Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tư Duy Nhanh Và Chậm

Phần 2 – Chương 13: Tính sẵn có, cảm xúc và rủi ro

Tác giả: Daniel Kehlmann
Chọn tập

Các nhà nghiên cứu về rủi ro đã nhanh chóng nhận ra rằng ý niệm về sự sẵn có liên hệ tới những mối quan tâm của họ. Ngay cả trước khi nghiên cứu của chúng tôi được công bố, nhà Kinh tế học Howard Kunreuther khi sự nghiệp mới bắt đầu, đã có những đóng góp cho hoạt động nghiên cứu về rủi ro và biện pháp bảo hiểm. Ông lưu ý rằng các “hiệu ứng mang tính sẵn có” giúp lý giải loại hình mua bảo hiểm và hành động bảo vệ sau các thiên tai. Các nạn nhân và người có mối quan hệ thân thiết với nạn nhân rất được quan tâm sau một thiên tai. Sau mỗi trận động đất lớn, những cư dân California trong chốc lát bỗng sốt sắng với việc mua bảo hiểm và việc nhận các thước đo của sự bảo vệ và giảm nhẹ. Họ siết chặt nồi hơi của mình để giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra, bịt kín các cửa tầng hầm của mình nhằm chống lại lũ lụt và duy trì những nguồn cung cấp khẩn theo trật tự ổn định. Tuy nhiên, những ký ức về thảm họa này sẽ mờ dần theo thời gian.

Kunreuther cũng đã thấy được rằng những hoạt động bảo vệ, dù là từ phía cá nhân hay chính phủ, thường được thiết kế để phù hợp với thảm họa tồi tệ nhất đã xảy ra trong thực tế. Ngay từ thời Pharaon Ai Cập, các tổ chức xã hội đã từng dõi theo mực nước lên cao của các con sông gây lụt theo chu kỳ và đã luôn luôn chuẩn bị sao cho phù hợp, biểu hiện qua việc giả định rằng các con lũ sẽ không dâng cao hơn so với mực nước hiện tại. Những hình ảnh về một thảm họa tồi tệ không hề dễ dàng hiện ra trong đầu.

TÍNH SẴN CÓ VÀ TÁC ĐỘNG

Các nghiên cứu thuyết phục nhất về “tính sẵn có” đã được tiến hành bởi những người bạn của chúng tôi tại Eugene, nơi Paul Slovic và cộng tác viên kỳ cựu của ông là Sarah Lichtenstein đã được mời tới tham dự. Họ đã tiến hành một nghiên cứu đột phá trên những nhận thức công khai về các rủi ro, bao gồm một cuộc điều tra đã trở thành ví dụ điển hình cho một định kiến. Họ đã yêu cầu những người tham gia trong cuộc điều tra này xem xét các cặp nguyên nhân dẫn tới cái chết: Bệnh tiểu đường và hen suyễn, hoặc đột quỵ và tai nạn. Đối với từng cặp, các chủ thể đã chỉ ra nguyên nhân thường xuyên hơn và ước lượng tỷ lệ của hai nguyên nhân thường xuyên nhất. Các đánh giá đã được so sánh với số liệu thống kê về sức khỏe tại thời điểm đó. Dưới đây là một mẫu trong những phát hiện của họ:

Lời khuyên ở đây hết sức rõ ràng: Các ước tính về những nguyên nhân dẫn đến cái chết bị bóp méo bởi tin tức của giới truyền thông. Tin tức truyền đi tự nó đã bị sai lệch theo hướng mới lạ và thương tâm. Các phương tiện truyền thông không chỉ định hướng công chúng mà nó còn bị định hình bởi chính công chúng. Các biên tập viên không thể phớt lờ nhu cầu của công chúng nếu đó là các chủ đề đang nóng và những quan điểm nhận được mức độ bao phủ rộng khắp. Các biến cố khác thường (ví dụ như ngộ độc thịt) thu hút sự chú ý thiếu cân xứng và bởi vậy được nhận biết như là kém đặc sắc hơn so với thực chất của chúng. Thế giới trong đầu của chúng ta không phải là một bản sao chính xác của thế giới thực tại, những kỳ vọng của chúng ta về các biến cố lặp lại bị bóp méo bởi sự phổ quát và cường độ cảm xúc về thông điệp mà chúng ta bị đặt vào.

