Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kẻ Trộm Sách

Phần III – Chương 2

Tác giả: Markus Zusak

* MỘT SỰ VIỆC NHO NHỎ DẬP TẮT *

TÂM TRẠNG NHẸ NHÕM ẤY

Con bé chẳng thoát được cái gì cả.

Vợ của ngài thị trưởng đã chứng kiến mọi việc.

Bà ta chỉ đang đợi thời điểm phù hợp mà thôi.

Vài tuần lễ trôi qua.

Bóng đá trên phố Thiên Đàng.

Đọc quyển Cái nhún vai từ hai đến ba giờ sáng mỗi ngày, sau cơn ác mộng, hay vào buổi chiều, trong tầng hầm.

Một chuyến ghé thăm nhẹ nhõm khác đến nhà ngài thị trưởng.

Tất cả đều tốt đẹp.

Cho đến khi.

Trong chuyến ghé thăm tiếp theo của Liesel, lần này không có Rudy, cơ hội đã tự xuất hiện. Đó là một ngày con bé đi nhận đồ giặt ủi.

Vợ ngài thị trưởng mở cửa và trên tay bà ta không có cái giỏ đồ như thường lệ. Thay vào đó, bà bước tránh sang một bên rồi cử động cái cổ tay và bàn tay trắng bệch của mình để ra hiệu cho con bé bước vào.

“Cháu chỉ đến lấy đồ giặt thôi.” Máu trong người Liesel như khô đi. Có cảm giác như máu của nó đã đông lại rồi vỡ vụn ra. Con bé gần như đã tan thành nhiều mảnh trên mấy bậc cấp.

Sau đó, người đàn bà ấy nói với con bé từ đầu tiên. Bà vươn người tới trước, với những ngón tay lạnh ngắt, rồi nói, “Warte – Hãy đợi ở đây.” Khi đã bảo đảm là con bé đứng im, bà quay người rồi vội vàng bước trở vào trong.

“Cảm ơn Chúa,” Liesel thở phào. “Bà ta đang đi lấynó.” Nó ở đây có nghĩa là đám đồ giặt ủi.

Dù vậy, cái mà người đàn bà mang lại thì trông chẳng giống như thế chút nào.

Khi bà đã quay lại và đứng đó với một sự vững chãi và mỏng mảnh đến khó tin, bà đang ôm một chồng sách được tì vào bụng, chất cao từ chỗ rốn cho đến tận ngực. Trông bà ta thật dễ tổn thương trên cái ngưỡng cửa kỳ dị ấy. Những hàng lông mi sáng màu, cong vút và một thái độ khó nhận thấy nhất.

Một lời đề nghị.

Lời đề nghị ấy là: Hãy vào mà xem.

Bà ta sẽ tra tấn mình, Liesel nhủ thầm. Bà ta sẽ mang mình vào trong, nhóm lò sưởi lên và ném mình vào đó, cùng với những quyển sách. Hoặc có thể bà ta sẽ nhốt mình trong tầng hầm và không cho mình ăn gì cả.

Dù vậy vì lý do nào đó – rất có thể là sức cám dỗ của những quyển sách – con bé thấy mình đang đi vào trong nhà. Tiếng cót két do đôi giày nó tạo ra trên những tấm lót sàn bằng gỗ khiến con bé co rúm người lại, và khi nó bước trúng một vết nứt trên sàn, khiến mặt sàn phát ra tiếng rên rỉ, con bé gần như đã dừng lại. Vợ ngài thị trưởng vẫn không để ý đến nó. Bà chỉ nhìn về đằng sau một thoáng rồi lại đi tiếp, đến một cánh cửa nâu màu hạt dẻ. Lúc này gương mặt bà toát lên một vẻ gì đó như thay cho câu hỏi.

Cháu đã sẵn sàng chưa?

Liesel hơi nghển cổ lên một chút, như thể nó sẽ nhìn được từ bên trên cánh cửa đang đứng cản đường nó. Thật rõ ràng, đó là dấu hiệu bảo nó hãy mở cánh cửa đó ra.

“Lạy các đấng Jesus, Maria và…”

Con bé thốt câu này lên thành tiếng, những từ ngữ như được rải tung tóe vào một căn phòng tràn ngập bầu không khí lạnh lẽo và những quyển sách. Khắp nơi là sách! Trên mỗi bức tường là những chiếc kệ nhét đầy sách nhưng hết sức trật tự. Khó có thể nhìn thấy được lớp sơn tường. Chỉ có những con chữ theo phong cách và kích thước khác nhau trên gáy của những quyển sách màu đen, màu đỏ, màu xám, những quyển sách đủ màu. Đó là một trong những cảnh tượng đẹp đẽ nhất mà Liesel Meminger từng thấy.

Con bé nở nụ cười kinh ngạc.

Kinh ngạc khi biết rằng có một căn phòng như vậy tồn tại trên đời!

Ngay cả khi nó cố gắng lấy cẳng tay chùi sạch nụ cười ấy đi, thì lập tức con bé nhận ra rằng đó là một việc làm hoàn toàn vô nghĩa. Nó có thể cảm thấy đôi mắt của người đàn bà nọ đang dạo chơi trên cơ thể nó, và khi nó nhìn bà ta, thì đôi mắt của bà dừng lại trên gương mặt nó.

Có nhiều sự im lặng hơn là Liesel tưởng. Sự im lặng ấy được nới rộng ra như một sợi dây cao su, đang chờ bị phá vỡ, bị cắt đứt. Đứa bé gái là người phá tan bầu không khí im lặng ấyẵ

“Cháu có thể chứ?”

Những từ này đứng đó, giữa hàng mẫu đất trơ trụi, lát sàn gỗ. Những quyển sách như cách xa nhiều dặm.

Người đàn bà nọ gật đầu.

Được, cháu có thể.

Căn phòng cứ đều đặn co rút lại, cho đến khi kẻ trộm sách có thể chạm vào những chiếc kệ chỉ với vài bước ngắn. Nó lướt mu bàn tay của mình dọc theo hàng kệ đầu tiên, lắng nghe tiếng móng tay quẹt lạo xạo trên gáy của từng quyển sách. Âm thanh ấy nghe như một thứ nhạc cụ, hay như một thứ công cụ để ghi chép lại những bước chân đang chạy. Nó dùng cả hai tay. Nó đua với chúng. Kệ này nối tiếp kệ khác. Và nó cười. Giọng cười của con bé lan rộng ra, vút cao trong cổ họng nó, và cuối cùng, khi nó dừng lại và đứng ngay giữa căn phòng, con bé đã dành ra nhiều phút đồng hồ để nhìn từ những chiếc kệ cho đến những ngón tay của nó rồi lại nhìn trở lại những hàng kệ, cứ thế.

Nó đã chạm vào bao nhiêu quyển sách?

Nó đã cảm thấy bao nhiêu quyển sách?

Con bé lại đi một vòng và lặp lại hành động ấy một lần nữa, lần này chậm hơn rất nhiều, tay nó để xuôi, cho lòng bàn tay nó cảm nhận được từng quyển sách một. Nó có cảm giác như một phép màu, như cái đẹp, như những tia sáng chiếu xuống từ một ngọn đèn treo. Có vài lần con bé đã gần như rút một quyển sách ra mà không dám. Chúng quá hoàn hảo.

