Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kẻ Trộm Sách

Phần I – Chương 2

Tác giả: Markus Zusak

ROSA

“Lũ khốn kiếp, các người đang nhìn cái gì thế hả?”

Cuối cùng thì Liesel Meninger cũng bước rón rén vào trong nhà. Hans Hubermann nắm lấy một tay nó. Tay kia con bé xách một vali nhỏ xíu. Vùi sâu bên dưới nhiều lớp quần áo trong vali ấy là một quyển sách nhỏ màu đen, như tất cả chúng ta đều đã biết, đó hẳn là thứ mà một phu đào huyệt mười bốn tuổi tại một thị trấn vô danh đã tìm kiếm suốt mấy tiếng đồng hồ qua. “Cháu hứa với ngài đấy,” tôi tưởng tượng ra cảnh cậu ta đang nói với ông chủ của mình, “cháu cũng chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra nữa. Cháu đã tìm khắp nơi rồi. Khắp nơi!” Tôi chắc cậu ta sẽ không bao giờ nghĩ ra rằng, kẻ đã lấy quyển sách chính là đứa bé gái, ấy vậy mà nó lại đang ở đó – một quyển sách màu đen in chữ bạc đang nằm dưới đống quần áo của con bé.

* SÁCH HƯỚNG DẪN CỦA PHU ĐÀO HUYỆT *

Một hướng dẫn gồm mười hai bước để đào huyệt thành công

Xuất bản bởi Hội nghĩa trang Bayern

Kẻ trộm sách đã thực hiện phi vụ đầu tiên của mình – và đó là khởi đầu của một sự nghiệp lẫy lừng.

NUÔI MỘT CON LỢN

Đúng, một sự nghiệp lẫy lừng.

Dù vậy, tôi phải thừa nhận ngay rằng, có một sự gián đoạn đáng kể giữa quyển sách đầu tiên bị lấy trộm và quyển thứ hai. Một điểm đáng lưu ý khác là quyển đầu tiên được lấy trộm từ trong tuyết, còn quyển thứ hai là từ lửa. Ấy là chưa nói đến những quyển khác mà người ta cho nó. Tổng cộng con bé có tất cả mười bốn quyển sách, nhưng nó nhận thấy câu chuyện của mình được tạo nên chủ yếu là nhờ mười quyển trong số này. Trong số mười quyển sách đó, có sáu quyển là do lấy trộm mà có, một quyển xuất hiện trên mặt bàn bếp, hai quyển do một người Do Thái luôn phải lẩn trốn làm riêng cho nó, và một quyển được mang đến vào một buổi chiều nhuộm nắng.

Khi bắt tay vào viết câu chuyện của mình, nó sẽ tự hỏi rằng chính xác là từ lúc nào mà những quyển sách và ngôn từ này không chỉ là một phần cuộc sống, mà đã trở nên toàn bộ sinh mệnh nó. Có phải đó là lần đầu tiên, nó nhìn thấy một căn phòng toàn sách là sách? Hay đó là khi Max Vandenburg khốn khổ đến được phố Thiên Đàng cùng với quyển sách Mein Kampf (2) của Hitler? Là đọc sách trong những căn hầm tránh bom? Là cuộc diễu hành cuối cùng tới Dachau(3)? Hay đó là quyển Người làm rung chuyển thế giới? Có thể sẽ chẳng bao giờ có một câu trả lời rõ ràng về thời gian và nơi chốn xảy ra sự chuyển biến ấy, nhưng dù thế nào đi nữa thì đó cũng là những chuyện xảy ra sau này. Trước khi xét đến những chuyện ấy, thì đầu tiên ta phải dạo qua những khởi đầu của Liesel Meminger tại phố Thiên Đàng, và nghệ thuật chửi đồ con lợn cái đã.

[2]: Đây là một quyển sách nửa hồi ký nửa trình bày tư tưởng chính trị của Hitler, tựa đề sách dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Cuộc tranh đấu của tôi.

[3]: Dachau là một thành phố nằm ở miền Nam nước Đức, và cũng là nơi có trại tập trung Do Thái đầu tiên thời Đức quốc xã. “Cuộc diễu hành cuối cùng tới Dachau” chỉ chuyến đi của những người Do Thái bị bắt đến đây để thẩm vấn và chẳng bao giờ trở về nữa.

Lúc nó đến nơi, bạn vẫn có thể nhìn thấy những vết của tuyết cắt lên da thịt của đôi bàn tay, và máu đông trên những ngón tay nó.

