Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao

CHƯƠNG HAI MƯƠI HAI

Tác giả: John Green

Khi cả nhà mới đến, tôi ngồi ở cuối phòng thăm viếng, một căn phòng nhỏ với vách tường bằng đá nằm ngay cạnh thánh đường trong nhà thờ Trái Tim Đích Thực Của Chúa. Trong phòng được sắp khoảng tám mươi chỗ ngồi, và dù hai phần ba ghế đã kín chỗ, cảm giác một phần ba chỗ còn lại vẫn trống trải hơn.

Trong một lúc tôi chỉ ngồi nhìn mọi người đi tới chiếc quan tài được đặt trên một giá đỡ phủ bằng vải tím. Tất cả bọn họ những người tôi chưa từng gặp trước đây đều khụy xuống bên cạnh anh hoặc đứng bên cạnh ngắm nhìn anh một lúc, có người khóc, có người nhắn nhủ điều gì đó, và rồi tất cả bọn họ đều đặt tay lên chiếc quan tài thay vì đặt tay lên người anh, vì chẳng ai muốn chạm vào người đã chết.

Bố mẹ Gus đứng cạnh chiếc quan tài, ôm lấy tất cả mọi người khi họ đi ngang qua, nhưng khi thấy tôi, họ mỉm cười và lật đật bước qua. Tôi đứng dậy ôm bố anh trước rồi đến mẹ anh, bà ôm tôi rất chặt như Gus vẫn thường ôm, siết chặt hai bả vai tôi. Cả hai trông già hẳn đi – hốc mắt trũng sâu, làn da nhăn nheo trên khuôn mặt đã quá mệt mỏi. Họ hẳn cũng đã với tới đích của cuộc đua chạy vượt rào nước rút.

“Thằng bé yêu con rất nhiều,” mẹ Gus nói. “Thực sự yêu con. Nó không phải – không phải tình yêu thời thơ dại hay gì đâu,” bà thêm vào, cứ như tôi chẳng biết điều ấy.

“Anh ấy cũng rất yêu hai bác,” tôi khẽ nói. Điều này thật khó để giải thích, nhưng nói chuyện với họ cảm giác không khác gì tự mình đâm và bị đâm ngược trở lại. “Cháu rất tiếc,” tôi nói. Rồi sau đó bố mẹ anh nói chuyện với bố mẹ tôi – cuộc trò chuyện chỉ toàn những cái gật đầu và mím chặt môi. Tôi nhìn lên chiếc quan tài và nhận ra không có ai ở đó, nên tôi quyết định bước lên. Tôi kéo ống ôxy ra khỏi mũi và vòng chiếc ống qua đầu, đưa nó cho Bố. Tôi muốn chỉ có tôi và chỉ có anh. Tôi xách cái cặp nhỏ của mình rồi bước lên qua lối đi tạm thời giữa những hàng ghế.

Quãng đường trông thật dài, tôi tự nhủ với hai lá phổi của mình hãy im miệng lại, rằng chúng thật mạnh mẽ, rằng chúng có thể vượt qua. Tôi có thể thấy anh trong khi tôi bước lại gần: Mái tóc của anh được chải gọn gàng sang trái theo một cách mà anh có thấy chắc phải rất rất kinh hoàng và khuôn mặt anh đã được plastic hóa[117]. Nhưng anh vẫn là Gus. Gus lỏng khỏng đẹp đẽ của tôi.

Tôi muốn mặc bộ váy đen tôi mua dịp bữa tiệc sinh nhật thứ mười lăm, bộ váy tang của tôi, nhưng nó không còn vừa nữa, thế nên tôi mặc một chiếc váy trơn màu đen, dài chấm gối. Augustus mặc bộ vét với ve áo nhỏ mà anh đã mặc tới Oranjee.

Trong khi tôi quỳ xuống, tôi nhận ra họ đã vuốt đôi mắt anh khép lại – dĩ nhiên họ phải làm thế – thế là tôi không bao giờ được nhìn vào đôi mắt xanh của anh nữa. “Em vẫn yêu anh, với thì hiện tại,” tôi thì thầm, rồi đặt bàn tay lên giữa ngực anh vỗ về, “Mọi chuyện ổn rồi, Gus. Ổn rồi. Mọi chuyện. Mọi chuyện ổn rồi, anh nghe em nói không?” tôi đã – và đang – chẳng có một chút tự tin nào rằng anh có thể nghe tôi nói. Tôi cúi xuống và hôn lên má anh. “Okay,” tôi nói. “Okay.”

Bỗng nhiên tôi ý thức được rằng tất cả mọi người đang dõi theo chúng tôi, lần cuối cùng có nhiều người thấy chúng tôi hôn nhau như thế là ở Nhà Anne Frank. Nhưng nói cho đúng, chẳng còn hai đứa chúng tôi để họ nhìn nữa. Chỉ một mình tôi.

Tôi mở cái cặp ra, thò tay vào, lấy ra một hộp Camel Lights cứng. Với một động tác rất nhanh hi vọng không ai đằng sau để ý thấy, tôi khẽ nhét hộp thuốc vào khoảng trống giữa người anh và dải nhung màu bạc lót bên trong quan tài. “Anh cứ việc đốt chúng,” tôi thì thầm với anh, “em không nói gì đâu.”

Trong khi tôi nói chuyện với anh, Bố và Mẹ đã di chuyển lên hàng ghế thứ hai mang theo cái bình ôxy, thế nên tôi không cần phải đi quãng đường xa xôi trở lại. Bố đưa một tờ khăn giấy khi tôi ngồi xuống. Tôi xì mũi, vòng ống dẫn khí qua vành tai rồi đặt đầu phun trở lại chỗ của nó.

Tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ vào trong thánh đường dành cho một lễ tang thực sự, nhưng tất cả đều diễn ra trong căn phòng bé nhỏ này – Bàn Tay Đích Thực Của Chúa, tôi đoán, một phần của thập tự giá nơi ngài bị đóng đinh. Một vị mục sư bước lên đứng sau cỗ quan tài, như thể nó là một bục thuyết giảng hay gì đó, nói một lúc về Augustus đã có một cuộc chiến anh dũng thế nào và đức tính anh hùng của anh khi đối mặt với căn bệnh là nguồn động viên với mọi người ra sao, và tôi bắt đầu cảm thấy phát cáu khi ông mục sư nói, “Trên thiên đàng, Augustus Waters cuối cùng sẽ được chữa lành và toàn vẹn,” cứ như thể anh chẳng toàn vẹn vì thiếu mất một chân thôi được, tôi kiểu không thể ngăn được tiếng thở dài ngao ngán. Bố nắm lấy tôi ngay phía trên đầu gối và nhìn tôi với vẻ không hài lòng, nhưng từ hàng ghế phía sau, ai đó đang càu nhàu với giọng hầu như không thể nghe thấy ngay gần tai tôi, “Một đống cứt ngựa, nhỉ, bé con?”

Tôi xoay người lại.

Peter Van Houten mặc một bộ vét trắng bằng vải lanh, được may vừa vặn với thân hình phục phịch của ông ta, sơ-mi xanh lơ và cà vạt xanh lá. Ông ta ăn mặc như cho một cuộc xâm lược thuộc địa Panama chứ không phải cho một tang lễ. Ông mục sư bắt đầu, “Chúng ta hãy cùng cầu nguyện,” nhưng trong khi những người khác cúi đầu, tôi chỉ có thể há hốc mồm nhìn Peter Van Houten. Một lúc sau ông ta thì thầm, “Chúng ta cứ giả vờ cầu nguyện,” rồi cúi đầu.

Tôi cố gắng quên ông ta và cầu nguyện cho Gus. Tôi tập trung nghe ông mục sư nói và không ngoái lại nhìn.

Ông mục sư gọi Isaac lên, cậu ấy nghiêm túc hơn hẳn so với buổi lễ tang trù bị. “Augustus Waters là Thị trưởng của Thành phố Ung thư Huyền bí, và không ai có thể thay thế cậu,” Isaac bắt đầu. “Những người khác sẽ kể cho chúng ta những câu chuyện vui về Gus, bởi vì cậu rất hài hước, nhưng tôi sẽ kể một câu chuyện nghiêm túc: Một ngày sau khi mắt tôi bị tháo ra, Gus có mặt ở bệnh viện. Tôi bị mù và đau khổ và chẳng muốn làm gì cả rồi Gus chạy xộc vào phòng và hét lên, ‘Tao có tin tốt lành đây!’ Và tôi thì ‘Tao chẳng muốn nghe tin tốt lành nào bây giờ cả,’ rồi Gus nói, ‘Đây là tin tốt lành mà mày sẽ muốn nghe,’ rồi tôi hỏi cậu ấy, ‘Được thôi, tin gì đấy?’ và cậu ấy nói, ‘Tao sắp được sống một cuộc sống rất dài và tốt đẹp với đầy những khoảnh khắc tuyệt vời và kinh khủng mà mày còn không thể tưởng tượng được nữa!’”

Isaac không thể nói tiếp, hoặc có thể đó là tất cả những gì cậu ấy viết.

Sau khi một bạn học cấp ba kể vài câu chuyện về tài năng bóng rổ đáng nể của Gus và rất nhiều phẩm chất của một thành viên trong đội bóng như anh, ông mục sư nói, “Bây giờ chúng ta sẽ nghe một vài lời tâm sự từ người bạn đặc biệt của Augustus, Hazel. Người bạn đặc biệt? Có một vài tiếng khúc khích từ phía những người đến viếng, nên tôi nghĩ là sẽ không sao nếu mở đầu bằng cách đính chính với ông mục sư, “Cháu là bạn gái anh ấy.” Câu đó làm rộ lên một tràng cười. Sau đó tôi bắt đầu đọc bài điếu văn tôi đã viết.

“Có một câu rất hay trong nhà Gus, câu mà cả anh và tôi đều thấy được an ủi: Nếu không có nỗi đau, chúng ta đâu biết được niềm vui.”

Tôi bắt đầu phun ra mấy Lời động viên nhảm nhí trong khi bố mẹ của Gus, tay trong tay, ôm chặt nhau và gật đầu sau từng câu chữ. Những lễ tang, tôi đã quyết định rồi, là dành cho những người đang sống.

Sau khi chị Jolie của anh phát biểu, buổi lễ kết thúc với một lời cầu nguyện cho Gus được quây quần bên Chúa, tôi nhớ lại những gì anh đã nói với tôi ở Oranjee, rằng anh không tin vào lâu đài nguy nga cùng những cây đàn hạc, nhưng có tin vào Thứ gì đó với chữ T viết hoa, thế nên tôi cố gắng tưởng tượng anh ở một Thế giới nào đó với chữ T viết hoa như chúng tôi cầu nguyện, nhưng ngay cả thế tôi vẫn khó mà tin anh và tôi có thể được bên nhau lần nữa. Tôi đã biết quá nhiều người đã mất. Tôi biết giờ thời gian trôi qua với tôi sẽ khác thời gian trôi qua với anh – rằng tôi, cũng như mọi người khác trong căn phòng này – vẫn tiếp tục góp nhặt yêu thương và mất mát trong khi anh thì không. Với riêng tôi, đó là thảm kịch cuối cùng và thực sự không thể chịu đựng được: Như tất cả số người đã chết không thể đếm nổi khác, anh đã bị giáng bậc từ người bị ám ảnh sang kẻ đi ám ảnh một lần và mãi mãi.