Con bé lại nhìn thấy người đàn bà một lần nữa, bên trái nó, đang đứng cạnh một cái bàn lớn, vẫn bê một chồng sách trước bụng. Bà ta đứng đó với một niềm hân hoan khó hiểu. Một nụ cười như đã tê liệt trên môi bà.

“Bà có muốn cháu…?”

Liesel không nói hết câu hỏi nhưng thực ra đã làm cái việc mà nó đang đề nghị, con bé đi tới và nhẹ nhàng đỡ những quyển sách từ tay của người đàn bà nọ. Sau đó nó đặt chúng vào những chỗ trống trên kệ sách, bên cạnh cánh cửa sổ mở hé. Hơi lạnh bên ngoài đang ùa vào.

Trong một khoảnh khắc, con bé nghĩ đến chuyện khép cửa lại, nhưng rồi lại thôi. Đây không phải là nhà của nó, và trạng thái này không nên bị xáo trộn. Thay vào đó, nó quay lại chỗ người đàn bà đang đứng đằng sau nó, người mà nụ cười giờ đây trông như một vết bầm tím trên mặt, và những cánh tay mảnh khảnh đang buông thõng xuống. Như những cánh tay con gái.

Giờ thì sao đây?

Một sự ngượng ngùng ùa vào căn phòng, và Liesel liếc nhìn qua lần cuối cùng những bức tường đầy sách. Những từ ngữ cứ cựa quậy không yên trong miệng nó, rồi chúng được nói ra rất nhanh, hối hả. “Cháu nên đi thì hơn.”

Phải đến lần cố gắng thứ ba con bé mới rời đi được.

Con bé đợi ở hành lang trong vài phút, nhưng người phụ nữ không ra theo nó, và khi Liesel quay lại nhìn chỗ lối vào căn phòng, nó thấy bà đang ngồi trên mặt bàn, mắt nhìn trừng trừng vào một quyển sách. Con bé quyết định không làm phiền bà ta nữa. Ở chỗ hành lang, nó nhặt giỏ đồ giặt ủi lên.

Lần này, nó đi tránh chỗ gây đau nhức trên những tấm ván lót sàn, đến hết chiều dài của hành lang, ngắm nghía bức tường bên trái. Khi nó khép cánh cửa sau lưng lại, một tiếng loảng xoảng của kim loại vọng đến tai nó, và với đám đồ giặt ủi bên cạnh, con bé vuốt ve những thớ gỗ. “Đi nào,” nó nói.

Ban đầu, con bé đi về nhà trong tình trạng mụ mẫm.

Trải nghiệm kỳ dị với căn phòng đầy sách và người đàn bà thảng thốt, cõi lòng tan nát nọ cứ rảo bước đi bên cạnh con bé. Con bé có thể nhìn thấy chúng trên những ngôi nhà, như một vở kịch vậy. Có thể nó cũng tương tự như cách mà Bố đã khám phá về quyển sách Mein Kampf của ông. Dù nhìn nơi đâu, Liesel cũng vẫn thấy vợ của ngài thị trưởng với chồng sách trong tay bà ta. Quanh những góc phố, con bé có thể nghe thấy âm thanh đôi tay nó lướt đi trên những quyển sách, quấy rầy những cái kệ sách. Con bé nhìn thấy ô cửa sổ mở hé, một ngọn đèn treo tỏa ra ánh sáng dễ chịu, và nó thấy mình bỏ đi, mà không có lấy được một lời cảm ơn.

Không lâu sau, tâm trạng bình thản của nó biến thành sự khó chịu và tự trách mình. Nó bắt đầu quở mắng chính bản thân nó.

“Mày đã chẳng nói gì cả.” Nó lắc đầu quầy quậy, giữa những bước chân vội vã. “Không một lời chào tạm biệt. Không một lời cảm ơn. Không được lấy một câu rằng đó là cảnh tượng đẹp nhất mà cháu từng thấy. Không gì cả!” Hẳn rồi, nó là một kẻ trộm sách, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không biết cách cư xử thế nào cho phải. Điều đó không có nghĩa là con bé không biết cư xử.

Con bé đi bộ trong nhiều phút đồng hồ, đánh vật với sự do dự.

Đến phố Munich, thì tình trạng này chấm dứt.

Ngay lúc nó nhìn thấy tấm biển hiệu đề STEINER- SCHNEIDERMEISTER, con bé quay người lại và chạy đi.

Lần này, không có sự do dự nào nữa.

Nó đấm thùm thụp lên cánh cửa, tiếng vọng của tay đấm bằng đồng như xuyên qua gỗ.

Scheissel. (Cứt thật – tiếng Đức))

Đó không phải là vợ của ông thị trưởng mà là chính ông thị trưởng đang đứng trước mặt nó. Trong lúc vội vã, Liesel đã không để ý thấy chiếc xe hơi đang đậu trên vệ đường, trước cổng nhà.

Với hàm ria mép và bộ đồ đen, người đàn ông đó nói. Cháu cần gì?”

Liesel chẳng thể nói được gì cả, vẫn chưa thể. Con bé cúi gập người xuống, hụt hơi, và may mắn thay, người đàn bà nọ bước ra khi con bé đã phục hồi được ít nhất là một phần sức lực. Ilsa Hermann đứng sau chồng bà ta, nép sang một bên.

‘‘Cháu quên mất,” Liesel nói. Con bé nhấc cái túi lên và hướng về phía người vợ của ngài thị trưởng. Mặc cho hơi thở còn đứt quảng, nó nhồi nhét những từ ngữ qua khoảng trống nơi cửa ra vào – giữa ông thị trưởng và cái khung cửa – đến người đàn bà. Vì những nhịp thở đứt quãng ấy mà những từ ngữ cũng được phát ra đứt quãng vài từ một lần. “Cháu quên mất… Ý cháu là, cháu chỉ, muốn…” con bé nói, “cảm ơn bà.”

Vợ ngài thị trưởng lại tự làm mình thâm tím. Bà tiến về phía trước để đứng bên cạnh chồng mình, uể oải gật đầu, chờ đợi, rồi đóng cửa lại.

Liesel phải mất cỡ chừng một phút mới quay đi được.

Nó mỉm cười ở chỗ những bậc cấp.

NGƯỜI ĐẤU TRANH, MỞ ĐẦU

Bây giờ là lúc chuyển cảnh.

Bạn tôi ạ, tính cho đến lúc này thì cả hai bên chúng ta đều có một câu chuyện quá dễ dàng, bạn có thấy thế không? Bạn nghĩ sao nếu chúng ta quên Molching đi một lúc?

Việc này sẽ mang lại cho chúng ta vài điều tốt đẹp.

Ngoài ra, nó cũng tốt cho cả câu chuyện nữa.

Chúng ta sẽ đi du lịch một chút, tới một nhà kho bí mật, và chúng ta sẽ thấy điều mà chúng ta thấy.

* MỘT CHUYẾN ĐI ĐƯỢC HƯỚNG DẪN ĐỂ CHỊU ĐỰNG *

Bên trái bạn, và có thể là bên phải bạn,

Cũng có thể là ngay trước mặt bạn,

Bạn sẽ nhìn thấy một căn phòng nhỏ màu đen.

Một người Do Thái đang ngồi trong dó.

Anh ta hôi hám. Anh ta đã đói lả.

Làm ơn – cố đừng nhìn đi chỗ khác nhé.

