Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vô Thường

Ngủ Trong Lúc Thức – Thức Trong Lúc Ngủ

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung

Bốn giờ chiều: Nhận trực.

Bé Hương y tá hỏi mình:

– Bác tin con người ta có “số” không?

– Tại sao em hỏi vậy?

– Nhỏ Lan khoa cấp cứu hô hấp đó, mới 25 tuổi đang mang thai con đầu lòng, mấy ngày trước nó bị sốt, trưa nay em nghe nó chết rồi, sốt xuất huyết ác tính. Chết cả mẹ lẫn con.

– …

Rất lâu sau đó mình mới nói được: Ừ, anh tin con người ta có “số”. Tự dưng ngày đó giờ đó phút đó chuyện đó xảy ra. Nhưng tin không có nghĩa là chấp nhận và buông xuôi, vì ông bà ta vẫn hay dạy: Đức năng thắng số. Ngày mai của chúng ta tuỳ thuộc vào thái độ sống hôm nay mà!

– Trời ơi, bác nói gì khó hiểu quá.

– Ừ thì… Mà thôi… Chính vì có bất ngờ chúng ta mới có hy vọng và có hứng thú.

– Dạ?

– Chính vì có bệnh có tử, chúng ta mới bớt tự đại, tham lam và sân si.

– …

Tám giờ ba mươi phút tối:

Một người mẹ tiều tụy đẩy đứa con trai khoảng 40 tuổi vào phòng cấp cứu.

– Nó uống thuốc ngủ tự tử.

Ba mươi phút xúc ruột trôi qua. Ba giờ đồng hồ chờ đợi trong mỏi mòn của người mẹ. Cuối cùng bệnh nhân cũng thoát chết. Điều đầu tiên phòng cấp cứu nghe được:

– Cứu tôi làm gì? Sao không để tôi chết đi.

Chị y tá nói thầm vào tai mình:

– Nói kiểu vô ơn vậy trời?

Mình mỉm cười. Có mấy ai đi qua phòng cấp cứu biết ơn bác sĩ đâu? Vì có ai nhận ra rằng: Trong cơn thập tử nhất sinh, bác sĩ cấp cứu như người mẹ, sinh ra mình lần thứ hai.

– Điều gì làm anh muốn chết?

– Tôi đã mất tất cả. Công ty thì phá sản. Tôi thì chẳng còn thanh danh. Tối qua người mà tôi yêu nhất cũng đã bỏ tôi đi… Chẳng còn gì đáng sống nữa.

– Không. Anh còn một kho báu.

– Bác sĩ đừng nói đó là kinh nghiệm.

Rõ ràng bệnh nhân không đơn giản. Mình mỉm cười, lắc đầu, chỉ tay về phía cửa sổ lờ mờ trong đêm một bóng dáng.

– Chẳng phải mẹ là một kho báu đó sao?

– Ơ…

– Mẹ gần gũi quá đến nỗi ta chẳng nhận ra rằng ta còn mẹ.

– Bác sĩ…

Bệnh nhân bắt đầu nấc lên. Mình không hiểu hết giọt nước mắt. Nhưng đối với mình, ai còn khóc được, người đó còn đáng sống.

Có lẽ tình yêu mẹ thầm lặng quá đến nỗi chúng chưa bao giờ cảm nhận rằng mẹ là kho báu quí giá nhất trên đời.

– Trải qua bao thăng trầm dâu bể của cuộc sống này, khi mà chúng ta đã mệt nhoài, nơi mà chúng ta muốn được trở về nhất đó là mái nhà, người mà chúng ta mong gặp nhất đó là mẹ. Bởi vì mẹ luôn đợi chờ, luôn yêu thương vô điều kiện, và luôn tha thứ tất cả lỗi lầm của chúng ta.

Hãy trở về đi!

Mười hai giờ đêm…

– Bác, có ca chấn thương sọ não. Bệnh nhân nằm đó mê man, máu chảy ra từ mũi, từ lỗ tai, từ mắt. Vết rách da đầu kéo dài từ trán. Chuẩn bị hồi sức tích cực. Người đàn ông chở bệnh nhân vào viện khai: Chúng tôi uống một ít à, rồi cùng chạy về. Mỗi người một xe. thì đột ngột một chiếc xe ngược chiều đâm vào, bạn tôi té xuống và…

Và… cái chết đang được đếm lùi từng giây. Xuất huyết não.

