cứ tiếp tục dây dưa câu chuyện.

“Thế nó như thế nào?” cô ấy hỏi.

“Có người yêu qua đời à? Ừm, rất tệ.”

“Không,” cô ấy nói. “Chuyện tình yêu cơ.”

“À,” tôi đáp. “Ừm, nó…rất vui được ở cạnh một người thú vị. Hai đứa tớ rất khác nhau, và chúng tớ cãi vã về rất nhiều chuyện, nhưng cậu ấy lúc nào cũng thú vị, cậu biết mà?”

“Chúa ơi, tớ không biết. Bọn con trai tớ gặp đứa nào cũng nhạt nhẽo lắm.” “Cậu ấy không hoàn hảo gì đâu. Cậu ấy không phải kiểu Bạch mã Hoàng tử trong truyện cổ tích. Cũng đôi lần cậu ấy cố tỏ ra như thế, nhưng tớ thích nhất lúc cậu ấy là chính con người của cậu ấy.”

“Thế cậu có sổ ảnh lưu niệm hay thư tình cậu ấy viết không?”

“Tớ giữ được mấy bức ảnh, nhưng cậu ấy không bao giờ thực sự viết cho tớ một lá thư nào. Ngoại trừ, ừ có một vài trang từ cuốn sổ tay của cậu ấy vẫn chưa tìm được trong đó có thể có thứ gì đó dành cho tớ, nhưng tớ đoán cậu ấy vứt đi rồi hoặc là người ta đã làm mất chúng.”

“Có thể cậu ấy gửi qua mail thì sao?” cô ây nói.

“Không, thế thì tớ phải nhận được rồi.”

“Thế nhỡ những thứ đó không phải viết cho cậu,” cô ấy nói. “Nhỡ đâu…tớ không có ý làm cậu buồn hay gì đâu, nhưng nhỡ cậu ấy đã viết chúng cho một người khác và gửi mail cho họ –”

“VAN HOUTEN!” Tôi hét lên.

“Cậu không sao chứ? Vừa ho đấy à?”

“Kaitlyn, tớ yêu cậu. Cậu thật thiên tài. Tớ phải đi đã.”

Tôi gác máy, lăn qua giường, với tay xuống lấy cái laptop, bật máy lên, gửi mail cho lidewij.vliegenthart.

Chị Lidewij,

Em tin Augustus Waters đã gửi một vài mẩu giấy xé từ một cuốn sổ tay cho Peter Van Houten ít lâu trước khi cậu ấy (Augustus) mất. Chuyện có ai đó đọc được những trang này rất quan trọng với em. Em muốn đọc chúng, nhưng cũng có thể chúng không phải dành cho em. Bằng giá nào đi nữa, chúng phải được đọc. Chúng phải được đọc. Chị có thể giúp em được không?

Bạn của chị,

Hazel Grace Lancaster

Chị ấy trả lời chiều muộn ngày hôm đó.

Hazel yêu quý,

Chị không biết Augustus đã mất. Chị rất buồn khi nghe tin này. Cậu bé là một chàng trai trẻ rất lôi cuốn. Chị rất rất tiếc, và rất buồn.

Chị chưa nói chuyện với Peter Van Houten kể từ khi chị nghỉ việc vào cái ngày chúng ta gặp nhau. Ở đây đã rất muộn rồi, nhưng việc đầu tiên trong buổi sáng mai là chị sẽ đến nhà ông ta tìm lá thư và bắt ông ta đọc. Buổi sáng là thời gian tốt nhất của ông ta, thông thường là thế.

Bạn của em,

Lidewij Vliegenthart

t.b. Chị sẽ mang theo bạn trai để đề phòng trường hợp bọn chị phải dùng vũ lực với Peter.

Tôi băn khoăn không biết tại sao anh lại viết thư cho Van Houten trong những ngày cuối thay vì tôi, nói với Van Houten rằng ông ta sẽ được tha thứ nếu như ông ta viết cho tôi đoạn kết. Có thể những trang sổ tay chỉ là nhắc lại những yêu cầu của anh với Van Houten. Cũng có thể chứ, Gus đã dùng những tháng ngày cuối cùng của anh làm đòn bẩy biến giấc mơ của tôi thành sự thực: Đoạn kết chỉ là một điều nhỏ nhặt không đáng để hi sinh, nhưng là điều lớn lao nhất anh có thể tự mình làm được.

