Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vô Thường

Kẻ Tỉnh – Người Điên

Tác giả: Nguyễn Bảo Trung

– Chắc chết quá, đầu va xuống đường mà.

– Máu nhiều quá.

– Nhìn cũng sang cũng đẹp mà đi đội nón bảo hiểm dỏm, đáng đời ngu.

– Thôi đi mấy má, nhiều chuyện vừa vừa mấy má, gọi xe cấp cứu giùm người ta đi mấy má.

– Má giỏi má gọi đi má. Hứ, cái đồ bê đê.

– Ngu sao gọi má, gọi công an tới khai báo tùm lum, đưa vô bệnh viện bị giữ lại như là tội phạm, rồi suốt ngày bị gọi lên điều tra nếu cô ta chết đó má.

Lời qua tiếng lại, xì xào, xì xào. Khoảng ba mươi phút sau chiếc xe taxi dừng lại, vài người đàn ông xúm vào khiêng cô gái bị tai nạn giao thông lên xe.

– Á, đừng khiêng nha mấy má. Á, lỡ người ta bị tổn thương cột sống khiêng như vậy sẽ gãy cổ luôn rồi sao?

– Á, thôi im đi má!

Mười lăm phút sau tại bệnh viện, lay gọi kích thích đau không đáp ứng, chụp MSCT xuất huyết ngoài màng cứng phải mổ khẩn, không có người nhà, ai đóng tiền, ai kí biên bản chịu trách nhiệm khoan sọ…

Điện thoại của bệnh nhân lưu hàng ngàn tên.

– Có lẽ bệnh nhân bán hàng đa cấp, chứ bình thường lưu nhiều số để làm gì.

Một cô y tá trẻ nói.

Những cô y tá còn lại gật gù.

– Hổng chừng cave, nhìn bận cái váy ngắn cũn, môi son má phấn.

– Thôi, đừng có trông mặt bắt hình dong. Xem cái điện thoại cô ấy và gọi ngay đi. Vị bác sĩ cỡ bốn mấy quắc mắt ra lệnh.

– Trời ơi, điện thoại toàn tên con trai.

– Chẳng lẽ ô môi sao mà lưu toàn tên con gái?

– Ừ ha.

Lại xì xà xì xồ. Máu vẫn chảy rỉ ra từ bên tai trái bệnh nhân.

– Lưu tên toàn Honney, Anh yêu 1, Anh yêu 2, biết gọi ai đây trời.

– Thì gọi số nào lưu tên ba mẹ, hay nhà, hay ông xã gì đó.

– Alo? Loan hả em? Sao lâu quá không gọi? Biết anh nhớ em không?

– Dạ, dạ, tôi là nhân viên bệnh viện C, chị Loan bị tai nạn đang nằm bất tỉnh, anh có thể vô bệnh viện gấp không?

– Xin lỗi, chắc em gọi nhầm số.

Tút tút.

– Alo?

– Dạ, xin lỗi anh là gì của chị Loan?

– Xin lỗi, kiếm ai?

– Dạ, chị Loan bị tai nạn giao thông, đang…

– Tôi không có quen chị Loan nào hết.

– Bác ơi, hai số vừa gọi một số được lưu là “Ông xã” và một số được lưu là “Honney”.

– Gọi đại số nào đó đi.

Hơn năm mươi cuộc, những cái tên Anh A, Chị B, Cô C… cũng đều là nhầm số, hay có biết nhưng không quen, có quen nhưng không phải người nhà.

“Triệu người quen, mấy người thân. Khi lìa trần mấy người đưa…”

Cuối cùng thì có một số được lưu là “Thằng Khùng” trả lời và hứa sẽ đến ngay.

Hơn một giờ sau thì Thằng Khùng đến, hắn tên Tâm làm nghề chạy xe ôm và hay chở Loan đi “tiếp khách”. Hắn cười khi mấy cô y tá nhiều chuyện hỏi về cái tên Khùng và cô gái bị tai nạn giao thông. Có lẽ hắn khùng nên mới đến đây, nên mới yêu, mới khuyên Loan thôi làm gái bao về ở với hắn, hắn nuôi.

