Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tư Duy Nhanh Và Chậm

Phần 4. Những lựa chọn – Chương 25: Sai lầm của Bernoulli

Tác giả: Daniel Kehlmann
Chọn tập

Vào một ngày đầu những năm 1970, Amos đã chuyển cho tôi một bài luận được in bằng máy Ronéo của Bruno Frey – nhà Kinh tế học người Thụy Sĩ, bài luận đề cập tới những giả định tâm lý của học thuyết Kinh tế học. Tôi nhớ rất rõ tấm bìa có màu đỏ đậm. Bruno Frey đã gần như không thể nhớ lại bài luận của ông, nhưng tôi vẫn có thể đọc thuộc lòng câu đầu tiên của bài viết ấy: “Tác nhân của học thuyết Kinh tế là có lý trí, ích kỷ và thị hiếu không hề thay đổi.”

Tôi đã vô cùng kinh ngạc trước bài luận này. Những nhà Kinh tế học là đồng sự của tôi làm việc ở ngay tòa nhà bên cạnh, nhưng tôi đã đánh giá không đúng sự khác biệt sâu sắc về thế giới tri thức của chúng tôi. Một nhà tâm lý học sẽ nhận ra một điều hiển nhiên rằng con người không thể vừa hoàn toàn có lý trí lẫn hoàn toàn ích kỷ, họ thích trải nghiệm mọi điều và không thích sự ổn định. Hai chuyên ngành của chúng tôi dường như được tiếp cận theo những phương pháp nghiên cứu khác nhau, điều mà nhà Kinh tế học hành vi – Richard Thaler sau này đã đặt tên là tinh tế học (Econs) và Con người (Humans).

Không giống như kinh tế học, các nhà tâm lý học có Hệ thống 1. Tầm nhìn của họ đối với thế giới quan bị giới hạn bởi thông tin sẵn có tại thời điểm được đưa ra, và do vậy họ không thể nhất quán và logic như Kinh tế học. Đôi lúc họ hào phóng và thường mong muốn được đóng góp cho nhóm mà họ tham gia. Họ cũng thường có suy nghĩ rằng trong tương lai hay thậm chí là chỉ trong ngày mai họ sẽ như thế nào. Đây là một cơ hội cho một cuộc thảo luận thú vị vượt qua những ranh giới của các quy tắc. Tôi đã không lường trước được rằng sự nghiệp của tôi sẽ được định đoạt bởi chính cuộc thảo luận ấy.

Ngay sau khi ông ấy chỉ cho tôi thấy bài viết của Frey, Amos đã gợi ý rằng, chúng tôi sẽ nghiên cứu về việc ra quyết định trong dự án sắp tới. Tôi không biết gì về vấn đề này nhưng Amos là một chuyên gia và là một ngôi sao trên lĩnh vực này, ông ấy nói ông ấy sẽ hướng dẫn tôi. Từ khi vẫn còn là một sinh viên mới tốt nghiệp ông đã là đồng tác giả của một cuốn sách giáo khoa về Toán học Tâm lý, ông ấy đã hướng dẫn tôi tìm hiểu một vài chương sách mà ông nghĩ sẽ giúp tôi bước đầu có thể tìm hiểu được vấn đề này.

Tôi nhanh chóng nhận ra vấn đề chính của chúng tôi là quan điểm của mọi người trước những lựa chọn có tính rủi ro và chúng tôi sẽ tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể: Những quy tắc nào chi phối sự chọn lựa của con người khi đứng giữa những trò may rủi khác nhau, và khi đứng giữa những trò may rủi với những điều chắc chắn?

