Những tranh cãi của chuyên gia gây ra điều tồi tệ nhất trong giới học thuật. Các tạp chí khoa học họa hoằn lắm mới cho đăng những trao đổi mà thường được bắt đầu với một bài phê bình của một ai đó lấy ra từ một nghiên cứu nào đó, được nối tiếp bởi một phản hồi và một lời phúc đáp. Tôi nghĩ rằng những trao đổi này chỉ làm lãng phí thời gian. Đặc biệt là khi bài phê bình ban đầu được diễn đạt bởi những lời lẽ sắc bén, phản hồi và lời phúc đáp thường là những lý thuyết suông mà chúng tôi gọi là những lời lẽ mỉa mai đối với những kẻ mới chập chững vào nghề và là sự châm biếm cao cấp. Những phản hồi thật hiếm khi thừa nhận bất cứ điều gì từ một bài phê bình gay gắt và gần như cũng không có lấy một lời phúc đáp nào thừa nhận bài phê bình ban đầu đã sai hoặc không chính xác trong bất kể trường hợp nào. Rất hiếm khi tôi trả lời một số bài phê bình mà tôi cho là hết sức sai lầm, bởi một thất bại được phản hồi lại có thể hiểu theo một cách nào đó là thừa nhận sai sót, nhưng tôi chưa bao giờ thấy được những trao đổi trái chiều với mục đích cung cấp kiến thức. Trong việc tìm kiếm một cách thức nhằm đối phó với những bất đồng, tôi đã thỏa hiệp với một sự “hợp tác trong mâu thuẫn”, theo đó những học giả không đồng tình trên phương diện khoa học chấp thuận cùng nhau đứng tên viết một bài báo dựa trên một số khác biệt của họ và thỉnh thoảng tiến hành nghiên cứu cùng nhau. Trong những tình huống đặc biệt nhạy cảm, nghiên cứu sẽ được điều phối bởi một trọng tài.
Hợp tác trong mâu thuẫn hữu ích và vừa ý nhất của tôi là với Gary Klein, một lãnh tụ trí thức của một hiệp hội các học giả và các nhà thực hành, đây là những người không ưa công việc mà tôi đang làm. Họ tự gọi mình là những nhà nghiên cứu Chủ nghĩa ra quyết định tự nhiên, hoặc NDM (Naturalistic Decision Making) và phần lớn bọn họ làm việc trong các tổ chức nghiên cứu đánh giá các chuyên gia làm việc như thế nào. Những người theo chủ nghĩa NDM bác bỏ một cách phũ phàng việc tập trung vào các khuynh hướng thiên về những tìm tòi và những khuynh hướng tiếp cận. Họ chỉ trích mô hình đó như thể đề cập tới những thất bại quá mức và được chỉ đạo bởi các trải nghiệm giả tạo hơn là bằng nghiên cứu về những con người thực đang tiến hành những việc có ý nghĩa. Họ hết sức hoài nghi về giá trị của việc sử dụng các thuật toán cứng nhắc nhằm thay thế sự phán đoán của con người và họ không công nhận Paul Meehl là một trong những vị anh hùng của họ. Gary Klein đã phát biểu hùng hồn lập trường này trong nhiều năm qua.
Thật khó để đặt nền tảng cho một tình hữu ái dựa trên những điều trên nhưng lại là quá nhiều cho một câu chuyện. Tôi chưa từng nghĩ rằng khả năng phán đoán của trực giác luôn sai. Tôi cũng từng là người hâm mộ Klein về nghiên cứu các khả năng thành thục của lính cứu hỏa trên một bản nháp mà ông đã thảo ra vào những năm 1970, và đã bị ấn tượng bởi cuốn sách “Sources of Power” ( Tạm dịch: Nguồn gốc sức mạnh.) Phần lớn cuốn sách đi phân tích việc các nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm phát triển các kỹ năng trực giác như thế nào. Tôi đã mời ông tham gia vào nghiên cứu nhằm nỗ lực vạch ra ranh giới phân tích những sai sót của những kỳ tích trực giác. Ông đã bị ý tưởng đó hấp dẫn và đồng ý cùng chúng tôi tiến hành dự án đó mà không dám chắc liệu nó có thành công hay không. Chúng tôi bắt đầu đặt ra các câu hỏi riêng biệt khi nào bạn có thể tin tưởng một chuyên gia giàu kinh nghiệm tự cho rằng mình có một khả năng trực giác? Hiển nhiên là Klein muốn được tin tưởng nhiều hơn và tôi sẽ bị nghi ngờ nhiều hơn. Nhưng liệu chúng tôi có thể đồng thuận về nguyên tắc đối với việc trả lời những câu hỏi chung chung?
Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc thảo luận trong gần tám năm qua, đã giải quyết nhiều bất đồng, có vẻ xung đột bùng nổ nhiều hơn một lần, chúng tôi đã thảo ra nhiều bản nháp, trở thành những người bạn và còn là đồng tác giả của một bài báo có tiêu đề nói lên câu chuyện này: “Một số trạng thái dành cho chuyên gia trực giác: Từ thất bại tới bất đồng.” Thực vậy, chúng tôi đã không đối đầu nhau trong những vấn đề thực tại mà chúng tôi không cùng quan điểm nhưng chúng tôi cũng đã không thực sự tán đồng.
