Mấy ngày sau tại nhà Gus, bố mẹ anh và bố mẹ tôi và Gus và tôi ngồi chen chúc quanh cái bàn ăn, thưởng thức món ớt nhồi trên tấm khăn trải bàn mà, theo lời bố của Gus, lần cuối cùng người ta thấy nó được sử dụng là trong thế kỷ trước.
Bố tôi: “Emily, món risotto này…”
Mẹ tôi: “Thật là ngon.”
Mẹ Gus: “Ồ cảm ơn anh chị. Tôi rất sẵn lòng chỉ cho anh chị công thức nấu ăn.”
Gus, vừa nuốt một miếng: “Nhưng mà con thấy mùi vị chính không giống Oranjee.”
Tôi: “Nhận xét tốt, Gus. Món này, dù ngon, nhưng ăn không giống Oranjee.”
Mẹ tôi: “Hazel.”
Gus: “Nó giống vị…”
Tôi: “Thức ăn.”
Gus: “Đúng, chính xác. Giống vị thức ăn, được chuẩn bị rất chu đáo. Nhưng vị không giống, làm thế nào để diễn đạt một cách tế nhị nhỉ…?”
Tôi: “Vị không giống như Tự thân Đức Chúa đem nấu thiên đường thành một sê-ri năm món rồi đem ra phục vụ chúng ta kèm theo những quả cầu rực rỡ được lên men, sủi bọt lấp lánh trong khi xung quanh chiếc bàn ăn tối đặt cạnh con kênh hờ hững rơi đầy những cánh hoa.”
Gus: “Nói hay lắm.”
Bố Gus: “Bọn trẻ của chúng ta thật kỳ quặc.”
Bố tôi: “Nói hay lắm.”
Một tuần sau bữa tối của chúng tôi, Gus phải vào Phòng Cấp cứu vì cơn đau ngực, vì họ giữ anh lại qua đêm nên sáng hôm sau tôi lái xe đến viện Memorial thăm anh trên tầng bốn. Tôi chưa từng quay lại viện Memorial kể từ lần đến thăm Isaac. Ở đây chẳng hề có những bức tường sơn màu rực rỡ hay khung tranh vẽ hình những chú chó lái ô tô như người ta có thể thấy nhiều phát ngán ở viện Nhi, nhưng sự tẻ nhạt cực kỳ ở đây lại khiến tôi cảm thấy luyến tiếc những thứ hạnh phúc nhảm nhí kiểu trẻ con ở viện Nhi. Viện Memorial quá đỗi chuyên môn. Nó là một công trình lưu giữ. Một nơi người ta chờ được thực hiện nghĩa vụ của mình.
Khi cửa thang máy mở ra ở tầng bốn, tôi gặp mẹ Gus đang đi đi lại lại trong phòng chờ nghe điện thoại. Bà vội cúp máy, ôm chầm lấy tôi và đỡ hộ chiếc giá.
“Cháu ổn mà,” tôi nói. “Gus sao rồi ạ?”
“Thằng bé vừa trải qua một đêm khó khăn, Hazel à,” bà nói. “Tim thằng bé đang phải làm việc quá sức. Nó cần giảm bớt hoạt động. Từ giờ trở đi nó sẽ phải ngồi xe lăn. Họ đang thử một loại vài thuốc mới giúp giảm bớt cơn đau. Hai chị nó vừa đến đây.”
“Dạ,” tôi nói. “Cháu có thể vào thăm anh ấy được không?”
Bà choàng tay qua vai tôi và siết chặt chúng. Cảm giác thật kỳ cục. “Bác và mọi người rất yêu cháu, cháu biết mà Hazel, nhưng lúc này bác nghĩ mình chỉ muốn mọi người trong gia đình thôi. Gus cũng đồng ý như thế. Được không cháu?”
“Được ạ,” tôi đáp.
“Bác sẽ bảo nó cháu đến thăm.”
“Vâng ạ,” tôi nói. “Cháu nghĩ cháu sẽ ngồi đây đọc báo một lúc.”