Sau đó một ông anh rể của Gus mang lên một chiếc cát-sét xách tay và bật một bài hát Gus đã chọn trước – một bài hát buồn và êm dịu của nhóm The Hectic

Glow tên là “Người Tình Mới.” Thật ra tôi chỉ muốn được về nhà. Tôi chẳng biết bất kỳ ai trong số họ, và tôi cảm thấy đôi mắt ti hí của Peter Van Houten chòng chọc nhìn vào bờ vai trần của tôi, nhưng sau khi bài hát kết thúc, mọi người đều bước đến chỗ tôi bày tỏ rằng bài phát biểu của tôi thật xúc động, và buổi lễ thật ấm cúng, mà đó là lời dối trá: Đây là một lễ tang. Nó giống như mọi lễ tang khác.

Những người hộ tang của anh – anh chị em họ, bố anh, một ông chú, những người bạn tôi chưa từng gặp – bước tới và đón anh, rồi họ bắt đầu đi về phía chiếc xe tang.

Khi Bố Mẹ và tôi đã vào trong xe, tôi bảo, “Con không muốn đi. Con mệt lắm.”

“Hazel,” Mẹ nói.

“Mẹ à, ở đấy không có chỗ ngồi đâu và mọi thứ sẽ rất lâu còn con thì kiệt sức.”

“Hazel, con phải đi vì hai bác nhà Waters chứ,” Mẹ bảo.

“Chỉ…” tôi nói. Tự dưng tôi thấy mình thật bé nhỏ trên băng ghế sau. Tôi cũng muốn mình còn bé. Tôi muốn bé lại như hồi sáu tuổi gì đó. “Được ạ,” tôi nói.

Tôi nhìn chăm chăm ra cửa sổ một lúc. Tôi thực sự không muốn đi. Tôi không muốn nhìn cảnh người ta hạ anh xuống mặt đất trong chỗ mà anh đã chọn cùng bố anh từ trước, và tôi không muốn nhìn bố mẹ anh khụy xuống trên đám cỏ đẫm sương và rền rĩ trong cơn đau, và tôi không muốn nhìn thấy cái bụng rượu của Peter Van Houten căng phồng sau chiếc áo vét bằng vải lanh, và tôi không muốn òa khóc trước mặt một tá người, và tôi không muốn rắc một nắm bụi đất trên nấm mồ của anh, và tôi không muốn bố mẹ phải đứng đó dưới bầu trời xanh trong với những ánh nắng chiều nghiêng nghiêng[118], nghĩ về ngày này của họ, của đứa con gái cưng và phần mộ của tôi và quan tài của tôi và nắm đất của tôi.

Nhưng tôi đã làm tất cả những điều này. Tôi đã làm tất cả và còn tệ hơn, bởi vì Bố Mẹ nghĩ chúng tôi nên làm thế.

***

Sau khi lễ tang kết thúc, Peter Van Houten bước tới đặt bàn tay ú nần lên vai tôi và nói, “Ta đi nhờ một đoạn được chứ? Xe ta thuê đỗ tận dưới chân đồi.” Tôi nhún vai, ông ta tự mở cửa sau ngay khi bố tôi vừa mở khóa chiếc xe.

Ngồi trong xe, ông ta chồm người qua khoảng trống giữa hai ghế trước và nói, “Peter Van Houten: Tiểu thuyết gia Danh dự và Kẻ gây thất vọng Bán chuyên nghiệp.”

Bố mẹ tôi tự giới thiệu. Ông ta bắt tay hai người. Tôi khá ngạc nhiên vì việc Peter Van Houten đã bay nửa vòng trái đất để đến dự lễ tang. “Làm thế nào ông lại –” tôi định nói nhưng ông ta đã cắt ngang.

“Ta đã dùng cái mạng Internet quỷ quái của các cháu để theo dõi bảng tin cáo phó ở Indianapolis.” Ông ta lần vào trong túi áo vét lanh của mình và lấy ra một be rượu whiskey.

“Và ông chỉ cần mua một cái vé và –”

Ông ta lại cắt ngang tôi lần nữa trong khi vặn cái nắp ra. “Mười lăm ngàn cho vé hạng nhất, nhưng ta đủ năng lực tài chính để theo đuổi mấy trò bốc đồng như thế. Đồ uống trên chuyến bay được miễn phí. Nếu uống nhiều một chút thì cũng gần như hòa vốn.”

Van Houten nốc một ngụm rồi nhích người lên mời bố tôi, ông đáp, “Ừm không, xin cảm ơn.” Rồi Van Houten lắc cái be về phía tôi. Tôi đón lấy nó.

“Hazel,” mẹ tôi nhắc, nhưng tôi vẫn mở nắp ra và nhấp một ngụm. Nó khiến dạ dày tôi cảm giác như hai lá phổi. Tôi trả cái be lại cho Van Houten, ông ta uống một ngụm dài rồi nói, “Vậy thì. Omnis cellula e cellula.”

“Hả?”

“Cậu bạn Waters của cháu và ta có trao đổi đôi chút, trong lá thư cuối cùng –”

“Khoan đã, giờ ông lại đọc thư của người hâm mộ à?”