Ở Stuttgart, cách Molching vài trăm dặm về hướng Tây Bắc, cách kẻ trộm sách, vợ ngài thị trưởng và phố Thiên Đàng rất xa, có một người đàn ông đang ngồi trong bóng tối. Đây là chỗ phù hợp nhất, họ đã quyết định như vậy. Người ta sẽ khó tìm ra một người Do Thái trong bóng tối hơn.

Người đàn ông này đang ngồi trên một cái vali, và chờ đợi. Đã bao nhiêu ngày trôi qua rồi?

Mấy tuần qua, thứ duy nhất anh ăn vào chỉ là hơi thở đói khát có mùi vị hôi hám của mình, và đến giờ bụng anh vẫn rỗng không.

Thi thoảng có những giọng nói đi ngang qua, và đã có lúc anh mong chúng sẽ gõ cửa, mở cửa ra rồi lôi anh ra ngoài, vào luồng ánh sáng không thể chịu nổi ấy. Nhưng lúc này đây, anh chỉ có thể ngồi trên vali của mình, tay chống cằm, khuỷu tay như thiêu đốt hai bên đùi.

Có giấc ngủ, những giấc ngủ mơ màng như trêu tức với cái bụng lép kẹp, và sàn phòng là một hình phạt khủng khiếp.

Lờ đi đôi bàn chân đang nhức nhối.

Đừng gãi lòng bàn chân.

Và đừng di chuyển quá nhiều.

Cứ để yên mọi thứ như thế, dù với bất cứ giá nào. Có thể sắp đến lúc phải đi rồi. Có thể là sắp rồi, thế nên hãy dậy đi. Dậy ngay đi, khốn kiếp thật! Dậy đi.

Cánh cửa mở ra rồi đóng lại, và một bóng người cúi xuống chỗ anh đang nằm. Bàn tay của người này xục vào những làn sóng lạnh giá trên áo quần anh và cơ thể bẩn thỉu bên dưới lớp quần áo ấy. Một giọng nói vọng xuống.

“Max”, giọng nói thì thào. “Max, dậy đi.”

Nếu diễn tả một cách bình thường, thì có thể nói là đôi mắt anh không có bất cứ biểu hiện gì của sự hoảng hốt cả. Không chớp, không hấp háy, không nảy đom đóm. Những hiện tượng như vậy xảy ra khi bạn thức dậy để thoát khỏi một cơn ác mộng chứ không phải thức dậy để thấy mình đang ở trong một cơn ác mộng. Không, anh từ từ mở mắt ra, nhận biết từ bóng tối đến ánh sáng nhờ nhờ. Cơ thể của anh phản ứng lại, anh nâng người lên và duỗi một cánh tay ra, để tóm lấy không khí.

Giờ thì giọng nói đã làm anh bình tĩnh lại. “Xin lỗi vì đã bỏ anh lại quá lâu như thế. Tôi cho rằng đã có người theo dõi mình, và cái gã lo vụ thẻ căn cước đã mất nhiều thời gian hơn tôi tưởng…” Giọng nói ấy ngừng lại một lúc. “Bây giờ nó là của anh. Không phải là tốt nhất, nhưng đủ để đưa anh đến được nơi đó.” Người đàn ông này cúi người xuống và vẫy vẫy về phía cái vali. Tay kia anh ta cầm thứ gì đó nặng và phẳng. “Nào dậy đi.”

Max làm theo, đứng dậy và gãi. Anh có thể cảm thấy xương mình đang nghiến răng rắc. “Tấm thẻ ở trong này.” Đó là một quyển sách. “Anh nên để tấm bản đồ vào đây, cả những hướng dẫn nữa. Ngoài ra còn có một chiếc chìa khóa – dán ngay chỗ bìa lót ấy.” Người đàn ông nọ mở cái vali một cách nhẹ nhàng hết mức, và ném quyển sách vào đó như thả một quả bom. “Vài ngày nữa tôi sẽ quay lại.”

Anh ta để lại một cái túi nhỏ đựng bánh mì, mỡ và ba củ cà rốt nhỏ. Bên cạnh là một chai nước. Không có lời xin lỗi nào. “Tôi đã cố gắng hết sức rồi.”

Cửa mở, rồi lại đóng.

Lại chỉ còn có một mình.

Điều đến với Max ngay sau đó là âm thanh.

Khi anh chỉ còn lại một mình trong bóng tối, mọi thứ đều trở nên vô cùng ồn ĩ. Mỗi lần anh động cựa đều phát ra âm thanh như một thứ gì đó bị vò nhàu nát. Anh thấy như đang mặc trên người một bộ quần áo bằng giấy vậy.

Thức ăn.

Max chia ổ bánh mì ra làm ba phần và để hai phần sang một bên. Anh vùi mình vào mẩu bánh mì còn lại trong tay, nhai ngấu nghiến rồi trợn trạo nuốt, ép miếng bánh xuống hành lang khô khốc trong cổ họng anh. Miếng mỡ thì lạnh ngắt và cứng như đá, ngày càng bé dần đi, đôi khi lại được anh giữ chặt lấy. Những miếng ngoạm lớn xé nó ra và đưa nó xuống dạ dày.

Sau đó là những củ cà rốt.

Một lần nữa, anh lại để hai củ sang một bên và ngấu nghiến ăn củ thứ ba. Tiếng nhai nghe rất vang. Hẳn cả Quốc trưởng cũng có thể nghe thấy âm thanh rồn rột như vắt nước cam trong miệng anh. Nó làm răng anh như muốn gãy sau mỗi cú cắn. Khi uống nước, anh hoàn toàn chắc chắn rằng mình đang nuốt. Anh tự nhủ, lần sau hãy nhớ uống nước trước.

Sau đó, trong sự thư giãn, khi những tiếng vọng đã rời bỏ anh và anh có đủ can đảm để dùng ngón tay kiểm tra, thì mỗi chiếc răng đều vẫn còn ở đó, y nguyên. Anh cố gắng nở một nụ cười, nhưng nó không đến với anh. Anh chỉ có thể tưởng tượng ra nụ cười hiền lành ấy của mình, và một cái miệng đầy răng gãy nham nhở. Trong nhiều giờ liền, anh đắm chìm trong những cảm giác như vậy.

Anh mở cái vali của mình ra và nhặt quyển sách lên.

Anh không thể đọc được nhan đề của quyển sách trong bóng tối, và việc đánh một que diêm lên ngay lúc này có một sức cám dỗ thật mãnh liệt.

Khi anh nói, nó có vị của một lời thì thầm.

“Làm ơn đi,” anh nói. “Hãy làm ơn đi.”

Anh đang nói chuyện với một người mà anh chưa từng gặp. Bên cạnh một vài chi tiết quan trọng khác, thì anh biết tên của người ấy. Hans Hubermann. Một lần nữa, anh lại nói với ông ta một người lạ ở một nơi xa xôi. Anh van nài.

“Làm ơn đi mà.”

NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA MÙA HÈ

Vậy là bạn hiểu rồi đấy.

Bạn đã ý thưc được rất rõ ràng và chính xác điều sẽ đến với phố Thiên Đàng vào cuối năm 1940 rồi đấy.

Tôi biết.

Bạn biết.

