Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Vô Thường

Một Lần Em Đã Đến, Hân Hoan Ôi Cuộc Đời!

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung

Một ngày mưa tầm tã, em được sinh ra. Mẹ khóc suốt, không biết vì em có cái bớt đỏ khá to nơi ngực phải hay vì em là đứa trẻ không được chào đón, cho một lần vắt kiệt mình vì đam mê?

Mẹ lẩn tránh mọi người, nên đã đưa em lên chùa gửi cho một sư ông nơi vùng cao nguyên xa thẳm.

Tháng năm cứ trôi và em lớn dần lên. Em không được đến trường để học chữ, nhưng em học được rất nhiều từ thiên nhiên xung quanh mình. Em thường ngồi hàng giờ để nói chuyện với cây cỏ. Em yêu những con dốc dài hoang hoải dã quỳ. Em yêu chút se lạnh mỗi sớm mai thức giấc với đàn chim sẻ nâu ríu rít. Em cảm nhận cuộc sống thay đổi qua màu xanh của lá, màu vàng của hoa. Thi thoảng em bị chảy máu nhiều từ cái bớt và đau. Nhưng rồi ngày qua ngày, em biết cách thích nghi với cơn đau thể xác ấy. Em hay nằm dài trên cỏ vào những buổi sớm mai, để nắng tắm rửa vết thương giùm em. Sư ông thường giúp em băng bó và bày cho em cách niệm Bụt khi đau.

– Bin à, chúng ta phải đi bệnh viện.

– Để làm gì hở mẹ?

– Để chữa trị cái bớt của con.

Một lần về thăm, mẹ đã chết lặng khi nhìn thấy cái bớt loang những máu mủ, những ổ đen hoại tử trên ngực em. Quyết định đưa em đi bệnh viện nhưng tiền không có. Đời nhiều khi đối với mẹ là ngõ cụt. Những bữa cơm gia đình ấm áp, những ban mai trong lành với tách cà phê và bản nhạc jazz của Norah John dường như là chuyện cổ tích đâu đó mà thời thơ dại mẹ đã nghe được.

– Nhưng có ai bắt mày phải sống như thế?

Mày chọn đó thôi.

– Ừ tao chọn. Tao hận cuộc đời này. Tao hận thằng đàn ông lường gạt tao. Hắn dỗ ngọt hứa hẹn, rồi cướp đi đời con gái trong trắng của tao. Tới lúc tao có thai, thì hắn hiện nguyên hình. Hắn nói hắn có vợ dưới quê rồi, hắn không muốn gây thêm nợ nữa, phá bỏ thai đi, giết chết đứa bé đang tượng hình đi. Nhưng tao không chịu. Thế là hắn bỏ đi. Tìm mãi không ra.

Mẹ nói mà đôi mắt tràn đầy lửa hận. Em có cảm giác nếu có con dao, mẹ sẽ đâm chết người đàn ông đó.

Cô gái ngồi cạnh mẹ, vỗ vai an ủi.

– Sống ở đời đôi khi cần phải tha thứ mày ạ. Không phải tha thứ cho người gây hại mà là tha thứ cho mình, để trái tim được thanh thản hơn, không còn đập những nhịp đập của hận thù oán ghét. Đời người có bao lâu?

Em nhìn hai người phụ nữ cùng một thân phận bị bỏ rơi và đói nghèo đang ngồi tựa vào nhau mà lòng lâng lâng niềm thương cảm. Cuộc đời không bao giờ bằng phẳng. Họ làm công nhân suốt ngày quần quật nơi xí nghiệp may, nhưng chưa bao giờ đủ ăn.

***

– Sao chị không đưa con đến đây sớm hơn?

– Dạ, em không biết, do đi làm công nhân trên này, ông thầy chùa bảy tám chục tuổi ở dưới đâu có nói.

– Bệnh này là bệnh ung thư da. Thời kì cuối rồi. Có tiền thì vô hóa chất, xạ trị, còn không thì đem về nhà chờ đợi đi.

– Dạ chờ đợi điều gì bác sĩ?

Mẹ ngỡ ngàng hỏi bác sĩ, người bận chiếc áo blouse trắng thơm tho như từ mẫu ngồi trước mặt.

– Chờ chết.

Mẹ cố nhìn nhưng đôi mắt vị bác sĩ thì hoàn toàn vô cảm. Thật ra, mẹ chẳng lạ lẫm gì về thế giới con người này. Nhưng niềm hy vọng cuối cùng nơi cuộc đời cũng đã tắt ngúm.

– Nghe nói trẻ em được khám chữa bệnh miễn phí.

– Nó 8 tuổi rồi, không còn miễn phí nữa.

