Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kẻ Trộm Sách

Phần VII – Chương 5

Tác giả: Markus Zusak

* ĐỊNH NGHĨA THỨ SÁU *

TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN

Elend- Sự khốn khổ:

Một nỗi đau đớn khủng khiếp, bất hạnh và phỉền muộn vô cùng.

Những từ ngữ có liên quan: Nỗi thống khổ, sự dày vò, nỗi tuyệt vọng, sựcùng khổ, sự u phiền.

Có nhiều người hơn xuất hiện trên con phố, nơi một bộ sưu tập những người Do Thái và những tên tội phạm khác đã được đẩy đi qua. Có thể những trại tập trung chết chóc đã được giữ bí mật, nhưng có những lúc, người ta được cho thấy sự vinh quang của một trại lao động như Dachau.

Từ đằng xa, ở phía bên kia, Liesel chỉ tay về phía một người đàn ông với cái xe đẩy đựng sơn của ông. Ông đang xoa bàn tay mình một cách không thoải mái lên mái tóc.

“Kia kìa,” con bé chỉ cho Rudy thấy. “Bố tớ kìa.”

Cả hai đều băng ngang qua và đi đến chỗ ông, và Hans

Hubermann ban đầu đã thử dẫn chúng đi. “Liesel,” ông nói. “Có lẽ…”

Dù vậy, ông nhận thấy rằng đứa bé gái đã quyết tâm ở lại, và có thể có một điều gì đó mà con bé nên nhìn thấy. Trong bầu không khí mùa thu buốt giá, ông đứng bên cạnh nó. Ông không nói lời nào.

Trên phố Munich, họ đứng quan sát.

Những người khác di chuyển xung quanh và đằng trước họ.

Họ nhìn những người Do Thái đi trên phố như một bản danh sách những sắc màu. Đó không phải là cách mà kẻ trộm sách miêu tả họ, nhưng tôi có thể nói cho bạn biết rằng đó chính xác là những con người ấy, vì rất nhiều trong số họ sẽ chết.

Từng người bọn họ sẽ chào đón tôi như người bạn thực sự cuối cùng của họ, với những bộ xương nhẹ như khói, và linh hồn họ đang lê lết đằng sau.

Khi tất cả bọn họ đến nơi, tiếng ồn được tạo ra bởi những bước chân của họ nện trên mặt đường. Những cặp mắt trông thật khổng lồ trên cái sọ chết đói của họ. Và đất cát nữa chứ. Đất cát như được đúc lên người họ. Chân họ lảo đảo bước vì họ bị đẩy bởi taycủa những người lính – một vài bước chân bướng bỉnh buộc phải chạy về phía trước, trước khi sự chậm chạp quay lại biến chúng thành một nhịp bước thiếu ăn.

Hans quan sát họ qua những mái đầu của đám khán giả ngày càng đông ấy. Tôi chắc rằng cặp mắt ông có màu bạc và đang căng như muốn lồi ra. Liesel nhìn qua những khe hở, hay qua vai của những người khác.

Những khuôn mặt khốn khổ của đàn ông và đàn bà tàn tạ vươn ra đến chỗ họ, van xin nài nỉ để được giúp đỡ – không, họ đã vượt ra ngoài điều đó – họ xin một lời giải thích. Một điều gì đó chỉ để làm dịu bớt sự bối rối này.

Chân của họ chỉ có thể nhấc lên khỏi mặt đất một chút.

Những ngôi sao của David được phết đầy lên áo họ, và sự khốn khổ được gắn chặt vào họ như thể đã được chỉ định trước vậy. “Đừng có quên sự khốn khổ của các người…” Trong một vài trường hợp, chúng lớn lên trên người họ như một sợi dây leo.

Bên cạnh họ, những tên lính cũng đi qua, ra lệnh cho họ nhanh lên và đừng có rên rỉ nữa. Bản thân một vài tên lính chỉ là những cậu bé. Chúng có Quốc trưởng trong mắt mình.

Khi quan sát tất cả những điều này, Liesel chắc rằng đây là những linh hồn đáng thương nhất còn tồn tại trên cõi đời. Đó là điều mà con bé đã viết về họ. Những gương mặt hốc hác của họ như chảy dài ra vì bị tra tấn. Cơn đói ăn thịt họ khi họ cứ bước đi về phía trước, một vài người trong số họ thì ngó chằm chằm xuống đất để tránh cái nhìn của những người đang đứng trên phố. Có những người thì hướng cái nhìn đầy vẻ van lơn vào những người đến để quan sát tình trạng nhục nhã của họ, khúc dạo đầu này cho cái chết của họ. Những người khác thì van nài ai đó, bất kỳ ai cũng được, bước lên trước và ôm lấy họ vào vòng tay.

Không ai làm như thế cả.

Dù họ có quan sát cuộc diễu hành này với niềm tự hào, sự liều lĩnh hay xấu hổ, thì cũng không có ai bước lên trước để mà cắt ngang nó cả, vẫn chưa có ai.

Có đôi lúc, một người đàn ông hay người đàn bà – không, họ không phải là đàn ông hay đàn bà nữa, họ là những người Do Thái – tìm thấy khuôn mặt của Liesel giữa đám đông. Họ sẽ gặp con bé với sự thất bại của họ, và kẻ trộm sách chỉ biết nhìn lại họ trong một khoảnh khắc thật dài, vô phương cứu vãn trước khi họ lại bước đi. Con bé chỉ có thể hi vọng rằng họ sẽ thấy được nỗi buồn thương sâu sắc trên gương mặt nó, có thể nhận ra rằng điều đó là thực, chứ không phải cái gì đó phù du.

Tôi có một người trong số các bạn trong tầng hầm nhà mình! Con bé những muốn thốt lên như thế. Chúng tôi đã cùng nhau đắp một thằng người tuyết! Tôi đã tặng anh ấy mười ba món quà khi anh bị ốm.

Nhưng Liesel đã không nói gì cả. Nói thế thì có ích gì cơ chứ?

Con bé hiểu rằng nó hoàn toàn vô ích với những con người này. Họ không thể được cứu thoát, và trong vài phút, nó sẽ nhìn thấy điều xảy ra với những người thử cứu họ.

Ở một khoảng trống nhỏ trong đám rước ấy, có một người đàn ông, già hơn những người khác.

Ông ta có bộ râu dài, mặc trên người một bộ quần áo rách nát.

Cặp mắt của ông có màu của sự đau đớn cực độ, và dù ông đã nhẹ đến mức gần như không trọng lượng rồi, thì ông vẫn quá nặng đến mức đôi chân ông không đỡ nổi người ông nữa.

Có vài lần, ông ngã gục xuống.

Một bên mặt của ông áp chặt xuống mặt đường.

