Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kẻ Trộm Sách

Phần VIII – Chương 1

Tác giả: Markus Zusak

PHẦN TÁM

***

NGƯỜI LAY TỪ NGỮ

Gồm có:

Những quân cờ domino và bóng tối – ý nghĩ về một thằng Rudy trần truồng – hình phạt – vợ của một người giữ lời hứa – nhà sưu tập – những người ăn bánh mì – một ngọn nến giữa những cái cây – quyển sổ phác thảo được giấu kín -và bộ sưu tập quần áo của quân vô chính phủ

NHỮNG QUÂN CỜ DOMINO VÀ BÓNG TỐI

Theo lời đứa em gái nhỏ nhất của Rudy Steiner, thì có hai con quái vật đang ngồi trong nhà bếp. Giọng nói của bọn họ cứ đều đặn va vào cánh cửa khi ba đứa trẻ nhà Steiner đang chơi cờ domino ở phòng phía bên kia của căn nhà. Ba đứa còn lại đang nghe đài trong phòng ngủ, một cách lơ đãng. Rudy hi vọng rằng việc này sẽ không liên quan gì đến điều đã xảy ra ở trường tuần trước. Đó là một điều mà nó đã không kể cho Liesel nghe, và cũng không nói cho ai biết khi về nhà.

* MỘT BUỔI CHIỀU XÁM XỊT *

MỘT VĂN PHÒNG NHỎ Ở TRƯỜNG

Ba đứa con trai đứng thành một hàng.

Những thông số vàcơ thể chúng được kiểm tra từ đầu đến cuối.

Khi ván dommo thứ tư kết thúc, Rudy bắt đầu dựng đứng những quân cờ lên thành nhiều hàng, tạo ra những hoa văn trải dài ra trên mặt sàn phòng khách. Theo thói quen cố hữu, nó chừa lại một vài khoảng trống, phòng trường hợp một ngón tay xỏ lá của em nó can thiệp vào, và đây là một điều vẫn thường xảy ra. “Em có thể gạt chúng xuống được không Rudy?”

“Không.”

“Còn em thì sao?”

“Không. Không ai trong chúng ta được làm thế cả.”

Nó tạo ra ba nhóm quân cờ riêng biệt cùng dẫn đến một cái tháp được xây bằng những quân domino ở giữa. Chúng sẽ cùng nhau chứng kiến mọi thứ đã được lên kế hoạch vô cùng cẩn thận sụp đổ, và tất cả sẽ mỉm cười, trước cái đẹp của sự tàn phá.

Những giọng nói trong nhà bếp lúc này đã lớn hơn, giọng nói này chồng chất lên giọng nói kia để được đối phương nghe thấy. Những câu nói khác nhau tranh giành sự chú ý của người ta, cho đến khi một người, trước đó vẫn im lặng, xen vào giữa chúng.

“Không,” bà ta nói. Câu ấy lại được lặp lại. “Không.” Ngay cả khi những người còn lại quay về với cuộc cãi vã trước đó, thì họ lại phải im lặng một lần nữa bởi cùng một giọng nói ấy, nhưng lần này nó đã có được chút lực. “Làm ơn đi,” Barbra Steiner van xin họ. “Không phải là con trai của tôi.”

“Chúng ta có thể thắp một ngọn nến lên không hả, Rudy?”

Đó là một điều mà cha chúng vẫn thường làm cho chúng. Ông sẽ tắt đèn đi, và rồi họ sẽ nhìn những quân cờ domino sụp đổ trong bóng tối. Làm thế nào đó mà việc tắt nến khiến cho sự kiện này trở nên lớn lao hơn, tạo ra một quang cảnh vĩ đại hơn.

Đằng nào thì chân cẳng thằng nhóc cũng mỏi nhừ rồi. “Để anh tìm diêm cái đã.”

Công tắc đèn ở chỗ cửa.

Một cách khẽ khàng, Rudy bước về phía đó với một tay cầm hộp diêm, tay kia cầm ngọn nến.

Phía bên kia phòng, giọng nói của ba người đàn ông và một người đàn bà trèo đến chỗ bản lề cửa. “Điểm cao nhất trong lớp.” Một trong số hai con quái vật nói. Một giọng nói sâu thẳm và khô khốc. “Ấy là chưa nói đến năng khiếu thể thao của cháu nó.” Khốn kiếp thật, tại sao nó lại phải thắng tất cả những cuộc đua ở kỳ đại hội lần đó chứ?

Deutscher.

Cái gã Franz Deutscher khốn kiếp ấy!

Nhưng sau đó nó hiểu ra.

Đây không phải là lỗi của Franz Deutscher, mà là lỗi của chính nó. Nó muốn cho cái kẻ trước đó luôn hành hạ nó thấy rằng nó có thể làm được những gì, và nó còn muốn chứng tỏ bản thân mình cho mọi người thấy. Bây giờ thì mọi người đang ở trong nhà bếp.

***

Nó thắp ngọn nến lên rồi tắt đèn. “Sẵn sàng chưa?”

“Nhưng tôi đã nghe nói về những điều xảy ra ở đó.” Đó là giọng nói cứng rắn không thể lẫn vào đâu được của bố nó.

“Coi nào, Rudy, nhanh lên nào.”

“Phải, nhưng hãy hiểu cho, ông Steiner, tất cả là vì một mục tiêu cao cả hơn. Hãy nghĩ về những cơ hội mà con trai ông có thể có được. Đây thực sự là một đặc ân đấy.”

“Rudy, nến đang chảy ra rồi kìa.”

Nó xua tay ra hiệu hai đứa em hãy im lặng, rồi lại chờ đợi Alex

Steiner lên tiếng. Ông ấy đã lên tiếng.

“Đặc ân ư? Kiểu như chạy chân trần trên tuyết ấy hả? Hay nhảy từ một cái bục cao mười mét xuống một hồ sâu một mét nước?”

Lúc này thì tai của Rudy đã dán chặt vào cánh cửa. Sáp nến đang chảy lên tay nó.

“Đó chỉ là những tin đồn thôi.” Giọng nói khô khốc, trầm đục và trần trụi ấy dường như luôn có câu trả lời cho mọi vấn đề. “Trường của chúng tôi là một trong những ngôi trường tốt nhất từng được mở. Nó còn tốt hơn cả tiêu chuẩn quốc tế nữa. Chúng tôi đang hình thành một nhóm công dân Đức cao quý…”

Rudy không thể nghe thêm được câu nào nữa.