Mẹ nấc lên một tiếng, rồi lầm lũi đi về phía em. Em đang ngồi thì thầm với cây sen đá trước hiên. Nắng lung linh rải xuống những vệt ánh sáng, mẹ phải dụi mắt vì tưởng rằng mình đang nhìn thấy một thiên thần nhỏ bé nào đó đi lạc vào cõi đời ô trọc này.

– Em thấy tội quá.

– Tội gì hạng người đó. Có con mà không lo, sắp chết mới đem vô bệnh viện, làm ra vẻ.

– Anh…

– Anh thấy nhiều hạng người như cô ta lắm. Nhiều khi trực ở phòng cấp cứu thấy họ đưa cha mẹ, người thân đến, hỏi cha mẹ, người thân họ bị bệnh gì, họ chẳng biết. Chỉ biết loáng thoáng là bệnh tim mạch, tiểu đường gì đó. Hỏi uống thuốc gì, đi bác sĩ nào thì họ càng ú ớ…

Có lần anh giận quá la: Anh, chị có phải là con ruột của ông bà này không? Em biết họ trả lời sao không? Đúng, con ruột.

– Con ruột mà cha mẹ mình bệnh gì cũng không biết, cha mẹ uống thuốc gì cũng không hay. Mỗi năm anh chị dắt cha mẹ đi khám bệnh mấy lần?

– Dạ… chưa dẫn đi lần nào.

Đó, em thấy không, không biết đó có phải là con không nữa. Rồi đến lúc báo tin cha mẹ mất thì nhoi nhoi lên, khóc bù lu bù loa làm ra vẻ thương yêu lắm lắm vậy đó.

– Anh…

Nữ bác sĩ trẻ chỉ biết thốt lên như vậy rồi thôi. Cô bước ra mở cửa sổ. Cô ngộp và muốn thở. Bầu trời hôm nay thật xanh trong, từng áng mây trắng bay bồng bềnh. Và hình như gió mang theo mùi hương trầm từ ngôi chùa kế bên phả nhẹ vào mặt, cô có cảm giác như mình vừa mất đi một cái gì đó rất quan trọng nhưng không biết mình mất cái gì, chỉ thấy lòng tự dưng nhẹ tênh đến kì lạ.

Sao con người hay xét đoán và hay khắc nghiệt với nhau đến vậy?

Đôi khi một chút bao dung, một chút từ tâm… cũng có thể chữa lành bao vết thương bao nỗi đau rồi.

Nữ bác sĩ vội chạy theo mẹ con em, cô hỏi địa chỉ, hỏi tình trạng gia đình, rồi dúi vào tay mẹ ba triệu đồng. Cô nói trong ánh mắt rưng rưng: Bác sĩ như em, chỉ biết giúp chị bao nhiêu thôi, chị đừng chê nhé. Nhưng chị cứ chờ đợi đi.

– Chờ đợi điều gì?

– Chờ đợi phép mầu. Thượng Đế luôn nghe những lời cầu nguyện chân thành.

– Ha ha… ha ha… Mẹ em bất giác ngửa cổ lên trời và cười như điên dại. – Trên đời này, có Thượng Đế sao, có phép mầu sao?

Nữ bác sĩ trẻ thoáng chút bối rối, rồi cô điềm tĩnh trở lại. Có lẽ do tiếp xúc quá nhiều với bệnh nhân, nên cô biết cách giới hạn cảm xúc hay khéo léo che đậy cảm xúc của mình.

– Có chứ. Em có điều trị cho một bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối, ai cũng nghĩ ông ta sống thêm chừng vài ba tháng nữa, vậy mà ông ta sống gần năm năm. Ông ta ăn chay, tụng kinh Dược Sư và bố thí. Em sẽ cho chị địa chỉ để hỏi trực tiếp ông ta, nếu chị có hoài nghi.

– Thôi bác sĩ à, tôi cám ơn sự giúp đỡ của cô. Nhưng tôi không biết chữ để tụng kinh Dược Sư, tôi không có tiền để bố thí, tôi làm công nhân hạng cùng đinh của xã hội.

Mẹ nói xong kéo em đi. Lúc chạy em cảm giác có những giọt nước va vào người. Mẹ khóc.

– Cuộc đời vẫn còn người tốt con ạ.

***

Đêm đó, mẹ ngủ lại. Từ khi chào đời đến giờ, đây là lần đầu em được nằm gần bên mẹ. Hơi ấm từ mẹ tỏa ra làm em dễ chịu. Trăng sáng vằng vặc giữa trời soi vào căn nhà tranh rách nát và nhỏ bé. Khuôn mặt mẹ nham nhở phấn son nhưng sao em thấy mẹ đẹp lung linh một cách lạ kì.