Tất cả mọi thứ ở con bé đều toát lên một vẻ gì đó thiếu thốn. Hai cẳng chân loẻo khoẻo. Đôi cánh tay gầy guộc như giá treo áo. Nó không dễ dàng rặn ra được một nụ cười, song lúc con bé cười, thì nụ cười ấy luôn nhuốm vẻ đói meo đói mốc.

Mái tóc của nó có một màu vàng kiểu Đức vẫn còn nhận ra được, nhưng nó có một đôi mắt nguy hiểm. Màu nâu sẫm. Bạn không thực sự muốn mắt mình có màu nâu ở Đức vào thời điểm ấy đâu. Có thể nó đã thừa hưởng màu mắt ấy từ cha mình, nhưng con bé không có cách nào xác minh được giả thuyết này, vì nó không nhớ cha nó trông ra sao cả. Nó chỉ thực sự biết có duy nhất một điều về cha mình. Đó là danh hiệu người ta gán cho ông, mà quả thật là nó chẳng hiểu tí nào.

* MỘT DANH TỪ LẠ LÙNG *

Người cộng sản

Nó đã nghe thấy từ này vài lần trong những năm qua.

Có những ngôi nhà trọ được nhồi nhét đầy người, những căn phòng tràn ngập các câu hỏi. Và cái từ ấy. Cái từ lạ lùng ấy luôn lởn vởn đâu đó, giấu mình trong một xó xỉnh nào đấy, quan sát mọi thứ từ trong bóng tối. Cái từ đó trong những bộ quần áo, đồng phục. Dù họ có đi đến đâu, thì cái từ này cũng ở đó, mỗi lần cha nó được nhắc đến. Khi con bé hỏi me mình điều này có nghĩa là gì, thì mẹ bảo nó rằng điều ấy không quan trọng, rằng nó không nên lo lắng vớ vẩn về những việc như vậy. Ở một nhà trọ, có một người phụ nữ còn tương đối khỏe mạnh đã cố gắng dạy bọn trẻ con học viết bằng cách dùng than vạch chữ lên tường. Liesel rất muốn hỏi bà ý nghĩa của từ này, nhưng việc đó chẳng bao giờ xảy ra. Một ngày nọ, người đàn bà ấy bị bắt đi thẩm vấn. Bà không quay về nữa.

Khi Liesel đến Molching, ít nhất thì nó cũng có chút ý niệm mơ hồ rằng mình đã được cứu sống, nhưng đó không phải là một cảm giác thoải mái dễ chịu cho lắm. Nếu mẹ nó yêu thương nó, thì tại sao bà lại bỏ mặc nó trên bậc cửa nhà người khác cơ chứ? Tại sao? Tại sao vậy?

Tại sao vậy?

Thực ra nó biết rõ câu trả lời – dù chỉ ở mức độ căn bản nhất – nhưng có vẻ như câu trả lời này không hề thỏa đáng chút nào. Mẹ nó ốm đau luôn, và chẳng bao giờ có tiền chữa bệnh. Nó biết điều đó. Nhưng như thế cũng không có nghĩa là nó phải chấp nhận điều đó. Dù người ta có bảo nó bao nhiêu lần rằng nó vẫn được yêu thương đi nữa, thì cũng chẳng có bằng chứng nào của việc này nằm trong thực tế là người ta đã bỏ rơi nó. Không gì có thể thay đổi được việc nó chỉ là một đứa bé ốm yếu, lạc lõng tại một nơi hoàn toàn xa lạ, với những con người thậm chí còn xa lạ hơn nữa. Nó rất cô đơn.

Gia đình Hubermann sống tại một trong những căn nhà hộp nhỏ xíu trên phố Thiên Đàng. Vài gian phòng, một căn bếp, và một nhà xí dùng chung với các nhà hàng xóm. Mái nhà phẳng, và ngôi nhà có một tầng hầm nông choèn để chứa đồ đạc linh tinh. Đó không phải là một căn hầm với chiều sâu thỏa đáng. Vào năm 1939, điều này thực ra chẳng có gì đáng nói. Nhưng sau đó, vào khoảng năm 42 và 43, thì nó lại trở thành vấn đề. Khi những cuộc oanh kích bằng máy bay bắt đầu, người ta luôn phải nháo nhào chạy ra đường để tìm một chỗ trú ẩn an toàn hơn thay vì chui xuống hầm.