Loan từng cười khùng khục trả lời: Ở với anh à? Ở đâu? Nhà trọ dưới gầm cầu bên quận Tám à? Cả đời em đã ở trong căn nhà tồi tàn rách nát rồi!

– Từ từ rồi mình cũng mua được nhà mà em. Nhà nhỏ thôi, ở Bình Chánh. Anh đi chạy xe ôm, em ở nhà chăn nuôi gà vịt.

– Khùng hả ông nội. Chăn nuôi gà vịt à? Em sợ ruộng vườn mới lên đây. Em sợ cực khổ mới làm gái. Không làm gái iphone đâu mà xài, nước hoa quần áo đẹp đâu mà diện?

– Bác sĩ ơi, huyết áp tụt rồi.

– Mau, adrenaline. Truyền dịch. Đã báo công an chưa?

– Anh không phải người nhà sao kí cam kết mổ được?

– Tôi… tôi… Có thể coi tôi là chồng của cổ.

– Anh khùng chứ chúng tôi đâu có khùng, đây là vấn đề pháp lý biết không?

– Biết, nhưng nếu không mổ cô ấy chết thì còn đợi gì pháp lý nữa.

– Lỡ mổ ra, cũng chết rồi ba mẹ cô ấy lên kiện tại sao chưa đồng ý đã mổ thì sao?

– Thì…

– Chết hết cả lũ hả?

***

Tại một vùng nông thôn nghèo, bà Tư vừa ngồi chặt thịt heo vừa chửi: Khốn nạn đời tôi, lấy phải thằng chồng sáng xỉn chiều say?

– Ai kêu bà lấy?

– Chẳng lẽ ở giá hả? Mới có 23, 24 mà cha mẹ nhảy cẫng lên lo ế, lo ở giá… suốt ngày bắt lấy chồng. Ngặt nỗi, thằng cha này lúc trẻ nom cũng đàng hoàng, ai ngờ…

– Cũng sướng thấy mẹ rồi, sanh bảy đứa chứ có ít gì?

– Alo? Bà là gì của chị Nguyễn Thị Loan ạ?

– Sao? Cái con mất dạy đó hả? Tôi từ nó rồi. Con với cái chửi cha mắng mẹ là dốt là nghèo, cứ thích sung sướng rồi sanh rồi đẻ rồi không lo cho ăn học đàng hoàng. Chị xem, có con nào khốn nạn vậy không? Tôi và ba nó cũng nai lưng ra làm chứ có sướng gì đâu?

– Chị ơi, tôi muốn báo cho chị…

– Thôi thôi tôi chẳng muốn nghe, nó sống hay chết kệ mẹ nó, à không, kệ cha nó, kệ thằng cha sáng say chiều xỉn hay đánh đập vợ con ấy.

– Chị…

– Tôi nói rồi, cả đời tôi chặt chém ở chợ này, chẳng sợ ai hết mà sợ con Loan, nó nói, vợ chồng tôi sống vô ý thức, không hiểu biết, chị coi, nó đòi đi học trường quốc tế tháng hai ngàn đô, đòi ở biệt thự có hồ bơi, đòi chơi đàn piano, đòi học múa ba lê như những đứa trẻ khác…

– Đứa trẻ nào mà không ganh tị hay đòi hỏi khi thấy bạn bè chung quanh hơn mình? Nhưng tôi muốn báo cho chị, Loan bị tai nạn giao thông đã chết rồi, chị lên nhận xác về.

– Chết? Trời ơi, chết rồi sao? Con tôi…

Bà Tư hét toáng lên ngã vật ra sàn giữa chợ đông đúc người qua lại.

– Chị Tư, chị Tư.

Mấy bà bạn hàng ngồi kế bên nháo nhào lên.