Em không ngủ, em khều sư ông dậy, dẫn đến bên chiếc chõng tre mòn, chỉ sư ông và nói rằng: Mẹ đẹp lắm.

Sư ông mỉm cười, một nụ cười nhẹ thoáng trên khuôn mặt già nua. Nhiều khi trong cuộc sống, cười như thoáng cười thôi, lòng người đối diện đã thấy dịu ngọt lắm rồi.

Em lại ngồi im nhìn mẹ. Lúc mẹ ngủ thật hiền, không còn vẻ dằn dữ nữa. Em vẫn không hiểu sao mẹ lại có biểu hiện thất thường như ngày hôm nay.

– Ủa, con dậy từ bao giờ.

Mẹ nhẹ nhàng ngồi xuống bên em. Khu vườn sáng nay hình như biết có mẹ về nên ra hoa thơm ngát. Những cánh hoa sao nháy nhiều màu rung rinh theo chiều gió. Nàng tóc tiên bên bờ rào cũng chẳng chịu thua về nhan sắc, tung hết cánh hồng thắm ra đón nắng.

– Tại sao mẹ buồn vậy?

– Mẹ buồn vì con.

– Tại sao vì con?

– Vì con tàn tật, bất thường, không như những đứa trẻ khác.

Mẹ nói xong im lặng, có lẽ mẹ biết mẹ lỡ lời. Em nhìn mẹ mỉm cười, em nắm bàn tay mẹ.

– Lan à, con thấy những cây hoa đằng kia không?

– Thấy.

– Con thấy thế nào?

– Thì thấy những cây hoa.

– Con không thấy gì khác biệt à?

– Ơ…

– Con nhìn kĩ đi, có cây xanh tốt mạnh mẽ đầy cành nhánh, có cây mềm mại, èo uột, có cây khô gầy mỏng manh, chẳng ra nổi một bông hoa. Nhưng chúng vẫn sống, vẫn hát ca vẫn đong đầy mưa nắng gió sương. Nếu con nhìn kĩ hơn nữa sẽ thấy, mỗi chiếc lá có một màu xanh khác nhau. Mới nhìn con tưởng đó chỉ là một màu xanh, nhưng làm sao giống nhau được chứ, chúng có hàng triệu hàng triệu màu xanh đấy, không chiếc nào lẫn vào chiếc nào.

– Ơ con… Con…

– Con của con, cũng như những cái cây, những chiếc lá kia thôi. Nó chẳng giống ai, chẳng ai giống nó cả.

Tiếng sư ông nhẹ nhàng phía sau lưng.

– Con của con không tàn tật, không bất thường. Nó chỉ khác biệt. Có vết thương có thể chữa lành, có vết thương không. Con hãy nhìn kỹ đi. Có những cái cây sống tới năm hay sáu năm mới chết, cũng có những cái cây sống chỉ được một mùa, như hoa sao nháy này chẳng hạn, vài tháng. Nhưng những cái cây này không hề biết buồn, biết khóc, vì chúng thuận theo tự nhiên, có đến có đi, có nở có tàn. Nên chúng đã có mặt ở đây đầy hân hoan và an lạc.

– Ơ…

– Chính vì ta cầu sống nhiều quá, nên ta… mới bị chìm trong phiền não. Khu vườn trở nên im lặng. Tiếng lá xào xạc trên cây. Tiếng côn trùng thì thầm trong những khóm hoa. Tiếng hát của cuộc sống rất ư kì diệu, nếu bạn có trái tim rộng mở, bạn sẽ cảm nhận được thôi.

***

– Trời ơi, tội nghiệp nó quá he?

– Làm sao nó sống nổi với thân hình máu me như thế này?

– Ôi, bất hạnh làm sao? Nghe nói mẹ nó làm công nhân ở xí nghiệp may, ba nó bỏ đi, nó sống nghèo đói…

Em không biết nhóm người này từ đâu kéo tới đứng nhìn em đủ kiểu, kẻ thì nhăn trán nhíu mày, kẻ thì chắc lưỡi xót xa, kẻ thì buông lời thương cảm. Em ngơ ngác gọi cho mẹ và sư ông. Nhưng hình như sư ông đã lên núi từ sớm, chỉ có mẹ ngồi ngoài sân giọt ngắn giọt dài.

– Bất hạnh lắm các cô chú ơi. Nó bị ung thư da thời kì cuối rồi. Tôi nghèo quá, không có tiền chữa cho nó. Các cô chú làm ơn giúp đỡ.

– Chị yên tâm, chúng em sẽ nói mọi người giúp mà.