Uớc tính về nguyên nhân gây ra cái chết gần như là một sự diễn đạt trực tiếp về sự kích hoạt các ý niệm trong bộ nhớ liên hợp và là một ví dụ tuyệt vời về phép thế. Nhưng Slovic và các đồng sự của mình đã được dẫn dắt tới một hiểu biết sâu hơn: Họ thấy rằng sự nới lỏng mà theo đó các ý niệm về vô vàn những rủi ro xuất hiện trong đầu và những phản ứng tâm lý trước những rủi ro này được liên kết với nhau chặt chẽ. Những ý nghĩ và hình ảnh khủng khiếp diễn ra với chúng ta với sự nới lỏng điển hình, và những suy nghĩ về sự mạo hiểm là nỗi kinh hãi trầm trọng đầy sinh động và rõ nét.

Như đã được đề cập tới trước đó, rốt cuộc Slovic đã phát triển khái niệm về một kiểu suy nghiệm gây tác động, tại đó người ta đưa ra các nhận xét và quyết định bằng việc phân tích cảm xúc của họ: Mình có thích nó không? Mình có ghét nó không? Mình cảm thấy nó mạnh mẽ nhường nào? Trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, Slovic nói, con người định hình các quan điểm và đưa ra lựa chọn mà diễn đạt trực tiếp những cảm nhận của họ và xu hướng tiếp cận hay né tránh cơ bản của họ, mà thường không nhận thức được rằng họ đang làm vậy. Kiểu suy nghiệm gây ảnh hưởng này là một thí dụ về phép thế, tại đó câu trả lời cho một câu hỏi dễ (Mình cảm thấy thế nào?) đóng vai trò như một câu trả lời cho câu hỏi khó hơn rất nhiều (Mình nghĩ gì về nó?). Slovic và đồng sự của ông đã liên kết những quan điểm của họ với nghiên cứu của nhà khoa học thần kinh Antonio Damasio, người đã đề ra rằng những đánh giá mang tính cảm xúc của con người về các kết quả và các tình trạng cơ thể và các xu hướng tiếp cận và né tránh đã liên kết lại, tất cả đều giữ vai trò trung tâm trong việc dẫn dắt hoạt động ra quyết định. Damasio và các đồng sự của mình đã nhận thấy rằng những người mà không biểu lộ những cảm xúc thích hợp trước khi họ quyết định, đôi lúc là do sự thương tổn của não bộ, cũng có một năng lực bị suy giảm để đưa ra các quyết định đúng đắn. Một sự mất năng lực bị dẫn dắt bởi một “nỗi sợ lành mạnh” về những hệ quả xấu là một sai lầm tai hại.

Để tìm kiếm một minh chứng thuyết phục về các tác dụng của kiểu suy nghiệm gây tác động, nhóm nghiên cứu của Slovic đã khảo sát ý kiến về các loại công nghệ, bao gồm khử trùng nước bằng flour, các nhà máy hóa chất, bảo quản thực phẩm và xe cộ. Những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu liệt kê cả những ích lợi lẫn những rủi ro của từng công nghệ. Họ nhận thấy một sự tương quan tiêu cực cao tới bất ngờ giữa hai ước tính mà những người tham gia của họ đã đưa ra: Mức lợi ích và mức độ rủi ro của từng công nghệ. Khi người ta có vẻ có thiện cảm đối với một công nghệ, họ xếp hạng nó như thể cung cấp những lợi ích lớn và ít rủi ro, khi người ta đã không thích một công nghệ nào đó, họ có thể chỉ nghĩ tới những bất lợi của nó và chỉ một vài điều có lợi hiện ra trong đầu. Bởi vì các công nghệ này sắp xếp theo thứ tự từ tốt tới xấu, nên chẳng có sự cân bằng gây khó khăn nào cần phải giải quyết. Những ước tính rủi ro và lợi ích đã tương ứng thậm chí còn gần sát hơn khi người ta xếp hạng các rủi ro và lợi ích dưới áp lực về thời gian. Đáng chú ý là, các thành viên của Hiệp hội Độc chất Vương quốc Anh (the British Toxicology Society) đã trả lời tương tự: Họ thấy có ít lợi ích trong các thực thể hoặc các công nghệ mà họ nghĩ là rủi ro và ngược lại. Tác động nhất quán là một yếu tố trọng tâm mà tôi đã từng gọi là sự liên kết chắc chắn.