Bà đi dọc xuống hành lang, trở lại phòng anh nằm. Tôi hiểu, nhưng vẫn rất nhớ anh, liên tục nghĩ mình sẽ để lỡ mất cơ hội được gặp anh, được nói lời tạm biệt. Phòng chờ được trang trí bằng toàn thảm nâu và cả ghế cũng được bọc màu nâu. Tôi ngồi một mình trên chiếc ghế đôi một lúc, giá bình ôxy kẹp dưới hai chân. Tôi đang đi đôi Chuck Taylors và mặc chiếc áo Ceci n’est pas une pipe, đúng cái bộ hai tuần trước tôi đã mặc vào Buổi Chiều Muộn của Biểu Đồ Venn, và anh đã không thể thấy nó. Tôi bắt đầu vuốt qua những tấm ảnh trong điện thoại của mình, một cuốn sách phim quay ngược thời gian mấy tháng gần đây, bắt đầu với anh và Isaac ở bên ngoài ngôi nhà của Monica và kết thúc bằng bức ảnh đầu tiên tôi chụp anh trên đường tới chỗ Funky Bones. Cảm giác như là một khoảng thời gian vô tận, như là chúng tôi có những phút giây dẫu ngắn ngủi nhưng vẫn là vĩnh viễn vô tận. Có những khoảng vô tận này lớn hơn những khoảng vô tận khác.
***
Hai tuần sau đó, tôi đẩy Gus qua công viên nghệ thuật tới chỗ Funky Bones với một chai sâm panh còn nguyên vô cùng đắt tiền và bình ôxy của tôi đặt trong lòng anh. Chai sâm panh được tặng bởi một trong những bác sĩ của Gus – Gus là kiểu người dễ dụ các bác sĩ đem cho lũ trẻ chai rượu tốt nhất của họ. Chúng tôi ngồi, Gus trên xe của anh còn tôi trên đám cỏ ẩm ướt, gần với Funky Bones đủ để có thể nhìn trọn vẹn nó. Tôi chỉ vào những đứa trẻ đang tranh nhau nhảy từ lồng ngực lên xương vai, Gus đáp khẽ chỉ vừa đủ cho tôi nghe được trong tiếng la hét ầm ĩ, “Lần trước anh đã tưởng tượng mình là đứa trẻ. Lần này đến lượt bộ xương.”
Chúng tôi uống bằng những chiếc cốc giấy in hình Gấu Winnie-the-Pooh.
Mấy ngày sau tại nhà Gus, bố mẹ anh và bố mẹ tôi và Gus và tôi ngồi chen chúc quanh cái bàn ăn, thưởng thức món ớt nhồi trên tấm khăn trải bàn mà, theo lời bố của Gus, lần cuối cùng người ta thấy nó được sử dụng là trong thế kỷ trước.
Bố tôi: “Emily, món risotto này…”
Mẹ tôi: “Thật là ngon.”
Mẹ Gus: “Ồ cảm ơn anh chị. Tôi rất sẵn lòng chỉ cho anh chị công thức nấu ăn.”
Gus, vừa nuốt một miếng: “Nhưng mà con thấy mùi vị chính không giống Oranjee.”
Tôi: “Nhận xét tốt, Gus. Món này, dù ngon, nhưng ăn không giống Oranjee.”
Mẹ tôi: “Hazel.”
Gus: “Nó giống vị…”
Tôi: “Thức ăn.”
Gus: “Đúng, chính xác. Giống vị thức ăn, được chuẩn bị rất chu đáo. Nhưng vị không giống, làm thế nào để diễn đạt một cách tế nhị nhỉ…?”
Tôi: “Vị không giống như Tự thân Đức Chúa đem nấu thiên đường thành một sê-ri năm món rồi đem ra phục vụ chúng ta kèm theo những quả cầu rực rỡ được lên men, sủi bọt lấp lánh trong khi xung quanh chiếc bàn ăn tối đặt cạnh con kênh hờ hững rơi đầy những cánh hoa.”
Gus: “Nói hay lắm.”
Bố Gus: “Bọn trẻ của chúng ta thật kỳ quặc.”
Bố tôi: “Nói hay lắm.”