– Con tôi, trời ơi, con ơi, sao con bỏ mẹ. Mẹ thương con lắm con ơi…

Tiếng nấc nghẹn ngào…

***

Mẹ, chỉ có một mà thôi

– Bác sĩ định cho thuốc bà bao lâu? Hai tháng được không? Bây giờ bà đi xe lên mệt quá.

– Dạ được.

Sau đợt nhồi máu cơ tim bà yếu hẳn. Hơi thở khó nhọc, phải ngủ ngồi.

– Bà cám ơn bác sĩ. Bà không sợ chết đâu. Bác sĩ hay nói với bà, thời gian sống của những người trên 60 thì tính bằng năm, trên 70 thì tính bằng tháng, trên 80 thì tính bằng ngày… Bà giờ 84 rồi, theo bác sĩ điều trị đã bảy năm rưỡi rồi… Bây giờ mọi thứ chỉ tính được bằng ngày. Sáng nào thấy mình còn thức dậy là phải đi thắp nhang tạ ơn trời đất.

– Con chỉ nói đùa thôi. Bà sống thêm cả chục năm. Bà mà không đi tái khám, con khám ít bệnh quá, bệnh viện đuổi con.

– Vậy hả bác sĩ? Vậy thôi, hai tháng nữa bà đi tái khám.

Chiều nay đang ngồi học bài thì mình nhận được điện thoại: Bà đã mất trong lúc chuyển đến bệnh viện gần nhất.

Mới đó… Những lời nói chân tình của bà hôm thứ Sáu mình còn nhớ từng chữ mà…

Chợt thấy nghẹn lòng… Giá như hôm đó mình khám bà lâu hơn, nắm tay bà chặt hơn, nghe nhịp tim bà kĩ hơn…

Lần tái khám đó là lần cuối cùng!

Trong cuộc đời này, có nhiều người chúng ta gặp gỡ nhưng chúng ta nào biết được đó là lần gặp gỡ cuối cùng đâu!

Chúng ta đã để mọi thứ trôi qua hời hợt, nhạt nhẽo… Trong đó có cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, người thương…

– Bác sĩ có thể cho thuốc về nhà uống được không? Tôi không muốn nhập viện, nhà tôi đơn chiếc lắm.

– Con bà đâu? Bà đi khám bệnh một mình à?

– Tụi nó đi làm hết rồi.

– Bận rộn đến nỗi để mẹ già 75 tuổi bệnh nặng đi khám bệnh một mình sao?

Mình hỏi xong tự dưng thấy có lỗi với bà cụ, bởi câu hỏi đó chỉ làm bà tủi thân và xót xa. Người cần nghe thì không có mặt ở đây.

Bà cụ ngồi đối diện với mình dáng vẻ gầy guộc như cành khô, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể xuôi tay về đất. Đường huyết 480 mg%, Na+ 157, Creatinin 2,5mg%, ECG: Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh…

Vậy mà…

Mình biết cho thuốc gì bây giờ? Insulin ư? Bà cụ có chích insulin được không? Nhìn đôi mắt ngân ngấn lệ mà se sắt trong lòng. Ngỡ như mình đang “kiệt” nước.

– Bà ơi, bà nghe lời con nhập viện đi. Bệnh bà nặng lắm. Bà có thể vào hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu.

– Không được đâu. Bác sĩ cứ cho thuốc đi.

– Bà đọc số điện thoại con bà đi, con gọi cho. Bệnh của bà phải nhập viện.

Bà cụ nhìn mình một hồi rồi mới lập cập giở tờ giấy nhét lưng có ghi số điện thoại con mình.

– Alo, phải chị là con bà Nguyễn Thị A không?

– Đúng rồi.

– Mẹ chị bệnh nặng lắm, phải nhập viện.

– Cho thuốc về được không? Bả còn phải coi nhà và hai đứa nhỏ nữa. Vợ chồng tui chiều nay có cuộc họp quan trọng.