“Không, cậu bé gửi thẳng nó đến nhà ta, không qua nhà xuất bản. Và khó mà nói rằng cậu bé là một người hâm mộ ta được. Cậu ta khinh bỉ ta. Nhưng dù sao cậu bé cũng đinh ninh rằng cách hành xử khó chịu của ta sẽ được tha thứ nếu như ta đến dự lễ tang và nói cho cháu biết chuyện gì đã xảy đến với mẹ Anna. Thế nên ta đến và đây là câu trả lời của cháu: Omnis cellula e cellula.”

“Gì cơ?” tôi hỏi lại.

“Omnis cellula e cellula,” ông ta nhắc lại lần nữa. “Mọi tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào. Mỗi tế bào đều sinh ra từ một tế bào trước đó, cái cũng được sinh ra từ một tế bào trước nữa. Sự sống sản sinh từ sự sống. Sự sống sản sinh sự sống sản sinh sự sống sản sinh sự sống sản sinh sự sống.”

Chúng tôi đã đi tới chân đồi. “Được rồi, ừ,” tôi nói. Tôi chẳng có tâm trạng đâu mà nghĩ cho chuyện này. Peter Van Houten không được lợi dụng tang lễ của Gus. Tôi không được cho phép ông ta làm thế. “Cảm ơn,” tôi nói. “Xem nào, tôi nghĩ chúng ta đã xuống đến chân đồi.”

“Cháu không muốn một lời giải thích?” ông ta hỏi.

“Không,” tôi đáp. “Tôi ổn. Tôi nghĩ ông chỉ là một gã nát rượu đáng thương nói năng những điều văn hoa bóng bảy để được chú ý như đứa cụ non mới mười một tuổi đầu và tôi thấy vô cùng thương hại cho ông. Nhưng ừ, không, ông chẳng còn là kẻ đã viết Nỗi đau tột cùng chút nào nữa, vậy nên ông đừng viết ra một đoạn kết nào cả cho dù ông có muốn thế. Dẫu sao cũng cảm ơn. Chúc ông cuộc sống tuyệt vời.”

“Nhưng –”

“Cảm ơn vì chỗ rượu,” tôi nói. “Giờ thì ra khỏi xe đi.” Trông ông ta thật tội nghiệp. Bố dừng xe lại và chúng tôi vẫn nổ máy chờ ở đó, dưới phần mộ của Gus khoảng một phút cho đến khi Van Houten mở cửa xe, cuối cùng im lặng, bỏ đi.

Trong khi chúng tôi rời đi, tôi ngoái lại nhìn ông ta qua cửa kính sau xe đang uống một ngụm và nâng chai về phía chúng tôi, như thể nâng cốc chúc mừng. Đôi mắt ông ta trông thật buồn. Thực lòng tôi thấy tội cho ông ta sao đó.

Cuối cùng chúng tôi cũng về đến nhà lúc khoảng sáu giờ, và tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi chỉ muốn đi ngủ, nhưng Mẹ bắt tôi phải ăn chút pasta phô mai, ít ra bà cũng cho phép tôi ngồi ăn trên giường. Tôi ngủ với máy thở BiPAP một vài tiếng đồng hồ. Tỉnh dậy quả là một nỗi kinh hoàng, bởi trong một lúc chưa định hình được tôi đã cảm thấy như mọi chuyện đều ổn, rồi nó lại nghiền nát tôi một lần nữa. Mẹ gỡ máy thở BiPAP cho tôi, tôi tự mình nối bình ôxy rồi loạng quạng vào phòng tắm đánh răng.

Ngắm mình qua gương trong lúc đánh răng, tôi vẩn vơ nghĩ có hai loại người lớn: Có những người như Peter Van Houten, những sinh linh khốn khổ lùng sục khắp thế giới kiếm tìm ai đó để làm tổn thương. Và có những người như bố mẹ tôi, những người đi lại vật vờ như những bóng ma, làm mọi thứ họ phải làm để tiếp tục cất bước.

Chẳng viễn cảnh nào khiến tôi thực sự mong muốn. Tôi nhận ra tôi đã được thấy mọi thứ trinh nguyên và tốt đẹp của thế giới này, và tôi bắt đầu ngờ ngợ rằng giá như cái chết có đừng chen ngang, tình yêu mà Augustus và tôi từng sẻ chia cũng chẳng kéo dài được mãi. Bình minh rồi cũng hóa ngày, có một nhà thơ đã viết. Sắc vàng nào chẳng đổi thay.[119]
Có ai đó gõ lên cửa nhà tắm.

“Có người rồi ạ,” tôi nói.

“Hazel à,” bố tôi gọi. “Bố vào được không?” Tôi không trả lời, nhưng một lúc sau tôi mở khóa cửa. Tôi ngồi xuống nắp bồn cầu đã được gập xuống. Sao hít thở thôi cũng phải mệt nhọc như thế? Bố quỳ xuống cạnh tôi. Ông ôm đầu tôi và kéo nó dựa vào ngực ông, rồi ông nói, “Bố rất buồn khi Gus mất.” Tôi bị ngạt thở bởi chiếc áo phông của ông, nhưng cảm giác được ôm thật chặt, chìm đắm trong mùi hương dễ chịu của bố thật dễ chịu. Như thể ông đang cáu giận gì đấy, nhưng tôi thích thế, vì chính tôi cũng đang giận dữ. “Toàn là nhảm nhí,” ông nói.

“Toàn bộ chuyện này. Tám mươi phần trăm cơ hội sống và thằng bé nằm trong hai mươi phần trăm còn lại? Nhảm nhí. Thằng bé mới thông minh làm sao. Thật nhảm nhí. Bố căm ghét mọi chuyện này. Nhưng chắc hẳn yêu cậu ấy là một đặc ân dành cho con, đúng không?”
Tôi dụi đầu vào áo ông.
“Để con biết bố nghĩ về con thế nào,” ông nói.

