* MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI LÚC 2 GIỜ SÁNG *
“Của con đây à?”
“Vâng, thưa Bố.”
“Con có muốn đọc nó không?”
Lại “Vâng, thưa Bố.”
Một nụ cười mệt mỏi. Đôi mắt kim loại đang tan chảy.
“Tốt hơn là ta nên đọc nó sau.”
Bốn năm sau, khi con bé bắt đầu viết trong căn hầm dưới nhà, hai ý nghĩ đã nảy ra trong đầu Liesel về ý nghĩa của việc tè ra giường ấy. Trước hết, nó cảm thấy vô cùng may mắn khi người phát hiện ra quyển sách là Bố. (May thay, khi tấm vải trải giường đã được giặt xong từ trước đó, Rosa đã bắt Liesel lột trần cái giường ra và dọn dẹp lần nữa. “Và hãy nhanh lên, đồ con lợn! Mày tưởng ta có cả ngày để làm việc này đấy à?”) Thứ hai, nó rõ ràng là rất tự hào về vai trò của Hans Hubermann trong việc học hành của mình. Bạn sẽ không nghĩ thế đâu, nó viết, nhưng trường lớp chả giúp được gì nhiều trong việc tôi biết đọc. Mà người đó chính là Bố. Người ta cho rằng ông không được khôn ngoan lắm, và đúng là ông đọc không được nhanh, nhưng tôi sẽ sớm biết rằng chính những từ ngữ và chữ viết đã từng cứu sống ông một lần. Hay ít nhất, là những từ ngữ và một người đã dạy ông chơi đàn xếp…
“Việc gì quan trọng nhất làm trước,” đêm hôm ấy Hans Huber- mann đã nói như thế. Ông giặt tấm vải trải giường và phơi nó lên. “Bây giờ,” ông nói khi quay lại với con bé. “Hãy bắt đầu lớp học lúc nửa đêm này đi nào.”
Bóng đèn vàng đầy bụi được bật sáng.
Liesel ngồi trên lớp vải trải giường sạch sẽ và lạnh lẽo, đắm chìm trong sự xấu hổ, nhưng cũng vô cùng hân hoan. Ý nghĩ về việc trót tè dầm khiến nó ngượng, nhưng nó sẽ biết đọc. Nó sẽ đọc được quyển sách.
Niềm phấn khích trào dâng trong lòng nó.
Những viễn cảnh về một thiên tài đọc sách mười tuổi đươc thắp bừng lên.
Nhưng giá như việc này diễn ra dễ dàng.
“Nói thật với con nhé,” Bố nói ngay từ đầu, “Bố đọc cũng không được tốt lắm đâu.”
Nhưng việc ông đọc khá chậm cũng chẳng hề chi. Gì thì gì biết đâu việc ông đọc chậm còn có ích nữa là khác. Có thể nó sẽ khiến ông đỡ phiền muộn hơn khi phải đối mặt với kỹ năng đọc sách tệ hại của con bé.
Dù vậy, lúc đầu thì có vẻ như Hans vẫn không được thoải mái cho lắm lúc ông cầm lấy quyển sách và đọc lướt qua nó.
Khi ông tiến đến và ngồi xuống giường cạnh con bé, ông ngả người ra đằng sau, đôi cẳng chân duỗi nghiêng theo chiều dài cái giường. Ông kiểm tra lại quyển sách lần nữa và thả nó xuống tấm chăn. “Tại sao một đứa bé gái đáng yêu như con lại muốn đọc một thứ như thế này cơ chứ?”
Một lần nữa, Liesel nhún vai. Giá như người phu đào huyệt tập sự nọ đã đọc tất cả các tác phẩm của Goethe hay bất cứ danh nhân nào khác tầm cỡ như vậy, đó mới là cái nên xuất hiện trước mặt họ. Con bé cố gắng giải thích. “Con – khi mà…quyển sách đang ngập trong tuyết, và – những từ ngữ được thốt ra thật nhẹ nhàng và cứ lần lượt rơi khỏi cạnh giường, rồi trút sạch xuống sàn nhà như bột vậy.
Dù vậy, Bố vẫn biết phải nói gì. Ông luôn biết mình phải nói gì.
Ông luồn tay vào mớ tóc đang ngái ngủ của mình và vuốt ngược chúng lên, rồi nói, “Hãy hứa với bố một chuyện, Liesel. Nếu bố có chết sớm, con phải bảo đảm rằng họ chôn cất bố đúng cách đấy nhé.”
Con bé gật đầu, với một sự chân thành tột bực.
“Không được bỏ qua Chương Sáu, hay mục thứ Tư trong Chương Chín đấy nhé.” Ông cười, và đứa bé gái tè dầm cũng cười theo. “Bố mừng là mọi việc đã đâu vào đấy. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu đọc quyển sách này được rồi.”
Ông chỉnh lại tư thế ngồi, xương ông kêu răng rắc như những tấm ván sàn cũ kỹ. “Cuộc vui bắt đầu.”
Được khuếch đại bởi sự tĩnh lặng của màn đêm, quyển sách mở ra – kèm một cơn gió mạnh.