Mỗi lần như thế, một gã lính lại đến bên chỗ ông nằm. “Steh auf,” hắn ta nói vọng xuống. “Đứng lên.”

Người đàn ông nọ quỳ gối và cố gắng dứng dậy. Ông lại bước tiếp.

Mỗi khi bắt kịp cái đuôi của hàng người ấy, ông lại nhanh chóng mất sức đẩy của mình và trượt chân ngã xuống đất, vẫn còn nhiều người đằng sau ông – đủ nhiều người để nhét vừa một xe tải – và họ, có nguy cơ sẽ vượt qua ông và giẫm lên ông.

Cái chỗ nhức nhối trên cánh tay ông là điều sẽ khiến bạn không thể chịu đựng được khi phải nhìn chúng cứ lắc lư mãi và cố gắng nâng thân người ông lên. Chúng nhượng bộ một lần nữa trước khi ông đứng dậy và thực hiện một nhóm những bước chân khác.

Ông đã chết.

Người đàn ông này đã chết.

Hãy cho ông ấy thêm chỉ năm phút nữa thôi và chắc chắn ông ta sẽ ngã xuống đống cặn bã bùn lầy của nước Đức, và chết. Tất cả bọn họ sẽ để ông chết, và tất cả bọn họ sẽ đứng nhìn.

Sau đó, có một con người. Hans Hubermann.

Việc này xảy ra rất nhanh.

Cái bàn tay vẫn giữ chặt lấy Liesel bỗng thả con bé ra khi người đàn ông khốn khổ nọ bước ngang qua chỗ họ. Con bé cảm thấy lòng bàn tay của mình đập vào hông nó.

Bố thò tay vào trong xe đẩy đựng sơn của mình rồi lấy thứ gì đó ra. Ông bước qua đám người đang đứng xem, đi xuống đường.

Người Do Thái đứng trước mặt ông, mong được nhận một vốc tay đầy những trò cười nữa, nhưng cùng những người khác, ông này quan sát Hans Hubermann chìa tay ra và đưa cho ông một miếng bánh mì, như một phép lạ vậy.

Khi miếng bánh ấy được chuyền từ tay người này sang người kia, thì người Do Thái gục xuống. Ông ấy quỳ gối dưới mặt đường và ôm lấy hai chân của bố. Ông ấy vùi mặt mình vào giữa hai cẳng chân ấy và cảm ơn bố.

Liesel đứng nhìn.

Mắt nhòa lệ, con bé nhìn thấy người đàn ông gục thấp người xuống chút nữa, đẩy Bố lùi lại để khóc vào mắt cá chân của ông.

Những người Do Thái khác bước qua, tất cả đều nhìn phép lạ nhỏ bé, vô ích này. Họ trôi qua, như một dòng chảy người. Ngày hôm đó, một vài người sẽ ra được tới biển. Họ sẽ được đưa cho một chiếc mũ trắng.

Lúc đang lội qua dòng chảy người ấy, thì một tên lính đã nhanh chóng có mặt ở hiện trường tội ác. Gã ta nhìn người đàn ông đang quỳ và Bố một lúc, rồi nhìn đám đông. Sau một khoảnh khắc suy nghĩ nữa, gã lấy chiếc roi da ra khỏi thắt lưng của mình rồi bắt đầu.

Người Do Thái bị quật sáu lần. Vào lưng, vào đầu và vào chân. “Đồ hôi hám! Đồ đáng tởm!” Lúc này máu đã nhỏ thành giọt từ chỗ tai ông.

Sau đó là đến lượt Bố.

Lúc này một bàn tay khác đã giữ lấy Liesel, và khi con bé hoảng sợ nhìn sang bên cạnh nó, thì Rudy Steiner đang nuốt nước bọt lúc Hans Hubermann bị quật roi trên đường. Âm thanh ấy làm con bé phát bệnh, và nó tưởng như đã có những vết nứt xuất hiện trên thân thể của bố nó. Ông đã bị đánh bốn lần trước khi tới lượt ông cũng ngã xuống mặt đất.

Khi ông già Do Thái đứng dậy một lần cuối cùng và bước tiếp, ông nhìn lại một thoáng. Ông buồn bã nhìn một lần cuối cùng người đàn ông lúc này đang quỳ gối, với tấm lưng rát bỏng bốn lằn roi như bốc cháy, với hai đầu gối đang nhức nhối tì trên mặt đường. Nếu không gì khác, thì ông già này sẽ chết như một con người. Hay ít nhất thì sẽ chết với suy nghĩ rằng ông ấy đã từng là một con người.

Còn tôi ư?

Tôi không chắc rằng đây là một điều tốt đẹp đến như thế.

Khi Liesel và Rudy chen qua được đám đông và giúp Hans đứng dậy, có rất nhiều giọng nói. Những từ ngữ và ánh sáng mặt trời. Đó là cách mà con bé nhớ về ngày hôm đó. Ánh nắng lấp lóa trên mặt đường và từ ngữ như những làn sóng, đang tan ra trên lưng nó. Chỉ khi bước đi thì họ mới nhìn thấy miếng bánh mì bị chối bỏ đang nằm vật vạ trên mặt đường.

Khi Rudy thử nhặt nó lên, một người Do Thái đi ngang qua đã giật lấy miếng bánh ra khỏi tay nó, vàhai người khác lao vào đánh anh ta để giành lấy miếng bánh, trong khi họ tiếp tục con đường đến Dachau của mình.

Sau đó thì cặp mắt màu bạc bị bắn phá túi bụi.

Một cái xe đẩy bị lật nhào và sơn đổ tràn ra mặt đường.

Người ta gọi ông là một kẻ yêu lũ Do Thái.

Những người khác thì im lặng, giúp ông quay vềvới sự an toàn. Hans Hubermann chồm người tới trước, hai cánh tay của ông duỗi thẳng về phía bức tường của một ngôi nhà. Đột nhiên ông bị lấn át hoàn toàn bởi những gì vừa xảy ra.

Có một hình ảnh, chớp nhoáng và nóng bỏng. Nhà số 33 phố Thiên Đàng – tầng hầm của nó.

Những suy nghĩ bất an được bắt lấy giữa dòng hơi thở khó nhọc đang lưu thông ra vào của ông.

Bây giờ thì họ sẽ đến. Họ sẽ đến.

Ôi lạy đức Chúa, lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác. Ông nhìn đứa bé gái và nhắm mắt lại.

“Bố có đau không hả Bố?”

Con bé nhận lại được những câu hỏi thay vì một câu trả lời.

