Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vô Thường

Về Thu Xếp Lại

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung

– Bác thấy nặng ngực và khó thở bao lâu rồi?

– Hình như là rất lâu rồi, tôi cũng không nhớ nữa.

– Thường thì phụ nữ trên năm mươi tuổi phải đi khám định kì mỗi sáu tháng, cớ sao bác không đi?

– Tôi bận rộn suốt, bác sĩ ơi. Tôi phải chăm bốn đứa cháu nội và ngoại, cho ba mẹ chúng đi làm.

– Thế bác trai đâu?

– Ổng là đàn ông mà, đâu biết chăm cháu. Với lại ổng có bạn bè, có câu lạc bộ hưu trí, câu lạc bộ đạp xe đạp nên cũng ít ở nhà.

– Bác kể cho cháu nghe xem một ngày của bác như thế nào?

– Sáu giờ sáng tôi dậy pha cà phê cho cả nhà. Sáu giờ ba mươi đón hai đứa cháu ngoại, đứa 5 tuổi, đứa 3 tuổi. Tám giờ mua đồ ăn từ mấy chị bán dạo, nấu ăn… Nói chung quần quật cả ngày à. Đến mười một giờ đêm thì mệt lả, ngủ.

– Rồi sáng mai lại điệp khúc cũ?

– Tôi chỉ có thể thảnh thơi ngày thứ Bảy hay Chủ nhật, nhưng chỉ có vài tiếng à, cũng phải nấu cơm, dọn nhà, xem tivi.

– Những đứa con của bác có nói gì bác không?

– Có, chúng nó nói tôi là bà mẹ tuyệt vời, chu toàn tất cả việc nhà. Ông chồng tôi cũng hay cám ơn tôi vì đã có một người vợ đảm đang.

– Có bao giờ bác suy nghĩ cái gì đó khác ngoài gia đình của mình? Ví dụ như bác có sở thích gì? Như đi du lịch năm châu bốn biển? Như đi mua sắm hàng hiệu? Như tham gia câu lạc bộ khiêu vũ, vẽ tranh mỗi tối… Hay đại loại là sống cho chính bản thân bác?

– Bác sĩ hỏi gì kì lạ vậy? Là phụ nữ thì phải sống cho chồng cho con chứ. Ủa, mà bác sĩ khám bệnh cũng lạ nữa, hỏi lung tung chuyện nhà chuyện cửa của tôi.

– Dạ, tại con… à… tại phòng khám hôm nay vắng bệnh nhân, con muốn hỏi bác một vài điều thôi. Bây giờ bác nhìn đây, phổi của bác có một đám mờ ngay bóng trắng này, người ta gọi là bóng tim, đám mờ này đồng nhất, bờ rõ lắm. Cháu nghĩ bác có thể bị… Cháu nói là có thể bị, chứ không phải chắc chắn đâu nhé, bác bị u phổi.

Một khoảng im lặng kéo dài.

Đôi mắt rạng ngời niềm hạnh phúc khi nói về chồng con lúc nãy bây giờ rưng rưng dòng lệ.

– Bác sĩ, đừng nói gì với chồng con tôi nhé. Tôi không muốn họ lo lắng đâu…

Bệnh nhân nữ 70 tuổi của tôi vừa nói vừa cúi xuống lau nước mắt.

– Tôi nghi tôi bị bệnh lâu lắm rồi nhưng không có thời gian đi khám… Tôi thấy nằng nặng khó thở…

– …

– Tôi biết ai rồi cũng bệnh cũng chết… nhưng bỏ lại gia đình tôi không đành.

– Bác bình tĩnh nghe cháu nói. Đây có thể là u lành hay u lao. Còn rất nhiều xét nghiệm chụp MRI, sinh thiết mới có thể khẳng định mà.

– Tôi… Con tôi, chồng tôi sẽ ra sao khi biết tôi bị bệnh đây? Tôi là trụ cột của gia đình mà? Tôi là thần tượng của chúng, tôi là bà mẹ tuyệt vời của chúng… Bác sĩ ơi…

– Bác nên về nói với gia đình, thu xếp nhập viện nhé!

Nhìn bệnh nhân bước ra khỏi cửa phòng mà lòng mình đau nhói. Trái tim người mẹ, trái tim người vợ bao giờ cũng thế, đong đầy tình thương và trách nhiệm, đến nỗi quên sống cho chính mình.

Mình chợt nhận ra hình như không ai có thể làm chủ được cuộc đời. Chúng ta cứ sống cho cái nhìn, cho miệng lưỡi người khác. Chúng ta cứ sống cho tập tục văn hóa nơi chúng ta được sinh ra, sống cho giáo điều tôn giáo chúng ta đang theo mà chưa bao giờ thắc mắc tại sao phải tin như vậy… cho đến một ngày chúng ta thảng thốt… nuối tiếc. Không muốn buông cũng phải buông…

– Bác thấy nặng ngực và khó thở bao lâu rồi?