Dù vậy, ta không thể xếp Liesel Meminger vào loại này được

Với kẻ trộm sách, mùa hè năm ấy thật đơn giản. Nó bao gồm bốn thành phần chính, hay có thể gọi là thuộc tính chính cũng được. Nhiều lúc con bé tự hỏi mình rằng thành phần nào là mạnh mẽ nhất.

* “VÀ NHỮNG ỨNG CỬ VIÊN LÀ…” *

1. Đọc tiếp quyển sách Cái nhún vai mỗi đêm.

2. Đọc sách trên sàn thư phòng của nhà thị trưởng.

3. Chơi đá bóng trên phố Thiên Đàng.

4. Nắm được một cơ hội ăn trộm khác.

Con bé đã quyết định trong đầu rằng Cái nhún vai là một quyển sách xuất sắc. Mỗi đêm, khi con bé đã bình tâm lại sau cơn ác mộng, nó nhanh chóng cảm thấy hài lòng vì mình đã tỉnh giấc và có thể đọc sách. “Đọc vài trang chứ?” Bố thường hỏi nó và Liesel sẽ gật đầu. Đôi khi hai bố con sẽ hoàn tất một chương sách vào buổi chiều hôm sau, trong tầng hầm.

Ai là tác giả quyển sách là một vấn đề rất rõ ràng. Nhân vật chính là một người Do Thái, và anh ta xuất hiện trong quyển sách dưới một góc nhìn tích cực. Đây là một điều không thể tha thứ được. Anh là một người giàu có đã chán cuộc sống cứ nhàn nhạt trôi qua hằng ngày – điều mà anh ta xem như những cái nhún vai trước các vấn đề rắc rối cũng như những lúc hài lòng trong cuộc đời một con người trên trái đất này.

Vào phần đầu của mùa hè năm ấy ở Molching, khi Liesel và Bố đọc quyển sách, thì người đàn ông này đang đi công tác đến Amsterdam, và ngoài trời tuyết đang rơi trắng xóa. Con bé rất thích điều đó – tuyết rơi buốt giá. “Đó chính xác là cảm giác mà tuyết mang lại khi nó rơi xuống,” con bé nói với Hans Hubermann như vậy. Hai bố con cùng ngồi trên một cái giường, Bố thì ngái ngủ còn đứa bé gái thì tỉnh như sáo.

Đôi khi, con bé quan sát Bố khi ông ngủ, biết được cả nhiều lẫn ít điều về ông hơn là cả hai có thể nhận thấy. Nó thường nghe thấy ông và Mẹ bàn luận về việc ông không có việc làm, hay nói chuyện một cách chán nản về việc Hans sẽ đi gặp con trai của họ, chỉ để phát hiện ra rằng gã trai đó đã rời bỏ nơi ở tạm của mình và đang trên đường ra trận.

“Schlaf gut, Papa,” những lúc như thế, con bé đều nói. “Chúc Bố ngủ ngon,” rồi nó trườn qua người ông, ra khỏi giường, để đi tắt đèn.

Thuộc tính tiếp theo, như tôi đã nói đến, là thư viện của ngài thị trưởng.

Để làm ví dụ cho tình huống đặc biệt này, chúng ta có thể chọn ra một ngày mát mẻ vào cuối tháng Sáu. Rudy hôm ấy, nói cho nhẹ nhàng, thì đã bị chọc cho phát điên lên.

Liesel Meminger tưởng nó là ai cơ chứ, dám bảo là hôm nay con bé phải đi lấy đồ giặt ủi một mình? Thằng bé không đủ tốt đẹp để đi trên phố cùng với nó hay sao?

“Đừng có làu nhàu nữa, đồ con lợn,” con bé mắng nó. “Tớ cảm thấy không được khỏe, thế thôi. Cậu đang bỏ lỡ trận bóng đấy.”

Thằng bé liếc mắt nhìn qua vai. “Được thôi, nếu cậu đã nói như thế.” Có một nụ cười ranh mãnh. “Cứ chết dí với mớ đồ giặt ủi của cậu đi.” Thằng bé chạy vụt đi và không bỏ phí giây phút nào tham gia ngay vào một đội bóng. Khi Liesel lên đến chỗ cao nhất của phố Thiên Đàng, con bé quay lại nhìn đúng lúc thằng bạn nó đang đứng trước cái khung thành tạm bợ. Thằng nhóc đang vẫy tay.

“Đồ lợn,” con bé bật cười, và khi nó giơ tay lên vẫy lại, con bé hoàn toàn chắc rằng thằng kia cũng đang đồng thời gọi nó là đồ con lợn. Tôi cho rằng đó là mức độ tiếp cận gần với tình yêu nhất mà những đứa trẻ mười một tuổi có thể đạt tới.

Con bé bắt đầu chạy, tới phố Grande và nhà của ngài thị trưởng

Hẳn nhiên là sẽ có những giọt mồ hôi rồi, và những nhịp thở hổn hển, đứt quãng của con bé.

Vợ của ngài thị trưởng, đã để cho con bé vào nhà đến lần thứ tư, đang ngồi ở bàn, đơn giản là ngắm nhìn những quyển sách. Trong lần ghé thăm thứ hai, bà đã cho phép Liesel rút một cuốn ra và đọc lướt một chút, điều này dẫn đến một cuốn khác, và một cuốn khác nữa, cho đến khi đã có một tá sách nằm chồng chất quanh con bé, bị cặp dưới nách nó, hay nằm trong chồng sách đang ngày càng cao hơn trên tay kia của nó.

Lần này, khi Liesel đứng giữa những bức tường bao quanh lạnh lẽo của căn phòng, bụng nó quặn lên, nhưng không có phản ứng nào đến từ người đàn bà tổn thương, câm lặng nọ cả. Bà lại đang ở trong đống áo choàng tắm của mình, và dù bà có quan sát đứa bé gái vài lần, nhưng không bao giờ quá lâu cả. Bà thường dồn nhiều chú ý hơn cho thứ ở bên cạnh bà, một thứ đã thất lạc đâu đó. Cánh cửa sổ đang rộng mở, như một cái mồm hình vuông mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thổc vào.

Liesel ngồi trên sàn nhà. Sách rải rác quanh nó.

Sau bốn mươi phút, con bé ra về. Mọi quyển sách đều đã quay về đúng vị trí của chúng.

“Tạm biệt, Bà Hermann.” Những từ ngữ luôn được nói ra như một cú sốc. “Cảm ơn.” Sau đó người đàn bà trả tiền cho con bé rồi nó ra về. Mỗi cử động đều được quan sát cẩn thận, và kẻ trộm sách chạy về nhà.

Khi mùa hè bất đầu, căn phòng đầy sách trở nên ấm áp hơn, và với mỗi lần đến nhận hay giao đồ giặt ủi thì sàn nhà không còn đau đớn như trước nữa. Liesel thường ngồi với một chồng sách nhỏ bên cạnh nó, và mỗi cuốn nó lại đọc vài đoạn, cố gắng nhớ lại những từ mà nó không biết để hỏi lại Bố khi nó về đến nhà. Sau này, ở tuổi thiếu niên, khi Liesel viết về những quyển sách ấy, nó không còn nhớ nhan đề của chúng nữa. Không một cuốn nào. Có thể nếu ăn trộm chúng thì con bé đã được trang bị tốt hơn rồi.