Nó khều sáp nến ra khỏi tay mình và rút lui khỏi luồng ánh sáng lọt qua khe cửa. Khi nó ngồi xuống, thì ngọn lửa vụt tắt. Đã có quá nhiều chuyển động. Bóng tối ùa vào. Tia sáng duy nhất là khuôn trắng hình chữ nhật, cái khuôn trắng có hình cánh cửa nhà bếp.

Nó đánh một que diêm khác lên và nhen lại ngọn nến. Mùi thơm ngọt ngào của lửa và than bốc lên từ que diêm vừa tắt.

Rudy và hai đứa em gái, mỗi đứa đều rút ra một quân cờ domino khác nhau, và rồi chúng nhìn những quân cờ đổ sụp xuống cho đến khi cái tháp xây bằng những quân cờ domino ấy chỉ còn là một đống quân cờ lộn xộn. Hai đứa con gái reo lên.

Kurt, anh nó, bước vào phòng,

“Trông họ như những thây người chết vậy,” nó nói.

“Cái gì kia?”

Rudy săm soi gương mặt tối om ấy, nhưng Kurt không trả lời. Nó đang chú ý đến tiếng cãi nhau vọng ra từ trong nhà bếp. “Chuyện gì đang xảy ra trong đó vậy?”

Người trả lời là một trong hai đứa con gái. Đó là đứa bé nhất, Bettina. Con bé năm tuổi. “Có hai con quái vật,” con bé nói “Chúng đến để bắt Rudy.”

Một lần nữa, những đứa trẻ đã chứng minh cho tôi thấy là chúng khôn ngoan hơn người lớn rất nhiều.

Sau đó, khi những người đàn ông mặc áo khoác đã ra về, hai đứa con trai, một đứa mười bảy tuổi, đứa kia mười bốn tuổi, mới có đủ can đảm để đối mặt với căn bếp.

Chúng đứng nơi ngưỡng cửa. Ngọn đèn bếp như đang trừng phạt đôi mắt chúng.

Kurt là người lên tiêng. “Họ có bắt nó đi không?”

Cánh tay của mẹ chúng đang ép chặt xuống mặt bàn. Lòng bàn tay bà ngửa lên.

Alex Steiner ngẩng đầu lên.

Cái đầu thật nặng.

Vẻ mặt của ông rất sắc bén và kiên quyết, như vừa đươc cắt ra vậy.

Một bàn tay bằng gỗ quét trên những mảnh vụn của hàm râu và ông cố gắng cất tiếng nói vài lần mà không được.

“Bố ơi?”

Nhưng Rudy không bước về phía cha nó.

Nó ngồi xuống chỗ bàn bếp và nắm lấy đôi bàn tay đang ngửa lên của mẹ.

Alex và Barbra Steiner sẽ không tiết lộ những điều mà người ta đã nói ra khi đám quân cờ domino sụp đổ như những thây người chết trong phòng ngủ. Giá như Rudy vẫn tiếp tục lắng nghe ở chỗ cửa, chỉ trong vài phút nữa thôi…

Nó tự nhủ với bản thân mình trong suốt những tuần lễ tiếp theo – hay thực ra, là nài nỉ bản thân mình tin – rằng nếu nó nghe được phần còn lại của buổi nói chuyện tối hôm đó, thì nó đã bước vào nhà bếp sớm hơn nhiều. “Con sẽ đi,” nó sẽ nói như thế. “Làm ơn, hãy đưa cháu đi, bây giờ cháu đã sẵn sàng rồi.”

Nếu nó đã xen vào như thế, thì điều này có thể sẽ thay đổi mọi thứ.

* BA KHẢ NĂNG CÓ THỂ XẢY RA *

1. Alex Steiner sẽ không phải hứng chịu một hình phạt giống như Hans Hubermann.

2. Rudy sẽ đến học ở ngôi trường ấy.

3. Và, chỉ có thể thôi nhé, nó sẽ sống sót.

Dù vậy, sự phũ phàng của số phận đã không cho phép Rudy Steiner bước vào nhà bếp vào cái khoảnh khắc đúng lúc ấy.

Nó đã quay lại với hai đứa em gái của mình vànhững quân cờ domino.

Nó đã ngồi xuống.

Rudy Steiner đã không đi đâu cả.

Ý NGHĨ VỀ MỘT THẰNG RUDY TRẦN TRUỒNG

Có một người đàn bà. Đang đứng trong góc nhà.

Bà ta là người có tóc tết đuôi sam dày nhất mà tôi từng thấy. Nó buông thõng xuống lưng bà, và thi thoảng, khi bà vắt cái đuôi tóc ấy qua vai, thì nó ẩn náu giữa hai bầu ngực khổng lồ của bà ta như một con thú cưng được cho ăn quá nhiều. Quả thực là mọi thứ thuộc về người đàn bà này đều được thổi phồng lên. Đôi môi bà, hai cẳng chân của bà. Hàm răng đều tăm tắp của bà. Bà ta có một giọng nói sang sảng, xốc thẳng vào mặt bạn. Bà thuộc tuýp người không có thời gian để mà lãng phí. “Komm,” bà hướng dẫn mấy thằng nhóc. “Đến đây nào. Đứng ở đây.”

So với người đàn bà này, thì vị bác sĩ giống như một loài gặm nhấm bị hói đầu vậy. Ông rất nhỏ nhắn và lanh lẹ. Ông bước trong văn phòng trường với những chuyển động và cung cách thất thường nhưng lại đầy vẻ bận rộn. Và ông đang bị cảm lạnh.

Trong số ba thằng nhóc, thật khó quyết định xem đứa nào lưỡng lự hơn cả trong việc trút bỏ quần áo của mình, khi chúng được ra lệnh phải làm như thế. Đứa đầu tiên nhìn hết người nầy đến người kia, từ người giáo viên già nua, sang đến bà y ta khổng lồ, cho đến ông bác sĩ nhỏ thó. Đứa đứng giữa thì chỉ nhìn chằm chằm xuống chân mình, còn đứa đứng ở góc xa bên trái thì đang bận cảm tạ cái ân điển của mình, vì nó đang ở trong văn phòng trường chứ không phải trong một thung lũng tối tăm nào đó. Bà y tá, Rudy đã quyết định như thế, là người đáng sợ hơn cả.

“Ai trước đây?” bà ta hỏi.

Ông thầy giám thị, ông Heckenstaller, là người trả lời. Ông ta trông giống một bộ quần áo màu đen hơn là một con người. Gương mặt ông là một hàm râu mép. Khi vừa kiểm tra sơ qua những thằng nhóc, lựa chọn của ông ta đã đến ngay lập tức.

“Schwarz.”