***
Khi nhớ lại, Liesel có thể nói chính xác bố nó đang nghĩ điều gì lúc ông lướt qua trang đầu tiên của quyển Sách hướng dẫn của phu đào huyệt. Khi đã nhận thức được độ khó của quyển sách, ông hiểu rất rõ ràng rằng một thứ như thế này khó có thể trở thành một quyển sách tập đọc lý tưởng được. Nó có những từ ngữ mà ngay cả ông cũng thấy khó khăn với chúng. Ấy là chưa nói đến sự không lành mạnh của chủ đề quyển sách. Phần đứa bé gái, có một khao khát bất chợt được đọc nó mà con bé thậm chí còn không thèm cố tìm hiểu nguyên do. Ở một mức độ nào đó, có lẽ nó muốn chắc chắn rằng em trai nó đã được chôn cất đúng cách. Dù lý do ấy có là gì đi nữa, khao khát được đọc quyển sách của nó cũng mạnh mẽ như bất kỳ con người mười tuổi nào có thể trải nghiệm được.
Khi Bố lật qua các trang sách, hẳn ông có thể cảm thấy đôi mắt của Liesel đang chăm chú nhìn mình. Chúng như lồi ra và chờ đợi cái gì đó, bất cứ cái gì, tuôn ra từ khóe môi ông.
“Đây.” Ông lại đổi tư thế và đưa con bé quyển sách. “Hãy nhìn vào trang này và nói cho bố nghe xem con có thể đọc được bao nhiêu từ.”
Con bé nhìn trang sách – và nói dối.
“Khoảng một nữa.”
“Đọc vài từ cho bố nghe xem nào,” nhưng dĩ nhiên là con bé không thể đọc được. Khi ông bắt nó chỉ ra bất cứ từ nào nó có thể đọc và thực sự nói được, và chỉ có ba từ – ba từ quan trọng trong tiếng Đức có nghĩa là “cái”. Cả trang sách ấy hẳn phải có đến hai trăm từ như thế.
Việc này sẽ khó khăn hơn là ta tưởng đây.
Con bé bắt quả tang bố nó đang nghĩ như thế, chỉ trong một khoảnh khắc thôi.
Ông ngồi lên, đứng dậy và lại đi ra ngoài.
Lần này khi quay lại, ông nói, “Thực ra, bố có một ý này hay hơn.” Trong tay ông là một cây cọ sơn dày và một tệp giấy nhám. “Hãy bắt đầu từ vạch xuất phát.” Liesel không thấy có lý do nào để tranh cãi với ông cả.
Ở góc bên trái của một tờ giấy nhám lật ngược lại, ông vẽ một hình vuông cạnh chừng hơn hai phân, rồi viết một chữ A hoa vào bên trong hình vuông đó. Ở góc bên kia, ông viết chữ a thường. Cho đến lúc này thì mọi việc vẫn tốt đẹp.
“A,” Liesel nói. “A cho chữ gì?”
Con bé nhoẻn cười. “Apfel”(Tiếng Đức có nghĩa là “quả táo”.)
Ông viết từ đó ra với những chữ cái rất to và vẽ một quả táo méo mó bên dưới. Dù gì thì ông cũng chỉ là một thợ sơn nhà, chứ không phải một họa sĩ. Khi đã vẽ xong, ông nhìn lên và nói, “Bây giờ đến chữ B.”
Khi họ cứ tiếp tục như thế đến hết bảng chữ cái, đôi mắt của Liesel mở to dần. Nó đã làm việc này ở trường, trong lớp mẫu giáo, nhưng lần này thì quả thực là vui hơn nhiều. Nó là học sinh duy nhất ở đó, và nó không to quá khổ. Thật vui khi ngắm bàn tay của Bố lúc ông viết những từ ngữ ra và chầm chậm hoàn thành những bản phác họa thô sơ của mình.
“Ôi, xem nào, Liesel,” ông kêu lên khi con bé nhún vai sau đó. “Một từ gì đó bắt đầu bằng chữ S. Dễ thôi mà. Con làm bố thất vọng quá đấy.”
Con bé không thể nghĩ ra được từ nào như thế cả.
“Động não đi xem nào!” Tiếng thì thầm của ông như đùa cợt với con bé. “Thử nghĩ về Mẹ xem.”
Đó là lúc mà từ ấy xuất hiện như một cái tát thẳng vào mặt nó. Một nụ cười toe toét như phản chiếu lại lời Bố nói.“SAUMENSCH!” con bé hét to, và Bố phá lên cười, sau đó lại im lặng.
“Suỵt, chúng ta phải giữ yên lặng.” Nhưng ông vẫn phá lên cười và viết từ đó ra, hoàn tất nó với một trong những bức phác họa của mình.
* MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐlỂN HÌNH *
CỦA HANS HUBERMANN
“Bố ơi!” con bé thì thào. “Con không có mắt!”
Ông vuốt tóc nó. Con bé đã rơi vào cái bẫy ông giăng ra. “Với một nụ cười như thế,” Hans Hubermann nói, “con không cần cặp mắt nào đâu.” Ông ôm lấy nó, rồi lại nhìn vào bức tranh, khuôn mặt ngập tràn màu bạc ấm áp. “Bây giờ đến chữ T.”
Khi họ đã hoàn tất bảng chữ cái, và nghiên cứu nó đến hơn chục lần, Bố mới ngả người ra đằng sau rồi nói, “Đêm nay thế là đủ rồi đấy nhỉ?”
“Thêm vài từ nữa thôi Bố nhé?”
Ông tỏ ra dứt khoát. “Thế là đủ rồi. Khi con thức dậy, bố sẽ chơi đàn cho con nghe.”
“Cảm ơn Bố.”
“Ngủ ngon nhé.” Một tiếng cười câm lặng chỉ có một âm tiết bật ra. “Ngủ ngon nhé, đồ con lợn.”