Những trò may rủi đơn thuần (ví dụ như “40% cơ hội để thắng được 300 đô-la) được đặt ra cho sinh viên ra quyết định loài ruồi giấm là gì trong một chuỗi di truyền. Những chọn lựa giữa những trò may rủi như vậy cung cấp một mô hình đơn giản, chia sẻ những đặc trưng quan trọng với những quyết định phức tạp hơn mà các nhà nghiên cứu thực sự nhắm tới để lĩnh hội. Các trò may rủi tượng trưng cho thực tế các hệ quả của các lựa chọn không bao giờ là chắc chắn. Ngay cả các kết quả có vẻ bề ngoài là chắc chắn thì cũng không hoàn toàn chắc chắn: Khi bạn ký hợp đồng để mua một căn hộ, bạn không biết được giá ở thời điểm sau đó là bao nhiêu, bạn cũng không biết rằng con trai của người hàng xóm sẽ chơi kèn tuba vào buổi sáng. Mọi chọn lựa quan trọng mà chúng ta đưa ra trong đời sống luôn đi cùng với những bất trắc, đó là lý do tại sao sinh viên nghiên cứu về việc ra quyết định hy vọng rằng một số bài học họ thu được từ tình huống mẫu sẽ được áp dụng trong các vấn đề thú vị hàng ngày. Nhưng dĩ nhiên, lý do chính mà các nhà lý luận quyết định nghiên cứu các trò may rủi đơn thuần là vì các nhà lý luận quyết định khác cũng làm như thế.

Học thuyết thỏa dụng kỳ vọng có trong lĩnh vực này và là nền tảng của mô hình tác nhân lý trí, cho tới ngày nay là một trong những học thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực Khoa học xã hội. Học thuyết thỏa dụng kỳ vọng không có xu hướng như là một mô hình tâm lý học, đó là một chọn lựa logic, dựa trên những quy tắc căn bản (những tiên đề) của sự hợp lý. Xem xét ví dụ sau:

Nếu bạn thích táo hơn chuối,

Thì

Bạn cũng nghiêng về 10% cơ hội chọn một quả táo hơn 10% cơ hội lựa chọn một quả chuối.

Táo và chuối đại diện cho các mục tiêu chọn lựa (bao gồm cả những trò may rủi), và 10% cơ hội đại diện cho xác suất xảy ra. Nhà toán học John von Neumann, là một nhân vật trí thức vĩ đại của thế kỷ XX và nhà kinh tế học Oskar Morgenstern đã đưa ra học thuyết về sự chọn lựa lý trí giữa những trò may rủi từ một vài tiền đề. Các nhà kinh tế học đã thừa nhận học thuyết thỏa dụng kỳ vọng có vai trò kép: Như một phép logic quy định cách thức đưa ra quyết định và như một sự mô tả về việc kinh tế đưa ra các chọn lựa như thế nào. Tuy nhiên, tôi và Amos là những nhà tâm lý học và chúng tôi đặt ra vấn đề để hiểu được con người thực sự đưa ra những chọn lựa mạo hiểm như thế nào, mà không giả định bất cứ điều gì về tính hợp lý về quan điểm của họ.

Chúng tôi đã duy trì thói quen dành nhiều giờ mỗi ngày, đôi lúc ở văn phòng, đôi lúc lại ở nhà hàng, thường là trên đường đi dạo vắt qua những khu phố yên tĩnh của Jerusalem xinh đẹp để ngồi thảo luận những vấn đề cả hai đang quan tâm. Như chúng tôi đã từng làm khi nghiên cứu cách nhìn nhận, chúng tôi đã tham gia vào một cuộc kiểm tra cẩn thận về những ưu tiên trực quan của riêng chúng tôi. Chúng tôi đã dành thời gian đưa ra các bài toán về quyết định đơn giản và tự hỏi bản thân rằng chúng tôi chọn lựa như thế nào. Ví dụ:

Bạn thích phương án nào hơn?