Cái thằng Jurgen Schwarz xui xẻo cởi bỏ bộ đồng phục của mình ra một cách hết sức lúng túng và ngượng ngập. Trên người nó chỉ còn độc có mỗi đôi giày và đồ lót. Một vẻ cầu xin vô vọng như bị mắc cạn lại trên gương mặt Đức thuần chủng của nó.

“Và?” Ông Heckenstaller hỏi nó. “Cả đôi giày nữa chứ?”

Nó cởi cả hai chiếc giày và hai cái tất ra.

“Und die Unterhosen,” bà y tá nói. “Cả quần lót nữa.”

Rudy và thằng nhóc còn lại, Olaf Spiegel, lúc này cũng đã bắt đầu trút bỏ quần áo, nhưng chúng không đến mức phải lâm vào tình thế hiểm nghèo như của Jurgen Schwarz. Thằng nhóc này đang run rẩy. Nó nhỏ hơn hai đứa còn lại một tuổi, nhưng cao hơn. Khi quần lót của nó tụt xuống đất, thì thằng bé ấy đứng trong văn phòng nhỏ xíu, mát lạnh này một cách thật nhục nhã và đáng xấu hổ. Lòng tự tôn của nó đang ở xung quanh mắt cá chân nó.

Bà y tá chăm chú nhìn nó, hai tay bà ta khoanh tròn trước bộ ngực kinh dị của bà.

Heckenstaller ra lệnh cho hai đứa kia nhúc nhích.

Vị bác sĩ gãi da đầu và ho. Cơn cảm lạnh đang giết ông ta.

Ba thằng nhóc trần truồng ấy được kiểm tra từng đứa một trên sàn nhà lạnh lẽo.

Chúng lấy tay che dương vật của mình lại và run lẩy bẩy như thể biết trước tương lai đang chờ đợi chúng vậy.

Giữa những tràng ho và tiếng thở khò khè của ông bác sĩ, chúng được thử tài.

“Hít vào đi.” Xì mũi.

“Thở ra đi.” Tiếng xì mũi thứ hai.

“Bây giờ thì đưa tay ra.” Một cái ho. “Tôi đã nói là đưa tay ra kia mà.” Một loạt ho khủng khiếp dồn dập kéo đến.

Theo cái cách mà con người vẫn thường làm, thì mấy thằng nhóc thi thoảng lại nhìn nhau, để nhận thấy được một vài dấu hiệu nào đó của sự đồng cảm. Chẳng có sự đồng cảm nào ở đây cả. Ba đứa buông những bàn tay đang nắm chặt ra khỏi dương vật của mình rồi chìa tay ra cho vị bác sĩ. Rudy không cảm thấy mình là một phần của một chủng tộc thượng đẳng chút nào.

“Chúng ta đang dần thành công,” bà y tá nói với ông giám thị, “trong việc tạo ra một tương lai mới. Rồi đó sẽ là một đẳng cấp người Đức tiên tiến hơn cả về thể xác lẫn tinh thần. Một đẳng cấp được sinh ra để chỉ huy.”

Không may, bài thuyết giảng của bà ta đã bị cắt ngắn lại, khi vị bác sĩ nọ như gập người làm đôi và ho thật lực về phía đống quần áo đã bị cởi ra của mấy thằng nhóc. Những giọt nước mắt vương đầy trên đôi mắt ông ta, và Rudy không thể ngăn mình tự đặt ra một câu hỏi.

Một tương lai mới sao? Giống như ông ta à?

Thằng bé đã khá khôn ngoan khi không nói điều đó ra.

Đợt kiểm tra hoàn tất, và thằng bé đã làm thế nào đó mà nói ra được cái câu Heil Hitler đầu tiên của mình trong tình trạng khỏa thân. Một cách ngang bướng, nó thừa nhận rằng việc này không làm nó thấy tệ tí nào.

Sau khi đã lột truồng lòng tự trọng của mình ra, mấy thằng nhóc lại được phép mặc quần áo vào. Và khi đã ra khỏi văn phòng, chúng vẫn còn kịp nghe thấy cuộc thảo luận giữa những người lớn sau lưng.

“Chúng trông hơi già trước tuổi,” vị bác sĩ nói, “nhưng tôi đang nghĩ mình sẽ chọn ít nhất là hai đứa trong bọn chúng.”

Bà y tá đồng tình. “Đứa đầu tiên và đứa thứ ba.”

Thứ nhất và thứ ba.

“Đứa thứ nhất là mày đấy, Schwarz,” Rudy nói. Sau đó nó hỏi Olaf Spiegel. “Thế ai là đứa thứ ba nhỉ?”

Spiegel tính toán một chút. Bà ta có ý nói là đứa thứ ba trong hàng hay đứa được kiểm tra thứ ba vậy? Điều đó không quan trọng. Nó biết điều mà nó muốn tin. “Tao nghĩ là mày đấy.”

“Nhảm cứt quá, Spiegel à, thằng đó phải là mày chứ.”

* MỘT SỰ BẢO ĐẢM NHỎ *

Những người đàn ông mặc áo khoác biết đứa thứ ba là ai.

Một ngày sau chuyến viếng thăm của họ đến phố Thiên Đàng Rudy ngồi trên bậc cấp trước nhà mình cùng với Liesel và thuật lại toàn bộ thiên tiểu thuyết của mình, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất, cho con bé nghe. Nó đã đầu hàng và thừa nhận điều đã xảy ra ở trường vào ngày hôm đó, khi nó bị gọi ra khỏi lớp. Thậm chí còn có một vài tiếng cười phát ra từ hai đứa về cái bà y tá khổng lồ nọ, và về vẻ mặt đáng thương của Jurgen Schwarz. Dù vậy, nhìn chung thì đó là một câu chuyện đầy rẫy nỗi lo lắng, đặc biệt là khi câu chuyện ấy nói về những giọng nói trong nhà bếp và mấy quân cờ domino giống như những xác chết.

Trong nhiều ngày, có một suy nghĩ cứ ám ảnh tâm trí của Liesel mãi.

Đó là suy nghĩ về đợt kiểm tra sức khỏe ba thằng nhóc nọ, hay nếu nói một cách thành thật, thì đó là vềRudy.

Con bé nằm trằn trọc trên giường, nhớ Max, tự hỏi xem anh đang ở đâu, cầu nguyện rằng anh vẫn còn sống, nhưng đâu đó, giữa tất cả những chuyện này, là Rudy.

Thằng bé như tỏa sáng trong bóng tối, hoàn toàn trần truồng.

Có một cái gì đó đáng sợ vô cùng với cảnh tượng này, đặc biệt là lúc mà thằng bé bị buộc phải lấy tay ra. Nói một cách nhẹ nhàng nhất, thì việc này làm con bé thấy thật lúng túng, nhưng vì một vài lý do nào đó, nó không thể ngừng suy nghĩ về chuyện này được.