“Chúc Bô ngủ ngon.”
Ông tắt đèn, quay lại và ngồi xuống ghế. Trong bóng tối, đôi mắt của Liesel vẫn mở thao láo. Nó đang ngắm nhìn những từ ngữ.
MÙI CỦA TÌNH BẠN
Việc này tiếp tục tái diễn.
Trong vài tuần kế tiếp, đến tận mùa hè, lớp học lúc nửa đêm ấy luôn được bắt đầu mỗi khi cơn ác mộng chấm dứt. Thêm hai vụ tè dầm nữa đã xảy ra, nhưng Hans Hubermann chỉ đơn giản là lặp lại hành động dọn dẹp quả cảm trước đây của ông, và tiếp tục đọc một từ, phác họa rồi đọc lại từ ấy. Khi trời đã tang tảng sáng, thì những tiếng nói thầm của hai bố con cũng vang rất to.
Vào một ngày thứ Năm nọ, lúc ba giờ sáng, Mẹ bảo Liesel chuẩn bị cùng bà đi giao vài món đồ đã giặt ủi xong. Bố lại có ý khác.
Ông bước vào căn bếp và nói, “Xin lỗi mẹ nó nhé, hôm nay con bé không đi với bà được đâu.”
Mẹ thậm chí còn không thèm nhìn lên khỏi túi đựng đồ giặt. “Ai hỏi đến ông mà lắm mồm thế hử, đồ lỗ đít? Đi nào, Liesel.”
“Con bé đang tập đọc với tôi,” ông nói. Bố cười với Liesel một cái như để trấn an nó, kèm theo một cái nháy mắt. “Tôi đang dạy nó đọc. Chúng tôi sẽ ra bờ sông Amper – chỗ thượng nguồn, nơi tôi từng tập chơi đàn xếp.”
Giờ thì ông đã thu hút được sự chú ý của bà.
Mẹ đặt túi đồ giặt lên bàn rồi điều chỉnh giọng nói của mình đến một mức độ giễu cợt phù hợp. “Ông nói cái gì kia?”
“Tôi nghĩ là bà đã nghe thấy rồi đó, Rosa à.”
Mẹ phá lên cười. “Ông thì dạy cho nó được cái quái gì cơ chứ?” Một nụ cười toe toét và nhàu nhĩ như giấy các-tông hiện ra trên gương mặt bà. Từ ngữ túa ra xối xả như những cú đâm móc từ dưới lên. “Làm như ông đọc thông viết thạo lắm ấy, đồ con lợn.”
Căn bếp lại chìm trong im lặng của sự chờ đợi. Bố trả đòn. “Hai bố con tôi sẽ giao đống đồ giặt ủi cho bà.”
“Cái đồ lợn hôi…” Mẹ ngừng lại nửa chừng. Những từ ngữ lúng búng trong miệng bà, trong lúc bà cân nhắc lại tình thế. “Hãy về trước khi trời tối đấy.”
“Chúng con cũng đâu có đọc được lúc trời tối đâu Mẹ,” Liesel nói.
“Gì kia, đồ lợn?”
“ Có gì đâu Mẹ”.
Bố toét miệng cười và chỉ đứa bé gái. “Sách, giấy nhám, bút chì,” ông ra lệnh cho nó, “và đừng quên cây đàn xếp!”, lúc này thì con bé đã biến đi rồi. Không lâu sau, hai bố con sải bước trên phố Thiên Đàng, mang theo những từ ngữ, âm nhạc, và đống đồ đã giặt.
Khi họ đến chỗ cửa hàng của mụ Diller, cả hai quay lại vài lần xem liệu Mẹ có còn đứng ở cổng và dõi theo họ hay không. Bà vẫn ở đó. Có lúc bà còn gọi với theo, “Liesel, hãy giữ đám đồ đã ủi cho thẳng thớm! Đừng để chúng bị nhàu, nghe chưa!”
“Vâng, thưa Mẹ!”
Con bé đi được vài bước thì lại nghe: “Liesel, mày vẫn mặc đủ ấm đấy chứ?!”
“Mẹ nói gì cơ ạ?”
“Cái đồ lợn hôi hám bẩn thỉu này, mày chẳng bao giờ nghe thủng được câu nào à! Mày vẫn mặc đủ ấm đấy chứ? Trời có thể trở lạnh đấy!”
Ở góc đường, Bố khom người xuống để buộc lại dây giày. “Liesel,” ông hỏi, “con có thể vấn cho bố một điếu thuốc chứ?”
Điều này mang đến cho con bé một niềm hạnh phúc khôn tả.
Khi đám đồ giặt ủi đã được bàn giao xong, hai bố con quay về sông Amper, con sông chạy sát sườn thành phố. Nó cứ hờ hững trôi như thế, về hướng trại tập trung Dachau.
Có một cây cầu làm bằng những mảnh ván gỗ bắc ngang qua sông.
Hai bố con ngồi cách cây cầu ấy chừng ba mươi mét, trên bãi cỏ, viết những từ mới ra giấy rồi đọc to chúng lên thành tiếng, và khi trời đã nhá nhem tối, Hans lôi cây đàn xếp ra chơi. Liesel ngắm nhìn ông và lắng nghe tiếng đàn, dù khi đó con bé không nhận thấy ngay vẻ lúng túng khó hiểu trên gương mặt Bố, lúc ông chơi đàn vào buổi chiều hôm đó.