Thế là họ lăng xăng chạy đến bu quanh em, vẻ mặt đầy… thương yêu. Chụp hình, họ chụp hình em nhiều lắm không biết để làm gì. Sau này em mới biết họ chụp hình em để đưa lên Facebook, để hễ ai vô bấm Like là một lời cầu nguyện cho em. Nghe nói làm như vậy mới “câu” được nhiều người bấm Like.

Em còn nghe mẹ nói họ đến vì nữ bác sĩ trẻ ấy đã thông tin cho hội từ thiện, cho báo chí. Hình ảnh vết bớt lở lói máu mủ của em đã lay động trái tim “biết yêu thương, biết chia sẻ” của họ, nên họ kéo đến giúp đỡ. Mẹ nói: Cứ để họ chụp hình, để họ có dịp khoe với bạn bè người thân là có đi làm từ thiện, và có tấm lòng như Trịnh Công Sơn viết: sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…

Em cười, sư ông nghe được cũng cười.

– Dẫu sao họ cũng là người tốt con ạ, cứ nhìn theo hướng tích cực.

***

Em chỉ thoáng nghĩ ngợi thôi. Tháng này mùa thu ngoài sân lá vàng rơi nhiều quá. Vết thương chảy máu ngày càng nhiều. Nó làm em đau, nhưng từ khi có nhóm người từ thiện đó xuất hiện, em biết thêm “khổ”.

Đau, thì ai cũng bị đau cả. Nhưng khổ thì người có người không.

Thường thì người ta hay gán ghép chung như “đau khổ”, “nghèo khổ”, “đói khổ”. Chính vì ghép chung như vậy nên mọi cái đau, cái nghèo, cái đói… đều khổ.

Sư ông nói vậy với em vào một buổi chiều nắng nhạt. Hàng sao nháy đã tàn tạ với những cơn mưa dài. Em nằm nghe từng lóng xương của mình nhức buốt. Em tập thở vào thật chậm, và thở ra thật chậm. Em mỉm cười với cái bớt ung thư. Em biết em sắp rời bỏ thế gian này rồi. Nhưng biết tìm đâu một hành tinh đẹp đẽ và xanh tươi như thế này?

Em thấy sư ông ngồi yên tĩnh trên chiếc chiếu đệm, tay cầm xâu chuỗi lần từng hạt, miệng niệm Bụt. Tiếng “Nam mô a đi dà” nghe sao êm dịu quá. Em đã nghe đã thấy không biết bao nhiêu lần, nhưng sao giờ phút này đây hình ảnh này đẹp quá, những ánh hào quang lung linh ẩn hiện trong dáng ngồi từ bi ấy. Em thấy hoa sa la đang hòa nhịp cùng. Em thấy bầu trời, em thấy đám mây trôi.

Em lại nhớ lời sư ông mỗi khi em đau và chảy máu: Con thấy không, con còn may mắn hơn rất nhiều người. Con có đôi mắt sáng và trong để nhìn thấy đất trời bao la mầu nhiệm xung quanh. Thấy được hạt sương lóng lánh trên đám cỏ, đêm qua tượng hình, sáng nay mất đi. Thấy được màu xanh mềm mại của những chiếc lá, theo tháng năm mưa nắng, chúng chuyển vàng, rồi một ngày thả mình bay theo gió để về với đất mẹ. Nhiều người cũng có đôi mắt như con, nhưng không phải ai cũng thấy được cái con đã thấy.

Con may mắn vì có đôi tai nghe rất rõ. Mỗi sớm mai, hay mỗi chiều vàng con có thể nghe tiếng chuông nhẹ ngân trên nóc thiền viện. Con có thể nghe tiếng lũ chim hót râm ran suốt mùa hè. Và con có thể nghe những giọt đàn của người hành khất hằng ngày đi ngang qua đây…

Và con may mắn có được trái tim biết rung cảm trước cuộc đời.

Nhớ đến đó, tự dưng em mỉm cười. Em thấy mình sao giống sư ông đến lạ. Hình như em với sư ông là một. Và hình như em với đất trời là một. Em may mắn lắm, vì em có cái bớt ung thư, vì gia đình em tan nát… nên em mới đến được nơi đây để mỗi ngày em chạm vào được bao điều kì diệu của vùng núi rừng này. Tất cả đều là duyên là phận. Tất cả đếu là có rồi không, đến rồi đi.

Em mỉm cười nhắm từ từ đôi mắt lại. Điều cuối cùng em nhìn thấy, là nơi đất ẩm trước sân đang có những mầm xanh vừa nứt chồi vươn lên…

Hiểu rồi rác cũng là hoa

Thương rồi muôn sự cho qua nhẹ nhàng

Tâm an trời đất sẽ an

Nhìn ra sân nắng cúc vàng lung linh.