Đôi khi mình vẫn tự hỏi: Rượu bia có ma lực gì mà hấp dẫn người ta đến thế? Nhưng ngay như Thượng Đế còn tôn trọng quyền tự do lựa chọn của mỗi con người, thì mình là ai mà phải nặng lòng về những điều như thế? Có vô ích không?

Uống một ít rượu, chạy rất chậm mà…

Mình ngước mắt lên nhìn đồng hồ, một giờ, trên phố đã khuya lắm rồi, vậy mà mình vẫn còn nghe những tiếng xe hú ga lướt ầm ầm trong đêm.

– Mạch bằng không, huyết áp bằng không. Chẳng phải cả cuộc đời này rồi sẽ bằng không?

Hơn bốn mươi lăm phút hồi sức không hiệu quả. Đành buông.

Sống chỉ có một lần, làm sao quay trở lại để sửa những lỗi lầm bây giờ?

Mình bất chợt rùng mình, những cơn gió đêm loáng thoáng lạnh.

Hai giờ sáng…

Lại một người đàn ông. Ông ta khó ngủ vì quá đau đầu, chịu không nỗi phải đến bệnh viện, xin một liều thuốc ngủ, nếu không đầu ông ta sẽ nổ tung mất.

Mình chợt nhận ra, ngủ chẳng dễ dàng chút nào. Càng già, người ta càng khó đi vào giấc ngủ. Và giấc ngủ càng ngắn lại.

Chẳng phải hơn nửa những bài hát của Trịnh là lời ru. Ru nhau vào giấc ngủ. Để rồi khi tỉnh giấc mới nghiệm ra mình ngủ quá sâu, cần phải thức.

– Chích một liều seduxen nha Bác.

Chích để được gì, ngoài kia trời đã bắt đầu sáng. Mình nghĩ thế trong đầu nhưng lại nói với y tá: Ừ chích đi em!

Thời đại này là thời đại của thuốc ngủ, thuốc Viagra, thuốc trợ tim và thuốc chống loét dạ dày…

Dường như càng ngày con người càng phụ thuộc vào thuốc do chính con người tạo ra. Rồi từ đó mê mải…

***

Ba giờ…

Giờ thân nhiệt hạ xuống thấp nhất, ngủ sâu nhất, vậy mà tiếng la của bệnh nhân làm cả phòng thức giấc. Vẫn là đàn ông, khoảng ngũ tuần:

– Đau quá, chích thuốc cho tôi ngay…

Rõ ràng chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ, nhưng bệnh nhân lại rên la dữ dội.

Mỗi con người có hoàn cảnh sống khác nhau, và vì thế chịu đựng những ngưỡng đau rất khác nhau. Mình nghĩ, có lẽ ông bệnh nhân béo phì, mặt đỏ gay gắt này có một địa vị nhất định trong cuộc sống nên mới có cái kiểu la hét và ra lệnh như thế.

Tiếng la của ông ta gây hốt hoảng cho bà cụ 80 tuổi nằm kế bên. Bà cụ bị suy tim, rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Bà vào cơn mệt khó thở… Mình buộc phải cấp cứu thêm một lần nữa bệnh nhân mà đã được điều trị ổn định, đang đợi chuyển khoa tim mạch.

Có người trưởng thành từ nỗi đau. Có người đánh mất mình trong những nỗi đau. Có người dùng nỗi đau của mình để gây chú ý, để được quan tâm, để thỏa mãn cái tôi. Họ không cần biết sự chịu đựng của người xung quanh. Họ chỉ biết họ. Họ là trung tâm.

Bảy giờ sáng…

– Cả đêm mất ngủ hả em. Bác sĩ trưởng khoa nhìn mình xanh xám mà thông cảm khi giao ban.

Mình khẽ trả lời: Không, em vẫn ngủ trong lúc thức anh ạ!

Ừ thì, có bao nhiêu người biết mình đang ngủ trong lúc thức?