Ban đầu, những lời mắng mỏ tục tĩu là thứ tạo nên sức ảnh hưởng lớn nhất. Chúng thật mãnh liệt, và liên tục được sáng tác ra. Mỗi giây đều có một từ kiểu như Saumenschhay Saukerl hay Arschloch (4) được phun ra. Với những người chưa hiểu các từ này lắm, có lẽ tôi nên giải thích một chút. Sau, dĩ nhiên là để ám chỉ loài lợn. Trong trường hợp từ Saumensch, nó được dùng để khiển trách, mắng mỏ hay nói thẳng ra là sỉ nhục một người phụ nữ. Saukerl (đọc là Sau-kơ) có ý nghĩa tương tự, nhưng dành cho đàn ông. Arshloch có thể được dịch thẳng ra thành cái lỗ đít. Tuy nhiên từ này thì không phân biệt giới tính nào cả. Nó chỉ đơn giản là cái lỗ đít, thế thôi.

[4]: Từ phần này của cuốn sách trở đi, những từ tiếng Đức thuộc dạng này sẽ được ghi thẳng sang tiếng Việt, để thuận tiện hơn cho người đọc.

“Saumensch du dreckigsr!” Mẹ nuôi của Liesel đã gầm lên như thế vào buổi tối đầu tiên ấy, khi nó không chịu đi tắm. “Cái đồ con lợn bẩn thỉu này! Tại sao mày không chịu cởi đồ ra chứ hả?” Bà là người rất giỏi trong việc nổi cơn thịnh nộ. Thực ra bạn hoàn toàn có thể nói rằng khuôn mặt của Rosa Hubermann được tô điểm bởi những cơn thịnh nộ thường trực. Đó là cách mà những vết nhàu nhĩ đã hình thành trên lớp da giống như giấy các-tông của bà ấy.

Hẳn là Liesel đã từng phải tắm rửa trong lo sợ. Không đời nào nó chịu đi tắm hay lên giường đi ngủ theo kiểu đó cả. Nó bị ép vào một góc của phòng rửa mặt bé tẹo như kho chứa đồ, và bám chặt lấy những cánh tay tưởng tượng của bức tường với hi vọng tìm kiếm được sự trợ giúp nào đó. Chẳng có gì khác ngoài những lớp sơn đã khô, những tiếng thở nặng nhọc và hàng tràng xỉ vả của Rosa như tát nước vào mặt con bé.

“Đừng hành hạ con bé nữa.” Hans Hubermann cắt ngang trận la lối. Giọng nói nhẹ nhàng của ông len vào, cứ như nó trượt qua một đám đông vậy. “Để đấy cho tôi.”

Ồng tiến đến gần hơn và ngồi xuống sàn, dựa lưng vào tường. Những tấm đá lát tường lạnh ngắt và thật chẳng dễ chịu chút nào.

“Con có biết cách vê một điếu thuốc không?” ông hỏi nó, và trong khoảng một giờ đồng hồ tiếp theo, họ ngồi trong cái bể đựng bóng tối mỗi lúc một đầy lên ấy, chơi với đám lá thuốc và những tờ giấy vê thuốc, rồi sau đó Hans Hubermann châm thuốc hút.

Một giờ đồng hồ trôi qua, Liesel đã có thể vê một điếu thuốc tương đối hoàn chỉnh. Nhưng nó vẫn không chịu đi tắm.

* VÀI THÔNG TIN VỀ HANS HUBERMANN *

Ông ấy thích hút thuốc.

Điều ông ấy thích nhất trong việc hút thuốc là công đoạn vê thuôc.

Ông là một thợ sơn theo thời vụ và một người chơi đàn xếp (5).

Việc này đôi khi cũng có ích, nhất là vào mùa đông, khi ông có thể kiếm được một ít tiền bằng cách chơi nhạc trong các quan rượu ở Molching, như quán Knolier chẳng hạn.

Ông ta đã lừa được tôi một lần trong một cuộc thế chiến, nhưng sau đó sẽ bị lôi vào một cuộc thế chiến khác (giống như mọt phần thưởng khó chịu, và ngang ngạnh vậy) song không biết vì sao mà ông vẫn tìm cách tránh được tôi lần nữa.

[5]: Đàn accordion, hay còn gọi là tiểu phong cầm, một loại đàn mà người chơi một tay bấm bàn phím như phím đàn piano cỡ nhỏ, tay kia bấm các nút, đồng thời kết hợp động tác kéo ra kéo vào của cả hai tay.

