Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kẻ Trộm Sách

Phần IV – Chương 5

Tác giả: Markus Zusak

* NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA SỰ TRÔI CHẢY *

Max vẫn ở dưới căn hầm.

Trudy về rồi đi mà không mảy may nghi ngờ.

Người ta đã quyết định rằng Trudy, mặc cho bản tính dịu dàng của cô, vẫn không thể tin được.

“Chúng ta chỉ tin những người mà chúng ta buộc phải tin thôi,” Bố tuyên bố chắc nịch, “và đó là ba người chúng ta”.

Có thêm thức ăn và một lời xin lỗi dành cho Max rằng dịp lễ này không thuộc nghi thức tôn giáo của anh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một nghi thức.

Anh không hề phàn nàn.

Anh đâu có lý do gì để phàn nàn cơ chứ?

Anh giải thích rằng anh được giáo dục như một người Do Thái, từ trong máu thịt, nhưng cái gã Do Thái này, hơn lúc nào hết, cũng là một cái danh hiệu – một niềm bất hạnh kinh khủng nhất có thể đến với bạn.

Sau đó anh cũng nắm lấy cơ hội của mình để nói rằng anh rất tiếc khi con trai của gia đình Hubermann không về nhà. Đáp lại, Bố nói với anh rằng những điều như thế hoàn toàn không thuộc sự kiểm soát của họ. “Xét cho cùng,” ông nói, “bản thân cháu cũng nên biết rằng – một người đàn ông trẻ tuổi thì vẫn là một thằng nhóc, và một thằng nhóc đôi khi vẫn có quyền bướng bỉnh.”

Họ kết thúc câu chuyện ở đó.

Trong vài tuần lễ đầu tiên, khi ngồi trước đống lửa, Max vẫn không nói không rằng. Giờ đây, khi anh đã tắm thường xuyên mỗi tuần một lần, Liesel nhận thấy rằng mái tóc của anh không còn là một nhúm lơ thơ nữa, mà nó giống một bộ sưu tập lông vũ luôn lắc lư trên đầu anh hơn. Vì vẫn còn thấy xấu hổ với người lạ mặt, con bé thì thầm điều ấy với bố mình.

“Tóc của anh ta trông như những sợi lông chim vậy.”

“Gì kia?” Ngọn lửa đã làm những từ ngữ bị nghẹn lại.

“Con nói là,” con bé lại thì thầm, lần này vươn người tới gần hơn, “tóc anh ta trông như những sợi lông chim vậy.”

Hans Hubermann nhìn lên và gật đầu ra hiệu đồng tình. Tôi chắc rằng ông ấy đang mong mình có được cặp mắt như của con bé. Họ không hề nhận thấy rằng Max đã nghe được không sót chữ nào.

Có khi anh mang theo bên mình quyển Mein Kampf và đọc nó bên cạnh đống lửa, lòng xáo động đến bàng hoàng vì nội dung của quyển sách. Đến lần thứ ba anh mang nó theo, thì sau cùng Liesel cũng có đủ can đảm để hỏi câu hỏi của nó.

“Quyển sách này có hay không?”

Anh rời mắt khỏi những trang giây, những ngón tay anh thu lại thành hình nắm đấm rồi duỗi thẳng ra. Khi đã quét sạch cơn giận dữ đi, anh mỉm cười với nó. Anh túm mớ tóc như lông chim của mình lên rồi gạt chúng lòa xòa xuống mắt. “Đó là quyển sách hay nhất trên đời này. Anh nhìn Bố, sau đó là nhìn đứa bé gái. “Nó đã cứu sống anh.”

Đứa bé gái tiến đến gần hơn một chút và ngồi khoanh chân lại. Con bé khẽ hỏi.

“Như thế nào kia?”

Thế là một chương trình kể chuyện trong gian phòng khách mỗi đêm bắt đầu. Câu chuyện ấy chỉ được kể với âm lượng vừa đủ để nghe thấy mà thôi. Tất cả những mảnh ghép của bức tranh xếp hình một tay đấm Do Thái được tập hợp lại trước mặt họ.

Đôi khi có cả sự hài hước trong giọng nói của Max Vandenburg, dù xét về vật lý thì sự hài hước ấy có âm thanh của sự ma sát – như một viên đá nhỏ chà nhẹ trên một tảng đá lớn. Có những chỗ nó rất sâu và bị cào xé ra nhiều phần ở những chỗ khác, đôi khi bị bẻ gẫy cùng với nhau. Nó sâu sắc nhất ở sự hối tiếc, và gãy nát ở cuối một câu nói đùa hay một lời thể hiện sự phản đối chính bản thân.

“Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác,” là phản ứng thường xảy ra nhất với câu chuyện của Max Vandenburg, và sau đó thường có một câu hỏi được đặt ra.

* NHỮNG CÂU HỎI KIỂU NHƯ *

Anh đã ở trong căn phòng ấy bao lâu?

Bây giờ Walter Kugler đang ở đâu?

Anh có biết điều gì đã xảy ra cho gia đình anh không?

Cái người ngáy ấy đi đến đâu vậy?

Thắng ba và thua đến mười lần!

Tại sao anh cứ đánh nhau với anh ấy mãi thế?

Khi Liesel nhìn lại những sự việc đã xảy ra trong cuộc đời mình vào những đêm như vậy, trong phòng khách là một trong những ký ức rõ ràng nhất mà nó lưu giữ được trong đầu. Con bé có thể nhìn thấy ánh sáng lập lòe của ngọn lửa trên gương mặt màu vỏ trứng của Max và thậm chí còn có thể nếm được cái hương vị của con người trong những lời nói của anh. Chuyến đi cứu sống đời anh được kết nối với nhau, từng mảnh một, cứ như thể anh đang cắt mỗi phần ra khỏi bản thân mình rồi bày nó lên một cái đĩa vậy.

“Tôi thật quá ích kỷ.”

Khi nói điều đó, anh dùng cẳng tay để che mặt mình lại. “Bỏ mọi người lại đằng sau. Đi đến đây. Đặt gia đình em vào một tình thế nguy hiểm.” Anh thả rơi mọi thứ ra khỏi mình và bắt đầu biện hộ. Sự buồn phiền hằn sâu lên gương mặt của anh. “Anh xin lỗi. Em có tin anh không? Anh rất tiếc, anh rất lấy làm tiếc, anh…!”