Bố của tôi. Ông luôn biết phải nói gì.

Khi cả nhà mới đến, tôi ngồi ở cuối phòng thăm viếng, một căn phòng nhỏ với vách tường bằng đá nằm ngay cạnh thánh đường trong nhà thờ Trái Tim Đích Thực Của Chúa. Trong phòng được sắp khoảng tám mươi chỗ ngồi, và dù hai phần ba ghế đã kín chỗ, cảm giác một phần ba chỗ còn lại vẫn trống trải hơn.

Trong một lúc tôi chỉ ngồi nhìn mọi người đi tới chiếc quan tài được đặt trên một giá đỡ phủ bằng vải tím. Tất cả bọn họ những người tôi chưa từng gặp trước đây đều khụy xuống bên cạnh anh hoặc đứng bên cạnh ngắm nhìn anh một lúc, có người khóc, có người nhắn nhủ điều gì đó, và rồi tất cả bọn họ đều đặt tay lên chiếc quan tài thay vì đặt tay lên người anh, vì chẳng ai muốn chạm vào người đã chết.

Bố mẹ Gus đứng cạnh chiếc quan tài, ôm lấy tất cả mọi người khi họ đi ngang qua, nhưng khi thấy tôi, họ mỉm cười và lật đật bước qua. Tôi đứng dậy ôm bố anh trước rồi đến mẹ anh, bà ôm tôi rất chặt như Gus vẫn thường ôm, siết chặt hai bả vai tôi. Cả hai trông già hẳn đi – hốc mắt trũng sâu, làn da nhăn nheo trên khuôn mặt đã quá mệt mỏi. Họ hẳn cũng đã với tới đích của cuộc đua chạy vượt rào nước rút.

“Thằng bé yêu con rất nhiều,” mẹ Gus nói. “Thực sự yêu con. Nó không phải – không phải tình yêu thời thơ dại hay gì đâu,” bà thêm vào, cứ như tôi chẳng biết điều ấy.

“Anh ấy cũng rất yêu hai bác,” tôi khẽ nói. Điều này thật khó để giải thích, nhưng nói chuyện với họ cảm giác không khác gì tự mình đâm và bị đâm ngược trở lại. “Cháu rất tiếc,” tôi nói. Rồi sau đó bố mẹ anh nói chuyện với bố mẹ tôi – cuộc trò chuyện chỉ toàn những cái gật đầu và mím chặt môi. Tôi nhìn lên chiếc quan tài và nhận ra không có ai ở đó, nên tôi quyết định bước lên. Tôi kéo ống ôxy ra khỏi mũi và vòng chiếc ống qua đầu, đưa nó cho Bố. Tôi muốn chỉ có tôi và chỉ có anh. Tôi xách cái cặp nhỏ của mình rồi bước lên qua lối đi tạm thời giữa những hàng ghế.

Quãng đường trông thật dài, tôi tự nhủ với hai lá phổi của mình hãy im miệng lại, rằng chúng thật mạnh mẽ, rằng chúng có thể vượt qua. Tôi có thể thấy anh trong khi tôi bước lại gần: Mái tóc của anh được chải gọn gàng sang trái theo một cách mà anh có thấy chắc phải rất rất kinh hoàng và khuôn mặt anh đã được plastic hóa[117]. Nhưng anh vẫn là Gus. Gus lỏng khỏng đẹp đẽ của tôi.

Tôi muốn mặc bộ váy đen tôi mua dịp bữa tiệc sinh nhật thứ mười lăm, bộ váy tang của tôi, nhưng nó không còn vừa nữa, thế nên tôi mặc một chiếc váy trơn màu đen, dài chấm gối. Augustus mặc bộ vét với ve áo nhỏ mà anh đã mặc tới Oranjee.

Trong khi tôi quỳ xuống, tôi nhận ra họ đã vuốt đôi mắt anh khép lại – dĩ nhiên họ phải làm thế – thế là tôi không bao giờ được nhìn vào đôi mắt xanh của anh nữa. “Em vẫn yêu anh, với thì hiện tại,” tôi thì thầm, rồi đặt bàn tay lên giữa ngực anh vỗ về, “Mọi chuyện ổn rồi, Gus. Ổn rồi. Mọi chuyện. Mọi chuyện ổn rồi, anh nghe em nói không?” tôi đã – và đang – chẳng có một chút tự tin nào rằng anh có thể nghe tôi nói. Tôi cúi xuống và hôn lên má anh. “Okay,” tôi nói. “Okay.”

Bỗng nhiên tôi ý thức được rằng tất cả mọi người đang dõi theo chúng tôi, lần cuối cùng có nhiều người thấy chúng tôi hôn nhau như thế là ở Nhà Anne Frank. Nhưng nói cho đúng, chẳng còn hai đứa chúng tôi để họ nhìn nữa. Chỉ một mình tôi.

Tôi mở cái cặp ra, thò tay vào, lấy ra một hộp Camel Lights cứng. Với một động tác rất nhanh hi vọng không ai đằng sau để ý thấy, tôi khẽ nhét hộp thuốc vào khoảng trống giữa người anh và dải nhung màu bạc lót bên trong quan tài. “Anh cứ việc đốt chúng,” tôi thì thầm với anh, “em không nói gì đâu.”

Trong khi tôi nói chuyện với anh, Bố và Mẹ đã di chuyển lên hàng ghế thứ hai mang theo cái bình ôxy, thế nên tôi không cần phải đi quãng đường xa xôi trở lại. Bố đưa một tờ khăn giấy khi tôi ngồi xuống. Tôi xì mũi, vòng ống dẫn khí qua vành tai rồi đặt đầu phun trở lại chỗ của nó.

Tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ vào trong thánh đường dành cho một lễ tang thực sự, nhưng tất cả đều diễn ra trong căn phòng bé nhỏ này – Bàn Tay Đích Thực Của Chúa, tôi đoán, một phần của thập tự giá nơi ngài bị đóng đinh. Một vị mục sư bước lên đứng sau cỗ quan tài, như thể nó là một bục thuyết giảng hay gì đó, nói một lúc về Augustus đã có một cuộc chiến anh dũng thế nào và đức tính anh hùng của anh khi đối mặt với căn bệnh là nguồn động viên với mọi người ra sao, và tôi bắt đầu cảm thấy phát cáu khi ông mục sư nói, “Trên thiên đàng, Augustus Waters cuối cùng sẽ được chữa lành và toàn vẹn,” cứ như thể anh chẳng toàn vẹn vì thiếu mất một chân thôi được, tôi kiểu không thể ngăn được tiếng thở dài ngao ngán. Bố nắm lấy tôi ngay phía trên đầu gối và nhìn tôi với vẻ không hài lòng, nhưng từ hàng ghế phía sau, ai đó đang càu nhàu với giọng hầu như không thể nghe thấy ngay gần tai tôi, “Một đống cứt ngựa, nhỉ, bé con?”

Tôi xoay người lại.

Peter Van Houten mặc một bộ vét trắng bằng vải lanh, được may vừa vặn với thân hình phục phịch của ông ta, sơ-mi xanh lơ và cà vạt xanh lá. Ông ta ăn mặc như cho một cuộc xâm lược thuộc địa Panama chứ không phải cho một tang lễ. Ông mục sư bắt đầu, “Chúng ta hãy cùng cầu nguyện,” nhưng trong khi những người khác cúi đầu, tôi chỉ có thể há hốc mồm nhìn Peter Van Houten. Một lúc sau ông ta thì thầm, “Chúng ta cứ giả vờ cầu nguyện,” rồi cúi đầu.

Tôi cố gắng quên ông ta và cầu nguyện cho Gus. Tôi tập trung nghe ông mục sư nói và không ngoái lại nhìn.

Ông mục sư gọi Isaac lên, cậu ấy nghiêm túc hơn hẳn so với buổi lễ tang trù bị. “Augustus Waters là Thị trưởng của Thành phố Ung thư Huyền bí, và không ai có thể thay thế cậu,” Isaac bắt đầu. “Những người khác sẽ kể cho chúng ta những câu chuyện vui về Gus, bởi vì cậu rất hài hước, nhưng tôi sẽ kể một câu chuyện nghiêm túc: Một ngày sau khi mắt tôi bị tháo ra, Gus có mặt ở bệnh viện. Tôi bị mù và đau khổ và chẳng muốn làm gì cả rồi Gus chạy xộc vào phòng và hét lên, ‘Tao có tin tốt lành đây!’ Và tôi thì ‘Tao chẳng muốn nghe tin tốt lành nào bây giờ cả,’ rồi Gus nói, ‘Đây là tin tốt lành mà mày sẽ muốn nghe,’ rồi tôi hỏi cậu ấy, ‘Được thôi, tin gì đấy?’ và cậu ấy nói, ‘Tao sắp được sống một cuộc sống rất dài và tốt đẹp với đầy những khoảnh khắc tuyệt vời và kinh khủng mà mày còn không thể tưởng tượng được nữa!’”

Isaac không thể nói tiếp, hoặc có thể đó là tất cả những gì cậu ấy viết.

Sau khi một bạn học cấp ba kể vài câu chuyện về tài năng bóng rổ đáng nể của Gus và rất nhiều phẩm chất của một thành viên trong đội bóng như anh, ông mục sư nói, “Bây giờ chúng ta sẽ nghe một vài lời tâm sự từ người bạn đặc biệt của Augustus, Hazel. Người bạn đặc biệt? Có một vài tiếng khúc khích từ phía những người đến viếng, nên tôi nghĩ là sẽ không sao nếu mở đầu bằng cách đính chính với ông mục sư, “Cháu là bạn gái anh ấy.” Câu đó làm rộ lên một tràng cười. Sau đó tôi bắt đầu đọc bài điếu văn tôi đã viết.

“Có một câu rất hay trong nhà Gus, câu mà cả anh và tôi đều thấy được an ủi: Nếu không có nỗi đau, chúng ta đâu biết được niềm vui.”

Tôi bắt đầu phun ra mấy Lời động viên nhảm nhí trong khi bố mẹ của Gus, tay trong tay, ôm chặt nhau và gật đầu sau từng câu chữ. Những lễ tang, tôi đã quyết định rồi, là dành cho những người đang sống.

Sau khi chị Jolie của anh phát biểu, buổi lễ kết thúc với một lời cầu nguyện cho Gus được quây quần bên Chúa, tôi nhớ lại những gì anh đã nói với tôi ở Oranjee, rằng anh không tin vào lâu đài nguy nga cùng những cây đàn hạc, nhưng có tin vào Thứ gì đó với chữ T viết hoa, thế nên tôi cố gắng tưởng tượng anh ở một Thế giới nào đó với chữ T viết hoa như chúng tôi cầu nguyện, nhưng ngay cả thế tôi vẫn khó mà tin anh và tôi có thể được bên nhau lần nữa. Tôi đã biết quá nhiều người đã mất. Tôi biết giờ thời gian trôi qua với tôi sẽ khác thời gian trôi qua với anh – rằng tôi, cũng như mọi người khác trong căn phòng này – vẫn tiếp tục góp nhặt yêu thương và mất mát trong khi anh thì không. Với riêng tôi, đó là thảm kịch cuối cùng và thực sự không thể chịu đựng được: Như tất cả số người đã chết không thể đếm nổi khác, anh đã bị giáng bậc từ người bị ám ảnh sang kẻ đi ám ảnh một lần và mãi mãi.