* GƯƠNG MẶT CỦA BỐ *
Nó dạo vòng quanh và tự vấn,
Nhưng chẳng tìm thấy câu trả lời nào cả.
Đúng hơn là chưa tìm thấy câu trả lời nào cả.
Đã có một thay đổi nơi ông. Một chuyển biến tinh vi.
Con bé có nhìn thấy, nhưng không nhận thức được điều đó cho đến mãi sau này, lúc mọi việc đã ăn khớp với nhau. Nó thấy ông cứ nhìn xa xăm khi chơi đàn, mà không hề biết rằng ẩn chứa bên dưới cây đàn xếp của Hans Hubermann là cả một câu chuyện dài. Thời gian tới, câu chuyện ấy sẽ đến nhà số 33 phố Thiên Đàng lúc trời vừa tảng sáng, mặc một áo vét mỏng tang và vai có diềm xếp. Nó sẽ mang theo một cái vali, một quyển sách, và hai câu hỏi. Một câu chuyện. Chuyện này nối tiếp chuyện kia. Chuyện này lồng vào chuyện kia.
Bây giờ, Liesel chỉ quan tâm đến một thứ, và con bé đang tận hưởng điều đó.
Nó nằm ngả lưng xuống bãi cỏ, những ngọn cỏ như đang vươn tay ra mời gọi.
Con bé nhắm mắt lại, tai nó lắng nghe tiếng nhạc.
Dĩ nhiên, cũng có vài rắc rối. Có những lúc mà gần như Bố đã hét lên với nó. “Coi nào, Liesel,” ông nói. “Con biết từ này mà, con biết mà!” Ngay lúc mọi việc đang diễn ra trôi chảy, thì làm thế nào đó mà chúng lại mắc kẹt vào nhau.
Khi trời đẹp, hai bố con đến Amper vào buổi chiều. Lúc thời tiết xấu thì chỗ tập đọc của họ sẽ là dưới tầng hầm. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào Mẹ. Ban đầu, họ đã thử học trong nhà bếp, nhưng việc này là bất khả thi.
“Rosa,” một lần nọ Hans nói với bà. Những từ ngữ của ông đã thầm lặng cắt ngang một trong những câu nói của bà. “Bà có thể làm giúp tôi một việc được không?”
Mẹ nhìn lên từ chỗ bếp lò. “Cái gì chứ?”
“Tôi đề nghị bà. Tôi xin bà, bà có thể vui lòng câm mồm lại, dù chỉ trong vòng năm phút thôi được không?”
Bạn có thể tưởng tượng được phản ứng của Mẹ sẽ thế nào rồi đấy.
Rốt cuộc hai bố con lại phải chui xuống tầng hầm.
Ở đó không có ánh sáng, thế nên họ phải thắp một cái đèn dầu lên, và dần dần, giữa trường học và nhà, từ bờ sông đến tầng hầm, từ những ngày đẹp trời cho đến những ngày u ám, Liesel đã học đọc và viết.
“Không lâu nữa đâu,” Bố nói với nó, “thậm chí nhắm mắt con cũng có thể đọc được cái quyển sách kinh khủng về đám huyệt mộ ấy.”
“Và con sẽ thoát khỏi cái lớp học dành cho bọn người lùn đó.”
Con bé nói những từ này với một giọng điệu khẳng định quyền sở hữu đầy cay nghiệt.
Vào một trong những buổi học dưới tầng hầm của hai người, Bố đã dẹp đám giấy nhám sang một bên (giấy hết rất nhanh) và lôi ra một cây cọ sơn. Nhà Hubermann không có món đồ xa xỉ nào, nhưng lại rất thừa sơn, và nó trở nên vô cùng hữu ích cho việc học tập của con bé. Bố sẽ phát âm một từ ra và con bé sẽ phải đánh vần từ đó thành tiếng, rồi sau đó viết bằng sơn lên tường, cho đến khi nó làm đúng thì thôi. Sau một tháng, bức tường này được sơn lại. Một trang giấy bằng bê-tông mới tinh.
Có những đêm, sau khi buổi học dưới tầng hầm đã kết thúc, Liesel ngồi trong nhà tắm và nghe những lời bình luận quen thuộc vọng ra từ căn bếp.
“Ông thối quá,” Mẹ nói với Hans. “Như mùi thuốc lá và dầu hỏa ấy.”
Vừa ngồi ngập trong nước, con bé vừa tưởng tượng ra thứ mùi tỏa ra từ quần áo bố nuôi nó. Hơn hết, đó là mùi của tình bạn, và nó cũng có thể ngửi thấy cái mùi ấy trên người mình. Liesel yêu cái mùi đó. Con bé thường hít ngửi cánh tay mình, trong lúc làn nước mát cứ bồng bềnh xung quanh.
NHÀ VÔ ĐỊCH HẠNG NẶNG TRÊN SÂN TRƯỜNG
Mùa hè năm 1939 trôi qua rất vội vàng, hay cũng có thể là Liesel vội vàng. Con bé đã dành thời gian của mình để chơi bóng cùng Rudy và những đứa trẻ khác trên phố Thiên Đàng (đây quả thực là một trò tiêu khiển quanh năm suốt tháng), mang đồ giặt ủi đi lòng vòng thị trấn với Mẹ, và học thêm những từ ngữ mới. Dường như mùa hè chỉ kéo dài được vài ngày rồi chấm dứt ngay vậy.
Vào cuối năm ấy, có hai việc xảy ra.
* MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI LÚC 2 GIỜ SÁNG *
“Của con đây à?”
“Vâng, thưa Bố.”
“Con có muốn đọc nó không?”
Lại “Vâng, thưa Bố.”
Một nụ cười mệt mỏi. Đôi mắt kim loại đang tan chảy.
“Tốt hơn là ta nên đọc nó sau.”
Bốn năm sau, khi con bé bắt đầu viết trong căn hầm dưới nhà, hai ý nghĩ đã nảy ra trong đầu Liesel về ý nghĩa của việc tè ra giường ấy. Trước hết, nó cảm thấy vô cùng may mắn khi người phát hiện ra quyển sách là Bố. (May thay, khi tấm vải trải giường đã được giặt xong từ trước đó, Rosa đã bắt Liesel lột trần cái giường ra và dọn dẹp lần nữa. “Và hãy nhanh lên, đồ con lợn! Mày tưởng ta có cả ngày để làm việc này đấy à?”) Thứ hai, nó rõ ràng là rất tự hào về vai trò của Hans Hubermann trong việc học hành của mình. Bạn sẽ không nghĩ thế đâu, nó viết, nhưng trường lớp chả giúp được gì nhiều trong việc tôi biết đọc. Mà người đó chính là Bố. Người ta cho rằng ông không được khôn ngoan lắm, và đúng là ông đọc không được nhanh, nhưng tôi sẽ sớm biết rằng chính những từ ngữ và chữ viết đã từng cứu sống ông một lần. Hay ít nhất, là những từ ngữ và một người đã dạy ông chơi đàn xếp…
“Việc gì quan trọng nhất làm trước,” đêm hôm ấy Hans Huber- mann đã nói như thế. Ông giặt tấm vải trải giường và phơi nó lên. “Bây giờ,” ông nói khi quay lại với con bé. “Hãy bắt đầu lớp học lúc nửa đêm này đi nào.”
Bóng đèn vàng đầy bụi được bật sáng.
Liesel ngồi trên lớp vải trải giường sạch sẽ và lạnh lẽo, đắm chìm trong sự xấu hổ, nhưng cũng vô cùng hân hoan. Ý nghĩ về việc trót tè dầm khiến nó ngượng, nhưng nó sẽ biết đọc. Nó sẽ đọc được quyển sách.
Niềm phấn khích trào dâng trong lòng nó.
Những viễn cảnh về một thiên tài đọc sách mười tuổi đươc thắp bừng lên.
Nhưng giá như việc này diễn ra dễ dàng.
“Nói thật với con nhé,” Bố nói ngay từ đầu, “Bố đọc cũng không được tốt lắm đâu.”
Nhưng việc ông đọc khá chậm cũng chẳng hề chi. Gì thì gì biết đâu việc ông đọc chậm còn có ích nữa là khác. Có thể nó sẽ khiến ông đỡ phiền muộn hơn khi phải đối mặt với kỹ năng đọc sách tệ hại của con bé.
Dù vậy, lúc đầu thì có vẻ như Hans vẫn không được thoải mái cho lắm lúc ông cầm lấy quyển sách và đọc lướt qua nó.
Khi ông tiến đến và ngồi xuống giường cạnh con bé, ông ngả người ra đằng sau, đôi cẳng chân duỗi nghiêng theo chiều dài cái giường. Ông kiểm tra lại quyển sách lần nữa và thả nó xuống tấm chăn. “Tại sao một đứa bé gái đáng yêu như con lại muốn đọc một thứ như thế này cơ chứ?”
Một lần nữa, Liesel nhún vai. Giá như người phu đào huyệt tập sự nọ đã đọc tất cả các tác phẩm của Goethe hay bất cứ danh nhân nào khác tầm cỡ như vậy, đó mới là cái nên xuất hiện trước mặt họ. Con bé cố gắng giải thích. “Con – khi mà…quyển sách đang ngập trong tuyết, và – những từ ngữ được thốt ra thật nhẹ nhàng và cứ lần lượt rơi khỏi cạnh giường, rồi trút sạch xuống sàn nhà như bột vậy.
Dù vậy, Bố vẫn biết phải nói gì. Ông luôn biết mình phải nói gì.
Ông luồn tay vào mớ tóc đang ngái ngủ của mình và vuốt ngược chúng lên, rồi nói, “Hãy hứa với bố một chuyện, Liesel. Nếu bố có chết sớm, con phải bảo đảm rằng họ chôn cất bố đúng cách đấy nhé.”
Con bé gật đầu, với một sự chân thành tột bực.
“Không được bỏ qua Chương Sáu, hay mục thứ Tư trong Chương Chín đấy nhé.” Ông cười, và đứa bé gái tè dầm cũng cười theo. “Bố mừng là mọi việc đã đâu vào đấy. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu đọc quyển sách này được rồi.”
Ông chỉnh lại tư thế ngồi, xương ông kêu răng rắc như những tấm ván sàn cũ kỹ. “Cuộc vui bắt đầu.”
Được khuếch đại bởi sự tĩnh lặng của màn đêm, quyển sách mở ra – kèm một cơn gió mạnh.