Cánh tay anh chạm vào ngọn lửa, rồi sau đó anh rụt tay lại.

Tất cả đều nhìn anh, câm lặng, cho đến khi Bố đứng dậy và bước đến gần. Ông ngồi xuống bên cạnh anh.

“Cháu có bị bỏng không?”

Một buổi tối nọ, Hans, Max và Liesel đang ngồi trước đống lửa, Mẹ thì ở trong nhà bếp. Max lại đọc quyển Mein Kampf.

“Cháu biết không?” Hans nói. Ông chồm người tới gần ngọn lửa hơn. “Liesel thực sự là một người đọc sách nhỏ tuổi rất cừ.” Max hạ quyển sách xuống. “Và con bé có nhiều điểm chung với cháu hơn cháu tưởng.” Bố kiểm tra để chắc là Rosa không đi vào phòng. “Con bé cũng thích đấm nhau lắm.”

“Bố!”

Liesel, vào cuối năm mười một tuổi và vẫn còn mảnh khảnh gầy guộc như một cái que cời than khi con bé ngồi dựa vào tường, rõ ràng là đã bị tấn công một đòn đau. “Con chưa bao giờ đánh nhau cả!”

“Xì! Bố bật cười. Ông vẫy tay ra hiệu cho nó hạ thấp giọng xuống, và lại nghiêng người, lần này là về phía đứa bé gái. “Này, thế còn trận đòn mà con đã ban cho thằng Ludwig Schmeikl thì sao hả?”

“Con chưa bao giờ…” Con bé đã bị bắt quả tang. Có chối, cũng chẳng được gì. “Làm sao mà bố biết được chuyện đó cơ chứ?”

“Bố đã gặp bố nó ở Knoller.”

Liesel đưa tay ôm mặt. Khi bỏ tay ra, con bé buông ra một câu hỏi quyết định đối với nó. “Thế bố có nói mẹ không?”

“Con đùa đấy à?” Ông nháy mắt với Max và thì thầm trả lời con bé. “Con vẫn còn sống sờ sờ ra đây kia mà, phải thế không?”

Đêm hôm ấy cũng là lần đầu tiên sau nhiều tháng trời ông mới chơi đàn xếp. Nó kéo dài khoảng nửa giờ cho đến khi ông đặt ra một câu hỏi, cho Max.

Gương mặt trong góc phòng nhìn ngọn lửa. “Có ạ.” Có một quãng ngừng như để cân nhắc câu trả lời. “Cho đến năm cháu lên chín. Năm đó, mẹ cháu đã bán phòng thu nhạc và không dạy cháu nữa. Bà ấy chỉ giữ lại có một món nhạc cụ nhưng đã bỏ cuộc với cháu không lâu sau khi cháu khăng khăng không chịu học nữa. Khi ấy cháu thật ngốc.”

“Không,” Bố nói. “Khi ấy cháu chỉ là một thằng bé.”

Trong suốt những buổi tối như thế, cả Liesel Meminger và Max Vandenburg sẽ nói về những điểm tương đồng khác của họ. Trong những căn phòng tách biệt, họ sẽ mơ những cơn ác mộng của mình rồi thức dậy, một người thì với một tiếng thét trong những tấm vải trải giường đang chìm dần, còn người kia thì há miệng đớp lấy đớp để không khí bên cạnh một ngọn lửa đang tỏa khói.

Có những ngày, khi Liesel đọc với Bố đến gần ba giờ sáng, cả hai bố con đều có thể nghe thấy thời điểm mà Max thức giấc. “Anh ấy cũng mơ giống như con vậy,” Bố nói, và có một lần, xáo động vì âm thanh phát ra từ sự mệt mỏi lo lắng của Max, Liesel đã quyết định ra khỏi giường. Từ việc lắng nghe những chuyện trong quá khứ của anh, con bé đã có một ý tưởng khá rõ ràng về điều anh nhìn thấy trong những giấc mơ của mình, nếu không muốn nói là chính nhờ những câu chuyện đã giúp anh có một cuộc viếng thăm mỗi đêm.

Con bé đi khẽ khàng ra dọc theo hành lang, rồi bước vào căn phòng khách kiêm phòng ngủ.

“Max?”

Tiếng thì thầm rất êm, bồng bềnh che phủ trong cổ họng trong cơn ngái ngủ.

Ban đầu không có tiếng đáp lại, nhưng anh nhanh chóng ngồi dậy và đưa mắt tìm kiếm trong bóng tối.

Bố vẫn còn ở trong phòng ngủ của nó, Liesel ngồi ở bên kia lò sưởi, cùng với Max. Đằng sau họ, Mẹ đang ngủ một cách ầm ĩ. Bà đã cho cái người ngáy trên đoàn tàu thuở nào phải hít khói.

Giờ thì đống lửa chẳng còn gì ngoài một đám tang của khói, chết và hấp hối, cùng lúc. Vào một buổi sáng nọ, còn có những giọng nói.

* TRAO ĐỔI NHỮNG CƠN ÁC MỘNG *

Đứa bé gái: “Hãy nói cho em biết.

Anh đã mơ thấy gì thế?”

Người Do Thái: Anh thấy mình đang quay đầu lại,

và nói lời tạm biệt.”

Đứa bé gái: “Em cũng có những cơn ác mộng.”

Người Do Thái: “Em mơ thấy gì?”

Đứa bé gái: “Một đoàn tàu, và đứa em trai đã chết của em.”

Người Do Thái: “Em trai em ư?”

Đứa bé gái: “Nó đã chết trên đường em đến đây.”

Đứa bé gái và người Do Thái, đồng thanh:

“Ja – Phải.”