– Chị nói đùa hay sao vậy? Tôi là bác sĩ đang khám cho bà đây.

Mình gần như quát lên trong điện thoại.

– Vậy thôi, nhập thì nhập. Mà ở bệnh viện đó có dịch vụ thuê người nuôi bệnh không?

Bây giờ mình mới hiểu được tại sao bà cụ không muốn nhập viện. Ôi… giá như mình đừng hiểu, đừng cố nhìn thật sâu vào lòng người…

Nhiều khi chúng ta mê mải với cuộc mưu sinh, mà quên còn mẹ ở bên, bạn nhỉ? Hay do tình yêu và sự hy sinh của mẹ quá thầm lặng, đến nỗi chúng ta không cảm nhận được!

Mỗi đêm chúng ta đi làm về, vội lao vào chiếc tivi xem trận đá bóng ngoại hạng, xem cô ca sĩ hở hang bốc lửa hát… mà quên hỏi mẹ hôm nay có khỏe không, ăn có ngon miệng không, mùa mưa về khớp xương có nhức mỏi hơn không?

Có bao giờ chúng ta mua tặng mẹ một chiếc áo, một nhành hoa? Có bao giờ chúng ta chở mẹ lang thang phố, hay ghé vào một quán nào đó, ngồi lặng im bên mẹ và nhìn mẹ ăn?

Rồi một ngày không xa, chúng ta vội vàng đưa mẹ đến phòng cấp cứu trong cơn nguy kịch. Rồi một ngày bác sĩ nhìn chúng ta lắc đầu hỏi: Sao anh chị không đưa bà đến đây sớm hơn?

Rồi chúng ta ngỡ ngàng hối tiếc… Mẹ đã ra đi. Bây giờ bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tiền của cũng không thể nhìn thấy thêm một lần nữa nụ cười hiền từ bao dung của mẹ.

Trở về sau cuộc cờ tàn.

Bàn chân con bước bao lần chông chênh.

Bao lần khó ngủ trong đêm.

Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?

– Chắc chết quá, đầu va xuống đường mà.

– Máu nhiều quá.

– Nhìn cũng sang cũng đẹp mà đi đội nón bảo hiểm dỏm, đáng đời ngu.

– Thôi đi mấy má, nhiều chuyện vừa vừa mấy má, gọi xe cấp cứu giùm người ta đi mấy má.

– Má giỏi má gọi đi má. Hứ, cái đồ bê đê.

– Ngu sao gọi má, gọi công an tới khai báo tùm lum, đưa vô bệnh viện bị giữ lại như là tội phạm, rồi suốt ngày bị gọi lên điều tra nếu cô ta chết đó má.

Lời qua tiếng lại, xì xào, xì xào. Khoảng ba mươi phút sau chiếc xe taxi dừng lại, vài người đàn ông xúm vào khiêng cô gái bị tai nạn giao thông lên xe.

– Á, đừng khiêng nha mấy má. Á, lỡ người ta bị tổn thương cột sống khiêng như vậy sẽ gãy cổ luôn rồi sao?

– Á, thôi im đi má!

Mười lăm phút sau tại bệnh viện, lay gọi kích thích đau không đáp ứng, chụp MSCT xuất huyết ngoài màng cứng phải mổ khẩn, không có người nhà, ai đóng tiền, ai kí biên bản chịu trách nhiệm khoan sọ…

Điện thoại của bệnh nhân lưu hàng ngàn tên.

– Có lẽ bệnh nhân bán hàng đa cấp, chứ bình thường lưu nhiều số để làm gì.

Một cô y tá trẻ nói.

Những cô y tá còn lại gật gù.

– Hổng chừng cave, nhìn bận cái váy ngắn cũn, môi son má phấn.

– Thôi, đừng có trông mặt bắt hình dong. Xem cái điện thoại cô ấy và gọi ngay đi. Vị bác sĩ cỡ bốn mấy quắc mắt ra lệnh.