Điều mà nó vẫn còn nhớ là có một cái tên được viết một cách vụng về trên trang bìa lót của một trong những quyển sách tranh:

* MỘT SỰ VIỆC NHO NHỎ DẬP TẮT *

TÂM TRẠNG NHẸ NHÕM ẤY

Con bé chẳng thoát được cái gì cả.

Vợ của ngài thị trưởng đã chứng kiến mọi việc.

Bà ta chỉ đang đợi thời điểm phù hợp mà thôi.

Vài tuần lễ trôi qua.

Bóng đá trên phố Thiên Đàng.

Đọc quyển Cái nhún vai từ hai đến ba giờ sáng mỗi ngày, sau cơn ác mộng, hay vào buổi chiều, trong tầng hầm.

Một chuyến ghé thăm nhẹ nhõm khác đến nhà ngài thị trưởng.

Tất cả đều tốt đẹp.

Cho đến khi.

Trong chuyến ghé thăm tiếp theo của Liesel, lần này không có Rudy, cơ hội đã tự xuất hiện. Đó là một ngày con bé đi nhận đồ giặt ủi.

Vợ ngài thị trưởng mở cửa và trên tay bà ta không có cái giỏ đồ như thường lệ. Thay vào đó, bà bước tránh sang một bên rồi cử động cái cổ tay và bàn tay trắng bệch của mình để ra hiệu cho con bé bước vào.

“Cháu chỉ đến lấy đồ giặt thôi.” Máu trong người Liesel như khô đi. Có cảm giác như máu của nó đã đông lại rồi vỡ vụn ra. Con bé gần như đã tan thành nhiều mảnh trên mấy bậc cấp.

Sau đó, người đàn bà ấy nói với con bé từ đầu tiên. Bà vươn người tới trước, với những ngón tay lạnh ngắt, rồi nói, “Warte – Hãy đợi ở đây.” Khi đã bảo đảm là con bé đứng im, bà quay người rồi vội vàng bước trở vào trong.

“Cảm ơn Chúa,” Liesel thở phào. “Bà ta đang đi lấynó.” Nó ở đây có nghĩa là đám đồ giặt ủi.

Dù vậy, cái mà người đàn bà mang lại thì trông chẳng giống như thế chút nào.

Khi bà đã quay lại và đứng đó với một sự vững chãi và mỏng mảnh đến khó tin, bà đang ôm một chồng sách được tì vào bụng, chất cao từ chỗ rốn cho đến tận ngực. Trông bà ta thật dễ tổn thương trên cái ngưỡng cửa kỳ dị ấy. Những hàng lông mi sáng màu, cong vút và một thái độ khó nhận thấy nhất.

Một lời đề nghị.

Lời đề nghị ấy là: Hãy vào mà xem.

Bà ta sẽ tra tấn mình, Liesel nhủ thầm. Bà ta sẽ mang mình vào trong, nhóm lò sưởi lên và ném mình vào đó, cùng với những quyển sách. Hoặc có thể bà ta sẽ nhốt mình trong tầng hầm và không cho mình ăn gì cả.

Dù vậy vì lý do nào đó – rất có thể là sức cám dỗ của những quyển sách – con bé thấy mình đang đi vào trong nhà. Tiếng cót két do đôi giày nó tạo ra trên những tấm lót sàn bằng gỗ khiến con bé co rúm người lại, và khi nó bước trúng một vết nứt trên sàn, khiến mặt sàn phát ra tiếng rên rỉ, con bé gần như đã dừng lại. Vợ ngài thị trưởng vẫn không để ý đến nó. Bà chỉ nhìn về đằng sau một thoáng rồi lại đi tiếp, đến một cánh cửa nâu màu hạt dẻ. Lúc này gương mặt bà toát lên một vẻ gì đó như thay cho câu hỏi.

Cháu đã sẵn sàng chưa?

Liesel hơi nghển cổ lên một chút, như thể nó sẽ nhìn được từ bên trên cánh cửa đang đứng cản đường nó. Thật rõ ràng, đó là dấu hiệu bảo nó hãy mở cánh cửa đó ra.

“Lạy các đấng Jesus, Maria và…”

Con bé thốt câu này lên thành tiếng, những từ ngữ như được rải tung tóe vào một căn phòng tràn ngập bầu không khí lạnh lẽo và những quyển sách. Khắp nơi là sách! Trên mỗi bức tường là những chiếc kệ nhét đầy sách nhưng hết sức trật tự. Khó có thể nhìn thấy được lớp sơn tường. Chỉ có những con chữ theo phong cách và kích thước khác nhau trên gáy của những quyển sách màu đen, màu đỏ, màu xám, những quyển sách đủ màu. Đó là một trong những cảnh tượng đẹp đẽ nhất mà Liesel Meminger từng thấy.

Con bé nở nụ cười kinh ngạc.

Kinh ngạc khi biết rằng có một căn phòng như vậy tồn tại trên đời!

Ngay cả khi nó cố gắng lấy cẳng tay chùi sạch nụ cười ấy đi, thì lập tức con bé nhận ra rằng đó là một việc làm hoàn toàn vô nghĩa. Nó có thể cảm thấy đôi mắt của người đàn bà nọ đang dạo chơi trên cơ thể nó, và khi nó nhìn bà ta, thì đôi mắt của bà dừng lại trên gương mặt nó.

Có nhiều sự im lặng hơn là Liesel tưởng. Sự im lặng ấy được nới rộng ra như một sợi dây cao su, đang chờ bị phá vỡ, bị cắt đứt. Đứa bé gái là người phá tan bầu không khí im lặng ấyẵ

“Cháu có thể chứ?”

Những từ này đứng đó, giữa hàng mẫu đất trơ trụi, lát sàn gỗ. Những quyển sách như cách xa nhiều dặm.

Người đàn bà nọ gật đầu.

Được, cháu có thể.

Căn phòng cứ đều đặn co rút lại, cho đến khi kẻ trộm sách có thể chạm vào những chiếc kệ chỉ với vài bước ngắn. Nó lướt mu bàn tay của mình dọc theo hàng kệ đầu tiên, lắng nghe tiếng móng tay quẹt lạo xạo trên gáy của từng quyển sách. Âm thanh ấy nghe như một thứ nhạc cụ, hay như một thứ công cụ để ghi chép lại những bước chân đang chạy. Nó dùng cả hai tay. Nó đua với chúng. Kệ này nối tiếp kệ khác. Và nó cười. Giọng cười của con bé lan rộng ra, vút cao trong cổ họng nó, và cuối cùng, khi nó dừng lại và đứng ngay giữa căn phòng, con bé đã dành ra nhiều phút đồng hồ để nhìn từ những chiếc kệ cho đến những ngón tay của nó rồi lại nhìn trở lại những hàng kệ, cứ thế.

Nó đã chạm vào bao nhiêu quyển sách?

Nó đã cảm thấy bao nhiêu quyển sách?

Con bé lại đi một vòng và lặp lại hành động ấy một lần nữa, lần này chậm hơn rất nhiều, tay nó để xuôi, cho lòng bàn tay nó cảm nhận được từng quyển sách một. Nó có cảm giác như một phép màu, như cái đẹp, như những tia sáng chiếu xuống từ một ngọn đèn treo. Có vài lần con bé đã gần như rút một quyển sách ra mà không dám. Chúng quá hoàn hảo.