HÌNH PHẠT

Trên những tấm thẻ phân phối của Đức Quốc xã không liệt kê những hình phạt, nhưng mỗi người đều phải đón nhận hình phạt của mình. Đối với vài người, hình phạt này là cái chết ở một đất nước xa lạ nào đó trong thời gian xảy ra chiến tranh. Đối với những người khác, thì đó là sự nghèo đói và cảm giác cắn rứt khi chiến tranh qua đi, và có sáu triệu thi thể đã được tìm thấy trên khắp châu Âu. Rất nhiều người hẳn đã thấy hình phạt của mình đang đến gần, nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số này chào đón nó. Một người như thế là Hans Hubermann.

Bạn không được giúp người Do Thái trên phố.

Tầng hầm của bạn không nên che giấu một người Do Thái.

Ban đầu, hình phạt của ông là lương tâm. Việc trục xuất Max Vandenburg ra khỏi nhà một cách đầy ngớ ngẩn đã khiến ông thấy vô cùng giày vò. Liesel có thể nhìn thấy điều này đang ngồi bên cạnh chiếc đĩa của ông, khi ông bỏ bữa ăn tối, hay khi nó đứng với ông ở trên cây cầu bắc qua sông Amper. Ông không còn chơi đàn xếp nữa. Sự lạc quan trong đôi mắt màu bạc của ông đã bị tổn thương và trở nên bất động. Dù như thế đã là tệ lắm rồi nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu.

Vào một ngày thứ Tư đầu tháng Mười một, hình phạt thực sự đã vào đến hòm thư của gia đình Hubermann. Nhìn bên ngoài thì có vẻ như nó là một tin tốt lành.

* TỜ GIẤY TRONG NHÀ BẾP *

Chúng tôi rất vui mừng được báo cho ông biết rằng đơn xin gia nhập NSDAP của ông cuối cùng đã được chấp nhận…

“Đảng Quốc xã ư?” Rosa hỏi. “Tôi cứ ngỡ là họ không muốn nhận ông chứ.”

“Thì họ đâu có muốn.”

Bố ngồi xuống và đọc lại lá thư một lần nữa.

Ông không bị bắt đi vì tội phản quốc hay vì đã giúp đỡ người Do Thái, hay vì bất cứ điều gì đại loại như vậy. Hans Hubermann đã được thưởng, ít nhất là tới chừng mực mà vài người biết như thế. Làm sao điều này có thể xảy ra được?

“Ắt phải còn có việc gì khác nữa đây.” Đúng thế.

Vào ngày thứ Sáu, một sắc lệnh đã được gửi đến để nói rằng Hans Hubermann sẽ được tuyển vào quân đội Đức. Một thành viên của đảng sẽ lấy làm hạnh phúc khi được góp phần công sức của mình vào cuộc chiến, tờ sắc lệnh kết luận như thế. Nếu ông không chấp nhận, thì chắc chắn ông sẽ phải hứng chịu những hậu quả.

Liesel vừa mới về nhà sau khi đọc sách ở nhà của bà Holtzapfel.

Căn bếp thật nặng nề với hơi súp và gương mặt thất thần của Hans và Rosa Hubermann. Bố đang ngồi. Mẹ thì đứng bên cạnh ông, khi nồi súp đã bắt đầu cháy khét.

“Lạy Chúa, làm ơn đừng bắt con phải đến Nga,” Bố nói.

“Mẹ ơi, nồi súp đang khét kìa.”

“Cái gì?”

Liesel bước vội đến và nhấc nồi ra khỏi bếp. “Món súp.” Khi nó đã cứu thành công nồi súp, con bé quay lại và nhìn bố mẹ nuôi nó. Gương mặt của họ trông như những thành phố ma vậy. “Bố ơi, có chuyện gì thế?”

Ông đưa cho con bé bức thư, và tay nó bắt đầu run lên khi đọc lá thư ấy. Những từ ngữ đã được dộng thẳng xuống mặt giấy.

* NỘI DUNG TƯỞNG TƯỢNG CỦA LIESEL MEMINGER*

Trong căn bếp tràn ngập sự bàng hoàng, đâu đó gần bếp lò, có hình ảnh của một cái máy đánh chữ cô độc, phải làm việc quá sức. Cái máy ngồi đó, trong một căn phòng rộng, xa xăm. Những phím chữ của nó đã mờ đi và tờ giấy trắng đang chờ đợi một cách kiên nhẫn ngay bên trên, ở vị trí kẹp giấy. Tờ giấy nhẹ nhàng ve vẩy trong luồng gió thổi vào từ cửa sổ. Một tách cà phê đang ở gần đó. Một chồng giấy cao bằng chiều cao của một con người đang đứng vẩn vơ ở chỗ cửa ra vào. Có thể chồng giấy ấy đang hút thuốc.

Sự thực là, Liesel chỉ nhìn thấy cái máy chữ sau này, khi nó bắt đầu viết. Con bé tự hỏi có bao nhiêu lá thư như thế đã được gửi đi như một hình phạt, đến những người Đức như Hans Hubermann và Alex Steiner – những người đã giúp đỡ những kẻ khốn cùng, và những người đã không chịu từ bỏ đứa con của mình.

Đó la một dấu hiệu của sự tuyệt vọng đang ngày càng tăng lên của quân đội Đức.

Họ đang thua trận ở Nga.

Những thành phố của họ đang bị đánh bom.

Người ta cần có nhiều người hơn, cũng như cần nhiều cách tuyển thêm quân hơn, và trong hầu hết trường hợp thì những công việc tồi tệ nhất sẽ được trao cho những người tồi tệ nhất.

Khi mắt nó lướt trên lá thư, Liesel có thể nhìn xuyên qua những cái lỗ thủng do máy đánh chữ để lại trên tờ giấy, để thấy chiếc bàn gỗ. Những chữ như bắt buộc và trách nhiệm như được dập vào tờ giấy. Tuyến nước bọt của con bé bị kích thích. Nó thấy buồn nôn “Cái gì thế này?”

Bố đáp khẽ. “Bố nghĩ là bố đã dạy con đọc rồi kia mà con gái?” Ông không nói với sự giận dữ, hay mỉa mai. Đó là một giọng nói trống rỗng, để cho tương xứng với gương mặt ông. Lúc này Liesel nhìn sang Mẹ.

Rosa có một vết rách nhỏ bên dưới con mắt bên phải, và chỉ trong một khắc thôi, gương mặt nhàu nhĩ như giấy các-tông của bà vỡ ra. Không phải từ giữa, mà từ bên phải. Nó chạy dài xuống má bà theo một đường cong, và kết thúc ở cằm của bà.