– Trời ơi, điện thoại toàn tên con trai.

– Chẳng lẽ ô môi sao mà lưu toàn tên con gái?

– Ừ ha.

Lại xì xà xì xồ. Máu vẫn chảy rỉ ra từ bên tai trái bệnh nhân.

– Lưu tên toàn Honney, Anh yêu 1, Anh yêu 2, biết gọi ai đây trời.

– Thì gọi số nào lưu tên ba mẹ, hay nhà, hay ông xã gì đó.

– Alo? Loan hả em? Sao lâu quá không gọi? Biết anh nhớ em không?

– Dạ, dạ, tôi là nhân viên bệnh viện C, chị Loan bị tai nạn đang nằm bất tỉnh, anh có thể vô bệnh viện gấp không?

– Xin lỗi, chắc em gọi nhầm số.

Tút tút.

– Alo?

– Dạ, xin lỗi anh là gì của chị Loan?

– Xin lỗi, kiếm ai?

– Dạ, chị Loan bị tai nạn giao thông, đang…

– Tôi không có quen chị Loan nào hết.

– Bác ơi, hai số vừa gọi một số được lưu là “Ông xã” và một số được lưu là “Honney”.

– Gọi đại số nào đó đi.

Hơn năm mươi cuộc, những cái tên Anh A, Chị B, Cô C… cũng đều là nhầm số, hay có biết nhưng không quen, có quen nhưng không phải người nhà.

“Triệu người quen, mấy người thân. Khi lìa trần mấy người đưa…”

Cuối cùng thì có một số được lưu là “Thằng Khùng” trả lời và hứa sẽ đến ngay.

Hơn một giờ sau thì Thằng Khùng đến, hắn tên Tâm làm nghề chạy xe ôm và hay chở Loan đi “tiếp khách”. Hắn cười khi mấy cô y tá nhiều chuyện hỏi về cái tên Khùng và cô gái bị tai nạn giao thông. Có lẽ hắn khùng nên mới đến đây, nên mới yêu, mới khuyên Loan thôi làm gái bao về ở với hắn, hắn nuôi.

Loan từng cười khùng khục trả lời: Ở với anh à? Ở đâu? Nhà trọ dưới gầm cầu bên quận Tám à? Cả đời em đã ở trong căn nhà tồi tàn rách nát rồi!

– Từ từ rồi mình cũng mua được nhà mà em. Nhà nhỏ thôi, ở Bình Chánh. Anh đi chạy xe ôm, em ở nhà chăn nuôi gà vịt.

– Khùng hả ông nội. Chăn nuôi gà vịt à? Em sợ ruộng vườn mới lên đây. Em sợ cực khổ mới làm gái. Không làm gái iphone đâu mà xài, nước hoa quần áo đẹp đâu mà diện?

– Bác sĩ ơi, huyết áp tụt rồi.

– Mau, adrenaline. Truyền dịch. Đã báo công an chưa?

– Anh không phải người nhà sao kí cam kết mổ được?

– Tôi… tôi… Có thể coi tôi là chồng của cổ.

– Anh khùng chứ chúng tôi đâu có khùng, đây là vấn đề pháp lý biết không?

– Biết, nhưng nếu không mổ cô ấy chết thì còn đợi gì pháp lý nữa.

– Lỡ mổ ra, cũng chết rồi ba mẹ cô ấy lên kiện tại sao chưa đồng ý đã mổ thì sao?

– Thì…

– Chết hết cả lũ hả?

***

Tại một vùng nông thôn nghèo, bà Tư vừa ngồi chặt thịt heo vừa chửi: Khốn nạn đời tôi, lấy phải thằng chồng sáng xỉn chiều say?

– Ai kêu bà lấy?

– Chẳng lẽ ở giá hả? Mới có 23, 24 mà cha mẹ nhảy cẫng lên lo ế, lo ở giá… suốt ngày bắt lấy chồng. Ngặt nỗi, thằng cha này lúc trẻ nom cũng đàng hoàng, ai ngờ…

– Cũng sướng thấy mẹ rồi, sanh bảy đứa chứ có ít gì?