NHỮNG ĐIỀU KHÁC THƯỜNG VÀ NHỮNG SAI PHẠM
Cuốn sách ăn khách của Malcolm Gladwell, Trong chớp mắt, đã được xuất bản trong khi tôi và Klein còn đang tham gia vào dự án và nó là sự đảm bảo cho việc tự thân chúng tôi tìm được sự đồng thuận về nó. Cuốn sách của Gladwell mở đầu bằng một câu chuyện đáng nhớ về các chuyên gia nghệ thuật đã phải đối mặt với một trở ngại được miêu tả như là một mẫu vật tuyệt vời của bức tượng Kouros, một tác phẩm điêu khắc tạc hình một chàng trai trẻ đang sải bước. Một vài chuyên gia có những phản ứng theo bản năng mãnh liệt: Họ chắc mẩm trong bụng rằng bức tượng là một thứ giả dạng nhưng lại không thể nói rõ về điều khiến họ cảm thấy băn khoăn. Bất kể ai đã từng đọc cuốn sách ấy đều nhớ rằng câu chuyện kể trên như một hình mẫu điển hình về trực giác. Các chuyên gia đã thống nhất rằng họ biết tác phẩm điêu khắc đó là giả mạo mà không cần tìm hiểu xem bằng cách nào mà họ biết được điều đó, đây quả là một sự lệ thuộc quá lớn vào trực giác. Câu chuyện được đưa ra nhằm ám chỉ rằng một nghiên cứu có hệ thống đối với những điều mơ hồ đã định hướng cho các chuyên gia sẽ gặp phải thất bại nhưng cả Klein và tôi đều loại trừ kết luận đó. Từ quan điểm của chúng tôi, một cuộc điều tra như vậy là cần thiết và nếu nó được tiến hành (Klein biết là được tiến hành như thế nào), thì chắc chắn nó sẽ thành công.
Mặc dù nhiều người đọc tới trường hợp bức tượng Kouros chuyên gia, tự bản thân Gladwell không bị rơi vào tình thế đó. Trong một chương sau đó ông mô tả một chuỗi thất bại về trực giác: Người Mỹ đã bầu cho Tổng thống Harding, người duy nhất có đủ khả năng cho vị trí đó vì rằng ông nhìn có vẻ như hoàn toàn phù hợp với vai trò đó. Ông có cằm vuông và cao, ông là hình ảnh lý tưởng cho một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán. Người dân đã có thể bầu cho một người nào đó trông có vẻ mạnh mẽ và quyết đoán mà không cần tới bất kỳ lý do nào khác để chứng minh rằng ông là người phù hợp. Một dự báo cảm tính về việc ngài Harding sẽ thể hiện ra sao với cương vị Tổng thống đã được dấy lên từ việc đặt ra một câu hỏi thay thế cho những thứ khác. Độc giả của cuốn sách này sẽ cho rằng một trực giác như vậy chắc hẳn đã được đưa ra.
TRỰC GIÁC GIỐNG NHƯ SỰ THỪA NHẬN
Những trải nghiệm ban đầu đã định hình các quan điểm của Klein về trực giác lại hoàn toàn khác biệt với tôi. Suy nghĩ của tôi được hình thành từ việc theo dõi ảo tưởng về sự chắc chắn trong chính bản thân mình và qua việc đọc những luận điểm của Paul Meehl về sự yếu kém của dự đoán lâm sàng. Trái lại, các quan điểm của Klein được hình thành từ những nghiên cứu từ rất sớm của ông về những sĩ quan chỉ huy hỏa chiến (đội trưởng đội cứu hỏa). Ông đã đi theo họ khi họ lao vào dập lửa và sau đó phỏng vấn người đội trưởng về cảm giác của ông khi đưa ra các quyết định. Như Klein đã miêu tả về điều đó trong bài luận chung của chúng tôi, đó là ông cùng với các cộng tác viên của mình khám phá ra các sĩ quan chỉ huy có thể đưa ra những quyết định đúng đắn như thế nào mà không cần tới việc so đo các sự lựa chọn. Giả thuyết ban đầu đó là các sĩ quan chỉ huy sẽ giới hạn các phân tích của mình chỉ trong hai sự lựa chọn nhưng giả thuyết đó đã được chứng minh là sai hoàn toàn. Thực tế, các sĩ quan chỉ huy thường chỉ đưa ra duy nhất một lựa chọn và đó là tất cả những gì họ cần để đưa ra. Lựa chọn của họ dựa trên danh sách các trường hợp mà họ đã làm theo trong suốt hơn một thập kỷ, trong cả những trải nghiệm thực tiễn lẫn mô phỏng nhằm nhận định một sự lựa chọn hợp lý, mà họ đã cân nhắc trước đó. Họ đã đánh giá sự chọn lựa này bằng việc dựng lên một trường hợp giả định trong đầu để xem liệu nó có hiệu quả trong thực tế hay không… Nếu diễn tiến hành động họ đang cân nhắc có vẻ thích đáng, họ sẽ thực thi chúng. Nếu chúng có những thiếu sót, họ sẽ điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với thực tế. Nếu họ không thể dễ dàng điều chỉnh, họ sẽ chuyển đến phương án hợp lý nhất kế đó và vận hành đúng chu trình ấy cho tới khi một diễn tiến hành động có thể chấp nhận được tìm ra.