Con bé lại nhìn thấy người đàn bà một lần nữa, bên trái nó, đang đứng cạnh một cái bàn lớn, vẫn bê một chồng sách trước bụng. Bà ta đứng đó với một niềm hân hoan khó hiểu. Một nụ cười như đã tê liệt trên môi bà.

“Bà có muốn cháu…?”

Liesel không nói hết câu hỏi nhưng thực ra đã làm cái việc mà nó đang đề nghị, con bé đi tới và nhẹ nhàng đỡ những quyển sách từ tay của người đàn bà nọ. Sau đó nó đặt chúng vào những chỗ trống trên kệ sách, bên cạnh cánh cửa sổ mở hé. Hơi lạnh bên ngoài đang ùa vào.

Trong một khoảnh khắc, con bé nghĩ đến chuyện khép cửa lại, nhưng rồi lại thôi. Đây không phải là nhà của nó, và trạng thái này không nên bị xáo trộn. Thay vào đó, nó quay lại chỗ người đàn bà đang đứng đằng sau nó, người mà nụ cười giờ đây trông như một vết bầm tím trên mặt, và những cánh tay mảnh khảnh đang buông thõng xuống. Như những cánh tay con gái.

Giờ thì sao đây?

Một sự ngượng ngùng ùa vào căn phòng, và Liesel liếc nhìn qua lần cuối cùng những bức tường đầy sách. Những từ ngữ cứ cựa quậy không yên trong miệng nó, rồi chúng được nói ra rất nhanh, hối hả. “Cháu nên đi thì hơn.”

Phải đến lần cố gắng thứ ba con bé mới rời đi được.

Con bé đợi ở hành lang trong vài phút, nhưng người phụ nữ không ra theo nó, và khi Liesel quay lại nhìn chỗ lối vào căn phòng, nó thấy bà đang ngồi trên mặt bàn, mắt nhìn trừng trừng vào một quyển sách. Con bé quyết định không làm phiền bà ta nữa. Ở chỗ hành lang, nó nhặt giỏ đồ giặt ủi lên.

Lần này, nó đi tránh chỗ gây đau nhức trên những tấm ván lót sàn, đến hết chiều dài của hành lang, ngắm nghía bức tường bên trái. Khi nó khép cánh cửa sau lưng lại, một tiếng loảng xoảng của kim loại vọng đến tai nó, và với đám đồ giặt ủi bên cạnh, con bé vuốt ve những thớ gỗ. “Đi nào,” nó nói.

Ban đầu, con bé đi về nhà trong tình trạng mụ mẫm.

Trải nghiệm kỳ dị với căn phòng đầy sách và người đàn bà thảng thốt, cõi lòng tan nát nọ cứ rảo bước đi bên cạnh con bé. Con bé có thể nhìn thấy chúng trên những ngôi nhà, như một vở kịch vậy. Có thể nó cũng tương tự như cách mà Bố đã khám phá về quyển sách Mein Kampf của ông. Dù nhìn nơi đâu, Liesel cũng vẫn thấy vợ của ngài thị trưởng với chồng sách trong tay bà ta. Quanh những góc phố, con bé có thể nghe thấy âm thanh đôi tay nó lướt đi trên những quyển sách, quấy rầy những cái kệ sách. Con bé nhìn thấy ô cửa sổ mở hé, một ngọn đèn treo tỏa ra ánh sáng dễ chịu, và nó thấy mình bỏ đi, mà không có lấy được một lời cảm ơn.

Không lâu sau, tâm trạng bình thản của nó biến thành sự khó chịu và tự trách mình. Nó bắt đầu quở mắng chính bản thân nó.

“Mày đã chẳng nói gì cả.” Nó lắc đầu quầy quậy, giữa những bước chân vội vã. “Không một lời chào tạm biệt. Không một lời cảm ơn. Không được lấy một câu rằng đó là cảnh tượng đẹp nhất mà cháu từng thấy. Không gì cả!” Hẳn rồi, nó là một kẻ trộm sách, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không biết cách cư xử thế nào cho phải. Điều đó không có nghĩa là con bé không biết cư xử.

Con bé đi bộ trong nhiều phút đồng hồ, đánh vật với sự do dự.

Đến phố Munich, thì tình trạng này chấm dứt.

Ngay lúc nó nhìn thấy tấm biển hiệu đề STEINER- SCHNEIDERMEISTER, con bé quay người lại và chạy đi.

Lần này, không có sự do dự nào nữa.

Nó đấm thùm thụp lên cánh cửa, tiếng vọng của tay đấm bằng đồng như xuyên qua gỗ.

Scheissel. (Cứt thật – tiếng Đức))

Đó không phải là vợ của ông thị trưởng mà là chính ông thị trưởng đang đứng trước mặt nó. Trong lúc vội vã, Liesel đã không để ý thấy chiếc xe hơi đang đậu trên vệ đường, trước cổng nhà.

Với hàm ria mép và bộ đồ đen, người đàn ông đó nói. Cháu cần gì?”

Liesel chẳng thể nói được gì cả, vẫn chưa thể. Con bé cúi gập người xuống, hụt hơi, và may mắn thay, người đàn bà nọ bước ra khi con bé đã phục hồi được ít nhất là một phần sức lực. Ilsa Hermann đứng sau chồng bà ta, nép sang một bên.

‘‘Cháu quên mất,” Liesel nói. Con bé nhấc cái túi lên và hướng về phía người vợ của ngài thị trưởng. Mặc cho hơi thở còn đứt quảng, nó nhồi nhét những từ ngữ qua khoảng trống nơi cửa ra vào – giữa ông thị trưởng và cái khung cửa – đến người đàn bà. Vì những nhịp thở đứt quãng ấy mà những từ ngữ cũng được phát ra đứt quãng vài từ một lần. “Cháu quên mất… Ý cháu là, cháu chỉ, muốn…” con bé nói, “cảm ơn bà.”

Vợ ngài thị trưởng lại tự làm mình thâm tím. Bà tiến về phía trước để đứng bên cạnh chồng mình, uể oải gật đầu, chờ đợi, rồi đóng cửa lại.

Liesel phải mất cỡ chừng một phút mới quay đi được.

Nó mỉm cười ở chỗ những bậc cấp.

NGƯỜI ĐẤU TRANH, MỞ ĐẦU

Bây giờ là lúc chuyển cảnh.

Bạn tôi ạ, tính cho đến lúc này thì cả hai bên chúng ta đều có một câu chuyện quá dễ dàng, bạn có thấy thế không? Bạn nghĩ sao nếu chúng ta quên Molching đi một lúc?

Việc này sẽ mang lại cho chúng ta vài điều tốt đẹp.

Ngoài ra, nó cũng tốt cho cả câu chuyện nữa.

Chúng ta sẽ đi du lịch một chút, tới một nhà kho bí mật, và chúng ta sẽ thấy điều mà chúng ta thấy.

* MỘT CHUYẾN ĐI ĐƯỢC HƯỚNG DẪN ĐỂ CHỊU ĐỰNG *

Bên trái bạn, và có thể là bên phải bạn,

Cũng có thể là ngay trước mặt bạn,

Bạn sẽ nhìn thấy một căn phòng nhỏ màu đen.

Một người Do Thái đang ngồi trong dó.

Anh ta hôi hám. Anh ta đã đói lả.

Làm ơn – cố đừng nhìn đi chỗ khác nhé.