Phần hay nhất của thử nghiệm đến ở phần kế tiếp. Sau khi hoàn thành bản khảo sát ban đầu, những người tham gia này đọc các đoạn tóm lược với những lập luận thiên về các công nghệ đa dạng. Một số được trao cho những lập luận tập trung vào nhiều lợi ích của một loại công nghệ; số khác, các lập luận nhấn mạnh vào những rủi ro có nguy cơ thấp. Phát hiện đáng chú ý: Những người đã nhận được một thông điệp tán dương những lợi ích của một công nghệ cũng thay đổi niềm tin của họ về những rủi ro của nó. Mặc dù họ không hề có được dấu hiệu liên quan nào, giờ đây thứ công nghệ mà họ thích hơn trước rất nhiều cũng đã được nhận biết như thể ít rủi ro. Tương tự vậy, những người tham gia mà chỉ được cho biết những rủi ro của một công nghệ đã được manh nha gây dựng một quan điểm có thiện chí hơn về những lợi ích của nó. Hàm ý này hoàn toàn rõ ràng: Khi nhà tâm lý học Jonathan Haidt phát biểu theo một ngữ cảnh khác, “cảm xúc qua mặt lý trí.”4 Hiệu ứng gây tác động làm đơn giản cuộc sống của chúng ta bằng việc tạo ra một thế giới có trật tự hơn so với đời thực. Các công nghệ hữu ích có chút giá trị trong thế giới tưởng tượng mà chúng ta cư ngụ, công nghệ tệ hại không có chút ích lợi gì, và tất thảy các quyết định đều dễ dàng cả. Dĩ nhiên, trong đời thực chúng ta thường đối mặt với những cân bằng khó nhọc giữa các lợi ích và cái giá phải trả.

CÔNG CHÚNG VÀ GIỚI CHUYÊN GIA

Paul Slovic hẳn phải biết về những khác thường trong sự phán đoán của con người về rủi ro nhiều hơn so với bất cứ cá nhân nào khác. Công trình của ông đưa ra một bức tranh về Mr và Ms. Công dân mà không hề quá lời: Được dẫn dụ bởi cảm xúc thay vì lý trí, dễ dàng bị chi phối bởi những tiểu tiết và nhạy cảm ở mức không cần thiết trước những khác biệt giữa các xác suất thấp và xác suất thấp không đáng kể. Slovic cũng đã từng nghiên cứu về giới chuyên gia, những người này rõ ràng giỏi xoay xở với những con số và số lượng hơn. Các chuyên gia chỉ ra rất nhiều sai lệch y hệt vẫn còn tồn tại trong chúng ta dưới dạng thức đã bị làm cho suy yếu, nhưng thường là những xét định và ưu tiên của họ về những rủi ro khác với số người còn lại.