Klein đã làm rõ mô tả này trong một học thuyết về việc ra quyết định, ông đã gọi đó là mô hình Quyết định nhận biết sơ khai (RPD – Recognition – primed decision) mô hình được áp dụng đối với lực lượng cứu hỏa nhưng trong cả một số lĩnh vực khác, trong đó bao gồm cả môn cờ vua. Quy trình này có liên quan tới cả Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Trong giai đoạn đầu, một dự định chưa dứt khoát chợt đến trong đầu bởi một chức năng tự động của bộ nhớ kết hợp – Hệ thống 1. Giai đoạn kế tiếp là một tiến trình có tính toán cụ thể mà ở đó dự định được giả định trong đầu nhằm kiểm tra xem liệu nó có vận hành tốt không – một quá trình vận động của Hệ thống 2. Mô hình ra quyết định theo trực giác như là một hình mẫu cho sự thừa nhận khai thác các ý tưởng đã được giới thiệu trước đó ít lâu bởi Herbert Simon, có lẽ đây là vị học giả duy nhất được thừa nhận và ca tụng như thể một vị anh hùng và là nhân vật sáng lập tất cả các tổ chức và nhóm đối lập trong nghiên cứu về việc ra quyết định. Tôi đã trích dẫn định nghĩa của Herbert
Simon về trực giác trong phần mở đầu, nhưng sẽ còn ý nghĩa hơn nhiều khi tôi nhắc lại điều đó ở đây: “Tình huống đã đưa ra một sự gợi ý; chính sự gợi ý này đã tạo điều kiện cho chuyên gia tiếp cận với nguồn thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ và thông tin mang lại câu trả lời. Trực giác không gì khác hơn là sự nhận biết.”
Lời tuyên bố dứt khoát này làm giảm sức lôi cuốn bề ngoài của trực giác đối với trải nghiệm hàng ngày trong bộ nhớ của chúng ta. Chúng ta kinh ngạc trước câu chuyện về người lính cứu hỏa đã có sự thôi thúc bất chợt để thoát khỏi một ngôi nhà đang bốc cháy ngay trước lúc nó đổ ập xuống, bởi vì người lính cứu hỏa thấy được sự nguy hiểm qua trực giác, “mà không cần biết tới việc nhờ đâu mà anh ta biết được điều đó.” Tuy nhiên, chúng ta cũng không rõ bằng cách nào mà ngay lập tức chúng ta biết được, người mà chúng ta trông thấy khi vừa bước vào căn phòng là bạn của chúng ta. Bài học rút ra từ nhận xét của Simon chính là: Điều kỳ lạ của việc biết mà không biết không phải là dấu hiệu đặc trưng của trực giác; nó là phạm trù của đời sống tinh thần.
THU THẬP KỸ NĂNG
Thông tin bổ trợ cho trực giác nhận được “đã lưu trữ trong bộ nhớ” như thế nào? Các dạng cụ thể của các kiểu trực giác nào đó đạt được rất nhanh chóng. Chúng ta đã được thừa hưởng từ tổ tiên của mình một khả năng lĩnh hội tuyệt vời khi chúng ta sợ hãi. Thực vậy, một trải nghiệm thường có khả năng tạo lập một mối ác cảm và sợ hãi lâu dài. Nhiều người trong số chúng ta có ấn tượng mơ hồ về một món ăn lờ mờ nào đó vẫn khiến chúng ta hơi gượng ép khi quay trở lại nhà hàng. Tất cả chúng ta đều trở nên căng thẳng khi tiếp cận tới một điểm mà ở đó một biến cố không mong đợi đã xảy ra, ngay cả khi chẳng có lý do gì để nghĩ rằng nó sẽ xảy ra lần nữa. Trên đường ra sân bay San Francisco nhiều năm về trước, có một tài xế phải vật lộn với đoạn đường gồ ghề, bám theo tôi từ đường cao tốc, rồi kéo cửa kính xe ô tô của anh ta xuống và ném những lời lẽ tục tĩu vào tôi. Tôi không tài nào biết được điều gì đã dẫn tới sự giận dữ của anh ta nhưng tôi vẫn còn nhớ tới giọng của anh ta mỗi khi tôi đi tới vị trí đó.
Trí nhớ của tôi về sự việc sân bay hoàn toàn có ý thức và lý giải một cách đầy đủ thứ cảm xúc đi kèm với nó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn có thể thấy khó chịu ở một nơi đặc biệt hoặc khi ai đó sử dụng một cách diễn đạt chung chung mà không hề có lấy một ký ức có ý thức về hành động châm ngòi cho một biến cố. Trong nhận thức muộn, bạn sẽ gán cho sự bứt rứt ấy một trực giác nếu nó được nối tiếp bởi một trải nghiệm không hay. Hình thái nghiên cứu mang tính cảm xúc này có mối liên hệ chặt chẽ với điều đã xảy ra trong những thí nghiệm biến đổi nổi tiếng của Pavlov, theo đó những con chó được học cách nhận diện tiếng chuông như là tín hiệu cho biết sắp được ăn. Những điều mà những chú chó của Pavlov đã học có thể được mô tả như là một hy vọng được mài giũa. Những nỗi sợ được mài giũa thậm chí còn dễ dàng đạt tới hơn nữa.