A. Tung một đồng xu. Nếu nó ngửa bạn thắng 100 đô-la, nếu nó sấp bạn chẳng có gì cả.

B. Chắc chắn bạn nhận được 46 đô-la.

Chúng tôi đã không cố gắng để chỉ ra điều hợp lý nhất hoặc lựa chọn có lợi nhất, chúng tôi muốn tìm ra chọn lựa dựa trên trực giác là phương án xuất hiện tạm thời ngay lập tức có trong đầu. Hầu như chúng tôi cùng lựa chọn một phương án. Trong ví dụ này, cả hai chúng tôi đều lựa chọn phương án chắc chắn và có lẽ bạn cũng sẽ như vậy. Khi chúng tôi tự tin thống nhất chung một lựa chọn, chúng tôi đã tin gần như là lựa chọn này luôn luôn đúng, như nó đã xảy ra là hầu hết mọi người sẽ cùng chia sẻ sự ưu tiên như của chúng tôi và chúng tôi đã có bước tiến như thể chúng tôi đã căn cứ vững chắc. Dĩ nhiên, chúng tôi biết rằng sẽ cần phải thẩm tra lại những linh cảm của mình sau đó, nhưng bằng việc giữ vai trò của những người thử nghiệm lẫn những người giám sát chúng tôi có thể đi tiếp một cách nhanh chóng.

Năm năm sau khi chúng tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu may rủi, cuối cùng chúng tôi cũng đã hoàn thành một bài tiểu luận mà chúng tôi đã đặt tên là “Lý thuyết viễn cảnh: Một phép phân tích về quyết định dưới tác động của rủi ro.” Lý thuyết của chúng tôi mô phỏng gần với lý thuyết thỏa dụng nhưng khác đi ở những cách thức cơ bản. Quan trọng hơn cả, mô hình của chúng tôi là sự miêu tả thuần túy và mục tiêu của nó là để ghi lại và giải thích những sai phạm có hệ thống của các tiên đề về sự hợp lý trong chọn lựa giữa các trò may rủi. Chúng tôi gửi bài tiểu luận cho tờ Econometrica, đây là tập san đăng tải những bài báo về lý thuyết có ý nghĩa trong ngành Kinh tế học và về lý thuyết ra quyết định. Việc chọn lựa nơi đăng bài luận hóa ra lại trở thành vấn đề quan trọng, nếu chúng tôi cho đăng cùng bài báo y như thế trên một tạp chí Tâm lý học, có thể nó chỉ tác động rất nhỏ đến lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, quyết định của chúng không được định hướng để tác động đến nền kinh tế, Econometrica là nơi những bài báo hay nhất viết về việc ra quyết định được đăng tải trước đây và chúng tôi đã mong muốn được xuất hiện trên tờ báo này. Thật may mắn khi chúng tôi chọn lựa đăng bài báo ở đó. Lý thuyết viễn cảnh đã trở thành công việc có ý nghĩa nhất mà chúng tôi đã từng thực hiện và bài báo của chúng tôi là một trong số những bài được trích dẫn nhiều nhất trong ngành khoa học xã hội. Hai năm sau, chúng tôi đã đăng tải trên tờ Science một bản báo cáo về các tác động của hệ thống: Những thay đổi lớn về những ưu tiên mà đôi khi được tạo ra bởi những biến đổi rất nhỏ trong cách diễn đạt về một vấn đề chọn lựa.

Trong suốt năm năm đầu chúng tôi dành thời gian theo dõi cách thức mọi người ra quyết định, chúng tôi đã lập ra hàng chục yếu tố về việc chọn lựa các phương án có tính rủi ro. Một vài yếu tố này mâu thuẫn hoàn toàn với học thuyết thỏa dụng kỳ vọng. Một số đã từng được tiến hành trước đây, một số khác là mới. Sau đó chúng tôi thiết lập một lý thuyết được mô phỏng theo học thuyết thỏa dụng kỳ vọng vừa đủ để lý giải cho sự thu thập những nhận xét của chúng tôi. Đó là lý thuyết viễn cảnh.