***
Khi nhớ lại, Liesel có thể nói chính xác bố nó đang nghĩ điều gì lúc ông lướt qua trang đầu tiên của quyển Sách hướng dẫn của phu đào huyệt. Khi đã nhận thức được độ khó của quyển sách, ông hiểu rất rõ ràng rằng một thứ như thế này khó có thể trở thành một quyển sách tập đọc lý tưởng được. Nó có những từ ngữ mà ngay cả ông cũng thấy khó khăn với chúng. Ấy là chưa nói đến sự không lành mạnh của chủ đề quyển sách. Phần đứa bé gái, có một khao khát bất chợt được đọc nó mà con bé thậm chí còn không thèm cố tìm hiểu nguyên do. Ở một mức độ nào đó, có lẽ nó muốn chắc chắn rằng em trai nó đã được chôn cất đúng cách. Dù lý do ấy có là gì đi nữa, khao khát được đọc quyển sách của nó cũng mạnh mẽ như bất kỳ con người mười tuổi nào có thể trải nghiệm được.
Khi Bố lật qua các trang sách, hẳn ông có thể cảm thấy đôi mắt của Liesel đang chăm chú nhìn mình. Chúng như lồi ra và chờ đợi cái gì đó, bất cứ cái gì, tuôn ra từ khóe môi ông.
“Đây.” Ông lại đổi tư thế và đưa con bé quyển sách. “Hãy nhìn vào trang này và nói cho bố nghe xem con có thể đọc được bao nhiêu từ.”
Con bé nhìn trang sách – và nói dối.
“Khoảng một nữa.”
“Đọc vài từ cho bố nghe xem nào,” nhưng dĩ nhiên là con bé không thể đọc được. Khi ông bắt nó chỉ ra bất cứ từ nào nó có thể đọc và thực sự nói được, và chỉ có ba từ – ba từ quan trọng trong tiếng Đức có nghĩa là “cái”. Cả trang sách ấy hẳn phải có đến hai trăm từ như thế.
Việc này sẽ khó khăn hơn là ta tưởng đây.
Con bé bắt quả tang bố nó đang nghĩ như thế, chỉ trong một khoảnh khắc thôi.
Ông ngồi lên, đứng dậy và lại đi ra ngoài.
Lần này khi quay lại, ông nói, “Thực ra, bố có một ý này hay hơn.” Trong tay ông là một cây cọ sơn dày và một tệp giấy nhám. “Hãy bắt đầu từ vạch xuất phát.” Liesel không thấy có lý do nào để tranh cãi với ông cả.
Ở góc bên trái của một tờ giấy nhám lật ngược lại, ông vẽ một hình vuông cạnh chừng hơn hai phân, rồi viết một chữ A hoa vào bên trong hình vuông đó. Ở góc bên kia, ông viết chữ a thường. Cho đến lúc này thì mọi việc vẫn tốt đẹp.
“A,” Liesel nói. “A cho chữ gì?”
Con bé nhoẻn cười. “Apfel”(Tiếng Đức có nghĩa là “quả táo”.)
Ông viết từ đó ra với những chữ cái rất to và vẽ một quả táo méo mó bên dưới. Dù gì thì ông cũng chỉ là một thợ sơn nhà, chứ không phải một họa sĩ. Khi đã vẽ xong, ông nhìn lên và nói, “Bây giờ đến chữ B.”
Khi họ cứ tiếp tục như thế đến hết bảng chữ cái, đôi mắt của Liesel mở to dần. Nó đã làm việc này ở trường, trong lớp mẫu giáo, nhưng lần này thì quả thực là vui hơn nhiều. Nó là học sinh duy nhất ở đó, và nó không to quá khổ. Thật vui khi ngắm bàn tay của Bố lúc ông viết những từ ngữ ra và chầm chậm hoàn thành những bản phác họa thô sơ của mình.
“Ôi, xem nào, Liesel,” ông kêu lên khi con bé nhún vai sau đó. “Một từ gì đó bắt đầu bằng chữ S. Dễ thôi mà. Con làm bố thất vọng quá đấy.”
Con bé không thể nghĩ ra được từ nào như thế cả.
“Động não đi xem nào!” Tiếng thì thầm của ông như đùa cợt với con bé. “Thử nghĩ về Mẹ xem.”
Đó là lúc mà từ ấy xuất hiện như một cái tát thẳng vào mặt nó. Một nụ cười toe toét như phản chiếu lại lời Bố nói.“SAUMENSCH!” con bé hét to, và Bố phá lên cười, sau đó lại im lặng.
“Suỵt, chúng ta phải giữ yên lặng.” Nhưng ông vẫn phá lên cười và viết từ đó ra, hoàn tất nó với một trong những bức phác họa của mình.
* MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐlỂN HÌNH *
CỦA HANS HUBERMANN
“Bố ơi!” con bé thì thào. “Con không có mắt!”
Ông vuốt tóc nó. Con bé đã rơi vào cái bẫy ông giăng ra. “Với một nụ cười như thế,” Hans Hubermann nói, “con không cần cặp mắt nào đâu.” Ông ôm lấy nó, rồi lại nhìn vào bức tranh, khuôn mặt ngập tràn màu bạc ấm áp. “Bây giờ đến chữ T.”
Khi họ đã hoàn tất bảng chữ cái, và nghiên cứu nó đến hơn chục lần, Bố mới ngả người ra đằng sau rồi nói, “Đêm nay thế là đủ rồi đấy nhỉ?”
“Thêm vài từ nữa thôi Bố nhé?”
Ông tỏ ra dứt khoát. “Thế là đủ rồi. Khi con thức dậy, bố sẽ chơi đàn cho con nghe.”
“Cảm ơn Bố.”
“Ngủ ngon nhé.” Một tiếng cười câm lặng chỉ có một âm tiết bật ra. “Ngủ ngon nhé, đồ con lợn.”