Tôi liên tục kiểm tra hòm thư điện tử của mình đêm hôm đó, ngủ một vài tiếng rồi lại bắt đầu tiếp tục lúc khoảng năm giờ sáng. Nhưng không có thư nào chuyển đến. Tôi thử xem TV để khiến mình bớt nghĩ ngợi, nhưng tâm trí tôi cứ cuốn về Amsterdam, tưởng tượng cảnh chị Lidewij Vliegenthart và anh bạn trai của chị đạp xe quanh thành phố trong một nhiệm vụ điên rồ là tìm lá thư cuối cùng của một cậu bé đã chết. Nảy lên nảy xuống đằng sau xe chị Lidewij Vliegenthart trên phố lát nền bằng gạch mới vui làm sao, mái tóc đỏ xoăn xoăn của chị lòa xòa trên mặt, mùi của những con kênh và mùi khói thuốc, những người đang ngồi bên ngoài các quán cà phê uống bia, phát âm những chữ cái r và g của họ theo cách mà tôi sẽ không bao giờ học được.

Tôi đã bỏ lỡ tương lai. Rõ ràng tôi đã biết trước cả khi bệnh anh tái phát rằng tôi sẽ không bao giờ có thể lớn lên cùng Augustus Waters. Nhưng nghĩ về chị Lidewij và bạn trai của chị, tôi cảm thấy như mình bị tước đoạt cái gì đó. Có thể tôi sẽ không bao giờ được nhìn đại dương từ độ cao chín ngàn mét phía trên, rất cao đến nỗi không thể phân biệt được đâu là ngọn sóng đâu là những con tàu, khi đó đại dương chẳng khác gì một khối đá vĩ đại trải rộng vô tận. Tôi có thể tưởng tượng ra. Tôi có thể nhớ lại. Nhưng tôi không thể thấy nó lần nữa, và tôi nhận ra tham vọng cuồng loạn của con người sẽ không bao giờ được thỏa mãn chỉ với những giấc mơ trở thành hiện thực, bởi lẽ người ta luôn nghĩ mọi thứ có thể còn tốt hơn nữa và cứ thế.

Điều đó thậm chí còn có thể đúng ngay cả khi bạn sống đến chín mươi tuổi

– mặc dù tôi chắc chắn có ghen tị với những người được tự mình kiểm chứng. Nghĩ lại thì tôi cũng đã sống quãng thời gian gấp đôi so với con gái Peter Van Houten. Những thứ định mệnh đã không ban phát cho ông ta để cô con gái ra đi ở tuổi mười sáu.
Đột nhiên Mẹ đến đứng chắn giữa cái TV và tôi, hai tay chắp sau lưng. “Hazel,” bà nói. Giọng bà nghiêm trọng đến mức tôi đã nghĩ có chuyện gì không hay rồi.

“Vâng?”

“Con có biết hôm nay là ngày gì không?” “Không phải sinh nhật con đúng không?”

Bà cười. “Chưa đâu. Mới mười bốn tháng Bảy thôi, Hazel.” “Hay sinh nhật của mẹ?”

“Không phải…”
[129]
“Hay sinh nhật của Harry Houdini?”
“Không phải…”
“Con phát mệt vì phải đoán nhiều quá rồi.”
[130]

“HÔM NAY LÀ NGÀY PHÁ NGỤC BASTILLE!” Bà kéo hai tay từ sau lưng ra, khoe hai lá cờ Pháp bằng nhựa nhỏ xíu và vẫy chúng loạn lên.
“Nghe cứ giả tạo thế nào. Như kiểu Ngày Nâng Cao Nhận Thức Về Bệnh Tả.”

“Mẹ cam đoan với con, Hazel, không có gì là giả tạo về Ngày Phá Ngục Bastille hết. Con có biết vào ngày này cách đây hai trăm hai mươi ba năm, nhân dân Pháp đã tấn công ngục Bastille để tự trang bị vũ khí đấu tranh vì tự do không?”

“Wow,” tôi thốt lên. “Chúng ta nên ăn mừng ngày lễ quan trọng này.” “Đúng thế mẹ vừa mới lên kế hoạch một buổi picnic với bố con ở công viên Holliday.”

Bà chưa bao giờ thôi cố gắng, mẹ của tôi. Tôi nhún mình khỏi cái ghế sofa và đứng dậy. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu làm bánh sandwich và tìm được một cái giỏ mây dã ngoại đầy bụi trong tủ đựng đồ ngoài hành lang.