Sợ hãi cũng có thể được tôi luyện – thực tế là khá dễ dàng để tôi luyện sự sợ hãi bởi những ngôn từ hơn là qua trải nghiệm. Người lính cứu hỏa có “giác quan thứ sáu” về mối đe dọa chắc chắn đã có nhiều dịp để chia sẻ các dạng cháy mà anh ta không tham gia cứu hỏa, nhẩm tính trong đầu mình cách xử lý nào là thích hợp và anh ta nên phản ứng như thế nào. Như những gì tôi còn nhớ từ một trải nghiệm, một vị chỉ huy trung đội trẻ không hề có chút kinh nghiệm nào về chiến trận sẽ trở nên căng thẳng trong khi chỉ đạo quân sĩ băng qua một hẻm núi hẹp, bởi anh ta được huấn luyện để nhận diện những loại địa hình có thể tổ chức một trận phục kích. Từng cuộc tập dượt nhỏ đều cần thiết cho việc học tập.
Việc học hỏi từ cảm xúc có thể diễn ra nhanh chóng nhưng những điều chúng ta nghĩ đến như là “sự thành thạo” thường ngốn nhiều thời gian để hình thành. Thành quả đạt được của giới chuyên môn trong những nhiệm vụ tổng hợp giống như việc chơi một ván cờ ở đẳng cấp cao, một trận bóng rổ chuyên nghiệp, hay việc dập một đám cháy nghiêm trọng và chậm chạp bởi sự thành thạo trong một lĩnh vực không chỉ là một kỹ năng đơn lẻ mà hơn thế nó là một tổ hợp lớn của các kỹ năng nhỏ lẻ. Cờ vua là một ví dụ điển hình. Một kỳ thủ chuyên nghiệp có thể hiểu một thế cờ phức tạp chỉ trong chớp mắt, nhưng có thể sẽ phải cần tới hàng năm trời để phát triển lên đẳng cấp đó. Các nghiên cứu của những cao thủ lão luyện đã chỉ ra rằng phải mất ít nhất 10.000 giờ khổ luyện (cứ mỗi ngày chơi cờ 5 tiếng và lặp lại trong suốt trong 6 năm) mới đạt được thành tích cao nhất. Trong suốt những giờ tập trung cực độ ấy, một kỳ thủ luyện tập nghiêm túc trở nên quen thuộc với hàng ngàn cách bài trí, từng dạng một bao gồm cách sắp xếp những quân cờ có liên quan để có thể tấn công hoặc bọc lót cho nhau.
Việc tập luyện chơi cờ ở đẳng cấp cao có thể được so sánh với việc học đọc của chúng ta. Một học sinh lớp một miệt mài với việc nhận diện từng chữ cái đơn lẻ và ghép chúng lại tạo thành những âm tiết và từ ngữ, nhưng với một người đọc thông viết thạo trưởng thành có thể dễ dàng lĩnh hội được toàn bộ cụm từ đó. Một người đọc thông thạo cũng đã đạt tới khả năng ráp nối những thành tố đồng nhất trong một kết cấu câu mới và có thể nhanh chóng “nhận diện” và phát âm một cách chuẩn xác một từ mà trước đó cô ta chưa từng trông thấy. Trong môn cờ vua, các nước cờ có ảnh hưởng lẫn nhau lặp đi lặp lại giữ vai trò như những chữ cái và một thế cờ trong một ván cờ giống như một cụm từ dài hoặc một câu trong một đoạn văn.
Một người đọc điêu luyện chỉ mới thoạt nhìn sẽ có thể đọc đoạn thơ mở đầu trong bài “Jabberwocky” của Lewis Carroll với nhịp điệu và ngữ điệu hoàn hảo, như một niềm vui thú:
Twas brillig, and the slithy toves
Did gyre and gimble in the wabe:
All mimsy were the borogoves,
And the mome raths outgrabe.
Tạm dịch:
“Bốn giờ chiều, chú thằn lằn uyển chuyển xoay tròn
Đào một cái hang xoáy sâu vào lòng đất
Trên thảm có chú chim gầy xơ xác
Và lợn con kêu khóc lạc đường.”
Việc đạt tới mức thành thạo trong môn cờ vua còn khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn nhiều so với việc học đọc bởi có quá nhiều chữ cái trong “bảng chữ cái” của môn cờ vua và bởi những “từ” này chứa đựng quá nhiều chữ cái. Tuy vậy, sau hàng ngàn giờ thực hành, các kỳ thủ lão luyện có thể học một thế cờ chỉ trong một cái chớp mắt. Một vài nước cờ xuất hiện trong đầu họ luôn gần như là chắc chắn và đôi khi là sự sáng tạo. Họ có thể xử lý tốt một “từ” mà họ chưa từng chạm trán và có thể tìm ra một nước đi mới nhằm làm rõ một nước đi quen thuộc.
MÔI TRƯỜNG KỸ NĂNG
Tôi và Klein nhanh chóng phát hiện ra rằng chúng tôi đã thống nhất cả về mặt kỹ năng trực giác bản năng và về việc chúng được rèn luyện như thế nào. Chúng tôi vẫn cần phải thống nhất về câu hỏi cốt yếu của mình: Khi nào bạn có thể tin được một chuyên gia tự tin khẳng định rằng ông ta có một năng lực trực giác?