“Bố đã nghĩ gì vậy cơ chứ?” Mắt ông nhắm lại thật chặt rồi lại mở ra. Cả người ông như co rúm lại. Trên tay ông lấm lem vết máu và vết sơn. Và những mẩu vụn bánh mì. Chúng mới khác với những miếng bánh mì của mùa hè làm sao. “Ôi lạy Chúa tôi, Liesel, Bố đã làm gì thế này?”

Phải.

Tôi buộc phải đồng ý với ông ấy. Bố đã làm gì vậy?

SỰ YÊN BÌNH

Ngay lúc mười một giờ đêm hôm ấy, Max Vandenburg đi ngược lên phố Thiên Đàng với một vali đầy thức ăn và quần áo ấm. Không khí nước Đức ngập tràn trong hai buồng phổi của anh. Những ngôi sao vàng đang bốc cháy. Khi đến được cửa hàng của mụ Diller, anh nhìn lại một lần cuối cùng căn nhà số ba mươi ba. Anh không thể nhìn thấy bóng người ở chỗ cửa sổ nhà bếp, nhưng con bé có thể nhìn thấy anh. Nó vẫy nhưng anh không vẫy lại.

Liesel vẫn có thể cảm nhận được miệng anh trên trán của mình. Con bé có thể ngửi thấy hơi thở tạm biệt của anh.

“Anh đã để lại vài thứ cho em,” anh nói, “nhưng em sẽ không nhận được nó cho tới khi em đã sẵn sàng.”

Anh ra đi. “Max?”

Nhưng anh không quay trở lại.

Anh đã ra khỏi phòng nó và khẽ khàng đóng cánh cửa lại. Cái hành lang rên rỉ.

Anh ấy đã đi rồi.

Khi con bé đến được chỗ nhà bếp, Mẹ và Bố đang đứng đó với những tấm thân cúi khoằm và những khuôn mặt thờ ơ không cảm xúc.

* ĐỊNH NGHĨA THỨ BẢY *

TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN

Schiveigen – Sự im lặng,

Sự thiếu vắng của âm thanh hay tiếng động.

Những từngữ liên quan: êm ả, sự yên tĩnh, sự yên bình.

Thật là hoàn hảo làm sao. Sự yên bình.

Đâu đó gần Munich, một người Đức Do Thái đang đi trong bóng tối. Một cuộc dàn xếp đã được thực hiện để anh gặp Hans Hubermann trong vòng bốn ngày nữa (đó là trong trường hợp ông không bị bắt đi). Họ sẽ gặp nhau ở tận dưới xuôi nguồn sông Amper, nơi một cây cầu gãy dựa vào dòng sông và những cái cây.

Anh sẽ đi đến đó, nhưng anh sẽ không ở đó lâu hơn vài phút.

Thứ duy nhất được tìm thấy ở đó khi Bố đến nơi bốn ngày sau đó là một mẩu giấy được nhét dưới một hòn đá, dưới một gốc cây. Nó không đề gửi ai cả và chỉ có một câu duy nhất.

* NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA MAX VANDENBURG *

Gia đình bác đã vì cháu đủ rồi.

Giờ đây, hơn lúc nào hết, nhà số 33 phố Thiên Đàng là một nơi tràn ngập sự im lặng, và có một điều không phải không được chú ý đến, đó là quyển từ điển tiếng Đức Duden đã hoàn toàn sai lầm, đặc biệt là ở phần những từ ngữ có liên quan của nó.

TÊN NGỐC VÀ NHỮNG NGƯỜI MẶC ÁO KHOÁC

Vào cái đêm diễn ra cuộc diễu hành ngang qua Molching, thì tên ngốc ngồi trong nhà bếp, uống những ngụm cà phê đắng nghét của Holtzapfel và thèm khát một điếu thuốc lá. Ông đang đợi Gestapo, những người lính, cảnh sát, bất cứ ai – đến bắt ông đi – những hình phạt mà ông thấy mình đáng phải nhận. Rosa đãra lệnh cho ông quay lại giường. Đứa bé gái quanh quẩn ở ngưỡng cửa. Ông bảo họ hãy lánh đi và ngồi đó đến tận sáng, tay ôm đầu, và chờ đợi.

Không có cái gì đến cả.

Từng đơn vị thời gian mang theo cùng với nó những tiếng gõ cửa, những những lời đe dọa mà ông hằng mong đợi.

Chúng không đến.

Âm thanh duy nhất được phát ra từ ông.

“Tôi đã làm gì vậy cơ chứ?” ông lại thì thầm.

“Lạy Chúa, mình thèm một điếu thuốc đến phát điên được.” ông trả lời câu hỏi của mình. Ông đã hết thuốc lá mất rồi.

Liesel nghe thấy những câu nói này được lặp đi lặp lại vài lần, và con bé phải cố gắng lắm mới vẫn đứng được ở chỗ cửa. Con bé rất muốn làm ông thấy thoải mái hơn, nhưng nó chưa từng thấy một người nào bị tàn phá đến độ như vậy cả. Đêm hôm đó không có sự an ủi nào. Max đã ra đi, và Hans Hubermann là người có lỗi trong chuyện này.

Những tủ ly trong nhà bếp có hình dạng của sự hối hận, và lòng bàn tay ông nhớp nháp với ký ức về điều mà ông đã làm. Hẳn là chúng phải ướt đẫm mồ hôi, liesel nghĩ thầm như thế, vì những bàn tay của chính con bé cũng ướt đẫm đến tận cổ tay.

Trong phòng mình, con bé cầu nguyện.

Những bàn tay và đầu gối, cánh tay tì vào tấm đệm.

“Lạy Chúa, con xin Người hãy để cho Max được sống. Lạy Chúa, con xin Người, xin Người…”

Hai đầu gối nó đang đau đớn.

Hai cẳng chân nó đang nhức nhối.

Khi tia nắng ban mai đầu tiên xuất hiện, con bé thức dậy và quay lại nhà bếp. Bố đang ngủ, đầu áp xuống mặt bàn, và nơi khóe miệng ông vẫn còn vương chút nước dãi. Khắp nơi ngập tràn mùi hương cà phê, và hình ảnh của lòng tốt đến ngu ngốc của Hans Hubermann vẫn còn lẩn quất trong không trung. Nó giống như một con số hay một địa chỉ vậy. Cứ lặp lại nó đủ nhiều rồi thì nó sẽ gắn chặt vào đầu bạn.

Nỗ lực đầu tiên của con bé trong việc đánh thứ công dậy chẳng mang lại kết quả gì, nhưng cú thúc thứ hai của nó vào vai ông khiến đầu ông ngẩng thẳng dậy khỏi mặt bàn trong một cú sốc thẳng đứng.

“Họ đã ở đây rồi à?”

“Không, Bố ơi, là con đây.”