Những khác biệt giữa giới chuyên môn và công chúng được lý giải phần nào bởi những sai lệch trong các phán đoán thông thường, nhưng Slovic thu hút được sự chú ý vào các tình huống mà ở đó những khác biệt này phản ánh một mối xung đột đích thực về các giá trị. Ông chỉ ra rằng các chuyên gia thường đo lường những rủi ro bằng các sinh mệnh (hoặc tuổi thọ) đã mất đi, trong khi công chúng lại đưa ra những khác biệt khả quan hơn, ví dụ như giữa “chết già” và “chết trẻ”, hoặc giữa những ca tử vong bất ngờ ngẫu nhiên với những cái chết xảy ra trong các hoạt động có chủ ý, ví như là hoạt động trượt tuyết. Những khác biệt hợp lý này thường bị bỏ qua trong các số liệu thống kê mà chỉ đơn thuần là đếm các trường hợp xảy ra. Slovic biện luận từ những quan sát như thế rằng công chúng có một ý niệm về những rủi ro phong phú hơn giới chuyên môn. Do vậy, ông phản đối một cách mạnh mẽ quan điểm rằng giới chuyên môn nên điều khiển và rằng các ý kiến của họ nên được chấp nhận mà không cần tới câu hỏi khi nào chúng xung đột với những ý kiến và mong muốn của những công dân khác. Khi giới chuyên môn và công chúng bất đồng về những ưu thế của họ, ông nói, “Mỗi bên cần phải tôn trọng những nhận thức và khả năng hiểu biết của đối phương.”

Với tham vọng của mình nhằm giành quyền kiểm soát duy nhất đối với chính sách mạo hiểm từ giới chuyên môn, Slovic đã thách thức nền tảng chuyên môn của chính họ: Ý niệm cho rằng rủi ro chính là khách quan.

“Rủi ro” không hề tồn tại “ở ngoài kia”, không lệ thuộc vào trí óc và văn hóa, nó đang đợi để được đo đếm. Loài người đã phát minh ra ý niệm “rủi ro” nhằm giúp họ hiểu và kiểm soát được những mối nguy hiểm và bất ổn của cuộc sống. Mặc dù những nguy hiểm này là có thật, nhưng chẳng hề có thứ gì như kiểu “rủi ro thực” hay “rủi ro khách quan”.

Để làm sáng tỏ tuyên bố của mình, Slovic liệt kê chín cách xác định rủi ro tử vong có liên quan tới việc phát thải nguyên liệu mang độc tố vào không khí, việc xếp hạng từ “số người chết trên một ngàn người” đến “số người chết trên một tỷ đô-la sản phẩm được sản xuất.” Quan điểm của ông đó là sự đánh giá về rủi ro phụ thuộc vào sự chọn lựa một thước đo với khả năng hiển nhiên là chọn lựa đó có thể được dẫn dụ bởi một ưu ái nào đó đối với kết quả này hay kết quả khác. Ông tiếp tục đi tới kết luận rằng “việc xác định rủi ro theo cách đó là một sự vận dụng có hiệu quả.” Bạn không thể ngờ được rằng một ai đó có thể giải quyết được vấn đề mang tính chính sách gai góc như vậy từ những nghiên cứu thực nghiệm của các nhà tâm lý học về sự xét định! Tuy nhiên, chính sách xét tới cùng cũng là ở con người, thứ mà họ muốn và đâu là điều tốt nhất cho họ. Mọi câu hỏi về chính sách liên quan tới những giả định về con người bản nguyên, đặc biệt là về những lựa chọn mà con người có thể đưa ra và những hệ quả từ các lựa chọn dành cho chính họ và xã hội.

