Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vô Thường

Nơi Tình Yêu Bắt Đầu

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút

– Bác sĩ thấy tui không bác sĩ?

Ông vừa nói vừa kéo tay áo sơ mi lên khoe “chuột” làm mình bật cười. Và mình đã cười suốt cho lần đầu tiên đến khám bệnh tại nhà bệnh nhân mới.

– Tui khỏe lắm. Nhưng vợ tui yếu lắm. Bả bị tai biến, liệt nửa người đi lại khó khăn.

– Nhưng vợ tui giỏi lắm nghe bác sĩ. Một tay bả chăm sóc mười một đứa con đó.

Ông dẫn mình ra phòng khách chỉ lên bức hình treo trên tường.

– Đó, thằng đứng giữa là con lớn nhất, nó là chủ tịch tỉnh X, nhỏ đứng kế bên làm viện trưởng viện Y… Bác sĩ thấy sao?

Mình nhìn thấy trong mắt ông long lanh niềm hạnh phúc. Còn niềm hạnh phúc và tự hào nào hơn cho một người cha bao nhiêu năm vất vả chắt chiu nuôi con, và thấy được con mình đã trưởng thành.

Thoáng đó thôi mà đã bảy năm… Mình chẳng nhớ nổi đã khám và điều trị cho ông bà bao nhiêu lần rồi.

Mỗi lần ông hay bà nhập viện là mỗi lần mình cảm nhận được tình yêu rất đỗi dịu dàng nơi họ.

Bà bị tai biến rất ít nói. Còn ông thì lúc nào cũng líu lo.

Và rồi một ngày ông bị trượt chân gãy cổ xương đùi. 90 tuổi, chẳng làm gì được nữa ngoài việc chăm sóc ông tại giường.

– Bác sĩ biết sao không. Mỗi sáng cô đẩy ba má cô ra sân phơi nắng cho tập mấy động tác quơ tay quơ chân như bác sĩ dặn, ba cô đều cầm tay má cô hun rất dịu dàng đó. Ly cà phê đá cũng uống chung nữa.

Thật, ngôn từ giới hạn quá, mình không làm sao để diễn tả được tình cảm của ông dành cho bà.

Khi ông nôn ra máu và đi cầu phân đen, với kết quả soi cộng giải phẫu bệnh: Ung thư dạ dày, mình nghĩ ông sẽ ra đi trước. Ai ngờ sáng hôm nọ bà lại hôn mê. Người nhà đưa vào bệnh viện, mấy hôm sau thì mất.

Tất cả người con đều đồng ý là không cho ông hay. Ngày đầu ông hỏi: Má tụi bây đâu rồi?

– Đi bệnh viện để bác Du điều trị rồi. Má bị sốt.

Rồi hai tuần sau ông lại hỏi: Sao má tụi bây lâu quá không về?

– Dạ tại bệnh đợt này hơi nặng.

– Ủa, bình thường con Hường hay chăm má tụi bây, sao ba thấy nó ở nhà?

– À… Tại vì chị Hường phải chăm sóc cho ba.

– Tụi bây có giấu ba chuyện gì không?

– Dạ, đâu có…

Một buổi chiều nọ mọi người trong nhà giật mình thấy ông ngồi trước bàn thờ của bà. Ông khóc. Không biết bằng sức lực nào ông có thể leo xuống giường và bò ra được phòng khách.

Từ đó ông bỏ ăn và không nói chuyện nữa.

Người nhà mời mình đến… Mình nhìn ông nằm lặng lẽ trên giường với đôi mắt buồn vời vợi… Thú thật lúc đó mình nghe xơ xác cả lòng. Mình tin trong cuộc sống đầy khắc nghiệt này luôn luôn có một tình yêu dịu dàng tinh khiết như nắng ban mai, không gì có thể làm thay đổi được.

– Đặt ống nuôi ăn qua mũi thì không được rồi vì ông còn tỉnh, ông sẽ giật ra. Chỉ còn cách truyền dịch và đạm thôi. Nhưng người nhà phải ngồi canh mới được.

Hai tháng nữa trôi qua, và rồi chín giờ Chủ nhật này mình nhận được điện thoại: Bác Du ơi, xuống nhà cô gấp đi. Ông sắp đi rồi.

Mình vội chạy xuống. Trong nhà bây giờ đã đủ mười một người con và rất nhiều cháu. Mình đến bên giường nắm lấy tay ông. Nơi khóe mắt ông tuôn chảy một dòng lệ. Dòng lệ long lanh. Mình có cảm giác ông xiết tay mình một cái rồi nhẹ nhàng nhắm mắt.

– Ba ơi…

Những người con như đổ gục xuống.

Ông đã ra đi!

Mình biết ông đã để mặc cho mình chết đi vì trên cuộc đời này chẳng còn gì có thể níu kéo ông nữa…

Mình biết bà đang đứng đợi ông nơi khu vườn đầy tiếng chim sẻ hót và hoa ti gôn nở với nụ cười thật hiền từ yêu thương…

– Bác sĩ thấy tui không bác sĩ?