– Alo? Bà là gì của chị Nguyễn Thị Loan ạ?

– Sao? Cái con mất dạy đó hả? Tôi từ nó rồi. Con với cái chửi cha mắng mẹ là dốt là nghèo, cứ thích sung sướng rồi sanh rồi đẻ rồi không lo cho ăn học đàng hoàng. Chị xem, có con nào khốn nạn vậy không? Tôi và ba nó cũng nai lưng ra làm chứ có sướng gì đâu?

– Chị ơi, tôi muốn báo cho chị…

– Thôi thôi tôi chẳng muốn nghe, nó sống hay chết kệ mẹ nó, à không, kệ cha nó, kệ thằng cha sáng say chiều xỉn hay đánh đập vợ con ấy.

– Chị…

– Tôi nói rồi, cả đời tôi chặt chém ở chợ này, chẳng sợ ai hết mà sợ con Loan, nó nói, vợ chồng tôi sống vô ý thức, không hiểu biết, chị coi, nó đòi đi học trường quốc tế tháng hai ngàn đô, đòi ở biệt thự có hồ bơi, đòi chơi đàn piano, đòi học múa ba lê như những đứa trẻ khác…

– Đứa trẻ nào mà không ganh tị hay đòi hỏi khi thấy bạn bè chung quanh hơn mình? Nhưng tôi muốn báo cho chị, Loan bị tai nạn giao thông đã chết rồi, chị lên nhận xác về.

– Chết? Trời ơi, chết rồi sao? Con tôi…

Bà Tư hét toáng lên ngã vật ra sàn giữa chợ đông đúc người qua lại.

– Chị Tư, chị Tư.

Mấy bà bạn hàng ngồi kế bên nháo nhào lên.

– Con tôi, trời ơi, con ơi, sao con bỏ mẹ. Mẹ thương con lắm con ơi…

Tiếng nấc nghẹn ngào…

***

Mẹ, chỉ có một mà thôi

– Bác sĩ định cho thuốc bà bao lâu? Hai tháng được không? Bây giờ bà đi xe lên mệt quá.

– Dạ được.

Sau đợt nhồi máu cơ tim bà yếu hẳn. Hơi thở khó nhọc, phải ngủ ngồi.

– Bà cám ơn bác sĩ. Bà không sợ chết đâu. Bác sĩ hay nói với bà, thời gian sống của những người trên 60 thì tính bằng năm, trên 70 thì tính bằng tháng, trên 80 thì tính bằng ngày… Bà giờ 84 rồi, theo bác sĩ điều trị đã bảy năm rưỡi rồi… Bây giờ mọi thứ chỉ tính được bằng ngày. Sáng nào thấy mình còn thức dậy là phải đi thắp nhang tạ ơn trời đất.

– Con chỉ nói đùa thôi. Bà sống thêm cả chục năm. Bà mà không đi tái khám, con khám ít bệnh quá, bệnh viện đuổi con.

– Vậy hả bác sĩ? Vậy thôi, hai tháng nữa bà đi tái khám.

Chiều nay đang ngồi học bài thì mình nhận được điện thoại: Bà đã mất trong lúc chuyển đến bệnh viện gần nhất.

Mới đó… Những lời nói chân tình của bà hôm thứ Sáu mình còn nhớ từng chữ mà…

Chợt thấy nghẹn lòng… Giá như hôm đó mình khám bà lâu hơn, nắm tay bà chặt hơn, nghe nhịp tim bà kĩ hơn…

Lần tái khám đó là lần cuối cùng!

Trong cuộc đời này, có nhiều người chúng ta gặp gỡ nhưng chúng ta nào biết được đó là lần gặp gỡ cuối cùng đâu!