Với hầu hết mọi người, Hans Hubermann là một người đơn giản đến mức trần trụi. Một tay nhạt nhẽo. Tất nhiên, kỹ năng sơn phết của ông vào loại xuất sắc. Kỹ năng âm nhạc của ông thì ở mức trên trung bình. Dù vậy, làm thế nào đó, và tôi chắc là bạn đã gặp những người tương tự như vậy rồi, ông có khả năng xuất hiện ở hậu cảnh, ngay cả khi ông đang đứng ở vị trí đầu tiên của một hàng người đi chăng nữa. Ông luôn ở đúng chỗ đó. Không dễ nhận thấy. Không quan trọng hay có giá trị đặc biệt gì cả.

Chỗ thất bại của cái ngoại hình ấy, như bạn có thể hình dung được, là nó khiến người ta hiểu sai hoàn toàn về ông, hãy nói như vậy. Rõ ràng ông là một người có giá trị, và điều này không bị Liesel Meminger bỏ qua. (Trẻ con có những lúc khôn ngoan hơn rất nhiều so với những người lớn u mê đần độn đến mức chán ngắt.) Con bé nhận ra giá trị của ông ngay lập tức.

Trong cách ông cư xử.

Trong bầu không khí tĩnh lặng bao quanh ông.

Khi ông bật đèn sáng lên trong gian phòng rửa nhỏ xíu thảm hại vào đêm hôm đó, Liesel quan sát nét lạ lùng trong đôi mắt của người cha nuôi. Chúng được làm từ lòng tốt, và bằng bạc. Như thứ bạc mềm, đang tan chảy vậy. Lúc nhìn vào đôi mắt ấy Liesel đã hiểu ngay rằng Hans Hubermann là một người vô cùng giá trị.

ROSA

Bà ấy cao chừng một mét rưỡi, mớ tóc mềm màu nâu xám của bà được cột thành một búi. Để kiếm thêm tiền, bà nhận giặt và là quần áo cho năm hộ gia đình khấm khá ở Molching. Kỹ năng nấu nướng của bà rất kinh khủng.

Bà sở hữu khả năng hiếm có trong việc chọc tức hầu như bất cứ người nào mà bà gặp.

Nhưng bà rất yêu thương Liesel Meminger.

Cách bà thể hiện tình cảm này chỉ hơi lạ lùng mà thôi.

Thỉnh thoảng bà đánh con bé bằng những cái thìa gỗ, và mắng nhiếc nó luôn mồm.

Rốt cuộc thì Liesel cũng chịu đi tắm, sau hai tuần sống tại phố Thiên Đàng, Rosa ôm nó một cái thật chặt, đến phát đau lên được. Gần như là bóp nghẹt con bé, bà nói, “Đồ con lợn bẩn thỉu này – lẽ ra mày phải tắm từ lâu rồi mới phải!”

Sau vài tháng, họ không còn là ông bà Hubermann nữa. Bằng một nắm từ ngữ đặc trưng của mình, Rosa nói, “Bây giờ thì nghe đây, Liesel – từ giờ trở đi mày hãy gọi ta là Mẹ.” Bà ta ngẫm nghĩ một lúc. “Mày gọi mẹ ruột của mình là gì?”

Liesel khẽ trả lời. “Auch Mama – cũng gọi là Mẹ.”

“Vậy thì ta sẽ là Mẹ thứ hai.” Bà ta nhìn về phía chồng mình. “Còn cái thằng cha kia.” Cứ như thể bà thu thập một vốc từ ngữ trong tay mình, vò lại rồi ném mạnh chúng lên khắp mặt bàn vậy. “Cái đồ lợn ấy, đồ con lợn bẩn thỉu ấy – mày hãy gọi gã là Bố, Verstehst? Đã hiểu chưa hả?”

“Vâng,” Liesel đồng ý ngay không chậm trễ. Những câu trả lời mau lẹ luôn được đánh giá cao trong nhà này.

“Vâng, thưa Mẹ,” Mẹ chỉnh lại lời nó. “Cái đồ con lợn này. Phải gọi ta là Mẹ khi mày nói chuyện với ta chứ.”

Khi đó, Hans Hubermann vừa vê xong một điếu thuốc, ông đang liếm miếng giấy và cuộn nó lại. Ông nhìn Liesel rồi nháy mắt. Con bé sẽ không có vấn đề gì trong việc gọi ông là Bố cả.

NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ NẮM ĐẤM SẤT

Những tháng ngày đầu tiên ấy hẳn là quãng thời gian khó khăn nhất.

Mỗi tối, Liesel đều gặp ác mộng.

Gương mặt của em trai nó.

Đang nhìn chằm chằm xuống sàn tàu hỏa.

Nó thức dậy trong tình trạng đang quẫy đạp trên giường của mình, la hét, và chết đuối trong đống vải trải giường. Ở bên kia phòng, cái giường lẽ ra sẽ dành cho em trai nó cứ như một chiếc xuồng nổi lềnh bềnh trong bóng tối. Dần dần, khi con bé đã tỉnh táo hơn, chiếc xuồng bắt đầu chìm dần, gần như là chìm xuống sàn nhà. Hình ảnh này thường không giải quyết được vấn đề gì cả, và phải mất một lúc thì tiếng la hét của Liesel mới ngừng hẳn.

Có lẽ điều duy nhất tốt đẹp xảy đến từ những cơn ác mộng ấy, là đã mang Hans Hubermann, người bố mới của con bé vào trong phòng – để dỗ dành nó, để yêu thương nó.

Đêm nào ông ấy cũng đến và ngồi bên cạnh nó. Những đêm đầu, ông chỉ đơn giản là có mặt ở đó – sự có mặt của một người lạ để xua tan nỗi cô đơn. Vài đêm sau, ông bắt đầu thầm thì vào tai nó, “Suỵt, bố ở ngay đây rồi, không sao đâu.” Sau ba tuần ông giữ lấy con bé. Sự tin cậy được hình thành rất nhanh chóng chủ yếu là vì sức mạnh dịu dàng của người đàn ông này, sự hiện diện của ông. Ngay từ đầu con bé đã biết rằng ông luôn xuất hiện giữa những tiếng thét, và ông sẽ không bỏ đi.

* MỘT ĐỊNH NGHĨA KHÔNG CÓ TRONG TỪ ĐIỂN *

Không bỏ đi: một hành động thể hiện sự tin cậy và tình yêu thương, định nghĩa này thường được giải mã bởi cái nhìn của con trẻ.

Hans Hubermann ngồi trên giường với cặp mắt ngái ngủ, trong lúc Liesel khóc vùi trong ống tay áo của ông và hít ngửi cái mùi tỏa ra từ người ông. Đêm nào cũng thế, cứ sau quãng hai giờ sáng, nó lại thấy buồn ngủ trong làn hương ấy: một hỗn hợp mùi thuốc lá lâu ngày, mùi sơn tích tụ qua mấy chục năm, và mùi da người. Đến gần sáng, ông ngồi cách nó vài mét, người gần như gập làm đôi trên ghế. Bố không bao giờ động đến cái giường kia cả. Liesel trèo ra khỏi giường và khẽ khàng hôn lên má ông rồi sau đó ông sẽ tỉnh dậy và nở một nụ cười.

Có những hôm, Bố bảo nó quay về giường và chờ một phút, rồi sau đó ông trở lại với cây đàn xếp của mình và chơi đàn cho nó nghe. Liesel ngồi dậy và ngân nga điệu nhạc trong cổ họng, những ngón chân lạnh ngắt của nó co quắp lại một cách phấn khởi. Chưa từng có ai chơi nhạc cho nó nghe cả. Nó nở một nụ cười ngớ ngẩn, nhìn những đường nét chạy dài trên khuôn mặt bố nuôi mình và ánh kim loại dịu dàng trong đôi mắt ông – cho đến khi có tiếng chửi vọng lên từ dưới nhà bếp.

“Có dừng ngay cái tiếng ồn đó lại không hả, đồ con lợn kia!”

Bố luôn cố chơi thêm một lúc nữa.

Ông nháy mắt với con bé và, một cách lóng ngóng vụng về, nó nháy mắt đáp lại.

Có vài lần, chỉ đơn thuần là để chọc cho Mẹ điên tiết hơn, ông mang cây đàn xếp của mình xuống bếp và chơi suốt bữa sáng.