Một ngày mưa tầm tã, em được sinh ra. Mẹ khóc suốt, không biết vì em có cái bớt đỏ khá to nơi ngực phải hay vì em là đứa trẻ không được chào đón, cho một lần vắt kiệt mình vì đam mê?

Mẹ lẩn tránh mọi người, nên đã đưa em lên chùa gửi cho một sư ông nơi vùng cao nguyên xa thẳm.

Tháng năm cứ trôi và em lớn dần lên. Em không được đến trường để học chữ, nhưng em học được rất nhiều từ thiên nhiên xung quanh mình. Em thường ngồi hàng giờ để nói chuyện với cây cỏ. Em yêu những con dốc dài hoang hoải dã quỳ. Em yêu chút se lạnh mỗi sớm mai thức giấc với đàn chim sẻ nâu ríu rít. Em cảm nhận cuộc sống thay đổi qua màu xanh của lá, màu vàng của hoa. Thi thoảng em bị chảy máu nhiều từ cái bớt và đau. Nhưng rồi ngày qua ngày, em biết cách thích nghi với cơn đau thể xác ấy. Em hay nằm dài trên cỏ vào những buổi sớm mai, để nắng tắm rửa vết thương giùm em. Sư ông thường giúp em băng bó và bày cho em cách niệm Bụt khi đau.

– Bin à, chúng ta phải đi bệnh viện.

– Để làm gì hở mẹ?

– Để chữa trị cái bớt của con.

Một lần về thăm, mẹ đã chết lặng khi nhìn thấy cái bớt loang những máu mủ, những ổ đen hoại tử trên ngực em. Quyết định đưa em đi bệnh viện nhưng tiền không có. Đời nhiều khi đối với mẹ là ngõ cụt. Những bữa cơm gia đình ấm áp, những ban mai trong lành với tách cà phê và bản nhạc jazz của Norah John dường như là chuyện cổ tích đâu đó mà thời thơ dại mẹ đã nghe được.

– Nhưng có ai bắt mày phải sống như thế?

Mày chọn đó thôi.

– Ừ tao chọn. Tao hận cuộc đời này. Tao hận thằng đàn ông lường gạt tao. Hắn dỗ ngọt hứa hẹn, rồi cướp đi đời con gái trong trắng của tao. Tới lúc tao có thai, thì hắn hiện nguyên hình. Hắn nói hắn có vợ dưới quê rồi, hắn không muốn gây thêm nợ nữa, phá bỏ thai đi, giết chết đứa bé đang tượng hình đi. Nhưng tao không chịu. Thế là hắn bỏ đi. Tìm mãi không ra.

Mẹ nói mà đôi mắt tràn đầy lửa hận. Em có cảm giác nếu có con dao, mẹ sẽ đâm chết người đàn ông đó.

Cô gái ngồi cạnh mẹ, vỗ vai an ủi.

– Sống ở đời đôi khi cần phải tha thứ mày ạ. Không phải tha thứ cho người gây hại mà là tha thứ cho mình, để trái tim được thanh thản hơn, không còn đập những nhịp đập của hận thù oán ghét. Đời người có bao lâu?

Em nhìn hai người phụ nữ cùng một thân phận bị bỏ rơi và đói nghèo đang ngồi tựa vào nhau mà lòng lâng lâng niềm thương cảm. Cuộc đời không bao giờ bằng phẳng. Họ làm công nhân suốt ngày quần quật nơi xí nghiệp may, nhưng chưa bao giờ đủ ăn.

***

– Sao chị không đưa con đến đây sớm hơn?

– Dạ, em không biết, do đi làm công nhân trên này, ông thầy chùa bảy tám chục tuổi ở dưới đâu có nói.

– Bệnh này là bệnh ung thư da. Thời kì cuối rồi. Có tiền thì vô hóa chất, xạ trị, còn không thì đem về nhà chờ đợi đi.

– Dạ chờ đợi điều gì bác sĩ?

Mẹ ngỡ ngàng hỏi bác sĩ, người bận chiếc áo blouse trắng thơm tho như từ mẫu ngồi trước mặt.

– Chờ chết.

Mẹ cố nhìn nhưng đôi mắt vị bác sĩ thì hoàn toàn vô cảm. Thật ra, mẹ chẳng lạ lẫm gì về thế giới con người này. Nhưng niềm hy vọng cuối cùng nơi cuộc đời cũng đã tắt ngúm.

– Nghe nói trẻ em được khám chữa bệnh miễn phí.

– Nó 8 tuổi rồi, không còn miễn phí nữa.