Một học giả tôi rất ngưỡng mộ là Cass Sunstein cùng với bạn của mình đã cùng nhau trao đối với giới chuyên môn và công chúng, bảo vệ vai trò của giới chuyên môn như là một thành trì chống lại những dư thừa “dân túy”. Sunstein là một trong những học giả về luật hàng đầu tại Mỹ và cùng với các nhà tiên phong khác trong lĩnh vực của mình, họ đều mang thuộc tính dạn dĩ tri thức. Ông biết là mình có thể làm chủ bất cứ khối kiến thức nào một cách nhanh chóng và triệt để. Ông đã làm chủ rất nhiều, bao gồm cả suy nghiệm tâm lý và lựa chọn các vấn đề về điều tiết và chính sách rủi ro. Quan điểm của ông là cơ chế hiện hữu của sự điều tiết tại Mỹ lộ ra một sự sắp đặt các quyền ưu tiên nghèo nàn, nó mang lại sự phản ứng trước những áp lực của cộng đồng hơn là những phân tích khách quan cẩn thận. Ông xuất phát từ thứ quan điểm cho rằng sự điều tiết rủi ro và sự can thiệp của chính phủ nhằm giảm thiểu các rủi ro nên được dẫn dắt bởi hoạt động đặt trọng số thỏa đáng cho các khoản chi và lợi ích mang lại, và rằng các đơn vị tự nhiên dành cho phép phân tích này là số các sinh mạng được cứu (hoặc có thể là số tuổi thọ được níu giữ, thứ mang về nhiều trọng lượng để cứu vãn tuổi xuân hơn) và phí tổn tính bằng tiền đối với nền kinh tế. Sự điều tiết non kém chính là những sinh mạng và tiền tài lãng phí, cả hai thứ này đều có thể được đo lường một cách khách quan. Sunstein đã không bị thuyết phục bởi luận cứ của Slovic rằng hiểm họa và phép đo của nó là chủ quan. Rất nhiều khía cạnh của hành động đánh giá rủi ro đang gây ra tranh cãi, nhưng ông có niềm tin vào tính khách quan có thể đạt tới nhờ khoa học, giới chuyên gia và sự cân nhắc thận trọng.

Sunstein đi đến quả quyết rằng những phản ứng bị làm cho sai lệch trước các rủi ro là một nguồn quan trọng cho những ưu tiên thất thường và không đúng chỗ trong chính sách công. Các nhà lập pháp có thể dễ phản ứng thái quá trước những mối bận tâm không hợp lý của dân chúng, cả bởi sự nhạy cảm chính trị lẫn bởi họ đều thiên về những sai lệch liên quan tới nhận thức giống như những công dân khác.

Sunstein và một cộng tác viên, nhà luật học Timur Kuran, đã sáng tạo ra một tên gọi dành cho cơ chế này qua đó các sai lệch khỏa đầy chính sách: Tầng (thác) giá trị sẵn có. Họ nhận xét rằng trong bối cảnh xã hội, “tất cả các phương pháp suy nghiệm đều đồng đều, nhưng tính sẵn có đồng đều hơn những thứ khác.” Họ có sẵn trong đầu một khái niệm được mở rộng về phương pháp suy nghiệm, tại đó tính sẵn có cung cấp một kiểu suy nghiệm cho những xét định thay vì một tần suất. Đặc biệt là tầm quan trọng của một ý niệm lại thường được xét định bởi sự mạch lạc (và hiệu lệnh mang tính cảm xúc) cùng với điều này ý niệm kia sẽ hiện ra trong đầu.

Một tầng (thác) giá trị sẵn có là một chuỗi các biến cố tự duy trì, nó có thể bắt đầu từ những tin tức truyền thông về một biến cố tương đối nhỏ và hướng tới sự hoang mang của đám đông và hành động quy mô lớn của chính phủ. Vào một số dịp, một câu chuyện truyền thông về một hiểm họa hút được sự chú ý của một phân khúc công chúng, nó có thể gây khuấy động và lo lắng. Phản ứng cảm xúc này tự nó trở thành một câu chuyện, hành động gợi nhắc từ tin tức cộng thêm trên các phương tiện truyền thông, nó lần lượt sản sinh ra sự chú tâm và sức hút lớn hơn. Chu trình này đôi lúc được đẩy nhanh một cách có chủ đích bởi “kẻ đục nước béo cò”, các cá nhân hoặc tổ chức vận hành nhằm bảo đảm cho một chuỗi các tin tức gây lo lắng. Sự nguy hiểm ngày một bị phóng đại khi giới truyền thông đua nhau gây chú ý của dư luận bằng cách giật tít. Các nhà khoa học và những người cố gắng làm giảm sự tăng tiến của nỗi sợ hãi và sự khiếp đảm giành được ít sự chú ý, phần lớn là chống đối: Bất kể người nào phản đối rằng sự nguy hiểm đã bị cường điệu hóa đều bị liên tưởng tới một sự “giấu giếm đáng ghê tởm”. Vấn đề này trở nên quan trọng về mặt chính trị bởi nó ám ảnh đầu óc tất cả mọi người và sự phản ứng lại hệ thống chính trị được dẫn dụ bởi cường độ tình cảm công chúng. Tầng (thác) giá trị sẵn có này giờ đây đã được điều chỉnh lại các mức độ ưu tiên. Các rủi ro khác và các cách thức khác mà các nguồn tài nguyên đã có thể ứng dụng vì lợi ích chung, tất cả đều đã lẩn khuất vào bối cảnh chung.