PHẦN TÁM

***

NGƯỜI LAY TỪ NGỮ

Gồm có:

Những quân cờ domino và bóng tối – ý nghĩ về một thằng Rudy trần truồng – hình phạt – vợ của một người giữ lời hứa – nhà sưu tập – những người ăn bánh mì – một ngọn nến giữa những cái cây – quyển sổ phác thảo được giấu kín -và bộ sưu tập quần áo của quân vô chính phủ

NHỮNG QUÂN CỜ DOMINO VÀ BÓNG TỐI

Theo lời đứa em gái nhỏ nhất của Rudy Steiner, thì có hai con quái vật đang ngồi trong nhà bếp. Giọng nói của bọn họ cứ đều đặn va vào cánh cửa khi ba đứa trẻ nhà Steiner đang chơi cờ domino ở phòng phía bên kia của căn nhà. Ba đứa còn lại đang nghe đài trong phòng ngủ, một cách lơ đãng. Rudy hi vọng rằng việc này sẽ không liên quan gì đến điều đã xảy ra ở trường tuần trước. Đó là một điều mà nó đã không kể cho Liesel nghe, và cũng không nói cho ai biết khi về nhà.

* MỘT BUỔI CHIỀU XÁM XỊT *

MỘT VĂN PHÒNG NHỎ Ở TRƯỜNG

Ba đứa con trai đứng thành một hàng.

Những thông số vàcơ thể chúng được kiểm tra từ đầu đến cuối.

Khi ván dommo thứ tư kết thúc, Rudy bắt đầu dựng đứng những quân cờ lên thành nhiều hàng, tạo ra những hoa văn trải dài ra trên mặt sàn phòng khách. Theo thói quen cố hữu, nó chừa lại một vài khoảng trống, phòng trường hợp một ngón tay xỏ lá của em nó can thiệp vào, và đây là một điều vẫn thường xảy ra. “Em có thể gạt chúng xuống được không Rudy?”

“Không.”

“Còn em thì sao?”

“Không. Không ai trong chúng ta được làm thế cả.”

Nó tạo ra ba nhóm quân cờ riêng biệt cùng dẫn đến một cái tháp được xây bằng những quân domino ở giữa. Chúng sẽ cùng nhau chứng kiến mọi thứ đã được lên kế hoạch vô cùng cẩn thận sụp đổ, và tất cả sẽ mỉm cười, trước cái đẹp của sự tàn phá.

Những giọng nói trong nhà bếp lúc này đã lớn hơn, giọng nói này chồng chất lên giọng nói kia để được đối phương nghe thấy. Những câu nói khác nhau tranh giành sự chú ý của người ta, cho đến khi một người, trước đó vẫn im lặng, xen vào giữa chúng.

“Không,” bà ta nói. Câu ấy lại được lặp lại. “Không.” Ngay cả khi những người còn lại quay về với cuộc cãi vã trước đó, thì họ lại phải im lặng một lần nữa bởi cùng một giọng nói ấy, nhưng lần này nó đã có được chút lực. “Làm ơn đi,” Barbra Steiner van xin họ. “Không phải là con trai của tôi.”

“Chúng ta có thể thắp một ngọn nến lên không hả, Rudy?”

Đó là một điều mà cha chúng vẫn thường làm cho chúng. Ông sẽ tắt đèn đi, và rồi họ sẽ nhìn những quân cờ domino sụp đổ trong bóng tối. Làm thế nào đó mà việc tắt nến khiến cho sự kiện này trở nên lớn lao hơn, tạo ra một quang cảnh vĩ đại hơn.

Đằng nào thì chân cẳng thằng nhóc cũng mỏi nhừ rồi. “Để anh tìm diêm cái đã.”

Công tắc đèn ở chỗ cửa.

Một cách khẽ khàng, Rudy bước về phía đó với một tay cầm hộp diêm, tay kia cầm ngọn nến.

Phía bên kia phòng, giọng nói của ba người đàn ông và một người đàn bà trèo đến chỗ bản lề cửa. “Điểm cao nhất trong lớp.” Một trong số hai con quái vật nói. Một giọng nói sâu thẳm và khô khốc. “Ấy là chưa nói đến năng khiếu thể thao của cháu nó.” Khốn kiếp thật, tại sao nó lại phải thắng tất cả những cuộc đua ở kỳ đại hội lần đó chứ?

Deutscher.

Cái gã Franz Deutscher khốn kiếp ấy!

Nhưng sau đó nó hiểu ra.

Đây không phải là lỗi của Franz Deutscher, mà là lỗi của chính nó. Nó muốn cho cái kẻ trước đó luôn hành hạ nó thấy rằng nó có thể làm được những gì, và nó còn muốn chứng tỏ bản thân mình cho mọi người thấy. Bây giờ thì mọi người đang ở trong nhà bếp.

***

Nó thắp ngọn nến lên rồi tắt đèn. “Sẵn sàng chưa?”

“Nhưng tôi đã nghe nói về những điều xảy ra ở đó.” Đó là giọng nói cứng rắn không thể lẫn vào đâu được của bố nó.

“Coi nào, Rudy, nhanh lên nào.”

“Phải, nhưng hãy hiểu cho, ông Steiner, tất cả là vì một mục tiêu cao cả hơn. Hãy nghĩ về những cơ hội mà con trai ông có thể có được. Đây thực sự là một đặc ân đấy.”

“Rudy, nến đang chảy ra rồi kìa.”

Nó xua tay ra hiệu hai đứa em hãy im lặng, rồi lại chờ đợi Alex

Steiner lên tiếng. Ông ấy đã lên tiếng.

“Đặc ân ư? Kiểu như chạy chân trần trên tuyết ấy hả? Hay nhảy từ một cái bục cao mười mét xuống một hồ sâu một mét nước?”

Lúc này thì tai của Rudy đã dán chặt vào cánh cửa. Sáp nến đang chảy lên tay nó.

“Đó chỉ là những tin đồn thôi.” Giọng nói khô khốc, trầm đục và trần trụi ấy dường như luôn có câu trả lời cho mọi vấn đề. “Trường của chúng tôi là một trong những ngôi trường tốt nhất từng được mở. Nó còn tốt hơn cả tiêu chuẩn quốc tế nữa. Chúng tôi đang hình thành một nhóm công dân Đức cao quý…”

Rudy không thể nghe thêm được câu nào nữa.

Nó khều sáp nến ra khỏi tay mình và rút lui khỏi luồng ánh sáng lọt qua khe cửa. Khi nó ngồi xuống, thì ngọn lửa vụt tắt. Đã có quá nhiều chuyển động. Bóng tối ùa vào. Tia sáng duy nhất là khuôn trắng hình chữ nhật, cái khuôn trắng có hình cánh cửa nhà bếp.