Mẹ nấc lên một tiếng, rồi lầm lũi đi về phía em. Em đang ngồi thì thầm với cây sen đá trước hiên. Nắng lung linh rải xuống những vệt ánh sáng, mẹ phải dụi mắt vì tưởng rằng mình đang nhìn thấy một thiên thần nhỏ bé nào đó đi lạc vào cõi đời ô trọc này.

– Em thấy tội quá.

– Tội gì hạng người đó. Có con mà không lo, sắp chết mới đem vô bệnh viện, làm ra vẻ.

– Anh…

– Anh thấy nhiều hạng người như cô ta lắm. Nhiều khi trực ở phòng cấp cứu thấy họ đưa cha mẹ, người thân đến, hỏi cha mẹ, người thân họ bị bệnh gì, họ chẳng biết. Chỉ biết loáng thoáng là bệnh tim mạch, tiểu đường gì đó. Hỏi uống thuốc gì, đi bác sĩ nào thì họ càng ú ớ…

Có lần anh giận quá la: Anh, chị có phải là con ruột của ông bà này không? Em biết họ trả lời sao không? Đúng, con ruột.

– Con ruột mà cha mẹ mình bệnh gì cũng không biết, cha mẹ uống thuốc gì cũng không hay. Mỗi năm anh chị dắt cha mẹ đi khám bệnh mấy lần?

– Dạ… chưa dẫn đi lần nào.

Đó, em thấy không, không biết đó có phải là con không nữa. Rồi đến lúc báo tin cha mẹ mất thì nhoi nhoi lên, khóc bù lu bù loa làm ra vẻ thương yêu lắm lắm vậy đó.

– Anh…

Nữ bác sĩ trẻ chỉ biết thốt lên như vậy rồi thôi. Cô bước ra mở cửa sổ. Cô ngộp và muốn thở. Bầu trời hôm nay thật xanh trong, từng áng mây trắng bay bồng bềnh. Và hình như gió mang theo mùi hương trầm từ ngôi chùa kế bên phả nhẹ vào mặt, cô có cảm giác như mình vừa mất đi một cái gì đó rất quan trọng nhưng không biết mình mất cái gì, chỉ thấy lòng tự dưng nhẹ tênh đến kì lạ.

Sao con người hay xét đoán và hay khắc nghiệt với nhau đến vậy?

Đôi khi một chút bao dung, một chút từ tâm… cũng có thể chữa lành bao vết thương bao nỗi đau rồi.

Nữ bác sĩ vội chạy theo mẹ con em, cô hỏi địa chỉ, hỏi tình trạng gia đình, rồi dúi vào tay mẹ ba triệu đồng. Cô nói trong ánh mắt rưng rưng: Bác sĩ như em, chỉ biết giúp chị bao nhiêu thôi, chị đừng chê nhé. Nhưng chị cứ chờ đợi đi.

– Chờ đợi điều gì?

– Chờ đợi phép mầu. Thượng Đế luôn nghe những lời cầu nguyện chân thành.

– Ha ha… ha ha… Mẹ em bất giác ngửa cổ lên trời và cười như điên dại. – Trên đời này, có Thượng Đế sao, có phép mầu sao?

Nữ bác sĩ trẻ thoáng chút bối rối, rồi cô điềm tĩnh trở lại. Có lẽ do tiếp xúc quá nhiều với bệnh nhân, nên cô biết cách giới hạn cảm xúc hay khéo léo che đậy cảm xúc của mình.

– Có chứ. Em có điều trị cho một bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối, ai cũng nghĩ ông ta sống thêm chừng vài ba tháng nữa, vậy mà ông ta sống gần năm năm. Ông ta ăn chay, tụng kinh Dược Sư và bố thí. Em sẽ cho chị địa chỉ để hỏi trực tiếp ông ta, nếu chị có hoài nghi.

– Thôi bác sĩ à, tôi cám ơn sự giúp đỡ của cô. Nhưng tôi không biết chữ để tụng kinh Dược Sư, tôi không có tiền để bố thí, tôi làm công nhân hạng cùng đinh của xã hội.

Mẹ nói xong kéo em đi. Lúc chạy em cảm giác có những giọt nước va vào người. Mẹ khóc.

– Cuộc đời vẫn còn người tốt con ạ.

***

Đêm đó, mẹ ngủ lại. Từ khi chào đời đến giờ, đây là lần đầu em được nằm gần bên mẹ. Hơi ấm từ mẹ tỏa ra làm em dễ chịu. Trăng sáng vằng vặc giữa trời soi vào căn nhà tranh rách nát và nhỏ bé. Khuôn mặt mẹ nham nhở phấn son nhưng sao em thấy mẹ đẹp lung linh một cách lạ kì.