– Hình như là rất lâu rồi, tôi cũng không nhớ nữa.

– Thường thì phụ nữ trên năm mươi tuổi phải đi khám định kì mỗi sáu tháng, cớ sao bác không đi?

– Tôi bận rộn suốt, bác sĩ ơi. Tôi phải chăm bốn đứa cháu nội và ngoại, cho ba mẹ chúng đi làm.

– Thế bác trai đâu?

– Ổng là đàn ông mà, đâu biết chăm cháu. Với lại ổng có bạn bè, có câu lạc bộ hưu trí, câu lạc bộ đạp xe đạp nên cũng ít ở nhà.

– Bác kể cho cháu nghe xem một ngày của bác như thế nào?

– Sáu giờ sáng tôi dậy pha cà phê cho cả nhà. Sáu giờ ba mươi đón hai đứa cháu ngoại, đứa 5 tuổi, đứa 3 tuổi. Tám giờ mua đồ ăn từ mấy chị bán dạo, nấu ăn… Nói chung quần quật cả ngày à. Đến mười một giờ đêm thì mệt lả, ngủ.

– Rồi sáng mai lại điệp khúc cũ?

– Tôi chỉ có thể thảnh thơi ngày thứ Bảy hay Chủ nhật, nhưng chỉ có vài tiếng à, cũng phải nấu cơm, dọn nhà, xem tivi.

– Những đứa con của bác có nói gì bác không?

– Có, chúng nó nói tôi là bà mẹ tuyệt vời, chu toàn tất cả việc nhà. Ông chồng tôi cũng hay cám ơn tôi vì đã có một người vợ đảm đang.

– Có bao giờ bác suy nghĩ cái gì đó khác ngoài gia đình của mình? Ví dụ như bác có sở thích gì? Như đi du lịch năm châu bốn biển? Như đi mua sắm hàng hiệu? Như tham gia câu lạc bộ khiêu vũ, vẽ tranh mỗi tối… Hay đại loại là sống cho chính bản thân bác?

– Bác sĩ hỏi gì kì lạ vậy? Là phụ nữ thì phải sống cho chồng cho con chứ. Ủa, mà bác sĩ khám bệnh cũng lạ nữa, hỏi lung tung chuyện nhà chuyện cửa của tôi.

– Dạ, tại con… à… tại phòng khám hôm nay vắng bệnh nhân, con muốn hỏi bác một vài điều thôi. Bây giờ bác nhìn đây, phổi của bác có một đám mờ ngay bóng trắng này, người ta gọi là bóng tim, đám mờ này đồng nhất, bờ rõ lắm. Cháu nghĩ bác có thể bị… Cháu nói là có thể bị, chứ không phải chắc chắn đâu nhé, bác bị u phổi.

Một khoảng im lặng kéo dài.

Đôi mắt rạng ngời niềm hạnh phúc khi nói về chồng con lúc nãy bây giờ rưng rưng dòng lệ.

– Bác sĩ, đừng nói gì với chồng con tôi nhé. Tôi không muốn họ lo lắng đâu…

Bệnh nhân nữ 70 tuổi của tôi vừa nói vừa cúi xuống lau nước mắt.

– Tôi nghi tôi bị bệnh lâu lắm rồi nhưng không có thời gian đi khám… Tôi thấy nằng nặng khó thở…

– …

– Tôi biết ai rồi cũng bệnh cũng chết… nhưng bỏ lại gia đình tôi không đành.

– Bác bình tĩnh nghe cháu nói. Đây có thể là u lành hay u lao. Còn rất nhiều xét nghiệm chụp MRI, sinh thiết mới có thể khẳng định mà.

– Tôi… Con tôi, chồng tôi sẽ ra sao khi biết tôi bị bệnh đây? Tôi là trụ cột của gia đình mà? Tôi là thần tượng của chúng, tôi là bà mẹ tuyệt vời của chúng… Bác sĩ ơi…

– Bác nên về nói với gia đình, thu xếp nhập viện nhé!

Nhìn bệnh nhân bước ra khỏi cửa phòng mà lòng mình đau nhói. Trái tim người mẹ, trái tim người vợ bao giờ cũng thế, đong đầy tình thương và trách nhiệm, đến nỗi quên sống cho chính mình.

Mình chợt nhận ra hình như không ai có thể làm chủ được cuộc đời. Chúng ta cứ sống cho cái nhìn, cho miệng lưỡi người khác. Chúng ta cứ sống cho tập tục văn hóa nơi chúng ta được sinh ra, sống cho giáo điều tôn giáo chúng ta đang theo mà chưa bao giờ thắc mắc tại sao phải tin như vậy… cho đến một ngày chúng ta thảng thốt… nuối tiếc. Không muốn buông cũng phải buông…

Bình luận
× sticky