Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vô Thường

Không Biết Trước

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút

Bệnh nhân nam mới 27 tuổi, nhập viện vì khó thở. Toàn thân bệnh nhân tái mét đổ mồ hôi, khuôn mặt hốt hoảng lo âu, cứ hếch lên đớp không khí. Sự sống mỏng manh như mành treo chuông. Phù phổi cấp trên bệnh nền tăng huyết áp suy thận mạn giai đoạn cuối.

Mình liền ra y lệnh cho y tá: Thở oxy, gối cao đầu, mau furosemide, nitrat glyceryl…

– Nó bị hội chứng thận hư đã ba năm nay rồi, bác sĩ. Vợ bỏ đi theo trai. Năm ngoái suy thận phải chạy thận nhân tạo. Đời gì mà nghiệt ngã.

Nghe mẹ bệnh nhân kể, mình xót xa trong lòng. 27 tuổi có thể nói là tuổi đẹp nhất của người đàn ông, tràn trề sức sống, đủ chín trong sự nghiệp, trong hôn nhân, vậy mà bệnh nhân phải vật lộn với căn bệnh thận quái ác, mỗi tuần ba lần vào viện chạy thận, quá trình điều trị mỏi mệt biết bao.

Và chợt nhìn lại, thấy mình cứ mãi than vãn về những khó khăn, những chuyện bực bội vụn vặt hằng ngày, mà quên… mình đã có rất nhiều thứ, có sức khỏe, có gia đình để yêu thương để đi về…

***

Tiếng còi xe cấp cứu hụ nát cả khu phố, như tiếng hét cuối cùng của một người đang giãy chết. Bà cụ 90 tuổi, suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng. Từng phút trôi qua căng thẳng tột cùng. Bà cụ đã nằm một chỗ từ rất lâu sau đợt tai biến mạch máu não nặng cách đây mười lăm năm, được nuôi ăn qua sonde dạ dày. Mình phân vân đứng đó, kéo hay buông? Biết đâu sự ra đi là giải thoát bà cụ khỏi nỗi đọa đày. Nhưng khi nhìn mặt những người con, thì mình biết mình phải kéo. Ai cũng muốn mẹ cha sống mãi bên mình.

Con của bà cụ nức nở: Bác sĩ ơi, cố hết sức nhé! Không cần dùng bảo hiểm đâu, cứ dùng thuốc tốt, gia đình có tiền.

– Bà cụ đã 90 rồi…

– 90 là tuổi của trời rồi đúng không bác sĩ? Nhưng bác sĩ ơi, không nỗi đau nào hơn khi mình biết mình mất mẹ vĩnh viễn. Bác sĩ… cứu giùm.

Tự nhiên nước mắt mình trào ra. Tình cảm chân thành của người con ấy đã chạm vào trái tim ngỡ đã chai đá rồi với những cảnh chia ly mất mát nơi phòng cấp cứu.

Mình bất lực quá. Trong khi cuộc sống quá đỗi vô thường.

Ừ thì, tiền có thể mua được rất nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng tiền không bao giờ mua được sinh mạng của con người.

Bởi vậy, được sống, được khỏe mạnh, được bình yên dưới mái nhà, đó là niềm hạnh phúc.

Và mình đã tự hỏi: Có bao giờ mình cám ơn cuộc sống không, khi cho mình quá nhiều thứ? Chẳng phải còn được đứng đây khỏe mạnh có hiểu biết mà ra y lệnh chiến đấu cùng thần chết mong giành lại được những phận người mỏng manh.

Và đó cũng là câu trả lời, tại sao mình chọn nghề Y, dù nghề Y “bạc” lắm. Bao nhiêu nhọc nhằn, bao nhiêu được mất phút chốc tan biến, chỉ còn khoảnh khắc giữa bác sĩ và bệnh nhân cùng nhau vượt qua bước chông chênh bấp bênh của cuộc đời.

Bạn ơi, có bao giờ bạn cũng như mình, cũng quay cuồng trong những lo toan, nhiều khi mệt nhoài mà quên… mình đang sống. Tới một ngày, một ngày không – biết – trước, chúng ta sẽ cố giơ tay chới với trong khoảng không cầu mong được cứu. Chúng ta sẽ cố hếch lên để thở, từng hơi thở khó nhọc, và ánh mắt sẽ hoảng hốt khi thấy tử thần đang đứng nơi đầu giường. Ngày đó không – biết – trước.