Phương pháp tiếp cận của chúng tôi đối với vấn đề cận tinh thần là một lĩnh vực về Tâm lý học được gọi là Vật lý tâm thần học, được sáng lập và đặt tên bởi nhà tâm lý học và thần học người Đức Gustav Fechner (1801 – 1887). Fechner bị ám ảnh bởi mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất. Một mặt là một đại lượng vật lý có thể biến đổi, ví dụ như năng lượng ánh sáng, tần số âm thanh, hay một đơn vị tiền tệ. Mặt khác là một trải nghiệm chủ quan về độ sáng, độ cao thấp, hay giá trị. Tính thần bí, các biến thể của đại lượng vật lý gây ra những biến thiên về cường độ hoặc số lượng của trải nghiệm chủ quan. Dự án của Fechner là nhằm tìm ra các quy luật tâm lý có liên quan tới con số chủ quan trong tâm trí của những người quan sát tới con số chủ quan trong thế giới vật chất. Ông đã đề xuất cho nhiều khía cạnh khác nhau, hàm số là một hàm logarit – đơn giản có nghĩa là một sự gia tăng về cường độ nhân tố kích thích bằng một yếu tố định sẵn (khi nói, 1.5 lần hay 10 lần) luôn luôn mang lại số gia trên một tỷ lệ tâm lý. Nếu việc nâng mức năng lượng của âm thanh từ 10 lên 100 đơn vị năng lượng vật lý, gia tăng cường độ tâm lý 4 đơn vị, sau đó tiếp tục gia tăng cường độ nhân tố kích thích từ 100 tới 1.000 thì cũng sẽ tăng cường độ tâm lý thêm 4 đơn vị.

SAI LẦM CỦA BERNOULLI

Như Fechner cũng đã biết, ông không phải là người đầu tiên tìm kiếm một hàm số liên kết cường độ tâm lý với cường độ vật lý về những nhân tố kích thích. Vào năm 1738, nhà bác học người Thụy Sĩ – Daniel Bernoulli đã thấy trước được lập luận của Fechner và ứng dụng nó vào mối liên hệ giữa giá trị tâm lý hay ham muốn tiền bạc (ngày nay được gọi là thỏa dụng) với đại lượng tiền tệ thực tế. Ông đã lập luận rằng một món quà giá 10 đuca có cùng hiệu dụng với một ai đó đã có 100 đuca giống như một món quà giá 20 đuca đối với một ai đó có tài sản hiện tại là 200 đuca. Dĩ nhiên, Bernoulli đã đúng: Chúng ta thường nói về những thay đổi về thu nhập trong mối tương quan với các tỷ lệ phần trăm, như khi ta nói “cô ấy có một khoản tăng 30%.” Ý nghĩ rằng một khoản tăng 30% có thể gợi lên một phản ứng tâm lý khá giống nhau đối với người giàu và đối với người nghèo, mà một khoản tăng 100 đô-la sẽ không có ý nghĩa tương tự. Như trong quy luật của Fechner, phản ứng tâm lý trước một sự thay đổi về sự giàu có tỷ lệ nghịch với đại lượng về sự giàu có ban đầu dẫn tới kết luận rằng thỏa dụng là một hàm lôgarit của sự giàu có. Nếu hàm số này chính xác, thì khoảng cách tâm lý phân cách 100.000 đô-la với 1 triệu đô-la, và 10 triệu đô-la với 100 triệu đô-la là giống nhau.

Bernoulli đã đưa nhận thức tâm lý của mình vào ích lợi về tài sản để đưa ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho sự phân tích những trò may rủi, một chủ đề quan trọng đối với các nhà toán học ở thời của ông. Trước Bernoulli, các nhà toán học đã giả định rằng các trò may rủi được đánh giá bởi giá trị ước tính của họ: Một số trung bình có trọng số của các kết quả có thể xảy ra, nơi từng kết quả được làm nặng thêm bởi chính xác suất của chúng. Ví dụ, giá trị dự tính của:

80% cơ hội thắng 100 đô-la và 20% cơ hội thắng 10 đô-la là 82 đô-la (0.8×100+0.2×10).

Giờ hãy tự hỏi bản thân bạn câu hỏi sau: Bạn sẽ thích được nhận một món quà, trò may rủi này hay cầm chắc 80 đô-la? Gần như tất cả mọi người thích điều chắc chắn hơn. Nếu những người định giá những triển vọng không chắc chắn bằng giá trị dự tính của mình, họ sẽ thích trò may rủi hơn, bởi 82 đô-la nhiều hơn 80 đô-la. Bernoulli đã chỉ ra rằng trong thực tế người ta không đánh giá những trò may rủi theo cách này.