Ông uống nốt chỗ cà phê trong cốc của mình. Yết hầu ông nâng lên rồi lại hạ xuống. “Lẽ ra bây giờ họ đã phải đến rồi chứ. Tại sao họ vẫn chưa đến vậy, Liesel?”

Đó là một lời sỉ nhục.

Lẽ ra lúc này họ đã phải đến rồi và càn quét toàn bộ căn nhà để tìm bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc yêu mến người Do Thái hay tội phản quốc, nhưng có vẻ như Max đã ra đi mà chẳng vì lý do nào cả. Lẽ ra anh có thể ngủ trong tầng hầm, hay tiếp tục vẽ những bức phác thảo trong quyển sách của mình.

“Bố không thể biết trước rằng họ sẽ không đến, bố à.”

“Lẽ ra bố nên biết là không nên đưa cho người đàn ông đó chút bánh mì. Bố chẳng suy nghĩ gì cả.”

“Bố ơi, bố chẳng làm gì sai cả đâu.”

“Bố không tin con.”

Ồng đứng lên rồi bước qua ngưỡng cửa nhà bếp, để nó khép hờ. Như để xát thêm muối vào vết thương của ông, thì sáng hôm đó sẽ là một buổi sáng thật đáng yêu.

Bốn ngày đã trôi qua, Bố đã đi một quãng đường dài để đến chỗ dòng sông Amper. Ông chỉ mang về một mảnh giấy nhỏ và đặt nó lên mặt bàn bếp.

Một tuần lễ nữa lại trôi qua, và Hans Hubermann vẫn chờ đợi hình phạt dành cho ông. Những vết lằn trên lưng ông đang chuyển thành những vết thẹo, và ông dành phần lớn thời gian của mình để đi lòng vòng quanh Molching. Mụ Diller nhổ vào chân ông. Bà Holtzapfel, giữ đúng lời của mình, không còn nhổ vào cửa nhà Hubermann nữa, nhưng đã có một sự thay thế xứng đáng khác. “Tôi biết mà,” mụ chủ cửa hàng nguyền rủa ông. “Ông là đồ yêu mến lũ Do Thái dơ bẩn.”

Ông tiếp tục bước đi một cách vô thức, và Liesel thường tìm thấy ông ở sông Amper, chỗ cây cầu. Tay ông đặt trên lan can cầu, và ông ngả phần thân trên của mình lên thành cầu. Những đứa bé chạy xe đạp vụt qua ông, hay chúng chạy với những giọng hét chói lói và tiếng chân đập trên ván gỗ. Không có cái nào trong những điều này khiến ông có một cử động dù là nhỏ nhất.

* ĐỊNH NGHĨA THỨ TÁM *

TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN

Nachtrauern – Sự hối tiếc:

Nỗi buồn phiền chất đầy bởi niềm mong mỏi, sựthất vọng hay mất mát.

Những từ ngữ liên quan : ăn năn, hối lỗi, thương tiếc, đau lòng.

“Con có nhìn thấy anh ấy không?” Một buổi chiều nọ ông hỏi nó khi con bé cũng ngả người trên thành cầu cùng với ông.

“Trong dòng nước kia?”

Dòng sông trôi không nhanh lắm. Trong những gợn sóng chậm chạp, con bé có thể nhìn thấy những đường nét trên khuôn mặt của Max Vandenburg. Nó có thể nhìn thấy mái tóc lơ thơ như lông vũ của anh và phần còn lại của con người anh. “Anh ấy đã từng đánh nhau với Quốc trưởng trong tầng hầm nhà chúng ta.”

“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph.” Nắm tay bố xiết chặt lại trên thanh gỗ vụn. “Bố là một thằng ngốc.”

Không, Bố ơi.

Bố chỉ là một con người.

Những từ ngữ này đến với con bé hơn một năm sau đó, khi nó viết trong tầng hầm, và con bé đã ước rằng giá như khi đó con bé đã nghĩ ra được những từ này để nói với Bố.

“Bố thật là một thằng ngu,” Hans Hubermann nói với đứa con gái nuôi của mình. “Và tốt bụng. Điều này đã tạo ra một thằng ngốc tệ hại nhất trên đời này. Thực ra, Bố muốn họ đến bắt Bố đi. Dẫu có bất cứ điều gìxảy ra cũng còn tốt hơn khi phải chờ đợi như thế này.”

Hans Hubermann cần được xác minh cho rõ ràng. Ông cần phải biết rằng Max Vandenburg đã rời khỏi nhà ông vì một lý do chính đáng.

Cuối cùng, sau gần ba tuần chờ đợi, ông cho rằng thời khắc của mình đã tới.

Nó tới trễ.

Khi Liesel đang quay về nhà từ chỗ nhà bà Holtzapfel thì nó nhìn thấy hai người đàn ông mặc áo khoác đen dài, rồi con bé chạy vào nhà.

“Bố, Bố ơi!” Con bé gần như đã làm sập bàn nhà bếp. “Bố ơi, họ đến đây rồi.”

Mẹ bước ra trước. “Làm gì mà la hét ầm ĩ thế hả, đồ con lợn? Ai đến cơ?”

“Gestapo.”

“Hansie!”

Bố đã ở đó rồi, và ông bước ra khỏi nhà để chào hỏi họ. Liesel muốn đi cùng với ông nhưng Rosa đã giữ nó lại, và hai mẹ con quan sát từ chỗ cửa sổ.

Bố trông thật đàng hoàng ở chỗ cửa trước. Ông tỏ ra bồn chồn. Mẹ xiết chặt nắm tay của mình trên những cánh tay của Liesel. Những người đàn ông đấy đi ngang qua.

Bố nhìn lại chỗ cửa sổ, tỏ vẻ hoảng hốt, sau đó đi ra khỏi cổng. Ông gọi với theo họ. “Này! Tôi đây kia mà. Tôi là người các ông muôn tìm. Tôi sống ở nhà này.”

Những người đàn ông mặc áo khoác chỉ dừng lại một lúc để kiểm tra những quyển sổ của mình. Giọng nói của họ nghe trầm đục và ồm ồm. “Không may rồi, ông bạn hơi quá già so với người mà chúng tôi cần.”

Họ tiếp tục đi, nhưng đi không xa lắm, vì họ đãdừng lại ở nhà số ba mươi lăm và bước qua cánh cổng đang mở.

“Ông Steiner phải không?” Họ hỏi như thế khi cánh cửa mở ra.

“Phải, tôi đây.”

“Chúng tôi đến để nói với ông về một chuyện.”

Những người đàn ông mặc áo khoác đứng đó, như những cái cột khoác áo choàng đen, trên ngưỡng cửa của căn nhà như một hộp giày của gia đình Steiner.

Vì một lý do nào đó, họ đã đến đây vì thằng bé.

