Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Vô Thường

Về Đi

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung

Ông cụ nằm đó, mắt nhắm, hơi thở mệt nhọc và không còn sức để rên đau.

– Bác sĩ ơi, gắng cứu ba tôi. Tội nghiệp ổng lắm, một mình đi chạy xe cho công ty nuôi mười một anh em tôi ăn học thành tài.

– Bác sĩ ơi, kéo đến tháng Sáu được không? Tụi nhỏ ở bên Mỹ sẽ nghỉ hè, chị hai tôi dắt về gặp ông ngoại lần cuối.

– Bác sĩ ơi, chắc ba đau đớn lắm. Miếng dán Durogesic này là miếng cuối. Mai bác sĩ ghi toa thêm để tôi mua về dán cho ba đỡ đau.

Mình hết nhìn những người con rồi nhìn ông cụ. Từ đầu buổi khám bệnh đến giờ mình chưa nói được một câu nào.

Cuộc đời luôn là như thế, hội ngộ rồi chia ly…

91 tuổi, ung thư dạ dày, lao phổi cũ, suy thận, đái tháo đường, gãy cổ xương đùi… Bệnh nào cũng nặng, cũng dễ dàng đưa đến tử vong.

Biết cho thuốc gì đây ngoài Morphin giảm đau để kéo sự sống của ông cụ?

Mình thẫn thờ nhìn ra cửa sổ. Khu biệt thự Him Lam sạch đẹp và thoáng mát dù giữa trưa tháng Tư trời đổ lửa. Mình nhớ đến mấy ngày nay trên phương tiện truyền thông, người ta đang tranh cãi về “quyền được chết”, “quyền được kết thúc sự sống”. Một bên nói là nhân đạo. Một bên nói là vô nhân đạo.

Và còn đủ thứ quyền cần được “hợp pháp”, như quyền được chọn lại giới tính sau phẫu thuật chuyển giới, quyền được kết hôn đồng giới, quyền được tự do tôn giáo, quyền được tự do ngôn luận, quyền được biểu tình, quyền được nhờ mang thai hộ…

Cả đời chúng ta tranh đấu không ngừng, hết cho quyền này rồi đến quyền kia, với ước mong xã hội được trật tự và ổn định. Nhưng xã hội có bao giờ trật tự và ổn định đâu, nếu lòng mỗi con người chúng ta không trật tự và ổn định trước?

Mình lại nhớ đến lời của Thiền Sư No Ajahn Chan: Sinh và tử là một, bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Người ta buồn rầu than khóc khi ai đó mất đi và vui mừng nhảy múa khi ai đó được sinh ra. Thật khôi hài. Hãy khóc lóc khi ai đó được sinh ra, khóc cái gốc ấy, vì không có sinh thì sẽ không có tử. Thế nên, đừng buồn khi có người chết, cái khổ của họ hết rồi. Hãy buồn cho người mới sinh ra, vì họ lại đến, lại chịu khổ và chết lần nữa.

Ôi, đó là cái “biết” của Thiền Sư, còn chúng ta thì sao? Chúng ta đôi khi giống như một nô lệ.

Nô lệ bởi người khác. Nô lệ bởi bản ngã của mình. Nô lệ bởi “pháp luật” mà mình tạo nên.

Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi: Mình đang sống hay đang tồn tại?

Chẳng phải khi chúng ta hiểu được chính chúng ta là người duy nhất đủ thẩm quyền quyết định cho sự sống của chính mình, và sự chết của chính mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả… đó là khi chúng ta thật sự sống!

Sống là phải hân thưởng với cuộc sống! Sống là phải tuôn chảy cùng cuộc sống!

Kéo dài thêm làm gì cơ thể đang tàn hoại đớn đau? Kéo dài thêm làm gì khi những việc cơ bản nhất như thở, ăn, ngủ… đầy khó nhọc.

Chết lúc này mới nhẹ nhàng làm sao!

Ông cụ xiết chặt lấy bàn tay mình, nơi khóe mắt trào ra một dòng lệ. Dòng lệ trong veo!

Một giây nào đó mình có cảm tưởng ông nói với mình: Hãy cho tôi được kết thúc cuộc đời ở đây! Và mình đã trả lời: Khi duyên tận, tự nhiên mọi chuyện sẽ kết thúc.

Sống thanh thản, chết sẽ bình an!

– Bác sĩ!

– Hở? Hở?

– Tôi nghe người ta nói chích Hydrocortison có thể chống phù não, giảm đau, nâng huyết áp và kéo dài sự sống. Bác sĩ ra y lệnh cho ba tôi đi.

– Ông bị ung thư bao tử, đang xuất huyết mà, nếu chích thuốc đó sẽ xuất huyết nhiều hơn.

– Sao cứ rơi vào cái vòng lẩn quẩn thế này? Trời ơi!

Trên đường chạy từ quận Tân Bình về, mình khe khẽ hát chỉ đủ cho mình nghe thôi: “Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy. Nghe trăm năm về chết một ngày…”

“Nghe trăm năm về chết một ngày”… Làm sao không hoảng loạn và hụt hẫng?

“Thôi về đi, đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa…”

Về đi nhé ông!