Sẽ hay ho làm sao khi nói rằng sau bước ngoặt nho nhỏ này, thì cả Liesel lẫn Max đều không phải mơ thấy cơn ác mộng của mình nữa. Điều ấy tuy tốt thật đấy, nhưng lại không có thực. Những cơn ác mộng vẫn ập đến như thường, cũng giống như cầu thủ tốt nhất của đội đối phương khi bạn nghe thấy những tin đồn là anh ta có thể bị chấn thương hay bị ốm – nhưng anh ta kia rồi, đang khởi động với những cầu thủ còn lại, đã sẵn sàng bước ra sân. Hay cũng giống như một đoàn tàu đã được lập thời khóa biểu, đến một chuyến ga đêm, kéo theo đằng sau nó những ký ức bằng một sợi dây thừng. Rất nhiều sự lôi kéo. Rất nhiều những cú nẩy vụng về ngượng nghịu.

Điều duy nhất thay đổi là Liesel đã kể cho bố nó nghe rằng bây giờ thì con bé đã đủ lớn để đối mặt với những giấc mơ của nó một mình. Trong một khoảnh khắc, trông ông có vẻ hơi bị tổn thương một chút, nhưng như thường lệ, ông vẫn nói ra điều mình phải nói.

“Cảm ơn Chúa,” ông như sắp sửa mỉm cười. “ít nhất thì bây giờ bố cũng có một giấc ngủ đàng hoàng. Cái ghế ấy sắp giết bố tới nơi rồi.” Ông vòng tay ôm đứa bé gái rồi họ đi vào nhà bếp.

Thời gian trôi qua, có một sự phân biệt rõ ràng được hình thành giữa hai thế giới rất khác nhau – cái thế giới bên trong căn nhà số 33 phố Thiên Đàng, và cái thế giới ở bên ngoài nó. Bí quyết ở đây là giữ cho hai thế giới ấy tách rời nhau ra.

Ở thế giới bên ngoài, Liesel đã học cách tìm ra một số điều có ích. Một buổi chiều nọ, khi đang trên đường về nhà với một giỏ đựng đồ giặt ủi rỗng không, con bé nhận thấy một tờ báo thò ra ngoài một cái thùng rác. Đấy là bản báo ra hàng tuần của tờ Tin nhanh Molching. Con bé nhấc tờ báo ấy ra ngoài và mang về nhà, tặng nó cho Max. “Em nghĩ rằng,” nó nói với anh, “có thể anh sẽ thích giải ô chữ để giết thời gian.”

Max ghi nhận cử chỉ tốt đẹp ấy, và để việc con bé mang tờ báo về nhà không trở thành vô ích, anh đọc tờ báo này từ đầu đến cuối và cho con bé xem ô chữ sau đó vài giờ, đã được anh điền hết ngoại trừ một từ còn sót lại.

“Cái từ khốn kiếp ở hàng dọc số mười bảy ấy,” anh nói.

Vào tháng Hai năm 1941, trong ngày sinh nhật thứ mười hai của mình, Liesel nhận được một quyển sách cũ khác, và con bé rất cảm kích vì điều này. Quyển sách ấy có tên gọi là Người bùn, nói về một người cha rất lạ lùng và con trai ông ta. Con bé ôm chầm lấy bố mẹ nuôi của nó, trong lúc Max đứng nơi góc nhà một cách không thoải mái.

“Alles Gute zum Geburtstag”(19) anh nói với một nụ cười yếu ớt. Đôi tay anh đang đút vào túi. “Anh không biết hôm nay là sinh nhật em, nếu không thì anh đã tặng em một món gì đó rồi.” Một lời nói dối rành rành – anh chẳng có gì để mà tặng con bé cả, ngoài cuốn Mein Kampf ra, và sẽ không đời nào anh tặng một thứ tài liệu tuyên truyền như thế cho một đứa bé gái Đức. Việc ấy cũng giống như việc một con cừu đưa cho gã đồ tể một con dao vậy.

[19]: Chúc mọi điều tốt lành vào ngày sinh nhật của bạn. (tiếng Đức)

Có một sự im lặng không thoải mái.

Con bé đã ôm Mẹ và Bố nó.

Max trông thật đơn độc.

Liesel nuốt nước bọt.

Và con bé bước đến rồi ôm anh. “Cảm ơn anh, Max.”

Ban đầu, anh ta chỉ đứng nguyên đó, nhưng khi con bé ôm anh, thì dần dần đôi bàn tay anh cũng nhấc lên và nhẹ nhàng đặt lên bờ vai của con bé.

Chỉ sau đó nó mới phát hiện ra vẻ vô vọng trên gương mặt của Max Vandenburg. Con bé cũng phát hiện ra rằng ngay khoảnh khắc ấy anh đã kiên quyết sẽ tặng cho con bé một cái gì đó để đáp lại. Tôi thường hay tưởng tượng ra cảnh anh nằm thao thức suốt đêm hôm ấy, suy nghĩ xem anh có thể tặng nó cái gì.

Như sau này bạn sẽ thấy, món quà đó đã được chuyển đến trên mặt giấy, chỉ hơn một tuần sau đó.

Anh sẽ mang nó đến cho con bé khi trời vừa rạng sáng, trước khi rút lui xuống những bậc thang bằng bê tông đến cái nơi mà giờ đây anh thích gọi là nhà của mình.

NHỮNG TRANG SÁCH DƯỚI TẦNG HẦM

Trong suốt một tuần, Liesel bị ngăn không cho xuống tầng hầm bằng bất cứ giá nào. Mẹ và Bố luôn đảm bảo họ sẽ mang thức ăn xuống cho Max.

“Không, đồ con lợn ” Mẹ nói với nó như thế mỗi lần nó tình nguyện mang thức ăn xuống cho Max. Luôn có những lý do mới. “Sao mày không làm điều gì đó có ích hơn một chút ở trên này, như ủi nốt đám quần áo chẳng hạn? Mày nghĩ rằng mang mớ đồ ấy đi lòng vòng thị trấn là hay hớm lắm rồi đấy à? Hãy thử ủi chúng xem!” Bạn có thể làm mọi điều tử tế mà không để người khác biết khi đã mang tiếng là một người cay độc. Cách ấy hiệu quả.