Những người mặc áo khoác muốn có Rudy.

* ĐỊNH NGHĨA THỨ SÁU *

TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN

Elend- Sự khốn khổ:

Một nỗi đau đớn khủng khiếp, bất hạnh và phỉền muộn vô cùng.

Những từ ngữ có liên quan: Nỗi thống khổ, sự dày vò, nỗi tuyệt vọng, sựcùng khổ, sự u phiền.

Có nhiều người hơn xuất hiện trên con phố, nơi một bộ sưu tập những người Do Thái và những tên tội phạm khác đã được đẩy đi qua. Có thể những trại tập trung chết chóc đã được giữ bí mật, nhưng có những lúc, người ta được cho thấy sự vinh quang của một trại lao động như Dachau.

Từ đằng xa, ở phía bên kia, Liesel chỉ tay về phía một người đàn ông với cái xe đẩy đựng sơn của ông. Ông đang xoa bàn tay mình một cách không thoải mái lên mái tóc.

“Kia kìa,” con bé chỉ cho Rudy thấy. “Bố tớ kìa.”

Cả hai đều băng ngang qua và đi đến chỗ ông, và Hans

Hubermann ban đầu đã thử dẫn chúng đi. “Liesel,” ông nói. “Có lẽ…”

Dù vậy, ông nhận thấy rằng đứa bé gái đã quyết tâm ở lại, và có thể có một điều gì đó mà con bé nên nhìn thấy. Trong bầu không khí mùa thu buốt giá, ông đứng bên cạnh nó. Ông không nói lời nào.

Trên phố Munich, họ đứng quan sát.

Những người khác di chuyển xung quanh và đằng trước họ.

Họ nhìn những người Do Thái đi trên phố như một bản danh sách những sắc màu. Đó không phải là cách mà kẻ trộm sách miêu tả họ, nhưng tôi có thể nói cho bạn biết rằng đó chính xác là những con người ấy, vì rất nhiều trong số họ sẽ chết.

Từng người bọn họ sẽ chào đón tôi như người bạn thực sự cuối cùng của họ, với những bộ xương nhẹ như khói, và linh hồn họ đang lê lết đằng sau.

Khi tất cả bọn họ đến nơi, tiếng ồn được tạo ra bởi những bước chân của họ nện trên mặt đường. Những cặp mắt trông thật khổng lồ trên cái sọ chết đói của họ. Và đất cát nữa chứ. Đất cát như được đúc lên người họ. Chân họ lảo đảo bước vì họ bị đẩy bởi taycủa những người lính – một vài bước chân bướng bỉnh buộc phải chạy về phía trước, trước khi sự chậm chạp quay lại biến chúng thành một nhịp bước thiếu ăn.

Hans quan sát họ qua những mái đầu của đám khán giả ngày càng đông ấy. Tôi chắc rằng cặp mắt ông có màu bạc và đang căng như muốn lồi ra. Liesel nhìn qua những khe hở, hay qua vai của những người khác.

Những khuôn mặt khốn khổ của đàn ông và đàn bà tàn tạ vươn ra đến chỗ họ, van xin nài nỉ để được giúp đỡ – không, họ đã vượt ra ngoài điều đó – họ xin một lời giải thích. Một điều gì đó chỉ để làm dịu bớt sự bối rối này.

Chân của họ chỉ có thể nhấc lên khỏi mặt đất một chút.

Những ngôi sao của David được phết đầy lên áo họ, và sự khốn khổ được gắn chặt vào họ như thể đã được chỉ định trước vậy. “Đừng có quên sự khốn khổ của các người…” Trong một vài trường hợp, chúng lớn lên trên người họ như một sợi dây leo.

Bên cạnh họ, những tên lính cũng đi qua, ra lệnh cho họ nhanh lên và đừng có rên rỉ nữa. Bản thân một vài tên lính chỉ là những cậu bé. Chúng có Quốc trưởng trong mắt mình.

Khi quan sát tất cả những điều này, Liesel chắc rằng đây là những linh hồn đáng thương nhất còn tồn tại trên cõi đời. Đó là điều mà con bé đã viết về họ. Những gương mặt hốc hác của họ như chảy dài ra vì bị tra tấn. Cơn đói ăn thịt họ khi họ cứ bước đi về phía trước, một vài người trong số họ thì ngó chằm chằm xuống đất để tránh cái nhìn của những người đang đứng trên phố. Có những người thì hướng cái nhìn đầy vẻ van lơn vào những người đến để quan sát tình trạng nhục nhã của họ, khúc dạo đầu này cho cái chết của họ. Những người khác thì van nài ai đó, bất kỳ ai cũng được, bước lên trước và ôm lấy họ vào vòng tay.

Không ai làm như thế cả.

Dù họ có quan sát cuộc diễu hành này với niềm tự hào, sự liều lĩnh hay xấu hổ, thì cũng không có ai bước lên trước để mà cắt ngang nó cả, vẫn chưa có ai.

Có đôi lúc, một người đàn ông hay người đàn bà – không, họ không phải là đàn ông hay đàn bà nữa, họ là những người Do Thái – tìm thấy khuôn mặt của Liesel giữa đám đông. Họ sẽ gặp con bé với sự thất bại của họ, và kẻ trộm sách chỉ biết nhìn lại họ trong một khoảnh khắc thật dài, vô phương cứu vãn trước khi họ lại bước đi. Con bé chỉ có thể hi vọng rằng họ sẽ thấy được nỗi buồn thương sâu sắc trên gương mặt nó, có thể nhận ra rằng điều đó là thực, chứ không phải cái gì đó phù du.

Tôi có một người trong số các bạn trong tầng hầm nhà mình! Con bé những muốn thốt lên như thế. Chúng tôi đã cùng nhau đắp một thằng người tuyết! Tôi đã tặng anh ấy mười ba món quà khi anh bị ốm.

Nhưng Liesel đã không nói gì cả. Nói thế thì có ích gì cơ chứ?

Con bé hiểu rằng nó hoàn toàn vô ích với những con người này. Họ không thể được cứu thoát, và trong vài phút, nó sẽ nhìn thấy điều xảy ra với những người thử cứu họ.

Ở một khoảng trống nhỏ trong đám rước ấy, có một người đàn ông, già hơn những người khác.

Ông ta có bộ râu dài, mặc trên người một bộ quần áo rách nát.

Cặp mắt của ông có màu của sự đau đớn cực độ, và dù ông đã nhẹ đến mức gần như không trọng lượng rồi, thì ông vẫn quá nặng đến mức đôi chân ông không đỡ nổi người ông nữa.

Có vài lần, ông ngã gục xuống.

Một bên mặt của ông áp chặt xuống mặt đường.