Nó đánh một que diêm khác lên và nhen lại ngọn nến. Mùi thơm ngọt ngào của lửa và than bốc lên từ que diêm vừa tắt.

Rudy và hai đứa em gái, mỗi đứa đều rút ra một quân cờ domino khác nhau, và rồi chúng nhìn những quân cờ đổ sụp xuống cho đến khi cái tháp xây bằng những quân cờ domino ấy chỉ còn là một đống quân cờ lộn xộn. Hai đứa con gái reo lên.

Kurt, anh nó, bước vào phòng,

“Trông họ như những thây người chết vậy,” nó nói.

“Cái gì kia?”

Rudy săm soi gương mặt tối om ấy, nhưng Kurt không trả lời. Nó đang chú ý đến tiếng cãi nhau vọng ra từ trong nhà bếp. “Chuyện gì đang xảy ra trong đó vậy?”

Người trả lời là một trong hai đứa con gái. Đó là đứa bé nhất, Bettina. Con bé năm tuổi. “Có hai con quái vật,” con bé nói “Chúng đến để bắt Rudy.”

Một lần nữa, những đứa trẻ đã chứng minh cho tôi thấy là chúng khôn ngoan hơn người lớn rất nhiều.

Sau đó, khi những người đàn ông mặc áo khoác đã ra về, hai đứa con trai, một đứa mười bảy tuổi, đứa kia mười bốn tuổi, mới có đủ can đảm để đối mặt với căn bếp.

Chúng đứng nơi ngưỡng cửa. Ngọn đèn bếp như đang trừng phạt đôi mắt chúng.

Kurt là người lên tiêng. “Họ có bắt nó đi không?”

Cánh tay của mẹ chúng đang ép chặt xuống mặt bàn. Lòng bàn tay bà ngửa lên.

Alex Steiner ngẩng đầu lên.

Cái đầu thật nặng.

Vẻ mặt của ông rất sắc bén và kiên quyết, như vừa đươc cắt ra vậy.

Một bàn tay bằng gỗ quét trên những mảnh vụn của hàm râu và ông cố gắng cất tiếng nói vài lần mà không được.

“Bố ơi?”

Nhưng Rudy không bước về phía cha nó.

Nó ngồi xuống chỗ bàn bếp và nắm lấy đôi bàn tay đang ngửa lên của mẹ.

Alex và Barbra Steiner sẽ không tiết lộ những điều mà người ta đã nói ra khi đám quân cờ domino sụp đổ như những thây người chết trong phòng ngủ. Giá như Rudy vẫn tiếp tục lắng nghe ở chỗ cửa, chỉ trong vài phút nữa thôi…

Nó tự nhủ với bản thân mình trong suốt những tuần lễ tiếp theo – hay thực ra, là nài nỉ bản thân mình tin – rằng nếu nó nghe được phần còn lại của buổi nói chuyện tối hôm đó, thì nó đã bước vào nhà bếp sớm hơn nhiều. “Con sẽ đi,” nó sẽ nói như thế. “Làm ơn, hãy đưa cháu đi, bây giờ cháu đã sẵn sàng rồi.”

Nếu nó đã xen vào như thế, thì điều này có thể sẽ thay đổi mọi thứ.

* BA KHẢ NĂNG CÓ THỂ XẢY RA *

1. Alex Steiner sẽ không phải hứng chịu một hình phạt giống như Hans Hubermann.

2. Rudy sẽ đến học ở ngôi trường ấy.

3. Và, chỉ có thể thôi nhé, nó sẽ sống sót.

Dù vậy, sự phũ phàng của số phận đã không cho phép Rudy Steiner bước vào nhà bếp vào cái khoảnh khắc đúng lúc ấy.

Nó đã quay lại với hai đứa em gái của mình vànhững quân cờ domino.

Nó đã ngồi xuống.

Rudy Steiner đã không đi đâu cả.

Ý NGHĨ VỀ MỘT THẰNG RUDY TRẦN TRUỒNG

Có một người đàn bà. Đang đứng trong góc nhà.

Bà ta là người có tóc tết đuôi sam dày nhất mà tôi từng thấy. Nó buông thõng xuống lưng bà, và thi thoảng, khi bà vắt cái đuôi tóc ấy qua vai, thì nó ẩn náu giữa hai bầu ngực khổng lồ của bà ta như một con thú cưng được cho ăn quá nhiều. Quả thực là mọi thứ thuộc về người đàn bà này đều được thổi phồng lên. Đôi môi bà, hai cẳng chân của bà. Hàm răng đều tăm tắp của bà. Bà ta có một giọng nói sang sảng, xốc thẳng vào mặt bạn. Bà thuộc tuýp người không có thời gian để mà lãng phí. “Komm,” bà hướng dẫn mấy thằng nhóc. “Đến đây nào. Đứng ở đây.”

So với người đàn bà này, thì vị bác sĩ giống như một loài gặm nhấm bị hói đầu vậy. Ông rất nhỏ nhắn và lanh lẹ. Ông bước trong văn phòng trường với những chuyển động và cung cách thất thường nhưng lại đầy vẻ bận rộn. Và ông đang bị cảm lạnh.

Trong số ba thằng nhóc, thật khó quyết định xem đứa nào lưỡng lự hơn cả trong việc trút bỏ quần áo của mình, khi chúng được ra lệnh phải làm như thế. Đứa đầu tiên nhìn hết người nầy đến người kia, từ người giáo viên già nua, sang đến bà y ta khổng lồ, cho đến ông bác sĩ nhỏ thó. Đứa đứng giữa thì chỉ nhìn chằm chằm xuống chân mình, còn đứa đứng ở góc xa bên trái thì đang bận cảm tạ cái ân điển của mình, vì nó đang ở trong văn phòng trường chứ không phải trong một thung lũng tối tăm nào đó. Bà y tá, Rudy đã quyết định như thế, là người đáng sợ hơn cả.

“Ai trước đây?” bà ta hỏi.

Ông thầy giám thị, ông Heckenstaller, là người trả lời. Ông ta trông giống một bộ quần áo màu đen hơn là một con người. Gương mặt ông là một hàm râu mép. Khi vừa kiểm tra sơ qua những thằng nhóc, lựa chọn của ông ta đã đến ngay lập tức.

“Schwarz.”

Cái thằng Jurgen Schwarz xui xẻo cởi bỏ bộ đồng phục của mình ra một cách hết sức lúng túng và ngượng ngập. Trên người nó chỉ còn độc có mỗi đôi giày và đồ lót. Một vẻ cầu xin vô vọng như bị mắc cạn lại trên gương mặt Đức thuần chủng của nó.