Cuối cùng chúng tôi đã kết luận rằng mối bất đồng của chúng tôi một phần là bởi thực tế có quá nhiều chuyên gia khác nhau xuất hiện trong tâm trí của chúng tôi. Klein đã tiêu tốn khá nhiều thời gian với những người chỉ huy đội cứu hỏa, y tá lâm sàng và các chuyên gia của các lĩnh vực khác, những người tinh thông thực sự trong lĩnh vực của họ. Tôi đã tốn thời nhiều gian cho việc tư duy về các bác sĩ lâm sàng, nhà đầu cơ chứng khoán, và các nhà khoa học chính trị đang cố gắng để tạo ra những dự báo dài hạn không thể lý giải được. Không có gì là ngạc nhiên, thái độ mặc nhiên của ông thật đúng đắn và nghiêm túc; còn của tôi lại quá hoài nghi. Ông đã mong đợi rất nhiều việc tin tưởng vào các chuyên gia, những người đạt tới một khả năng trực giác, như cách ông nói với tôi, những chuyên gia đích thực biết được những giới hạn kiến thức của họ. Tôi đã biện luận rằng nhiều chuyên gia giả hiệu là những người chẳng hề có chút ý niệm nào về việc họ đang làm gì (ảo tưởng về tính chắc chắn) và rằng như một sự nhận định chung niềm tự tin chủ quan thường quá lớn và thường không có đầy đủ thông tin.
Trước đó tôi đã phác họa sự tín nhiệm của người dân vào một niềm tin đối với hai ấn tượng có liên quan: Tự do nhận thức và tính chắc chắn. Chúng ta tự tin khi câu chuyện chúng ta kể đi vào tâm trí chính mình một cách dễ dàng, không hề có sự mâu thuẫn và không có tình huống đối chiếu. Nhưng sự tự do và tính chặt chẽ không đảm bảo rằng một niềm tin là chính xác. Cơ cấu liên hợp được thiết lập để phủ định sự hồ nghi và để gợi lên những ý tưởng và thông tin có thể ăn nhập với câu chuyện đang xuất hiện ở hiện tại. Một ý nghĩ đi theo hướng WYSIATI sẽ dễ dàng có sự tự tin cao bởi việc phớt lờ những điều không biết đến. Bởi vậy mà không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người trong số chúng ta có thiên hướng tin tưởng vào những trực giác vô căn cứ. Sau cùng, tôi và Klein đã đi tới thống nhất trên một nguyên tắc quan trọng: Niềm tin mà con người có được trong những trực giác của họ không phải là dẫn chứng tin cậy cho tính chắc chắn của họ. Nói một cách khác, không nên tin bất cứ người nào kể cả chính bản thân bạn – nói với bạn rằng bạn nên tin tưởng vào đoán định của họ nhiều như thế nào.
Nếu sự tự tin chủ quan không đáng tin, chúng ta có thể ước định giá trị có thể của một đoán định trực giác như thế nào? Khi nào thì những phán đoán phản ánh khả năng chuyên môn chính xác? Khi nào họ bộc lộ một ảo tưởng mang tính chắc chắn? Câu trả lời đến từ hai điều kiện nền tảng đối với sự hình thành một kỹ năng:
Khi cả hai điều kiện trên được thỏa mãn, các khả năng trực giác gần như đạt tới ngưỡng thuần thục. Môn cờ vua là một ví dụ điển hình về một môi trường có tính quy luật nhưng bài brit và poker cũng cung cấp những quy luật thống kê thiết thực để có thể hỗ trợ cho kỹ năng. Các bác sĩ, y tá, vận động viên và lính cứu hỏa cũng đối mặt với những tình huống phức tạp nhưng về cơ bản là những tình huống có trật tự. Những trực giác chính xác đã được Garry Klein miêu tả là do những gợi ý có giá trị cao mà Hệ thống 1 của các chuyên gia đã được lĩnh hội để vận dụng, ngay cả nếu Hệ thống 2 đã không được biết đến để gọi tên chúng. Ngược lại, những tay đầu cơ chứng khoán và những nhà khoa học chính trị đã đưa ra những dự báo dài hạn lại vận hành trong một môi trường có độ vững chắc bằng không. Những thất bại của họ phản ánh nền tảng không ổn định của các biến cố mà họ đã cố gắng dự báo.
Một số môi trường còn tệ hơn cả sự bất quy tắc. Robin Hogarth đã mô tả những môi trường “xấu xa”, nơi mà các nhà chuyên môn có vẻ như đã rút ra những bài học từ những trải nghiệm sai lầm. Ông dựa theo ví dụ của Lewis Thomas về một bác sĩ ở đầu thế kỷ XX, vị bác sĩ này thường xuyên có những trực giác về các bệnh nhân đã bị phơi nhiễm bệnh thương hàn. Thật không may, ông đã thử thách linh cảm của mình bằng việc bắt mạch lưỡi của bệnh nhân, mà không hề rửa tay giữa các lần khám bệnh. Sau khi bệnh nhân đã thành người nhiễm bệnh, vị bác sĩ đã đạt tới một khả năng phán đoán lâm sàng không thể sai lệch. Những dự đoán của vị bác sĩ này đã chính xác – nhưng không phải bởi ông đã rèn luyện khả năng trực giác chuyên nghiệp!