Trong suốt tuần lễ ấy, Max đã cắt một số trang từ quyển Mein Kampf ra và sơn màu trắng lên chúng. Sau đó anh treo chúng lên bằng những cái mắc áo trên vài sợi dây, được kéo dài từ đầu này sang đầu bên kia của căn hầm. Khi đám giấy đó đã khô đi, thì phần việc khó khăn lúc này mới bắt đầu. Anh đã được giáo dục đến nơi đến chốn để có thể tồn tại trong xã hội nhưng chắc chắn anh không phải là nhà văn, cũng chẳng phải là họa sĩ. Dù vậy, anh vẫn mường tượng ra những từ ngữ trong đâu mình cho đến khi có thể viết lại chúng mà không mắc lỗi. Chỉ khi đó, trên tờ giấy lợn cợn sơn đã khô, anh mới bắt đầu viêt nên câu chuyện của mình. Anh làm việc này bằng một cây cọ sơn nhỏ màu đen.

Người đứng nhìn xuống

Anh đã tính toán rằng anh cần có mười ba trang, thế là anh đã sơn cả thảy bốn mươi tờ giấy, để phòng khi anh mắc lỗi. Anh thực hiện những bản vẽ nháp trên mấy trang báo của tờ Tin nhanh Molching, cố gắng cải thiện những bức tranh hết sức sơ sài và vụng về để chúng đạt đến một mức độ hoàn thiện mà anh có thể chấp nhận được. Khi làm việc, anh nghe thấy những từ ngữ được thì thầm từ miệng của một đứa bé gái. “Mái tóc của anh ấy,” con bé cứ lặp đi lặp lại với anh câu ấy, “trông như những cái lông chim vậy.”

Khi đã làm xong, anh dùng một con dao rọc mấy tờ giấy ra và buộc chúng lại bằng một sợi dây. Thành quả mà anh đạt được là một cuốn sách nhỏ gồm mười ba trang trông như thế này đây: (Xin lỗi bạn đọc Gác không thể đăng hình minh họa như trong sách. Mong các bạn thông cảm.)

Vào cuối tháng Hai, khi Liesel tỉnh dậy lúc trời còn chưa rạng, một dáng người đi vào phòng của con bé. Max, như thường lệ, vẫn rất giống một cái bóng không phát ra tiếng động.

Liesel, khi đưa mắt tìm kiếm trong bóng tối, chỉ có thể cảm nhận được một cách mơ hồ rằng người đàn ông nọ đang tiến gần về phía nó.

“Ai đấy?”

Không có câu trả lời.

Chẳng có gì ngoài tiếng bước chân gần như không phát ra tiếng động của Max, khi anh đến gần chiếc giường và đặt những trang sách lên sàn nhà, bên cạnh đôi tất chân của con bé. Những trang sách phát ra âm thanh loạt xoạt. Một tiếng động rất khẽ. Một cạnh của chúng nằm tựa xuống sàn.

“Ai đấy?”

Lần này đã có một câu trả lời.

Con bé không thể nói chính xác những từ ngữ được phát ra từ đâu. Điều quan trọng là chúng đã đến được với nó. Chúng đến và quỳ xuống bên cạnh giường.

“Một món quà sinh nhật muộn. Hãy xem vào buổi sáng. Ngủ ngon.”

Trong một khoảnh khắc, con bé cứ chập chờn trong giấc ngủ, không chắc là nó có mơ thấy Max đang đi vào hay không nữa.

Đến sáng, khi nó thức dậy và nằm nghiêng qua một bên, con bé mới nhìn thấy những trang sách đang nằm trên sàn nhà. Nó nhoài người xuống và nhặt chúng lên, lắng nghe tiếng giấy sột soạt trong đôi bàn tay còn ngái ngủ lúc bình minh của nó.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com – gác nhỏ cho người yêu sách.]

Suốt cuộc đời mình, tôi đã sợ những người đứng nhìn xuống tôi…

Khi con bé lật chúng, những trang sách phát ra âm thanh rất ồn ào, giống như chuyển động xung quanh câu chuyện đã được viết ra vậy.

Ba ngày, họ nói với tôi như thế… và tôi đã tìm thấy gì khi tỉnh dậy?

Có những trang sách đã bị xóa đi của quyển Mein Kampf, bị bịt miệng, nghẹt thở bên dưới lớp sơn khi chúng được lật qua.

Nó làm cho tôi hiểu ra người đứng nhìn xuống tôi vĩ đại nhất mà tôi từng biết…

***

Liesel đọc và ngắm nghía món quà của Max Vandenburg ba lần, mỗi lần lại nhận ra một nét cọ hay một từ ngữ khác. Khi đã đọc xong quyển sách đến lần thứ ba, con bé trèo khỏi giường một cách im lặng nhất, rồi đi vào phòng của Bố và Mẹ. Cái vị trí đã được chỉ định bên cạnh lò sưởi giờ trống trơn.

Khi nghĩ lại, con bé mới nhận ra rằng sẽ thật sự đúng đắn, hay thậm chí còn tốt hơn – là hoàn hảo – khi cảm ơn anh ngay ở nơi mà những trang sách đã được tạo ra.

Con bé bước xuống những bậc cấp dẫn xuống tầng hầm. Nó nhìn thấy một bức ảnh được lồng trong một cái khung tưởng tượng trên tường – một bí mật mang dáng hình một nụ cười.

Không quá vài mét, nhưng đó vẫn là một chặng đường dài để bước tới những tấm che bụi và mấy thùng sơn làm chỗ che chắn cho Max Vandenburg. Con bé dời những tấm che gần bức tường nhất cho đến khi đã tạo ra được một cái hành lang nhỏ để nó có thể nhìn qua.

Con bé có thể cảm thấy hơi thở của anh và đôi vai anh cứ nhịp nhàng lên xuống rất nhẹ. Con bé quan sát anh một lúc. Sau đó nó ngồi xuống và ngả lưng ra đằng sau.

Bầu không khí ngái ngủ có vẻ như đã cuốn theo nó.

Những từ ngữ được viết nguệch ngoạc để con bé tập đọc cứ đứng sừng sững trên tường, ngay chỗ cầu thang, lởm chởm và ngây ngô và ngọt ngào. Chúng quan sát người Do Thái lẩn trốn và đứa bé gái ngủ, tay người này đặt lên vai người kia.

Họ thở.

Những buồng phổi Đức và Do Thái.

Bên cạnh bức tường, là quyển sách Người đứng nhìn xuống, lặng thinh và hài lòng, như một vết ngứa đẹp đẽ nơi chân của Liesel.

* NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA SỰ TRÔI CHẢY *

Max vẫn ở dưới căn hầm.

Trudy về rồi đi mà không mảy may nghi ngờ.

Người ta đã quyết định rằng Trudy, mặc cho bản tính dịu dàng của cô, vẫn không thể tin được.

“Chúng ta chỉ tin những người mà chúng ta buộc phải tin thôi,” Bố tuyên bố chắc nịch, “và đó là ba người chúng ta”.

Có thêm thức ăn và một lời xin lỗi dành cho Max rằng dịp lễ này không thuộc nghi thức tôn giáo của anh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một nghi thức.

Anh không hề phàn nàn.

Anh đâu có lý do gì để phàn nàn cơ chứ?

Anh giải thích rằng anh được giáo dục như một người Do Thái, từ trong máu thịt, nhưng cái gã Do Thái này, hơn lúc nào hết, cũng là một cái danh hiệu – một niềm bất hạnh kinh khủng nhất có thể đến với bạn.

Sau đó anh cũng nắm lấy cơ hội của mình để nói rằng anh rất tiếc khi con trai của gia đình Hubermann không về nhà. Đáp lại, Bố nói với anh rằng những điều như thế hoàn toàn không thuộc sự kiểm soát của họ. “Xét cho cùng,” ông nói, “bản thân cháu cũng nên biết rằng – một người đàn ông trẻ tuổi thì vẫn là một thằng nhóc, và một thằng nhóc đôi khi vẫn có quyền bướng bỉnh.”

Họ kết thúc câu chuyện ở đó.

Trong vài tuần lễ đầu tiên, khi ngồi trước đống lửa, Max vẫn không nói không rằng. Giờ đây, khi anh đã tắm thường xuyên mỗi tuần một lần, Liesel nhận thấy rằng mái tóc của anh không còn là một nhúm lơ thơ nữa, mà nó giống một bộ sưu tập lông vũ luôn lắc lư trên đầu anh hơn. Vì vẫn còn thấy xấu hổ với người lạ mặt, con bé thì thầm điều ấy với bố mình.

“Tóc của anh ta trông như những sợi lông chim vậy.”

“Gì kia?” Ngọn lửa đã làm những từ ngữ bị nghẹn lại.

“Con nói là,” con bé lại thì thầm, lần này vươn người tới gần hơn, “tóc anh ta trông như những sợi lông chim vậy.”

Hans Hubermann nhìn lên và gật đầu ra hiệu đồng tình. Tôi chắc rằng ông ấy đang mong mình có được cặp mắt như của con bé. Họ không hề nhận thấy rằng Max đã nghe được không sót chữ nào.

Có khi anh mang theo bên mình quyển Mein Kampf và đọc nó bên cạnh đống lửa, lòng xáo động đến bàng hoàng vì nội dung của quyển sách. Đến lần thứ ba anh mang nó theo, thì sau cùng Liesel cũng có đủ can đảm để hỏi câu hỏi của nó.

“Quyển sách này có hay không?”

Anh rời mắt khỏi những trang giây, những ngón tay anh thu lại thành hình nắm đấm rồi duỗi thẳng ra. Khi đã quét sạch cơn giận dữ đi, anh mỉm cười với nó. Anh túm mớ tóc như lông chim của mình lên rồi gạt chúng lòa xòa xuống mắt. “Đó là quyển sách hay nhất trên đời này. Anh nhìn Bố, sau đó là nhìn đứa bé gái. “Nó đã cứu sống anh.”

Đứa bé gái tiến đến gần hơn một chút và ngồi khoanh chân lại. Con bé khẽ hỏi.

“Như thế nào kia?”

Thế là một chương trình kể chuyện trong gian phòng khách mỗi đêm bắt đầu. Câu chuyện ấy chỉ được kể với âm lượng vừa đủ để nghe thấy mà thôi. Tất cả những mảnh ghép của bức tranh xếp hình một tay đấm Do Thái được tập hợp lại trước mặt họ.

Đôi khi có cả sự hài hước trong giọng nói của Max Vandenburg, dù xét về vật lý thì sự hài hước ấy có âm thanh của sự ma sát – như một viên đá nhỏ chà nhẹ trên một tảng đá lớn. Có những chỗ nó rất sâu và bị cào xé ra nhiều phần ở những chỗ khác, đôi khi bị bẻ gẫy cùng với nhau. Nó sâu sắc nhất ở sự hối tiếc, và gãy nát ở cuối một câu nói đùa hay một lời thể hiện sự phản đối chính bản thân.

“Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác,” là phản ứng thường xảy ra nhất với câu chuyện của Max Vandenburg, và sau đó thường có một câu hỏi được đặt ra.

* NHỮNG CÂU HỎI KIỂU NHƯ *

Anh đã ở trong căn phòng ấy bao lâu?

Bây giờ Walter Kugler đang ở đâu?

Anh có biết điều gì đã xảy ra cho gia đình anh không?

Cái người ngáy ấy đi đến đâu vậy?

Thắng ba và thua đến mười lần!

Tại sao anh cứ đánh nhau với anh ấy mãi thế?

Khi Liesel nhìn lại những sự việc đã xảy ra trong cuộc đời mình vào những đêm như vậy, trong phòng khách là một trong những ký ức rõ ràng nhất mà nó lưu giữ được trong đầu. Con bé có thể nhìn thấy ánh sáng lập lòe của ngọn lửa trên gương mặt màu vỏ trứng của Max và thậm chí còn có thể nếm được cái hương vị của con người trong những lời nói của anh. Chuyến đi cứu sống đời anh được kết nối với nhau, từng mảnh một, cứ như thể anh đang cắt mỗi phần ra khỏi bản thân mình rồi bày nó lên một cái đĩa vậy.

“Tôi thật quá ích kỷ.”

Khi nói điều đó, anh dùng cẳng tay để che mặt mình lại. “Bỏ mọi người lại đằng sau. Đi đến đây. Đặt gia đình em vào một tình thế nguy hiểm.” Anh thả rơi mọi thứ ra khỏi mình và bắt đầu biện hộ. Sự buồn phiền hằn sâu lên gương mặt của anh. “Anh xin lỗi. Em có tin anh không? Anh rất tiếc, anh rất lấy làm tiếc, anh…!”