Sau đó một ông anh rể của Gus mang lên một chiếc cát-sét xách tay và bật một bài hát Gus đã chọn trước – một bài hát buồn và êm dịu của nhóm The Hectic

Glow tên là “Người Tình Mới.” Thật ra tôi chỉ muốn được về nhà. Tôi chẳng biết bất kỳ ai trong số họ, và tôi cảm thấy đôi mắt ti hí của Peter Van Houten chòng chọc nhìn vào bờ vai trần của tôi, nhưng sau khi bài hát kết thúc, mọi người đều bước đến chỗ tôi bày tỏ rằng bài phát biểu của tôi thật xúc động, và buổi lễ thật ấm cúng, mà đó là lời dối trá: Đây là một lễ tang. Nó giống như mọi lễ tang khác.

Những người hộ tang của anh – anh chị em họ, bố anh, một ông chú, những người bạn tôi chưa từng gặp – bước tới và đón anh, rồi họ bắt đầu đi về phía chiếc xe tang.

Khi Bố Mẹ và tôi đã vào trong xe, tôi bảo, “Con không muốn đi. Con mệt lắm.”

“Hazel,” Mẹ nói.

“Mẹ à, ở đấy không có chỗ ngồi đâu và mọi thứ sẽ rất lâu còn con thì kiệt sức.”

“Hazel, con phải đi vì hai bác nhà Waters chứ,” Mẹ bảo.

“Chỉ…” tôi nói. Tự dưng tôi thấy mình thật bé nhỏ trên băng ghế sau. Tôi cũng muốn mình còn bé. Tôi muốn bé lại như hồi sáu tuổi gì đó. “Được ạ,” tôi nói.

Tôi nhìn chăm chăm ra cửa sổ một lúc. Tôi thực sự không muốn đi. Tôi không muốn nhìn cảnh người ta hạ anh xuống mặt đất trong chỗ mà anh đã chọn cùng bố anh từ trước, và tôi không muốn nhìn bố mẹ anh khụy xuống trên đám cỏ đẫm sương và rền rĩ trong cơn đau, và tôi không muốn nhìn thấy cái bụng rượu của Peter Van Houten căng phồng sau chiếc áo vét bằng vải lanh, và tôi không muốn òa khóc trước mặt một tá người, và tôi không muốn rắc một nắm bụi đất trên nấm mồ của anh, và tôi không muốn bố mẹ phải đứng đó dưới bầu trời xanh trong với những ánh nắng chiều nghiêng nghiêng[118], nghĩ về ngày này của họ, của đứa con gái cưng và phần mộ của tôi và quan tài của tôi và nắm đất của tôi.

Nhưng tôi đã làm tất cả những điều này. Tôi đã làm tất cả và còn tệ hơn, bởi vì Bố Mẹ nghĩ chúng tôi nên làm thế.

***

Sau khi lễ tang kết thúc, Peter Van Houten bước tới đặt bàn tay ú nần lên vai tôi và nói, “Ta đi nhờ một đoạn được chứ? Xe ta thuê đỗ tận dưới chân đồi.” Tôi nhún vai, ông ta tự mở cửa sau ngay khi bố tôi vừa mở khóa chiếc xe.

Ngồi trong xe, ông ta chồm người qua khoảng trống giữa hai ghế trước và nói, “Peter Van Houten: Tiểu thuyết gia Danh dự và Kẻ gây thất vọng Bán chuyên nghiệp.”

Bố mẹ tôi tự giới thiệu. Ông ta bắt tay hai người. Tôi khá ngạc nhiên vì việc Peter Van Houten đã bay nửa vòng trái đất để đến dự lễ tang. “Làm thế nào ông lại –” tôi định nói nhưng ông ta đã cắt ngang.

“Ta đã dùng cái mạng Internet quỷ quái của các cháu để theo dõi bảng tin cáo phó ở Indianapolis.” Ông ta lần vào trong túi áo vét lanh của mình và lấy ra một be rượu whiskey.

“Và ông chỉ cần mua một cái vé và –”

Ông ta lại cắt ngang tôi lần nữa trong khi vặn cái nắp ra. “Mười lăm ngàn cho vé hạng nhất, nhưng ta đủ năng lực tài chính để theo đuổi mấy trò bốc đồng như thế. Đồ uống trên chuyến bay được miễn phí. Nếu uống nhiều một chút thì cũng gần như hòa vốn.”

Van Houten nốc một ngụm rồi nhích người lên mời bố tôi, ông đáp, “Ừm không, xin cảm ơn.” Rồi Van Houten lắc cái be về phía tôi. Tôi đón lấy nó.

“Hazel,” mẹ tôi nhắc, nhưng tôi vẫn mở nắp ra và nhấp một ngụm. Nó khiến dạ dày tôi cảm giác như hai lá phổi. Tôi trả cái be lại cho Van Houten, ông ta uống một ngụm dài rồi nói, “Vậy thì. Omnis cellula e cellula.”

“Hả?”

“Cậu bạn Waters của cháu và ta có trao đổi đôi chút, trong lá thư cuối cùng –”

“Khoan đã, giờ ông lại đọc thư của người hâm mộ à?”

“Không, cậu bé gửi thẳng nó đến nhà ta, không qua nhà xuất bản. Và khó mà nói rằng cậu bé là một người hâm mộ ta được. Cậu ta khinh bỉ ta. Nhưng dù sao cậu bé cũng đinh ninh rằng cách hành xử khó chịu của ta sẽ được tha thứ nếu như ta đến dự lễ tang và nói cho cháu biết chuyện gì đã xảy đến với mẹ Anna. Thế nên ta đến và đây là câu trả lời của cháu: Omnis cellula e cellula.”