“Và?” Ông Heckenstaller hỏi nó. “Cả đôi giày nữa chứ?”

Nó cởi cả hai chiếc giày và hai cái tất ra.

“Und die Unterhosen,” bà y tá nói. “Cả quần lót nữa.”

Rudy và thằng nhóc còn lại, Olaf Spiegel, lúc này cũng đã bắt đầu trút bỏ quần áo, nhưng chúng không đến mức phải lâm vào tình thế hiểm nghèo như của Jurgen Schwarz. Thằng nhóc này đang run rẩy. Nó nhỏ hơn hai đứa còn lại một tuổi, nhưng cao hơn. Khi quần lót của nó tụt xuống đất, thì thằng bé ấy đứng trong văn phòng nhỏ xíu, mát lạnh này một cách thật nhục nhã và đáng xấu hổ. Lòng tự tôn của nó đang ở xung quanh mắt cá chân nó.

Bà y tá chăm chú nhìn nó, hai tay bà ta khoanh tròn trước bộ ngực kinh dị của bà.

Heckenstaller ra lệnh cho hai đứa kia nhúc nhích.

Vị bác sĩ gãi da đầu và ho. Cơn cảm lạnh đang giết ông ta.

Ba thằng nhóc trần truồng ấy được kiểm tra từng đứa một trên sàn nhà lạnh lẽo.

Chúng lấy tay che dương vật của mình lại và run lẩy bẩy như thể biết trước tương lai đang chờ đợi chúng vậy.

Giữa những tràng ho và tiếng thở khò khè của ông bác sĩ, chúng được thử tài.

“Hít vào đi.” Xì mũi.

“Thở ra đi.” Tiếng xì mũi thứ hai.

“Bây giờ thì đưa tay ra.” Một cái ho. “Tôi đã nói là đưa tay ra kia mà.” Một loạt ho khủng khiếp dồn dập kéo đến.

Theo cái cách mà con người vẫn thường làm, thì mấy thằng nhóc thi thoảng lại nhìn nhau, để nhận thấy được một vài dấu hiệu nào đó của sự đồng cảm. Chẳng có sự đồng cảm nào ở đây cả. Ba đứa buông những bàn tay đang nắm chặt ra khỏi dương vật của mình rồi chìa tay ra cho vị bác sĩ. Rudy không cảm thấy mình là một phần của một chủng tộc thượng đẳng chút nào.

“Chúng ta đang dần thành công,” bà y tá nói với ông giám thị, “trong việc tạo ra một tương lai mới. Rồi đó sẽ là một đẳng cấp người Đức tiên tiến hơn cả về thể xác lẫn tinh thần. Một đẳng cấp được sinh ra để chỉ huy.”

Không may, bài thuyết giảng của bà ta đã bị cắt ngắn lại, khi vị bác sĩ nọ như gập người làm đôi và ho thật lực về phía đống quần áo đã bị cởi ra của mấy thằng nhóc. Những giọt nước mắt vương đầy trên đôi mắt ông ta, và Rudy không thể ngăn mình tự đặt ra một câu hỏi.

Một tương lai mới sao? Giống như ông ta à?

Thằng bé đã khá khôn ngoan khi không nói điều đó ra.

Đợt kiểm tra hoàn tất, và thằng bé đã làm thế nào đó mà nói ra được cái câu Heil Hitler đầu tiên của mình trong tình trạng khỏa thân. Một cách ngang bướng, nó thừa nhận rằng việc này không làm nó thấy tệ tí nào.

Sau khi đã lột truồng lòng tự trọng của mình ra, mấy thằng nhóc lại được phép mặc quần áo vào. Và khi đã ra khỏi văn phòng, chúng vẫn còn kịp nghe thấy cuộc thảo luận giữa những người lớn sau lưng.

“Chúng trông hơi già trước tuổi,” vị bác sĩ nói, “nhưng tôi đang nghĩ mình sẽ chọn ít nhất là hai đứa trong bọn chúng.”

Bà y tá đồng tình. “Đứa đầu tiên và đứa thứ ba.”

Thứ nhất và thứ ba.

“Đứa thứ nhất là mày đấy, Schwarz,” Rudy nói. Sau đó nó hỏi Olaf Spiegel. “Thế ai là đứa thứ ba nhỉ?”

Spiegel tính toán một chút. Bà ta có ý nói là đứa thứ ba trong hàng hay đứa được kiểm tra thứ ba vậy? Điều đó không quan trọng. Nó biết điều mà nó muốn tin. “Tao nghĩ là mày đấy.”

“Nhảm cứt quá, Spiegel à, thằng đó phải là mày chứ.”

* MỘT SỰ BẢO ĐẢM NHỎ *

Những người đàn ông mặc áo khoác biết đứa thứ ba là ai.

Một ngày sau chuyến viếng thăm của họ đến phố Thiên Đàng Rudy ngồi trên bậc cấp trước nhà mình cùng với Liesel và thuật lại toàn bộ thiên tiểu thuyết của mình, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất, cho con bé nghe. Nó đã đầu hàng và thừa nhận điều đã xảy ra ở trường vào ngày hôm đó, khi nó bị gọi ra khỏi lớp. Thậm chí còn có một vài tiếng cười phát ra từ hai đứa về cái bà y tá khổng lồ nọ, và về vẻ mặt đáng thương của Jurgen Schwarz. Dù vậy, nhìn chung thì đó là một câu chuyện đầy rẫy nỗi lo lắng, đặc biệt là khi câu chuyện ấy nói về những giọng nói trong nhà bếp và mấy quân cờ domino giống như những xác chết.

Trong nhiều ngày, có một suy nghĩ cứ ám ảnh tâm trí của Liesel mãi.

Đó là suy nghĩ về đợt kiểm tra sức khỏe ba thằng nhóc nọ, hay nếu nói một cách thành thật, thì đó là vềRudy.

Con bé nằm trằn trọc trên giường, nhớ Max, tự hỏi xem anh đang ở đâu, cầu nguyện rằng anh vẫn còn sống, nhưng đâu đó, giữa tất cả những chuyện này, là Rudy.

Thằng bé như tỏa sáng trong bóng tối, hoàn toàn trần truồng.

Có một cái gì đó đáng sợ vô cùng với cảnh tượng này, đặc biệt là lúc mà thằng bé bị buộc phải lấy tay ra. Nói một cách nhẹ nhàng nhất, thì việc này làm con bé thấy thật lúng túng, nhưng vì một vài lý do nào đó, nó không thể ngừng suy nghĩ về chuyện này được.