Cánh tay anh chạm vào ngọn lửa, rồi sau đó anh rụt tay lại.

Tất cả đều nhìn anh, câm lặng, cho đến khi Bố đứng dậy và bước đến gần. Ông ngồi xuống bên cạnh anh.

“Cháu có bị bỏng không?”

Một buổi tối nọ, Hans, Max và Liesel đang ngồi trước đống lửa, Mẹ thì ở trong nhà bếp. Max lại đọc quyển Mein Kampf.

“Cháu biết không?” Hans nói. Ông chồm người tới gần ngọn lửa hơn. “Liesel thực sự là một người đọc sách nhỏ tuổi rất cừ.” Max hạ quyển sách xuống. “Và con bé có nhiều điểm chung với cháu hơn cháu tưởng.” Bố kiểm tra để chắc là Rosa không đi vào phòng. “Con bé cũng thích đấm nhau lắm.”

“Bố!”

Liesel, vào cuối năm mười một tuổi và vẫn còn mảnh khảnh gầy guộc như một cái que cời than khi con bé ngồi dựa vào tường, rõ ràng là đã bị tấn công một đòn đau. “Con chưa bao giờ đánh nhau cả!”

“Xì! Bố bật cười. Ông vẫy tay ra hiệu cho nó hạ thấp giọng xuống, và lại nghiêng người, lần này là về phía đứa bé gái. “Này, thế còn trận đòn mà con đã ban cho thằng Ludwig Schmeikl thì sao hả?”

“Con chưa bao giờ…” Con bé đã bị bắt quả tang. Có chối, cũng chẳng được gì. “Làm sao mà bố biết được chuyện đó cơ chứ?”

“Bố đã gặp bố nó ở Knoller.”

Liesel đưa tay ôm mặt. Khi bỏ tay ra, con bé buông ra một câu hỏi quyết định đối với nó. “Thế bố có nói mẹ không?”

“Con đùa đấy à?” Ông nháy mắt với Max và thì thầm trả lời con bé. “Con vẫn còn sống sờ sờ ra đây kia mà, phải thế không?”

Đêm hôm ấy cũng là lần đầu tiên sau nhiều tháng trời ông mới chơi đàn xếp. Nó kéo dài khoảng nửa giờ cho đến khi ông đặt ra một câu hỏi, cho Max.

Gương mặt trong góc phòng nhìn ngọn lửa. “Có ạ.” Có một quãng ngừng như để cân nhắc câu trả lời. “Cho đến năm cháu lên chín. Năm đó, mẹ cháu đã bán phòng thu nhạc và không dạy cháu nữa. Bà ấy chỉ giữ lại có một món nhạc cụ nhưng đã bỏ cuộc với cháu không lâu sau khi cháu khăng khăng không chịu học nữa. Khi ấy cháu thật ngốc.”

“Không,” Bố nói. “Khi ấy cháu chỉ là một thằng bé.”

Trong suốt những buổi tối như thế, cả Liesel Meminger và Max Vandenburg sẽ nói về những điểm tương đồng khác của họ. Trong những căn phòng tách biệt, họ sẽ mơ những cơn ác mộng của mình rồi thức dậy, một người thì với một tiếng thét trong những tấm vải trải giường đang chìm dần, còn người kia thì há miệng đớp lấy đớp để không khí bên cạnh một ngọn lửa đang tỏa khói.

Có những ngày, khi Liesel đọc với Bố đến gần ba giờ sáng, cả hai bố con đều có thể nghe thấy thời điểm mà Max thức giấc. “Anh ấy cũng mơ giống như con vậy,” Bố nói, và có một lần, xáo động vì âm thanh phát ra từ sự mệt mỏi lo lắng của Max, Liesel đã quyết định ra khỏi giường. Từ việc lắng nghe những chuyện trong quá khứ của anh, con bé đã có một ý tưởng khá rõ ràng về điều anh nhìn thấy trong những giấc mơ của mình, nếu không muốn nói là chính nhờ những câu chuyện đã giúp anh có một cuộc viếng thăm mỗi đêm.

Con bé đi khẽ khàng ra dọc theo hành lang, rồi bước vào căn phòng khách kiêm phòng ngủ.

“Max?”

Tiếng thì thầm rất êm, bồng bềnh che phủ trong cổ họng trong cơn ngái ngủ.

Ban đầu không có tiếng đáp lại, nhưng anh nhanh chóng ngồi dậy và đưa mắt tìm kiếm trong bóng tối.

Bố vẫn còn ở trong phòng ngủ của nó, Liesel ngồi ở bên kia lò sưởi, cùng với Max. Đằng sau họ, Mẹ đang ngủ một cách ầm ĩ. Bà đã cho cái người ngáy trên đoàn tàu thuở nào phải hít khói.

Giờ thì đống lửa chẳng còn gì ngoài một đám tang của khói, chết và hấp hối, cùng lúc. Vào một buổi sáng nọ, còn có những giọng nói.

* TRAO ĐỔI NHỮNG CƠN ÁC MỘNG *

Đứa bé gái: “Hãy nói cho em biết.

Anh đã mơ thấy gì thế?”

Người Do Thái: Anh thấy mình đang quay đầu lại,

và nói lời tạm biệt.”

Đứa bé gái: “Em cũng có những cơn ác mộng.”

Người Do Thái: “Em mơ thấy gì?”

Đứa bé gái: “Một đoàn tàu, và đứa em trai đã chết của em.”

Người Do Thái: “Em trai em ư?”

Đứa bé gái: “Nó đã chết trên đường em đến đây.”

Đứa bé gái và người Do Thái, đồng thanh:

“Ja – Phải.”

Sẽ hay ho làm sao khi nói rằng sau bước ngoặt nho nhỏ này, thì cả Liesel lẫn Max đều không phải mơ thấy cơn ác mộng của mình nữa. Điều ấy tuy tốt thật đấy, nhưng lại không có thực. Những cơn ác mộng vẫn ập đến như thường, cũng giống như cầu thủ tốt nhất của đội đối phương khi bạn nghe thấy những tin đồn là anh ta có thể bị chấn thương hay bị ốm – nhưng anh ta kia rồi, đang khởi động với những cầu thủ còn lại, đã sẵn sàng bước ra sân. Hay cũng giống như một đoàn tàu đã được lập thời khóa biểu, đến một chuyến ga đêm, kéo theo đằng sau nó những ký ức bằng một sợi dây thừng. Rất nhiều sự lôi kéo. Rất nhiều những cú nẩy vụng về ngượng nghịu.