Miếng bánh mì phết mứt ăn dở của Bố nằm trên đĩa, có đường cong theo hình miếng cắn, và tiếng nhạc sẽ nhìn thẳng vào mặt Liesel. Tôi biết điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đó chính là cảm giác của con bé. Tay phải của Bố dạo trên những phím đàn màu trắng ngà. Tay trái của ông thì bấm nút. (Nó đặc biệt thích ngắm ông bấm cái nút lấp lánh màu bạc – cung Đô trưởng.) Lớp áo ngoài trầy xước nhưng vẫn ánh lên màu đen bóng, cây đàn cứ đưa tới đưa lui trong khi đôi tay của bố – ông hết nén rồi lại buông cái ống bễ đầy bụi, bắt nó hít khí vào rồi lại nhả khí ra. Vào những buổi sáng như thế, trong căn bếp nhỏ, Bố đã làm cho cây đàn xếp sống dậy. Tôi cho rằng điều này thật ý nghĩa, khi bạn thực sự nghĩ về nó.

Làm sao mà bạn biết được cái gì đó còn sống hay đã chết?

Bạn kiểm tra xem nó có thở hay không.

Âm thanh của cây đàn xếp, xét về khía cạnh thực tế, cũng là thông điệp của sự an toàn. Đó là ánh sáng ban ngày. Vào ban ngày con bé không thể mơ thấy em trai nó. Nó vẫn hay nhớ đến em và thường khóc thút thít trong căn phòng vệ sinh bé tí nọ, cố gắng im lặng hết mức có thể, nhưng nó vẫn cảm thấy mừng là mình còn thức. Vào cái đêm đầu tiên ở nhà Hubermann, nó đã giầu mối dây lien kết cuối cùng của nó với đứa em – Sách hướng dẫn của phu đào huyệt – xuống bên dưới nệm, và thỉnh thoảng con bé lại lôi quyển sách đó ra rồi giữ chặt trong tay. Nhìn chăm chú vào những con chữ in trên bìa sách, rồi chạm vào những hàng chữ bên trong, nhưng nó không hiểu ý nghĩa của bất cứ chữ nào cả. Quyển sách nói về cái gì quả thực không quan trọng. Ý nghĩa của nó mới là điều quan trọng hơn cả.

* Ý NGHĨA CỦA QUYỂN SÁCH *

1. Lần cuối cùng nó nhìn thấy em nó.

2. Lần cuối cùng nó nhìn thấy mẹ nó.

Đôi lúc, nó thì thầm gọi tiếng Mẹ và nhìn thấy gương mặt mẹ nó dễ đến hàng trăm lần chỉ trong có một buổi chiều. Nhưng đấy chỉ là những nỗi khổ sở vặt vãnh khi đem so với những giấc mơ kinh hoàng của con bé. Những lúc như vậy, trong màn đêm đang chậm chạp trôi đi, nó thấy mình thật là trơ trọi.

Tôi chắc là bạn đã nhận thấy rằng không có đứa trẻ con nào khác trong ngôi nhà này. Gia đình Hubermann có hai người con nhưng họ đều đã lớn và chuyển ra sống ở ngoài. Hans Junior (tức Hans con) làm việc ở khu trung tâm Munich, còn Trudy thì làm hầu phòng và trông trẻ. Chẳng bao lâu nữa cả hai sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh. Một người sẽ làm ra những viên đạn. Người kia sẽ bắn chúng đi.

Trường học, như bạn có thể hình dung, là một nỗi khốn khổ khốn nạn không gì tả được.

Dù được nhà nước quản lý, ngôi trường con bé theo học vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của Thiên Chúa giáo, mà Liesel lại là người theo giáo phái Lu-ti.(6) Một khởi đầu chẳng có chút nào được gọi là hứa hẹn. Sau đó thì người ta phát hiện ra rằng nó không biết đọc mà cũng chẳng biết viết.

[6]: Đây là một tôn giáo cũng lấy Kinh thánh làm nền tảng, khởi nguồn từ những quan điểm thần học của Martin Luther, một linh mục đồng thời cũng là một nhà thần học người Đức.

Nhục nhã thay, nó bị xếp vào cùng lớp với đám con nít nhỏ tuổi hơn, những đứa chỉ mới bắt đầu học bảng chữ cái. Dù là một đứa còi xương và lúc nào cũng xanh mét như tàu lá, con bé vẫn cảm thấy mình to xác khủng khiếp giữa đám trẻ ranh ấy, và nó thường cầu mong mình xanh xao đến mức có thể biến mất hoàn toàn.

Ngay cả khi ở nhà, nó cũng không biết phải làm sao để cải thiện tình hình.

“Đừng có hỏi lão ta cái gì cả,” Mẹ chỉ tay về phía Bố và nói. “Cái đồ lợn ấy.” Bố đang nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ, một thói quen cố hữu của ông. “Lão bỏ học từ hồi lớp Bốn.”