Các chuyên gia lâm sàng của Meehl không phải là người duy nhất thất bại nhưng vì thiếu năng lực. Họ đã thể hiện một cách kém cỏi bởi họ bị giao cho những nhiệm vụ mà không hề có một giải pháp đơn giản. Tình thế khó khăn của các chuyên gia lâm sàng ít khắc nghiệt hơn so với môi trường có độ chắc chắn bằng không của việc dự báo chính trị trong dài hạn nhưng chúng đã vận hành trong những tình huống ít chắc chắn mà không cho phép có độ chính xác cao. Chúng ta biết được như vậy là bởi những thuật toán thống kê tốt nhất, mặc dù chính xác hơn so với những đoán định của con người, không khi nào quá chính xác. Thực vậy, những nghiên cứu được tiến hành bởi Meehl và những người ủng hộ ông không bao giờ đưa ra được một luận chứng “không thể chối cãi”, một trường hợp mà theo đó các chuyên gia lâm sàng đã hoàn toàn bỏ lỡ một manh mối có giá trị lớn mà thuật toán đã khám phá ra. Một thất bại nghiêm trọng thuộc dạng này không chắc đã xảy ra bởi việc lĩnh hội của con người thông thường đều có hiệu quả. Nếu một căn cứ dự đoán chắc chắn tồn tại, các nhà giám sát con người sẽ tìm ra nó, đưa ra một thời cơ tốt để làm vậy. Các thuật toán thống kê vượt trội hơn hẳn con người trong những môi trường ồn ã bởi hai lý do: Chúng thích hợp hơn những phán quyết của con người để tìm ra những căn cứ ít có giá trị và thích hợp hơn nhiều để duy trì một mức độ chính xác khiêm tốn qua việc sử dụng các căn cứ một cách phù hợp.
Thật sai lầm khi đổ lỗi cho ai đó vì đã thất bại trong việc dự đoán chính xác trong một thế giới không thể đoán định. Tuy nhiên, có lẽ là công bằng khi chê trách các chuyên gia khi tin tưởng rằng họ có thể thành công trong một nhiệm vụ bất khả thi. Việc đòi hỏi những khả năng trực giác chính xác trong một tình huống khó đoán định là sự lường gạt bản thân tốt nhất, đôi khi là tệ nhất. Trong sự thiếu vắng các căn cứ có giá trị, “những thành công” về trực giác là nhờ vào may mắn hoặc lừa gạt. Nếu bạn cảm thấy kết luận này đáng ngạc nhiên, bạn vẫn còn một chút niềm tin rơi rớt rằng khả năng trực giác là điều thần kỳ. Hãy ghi nhớ quy tắc: Không thể tin tưởng vào khả năng trực giác trong một môi trường thiếu vắng những quy luật bền vững.
SỰ PHẢN HỒI VÀ THỰC TIỄN
Một số quy luật trong môi trường dễ dàng nhận ra và ứng dụng hơn những thứ khác. Hãy nghĩ về việc bạn đã phát triển cách sử dụng phanh xe của mình như thế nào. Khi bạn đang dần làm chủ kỹ năng vào đường cua, bạn đã từ từ lĩnh hội được rằng khi nào cần nhấn chân ga và khi nào thì sử dụng chân phanh và đạp phanh dứt khoát như thế nào. Những khúc cua khác nhau và sự thay đổi mà bạn đã trải nghiệm trong quá trình học hỏi đảm bảo rằng giờ đây bạn đã sẵn sàng hãm phanh vào đúng thời điểm và khoảng cách trong bất kể khúc cua nào bạn gặp phải. Những điều kiện cho việc học được kỹ năng này là lý tưởng, bởi bạn nhận được phản hồi rõ ràng và tức thì bất cứ khi nào bạn lái xe vòng quanh một cái bùng binh: Tận hưởng sự êm ái của một cú bẻ lái dễ chịu hoặc chút ít khó chịu của một vài khó khăn trong việc cầm lái nếu bạn hãm phanh quá sâu hoặc không vừa tầm. Trong các tình huống thử thách một hoa tiêu ở bến cảng đang lai dắt các tàu lớn có nhiều quy luật nhưng kỹ năng là thứ khó để cải thiện hơn rất nhiều nếu chỉ dựa trên sự trải nghiệm. Liệu rằng các chuyên gia có lấy một cơ hội để khai thác sự thông thạo về trực giác mà về bản chất là phụ thuộc vào chất lượng và tốc độ phản hồi, cũng như vào cơ may thích đáng để thực hành hay không.