Mỗi lần như thế, một gã lính lại đến bên chỗ ông nằm. “Steh auf,” hắn ta nói vọng xuống. “Đứng lên.”

Người đàn ông nọ quỳ gối và cố gắng dứng dậy. Ông lại bước tiếp.

Mỗi khi bắt kịp cái đuôi của hàng người ấy, ông lại nhanh chóng mất sức đẩy của mình và trượt chân ngã xuống đất, vẫn còn nhiều người đằng sau ông – đủ nhiều người để nhét vừa một xe tải – và họ, có nguy cơ sẽ vượt qua ông và giẫm lên ông.

Cái chỗ nhức nhối trên cánh tay ông là điều sẽ khiến bạn không thể chịu đựng được khi phải nhìn chúng cứ lắc lư mãi và cố gắng nâng thân người ông lên. Chúng nhượng bộ một lần nữa trước khi ông đứng dậy và thực hiện một nhóm những bước chân khác.

Ông đã chết.

Người đàn ông này đã chết.

Hãy cho ông ấy thêm chỉ năm phút nữa thôi và chắc chắn ông ta sẽ ngã xuống đống cặn bã bùn lầy của nước Đức, và chết. Tất cả bọn họ sẽ để ông chết, và tất cả bọn họ sẽ đứng nhìn.

Sau đó, có một con người. Hans Hubermann.

Việc này xảy ra rất nhanh.

Cái bàn tay vẫn giữ chặt lấy Liesel bỗng thả con bé ra khi người đàn ông khốn khổ nọ bước ngang qua chỗ họ. Con bé cảm thấy lòng bàn tay của mình đập vào hông nó.

Bố thò tay vào trong xe đẩy đựng sơn của mình rồi lấy thứ gì đó ra. Ông bước qua đám người đang đứng xem, đi xuống đường.

Người Do Thái đứng trước mặt ông, mong được nhận một vốc tay đầy những trò cười nữa, nhưng cùng những người khác, ông này quan sát Hans Hubermann chìa tay ra và đưa cho ông một miếng bánh mì, như một phép lạ vậy.

Khi miếng bánh ấy được chuyền từ tay người này sang người kia, thì người Do Thái gục xuống. Ông ấy quỳ gối dưới mặt đường và ôm lấy hai chân của bố. Ông ấy vùi mặt mình vào giữa hai cẳng chân ấy và cảm ơn bố.

Liesel đứng nhìn.

Mắt nhòa lệ, con bé nhìn thấy người đàn ông gục thấp người xuống chút nữa, đẩy Bố lùi lại để khóc vào mắt cá chân của ông.

Những người Do Thái khác bước qua, tất cả đều nhìn phép lạ nhỏ bé, vô ích này. Họ trôi qua, như một dòng chảy người. Ngày hôm đó, một vài người sẽ ra được tới biển. Họ sẽ được đưa cho một chiếc mũ trắng.

Lúc đang lội qua dòng chảy người ấy, thì một tên lính đã nhanh chóng có mặt ở hiện trường tội ác. Gã ta nhìn người đàn ông đang quỳ và Bố một lúc, rồi nhìn đám đông. Sau một khoảnh khắc suy nghĩ nữa, gã lấy chiếc roi da ra khỏi thắt lưng của mình rồi bắt đầu.

Người Do Thái bị quật sáu lần. Vào lưng, vào đầu và vào chân. “Đồ hôi hám! Đồ đáng tởm!” Lúc này máu đã nhỏ thành giọt từ chỗ tai ông.

Sau đó là đến lượt Bố.

Lúc này một bàn tay khác đã giữ lấy Liesel, và khi con bé hoảng sợ nhìn sang bên cạnh nó, thì Rudy Steiner đang nuốt nước bọt lúc Hans Hubermann bị quật roi trên đường. Âm thanh ấy làm con bé phát bệnh, và nó tưởng như đã có những vết nứt xuất hiện trên thân thể của bố nó. Ông đã bị đánh bốn lần trước khi tới lượt ông cũng ngã xuống mặt đất.

Khi ông già Do Thái đứng dậy một lần cuối cùng và bước tiếp, ông nhìn lại một thoáng. Ông buồn bã nhìn một lần cuối cùng người đàn ông lúc này đang quỳ gối, với tấm lưng rát bỏng bốn lằn roi như bốc cháy, với hai đầu gối đang nhức nhối tì trên mặt đường. Nếu không gì khác, thì ông già này sẽ chết như một con người. Hay ít nhất thì sẽ chết với suy nghĩ rằng ông ấy đã từng là một con người.

Còn tôi ư?

Tôi không chắc rằng đây là một điều tốt đẹp đến như thế.

Khi Liesel và Rudy chen qua được đám đông và giúp Hans đứng dậy, có rất nhiều giọng nói. Những từ ngữ và ánh sáng mặt trời. Đó là cách mà con bé nhớ về ngày hôm đó. Ánh nắng lấp lóa trên mặt đường và từ ngữ như những làn sóng, đang tan ra trên lưng nó. Chỉ khi bước đi thì họ mới nhìn thấy miếng bánh mì bị chối bỏ đang nằm vật vạ trên mặt đường.

Khi Rudy thử nhặt nó lên, một người Do Thái đi ngang qua đã giật lấy miếng bánh ra khỏi tay nó, vàhai người khác lao vào đánh anh ta để giành lấy miếng bánh, trong khi họ tiếp tục con đường đến Dachau của mình.

Sau đó thì cặp mắt màu bạc bị bắn phá túi bụi.

Một cái xe đẩy bị lật nhào và sơn đổ tràn ra mặt đường.

Người ta gọi ông là một kẻ yêu lũ Do Thái.

Những người khác thì im lặng, giúp ông quay vềvới sự an toàn. Hans Hubermann chồm người tới trước, hai cánh tay của ông duỗi thẳng về phía bức tường của một ngôi nhà. Đột nhiên ông bị lấn át hoàn toàn bởi những gì vừa xảy ra.

Có một hình ảnh, chớp nhoáng và nóng bỏng. Nhà số 33 phố Thiên Đàng – tầng hầm của nó.

Những suy nghĩ bất an được bắt lấy giữa dòng hơi thở khó nhọc đang lưu thông ra vào của ông.

Bây giờ thì họ sẽ đến. Họ sẽ đến.

Ôi lạy đức Chúa, lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác. Ông nhìn đứa bé gái và nhắm mắt lại.

“Bố có đau không hả Bố?”

Con bé nhận lại được những câu hỏi thay vì một câu trả lời.

“Bố đã nghĩ gì vậy cơ chứ?” Mắt ông nhắm lại thật chặt rồi lại mở ra. Cả người ông như co rúm lại. Trên tay ông lấm lem vết máu và vết sơn. Và những mẩu vụn bánh mì. Chúng mới khác với những miếng bánh mì của mùa hè làm sao. “Ôi lạy Chúa tôi, Liesel, Bố đã làm gì thế này?”