Một tuần sau bữa tối của chúng tôi, Gus phải vào Phòng Cấp cứu vì cơn đau ngực, vì họ giữ anh lại qua đêm nên sáng hôm sau tôi lái xe đến viện Memorial thăm anh trên tầng bốn. Tôi chưa từng quay lại viện Memorial kể từ lần đến thăm Isaac. Ở đây chẳng hề có những bức tường sơn màu rực rỡ hay khung tranh vẽ hình những chú chó lái ô tô như người ta có thể thấy nhiều phát ngán ở viện Nhi, nhưng sự tẻ nhạt cực kỳ ở đây lại khiến tôi cảm thấy luyến tiếc những thứ hạnh phúc nhảm nhí kiểu trẻ con ở viện Nhi. Viện Memorial quá đỗi chuyên môn. Nó là một công trình lưu giữ. Một nơi người ta chờ được thực hiện nghĩa vụ của mình.
Khi cửa thang máy mở ra ở tầng bốn, tôi gặp mẹ Gus đang đi đi lại lại trong phòng chờ nghe điện thoại. Bà vội cúp máy, ôm chầm lấy tôi và đỡ hộ chiếc giá.
“Cháu ổn mà,” tôi nói. “Gus sao rồi ạ?”
“Thằng bé vừa trải qua một đêm khó khăn, Hazel à,” bà nói. “Tim thằng bé đang phải làm việc quá sức. Nó cần giảm bớt hoạt động. Từ giờ trở đi nó sẽ phải ngồi xe lăn. Họ đang thử một loại vài thuốc mới giúp giảm bớt cơn đau. Hai chị nó vừa đến đây.”
“Dạ,” tôi nói. “Cháu có thể vào thăm anh ấy được không?”
Bà choàng tay qua vai tôi và siết chặt chúng. Cảm giác thật kỳ cục. “Bác và mọi người rất yêu cháu, cháu biết mà Hazel, nhưng lúc này bác nghĩ mình chỉ muốn mọi người trong gia đình thôi. Gus cũng đồng ý như thế. Được không cháu?”
“Được ạ,” tôi đáp.
“Bác sẽ bảo nó cháu đến thăm.”
“Vâng ạ,” tôi nói. “Cháu nghĩ cháu sẽ ngồi đây đọc báo một lúc.”
Bà đi dọc xuống hành lang, trở lại phòng anh nằm. Tôi hiểu, nhưng vẫn rất nhớ anh, liên tục nghĩ mình sẽ để lỡ mất cơ hội được gặp anh, được nói lời tạm biệt. Phòng chờ được trang trí bằng toàn thảm nâu và cả ghế cũng được bọc màu nâu. Tôi ngồi một mình trên chiếc ghế đôi một lúc, giá bình ôxy kẹp dưới hai chân. Tôi đang đi đôi Chuck Taylors và mặc chiếc áo Ceci n’est pas une pipe, đúng cái bộ hai tuần trước tôi đã mặc vào Buổi Chiều Muộn của Biểu Đồ Venn, và anh đã không thể thấy nó. Tôi bắt đầu vuốt qua những tấm ảnh trong điện thoại của mình, một cuốn sách phim quay ngược thời gian mấy tháng gần đây, bắt đầu với anh và Isaac ở bên ngoài ngôi nhà của Monica và kết thúc bằng bức ảnh đầu tiên tôi chụp anh trên đường tới chỗ Funky Bones. Cảm giác như là một khoảng thời gian vô tận, như là chúng tôi có những phút giây dẫu ngắn ngủi nhưng vẫn là vĩnh viễn vô tận. Có những khoảng vô tận này lớn hơn những khoảng vô tận khác.
***
Hai tuần sau đó, tôi đẩy Gus qua công viên nghệ thuật tới chỗ Funky Bones với một chai sâm panh còn nguyên vô cùng đắt tiền và bình ôxy của tôi đặt trong lòng anh. Chai sâm panh được tặng bởi một trong những bác sĩ của Gus – Gus là kiểu người dễ dụ các bác sĩ đem cho lũ trẻ chai rượu tốt nhất của họ. Chúng tôi ngồi, Gus trên xe của anh còn tôi trên đám cỏ ẩm ướt, gần với Funky Bones đủ để có thể nhìn trọn vẹn nó. Tôi chỉ vào những đứa trẻ đang tranh nhau nhảy từ lồng ngực lên xương vai, Gus đáp khẽ chỉ vừa đủ cho tôi nghe được trong tiếng la hét ầm ĩ, “Lần trước anh đã tưởng tượng mình là đứa trẻ. Lần này đến lượt bộ xương.”
Chúng tôi uống bằng những chiếc cốc giấy in hình Gấu Winnie-the-Pooh.