Ở Stuttgart, cách Molching vài trăm dặm về hướng Tây Bắc, cách kẻ trộm sách, vợ ngài thị trưởng và phố Thiên Đàng rất xa, có một người đàn ông đang ngồi trong bóng tối. Đây là chỗ phù hợp nhất, họ đã quyết định như vậy. Người ta sẽ khó tìm ra một người Do Thái trong bóng tối hơn.

Người đàn ông này đang ngồi trên một cái vali, và chờ đợi. Đã bao nhiêu ngày trôi qua rồi?

Mấy tuần qua, thứ duy nhất anh ăn vào chỉ là hơi thở đói khát có mùi vị hôi hám của mình, và đến giờ bụng anh vẫn rỗng không.

Thi thoảng có những giọng nói đi ngang qua, và đã có lúc anh mong chúng sẽ gõ cửa, mở cửa ra rồi lôi anh ra ngoài, vào luồng ánh sáng không thể chịu nổi ấy. Nhưng lúc này đây, anh chỉ có thể ngồi trên vali của mình, tay chống cằm, khuỷu tay như thiêu đốt hai bên đùi.

Có giấc ngủ, những giấc ngủ mơ màng như trêu tức với cái bụng lép kẹp, và sàn phòng là một hình phạt khủng khiếp.

Lờ đi đôi bàn chân đang nhức nhối.

Đừng gãi lòng bàn chân.

Và đừng di chuyển quá nhiều.

Cứ để yên mọi thứ như thế, dù với bất cứ giá nào. Có thể sắp đến lúc phải đi rồi. Có thể là sắp rồi, thế nên hãy dậy đi. Dậy ngay đi, khốn kiếp thật! Dậy đi.

Cánh cửa mở ra rồi đóng lại, và một bóng người cúi xuống chỗ anh đang nằm. Bàn tay của người này xục vào những làn sóng lạnh giá trên áo quần anh và cơ thể bẩn thỉu bên dưới lớp quần áo ấy. Một giọng nói vọng xuống.

“Max”, giọng nói thì thào. “Max, dậy đi.”

Nếu diễn tả một cách bình thường, thì có thể nói là đôi mắt anh không có bất cứ biểu hiện gì của sự hoảng hốt cả. Không chớp, không hấp háy, không nảy đom đóm. Những hiện tượng như vậy xảy ra khi bạn thức dậy để thoát khỏi một cơn ác mộng chứ không phải thức dậy để thấy mình đang ở trong một cơn ác mộng. Không, anh từ từ mở mắt ra, nhận biết từ bóng tối đến ánh sáng nhờ nhờ. Cơ thể của anh phản ứng lại, anh nâng người lên và duỗi một cánh tay ra, để tóm lấy không khí.

Giờ thì giọng nói đã làm anh bình tĩnh lại. “Xin lỗi vì đã bỏ anh lại quá lâu như thế. Tôi cho rằng đã có người theo dõi mình, và cái gã lo vụ thẻ căn cước đã mất nhiều thời gian hơn tôi tưởng…” Giọng nói ấy ngừng lại một lúc. “Bây giờ nó là của anh. Không phải là tốt nhất, nhưng đủ để đưa anh đến được nơi đó.” Người đàn ông này cúi người xuống và vẫy vẫy về phía cái vali. Tay kia anh ta cầm thứ gì đó nặng và phẳng. “Nào dậy đi.”

Max làm theo, đứng dậy và gãi. Anh có thể cảm thấy xương mình đang nghiến răng rắc. “Tấm thẻ ở trong này.” Đó là một quyển sách. “Anh nên để tấm bản đồ vào đây, cả những hướng dẫn nữa. Ngoài ra còn có một chiếc chìa khóa – dán ngay chỗ bìa lót ấy.” Người đàn ông nọ mở cái vali một cách nhẹ nhàng hết mức, và ném quyển sách vào đó như thả một quả bom. “Vài ngày nữa tôi sẽ quay lại.”

Anh ta để lại một cái túi nhỏ đựng bánh mì, mỡ và ba củ cà rốt nhỏ. Bên cạnh là một chai nước. Không có lời xin lỗi nào. “Tôi đã cố gắng hết sức rồi.”

Cửa mở, rồi lại đóng.

Lại chỉ còn có một mình.

Điều đến với Max ngay sau đó là âm thanh.

Khi anh chỉ còn lại một mình trong bóng tối, mọi thứ đều trở nên vô cùng ồn ĩ. Mỗi lần anh động cựa đều phát ra âm thanh như một thứ gì đó bị vò nhàu nát. Anh thấy như đang mặc trên người một bộ quần áo bằng giấy vậy.

Thức ăn.

Max chia ổ bánh mì ra làm ba phần và để hai phần sang một bên. Anh vùi mình vào mẩu bánh mì còn lại trong tay, nhai ngấu nghiến rồi trợn trạo nuốt, ép miếng bánh xuống hành lang khô khốc trong cổ họng anh. Miếng mỡ thì lạnh ngắt và cứng như đá, ngày càng bé dần đi, đôi khi lại được anh giữ chặt lấy. Những miếng ngoạm lớn xé nó ra và đưa nó xuống dạ dày.

Sau đó là những củ cà rốt.

Một lần nữa, anh lại để hai củ sang một bên và ngấu nghiến ăn củ thứ ba. Tiếng nhai nghe rất vang. Hẳn cả Quốc trưởng cũng có thể nghe thấy âm thanh rồn rột như vắt nước cam trong miệng anh. Nó làm răng anh như muốn gãy sau mỗi cú cắn. Khi uống nước, anh hoàn toàn chắc chắn rằng mình đang nuốt. Anh tự nhủ, lần sau hãy nhớ uống nước trước.

Sau đó, trong sự thư giãn, khi những tiếng vọng đã rời bỏ anh và anh có đủ can đảm để dùng ngón tay kiểm tra, thì mỗi chiếc răng đều vẫn còn ở đó, y nguyên. Anh cố gắng nở một nụ cười, nhưng nó không đến với anh. Anh chỉ có thể tưởng tượng ra nụ cười hiền lành ấy của mình, và một cái miệng đầy răng gãy nham nhở. Trong nhiều giờ liền, anh đắm chìm trong những cảm giác như vậy.

Anh mở cái vali của mình ra và nhặt quyển sách lên.

Anh không thể đọc được nhan đề của quyển sách trong bóng tối, và việc đánh một que diêm lên ngay lúc này có một sức cám dỗ thật mãnh liệt.

Khi anh nói, nó có vị của một lời thì thầm.

“Làm ơn đi,” anh nói. “Hãy làm ơn đi.”

Anh đang nói chuyện với một người mà anh chưa từng gặp. Bên cạnh một vài chi tiết quan trọng khác, thì anh biết tên của người ấy. Hans Hubermann. Một lần nữa, anh lại nói với ông ta một người lạ ở một nơi xa xôi. Anh van nài.

“Làm ơn đi mà.”

NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA MÙA HÈ

Vậy là bạn hiểu rồi đấy.

Bạn đã ý thưc được rất rõ ràng và chính xác điều sẽ đến với phố Thiên Đàng vào cuối năm 1940 rồi đấy.

Tôi biết.

Bạn biết.