Kuran và Sunstein tập trung vào hai ví dụ vẫn còn gây tranh cãi: Sự vụ Kênh đào Love và cái được gọi là nỗi sợ Alar. Tại Kênh đào Love, rác thải độc hại được chôn cất đã bị phát lộ trong suốt mùa mưa năm 1979, gây ra sự nhiễm độc nguồn nước và mùi hôi thối trên mức giới hạn cho phép. Các cư dân của cộng đồng này đã nổi giận và khiếp đảm, một trong số họ, Lois Gibbs, đã hành động với một nỗ lực đặc biệt nhằm duy trì mối quan tâm tới vấn đề này. Tầng (thác) giá trị sẵn có không được mở ra theo đúng cách diễn giải chuẩn. Tại đỉnh thác là những câu chuyện hàng ngày về Kênh đào Love, các nhà khoa học đang nỗ lực nhằm giải quyết những nguy hiểm đã bị thổi phồng lên đã bị lờ đi hoặc đã bị át đi. Hãng Tin ABC đã phát sóng một chương trình với tựa The Killing Ground (Mặt đất giãy chết), và những chiếc quan tài trống không có kích thước bằng đứa trẻ đã được diễu hành trước mặt cơ quan lập pháp. Đại đa số các cư dân được tái định cư nhờ vào ngân sách chính phủ và quản lý rác thải độc hại đã trở thành vấn đề môi trường chính của những năm 1980. Thứ luật pháp mà đã bắt buộc phải dọn dẹp những khu vực nhiễm độc, được gọi với cái tên CERCLA, đã thiết lập một Superfund (siêu quỹ) và được cho là một thành tựu đáng kể của luật môi trường. Điều luật này cũng đã thật tốn kém, và một số người từng tuyên bố rằng cùng với khoản tiền như vậy đã có thể cứu giúp nhiều mạng sống hơn nếu tiền ấy được chuyển trực tiếp tới những người nghèo khác.

Các ý kiến về điều thực sự đã xảy ra ở Kênh đào Love vẫn còn đang mâu thuẫn sâu sắc và những tuyên bố về sự tổn hại thực cho sức khỏe có vẻ như vẫn chưa được chứng minh. Kuran và Sunstein đã viết tường tận về câu chuyện Kênh đào Love gần như là một biến cố giả mạo, trong khi ở phía bên kia chiến tuyến, các nhà hoạt động vì môi trường vẫn luôn nói về “thảm họa Kênh đào Love”.