Bernoulli đã quan sát thấy rằng: Hầu hết mọi người đều không thích mạo hiểm (khả năng nhận được kết quả tiềm năng thấp nhất), và nếu họ được cho một lựa chọn giữa một trò may rủi và một lượng bằng với giá trị dự tính của nó thì họ sẽ lựa chọn điều chắc chắn. Trong thực tế một người ra quyết định không thích mạo hiểm sẽ lựa chọn một điều chắc chắn có giá trị dự tính thấp hơn, suy nghĩ đó là phí họ trả để tránh gặp những điều không chắc chắn. Đi trước Fechner 100 năm, Bernoulli đã sáng tạo ra bộ môn Vật lý tâm thần học để giải thích sự ác cảm đối với sự mạo hiểm. Ý tưởng của ông rất rõ ràng: Những chọn lựa của mọi người không dựa trên trị giá đồng đô-la mà trên những giá trị tâm lý về các kết quả, những thỏa dụng của họ. Giá trị tâm lý của một trò may rủi do vậy không phải là trọng số trung bình của những kết quả đô-la khả dĩ của nó; mà là số trung bình của những lợi ích từ những kết quả này, mỗi kết quả được tăng trọng lượng bởi chính xác suất của nó.

Tài sản (triệu đô-la)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đơn vị thỏa dụng

10

30

48

60

70

78

84

90

96

100

Bảng số 3 chỉ ra một kiểu hàm số thỏa dụng mà Bernoulli đã tính toán; nó đưa ra thỏa dụng của những cấp độ giàu có khác nhau, từ 1 triệu tới 10 triệu. Bạn có thể thấy rằng việc thêm vào 1 triệu cho một khối tài sản 1 triệu mang lại một số là 20 điểm thỏa dụng, nhưng thêm 1 triệu vào một khối tài sản 9 triệu chỉ thêm được 4 điểm. Bernoulli đã đưa ra rằng giá trị biên giảm dần của khối tài sản (theo thuật ngữ hiện đại) là những gì lý giải cho sự ác cảm đối với mạo hiểm – sự ưu tiên phổ biến mà nhiều người thường chỉ ra đối với một điều chắc chắn hơn là một trò mạo hiểm có triển vọng về giá trị dự tính bằng hoặc cao hơn một chút. Xem xét lựa chọn sau:

Những khả năng bằng nhau để có 1 triệu hoặc 7 triệu – Thỏa dụng: (10 + 84)/2 = 47

Hoặc:

Có 4 triệu với sự chắc chắn – Thỏa dụng: 60

Giá trị dự tính của trò may rủi và “điều chắc chắn” bằng nhau ở những đồng đuca (4 triệu), nhưng những thỏa dụng tâm lý của cả hai phương án lại khác nhau, bởi thỏa dụng thu nhỏ của tài sản: Số gia tăng của thỏa dụng từ 1 triệu tới 4 triệu là 50 đơn vị, nhưng một số gia tăng cân bằng, từ 4 triệu tới 7 triệu, sự gia tăng thỏa dụng tài sản chỉ là 24 đơn vị. Thỏa dụng của trò may rủi là 94/2 = 47 (thỏa dụng của cả hai hết quả, từng kết quả được đặt trọng số bởi xác suất là ½) Thỏa dụng của 4 triệu là 60. Do 60 nhiều hơn 47, một cá nhân với hàm số thỏa dụng này sẽ thích điều chắc chắn hơn. Sự sáng suốt của Bernoulli là một cơ chế ra quyết định với thỏa dụng biên giảm dần đối với tài sản sẽ là nỗi sợ rủi ro.