Dù vậy, ta không thể xếp Liesel Meminger vào loại này được

Với kẻ trộm sách, mùa hè năm ấy thật đơn giản. Nó bao gồm bốn thành phần chính, hay có thể gọi là thuộc tính chính cũng được. Nhiều lúc con bé tự hỏi mình rằng thành phần nào là mạnh mẽ nhất.

* “VÀ NHỮNG ỨNG CỬ VIÊN LÀ…” *

1. Đọc tiếp quyển sách Cái nhún vai mỗi đêm.

2. Đọc sách trên sàn thư phòng của nhà thị trưởng.

3. Chơi đá bóng trên phố Thiên Đàng.

4. Nắm được một cơ hội ăn trộm khác.

Con bé đã quyết định trong đầu rằng Cái nhún vai là một quyển sách xuất sắc. Mỗi đêm, khi con bé đã bình tâm lại sau cơn ác mộng, nó nhanh chóng cảm thấy hài lòng vì mình đã tỉnh giấc và có thể đọc sách. “Đọc vài trang chứ?” Bố thường hỏi nó và Liesel sẽ gật đầu. Đôi khi hai bố con sẽ hoàn tất một chương sách vào buổi chiều hôm sau, trong tầng hầm.

Ai là tác giả quyển sách là một vấn đề rất rõ ràng. Nhân vật chính là một người Do Thái, và anh ta xuất hiện trong quyển sách dưới một góc nhìn tích cực. Đây là một điều không thể tha thứ được. Anh là một người giàu có đã chán cuộc sống cứ nhàn nhạt trôi qua hằng ngày – điều mà anh ta xem như những cái nhún vai trước các vấn đề rắc rối cũng như những lúc hài lòng trong cuộc đời một con người trên trái đất này.

Vào phần đầu của mùa hè năm ấy ở Molching, khi Liesel và Bố đọc quyển sách, thì người đàn ông này đang đi công tác đến Amsterdam, và ngoài trời tuyết đang rơi trắng xóa. Con bé rất thích điều đó – tuyết rơi buốt giá. “Đó chính xác là cảm giác mà tuyết mang lại khi nó rơi xuống,” con bé nói với Hans Hubermann như vậy. Hai bố con cùng ngồi trên một cái giường, Bố thì ngái ngủ còn đứa bé gái thì tỉnh như sáo.

Đôi khi, con bé quan sát Bố khi ông ngủ, biết được cả nhiều lẫn ít điều về ông hơn là cả hai có thể nhận thấy. Nó thường nghe thấy ông và Mẹ bàn luận về việc ông không có việc làm, hay nói chuyện một cách chán nản về việc Hans sẽ đi gặp con trai của họ, chỉ để phát hiện ra rằng gã trai đó đã rời bỏ nơi ở tạm của mình và đang trên đường ra trận.

“Schlaf gut, Papa,” những lúc như thế, con bé đều nói. “Chúc Bố ngủ ngon,” rồi nó trườn qua người ông, ra khỏi giường, để đi tắt đèn.

Thuộc tính tiếp theo, như tôi đã nói đến, là thư viện của ngài thị trưởng.

Để làm ví dụ cho tình huống đặc biệt này, chúng ta có thể chọn ra một ngày mát mẻ vào cuối tháng Sáu. Rudy hôm ấy, nói cho nhẹ nhàng, thì đã bị chọc cho phát điên lên.

Liesel Meminger tưởng nó là ai cơ chứ, dám bảo là hôm nay con bé phải đi lấy đồ giặt ủi một mình? Thằng bé không đủ tốt đẹp để đi trên phố cùng với nó hay sao?

“Đừng có làu nhàu nữa, đồ con lợn,” con bé mắng nó. “Tớ cảm thấy không được khỏe, thế thôi. Cậu đang bỏ lỡ trận bóng đấy.”

Thằng bé liếc mắt nhìn qua vai. “Được thôi, nếu cậu đã nói như thế.” Có một nụ cười ranh mãnh. “Cứ chết dí với mớ đồ giặt ủi của cậu đi.” Thằng bé chạy vụt đi và không bỏ phí giây phút nào tham gia ngay vào một đội bóng. Khi Liesel lên đến chỗ cao nhất của phố Thiên Đàng, con bé quay lại nhìn đúng lúc thằng bạn nó đang đứng trước cái khung thành tạm bợ. Thằng nhóc đang vẫy tay.

“Đồ lợn,” con bé bật cười, và khi nó giơ tay lên vẫy lại, con bé hoàn toàn chắc rằng thằng kia cũng đang đồng thời gọi nó là đồ con lợn. Tôi cho rằng đó là mức độ tiếp cận gần với tình yêu nhất mà những đứa trẻ mười một tuổi có thể đạt tới.

Con bé bắt đầu chạy, tới phố Grande và nhà của ngài thị trưởng

Hẳn nhiên là sẽ có những giọt mồ hôi rồi, và những nhịp thở hổn hển, đứt quãng của con bé.

Vợ của ngài thị trưởng, đã để cho con bé vào nhà đến lần thứ tư, đang ngồi ở bàn, đơn giản là ngắm nhìn những quyển sách. Trong lần ghé thăm thứ hai, bà đã cho phép Liesel rút một cuốn ra và đọc lướt một chút, điều này dẫn đến một cuốn khác, và một cuốn khác nữa, cho đến khi đã có một tá sách nằm chồng chất quanh con bé, bị cặp dưới nách nó, hay nằm trong chồng sách đang ngày càng cao hơn trên tay kia của nó.

Lần này, khi Liesel đứng giữa những bức tường bao quanh lạnh lẽo của căn phòng, bụng nó quặn lên, nhưng không có phản ứng nào đến từ người đàn bà tổn thương, câm lặng nọ cả. Bà lại đang ở trong đống áo choàng tắm của mình, và dù bà có quan sát đứa bé gái vài lần, nhưng không bao giờ quá lâu cả. Bà thường dồn nhiều chú ý hơn cho thứ ở bên cạnh bà, một thứ đã thất lạc đâu đó. Cánh cửa sổ đang rộng mở, như một cái mồm hình vuông mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thổc vào.

Liesel ngồi trên sàn nhà. Sách rải rác quanh nó.

Sau bốn mươi phút, con bé ra về. Mọi quyển sách đều đã quay về đúng vị trí của chúng.

“Tạm biệt, Bà Hermann.” Những từ ngữ luôn được nói ra như một cú sốc. “Cảm ơn.” Sau đó người đàn bà trả tiền cho con bé rồi nó ra về. Mỗi cử động đều được quan sát cẩn thận, và kẻ trộm sách chạy về nhà.

Khi mùa hè bất đầu, căn phòng đầy sách trở nên ấm áp hơn, và với mỗi lần đến nhận hay giao đồ giặt ủi thì sàn nhà không còn đau đớn như trước nữa. Liesel thường ngồi với một chồng sách nhỏ bên cạnh nó, và mỗi cuốn nó lại đọc vài đoạn, cố gắng nhớ lại những từ mà nó không biết để hỏi lại Bố khi nó về đến nhà. Sau này, ở tuổi thiếu niên, khi Liesel viết về những quyển sách ấy, nó không còn nhớ nhan đề của chúng nữa. Không một cuốn nào. Có thể nếu ăn trộm chúng thì con bé đã được trang bị tốt hơn rồi.

Điều mà nó vẫn còn nhớ là có một cái tên được viết một cách vụng về trên trang bìa lót của một trong những quyển sách tranh:

Bình luận