“Gì cơ?” tôi hỏi lại.

“Omnis cellula e cellula,” ông ta nhắc lại lần nữa. “Mọi tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào. Mỗi tế bào đều sinh ra từ một tế bào trước đó, cái cũng được sinh ra từ một tế bào trước nữa. Sự sống sản sinh từ sự sống. Sự sống sản sinh sự sống sản sinh sự sống sản sinh sự sống sản sinh sự sống.”

Chúng tôi đã đi tới chân đồi. “Được rồi, ừ,” tôi nói. Tôi chẳng có tâm trạng đâu mà nghĩ cho chuyện này. Peter Van Houten không được lợi dụng tang lễ của Gus. Tôi không được cho phép ông ta làm thế. “Cảm ơn,” tôi nói. “Xem nào, tôi nghĩ chúng ta đã xuống đến chân đồi.”

“Cháu không muốn một lời giải thích?” ông ta hỏi.

“Không,” tôi đáp. “Tôi ổn. Tôi nghĩ ông chỉ là một gã nát rượu đáng thương nói năng những điều văn hoa bóng bảy để được chú ý như đứa cụ non mới mười một tuổi đầu và tôi thấy vô cùng thương hại cho ông. Nhưng ừ, không, ông chẳng còn là kẻ đã viết Nỗi đau tột cùng chút nào nữa, vậy nên ông đừng viết ra một đoạn kết nào cả cho dù ông có muốn thế. Dẫu sao cũng cảm ơn. Chúc ông cuộc sống tuyệt vời.”

“Nhưng –”

“Cảm ơn vì chỗ rượu,” tôi nói. “Giờ thì ra khỏi xe đi.” Trông ông ta thật tội nghiệp. Bố dừng xe lại và chúng tôi vẫn nổ máy chờ ở đó, dưới phần mộ của Gus khoảng một phút cho đến khi Van Houten mở cửa xe, cuối cùng im lặng, bỏ đi.

Trong khi chúng tôi rời đi, tôi ngoái lại nhìn ông ta qua cửa kính sau xe đang uống một ngụm và nâng chai về phía chúng tôi, như thể nâng cốc chúc mừng. Đôi mắt ông ta trông thật buồn. Thực lòng tôi thấy tội cho ông ta sao đó.

Cuối cùng chúng tôi cũng về đến nhà lúc khoảng sáu giờ, và tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi chỉ muốn đi ngủ, nhưng Mẹ bắt tôi phải ăn chút pasta phô mai, ít ra bà cũng cho phép tôi ngồi ăn trên giường. Tôi ngủ với máy thở BiPAP một vài tiếng đồng hồ. Tỉnh dậy quả là một nỗi kinh hoàng, bởi trong một lúc chưa định hình được tôi đã cảm thấy như mọi chuyện đều ổn, rồi nó lại nghiền nát tôi một lần nữa. Mẹ gỡ máy thở BiPAP cho tôi, tôi tự mình nối bình ôxy rồi loạng quạng vào phòng tắm đánh răng.

Ngắm mình qua gương trong lúc đánh răng, tôi vẩn vơ nghĩ có hai loại người lớn: Có những người như Peter Van Houten, những sinh linh khốn khổ lùng sục khắp thế giới kiếm tìm ai đó để làm tổn thương. Và có những người như bố mẹ tôi, những người đi lại vật vờ như những bóng ma, làm mọi thứ họ phải làm để tiếp tục cất bước.

Chẳng viễn cảnh nào khiến tôi thực sự mong muốn. Tôi nhận ra tôi đã được thấy mọi thứ trinh nguyên và tốt đẹp của thế giới này, và tôi bắt đầu ngờ ngợ rằng giá như cái chết có đừng chen ngang, tình yêu mà Augustus và tôi từng sẻ chia cũng chẳng kéo dài được mãi. Bình minh rồi cũng hóa ngày, có một nhà thơ đã viết. Sắc vàng nào chẳng đổi thay.[119]
Có ai đó gõ lên cửa nhà tắm.

“Có người rồi ạ,” tôi nói.

“Hazel à,” bố tôi gọi. “Bố vào được không?” Tôi không trả lời, nhưng một lúc sau tôi mở khóa cửa. Tôi ngồi xuống nắp bồn cầu đã được gập xuống. Sao hít thở thôi cũng phải mệt nhọc như thế? Bố quỳ xuống cạnh tôi. Ông ôm đầu tôi và kéo nó dựa vào ngực ông, rồi ông nói, “Bố rất buồn khi Gus mất.” Tôi bị ngạt thở bởi chiếc áo phông của ông, nhưng cảm giác được ôm thật chặt, chìm đắm trong mùi hương dễ chịu của bố thật dễ chịu. Như thể ông đang cáu giận gì đấy, nhưng tôi thích thế, vì chính tôi cũng đang giận dữ. “Toàn là nhảm nhí,” ông nói.

“Toàn bộ chuyện này. Tám mươi phần trăm cơ hội sống và thằng bé nằm trong hai mươi phần trăm còn lại? Nhảm nhí. Thằng bé mới thông minh làm sao. Thật nhảm nhí. Bố căm ghét mọi chuyện này. Nhưng chắc hẳn yêu cậu ấy là một đặc ân dành cho con, đúng không?”
Tôi dụi đầu vào áo ông.
“Để con biết bố nghĩ về con thế nào,” ông nói.

Bố của tôi. Ông luôn biết phải nói gì.

Bình luận