Ông vừa nói vừa kéo tay áo sơ mi lên khoe “chuột” làm mình bật cười. Và mình đã cười suốt cho lần đầu tiên đến khám bệnh tại nhà bệnh nhân mới.

– Tui khỏe lắm. Nhưng vợ tui yếu lắm. Bả bị tai biến, liệt nửa người đi lại khó khăn.

– Nhưng vợ tui giỏi lắm nghe bác sĩ. Một tay bả chăm sóc mười một đứa con đó.

Ông dẫn mình ra phòng khách chỉ lên bức hình treo trên tường.

– Đó, thằng đứng giữa là con lớn nhất, nó là chủ tịch tỉnh X, nhỏ đứng kế bên làm viện trưởng viện Y… Bác sĩ thấy sao?

Mình nhìn thấy trong mắt ông long lanh niềm hạnh phúc. Còn niềm hạnh phúc và tự hào nào hơn cho một người cha bao nhiêu năm vất vả chắt chiu nuôi con, và thấy được con mình đã trưởng thành.

Thoáng đó thôi mà đã bảy năm… Mình chẳng nhớ nổi đã khám và điều trị cho ông bà bao nhiêu lần rồi.

Mỗi lần ông hay bà nhập viện là mỗi lần mình cảm nhận được tình yêu rất đỗi dịu dàng nơi họ.

Bà bị tai biến rất ít nói. Còn ông thì lúc nào cũng líu lo.

Và rồi một ngày ông bị trượt chân gãy cổ xương đùi. 90 tuổi, chẳng làm gì được nữa ngoài việc chăm sóc ông tại giường.

– Bác sĩ biết sao không. Mỗi sáng cô đẩy ba má cô ra sân phơi nắng cho tập mấy động tác quơ tay quơ chân như bác sĩ dặn, ba cô đều cầm tay má cô hun rất dịu dàng đó. Ly cà phê đá cũng uống chung nữa.

Thật, ngôn từ giới hạn quá, mình không làm sao để diễn tả được tình cảm của ông dành cho bà.

Khi ông nôn ra máu và đi cầu phân đen, với kết quả soi cộng giải phẫu bệnh: Ung thư dạ dày, mình nghĩ ông sẽ ra đi trước. Ai ngờ sáng hôm nọ bà lại hôn mê. Người nhà đưa vào bệnh viện, mấy hôm sau thì mất.

Tất cả người con đều đồng ý là không cho ông hay. Ngày đầu ông hỏi: Má tụi bây đâu rồi?

– Đi bệnh viện để bác Du điều trị rồi. Má bị sốt.

Rồi hai tuần sau ông lại hỏi: Sao má tụi bây lâu quá không về?

– Dạ tại bệnh đợt này hơi nặng.

– Ủa, bình thường con Hường hay chăm má tụi bây, sao ba thấy nó ở nhà?

– À… Tại vì chị Hường phải chăm sóc cho ba.

– Tụi bây có giấu ba chuyện gì không?

– Dạ, đâu có…

Một buổi chiều nọ mọi người trong nhà giật mình thấy ông ngồi trước bàn thờ của bà. Ông khóc. Không biết bằng sức lực nào ông có thể leo xuống giường và bò ra được phòng khách.

Từ đó ông bỏ ăn và không nói chuyện nữa.

Người nhà mời mình đến… Mình nhìn ông nằm lặng lẽ trên giường với đôi mắt buồn vời vợi… Thú thật lúc đó mình nghe xơ xác cả lòng. Mình tin trong cuộc sống đầy khắc nghiệt này luôn luôn có một tình yêu dịu dàng tinh khiết như nắng ban mai, không gì có thể làm thay đổi được.

– Đặt ống nuôi ăn qua mũi thì không được rồi vì ông còn tỉnh, ông sẽ giật ra. Chỉ còn cách truyền dịch và đạm thôi. Nhưng người nhà phải ngồi canh mới được.

Hai tháng nữa trôi qua, và rồi chín giờ Chủ nhật này mình nhận được điện thoại: Bác Du ơi, xuống nhà cô gấp đi. Ông sắp đi rồi.

Mình vội chạy xuống. Trong nhà bây giờ đã đủ mười một người con và rất nhiều cháu. Mình đến bên giường nắm lấy tay ông. Nơi khóe mắt ông tuôn chảy một dòng lệ. Dòng lệ long lanh. Mình có cảm giác ông xiết tay mình một cái rồi nhẹ nhàng nhắm mắt.

– Ba ơi…

Những người con như đổ gục xuống.

Ông đã ra đi!

Mình biết ông đã để mặc cho mình chết đi vì trên cuộc đời này chẳng còn gì có thể níu kéo ông nữa…

Mình biết bà đang đứng đợi ông nơi khu vườn đầy tiếng chim sẻ hót và hoa ti gôn nở với nụ cười thật hiền từ yêu thương…

Bình luận