Điều duy nhất thay đổi là Liesel đã kể cho bố nó nghe rằng bây giờ thì con bé đã đủ lớn để đối mặt với những giấc mơ của nó một mình. Trong một khoảnh khắc, trông ông có vẻ hơi bị tổn thương một chút, nhưng như thường lệ, ông vẫn nói ra điều mình phải nói.

“Cảm ơn Chúa,” ông như sắp sửa mỉm cười. “ít nhất thì bây giờ bố cũng có một giấc ngủ đàng hoàng. Cái ghế ấy sắp giết bố tới nơi rồi.” Ông vòng tay ôm đứa bé gái rồi họ đi vào nhà bếp.

Thời gian trôi qua, có một sự phân biệt rõ ràng được hình thành giữa hai thế giới rất khác nhau – cái thế giới bên trong căn nhà số 33 phố Thiên Đàng, và cái thế giới ở bên ngoài nó. Bí quyết ở đây là giữ cho hai thế giới ấy tách rời nhau ra.

Ở thế giới bên ngoài, Liesel đã học cách tìm ra một số điều có ích. Một buổi chiều nọ, khi đang trên đường về nhà với một giỏ đựng đồ giặt ủi rỗng không, con bé nhận thấy một tờ báo thò ra ngoài một cái thùng rác. Đấy là bản báo ra hàng tuần của tờ Tin nhanh Molching. Con bé nhấc tờ báo ấy ra ngoài và mang về nhà, tặng nó cho Max. “Em nghĩ rằng,” nó nói với anh, “có thể anh sẽ thích giải ô chữ để giết thời gian.”

Max ghi nhận cử chỉ tốt đẹp ấy, và để việc con bé mang tờ báo về nhà không trở thành vô ích, anh đọc tờ báo này từ đầu đến cuối và cho con bé xem ô chữ sau đó vài giờ, đã được anh điền hết ngoại trừ một từ còn sót lại.

“Cái từ khốn kiếp ở hàng dọc số mười bảy ấy,” anh nói.

Vào tháng Hai năm 1941, trong ngày sinh nhật thứ mười hai của mình, Liesel nhận được một quyển sách cũ khác, và con bé rất cảm kích vì điều này. Quyển sách ấy có tên gọi là Người bùn, nói về một người cha rất lạ lùng và con trai ông ta. Con bé ôm chầm lấy bố mẹ nuôi của nó, trong lúc Max đứng nơi góc nhà một cách không thoải mái.

“Alles Gute zum Geburtstag”(19) anh nói với một nụ cười yếu ớt. Đôi tay anh đang đút vào túi. “Anh không biết hôm nay là sinh nhật em, nếu không thì anh đã tặng em một món gì đó rồi.” Một lời nói dối rành rành – anh chẳng có gì để mà tặng con bé cả, ngoài cuốn Mein Kampf ra, và sẽ không đời nào anh tặng một thứ tài liệu tuyên truyền như thế cho một đứa bé gái Đức. Việc ấy cũng giống như việc một con cừu đưa cho gã đồ tể một con dao vậy.

[19]: Chúc mọi điều tốt lành vào ngày sinh nhật của bạn. (tiếng Đức)

Có một sự im lặng không thoải mái.

Con bé đã ôm Mẹ và Bố nó.

Max trông thật đơn độc.

Liesel nuốt nước bọt.

Và con bé bước đến rồi ôm anh. “Cảm ơn anh, Max.”

Ban đầu, anh ta chỉ đứng nguyên đó, nhưng khi con bé ôm anh, thì dần dần đôi bàn tay anh cũng nhấc lên và nhẹ nhàng đặt lên bờ vai của con bé.

Chỉ sau đó nó mới phát hiện ra vẻ vô vọng trên gương mặt của Max Vandenburg. Con bé cũng phát hiện ra rằng ngay khoảnh khắc ấy anh đã kiên quyết sẽ tặng cho con bé một cái gì đó để đáp lại. Tôi thường hay tưởng tượng ra cảnh anh nằm thao thức suốt đêm hôm ấy, suy nghĩ xem anh có thể tặng nó cái gì.

Như sau này bạn sẽ thấy, món quà đó đã được chuyển đến trên mặt giấy, chỉ hơn một tuần sau đó.

Anh sẽ mang nó đến cho con bé khi trời vừa rạng sáng, trước khi rút lui xuống những bậc thang bằng bê tông đến cái nơi mà giờ đây anh thích gọi là nhà của mình.

NHỮNG TRANG SÁCH DƯỚI TẦNG HẦM

Trong suốt một tuần, Liesel bị ngăn không cho xuống tầng hầm bằng bất cứ giá nào. Mẹ và Bố luôn đảm bảo họ sẽ mang thức ăn xuống cho Max.

“Không, đồ con lợn ” Mẹ nói với nó như thế mỗi lần nó tình nguyện mang thức ăn xuống cho Max. Luôn có những lý do mới. “Sao mày không làm điều gì đó có ích hơn một chút ở trên này, như ủi nốt đám quần áo chẳng hạn? Mày nghĩ rằng mang mớ đồ ấy đi lòng vòng thị trấn là hay hớm lắm rồi đấy à? Hãy thử ủi chúng xem!” Bạn có thể làm mọi điều tử tế mà không để người khác biết khi đã mang tiếng là một người cay độc. Cách ấy hiệu quả.