Phải.

Tôi buộc phải đồng ý với ông ấy. Bố đã làm gì vậy?

SỰ YÊN BÌNH

Ngay lúc mười một giờ đêm hôm ấy, Max Vandenburg đi ngược lên phố Thiên Đàng với một vali đầy thức ăn và quần áo ấm. Không khí nước Đức ngập tràn trong hai buồng phổi của anh. Những ngôi sao vàng đang bốc cháy. Khi đến được cửa hàng của mụ Diller, anh nhìn lại một lần cuối cùng căn nhà số ba mươi ba. Anh không thể nhìn thấy bóng người ở chỗ cửa sổ nhà bếp, nhưng con bé có thể nhìn thấy anh. Nó vẫy nhưng anh không vẫy lại.

Liesel vẫn có thể cảm nhận được miệng anh trên trán của mình. Con bé có thể ngửi thấy hơi thở tạm biệt của anh.

“Anh đã để lại vài thứ cho em,” anh nói, “nhưng em sẽ không nhận được nó cho tới khi em đã sẵn sàng.”

Anh ra đi. “Max?”

Nhưng anh không quay trở lại.

Anh đã ra khỏi phòng nó và khẽ khàng đóng cánh cửa lại. Cái hành lang rên rỉ.

Anh ấy đã đi rồi.

Khi con bé đến được chỗ nhà bếp, Mẹ và Bố đang đứng đó với những tấm thân cúi khoằm và những khuôn mặt thờ ơ không cảm xúc.

* ĐỊNH NGHĨA THỨ BẢY *

TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN

Schiveigen – Sự im lặng,

Sự thiếu vắng của âm thanh hay tiếng động.

Những từngữ liên quan: êm ả, sự yên tĩnh, sự yên bình.

Thật là hoàn hảo làm sao. Sự yên bình.

Đâu đó gần Munich, một người Đức Do Thái đang đi trong bóng tối. Một cuộc dàn xếp đã được thực hiện để anh gặp Hans Hubermann trong vòng bốn ngày nữa (đó là trong trường hợp ông không bị bắt đi). Họ sẽ gặp nhau ở tận dưới xuôi nguồn sông Amper, nơi một cây cầu gãy dựa vào dòng sông và những cái cây.

Anh sẽ đi đến đó, nhưng anh sẽ không ở đó lâu hơn vài phút.

Thứ duy nhất được tìm thấy ở đó khi Bố đến nơi bốn ngày sau đó là một mẩu giấy được nhét dưới một hòn đá, dưới một gốc cây. Nó không đề gửi ai cả và chỉ có một câu duy nhất.

* NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA MAX VANDENBURG *

Gia đình bác đã vì cháu đủ rồi.

Giờ đây, hơn lúc nào hết, nhà số 33 phố Thiên Đàng là một nơi tràn ngập sự im lặng, và có một điều không phải không được chú ý đến, đó là quyển từ điển tiếng Đức Duden đã hoàn toàn sai lầm, đặc biệt là ở phần những từ ngữ có liên quan của nó.

TÊN NGỐC VÀ NHỮNG NGƯỜI MẶC ÁO KHOÁC

Vào cái đêm diễn ra cuộc diễu hành ngang qua Molching, thì tên ngốc ngồi trong nhà bếp, uống những ngụm cà phê đắng nghét của Holtzapfel và thèm khát một điếu thuốc lá. Ông đang đợi Gestapo, những người lính, cảnh sát, bất cứ ai – đến bắt ông đi – những hình phạt mà ông thấy mình đáng phải nhận. Rosa đãra lệnh cho ông quay lại giường. Đứa bé gái quanh quẩn ở ngưỡng cửa. Ông bảo họ hãy lánh đi và ngồi đó đến tận sáng, tay ôm đầu, và chờ đợi.

Không có cái gì đến cả.

Từng đơn vị thời gian mang theo cùng với nó những tiếng gõ cửa, những những lời đe dọa mà ông hằng mong đợi.

Chúng không đến.

Âm thanh duy nhất được phát ra từ ông.

“Tôi đã làm gì vậy cơ chứ?” ông lại thì thầm.

“Lạy Chúa, mình thèm một điếu thuốc đến phát điên được.” ông trả lời câu hỏi của mình. Ông đã hết thuốc lá mất rồi.

Liesel nghe thấy những câu nói này được lặp đi lặp lại vài lần, và con bé phải cố gắng lắm mới vẫn đứng được ở chỗ cửa. Con bé rất muốn làm ông thấy thoải mái hơn, nhưng nó chưa từng thấy một người nào bị tàn phá đến độ như vậy cả. Đêm hôm đó không có sự an ủi nào. Max đã ra đi, và Hans Hubermann là người có lỗi trong chuyện này.

Những tủ ly trong nhà bếp có hình dạng của sự hối hận, và lòng bàn tay ông nhớp nháp với ký ức về điều mà ông đã làm. Hẳn là chúng phải ướt đẫm mồ hôi, liesel nghĩ thầm như thế, vì những bàn tay của chính con bé cũng ướt đẫm đến tận cổ tay.

Trong phòng mình, con bé cầu nguyện.

Những bàn tay và đầu gối, cánh tay tì vào tấm đệm.

“Lạy Chúa, con xin Người hãy để cho Max được sống. Lạy Chúa, con xin Người, xin Người…”

Hai đầu gối nó đang đau đớn.

Hai cẳng chân nó đang nhức nhối.

Khi tia nắng ban mai đầu tiên xuất hiện, con bé thức dậy và quay lại nhà bếp. Bố đang ngủ, đầu áp xuống mặt bàn, và nơi khóe miệng ông vẫn còn vương chút nước dãi. Khắp nơi ngập tràn mùi hương cà phê, và hình ảnh của lòng tốt đến ngu ngốc của Hans Hubermann vẫn còn lẩn quất trong không trung. Nó giống như một con số hay một địa chỉ vậy. Cứ lặp lại nó đủ nhiều rồi thì nó sẽ gắn chặt vào đầu bạn.

Nỗ lực đầu tiên của con bé trong việc đánh thứ công dậy chẳng mang lại kết quả gì, nhưng cú thúc thứ hai của nó vào vai ông khiến đầu ông ngẩng thẳng dậy khỏi mặt bàn trong một cú sốc thẳng đứng.

“Họ đã ở đây rồi à?”

“Không, Bố ơi, là con đây.”

Ông uống nốt chỗ cà phê trong cốc của mình. Yết hầu ông nâng lên rồi lại hạ xuống. “Lẽ ra bây giờ họ đã phải đến rồi chứ. Tại sao họ vẫn chưa đến vậy, Liesel?”