Sự thuần thục không chỉ là một kỹ năng đơn lẻ, nó là tổng hòa của các kỹ năng. Một chuyên gia có thể có chuyên môn cao trong một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của mình nhưng vẫn chỉ là một tay lính mới trong các nhiệm vụ còn lại. Nhưng cờ vua là một biệt lệ trong vấn đề này. Vào thời điểm các kỳ thủ trở thành các tay cờ chuyên nghiệp họ đã “thấy được mọi thứ” (hoặc gần như mọi thứ). Các bác sĩ phẫu thuật có thể thành thạo trong một vài ca phẫu thuật hơn nhiều ca phẫu thuật khác. Hơn nữa, một vài khía cạnh của một số nhiệm vụ của các nhà chuyên môn dễ dàng lĩnh hội hơn nhiều thứ khác. Các bác sĩ trị liệu bằng biện pháp tâm lý có rất nhiều cơ may để quan sát phản ứng tức thì của các bệnh nhân từ những điều họ mô tả. Sự phản hồi cho phép họ phát triển kỹ năng về trực giác nhằm tìm kiếm những từ ngữ và giọng điệu mà sẽ xoa dịu cơn giận, rèn giũa sự tự tin, hoặc định hướng sự chú ý của bệnh nhân. Mặt khác, các nhà trị liệu không hề có lấy một cơ hội để nhận diện liệu pháp phổ biến nào là phù hợp nhất đối với những người bệnh khác nhau. Sự phản hồi dài hạn của bệnh nhân rất thưa thớt, bị trì hoãn, hoặc (thường xuyên) không có và trong một vài trường hợp, nhận thức từ sự trải nghiệm quá mơ hồ.
Trong một số chuyên khoa, các bác sĩ gây mê là người được hưởng lợi từ sự phản hồi tích cực, bởi hiệu quả từ hành động của họ rất rõ rệt và nhanh chóng. Ngược lại, các bác sĩ X-quang chỉ thu được chút ít thông tin về độ chính xác của các chẩn đoán mà họ đưa ra và về những bệnh lý mà họ đã không thể thấy được. Bởi vậy các bác sĩ gây mê ở trong tình huống tốt hơn để có thể phát triển các kỹ năng trực giác hữu dụng. Nếu một vị bác sĩ gây mê nói: “Tôi cảm giác có gì đó sai sót”, mọi người trong phòng phẫu thuật nên sẵn sàng cho một trường hợp khẩn cấp.
Như trong trường hợp về niềm tin chủ quan, ở đây thêm một lần nữa, các chuyên gia không thể biết được những giới hạn về khả năng chuyên môn của mình. Một bác sĩ trị liệu bằng liệu pháp tâm lý có kinh nghiệm biết rằng bản thân mình có nhanh nhạy trong việc nghiên cứu xem điều gì đang diễn ra trong tâm trí bệnh nhân của mình và bởi vậy cô có được những khả năng trực giác có giá trị về điều mà bệnh nhân sẽ nói sau đó. Nó có một sức lôi cuốn đối với cô để đi kết luận rằng cô cũng có thể đoán trước được bệnh nhân sẽ thể hiện tích cực như thế nào trong năm kế tiếp, nhưng kết luận này không thỏa đáng. Sự dự tính trong ngắn hạn và việc dự đoán trong dài hạn là những nhiệm vụ khác biệt và bác sĩ trị liệu đã có cơ hội thích đáng để lĩnh hội một trong hai thứ. Tương tự như vậy, một chuyên gia tài chính có thể có những kỹ năng về công việc buôn bán của mình nhưng trong hoạt động đầu cơ cổ phiếu thì không, và một chuyên gia ở vùng Trung Đông biết rất nhiều thứ nhưng không thể biết trước tương lai. Nhà tâm lý học lâm sàng, kẻ đầu cơ chứng khoán và học giả sử dụng các kỹ năng về trực giác trong một vài nhiệm vụ của mình, nhưng họ đã không được học cách nhận diện các tình thế và các nhiệm vụ mà ở đó khả năng trực giác sẽ phản kháng (tác động ngược) lại họ. Những giới hạn không được nhận biết về kỹ năng của các nhà chuyên môn giúp lý giải tại sao các chuyên gia thường quá tự tin ở bản thân.
KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ
Ở điểm cuối cuộc hành trình của chúng tôi, Gary Klein và tôi đã thống nhất về một câu trả lời chung cho thắc mắc ban đầu của chúng tôi: Khi nào chúng ta có thể tin tưởng một chuyên gia có kinh nghiệm tự cho rằng mình có khả năng trực giác? Kết luận của chúng tôi đó là có thể phân biệt phần lớn các khả năng trực giác có vẻ có giá trị từ những gì tưởng như không có thực. Ví như trong sự phán quyết liệu rằng một tác phẩm nghệ thuật là thật hay giả, bằng việc tập trung vào nguồn gốc của tác phẩm, bạn sẽ phán đoán tốt hơn qua việc săm soi từng chi tiết tác phẩm. Nếu môi trường mang tính quy luật một cách tuyệt đối và nếu người đoán định có một cơ hội để nhận ra những quy luật của nó, cơ cấu liên hợp sẽ nhận diện các tình huống và tạo ra những dự báo và các quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn có thể tin vào trực giác của ai đó nếu những điều kiện trên được đáp ứng.
Thật không may, bộ nhớ liên hợp tạo ra những khả năng trực giác chủ quan hấp dẫn đều sai cả. Bất cứ ai từng chứng kiến sự tiến bộ trong môn cờ vua của một tài năng trẻ đều biết rất rõ rằng kỹ năng không trở nên hoàn hảo ngay lập tức được và trên con đường tiến gần tới sự hoàn hảo đã có những sai sót được làm ra bởi sự tự tin thái quá. Khi đánh giá khả năng trực giác của chuyên gia, bạn sẽ luôn cân nhắc liệu rằng đó có phải là một cơ hội thích hợp cho việc nhận biết các dấu hiệu, ngay cả trong một môi trường có quy luật.
