Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vô Thường

Mẹ Ơi

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút

Chín giờ đêm, mình nhận cấp cứu một bệnh nhân nữ 20 tuổi được chuyển đến trong tình trạng choáng nhiễm trùng đang dùng thuốc vận mạch liều cao.

Người nhà khai: Hai ngày trước nó sốt, nôn ói, có đến khám bác sĩ tư được cho uống thuốc. Sáng nay nó sốt cao hơn, nói sảng, bứt rứt, vợ chồng tui đưa đi cấp cứu tại trung tâm y tế và chuyển lên đây.

– Cô chú là cha mẹ của bệnh nhân?

– Dạ không. Tui là chú ruột. Ba nó mất lúc nó hai tuổi. Mẹ nó bỏ nó cho vợ chồng tui nuôi rồi đi biền biệt.

– Chú có biết bệnh nhân bị bệnh gì trước đây không?

– Dạ, vợ chồng tui mần ruộng, không biết chữ, hai năm trước nó sụt cân khám bệnh mới biết tiểu đường và phải chích Insulin gì đó mỗi ngày.

– Tình trạng bệnh nhân rất xấu, tri giác mê sảng, huyết áp tụt. Nãy giờ chúng tôi cấp cứu liên tục nhưng có lẽ không cứu vãn nổi.

– Bác sĩ nói sao tụi tui nghe vậy. Hồi trưa này nó còn rên la đau bụng mà bác sĩ.

Hơn một giờ sau khi đến bệnh viện, bệnh nhân mê sâu, được thở máy, được dùng kháng sinh mạnh và vận mạch.

Lúc hai giờ sáng, bệnh nhân đột ngột ngưng tim. Mình và ê kíp trực xoa bóp tim, dùng Adrenaline.

Gần ba giờ sáng, người nhà xin ngưng hồi sức và cho bệnh nhân xuất viện.

Mình lặng người đi. Giá như mình không phải trực cấp cứu… Giá như mình không phải nhìn thấy những cảnh mất mát chia lìa đau đớn này…

Nhưng biết làm sao được, hễ là con người thì phải có sinh có tử, có đến có đi.

Chú thím của bệnh nhân là nông dân, một chữ bẻ đôi cũng không biết, vậy mà vẫn gánh gồng nuôi dưỡng bệnh nhân trưởng thành. Công nuôi dưỡng bảo bọc nhiều khi còn quí hơn cả công sinh đẻ.

– Mẹ nó theo trai bác sĩ ơi, bỏ nó hồi còn đỏ hỏn à. Vợ chồng tui… hức hức… âu cũng là cái số của nó mà.

– Thôi đi bà. Đừng khóc nữa. Đâu có biết chắc mẹ nó theo trai, mà bà nói kẻo mang tội.

Chú bệnh nhân quàng tay qua vai vợ, giọng nói người miền Nam sao mà… thương quá. Ừ thì người miền Nam luôn là như vậy, sống chân chất, hiền lành và rộng lượng.

Tấm lòng như dòng sông đỏ nặng phù sa, luôn biết tha thứ luôn biết yêu thương.

Mình kể lại câu chuyện này vì trong suốt quá trình cấp cứu bệnh nhân nằm mê sảng, bên cạnh những tiếng rên là những tiếng kêu: Mẹ ơi… Mẹ ơi…

– Mẹ ơi… Mẹ ơi… Mẹ ơi…

Ừ thì chiếc lá nào rồi cũng rơi về cội, trong tim chúng ta bao giờ cũng có Mẹ hiện diện bình yên để mỗi khi đau đớn, mỗi khi gục ngã, mỗi khi kiệt sức trước cuộc đời giông bão vô thường này, chúng ta sẽ cất tiếng gọi: Mẹ ơi!

– Mẹ ơi…

Chín giờ đêm, mình nhận cấp cứu một bệnh nhân nữ 20 tuổi được chuyển đến trong tình trạng choáng nhiễm trùng đang dùng thuốc vận mạch liều cao.

Người nhà khai: Hai ngày trước nó sốt, nôn ói, có đến khám bác sĩ tư được cho uống thuốc. Sáng nay nó sốt cao hơn, nói sảng, bứt rứt, vợ chồng tui đưa đi cấp cứu tại trung tâm y tế và chuyển lên đây.

– Cô chú là cha mẹ của bệnh nhân?

– Dạ không. Tui là chú ruột. Ba nó mất lúc nó hai tuổi. Mẹ nó bỏ nó cho vợ chồng tui nuôi rồi đi biền biệt.

– Chú có biết bệnh nhân bị bệnh gì trước đây không?

– Dạ, vợ chồng tui mần ruộng, không biết chữ, hai năm trước nó sụt cân khám bệnh mới biết tiểu đường và phải chích Insulin gì đó mỗi ngày.

– Tình trạng bệnh nhân rất xấu, tri giác mê sảng, huyết áp tụt. Nãy giờ chúng tôi cấp cứu liên tục nhưng có lẽ không cứu vãn nổi.

– Bác sĩ nói sao tụi tui nghe vậy. Hồi trưa này nó còn rên la đau bụng mà bác sĩ.

Hơn một giờ sau khi đến bệnh viện, bệnh nhân mê sâu, được thở máy, được dùng kháng sinh mạnh và vận mạch.

Lúc hai giờ sáng, bệnh nhân đột ngột ngưng tim. Mình và ê kíp trực xoa bóp tim, dùng Adrenaline.

Gần ba giờ sáng, người nhà xin ngưng hồi sức và cho bệnh nhân xuất viện.

Mình lặng người đi. Giá như mình không phải trực cấp cứu… Giá như mình không phải nhìn thấy những cảnh mất mát chia lìa đau đớn này…

Nhưng biết làm sao được, hễ là con người thì phải có sinh có tử, có đến có đi.

Chú thím của bệnh nhân là nông dân, một chữ bẻ đôi cũng không biết, vậy mà vẫn gánh gồng nuôi dưỡng bệnh nhân trưởng thành. Công nuôi dưỡng bảo bọc nhiều khi còn quí hơn cả công sinh đẻ.

– Mẹ nó theo trai bác sĩ ơi, bỏ nó hồi còn đỏ hỏn à. Vợ chồng tui… hức hức… âu cũng là cái số của nó mà.

– Thôi đi bà. Đừng khóc nữa. Đâu có biết chắc mẹ nó theo trai, mà bà nói kẻo mang tội.

Chú bệnh nhân quàng tay qua vai vợ, giọng nói người miền Nam sao mà… thương quá. Ừ thì người miền Nam luôn là như vậy, sống chân chất, hiền lành và rộng lượng.

Tấm lòng như dòng sông đỏ nặng phù sa, luôn biết tha thứ luôn biết yêu thương.

Mình kể lại câu chuyện này vì trong suốt quá trình cấp cứu bệnh nhân nằm mê sảng, bên cạnh những tiếng rên là những tiếng kêu: Mẹ ơi… Mẹ ơi…

– Mẹ ơi… Mẹ ơi… Mẹ ơi…

Ừ thì chiếc lá nào rồi cũng rơi về cội, trong tim chúng ta bao giờ cũng có Mẹ hiện diện bình yên để mỗi khi đau đớn, mỗi khi gục ngã, mỗi khi kiệt sức trước cuộc đời giông bão vô thường này, chúng ta sẽ cất tiếng gọi: Mẹ ơi!

– Mẹ ơi…

Bình luận
2880
× sticky