Không thèm quay đầu lại, Bố đáp thật bình tĩnh pha lẫn chút cay độc. “Cũng đừng có hỏi bà ấy.” Ông gạt tàn thuốc ra ngoài cửa. “Bà ta chỉ học đến lớp Ba là ngưng rồi.”

Chẳng có quyển sách nào trong nhà cả (ngoại trừ quyển sách mà con bé đã bí mật giấu dưới tấm đệm nằm của mình), và điều tốt nhất mà Liesel có thể làm là đọc thầm bảng chữ cái trước khi nó bị nhắc hãy câm mồm đi một cách cộc lốc. Tất cả chỉ là đọc lẩm bẩm trong miệng. Mãi cho đến sau này, khi có một vụ tè dầm xảy ra vào giữa cơn ác mộng, thì chương trình tập đọc thêm ấy mới được bắt đầu. Một cách không chính thức, nó được gọi là lớp học lúc nửa đêm, dù lớp học này thường được bắt đầu vào khoảng hai giờ sáng, đôi khi sớm hơn.

Vào giữa tháng Hai, Liesel được đưa cho một con búp bê cũ có mái tóc vàng và cụt mất một chân.

“Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm,” Bố xin lỗi nó.

“Ông đang nói cái quái gì thế? Nó may lắm mới có được ngần ấy,” Mẹ chỉnh lại Bố.

Hans tiếp tục kiểm tra cái chân còn lại của con búp bê trong lúc Liesel thử bộ đồng phục mới của nó. Mười tuổi, có nghĩa là nó thuộc đội thiếu niên Hitler. Thiếu niên Hitler có nghĩa là một bộ đồng phục nhỏ màu nâu. Vì là con gái, nên Liesel được kết nạp vào đội thiếu niên của một tổ chức có tên gọi là BDM.

ROSA

“Lũ khốn kiếp, các người đang nhìn cái gì thế hả?”

Cuối cùng thì Liesel Meninger cũng bước rón rén vào trong nhà. Hans Hubermann nắm lấy một tay nó. Tay kia con bé xách một vali nhỏ xíu. Vùi sâu bên dưới nhiều lớp quần áo trong vali ấy là một quyển sách nhỏ màu đen, như tất cả chúng ta đều đã biết, đó hẳn là thứ mà một phu đào huyệt mười bốn tuổi tại một thị trấn vô danh đã tìm kiếm suốt mấy tiếng đồng hồ qua. “Cháu hứa với ngài đấy,” tôi tưởng tượng ra cảnh cậu ta đang nói với ông chủ của mình, “cháu cũng chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra nữa. Cháu đã tìm khắp nơi rồi. Khắp nơi!” Tôi chắc cậu ta sẽ không bao giờ nghĩ ra rằng, kẻ đã lấy quyển sách chính là đứa bé gái, ấy vậy mà nó lại đang ở đó – một quyển sách màu đen in chữ bạc đang nằm dưới đống quần áo của con bé.

* SÁCH HƯỚNG DẪN CỦA PHU ĐÀO HUYỆT *

Một hướng dẫn gồm mười hai bước để đào huyệt thành công

Xuất bản bởi Hội nghĩa trang Bayern

Kẻ trộm sách đã thực hiện phi vụ đầu tiên của mình – và đó là khởi đầu của một sự nghiệp lẫy lừng.

NUÔI MỘT CON LỢN

Đúng, một sự nghiệp lẫy lừng.

Dù vậy, tôi phải thừa nhận ngay rằng, có một sự gián đoạn đáng kể giữa quyển sách đầu tiên bị lấy trộm và quyển thứ hai. Một điểm đáng lưu ý khác là quyển đầu tiên được lấy trộm từ trong tuyết, còn quyển thứ hai là từ lửa. Ấy là chưa nói đến những quyển khác mà người ta cho nó. Tổng cộng con bé có tất cả mười bốn quyển sách, nhưng nó nhận thấy câu chuyện của mình được tạo nên chủ yếu là nhờ mười quyển trong số này. Trong số mười quyển sách đó, có sáu quyển là do lấy trộm mà có, một quyển xuất hiện trên mặt bàn bếp, hai quyển do một người Do Thái luôn phải lẩn trốn làm riêng cho nó, và một quyển được mang đến vào một buổi chiều nhuộm nắng.