Trong một môi trường ít quy luật hoặc kém vững chắc, các phỏng đoán về sự phán đoán được viện ra. Hệ thống 1 thường có khả năng sản sinh ra những câu trả lời nhanh trước những câu hỏi khó bằng sự thay đổi, tạo dựng sự gắn kết những chỗ không gắn kết. Câu hỏi được trả lời không phải là điều đã được mong đợi nhưng câu trả lời được sản sinh ra một cách nhanh chóng và có thể đủ tin cậy để vượt qua sự rà soát lỏng lẻo và dễ dãi ở Hệ thống 2. Bạn có thể muốn dự báo lợi nhuận tương lai của một doanh nghiệp và tin rằng đó là những gì bạn đang phán đoán trong khi trong thực tế đánh giá của bạn bị chi phối bởi những ấn tượng về động lực và năng lực của các thành viên quản trị hiện thời của công ty đó. Do sự thay đổi diễn ra một cách tự động, bạn thường không biết được bản chất của một xét định mà bạn (Hệ thống 2 của bạn) xác nhận và thông qua. Nếu đó là điều duy nhất xuất hiện trong đầu, đó có thể là sự chủ quan không thể phân biệt được từ những phán quyết có giá trị mà bạn đã tạo ra với sự tự tin về mặt chuyên môn. Đó là lý do tại sao niềm tin chủ quan không phải là một chẩn đoán tích cực về độ chính xác: Các phán đoán là câu trả lời sai cho câu hỏi đưa ra cũng có thể được đưa ra với sự tự tin quá mức.
Bạn có thể đặt câu hỏi, tại sao Gary Klein và tôi đã không lập tức nảy ra ý tưởng về việc đánh giá một khả năng trực giác của một chuyên gia bằng việc ước định tính quy luật của môi trường và tiểu sử học thuật của chuyên gia đó – thường là gạt sang một bên sự tự tin của chuyên gia đó. Và chúng ta đã nghĩ câu trả lời có thể sẽ như thế nào? Đây đều là những câu hỏi hay bởi các bước giải pháp đã rõ ràng ngay từ ban đầu. Chúng ta đã biết ngay từ đầu rằng các sĩ quan chỉ huy tại hiện trường vụ cháy và các y tá nhi khoa sẽ dừng chân ở bên bờ các trực giác có giá trị và các chuyên ngành được Meehl nghiên cứu sẽ nằm ở bờ còn lại, cùng với những tay đầu cơ chứng khoán và các học giả.
Thật khó để diễn tả lại những năm tháng chúng tôi đã dồn sức vào nghiên cứu, những cuộc tranh cãi hàng giờ, những trao đổi không dứt về những bản phác thảo và hàng trăm e-mail tranh cãi từng từ và hơn một lần gần như là từ bỏ. Nhưng đó là những gì vẫn luôn xảy ra khi một dự án kết thúc ở mức thành công vừa phải: Một khi bạn hiểu được kết luận chủ chốt, dường như sự việc luôn rõ ràng.
Như chính tựa đề mà bản báo cáo của chúng tôi chỉ ra, tôi và Klein đã ít bất đồng hơn chúng tôi tưởng và đã chấp thuận các giải pháp cho gần như tất cả các vấn đề lớn đã được nêu ra. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã phát hiện ra rằng những khác biệt ban đầu của chúng tôi còn vượt ra ngoài một sự bất đồng về nhận thức. Chúng tôi có những quan điểm, cảm xúc, những nếm trải khác nhau và những thay đổi rõ rệt qua các năm. Đó là điều rõ rệt nhất trong thực tế mà chúng tôi thấy ngạc nhiên và thú vị. Klein vẫn cau mày mỗi khi cụm từ sai lệch được nhắc đến và ông ấy vẫn thích thú với những câu chuyện mà ở đó các thuật toán hoặc các trình tự khuôn mẫu gây ra những quyết định lố bịch rành rành. Tôi thỉnh thoảng có chiều hướng nhìn nhận những sai sót của các thuật toán như là cơ hội để củng cố chúng. Mặt khác, tôi tìm thấy nhiều sự thỏa mãn hơn Klein trong việc quở trách các chuyên gia ngạo mạn viện vào sức mạnh của trực giác trong các tình huống có độ chắc chắn bằng không. Tuy nhiên, về lâu dài việc tìm được nhiều sự đồng thuận về học thuật như chúng tôi đã từng làm chắc chắn quan trọng hơn những khác biệt về cảm xúc dai dẳng vẫn còn sót lại.
BÀN VỀ KHẢ NĂNG TRỰC GIÁC CỦA CHUYÊN GIA
“Cô ta có được bao nhiêu sự tinh tường trong nhiệm vụ đặc biệt này? Cô ta đã thực hành bao nhiêu lần rồi?”
“Anh ta có thực sự tin rằng môi trường của sự khởi động mang tính quy luật đầy đủ để biện minh cho một khả năng trực giác đi ngược lại với những đánh giá nền tảng?”
“Cô ấy rất tự tin với quyết định của mình, nhưng niềm tin chủ quan là một chỉ số tồi về mức độ chính xác của một phán quyết.”
“Anh ta thực sự đã có cơ hội để nhận thức? Phản hồi về những phán quyết mà anh ta đã nhận được nhanh và rõ ràng như thế nào?”