Đó là một lời sỉ nhục.

Lẽ ra lúc này họ đã phải đến rồi và càn quét toàn bộ căn nhà để tìm bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc yêu mến người Do Thái hay tội phản quốc, nhưng có vẻ như Max đã ra đi mà chẳng vì lý do nào cả. Lẽ ra anh có thể ngủ trong tầng hầm, hay tiếp tục vẽ những bức phác thảo trong quyển sách của mình.

“Bố không thể biết trước rằng họ sẽ không đến, bố à.”

“Lẽ ra bố nên biết là không nên đưa cho người đàn ông đó chút bánh mì. Bố chẳng suy nghĩ gì cả.”

“Bố ơi, bố chẳng làm gì sai cả đâu.”

“Bố không tin con.”

Ồng đứng lên rồi bước qua ngưỡng cửa nhà bếp, để nó khép hờ. Như để xát thêm muối vào vết thương của ông, thì sáng hôm đó sẽ là một buổi sáng thật đáng yêu.

Bốn ngày đã trôi qua, Bố đã đi một quãng đường dài để đến chỗ dòng sông Amper. Ông chỉ mang về một mảnh giấy nhỏ và đặt nó lên mặt bàn bếp.

Một tuần lễ nữa lại trôi qua, và Hans Hubermann vẫn chờ đợi hình phạt dành cho ông. Những vết lằn trên lưng ông đang chuyển thành những vết thẹo, và ông dành phần lớn thời gian của mình để đi lòng vòng quanh Molching. Mụ Diller nhổ vào chân ông. Bà Holtzapfel, giữ đúng lời của mình, không còn nhổ vào cửa nhà Hubermann nữa, nhưng đã có một sự thay thế xứng đáng khác. “Tôi biết mà,” mụ chủ cửa hàng nguyền rủa ông. “Ông là đồ yêu mến lũ Do Thái dơ bẩn.”

Ông tiếp tục bước đi một cách vô thức, và Liesel thường tìm thấy ông ở sông Amper, chỗ cây cầu. Tay ông đặt trên lan can cầu, và ông ngả phần thân trên của mình lên thành cầu. Những đứa bé chạy xe đạp vụt qua ông, hay chúng chạy với những giọng hét chói lói và tiếng chân đập trên ván gỗ. Không có cái nào trong những điều này khiến ông có một cử động dù là nhỏ nhất.

* ĐỊNH NGHĨA THỨ TÁM *

TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG ĐỨC DUDEN

Nachtrauern – Sự hối tiếc:

Nỗi buồn phiền chất đầy bởi niềm mong mỏi, sựthất vọng hay mất mát.

Những từ ngữ liên quan : ăn năn, hối lỗi, thương tiếc, đau lòng.

“Con có nhìn thấy anh ấy không?” Một buổi chiều nọ ông hỏi nó khi con bé cũng ngả người trên thành cầu cùng với ông.

“Trong dòng nước kia?”

Dòng sông trôi không nhanh lắm. Trong những gợn sóng chậm chạp, con bé có thể nhìn thấy những đường nét trên khuôn mặt của Max Vandenburg. Nó có thể nhìn thấy mái tóc lơ thơ như lông vũ của anh và phần còn lại của con người anh. “Anh ấy đã từng đánh nhau với Quốc trưởng trong tầng hầm nhà chúng ta.”

“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph.” Nắm tay bố xiết chặt lại trên thanh gỗ vụn. “Bố là một thằng ngốc.”

Không, Bố ơi.

Bố chỉ là một con người.

Những từ ngữ này đến với con bé hơn một năm sau đó, khi nó viết trong tầng hầm, và con bé đã ước rằng giá như khi đó con bé đã nghĩ ra được những từ này để nói với Bố.

“Bố thật là một thằng ngu,” Hans Hubermann nói với đứa con gái nuôi của mình. “Và tốt bụng. Điều này đã tạo ra một thằng ngốc tệ hại nhất trên đời này. Thực ra, Bố muốn họ đến bắt Bố đi. Dẫu có bất cứ điều gìxảy ra cũng còn tốt hơn khi phải chờ đợi như thế này.”

Hans Hubermann cần được xác minh cho rõ ràng. Ông cần phải biết rằng Max Vandenburg đã rời khỏi nhà ông vì một lý do chính đáng.

Cuối cùng, sau gần ba tuần chờ đợi, ông cho rằng thời khắc của mình đã tới.

Nó tới trễ.

Khi Liesel đang quay về nhà từ chỗ nhà bà Holtzapfel thì nó nhìn thấy hai người đàn ông mặc áo khoác đen dài, rồi con bé chạy vào nhà.

“Bố, Bố ơi!” Con bé gần như đã làm sập bàn nhà bếp. “Bố ơi, họ đến đây rồi.”

Mẹ bước ra trước. “Làm gì mà la hét ầm ĩ thế hả, đồ con lợn? Ai đến cơ?”

“Gestapo.”

“Hansie!”

Bố đã ở đó rồi, và ông bước ra khỏi nhà để chào hỏi họ. Liesel muốn đi cùng với ông nhưng Rosa đã giữ nó lại, và hai mẹ con quan sát từ chỗ cửa sổ.

Bố trông thật đàng hoàng ở chỗ cửa trước. Ông tỏ ra bồn chồn. Mẹ xiết chặt nắm tay của mình trên những cánh tay của Liesel. Những người đàn ông đấy đi ngang qua.

Bố nhìn lại chỗ cửa sổ, tỏ vẻ hoảng hốt, sau đó đi ra khỏi cổng. Ông gọi với theo họ. “Này! Tôi đây kia mà. Tôi là người các ông muôn tìm. Tôi sống ở nhà này.”

Những người đàn ông mặc áo khoác chỉ dừng lại một lúc để kiểm tra những quyển sổ của mình. Giọng nói của họ nghe trầm đục và ồm ồm. “Không may rồi, ông bạn hơi quá già so với người mà chúng tôi cần.”

Họ tiếp tục đi, nhưng đi không xa lắm, vì họ đãdừng lại ở nhà số ba mươi lăm và bước qua cánh cổng đang mở.

“Ông Steiner phải không?” Họ hỏi như thế khi cánh cửa mở ra.

“Phải, tôi đây.”

“Chúng tôi đến để nói với ông về một chuyện.”

Những người đàn ông mặc áo khoác đứng đó, như những cái cột khoác áo choàng đen, trên ngưỡng cửa của căn nhà như một hộp giày của gia đình Steiner.

Vì một lý do nào đó, họ đã đến đây vì thằng bé.

Những người mặc áo khoác muốn có Rudy.

Bình luận