HÌNH PHẠT

Trên những tấm thẻ phân phối của Đức Quốc xã không liệt kê những hình phạt, nhưng mỗi người đều phải đón nhận hình phạt của mình. Đối với vài người, hình phạt này là cái chết ở một đất nước xa lạ nào đó trong thời gian xảy ra chiến tranh. Đối với những người khác, thì đó là sự nghèo đói và cảm giác cắn rứt khi chiến tranh qua đi, và có sáu triệu thi thể đã được tìm thấy trên khắp châu Âu. Rất nhiều người hẳn đã thấy hình phạt của mình đang đến gần, nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số này chào đón nó. Một người như thế là Hans Hubermann.

Bạn không được giúp người Do Thái trên phố.

Tầng hầm của bạn không nên che giấu một người Do Thái.

Ban đầu, hình phạt của ông là lương tâm. Việc trục xuất Max Vandenburg ra khỏi nhà một cách đầy ngớ ngẩn đã khiến ông thấy vô cùng giày vò. Liesel có thể nhìn thấy điều này đang ngồi bên cạnh chiếc đĩa của ông, khi ông bỏ bữa ăn tối, hay khi nó đứng với ông ở trên cây cầu bắc qua sông Amper. Ông không còn chơi đàn xếp nữa. Sự lạc quan trong đôi mắt màu bạc của ông đã bị tổn thương và trở nên bất động. Dù như thế đã là tệ lắm rồi nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu.

Vào một ngày thứ Tư đầu tháng Mười một, hình phạt thực sự đã vào đến hòm thư của gia đình Hubermann. Nhìn bên ngoài thì có vẻ như nó là một tin tốt lành.

* TỜ GIẤY TRONG NHÀ BẾP *

Chúng tôi rất vui mừng được báo cho ông biết rằng đơn xin gia nhập NSDAP của ông cuối cùng đã được chấp nhận…

“Đảng Quốc xã ư?” Rosa hỏi. “Tôi cứ ngỡ là họ không muốn nhận ông chứ.”

“Thì họ đâu có muốn.”

Bố ngồi xuống và đọc lại lá thư một lần nữa.

Ông không bị bắt đi vì tội phản quốc hay vì đã giúp đỡ người Do Thái, hay vì bất cứ điều gì đại loại như vậy. Hans Hubermann đã được thưởng, ít nhất là tới chừng mực mà vài người biết như thế. Làm sao điều này có thể xảy ra được?

“Ắt phải còn có việc gì khác nữa đây.” Đúng thế.

Vào ngày thứ Sáu, một sắc lệnh đã được gửi đến để nói rằng Hans Hubermann sẽ được tuyển vào quân đội Đức. Một thành viên của đảng sẽ lấy làm hạnh phúc khi được góp phần công sức của mình vào cuộc chiến, tờ sắc lệnh kết luận như thế. Nếu ông không chấp nhận, thì chắc chắn ông sẽ phải hứng chịu những hậu quả.

Liesel vừa mới về nhà sau khi đọc sách ở nhà của bà Holtzapfel.

Căn bếp thật nặng nề với hơi súp và gương mặt thất thần của Hans và Rosa Hubermann. Bố đang ngồi. Mẹ thì đứng bên cạnh ông, khi nồi súp đã bắt đầu cháy khét.

“Lạy Chúa, làm ơn đừng bắt con phải đến Nga,” Bố nói.

“Mẹ ơi, nồi súp đang khét kìa.”

“Cái gì?”

Liesel bước vội đến và nhấc nồi ra khỏi bếp. “Món súp.” Khi nó đã cứu thành công nồi súp, con bé quay lại và nhìn bố mẹ nuôi nó. Gương mặt của họ trông như những thành phố ma vậy. “Bố ơi, có chuyện gì thế?”

Ông đưa cho con bé bức thư, và tay nó bắt đầu run lên khi đọc lá thư ấy. Những từ ngữ đã được dộng thẳng xuống mặt giấy.

* NỘI DUNG TƯỞNG TƯỢNG CỦA LIESEL MEMINGER*

Trong căn bếp tràn ngập sự bàng hoàng, đâu đó gần bếp lò, có hình ảnh của một cái máy đánh chữ cô độc, phải làm việc quá sức. Cái máy ngồi đó, trong một căn phòng rộng, xa xăm. Những phím chữ của nó đã mờ đi và tờ giấy trắng đang chờ đợi một cách kiên nhẫn ngay bên trên, ở vị trí kẹp giấy. Tờ giấy nhẹ nhàng ve vẩy trong luồng gió thổi vào từ cửa sổ. Một tách cà phê đang ở gần đó. Một chồng giấy cao bằng chiều cao của một con người đang đứng vẩn vơ ở chỗ cửa ra vào. Có thể chồng giấy ấy đang hút thuốc.

Sự thực là, Liesel chỉ nhìn thấy cái máy chữ sau này, khi nó bắt đầu viết. Con bé tự hỏi có bao nhiêu lá thư như thế đã được gửi đi như một hình phạt, đến những người Đức như Hans Hubermann và Alex Steiner – những người đã giúp đỡ những kẻ khốn cùng, và những người đã không chịu từ bỏ đứa con của mình.

Đó la một dấu hiệu của sự tuyệt vọng đang ngày càng tăng lên của quân đội Đức.

Họ đang thua trận ở Nga.

Những thành phố của họ đang bị đánh bom.

Người ta cần có nhiều người hơn, cũng như cần nhiều cách tuyển thêm quân hơn, và trong hầu hết trường hợp thì những công việc tồi tệ nhất sẽ được trao cho những người tồi tệ nhất.

Khi mắt nó lướt trên lá thư, Liesel có thể nhìn xuyên qua những cái lỗ thủng do máy đánh chữ để lại trên tờ giấy, để thấy chiếc bàn gỗ. Những chữ như bắt buộc và trách nhiệm như được dập vào tờ giấy. Tuyến nước bọt của con bé bị kích thích. Nó thấy buồn nôn “Cái gì thế này?”

Bố đáp khẽ. “Bố nghĩ là bố đã dạy con đọc rồi kia mà con gái?” Ông không nói với sự giận dữ, hay mỉa mai. Đó là một giọng nói trống rỗng, để cho tương xứng với gương mặt ông. Lúc này Liesel nhìn sang Mẹ.

Rosa có một vết rách nhỏ bên dưới con mắt bên phải, và chỉ trong một khắc thôi, gương mặt nhàu nhĩ như giấy các-tông của bà vỡ ra. Không phải từ giữa, mà từ bên phải. Nó chạy dài xuống má bà theo một đường cong, và kết thúc ở cằm của bà.

Bình luận