Em không ngủ, em khều sư ông dậy, dẫn đến bên chiếc chõng tre mòn, chỉ sư ông và nói rằng: Mẹ đẹp lắm.

Sư ông mỉm cười, một nụ cười nhẹ thoáng trên khuôn mặt già nua. Nhiều khi trong cuộc sống, cười như thoáng cười thôi, lòng người đối diện đã thấy dịu ngọt lắm rồi.

Em lại ngồi im nhìn mẹ. Lúc mẹ ngủ thật hiền, không còn vẻ dằn dữ nữa. Em vẫn không hiểu sao mẹ lại có biểu hiện thất thường như ngày hôm nay.

– Ủa, con dậy từ bao giờ.

Mẹ nhẹ nhàng ngồi xuống bên em. Khu vườn sáng nay hình như biết có mẹ về nên ra hoa thơm ngát. Những cánh hoa sao nháy nhiều màu rung rinh theo chiều gió. Nàng tóc tiên bên bờ rào cũng chẳng chịu thua về nhan sắc, tung hết cánh hồng thắm ra đón nắng.

– Tại sao mẹ buồn vậy?

– Mẹ buồn vì con.

– Tại sao vì con?

– Vì con tàn tật, bất thường, không như những đứa trẻ khác.

Mẹ nói xong im lặng, có lẽ mẹ biết mẹ lỡ lời. Em nhìn mẹ mỉm cười, em nắm bàn tay mẹ.

– Lan à, con thấy những cây hoa đằng kia không?

– Thấy.

– Con thấy thế nào?

– Thì thấy những cây hoa.

– Con không thấy gì khác biệt à?

– Ơ…

– Con nhìn kĩ đi, có cây xanh tốt mạnh mẽ đầy cành nhánh, có cây mềm mại, èo uột, có cây khô gầy mỏng manh, chẳng ra nổi một bông hoa. Nhưng chúng vẫn sống, vẫn hát ca vẫn đong đầy mưa nắng gió sương. Nếu con nhìn kĩ hơn nữa sẽ thấy, mỗi chiếc lá có một màu xanh khác nhau. Mới nhìn con tưởng đó chỉ là một màu xanh, nhưng làm sao giống nhau được chứ, chúng có hàng triệu hàng triệu màu xanh đấy, không chiếc nào lẫn vào chiếc nào.

– Ơ con… Con…

– Con của con, cũng như những cái cây, những chiếc lá kia thôi. Nó chẳng giống ai, chẳng ai giống nó cả.

Tiếng sư ông nhẹ nhàng phía sau lưng.

– Con của con không tàn tật, không bất thường. Nó chỉ khác biệt. Có vết thương có thể chữa lành, có vết thương không. Con hãy nhìn kỹ đi. Có những cái cây sống tới năm hay sáu năm mới chết, cũng có những cái cây sống chỉ được một mùa, như hoa sao nháy này chẳng hạn, vài tháng. Nhưng những cái cây này không hề biết buồn, biết khóc, vì chúng thuận theo tự nhiên, có đến có đi, có nở có tàn. Nên chúng đã có mặt ở đây đầy hân hoan và an lạc.

– Ơ…

– Chính vì ta cầu sống nhiều quá, nên ta… mới bị chìm trong phiền não. Khu vườn trở nên im lặng. Tiếng lá xào xạc trên cây. Tiếng côn trùng thì thầm trong những khóm hoa. Tiếng hát của cuộc sống rất ư kì diệu, nếu bạn có trái tim rộng mở, bạn sẽ cảm nhận được thôi.

***

– Trời ơi, tội nghiệp nó quá he?

– Làm sao nó sống nổi với thân hình máu me như thế này?

– Ôi, bất hạnh làm sao? Nghe nói mẹ nó làm công nhân ở xí nghiệp may, ba nó bỏ đi, nó sống nghèo đói…

Em không biết nhóm người này từ đâu kéo tới đứng nhìn em đủ kiểu, kẻ thì nhăn trán nhíu mày, kẻ thì chắc lưỡi xót xa, kẻ thì buông lời thương cảm. Em ngơ ngác gọi cho mẹ và sư ông. Nhưng hình như sư ông đã lên núi từ sớm, chỉ có mẹ ngồi ngoài sân giọt ngắn giọt dài.

– Bất hạnh lắm các cô chú ơi. Nó bị ung thư da thời kì cuối rồi. Tôi nghèo quá, không có tiền chữa cho nó. Các cô chú làm ơn giúp đỡ.

– Chị yên tâm, chúng em sẽ nói mọi người giúp mà.

