Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vô Thường

Sống Sâu

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút

Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi:

– Sao chú muốn thử đường huyết?

– Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.

– Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, thận và đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.

Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.

– Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?

– Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.

Khi cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời, dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.

– Chú hút thuốc nhiều không?

– Cỡ một gói một ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.

– Chú uống rượu nhiều không?

– Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với anh em, người vài xị.

– Chú có vợ con gì không?

– Dạ, một vợ, ba con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên tụi nó bỏ lên Bình Dương làm công nhân hết rồi.

– Cháu nghĩ chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khám.

– Tôi bị lao hả bác sĩ.

– Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng…

– Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm.

– Cháu nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.

– Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?

– Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết(1) … mới có thể kết luận.

Một khoảng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoảng mười lăm phút sau mới trở lại bình thường.

– Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?

– Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu ung thư thì có thể vài tháng, vài năm… Tùy vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào phương pháp điều trị.

– Tại sao lại là tôi chứ?

– Tại sao không là chú?

– Tại…

Lại một khoảng im lặng kéo dài. Mình không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ Hai rất đông.

– Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?

– Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.

Mình vẫn hay tự hỏi: Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.

Lúc trước mình còn ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ thì mình không còn ngạc nhiên nữa. Vì đã hiểu một phần. “Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu”, hình như rất đúng khi mô tả con người Việt Nam. Mỗi chiều tối đi làm về thấy quán nhậu nào cũng đông nghẹt khách. Hết chén chú đến chén anh.

Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục… làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.

– Bây giờ tôi phải làm sao?

– Bây giờ cháu kê thuốc tiểu đường cho chú, còn bệnh phổi chú phải qua bên Phạm Ngọc Thạch, bên đó chuyên hơn.

– Bác sĩ nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa để tôi thu xếp nhà cửa.

– Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là họa. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?

– Sống thật sâu?

– Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ chú và thì thầm lời cám ơn? Ví dụ như có bao giờ chú chở ba chú qua con đường làng nơi ngày xưa ba chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thủy đã đi với chú ngần ấy năm mà không một tiếng than vãn dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?

– Bác sĩ… tôi… tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.

– Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú thôi đủ làm họ hạnh phúc?

– Ơ…

– Vậy đó, sống sâu là sống với những điều nhỏ bé đơn giản như thế. Cuộc sống vô thường và con người ai mà không có bệnh có tử. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận được thôi. Từ chấp nhận đến quay lại nhìn về chính mình gần trong gang tấc.

– Cám ơn bác sĩ.

***

– Chú ấy là gì của anh?

– Cha ruột.

– Anh có hay đưa chú đi khám bệnh không?

– Bận lắm bác sĩ ơi, với lại ở xa nhau.

– Anh có biết ba anh bị ung thư phổi?

– Dạ…

– Ông ấy hút thuốc nhiều lắm không?

– Chẳng những hút thuốc còn uống rượu. Mỗi khi say xỉn về là đập phá nhà cửa chửi bới vợ con… Tôi nói thiệt từ nhỏ đến giờ ổng chưa dạy tôi bất cứ điều gì. Anh em tôi chẳng được đi học…

– Anh có hận chú không?

– Không.

– Không?

– Dạ, tốt xấu ổng cũng là cha mình mà bác sĩ. Đúng hay sai đâu có lỗi do ổng, tại ông bà hay môi trường sống nó thế.

Mình bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.

Anh ta làm công nhân, chắc chắn là ít học. Nhưng học chữ cho nhiều vào làm gì, bằng cấp tiến sĩ giáo sư làm chi mà không biết quan tâm yêu thương cha mẹ già, không biết sống sao cho có tình có nghĩa.

– Bệnh này điều trị tốn kém lắm, về mua bảo hiểm gấp đi. Được đồng nào hay đồng đó.

– Dạ.

Nhìn hai cha con bước ra khỏi phòng khám mà lòng mình chùng xuống. Mình mong có phép lạ xảy ra, bởi cuộc sống không bao giờ lại làm ngơ với một người con chí hiếu.

– Tốt xấu ổng cũng là cha mình. Câu nói ấy theo đuổi mình tới tận bây giờ!

Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi:

– Sao chú muốn thử đường huyết?

– Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.

– Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, thận và đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.

Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.

– Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?

– Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.

Khi cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời, dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.

– Chú hút thuốc nhiều không?

– Cỡ một gói một ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.

– Chú uống rượu nhiều không?

– Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với anh em, người vài xị.

– Chú có vợ con gì không?

– Dạ, một vợ, ba con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên tụi nó bỏ lên Bình Dương làm công nhân hết rồi.

– Cháu nghĩ chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khám.

– Tôi bị lao hả bác sĩ.

– Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng…

– Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm.

– Cháu nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.

– Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?

– Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết(1) … mới có thể kết luận.

Một khoảng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoảng mười lăm phút sau mới trở lại bình thường.

– Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?

– Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu ung thư thì có thể vài tháng, vài năm… Tùy vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào phương pháp điều trị.

– Tại sao lại là tôi chứ?

– Tại sao không là chú?

– Tại…

Lại một khoảng im lặng kéo dài. Mình không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ Hai rất đông.

– Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?

– Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.

Mình vẫn hay tự hỏi: Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.

Lúc trước mình còn ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ thì mình không còn ngạc nhiên nữa. Vì đã hiểu một phần. “Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu”, hình như rất đúng khi mô tả con người Việt Nam. Mỗi chiều tối đi làm về thấy quán nhậu nào cũng đông nghẹt khách. Hết chén chú đến chén anh.

Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục… làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.

– Bây giờ tôi phải làm sao?

– Bây giờ cháu kê thuốc tiểu đường cho chú, còn bệnh phổi chú phải qua bên Phạm Ngọc Thạch, bên đó chuyên hơn.

– Bác sĩ nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa để tôi thu xếp nhà cửa.

– Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là họa. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?

– Sống thật sâu?

– Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ chú và thì thầm lời cám ơn? Ví dụ như có bao giờ chú chở ba chú qua con đường làng nơi ngày xưa ba chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thủy đã đi với chú ngần ấy năm mà không một tiếng than vãn dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?

– Bác sĩ… tôi… tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.

– Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú thôi đủ làm họ hạnh phúc?

– Ơ…

– Vậy đó, sống sâu là sống với những điều nhỏ bé đơn giản như thế. Cuộc sống vô thường và con người ai mà không có bệnh có tử. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận được thôi. Từ chấp nhận đến quay lại nhìn về chính mình gần trong gang tấc.

– Cám ơn bác sĩ.

***

– Chú ấy là gì của anh?

– Cha ruột.

– Anh có hay đưa chú đi khám bệnh không?

– Bận lắm bác sĩ ơi, với lại ở xa nhau.

– Anh có biết ba anh bị ung thư phổi?

– Dạ…

– Ông ấy hút thuốc nhiều lắm không?

– Chẳng những hút thuốc còn uống rượu. Mỗi khi say xỉn về là đập phá nhà cửa chửi bới vợ con… Tôi nói thiệt từ nhỏ đến giờ ổng chưa dạy tôi bất cứ điều gì. Anh em tôi chẳng được đi học…

– Anh có hận chú không?

– Không.

– Không?

– Dạ, tốt xấu ổng cũng là cha mình mà bác sĩ. Đúng hay sai đâu có lỗi do ổng, tại ông bà hay môi trường sống nó thế.

Mình bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.

Anh ta làm công nhân, chắc chắn là ít học. Nhưng học chữ cho nhiều vào làm gì, bằng cấp tiến sĩ giáo sư làm chi mà không biết quan tâm yêu thương cha mẹ già, không biết sống sao cho có tình có nghĩa.

– Bệnh này điều trị tốn kém lắm, về mua bảo hiểm gấp đi. Được đồng nào hay đồng đó.

– Dạ.

Nhìn hai cha con bước ra khỏi phòng khám mà lòng mình chùng xuống. Mình mong có phép lạ xảy ra, bởi cuộc sống không bao giờ lại làm ngơ với một người con chí hiếu.

– Tốt xấu ổng cũng là cha mình. Câu nói ấy theo đuổi mình tới tận bây giờ!

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Bình luận