Bốn giờ chiều: Nhận trực.

Bé Hương y tá hỏi mình:

– Bác tin con người ta có “số” không?

– Tại sao em hỏi vậy?

– Nhỏ Lan khoa cấp cứu hô hấp đó, mới 25 tuổi đang mang thai con đầu lòng, mấy ngày trước nó bị sốt, trưa nay em nghe nó chết rồi, sốt xuất huyết ác tính. Chết cả mẹ lẫn con.

– …

Rất lâu sau đó mình mới nói được: Ừ, anh tin con người ta có “số”. Tự dưng ngày đó giờ đó phút đó chuyện đó xảy ra. Nhưng tin không có nghĩa là chấp nhận và buông xuôi, vì ông bà ta vẫn hay dạy: Đức năng thắng số. Ngày mai của chúng ta tuỳ thuộc vào thái độ sống hôm nay mà!

– Trời ơi, bác nói gì khó hiểu quá.

– Ừ thì… Mà thôi… Chính vì có bất ngờ chúng ta mới có hy vọng và có hứng thú.

– Dạ?

– Chính vì có bệnh có tử, chúng ta mới bớt tự đại, tham lam và sân si.

– …

Tám giờ ba mươi phút tối:

Một người mẹ tiều tụy đẩy đứa con trai khoảng 40 tuổi vào phòng cấp cứu.

– Nó uống thuốc ngủ tự tử.

Ba mươi phút xúc ruột trôi qua. Ba giờ đồng hồ chờ đợi trong mỏi mòn của người mẹ. Cuối cùng bệnh nhân cũng thoát chết. Điều đầu tiên phòng cấp cứu nghe được:

– Cứu tôi làm gì? Sao không để tôi chết đi.

Chị y tá nói thầm vào tai mình:

– Nói kiểu vô ơn vậy trời?

Mình mỉm cười. Có mấy ai đi qua phòng cấp cứu biết ơn bác sĩ đâu? Vì có ai nhận ra rằng: Trong cơn thập tử nhất sinh, bác sĩ cấp cứu như người mẹ, sinh ra mình lần thứ hai.

– Điều gì làm anh muốn chết?

– Tôi đã mất tất cả. Công ty thì phá sản. Tôi thì chẳng còn thanh danh. Tối qua người mà tôi yêu nhất cũng đã bỏ tôi đi… Chẳng còn gì đáng sống nữa.

– Không. Anh còn một kho báu.

– Bác sĩ đừng nói đó là kinh nghiệm.

Rõ ràng bệnh nhân không đơn giản. Mình mỉm cười, lắc đầu, chỉ tay về phía cửa sổ lờ mờ trong đêm một bóng dáng.

– Chẳng phải mẹ là một kho báu đó sao?

– Ơ…

– Mẹ gần gũi quá đến nỗi ta chẳng nhận ra rằng ta còn mẹ.

– Bác sĩ…

Bệnh nhân bắt đầu nấc lên. Mình không hiểu hết giọt nước mắt. Nhưng đối với mình, ai còn khóc được, người đó còn đáng sống.

Có lẽ tình yêu mẹ thầm lặng quá đến nỗi chúng chưa bao giờ cảm nhận rằng mẹ là kho báu quí giá nhất trên đời.

– Trải qua bao thăng trầm dâu bể của cuộc sống này, khi mà chúng ta đã mệt nhoài, nơi mà chúng ta muốn được trở về nhất đó là mái nhà, người mà chúng ta mong gặp nhất đó là mẹ. Bởi vì mẹ luôn đợi chờ, luôn yêu thương vô điều kiện, và luôn tha thứ tất cả lỗi lầm của chúng ta.

Hãy trở về đi!

Mười hai giờ đêm…

– Bác, có ca chấn thương sọ não. Bệnh nhân nằm đó mê man, máu chảy ra từ mũi, từ lỗ tai, từ mắt. Vết rách da đầu kéo dài từ trán. Chuẩn bị hồi sức tích cực. Người đàn ông chở bệnh nhân vào viện khai: Chúng tôi uống một ít à, rồi cùng chạy về. Mỗi người một xe. thì đột ngột một chiếc xe ngược chiều đâm vào, bạn tôi té xuống và…

Và… cái chết đang được đếm lùi từng giây. Xuất huyết não.