“Chúc Bô ngủ ngon.”
Ông tắt đèn, quay lại và ngồi xuống ghế. Trong bóng tối, đôi mắt của Liesel vẫn mở thao láo. Nó đang ngắm nhìn những từ ngữ.
MÙI CỦA TÌNH BẠN
Việc này tiếp tục tái diễn.
Trong vài tuần kế tiếp, đến tận mùa hè, lớp học lúc nửa đêm ấy luôn được bắt đầu mỗi khi cơn ác mộng chấm dứt. Thêm hai vụ tè dầm nữa đã xảy ra, nhưng Hans Hubermann chỉ đơn giản là lặp lại hành động dọn dẹp quả cảm trước đây của ông, và tiếp tục đọc một từ, phác họa rồi đọc lại từ ấy. Khi trời đã tang tảng sáng, thì những tiếng nói thầm của hai bố con cũng vang rất to.
Vào một ngày thứ Năm nọ, lúc ba giờ sáng, Mẹ bảo Liesel chuẩn bị cùng bà đi giao vài món đồ đã giặt ủi xong. Bố lại có ý khác.
Ông bước vào căn bếp và nói, “Xin lỗi mẹ nó nhé, hôm nay con bé không đi với bà được đâu.”
Mẹ thậm chí còn không thèm nhìn lên khỏi túi đựng đồ giặt. “Ai hỏi đến ông mà lắm mồm thế hử, đồ lỗ đít? Đi nào, Liesel.”
“Con bé đang tập đọc với tôi,” ông nói. Bố cười với Liesel một cái như để trấn an nó, kèm theo một cái nháy mắt. “Tôi đang dạy nó đọc. Chúng tôi sẽ ra bờ sông Amper – chỗ thượng nguồn, nơi tôi từng tập chơi đàn xếp.”
Giờ thì ông đã thu hút được sự chú ý của bà.
Mẹ đặt túi đồ giặt lên bàn rồi điều chỉnh giọng nói của mình đến một mức độ giễu cợt phù hợp. “Ông nói cái gì kia?”
“Tôi nghĩ là bà đã nghe thấy rồi đó, Rosa à.”
Mẹ phá lên cười. “Ông thì dạy cho nó được cái quái gì cơ chứ?” Một nụ cười toe toét và nhàu nhĩ như giấy các-tông hiện ra trên gương mặt bà. Từ ngữ túa ra xối xả như những cú đâm móc từ dưới lên. “Làm như ông đọc thông viết thạo lắm ấy, đồ con lợn.”
Căn bếp lại chìm trong im lặng của sự chờ đợi. Bố trả đòn. “Hai bố con tôi sẽ giao đống đồ giặt ủi cho bà.”
“Cái đồ lợn hôi…” Mẹ ngừng lại nửa chừng. Những từ ngữ lúng búng trong miệng bà, trong lúc bà cân nhắc lại tình thế. “Hãy về trước khi trời tối đấy.”
“Chúng con cũng đâu có đọc được lúc trời tối đâu Mẹ,” Liesel nói.
“Gì kia, đồ lợn?”
“ Có gì đâu Mẹ”.
Bố toét miệng cười và chỉ đứa bé gái. “Sách, giấy nhám, bút chì,” ông ra lệnh cho nó, “và đừng quên cây đàn xếp!”, lúc này thì con bé đã biến đi rồi. Không lâu sau, hai bố con sải bước trên phố Thiên Đàng, mang theo những từ ngữ, âm nhạc, và đống đồ đã giặt.
Khi họ đến chỗ cửa hàng của mụ Diller, cả hai quay lại vài lần xem liệu Mẹ có còn đứng ở cổng và dõi theo họ hay không. Bà vẫn ở đó. Có lúc bà còn gọi với theo, “Liesel, hãy giữ đám đồ đã ủi cho thẳng thớm! Đừng để chúng bị nhàu, nghe chưa!”
“Vâng, thưa Mẹ!”
Con bé đi được vài bước thì lại nghe: “Liesel, mày vẫn mặc đủ ấm đấy chứ?!”
“Mẹ nói gì cơ ạ?”
“Cái đồ lợn hôi hám bẩn thỉu này, mày chẳng bao giờ nghe thủng được câu nào à! Mày vẫn mặc đủ ấm đấy chứ? Trời có thể trở lạnh đấy!”
Ở góc đường, Bố khom người xuống để buộc lại dây giày. “Liesel,” ông hỏi, “con có thể vấn cho bố một điếu thuốc chứ?”
Điều này mang đến cho con bé một niềm hạnh phúc khôn tả.
Khi đám đồ giặt ủi đã được bàn giao xong, hai bố con quay về sông Amper, con sông chạy sát sườn thành phố. Nó cứ hờ hững trôi như thế, về hướng trại tập trung Dachau.
Có một cây cầu làm bằng những mảnh ván gỗ bắc ngang qua sông.
Hai bố con ngồi cách cây cầu ấy chừng ba mươi mét, trên bãi cỏ, viết những từ mới ra giấy rồi đọc to chúng lên thành tiếng, và khi trời đã nhá nhem tối, Hans lôi cây đàn xếp ra chơi. Liesel ngắm nhìn ông và lắng nghe tiếng đàn, dù khi đó con bé không nhận thấy ngay vẻ lúng túng khó hiểu trên gương mặt Bố, lúc ông chơi đàn vào buổi chiều hôm đó.