Hôm đó là một ngày trời đẹp, một ngày mùa hè thực sự ở Indianapolis cuối cùng cũng đến, ấm áp và ẩm ướt – cái kiểu thời tiết nhắc nhở chúng ta sau một mùa đông dài rằng thế giới này không phải được tạo nên cho con người, mà chính con người được tạo nên cho thế giới. Bố vẫn đang đợi chúng tôi, mặc một bộ vét màu da rám nắng, đứng trong một ô đậu xe lăn dành cho người tật nguyền và gõ gõ vào máy tính cầm tay của mình. Ông vẫy tay khi chúng tôi đỗ xe lại rồi đến ôm tôi. “Trời đẹp quá,” ông nói. “Nếu chúng ta ở California thì ngày nào cũng thế này cả.”

“Phải đấy, nhưng rồi anh sẽ lại không thích nó cho mà xem,” mẹ tôi nói.

Bà đã sai, nhưng tôi cũng không muốn chữa lại.

Cuối cùng chúng tôi trải tấm thảm xuống dưới cạnh Tàn
[131]
tích , một khối chữ nhật kỳ dị của các phế tích thành La Mã rơi tõm giữa một cánh đồng ở Indianapolis. Nhưng thực ra chúng không hẳn là tàn tích: Chúng giống như những tác phẩm điêu khắc tái dựng lại những phế tích được xây những tám mươi năm về trước, nhưng Tàn tích giả này chẳng được ngó ngàng gì đến nên ngẫu nhiên lại trở thành tàn tích thật. Van Houten chắc sẽ thích nơi này. Gus cũng vậy.

Chúng tôi ngồi trong bóng râm của Tàn tích và ăn một bữa trưa nhẹ. “Con có cần kem chống nắng không?” Mẹ hỏi.

“Con được rồi,” tôi đáp.

Ở đây có thể nghe được tiếng gió xôn xao qua tán lá, những ngọn gió mang theo tiếng hò hét của những đứa trẻ trên sân chơi ở tít đằng xa, những đứa trẻ con đang tìm cách để sống, để làm chủ cái thế giới vốn sinh ra không phải để dành cho chúng bằng cách làm chủ một sân chơi. Bố thấy tôi đang ngắm nhìn lũ trẻ liền hỏi, “Con cũng muốn được chạy nhảy như thế đúng không?”

“Thỉnh thoảng thôi ạ.” Nhưng đó không phải điều tôi đang nghĩ đến. Tôi chỉ đang cố để ý đến mọi thứ: ánh sáng trên Tàn tích đổ nát, một đứa bé chập chững bước đi khám phá cây cột ở góc sân chơi, người mẹ không biết mỏi mệt của tôi đang quét mù tạc ngoằn ngoèo trên chiếc bánh sandwich gà tây, bố tôi gõ gõ lên cái máy tính cầm tay trong túi quần và cố gắng không lôi nó ra xem, một anh chàng đang ném một chiếc đĩa bay Frisbee, con chó của anh ta chạy theo bên dưới bắt lấy và mang nó về.

Tôi là ai mà dám nói những điều này sẽ không kéo dài mãi mãi. Peter Van Houten là ai mà dám khẳng định cái phỏng đoán như thật rằng thành quả lao động của chúng ta chỉ là tạm thời? Tất cả những gì tôi biết về thiên đường cùng tất cả những gì tôi biết về cái chết đều hiển hiện trong công viên này: một vũ trụ thanh nhã trong những biến đổi không ngừng, chứa đầy những phế tích đổ nát và những đứa trẻ hò la.
Bố đang vẫy vẫy bàn tay trước mặt tôi. “Tỉnh lại đi Hazel. Con có nghe không?”

“Xin lỗi, dạ, vâng?”

“Mẹ con nghĩ chúng ta nên đến thăm Gus một lúc?” “À. Vâng ạ,” tôi trả lời.

Thế là sau bữa ăn trưa, chúng tôi lái xuống Nghĩa trang Crown Hill, nơi an nghỉ cuối cùng và vĩnh viễn của ba vị phó tổng thống, một vị tổng
[132] thống , và Augustus Waters. Chúng tôi lái xe lên trên đồi rồi đỗ lại. Phía sau chúng tôi xe cộ vẫn chạy ầm ầm trên Đường Ba mươi tám. Ngôi mộ của anh rất dễ nhận ra: Nó là cái mới nhất. Đất vẫn đắp thành một ụ phía trên quan tài của anh. Chưa có bia đá.

Tôi không có cảm giác như anh đang ở đây hay thế nào cả, nhưng tôi vẫn lấy một lá cờ Pháp nhỏ xíu ngộ nghĩnh của Mẹ cắm xuống mặt đất dưới chân nấm mộ của anh. Có thể những người vô tình đi qua sẽ nghĩ anh là một thành viên của Đội quân Lê dương Pháp hay một chàng lính đánh thuê anh hùng nào đó.