Đôi khi mình vẫn tự hỏi: Rượu bia có ma lực gì mà hấp dẫn người ta đến thế? Nhưng ngay như Thượng Đế còn tôn trọng quyền tự do lựa chọn của mỗi con người, thì mình là ai mà phải nặng lòng về những điều như thế? Có vô ích không?

Uống một ít rượu, chạy rất chậm mà…

Mình ngước mắt lên nhìn đồng hồ, một giờ, trên phố đã khuya lắm rồi, vậy mà mình vẫn còn nghe những tiếng xe hú ga lướt ầm ầm trong đêm.

– Mạch bằng không, huyết áp bằng không. Chẳng phải cả cuộc đời này rồi sẽ bằng không?

Hơn bốn mươi lăm phút hồi sức không hiệu quả. Đành buông.

Sống chỉ có một lần, làm sao quay trở lại để sửa những lỗi lầm bây giờ?

Mình bất chợt rùng mình, những cơn gió đêm loáng thoáng lạnh.

Hai giờ sáng…

Lại một người đàn ông. Ông ta khó ngủ vì quá đau đầu, chịu không nỗi phải đến bệnh viện, xin một liều thuốc ngủ, nếu không đầu ông ta sẽ nổ tung mất.

Mình chợt nhận ra, ngủ chẳng dễ dàng chút nào. Càng già, người ta càng khó đi vào giấc ngủ. Và giấc ngủ càng ngắn lại.

Chẳng phải hơn nửa những bài hát của Trịnh là lời ru. Ru nhau vào giấc ngủ. Để rồi khi tỉnh giấc mới nghiệm ra mình ngủ quá sâu, cần phải thức.

– Chích một liều seduxen nha Bác.

Chích để được gì, ngoài kia trời đã bắt đầu sáng. Mình nghĩ thế trong đầu nhưng lại nói với y tá: Ừ chích đi em!

Thời đại này là thời đại của thuốc ngủ, thuốc Viagra, thuốc trợ tim và thuốc chống loét dạ dày…

Dường như càng ngày con người càng phụ thuộc vào thuốc do chính con người tạo ra. Rồi từ đó mê mải…

***

Ba giờ…

Giờ thân nhiệt hạ xuống thấp nhất, ngủ sâu nhất, vậy mà tiếng la của bệnh nhân làm cả phòng thức giấc. Vẫn là đàn ông, khoảng ngũ tuần:

– Đau quá, chích thuốc cho tôi ngay…

Rõ ràng chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ, nhưng bệnh nhân lại rên la dữ dội.

Mỗi con người có hoàn cảnh sống khác nhau, và vì thế chịu đựng những ngưỡng đau rất khác nhau. Mình nghĩ, có lẽ ông bệnh nhân béo phì, mặt đỏ gay gắt này có một địa vị nhất định trong cuộc sống nên mới có cái kiểu la hét và ra lệnh như thế.

Tiếng la của ông ta gây hốt hoảng cho bà cụ 80 tuổi nằm kế bên. Bà cụ bị suy tim, rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Bà vào cơn mệt khó thở… Mình buộc phải cấp cứu thêm một lần nữa bệnh nhân mà đã được điều trị ổn định, đang đợi chuyển khoa tim mạch.

Có người trưởng thành từ nỗi đau. Có người đánh mất mình trong những nỗi đau. Có người dùng nỗi đau của mình để gây chú ý, để được quan tâm, để thỏa mãn cái tôi. Họ không cần biết sự chịu đựng của người xung quanh. Họ chỉ biết họ. Họ là trung tâm.

Bảy giờ sáng…

– Cả đêm mất ngủ hả em. Bác sĩ trưởng khoa nhìn mình xanh xám mà thông cảm khi giao ban.

Mình khẽ trả lời: Không, em vẫn ngủ trong lúc thức anh ạ!

Ừ thì, có bao nhiêu người biết mình đang ngủ trong lúc thức?

Bình luận
× sticky