Trong suốt tuần lễ ấy, Max đã cắt một số trang từ quyển Mein Kampf ra và sơn màu trắng lên chúng. Sau đó anh treo chúng lên bằng những cái mắc áo trên vài sợi dây, được kéo dài từ đầu này sang đầu bên kia của căn hầm. Khi đám giấy đó đã khô đi, thì phần việc khó khăn lúc này mới bắt đầu. Anh đã được giáo dục đến nơi đến chốn để có thể tồn tại trong xã hội nhưng chắc chắn anh không phải là nhà văn, cũng chẳng phải là họa sĩ. Dù vậy, anh vẫn mường tượng ra những từ ngữ trong đâu mình cho đến khi có thể viết lại chúng mà không mắc lỗi. Chỉ khi đó, trên tờ giấy lợn cợn sơn đã khô, anh mới bắt đầu viêt nên câu chuyện của mình. Anh làm việc này bằng một cây cọ sơn nhỏ màu đen.

Người đứng nhìn xuống

Anh đã tính toán rằng anh cần có mười ba trang, thế là anh đã sơn cả thảy bốn mươi tờ giấy, để phòng khi anh mắc lỗi. Anh thực hiện những bản vẽ nháp trên mấy trang báo của tờ Tin nhanh Molching, cố gắng cải thiện những bức tranh hết sức sơ sài và vụng về để chúng đạt đến một mức độ hoàn thiện mà anh có thể chấp nhận được. Khi làm việc, anh nghe thấy những từ ngữ được thì thầm từ miệng của một đứa bé gái. “Mái tóc của anh ấy,” con bé cứ lặp đi lặp lại với anh câu ấy, “trông như những cái lông chim vậy.”

Khi đã làm xong, anh dùng một con dao rọc mấy tờ giấy ra và buộc chúng lại bằng một sợi dây. Thành quả mà anh đạt được là một cuốn sách nhỏ gồm mười ba trang trông như thế này đây: (Xin lỗi bạn đọc Gác không thể đăng hình minh họa như trong sách. Mong các bạn thông cảm.)

Vào cuối tháng Hai, khi Liesel tỉnh dậy lúc trời còn chưa rạng, một dáng người đi vào phòng của con bé. Max, như thường lệ, vẫn rất giống một cái bóng không phát ra tiếng động.

Liesel, khi đưa mắt tìm kiếm trong bóng tối, chỉ có thể cảm nhận được một cách mơ hồ rằng người đàn ông nọ đang tiến gần về phía nó.

“Ai đấy?”

Không có câu trả lời.

Chẳng có gì ngoài tiếng bước chân gần như không phát ra tiếng động của Max, khi anh đến gần chiếc giường và đặt những trang sách lên sàn nhà, bên cạnh đôi tất chân của con bé. Những trang sách phát ra âm thanh loạt xoạt. Một tiếng động rất khẽ. Một cạnh của chúng nằm tựa xuống sàn.

“Ai đấy?”

Lần này đã có một câu trả lời.

Con bé không thể nói chính xác những từ ngữ được phát ra từ đâu. Điều quan trọng là chúng đã đến được với nó. Chúng đến và quỳ xuống bên cạnh giường.

“Một món quà sinh nhật muộn. Hãy xem vào buổi sáng. Ngủ ngon.”

Trong một khoảnh khắc, con bé cứ chập chờn trong giấc ngủ, không chắc là nó có mơ thấy Max đang đi vào hay không nữa.

Đến sáng, khi nó thức dậy và nằm nghiêng qua một bên, con bé mới nhìn thấy những trang sách đang nằm trên sàn nhà. Nó nhoài người xuống và nhặt chúng lên, lắng nghe tiếng giấy sột soạt trong đôi bàn tay còn ngái ngủ lúc bình minh của nó.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com – gác nhỏ cho người yêu sách.]

Suốt cuộc đời mình, tôi đã sợ những người đứng nhìn xuống tôi…

Khi con bé lật chúng, những trang sách phát ra âm thanh rất ồn ào, giống như chuyển động xung quanh câu chuyện đã được viết ra vậy.

Ba ngày, họ nói với tôi như thế… và tôi đã tìm thấy gì khi tỉnh dậy?

Có những trang sách đã bị xóa đi của quyển Mein Kampf, bị bịt miệng, nghẹt thở bên dưới lớp sơn khi chúng được lật qua.

Nó làm cho tôi hiểu ra người đứng nhìn xuống tôi vĩ đại nhất mà tôi từng biết…

***

Liesel đọc và ngắm nghía món quà của Max Vandenburg ba lần, mỗi lần lại nhận ra một nét cọ hay một từ ngữ khác. Khi đã đọc xong quyển sách đến lần thứ ba, con bé trèo khỏi giường một cách im lặng nhất, rồi đi vào phòng của Bố và Mẹ. Cái vị trí đã được chỉ định bên cạnh lò sưởi giờ trống trơn.

Khi nghĩ lại, con bé mới nhận ra rằng sẽ thật sự đúng đắn, hay thậm chí còn tốt hơn – là hoàn hảo – khi cảm ơn anh ngay ở nơi mà những trang sách đã được tạo ra.

Con bé bước xuống những bậc cấp dẫn xuống tầng hầm. Nó nhìn thấy một bức ảnh được lồng trong một cái khung tưởng tượng trên tường – một bí mật mang dáng hình một nụ cười.

Không quá vài mét, nhưng đó vẫn là một chặng đường dài để bước tới những tấm che bụi và mấy thùng sơn làm chỗ che chắn cho Max Vandenburg. Con bé dời những tấm che gần bức tường nhất cho đến khi đã tạo ra được một cái hành lang nhỏ để nó có thể nhìn qua.

Con bé có thể cảm thấy hơi thở của anh và đôi vai anh cứ nhịp nhàng lên xuống rất nhẹ. Con bé quan sát anh một lúc. Sau đó nó ngồi xuống và ngả lưng ra đằng sau.

Bầu không khí ngái ngủ có vẻ như đã cuốn theo nó.

Những từ ngữ được viết nguệch ngoạc để con bé tập đọc cứ đứng sừng sững trên tường, ngay chỗ cầu thang, lởm chởm và ngây ngô và ngọt ngào. Chúng quan sát người Do Thái lẩn trốn và đứa bé gái ngủ, tay người này đặt lên vai người kia.

Họ thở.

Những buồng phổi Đức và Do Thái.

Bên cạnh bức tường, là quyển sách Người đứng nhìn xuống, lặng thinh và hài lòng, như một vết ngứa đẹp đẽ nơi chân của Liesel.

Bình luận