***

Chị Lidewij cuối cùng cũng trả lời lại lúc hơn sáu giờ chiều trong khi tôi ngồi trên ghế sofa vừa xem TV vừa xem mấy video trên laptop. Tôi lập tức nhận ra có bốn tệp đính kèm trong thư và tôi muốn mở chúng ra trước, nhưng tôi cố cưỡng mình lại và đọc bức thư.

Hazel yêu quý,

Peter đang say xỉn khi bọn chị đến lúc sáng nay, nhưng như thế lại khiến công việc của bọn chị dễ dàng hơn. Anh Bas (người yêu của chị) đánh lạc hướng ông ta trong khi chị lục tung cái túi Peter đựng thư của người hâm mộ, nhưng rồi chị nhớ ra

Augustus biết địa chỉ của Peter. Có một chồng to tướng trên bàn ăn, nơi chẳng mấy chốc chị tìm được bức thư. Chị mở nó ra và thấy địa chỉ gửi tới Peter, thế nên chị đã bắt ông ta đọc nó.

Ông ta từ chối.

Lúc đấy chị rất bực, Hazel à, nhưng chị đã không hét vào mặt ông ta. Thay vì thế chị đã nói với ông ta rằng vì đứa con gái đã mất, ông ta cần đọc lá thư này từ một cậu bé cũng đã mất, rồi chị đưa lá thư cho ông ta, ông ta đã đọc toàn bộ và nói – chị trích nguyên văn thế này – “Gửi nó cho cô bé và nhắn rằng ta không có gì để thêm vào.”

Chị chưa đọc lá thư, dù rằng một vài dòng đã lọt vào mắt chị trong khi chụp lại mấy trang giấy đính kèm ở đây. Chị cũng sẽ gửi nó theo đường bưu điện đến nhà cho em; địa chỉ nhà em vẫn như cũ chứ?

Cầu Chúa ban phúc và phù hộ cho em, Hazel.

Bạn của em,

Lidewij Vliegenthart

Tôi mở bốn tệp đính kèm ra. Chữ viết của anh rất lộn xộn, xiên xẹo khắp trang giấy, chữ bé chữ to với nhiều màu mực lẫn lộn. Anh đã viết nó trong nhiều ngày trong những trạng thái ý thức khác nhau.

Van Houten,

Tôi là một người tốt nhưng là một nhà văn tồi. Ông là một kẻ tồi nhưng lại là một nhà văn tốt. Chúng ta sẽ thành một đội ăn ý. Tôi không muốn cầu xin từ ông bất cứ ân huệ nào, nhưng nếu ông có thời gian – mà theo như tôi thấy, ông có rất nhiều – tôi không biết ông có thể viết một bài điếu văn cho Hazel được không. Tôi đã có dàn ý và mọi thứ, nhưng liệu ông có thể sắp xếp chúng thành một đoạn hoàn chỉnh gì cũng được? Hoặc thậm chí chỉ cần chỉ cho tôi biết chỗ nào tôi cần viết khác đi.

Đây là câu chuyện về Hazel: Hầu hết mọi người đều ám ảnh với việc để lại một dấu ấn trên cõi đời. Để lại một di sản. Cái chết vẫn tiếp tục sống. Tất cả chúng ta đều muốn được nhớ đến. Và tôi cũng vậy. Đó là điều khiến tôi khó chịu nhất, trở thành một nạn nhân vô danh trong cuộc chiến chống lại bệnh tật diễn ra từ rất lâu và chẳng vẻ vang gì.

Tôi muốn để lại một dấu ấn.

Nhưng Van Houten: Dấu ấn con người để lại luôn là những vết sẹo. Anh mở một cửa hàng nhỏ gớm ghiếc hay giật dây một cuộc đảo chính hay cố gắng trở thành một ngôi sao nhạc rock và anh nghĩ, “Giờ đây mgười ta sẽ nhớ đến mình,” nhưng (a) họ không nhớ đến anh, và (b) tất cả những gì anh để lại phía sau chỉ là nhiều hơn những vết sẹo. Cuộc đảo chính của anh biến thành một nền độc tài. Cửa hàng của anh biến thành một phế tích.

(Thôi được, có thể tôi không phải một nhà văn tồi đến thế. Nhưng tôi không thể góp nhặt những ý tưởng của mình lại với nhau, Van Houten. Suy nghĩ của tôi là những vì sao mà tôi không thể gom lại từng chòm.)