Bệnh nhân nam mới 27 tuổi, nhập viện vì khó thở. Toàn thân bệnh nhân tái mét đổ mồ hôi, khuôn mặt hốt hoảng lo âu, cứ hếch lên đớp không khí. Sự sống mỏng manh như mành treo chuông. Phù phổi cấp trên bệnh nền tăng huyết áp suy thận mạn giai đoạn cuối.

Mình liền ra y lệnh cho y tá: Thở oxy, gối cao đầu, mau furosemide, nitrat glyceryl…

– Nó bị hội chứng thận hư đã ba năm nay rồi, bác sĩ. Vợ bỏ đi theo trai. Năm ngoái suy thận phải chạy thận nhân tạo. Đời gì mà nghiệt ngã.

Nghe mẹ bệnh nhân kể, mình xót xa trong lòng. 27 tuổi có thể nói là tuổi đẹp nhất của người đàn ông, tràn trề sức sống, đủ chín trong sự nghiệp, trong hôn nhân, vậy mà bệnh nhân phải vật lộn với căn bệnh thận quái ác, mỗi tuần ba lần vào viện chạy thận, quá trình điều trị mỏi mệt biết bao.

Và chợt nhìn lại, thấy mình cứ mãi than vãn về những khó khăn, những chuyện bực bội vụn vặt hằng ngày, mà quên… mình đã có rất nhiều thứ, có sức khỏe, có gia đình để yêu thương để đi về…

***

Tiếng còi xe cấp cứu hụ nát cả khu phố, như tiếng hét cuối cùng của một người đang giãy chết. Bà cụ 90 tuổi, suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng. Từng phút trôi qua căng thẳng tột cùng. Bà cụ đã nằm một chỗ từ rất lâu sau đợt tai biến mạch máu não nặng cách đây mười lăm năm, được nuôi ăn qua sonde dạ dày. Mình phân vân đứng đó, kéo hay buông? Biết đâu sự ra đi là giải thoát bà cụ khỏi nỗi đọa đày. Nhưng khi nhìn mặt những người con, thì mình biết mình phải kéo. Ai cũng muốn mẹ cha sống mãi bên mình.

Con của bà cụ nức nở: Bác sĩ ơi, cố hết sức nhé! Không cần dùng bảo hiểm đâu, cứ dùng thuốc tốt, gia đình có tiền.

– Bà cụ đã 90 rồi…

– 90 là tuổi của trời rồi đúng không bác sĩ? Nhưng bác sĩ ơi, không nỗi đau nào hơn khi mình biết mình mất mẹ vĩnh viễn. Bác sĩ… cứu giùm.

Tự nhiên nước mắt mình trào ra. Tình cảm chân thành của người con ấy đã chạm vào trái tim ngỡ đã chai đá rồi với những cảnh chia ly mất mát nơi phòng cấp cứu.

Mình bất lực quá. Trong khi cuộc sống quá đỗi vô thường.

Ừ thì, tiền có thể mua được rất nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng tiền không bao giờ mua được sinh mạng của con người.

Bởi vậy, được sống, được khỏe mạnh, được bình yên dưới mái nhà, đó là niềm hạnh phúc.

Và mình đã tự hỏi: Có bao giờ mình cám ơn cuộc sống không, khi cho mình quá nhiều thứ? Chẳng phải còn được đứng đây khỏe mạnh có hiểu biết mà ra y lệnh chiến đấu cùng thần chết mong giành lại được những phận người mỏng manh.

Và đó cũng là câu trả lời, tại sao mình chọn nghề Y, dù nghề Y “bạc” lắm. Bao nhiêu nhọc nhằn, bao nhiêu được mất phút chốc tan biến, chỉ còn khoảnh khắc giữa bác sĩ và bệnh nhân cùng nhau vượt qua bước chông chênh bấp bênh của cuộc đời.

Bạn ơi, có bao giờ bạn cũng như mình, cũng quay cuồng trong những lo toan, nhiều khi mệt nhoài mà quên… mình đang sống. Tới một ngày, một ngày không – biết – trước, chúng ta sẽ cố giơ tay chới với trong khoảng không cầu mong được cứu. Chúng ta sẽ cố hếch lên để thở, từng hơi thở khó nhọc, và ánh mắt sẽ hoảng hốt khi thấy tử thần đang đứng nơi đầu giường. Ngày đó không – biết – trước.

Bình luận