* GƯƠNG MẶT CỦA BỐ *
Nó dạo vòng quanh và tự vấn,
Nhưng chẳng tìm thấy câu trả lời nào cả.
Đúng hơn là chưa tìm thấy câu trả lời nào cả.
Đã có một thay đổi nơi ông. Một chuyển biến tinh vi.
Con bé có nhìn thấy, nhưng không nhận thức được điều đó cho đến mãi sau này, lúc mọi việc đã ăn khớp với nhau. Nó thấy ông cứ nhìn xa xăm khi chơi đàn, mà không hề biết rằng ẩn chứa bên dưới cây đàn xếp của Hans Hubermann là cả một câu chuyện dài. Thời gian tới, câu chuyện ấy sẽ đến nhà số 33 phố Thiên Đàng lúc trời vừa tảng sáng, mặc một áo vét mỏng tang và vai có diềm xếp. Nó sẽ mang theo một cái vali, một quyển sách, và hai câu hỏi. Một câu chuyện. Chuyện này nối tiếp chuyện kia. Chuyện này lồng vào chuyện kia.
Bây giờ, Liesel chỉ quan tâm đến một thứ, và con bé đang tận hưởng điều đó.
Nó nằm ngả lưng xuống bãi cỏ, những ngọn cỏ như đang vươn tay ra mời gọi.
Con bé nhắm mắt lại, tai nó lắng nghe tiếng nhạc.
Dĩ nhiên, cũng có vài rắc rối. Có những lúc mà gần như Bố đã hét lên với nó. “Coi nào, Liesel,” ông nói. “Con biết từ này mà, con biết mà!” Ngay lúc mọi việc đang diễn ra trôi chảy, thì làm thế nào đó mà chúng lại mắc kẹt vào nhau.
Khi trời đẹp, hai bố con đến Amper vào buổi chiều. Lúc thời tiết xấu thì chỗ tập đọc của họ sẽ là dưới tầng hầm. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào Mẹ. Ban đầu, họ đã thử học trong nhà bếp, nhưng việc này là bất khả thi.
“Rosa,” một lần nọ Hans nói với bà. Những từ ngữ của ông đã thầm lặng cắt ngang một trong những câu nói của bà. “Bà có thể làm giúp tôi một việc được không?”
Mẹ nhìn lên từ chỗ bếp lò. “Cái gì chứ?”
“Tôi đề nghị bà. Tôi xin bà, bà có thể vui lòng câm mồm lại, dù chỉ trong vòng năm phút thôi được không?”
Bạn có thể tưởng tượng được phản ứng của Mẹ sẽ thế nào rồi đấy.
Rốt cuộc hai bố con lại phải chui xuống tầng hầm.
Ở đó không có ánh sáng, thế nên họ phải thắp một cái đèn dầu lên, và dần dần, giữa trường học và nhà, từ bờ sông đến tầng hầm, từ những ngày đẹp trời cho đến những ngày u ám, Liesel đã học đọc và viết.
“Không lâu nữa đâu,” Bố nói với nó, “thậm chí nhắm mắt con cũng có thể đọc được cái quyển sách kinh khủng về đám huyệt mộ ấy.”
“Và con sẽ thoát khỏi cái lớp học dành cho bọn người lùn đó.”
Con bé nói những từ này với một giọng điệu khẳng định quyền sở hữu đầy cay nghiệt.
Vào một trong những buổi học dưới tầng hầm của hai người, Bố đã dẹp đám giấy nhám sang một bên (giấy hết rất nhanh) và lôi ra một cây cọ sơn. Nhà Hubermann không có món đồ xa xỉ nào, nhưng lại rất thừa sơn, và nó trở nên vô cùng hữu ích cho việc học tập của con bé. Bố sẽ phát âm một từ ra và con bé sẽ phải đánh vần từ đó thành tiếng, rồi sau đó viết bằng sơn lên tường, cho đến khi nó làm đúng thì thôi. Sau một tháng, bức tường này được sơn lại. Một trang giấy bằng bê-tông mới tinh.
Có những đêm, sau khi buổi học dưới tầng hầm đã kết thúc, Liesel ngồi trong nhà tắm và nghe những lời bình luận quen thuộc vọng ra từ căn bếp.
“Ông thối quá,” Mẹ nói với Hans. “Như mùi thuốc lá và dầu hỏa ấy.”
Vừa ngồi ngập trong nước, con bé vừa tưởng tượng ra thứ mùi tỏa ra từ quần áo bố nuôi nó. Hơn hết, đó là mùi của tình bạn, và nó cũng có thể ngửi thấy cái mùi ấy trên người mình. Liesel yêu cái mùi đó. Con bé thường hít ngửi cánh tay mình, trong lúc làn nước mát cứ bồng bềnh xung quanh.
NHÀ VÔ ĐỊCH HẠNG NẶNG TRÊN SÂN TRƯỜNG
Mùa hè năm 1939 trôi qua rất vội vàng, hay cũng có thể là Liesel vội vàng. Con bé đã dành thời gian của mình để chơi bóng cùng Rudy và những đứa trẻ khác trên phố Thiên Đàng (đây quả thực là một trò tiêu khiển quanh năm suốt tháng), mang đồ giặt ủi đi lòng vòng thị trấn với Mẹ, và học thêm những từ ngữ mới. Dường như mùa hè chỉ kéo dài được vài ngày rồi chấm dứt ngay vậy.
Vào cuối năm ấy, có hai việc xảy ra.