Thế là họ lăng xăng chạy đến bu quanh em, vẻ mặt đầy… thương yêu. Chụp hình, họ chụp hình em nhiều lắm không biết để làm gì. Sau này em mới biết họ chụp hình em để đưa lên Facebook, để hễ ai vô bấm Like là một lời cầu nguyện cho em. Nghe nói làm như vậy mới “câu” được nhiều người bấm Like.

Em còn nghe mẹ nói họ đến vì nữ bác sĩ trẻ ấy đã thông tin cho hội từ thiện, cho báo chí. Hình ảnh vết bớt lở lói máu mủ của em đã lay động trái tim “biết yêu thương, biết chia sẻ” của họ, nên họ kéo đến giúp đỡ. Mẹ nói: Cứ để họ chụp hình, để họ có dịp khoe với bạn bè người thân là có đi làm từ thiện, và có tấm lòng như Trịnh Công Sơn viết: sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…

Em cười, sư ông nghe được cũng cười.

– Dẫu sao họ cũng là người tốt con ạ, cứ nhìn theo hướng tích cực.

***

Em chỉ thoáng nghĩ ngợi thôi. Tháng này mùa thu ngoài sân lá vàng rơi nhiều quá. Vết thương chảy máu ngày càng nhiều. Nó làm em đau, nhưng từ khi có nhóm người từ thiện đó xuất hiện, em biết thêm “khổ”.

Đau, thì ai cũng bị đau cả. Nhưng khổ thì người có người không.

Thường thì người ta hay gán ghép chung như “đau khổ”, “nghèo khổ”, “đói khổ”. Chính vì ghép chung như vậy nên mọi cái đau, cái nghèo, cái đói… đều khổ.

Sư ông nói vậy với em vào một buổi chiều nắng nhạt. Hàng sao nháy đã tàn tạ với những cơn mưa dài. Em nằm nghe từng lóng xương của mình nhức buốt. Em tập thở vào thật chậm, và thở ra thật chậm. Em mỉm cười với cái bớt ung thư. Em biết em sắp rời bỏ thế gian này rồi. Nhưng biết tìm đâu một hành tinh đẹp đẽ và xanh tươi như thế này?

Em thấy sư ông ngồi yên tĩnh trên chiếc chiếu đệm, tay cầm xâu chuỗi lần từng hạt, miệng niệm Bụt. Tiếng “Nam mô a đi dà” nghe sao êm dịu quá. Em đã nghe đã thấy không biết bao nhiêu lần, nhưng sao giờ phút này đây hình ảnh này đẹp quá, những ánh hào quang lung linh ẩn hiện trong dáng ngồi từ bi ấy. Em thấy hoa sa la đang hòa nhịp cùng. Em thấy bầu trời, em thấy đám mây trôi.

Em lại nhớ lời sư ông mỗi khi em đau và chảy máu: Con thấy không, con còn may mắn hơn rất nhiều người. Con có đôi mắt sáng và trong để nhìn thấy đất trời bao la mầu nhiệm xung quanh. Thấy được hạt sương lóng lánh trên đám cỏ, đêm qua tượng hình, sáng nay mất đi. Thấy được màu xanh mềm mại của những chiếc lá, theo tháng năm mưa nắng, chúng chuyển vàng, rồi một ngày thả mình bay theo gió để về với đất mẹ. Nhiều người cũng có đôi mắt như con, nhưng không phải ai cũng thấy được cái con đã thấy.

Con may mắn vì có đôi tai nghe rất rõ. Mỗi sớm mai, hay mỗi chiều vàng con có thể nghe tiếng chuông nhẹ ngân trên nóc thiền viện. Con có thể nghe tiếng lũ chim hót râm ran suốt mùa hè. Và con có thể nghe những giọt đàn của người hành khất hằng ngày đi ngang qua đây…

Và con may mắn có được trái tim biết rung cảm trước cuộc đời.

Nhớ đến đó, tự dưng em mỉm cười. Em thấy mình sao giống sư ông đến lạ. Hình như em với sư ông là một. Và hình như em với đất trời là một. Em may mắn lắm, vì em có cái bớt ung thư, vì gia đình em tan nát… nên em mới đến được nơi đây để mỗi ngày em chạm vào được bao điều kì diệu của vùng núi rừng này. Tất cả đều là duyên là phận. Tất cả đếu là có rồi không, đến rồi đi.

Em mỉm cười nhắm từ từ đôi mắt lại. Điều cuối cùng em nhìn thấy, là nơi đất ẩm trước sân đang có những mầm xanh vừa nứt chồi vươn lên…

Hiểu rồi rác cũng là hoa

Thương rồi muôn sự cho qua nhẹ nhàng

Tâm an trời đất sẽ an

Nhìn ra sân nắng cúc vàng lung linh.

Bình luận