Chúng ta đã để mọi thứ trôi qua hời hợt, nhạt nhẽo… Trong đó có cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, người thương…

– Bác sĩ có thể cho thuốc về nhà uống được không? Tôi không muốn nhập viện, nhà tôi đơn chiếc lắm.

– Con bà đâu? Bà đi khám bệnh một mình à?

– Tụi nó đi làm hết rồi.

– Bận rộn đến nỗi để mẹ già 75 tuổi bệnh nặng đi khám bệnh một mình sao?

Mình hỏi xong tự dưng thấy có lỗi với bà cụ, bởi câu hỏi đó chỉ làm bà tủi thân và xót xa. Người cần nghe thì không có mặt ở đây.

Bà cụ ngồi đối diện với mình dáng vẻ gầy guộc như cành khô, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể xuôi tay về đất. Đường huyết 480 mg%, Na+ 157, Creatinin 2,5mg%, ECG: Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh…

Vậy mà…

Mình biết cho thuốc gì bây giờ? Insulin ư? Bà cụ có chích insulin được không? Nhìn đôi mắt ngân ngấn lệ mà se sắt trong lòng. Ngỡ như mình đang “kiệt” nước.

– Bà ơi, bà nghe lời con nhập viện đi. Bệnh bà nặng lắm. Bà có thể vào hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu.

– Không được đâu. Bác sĩ cứ cho thuốc đi.

– Bà đọc số điện thoại con bà đi, con gọi cho. Bệnh của bà phải nhập viện.

Bà cụ nhìn mình một hồi rồi mới lập cập giở tờ giấy nhét lưng có ghi số điện thoại con mình.

– Alo, phải chị là con bà Nguyễn Thị A không?

– Đúng rồi.

– Mẹ chị bệnh nặng lắm, phải nhập viện.

– Cho thuốc về được không? Bả còn phải coi nhà và hai đứa nhỏ nữa. Vợ chồng tui chiều nay có cuộc họp quan trọng.

– Chị nói đùa hay sao vậy? Tôi là bác sĩ đang khám cho bà đây.

Mình gần như quát lên trong điện thoại.

– Vậy thôi, nhập thì nhập. Mà ở bệnh viện đó có dịch vụ thuê người nuôi bệnh không?

Bây giờ mình mới hiểu được tại sao bà cụ không muốn nhập viện. Ôi… giá như mình đừng hiểu, đừng cố nhìn thật sâu vào lòng người…

Nhiều khi chúng ta mê mải với cuộc mưu sinh, mà quên còn mẹ ở bên, bạn nhỉ? Hay do tình yêu và sự hy sinh của mẹ quá thầm lặng, đến nỗi chúng ta không cảm nhận được!

Mỗi đêm chúng ta đi làm về, vội lao vào chiếc tivi xem trận đá bóng ngoại hạng, xem cô ca sĩ hở hang bốc lửa hát… mà quên hỏi mẹ hôm nay có khỏe không, ăn có ngon miệng không, mùa mưa về khớp xương có nhức mỏi hơn không?

Có bao giờ chúng ta mua tặng mẹ một chiếc áo, một nhành hoa? Có bao giờ chúng ta chở mẹ lang thang phố, hay ghé vào một quán nào đó, ngồi lặng im bên mẹ và nhìn mẹ ăn?

Rồi một ngày không xa, chúng ta vội vàng đưa mẹ đến phòng cấp cứu trong cơn nguy kịch. Rồi một ngày bác sĩ nhìn chúng ta lắc đầu hỏi: Sao anh chị không đưa bà đến đây sớm hơn?

Rồi chúng ta ngỡ ngàng hối tiếc… Mẹ đã ra đi. Bây giờ bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tiền của cũng không thể nhìn thấy thêm một lần nữa nụ cười hiền từ bao dung của mẹ.

Trở về sau cuộc cờ tàn.

Bàn chân con bước bao lần chông chênh.

Bao lần khó ngủ trong đêm.

Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?

Bình luận
720
× sticky