Bài luận của Bernoulli là bài luận xuất sắc và súc tích tuyệt vời. Ông đã áp dụng khái niệm mới của mình về thỏa dụng kỳ vọng (thứ mà ông đã gọi là “kỳ vọng toán học”) nhằm tính toán xem một thương nhân ở St.Petersburg sẽ sẵn lòng chi bao nhiêu để bảo đảm cho một thuyền buôn gia vị từ Amsterdam nếu “ông ấy ý thức rõ về sự thực rằng tại thời điểm trung bình tổng một năm cứ 100 thuyền rời bến từ Amsterdam tới Petersburg sẽ có 5 chiếc bị mất tích.” Hàm số thỏa dụng của ông đã giải thích tại sao những người nghèo mua bảo hiểm và tại sao những người giàu lại bán chúng cho người nghèo. Như bạn có thể thấy ở trên, việc mất đi 1 triệu dẫn tới việc mất 4 điểm thỏa dụng (từ 100 xuống còn 96) đối với những ai có 10 triệu và một tổn thất 18 điểm (từ 48 xuống 30) đối với những ai khởi đầu với 3 triệu. Người nghèo sẽ sẵn lòng trả một khoản bảo hiểm để chuyển đổi rủi ro cho người giàu, đó là những gì bảo hiểm đề cập tới. Bernoulli cũng đưa ra một giải pháp đối với “nghịch lý Petersburg” nổi tiếng, ở đó những người được đề nghị một trò may rủi có giá trị dự tính vô hạn (theo đồng đucan) sẽ sẵn lòng bỏ ra chỉ một vài đucan cho nó. Ấn tượng nhất, phép phân tích của ông về quan điểm rủi ro trong mối liên hệ với những ưu tiên đối với tài sản đã đứng vững với sự kiểm chứng của thời gian: Nó vẫn còn tồn tại trong phép phân tích kinh tế gần 300 năm sau đó.

Tuổi thọ của học thuyết này đáng chú ý hơn cả, bởi nó thực sự không hoàn chỉnh. Những sai lầm của một học thuyết hiếm khi được tìm thấy ở những học thuyết đó khẳng định một cách dứt khoát. Chúng ẩn mình trong những gì chúng bỏ qua hoặc mặc nhiên thừa nhận. Ví dụ, xem xét các kịch bản sau đây:

Ngày hôm nay Jack và Jill mỗi người có một tài sản 5 triệu.

Ngày hôm qua, Jack có 1 triệu và Jill có 9 triệu.

Họ có thỏa mãn như nhau không? (Họ có cùng thỏa dụng không?)

Học thuyết của Bernoulli giả thiết rằng thỏa dụng của khối tài sản là những gì khiến cho người ta thỏa mãn hơn hoặc ít hơn. Jack và Jill có cùng khối tài sản như nhau, và do vậy học thuyết khẳng định rằng họ sẽ thỏa mãn ngang nhau, nhưng bạn không cần phải có một bằng cấp nào về tâm lý học để biết rằng ngày hôm nay Jack hân hoan và Jill chán nản. Thêm nữa, chúng ta biết rằng Jack sẽ nhiều thỏa mãn hơn Jill ngay cả nếu cô ấy chỉ còn 2 triệu ngày hôm nay trong khi cô có tới 5 triệu. Vậy học thuyết của Bernoulli hẳn là sai.

Sự thỏa mãn mà Jack và Jill trải qua được xác định bởi sự thay đổi hiện tại đối với khối tài sản của họ, liên quan tới những trạng thái tài sản khác nhau định rõ những điểm số tham chiếu của họ (1 triệu cho Jack, 9 triệu cho Jill). Sự tham chiếu phụ thuộc này thường thấy trong cảm giác và nhận thức. Âm thanh giống nhau sẽ được cảm nhận theo kiểu như rất to hoặc hơi yếu, việc phụ thuộc vào liệu rằng nó đã được xếp hạng bởi một lời thì thầm hoặc bởi một tiếng gầm. Để dự đoán sự cảm nhận chủ quan về tiếng ồn, điều đó là không đủ để hiểu được năng lượng thuần túy của nó; bạn cũng cần phải biết âm thanh tham chiếu mà theo đó nó được đem ra so sánh một cách tự động. Tương tự như vậy, bạn cần phải hiểu về màu nền trước khi bạn có thể dự đoán liệu rằng một vệt xám trên trang giấy sẽ có vẻ như đậm hay nhạt. Và bạn cần biết được sự tham chiếu trước khi bạn có thể dự đoán thỏa dụng của một khối lượng tài sản.