Các ý kiến mâu thuẫn trong ví dụ thứ hai mà Kuran và Sunstein dùng để minh họa cho ý niệm của họ về một tầng (thác) giá trị sẵn có là sự cố Alar, sự cố được các nhà phê bình lưu tâm đến như là “nỗi sợ Alar” của năm 1989. Alar là một loại hóa chất được phun lên những cây táo để điều tiết sức tăng trưởng của chúng và gia tăng vẻ đẹp bên ngoài cho chúng. Nỗi hoảng sợ bắt đầu từ những câu chuyện trên báo chí rằng loại hóa chất này, khi được tiêu thụ với khối lượng lớn, đã gây nên các khối u ung thư ở loài gặm nhấm và chuột. Những câu chuyện này làm dân chúng kinh hãi là điều có thể hiểu được và những nỗi sợ ấy đã cổ súy nhiều hơn cho các mẩu tin tức của giới truyền thông, cơ chế gốc của một tầng (thác) giá trị sẵn có. Chủ đề này đã thống trị các bản tin và đã sản sinh ra những biến cố truyền thông đầy kịch tính ví như lời khai của cô Meryl Streep trước Quốc hội. Ngành công nghiệp trồng táo đã phải gánh chịu những tổn thất lớn khi táo và các sản phẩm từ táo trở thành nguyên nhân của nỗi sợ. Kuran và Sunstein trích dẫn lời một công dân: “Liệu có an toàn hơn không khi đổ nước táo ép xuống cống hoặc chở chúng tới một bãi chứa chất thải độc hại.” Nhà sản xuất đã cho thu hồi sản phẩm này và FDA đã ban lệnh cấm. Nghiên cứu sau đó đã xác thực rằng chất này có thể đặt ra một rủi ro rất nhỏ như là một chất có thể gây ung thư, nhưng sự cố Alar đã chắc chắn là một phản ứng quá mức trước một vấn đề thứ yếu. Kết quả cuối cùng, từ sự cố này, những quả táo chất lượng được tiêu thụ ít hơn hẳn.

Câu chuyện Alar minh họa cho một hạn chế cơ bản trong năng lực trí não của chúng ta để đương đầu với những rủi ro nhỏ: Chúng ta hoặc lờ đi tất cả hoặc đặt cho chúng quá nhiều trọng số mà chẳng có gì ở giữa cả. Hầu hết các bậc cha mẹ vốn đã phải thức giấc để chờ đứa con gái tuổi vị thành niên của mình trở về nhà muộn từ bữa tiệc sẽ nhận ra cảm giác này. Bạn có thể biết rằng thực sự chẳng (gần như) có gì để phải lo lắng cả, nhưng bạn không thể ngăn chặn những hình ảnh của một thảm họa xuất hiện trong đầu mình. Như Slovic đã từng tranh luận, số lượng sự quan tâm không chính xác một cách tương đồng với khả năng xảy ra tổn hại. Bạn đang mường tượng ra một tử số – câu chuyện bi thảm bạn đã trông thấy trên mặt báo – và không hề suy nghĩ về mẫu số. Sunstein đã từng đặt ra một thành ngữ mới “sao lãng xác suất” để mô tả mẫu hình này. Sự pha trộn giữa sao lãng xác suất với các cơ cấu xã hội về tầng (thác) giá trị sẵn có chắc hẳn dẫn tới sự thổi phồng hiển nhiên về những mối đe dọa thứ yếu, đôi lúc cùng với cả những hệ quả nghiêm trọng.

Trong thế giới của ngày hôm nay, chủ nghĩa khủng bố là những kẻ vận dụng nhiều nhất nghệ thuật tạo ra tầng (thác) giá trị sẵn có. Với một vài biệt lệ kinh hoàng như 11 tháng 9, số con thương vong từ các vụ tấn công kinh hoàng có liên hệ rất nhỏ với những nguyên nhân gây ra cái chết khác. Ngay cả ở các quốc gia đã từng trở thành mục tiêu của các chiến dịch khủng bố tập trung, như Israel, con số thương vong gần như không bao giờ gần với số các vụ chết do tai nạn giao thông. Sự khác biệt nằm ở giá trị sẵn có của hai rủi ro, sự dễ dàng và tần suất mà chúng hiển hiện trong đầu. Những hình ảnh khủng khiếp, được lặp lại không ngớt trên phương tiện truyền thông, đẩy mọi người đến bước đường cùng. Từ trải nghiệm của tôi, tôi thấy thật khó để thuyết phục bản thân một ai đó ở vào trạng thái hoàn toàn điềm tĩnh. Chủ nghĩa khủng bố trực tiếp khẳng định Hệ thống 1.