Ông cụ nằm đó, mắt nhắm, hơi thở mệt nhọc và không còn sức để rên đau.

– Bác sĩ ơi, gắng cứu ba tôi. Tội nghiệp ổng lắm, một mình đi chạy xe cho công ty nuôi mười một anh em tôi ăn học thành tài.

– Bác sĩ ơi, kéo đến tháng Sáu được không? Tụi nhỏ ở bên Mỹ sẽ nghỉ hè, chị hai tôi dắt về gặp ông ngoại lần cuối.

– Bác sĩ ơi, chắc ba đau đớn lắm. Miếng dán Durogesic này là miếng cuối. Mai bác sĩ ghi toa thêm để tôi mua về dán cho ba đỡ đau.

Mình hết nhìn những người con rồi nhìn ông cụ. Từ đầu buổi khám bệnh đến giờ mình chưa nói được một câu nào.

Cuộc đời luôn là như thế, hội ngộ rồi chia ly…

91 tuổi, ung thư dạ dày, lao phổi cũ, suy thận, đái tháo đường, gãy cổ xương đùi… Bệnh nào cũng nặng, cũng dễ dàng đưa đến tử vong.

Biết cho thuốc gì đây ngoài Morphin giảm đau để kéo sự sống của ông cụ?

Mình thẫn thờ nhìn ra cửa sổ. Khu biệt thự Him Lam sạch đẹp và thoáng mát dù giữa trưa tháng Tư trời đổ lửa. Mình nhớ đến mấy ngày nay trên phương tiện truyền thông, người ta đang tranh cãi về “quyền được chết”, “quyền được kết thúc sự sống”. Một bên nói là nhân đạo. Một bên nói là vô nhân đạo.

Và còn đủ thứ quyền cần được “hợp pháp”, như quyền được chọn lại giới tính sau phẫu thuật chuyển giới, quyền được kết hôn đồng giới, quyền được tự do tôn giáo, quyền được tự do ngôn luận, quyền được biểu tình, quyền được nhờ mang thai hộ…

Cả đời chúng ta tranh đấu không ngừng, hết cho quyền này rồi đến quyền kia, với ước mong xã hội được trật tự và ổn định. Nhưng xã hội có bao giờ trật tự và ổn định đâu, nếu lòng mỗi con người chúng ta không trật tự và ổn định trước?

Mình lại nhớ đến lời của Thiền Sư No Ajahn Chan: Sinh và tử là một, bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Người ta buồn rầu than khóc khi ai đó mất đi và vui mừng nhảy múa khi ai đó được sinh ra. Thật khôi hài. Hãy khóc lóc khi ai đó được sinh ra, khóc cái gốc ấy, vì không có sinh thì sẽ không có tử. Thế nên, đừng buồn khi có người chết, cái khổ của họ hết rồi. Hãy buồn cho người mới sinh ra, vì họ lại đến, lại chịu khổ và chết lần nữa.

Ôi, đó là cái “biết” của Thiền Sư, còn chúng ta thì sao? Chúng ta đôi khi giống như một nô lệ.

Nô lệ bởi người khác. Nô lệ bởi bản ngã của mình. Nô lệ bởi “pháp luật” mà mình tạo nên.

Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi: Mình đang sống hay đang tồn tại?

Chẳng phải khi chúng ta hiểu được chính chúng ta là người duy nhất đủ thẩm quyền quyết định cho sự sống của chính mình, và sự chết của chính mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả… đó là khi chúng ta thật sự sống!

Sống là phải hân thưởng với cuộc sống! Sống là phải tuôn chảy cùng cuộc sống!

Kéo dài thêm làm gì cơ thể đang tàn hoại đớn đau? Kéo dài thêm làm gì khi những việc cơ bản nhất như thở, ăn, ngủ… đầy khó nhọc.

Chết lúc này mới nhẹ nhàng làm sao!

Ông cụ xiết chặt lấy bàn tay mình, nơi khóe mắt trào ra một dòng lệ. Dòng lệ trong veo!

Một giây nào đó mình có cảm tưởng ông nói với mình: Hãy cho tôi được kết thúc cuộc đời ở đây! Và mình đã trả lời: Khi duyên tận, tự nhiên mọi chuyện sẽ kết thúc.

Sống thanh thản, chết sẽ bình an!

– Bác sĩ!

– Hở? Hở?

– Tôi nghe người ta nói chích Hydrocortison có thể chống phù não, giảm đau, nâng huyết áp và kéo dài sự sống. Bác sĩ ra y lệnh cho ba tôi đi.

– Ông bị ung thư bao tử, đang xuất huyết mà, nếu chích thuốc đó sẽ xuất huyết nhiều hơn.

– Sao cứ rơi vào cái vòng lẩn quẩn thế này? Trời ơi!

Trên đường chạy từ quận Tân Bình về, mình khe khẽ hát chỉ đủ cho mình nghe thôi: “Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy. Nghe trăm năm về chết một ngày…”

“Nghe trăm năm về chết một ngày”… Làm sao không hoảng loạn và hụt hẫng?

“Thôi về đi, đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa…”

Về đi nhé ông!

Bình luận