Đối với một số ví dụ khác về những gì học thuyết của Bernoulli bỏ qua, xem xét trường hợp của Anthony và Betty:

Tài sản hiện tại của Anthony là 1 triệu.

Tài sản hiện tại của Betty là 4 triệu.

Họ cùng được đem cho một chọn lựa giữa một trò may rủi với một điều chắc chắn.

Trò may rủi: Những cơ hội cân bằng để kết thúc với việc sở hữu 1 triệu hay 4 triệu.

Hoặc

Điều chắc chắn: Có chắc 2 triệu trong tay.

Trong phép tính của Bernoulli, Anthony và Betty đối mặt với cùng một lựa chọn: Tài sản dự tính của họ sẽ là 2.5 triệu nếu họ chấp nhận trò may rủi và 2 triệu nếu họ thích phương án chắc chắn hơn. Do vậy, Bernoulli sẽ dự tính Anthony và Betty đưa ra cùng một sự lựa chọn, nhưng sự dự tính này không đúng. Một lần nữa trong trường hợp này, học thuyết sai bởi nó không cho phép các điểm tham chiếu khác nhau để từ đó Anthony và Betty cân nhắc những phương án của họ. Nếu bạn hình dung ra bản thân bạn ở địa vị của Anthony và Betty, bạn sẽ nhanh chóng thấy được khối tài sản hiện tại gặp vấn đề rất lớn. Đây là những gì họ có thể nghĩ tới:

Anthony (người hiện tại sở hữu 1 triệu): “Nếu tôi chọn điều chắc chắn, tài sản của tôi chắc chắn sẽ nhân đôi. Điều đó thật hấp dẫn. Như một sự lựa chọn, tôi có thể chấp nhận một trò mạo hiểm với những cơ hội đồng đều để gấp bốn lần tài sản của tôi hoặc chẳng đạt được gì cả.”

Betty (người hiện tại sở hữu 4 triệu): “Nếu tôi chọn điều chắc chắn, tôi sẽ chắc chắn mất đi một nửa số tài sản của mình, điều đó thật tệ. Như một sự lựa chọn, tôi có thể chấp nhận một trò may rủi với những cơ hội ngang bằng để có thể mất đi ¾ tài sản của mình hoặc chẳng mất gì cả.”

Bạn có thể nhận thấy rằng Anthony và Betty có khả năng đưa ra những lựa chọn khác nhau bởi phương án chắc chắn sở hữu 2 triệu khiến Anthony thỏa mãn và khiến Betty khốn khổ. Cũng nên chú ý là kết quả chắc chắn khác với kết quả tồi tệ của trò may rủi: Đối với Anthony, đó là sự khác biệt giữa việc nhân đôi số tài sản của anh và không đạt được gì cả; đối với Betty, đó là sự khác nhau giữa việc mất đi ½ số tài sản của cô và mất đi ¾ số tài sản đó. Betty có nhiều khả năng chấp nhận những cơ hội của mình, giống như những người khác làm vậy khi đối mặt với những phương án cực xấu. Như tôi đã kể về câu chuyện của họ, hoặc Anthony hoặc Betty suy nghĩ trong mối liên hệ với những trạng thái tài sản: Anthony nghĩ về những thứ đạt được còn Betty nghĩ về những thứ mất đi. Những kết quả tâm lý họ thừa nhận gần như khác biệt hoàn toàn, mặc dù những trạng thái có thể của khối tài sản mà họ gặp phải là như nhau.