Tôi có thể cúi xuống ở đâu trong trận chiến giữa những người bạn của tôi? Tầng (thác) giá trị sẵn có là có thực và chúng rõ ràng đã bóp méo các quyền ưu tiên trong sự cấp phát các nguồn dư luận. Cass Sunstein đã có thể săn lùng các cơ chế ngăn cách các nhà lập định khỏi những áp lực công luận, để cho sự cấp phát các nguồn tài nguyên được xác định bởi các chuyên gia công bằng – người có cái nhìn tổng thể về tất cả các rủi ro và về các nguồn tài nguyên có giá trị nhằm giảm thiểu chúng. Paul Slovic ít tín nhiệm giới chuyên môn và tin ở công luận nhiều hơn một chút so với Sunstein, và ông chỉ ra rằng việc tách giới chuyên môn khỏi những cảm xúc của công luận sản sinh những chính sách mà công chúng sẽ bác bỏ – một tình thế không thể xảy ra trong nền dân chủ. Rõ ràng là cả hai đều xác đáng và tôi tán đồng với cả hai.

Tôi cùng chia sẻ mối lo lắng của Sunstein về ảnh hưởng của những nỗi sợ phi lý và của tầng (thác) giá trị sẵn có lên chính sách công trên khía cạnh rủi ro. Tuy nhiên, tôi cũng cùng chia sẻ niềm tin của Slovic rằng những nỗi sợ lan rộng, dù là chúng không chính đáng đi nữa, cũng không nên bị các nhà lập pháp tảng lờ. Duy lý hay không duy lý, nỗi sợ gây ra bối rối và suy yếu và các nhà lập pháp cần phải nỗ lực bảo vệ công chúng khỏi sự sợ hãi chứ không chỉ khỏi những hiểm nguy có thực.

Slovic nhấn mạnh một cách chuẩn xác sự phản kháng của dư luận trước ý nghĩ về các quyết định được đưa ra bởi các chuyên gia không được ủng hộ và vô trách nhiệm. Hơn thế nữa, tầng (thác) giá trị sẵn có có thể có lợi ích lâu dài qua việc kêu gọi sự chú ý về những nhóm rủi ro và sự gia tăng độ lớn nói chung của nguồn ngân sách giảm thiểu rủi ro. Sự cố Kênh đào Love có thể đã từng gây ra sự dư thừa tài nguyên được phân bổ nhằm quản lý chất thải độc hại, nhưng nó cũng có được một hiệu quả phổ quát hơn trong việc nâng cao mức độ ưu tiên dành cho các mối quan tâm về môi trường. Nền dân chủ không thể tránh khỏi sự hỗn tạp, một phần là bởi những phương pháp suy nghiệm dựa trên giá trị sẵn có và tác động nó dẫn dụ niềm tin của công chúng và những quan điểm ấy chắc hẳn bị sai lệch, ngay cả khi họ thường được chỉ đúng đường. Tâm lý học nên cảnh báo về ý định của các chính sách rủi ro vốn được kết hợp từ sự am tường của các chuyên gia với các cảm xúc và khả năng trực giác của công chúng.

BÀN VỀ TẦNG (THÁC) GIÁ TRỊ SẴN CÓ

“Cô ấy đang đắm đuổi với một sự đổi mới rằng nó có những lợi ích to lớn mà không hề có phí tổn. Tôi đồ rằng đó là phương pháp suy nghiệm tác động.”

“Đây là một tầng (thác) giá trị sẵn có: một điều trái với dự đoán, nó bị thổi phồng bởi giới truyền thông và công luận cho tới khi nó tràn ngập trên màn hình TV của chúng ta và trở thành vấn đề bàn luận của tất thảy mọi người.”

Chọn tập
Bình luận