Chúng ta như một bầy chó tè đầy lên những cột nước cứu hỏa. Chúng ta đầu độc mạch nước ngầm với những chất độc trong nước thải của chúng ta, đánh đấu mọi thứ CỦA MÌNH trong một nỗ lực nực cười sống sót khỏi những cái chết. Tôi không thể ngừng tè lên những cột nước cứu hỏa. Tôi biết điều đó thật ngu ngốc và vô dụng – vô dụng một cách đau thương trong tình trạng của tôi – nhưng tôi cũng chỉ là một con thú như bất kỳ ai khác.

Hazel lại khác. Cô ấy đi rất nhẹ, ông già ạ. Cô ấy bước những bước rất nhẹ trên mặt đất này. Hazel biết được sự thật: Chúng ta có thể gây tổn hại cho cái vũ trụ này cũng như là chúng ta có thể giúp đỡ nó, và có thể chúng ta chỉ làm được một trong hai.

Người ta sẽ nói thật đáng buồn rằng cô ấy đã để lại một vết sẹo bé hơn, rằng sẽ ít người nhớ đến cô ấy hơn, rằng cô ấy đã rất được yêu thương nhưng không bởi nhiều người. Nhưng chuyện đó không có gì đáng buồn đâu, Van Houten. Đó là vinh quang. Đó là anh hùng. Không phải thế mới là chủ nghĩa anh hùng đích thực sao? Như những bác sĩ vẫn nói: Điều trước tiên, đừng gây hại gì.

Dù sao những anh hùng đích thực không phải là những người làm mọi thứ; những anh hùng đích thực là những người NHẬN THỨC được mọi thứ, chú tâm tới chúng. Người sáng chế ra vắc-xin đậu mùa thực ra chẳng sáng chế ra thứ gì cả. Ông ta chỉ nhận ra được rằng những người bị bệnh đậu mùa ở súc vật sẽ không mắc bệnh đậu mùa ở người.

Sau khi có kết quả chụp PET, tôi đã lẻn vào ICU ngắm nhìn cô ấy trong lúc cô ấy đang hôn mê. Tôi đi đằng sau một cô y tá có thẻ ra vào rồi ngồi cạnh Hazel khoảng mười phút trước khi bị tóm. Tôi thực sự đã nghĩ cô ấy sẽ ra đi trước khi tôi có thể nói với cô ấy rằng tôi cũng sắp ra đi như thế. Điều đó thật tàn nhẫn: màn diễn thuyết máy móc không ngừng về sự chăm sóc đặc biệt. Chất dịch ung thư đen sẫm được rút ra khỏi lồng ngực cô ấy. Đôi mắt khép lại. Ống dẫn luồn vào. Nhưng bàn tay cô ấy vẫn là bàn tay của cô ấy, vẫn ấm áp với những móng tay được sơn màu xanh đậm gần như đen, rồi tôi nắm tay cô ấy và tưởng tượng đến một thế giới không có chúng tôi và trong một giây tôi đã tốt đến mức hi vọng cô ấy sẽ ra đi, như thế cô ấy sẽ không bao giờ phải biết tôi cũng sắp ra đi như vậy. Nhưng rồi tôi lại muốn có thêm thời gian để chúng tôi có thể yêu nhau. Tôi đã có được điều ước của mình, tôi tin thế. Tôi đã để lại vết sẹo của mình.

Một anh y tá đi vào và bảo tôi phải ra ngoài, khách thăm không được phép vào trong, rồi tôi hỏi cô ấy vẫn ổn chứ và cậu ta nói, “Cô ấy vẫn đang tràn dịch.” Một sa mạc phước lành, một đại dương đáng rủa.

Còn gì nữa? Cô ấy thật đẹp. Ông sẽ không bao giờ mệt mỏi vì ngắm nhìn cô ấy. Ông sẽ không bao giờ lo lắng chuyện cô ấy có thông minh hơn ông: Ông biết cô ấy là vậy. Cô ấy hài hước mà chưa từng ác ý. Tôi yêu cô ấy. Tôi thật may mắn được yêu cô ấy, Van Houten. Ta không được lựa chọn mình có bị làm tổn thương hay không trong cái thế giới này, nhưng ta có quyền lựa chọn xem ai sẽ làm điều đó. Tôi thích sự lựa chọn của mình. Tôi hi vọng cô ấy cũng thích lựa chọn của cô ấy.

Em đồng ý, Augustus.

Em đồng ý.

Bình luận
× sticky