Do mô hình của Bernoulli thiếu mất ý tưởng về một điểm tham chiếu, thuyết thỏa dụng kỳ vọng không đề cập được sự thực hiển nhiên rằng kết quả tốt đối với Anthony nhưng tệ với Betty. Mô hình của ông có thể giải thích nỗi sợ rủi ro của Anthony, nhưng nó không thể lý giải được sự ưu tiên tìm kiếm rủi ro của Betty đối với trò may rủi, một hành vi thường được thấy ở các doanh nhân khi tất cả những phương án của họ cùng xấu.

Tất cả những điều này đều khá rõ ràng, phải vậy không? Một ai đó có thể dễ dàng hình dung ra việc Bernoulli tự mình thiết lập ra những ví dụ tương tự và phát triển một học thuyết phức tạp hơn để điều chỉnh chúng, vì một vài lý do, ông đã không làm vậy. Một vài người cũng có thể hình dung ra các đồng sự cùng thời với ông bất đồng với ông, hoặc các học giả sau này phản đối khi họ đọc bài luận của ông, vì một vài lý do, họ cũng đã không làm vậy.

Điều bí ẩn là làm thế nào mà một khái niệm về thỏa dụng của những kết quả mà rất dễ bị công kích với những ví dụ đối lập rõ ràng lại tồn tại quá lâu như vậy. Tôi có thể lý giải điều đó chỉ bởi sự yếu kém của tư tưởng học giả mà tôi vẫn thường thấy trong chính bản thân mình. Tôi gọi đó là học thuyết gây ra sự mù quáng: Một khi bạn đã chấp nhận một học thuyết và sử dụng nó như một công cụ trong tư duy của mình, sẽ cực kỳ khó khăn để có thể nhận ra những sai sót của nó. Nếu bạn chợt thấy một nhận xét có vẻ như không phù hợp với hình mẫu, bạn giả định rằng hẳn phải có một lời giải thích hoàn hảo nào đó mà bạn đã bỏ lỡ mất. Bạn đưa ra nghi ngờ về học thuyết, đặt niềm tin ở cộng đồng các chuyên gia đã chấp nhận nó. Rất nhiều học giả chắc chắn đã từng nghĩ tới ở một thời điểm nào đó hoặc những câu chuyện khác giống như những gì về Anthony và Betty, hoặc Jack và Jill, và tình cờ đã ý thức được rằng những câu chuyện ấy không hòa hợp với học thuyết thỏa dụng. Nhưng họ đã không đeo đuổi ý nghĩ đó cho tới khi khẳng định: “Học thuyết này thực sự sai bởi nó bỏ qua sự thực rằng thỏa dụng phụ thuộc vào nguồn gốc (lịch sử) tài sản của một ai đó, không chỉ vào tài sản hiện tại.” Khi nhà tâm lý học Daniel Gilbert tiến hành làm việc đó, việc hoài nghi là công việc thật khó khăn, và Hệ thống 2 là quá quen thuộc.

PHÁT NGÔN VỀ NHỮNG SAI LẦM CỦA BERNOULLI

“Anh ta đã rất hạnh phúc với một khoản 20.000 đô-la tiền thưởng ba năm trước đây, nhưng lương của anh ta đã được tăng lên 20% kể từ đó, bởi vậy anh ta sẽ cần một khoảng tiền thưởng cao hơn để đạt được độ thỏa dụng tương tự.”

“Cả hai ứng viên đều đang mong mỏi được chấp nhận mức lương mà họ vừa mới đề xuất, nhưng họ sẽ không được làm cho thỏa mãn ngang bằng bởi các điểm tham chiếu của họ là khác nhau. Hiện tại cô ấy có một mức lương cao hơn.”

“Cô ấy đang đòi hỏi anh ta một khoản tiền cấp dưỡng sau ly hôn. Cô ấy thực sự muốn tự giải quyết nhưng anh chồng thích đưa ra tòa. Không lấy gì làm ngạc nhiên là cô ấy phải thắng kiện, bởi vậy cô ấy lo sợ về sự rủi ro. Anh chồng, mặt khác, đối mặt với những lựa chọn đều tồi tệ cả, bởi vậy anh ta chấp nhận rủi ro.”

Chọn tập
Bình luận
× sticky