Khi bắt tay vào viết câu chuyện của mình, nó sẽ tự hỏi rằng chính xác là từ lúc nào mà những quyển sách và ngôn từ này không chỉ là một phần cuộc sống, mà đã trở nên toàn bộ sinh mệnh nó. Có phải đó là lần đầu tiên, nó nhìn thấy một căn phòng toàn sách là sách? Hay đó là khi Max Vandenburg khốn khổ đến được phố Thiên Đàng cùng với quyển sách Mein Kampf (2) của Hitler? Là đọc sách trong những căn hầm tránh bom? Là cuộc diễu hành cuối cùng tới Dachau(3)? Hay đó là quyển Người làm rung chuyển thế giới? Có thể sẽ chẳng bao giờ có một câu trả lời rõ ràng về thời gian và nơi chốn xảy ra sự chuyển biến ấy, nhưng dù thế nào đi nữa thì đó cũng là những chuyện xảy ra sau này. Trước khi xét đến những chuyện ấy, thì đầu tiên ta phải dạo qua những khởi đầu của Liesel Meminger tại phố Thiên Đàng, và nghệ thuật chửi đồ con lợn cái đã.

[2]: Đây là một quyển sách nửa hồi ký nửa trình bày tư tưởng chính trị của Hitler, tựa đề sách dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Cuộc tranh đấu của tôi.

[3]: Dachau là một thành phố nằm ở miền Nam nước Đức, và cũng là nơi có trại tập trung Do Thái đầu tiên thời Đức quốc xã. “Cuộc diễu hành cuối cùng tới Dachau” chỉ chuyến đi của những người Do Thái bị bắt đến đây để thẩm vấn và chẳng bao giờ trở về nữa.

Lúc nó đến nơi, bạn vẫn có thể nhìn thấy những vết của tuyết cắt lên da thịt của đôi bàn tay, và máu đông trên những ngón tay nó.

Tất cả mọi thứ ở con bé đều toát lên một vẻ gì đó thiếu thốn. Hai cẳng chân loẻo khoẻo. Đôi cánh tay gầy guộc như giá treo áo. Nó không dễ dàng rặn ra được một nụ cười, song lúc con bé cười, thì nụ cười ấy luôn nhuốm vẻ đói meo đói mốc.

Mái tóc của nó có một màu vàng kiểu Đức vẫn còn nhận ra được, nhưng nó có một đôi mắt nguy hiểm. Màu nâu sẫm. Bạn không thực sự muốn mắt mình có màu nâu ở Đức vào thời điểm ấy đâu. Có thể nó đã thừa hưởng màu mắt ấy từ cha mình, nhưng con bé không có cách nào xác minh được giả thuyết này, vì nó không nhớ cha nó trông ra sao cả. Nó chỉ thực sự biết có duy nhất một điều về cha mình. Đó là danh hiệu người ta gán cho ông, mà quả thật là nó chẳng hiểu tí nào.

* MỘT DANH TỪ LẠ LÙNG *

Người cộng sản

Nó đã nghe thấy từ này vài lần trong những năm qua.

Có những ngôi nhà trọ được nhồi nhét đầy người, những căn phòng tràn ngập các câu hỏi. Và cái từ ấy. Cái từ lạ lùng ấy luôn lởn vởn đâu đó, giấu mình trong một xó xỉnh nào đấy, quan sát mọi thứ từ trong bóng tối. Cái từ đó trong những bộ quần áo, đồng phục. Dù họ có đi đến đâu, thì cái từ này cũng ở đó, mỗi lần cha nó được nhắc đến. Khi con bé hỏi me mình điều này có nghĩa là gì, thì mẹ bảo nó rằng điều ấy không quan trọng, rằng nó không nên lo lắng vớ vẩn về những việc như vậy. Ở một nhà trọ, có một người phụ nữ còn tương đối khỏe mạnh đã cố gắng dạy bọn trẻ con học viết bằng cách dùng than vạch chữ lên tường. Liesel rất muốn hỏi bà ý nghĩa của từ này, nhưng việc đó chẳng bao giờ xảy ra. Một ngày nọ, người đàn bà ấy bị bắt đi thẩm vấn. Bà không quay về nữa.

Khi Liesel đến Molching, ít nhất thì nó cũng có chút ý niệm mơ hồ rằng mình đã được cứu sống, nhưng đó không phải là một cảm giác thoải mái dễ chịu cho lắm. Nếu mẹ nó yêu thương nó, thì tại sao bà lại bỏ mặc nó trên bậc cửa nhà người khác cơ chứ? Tại sao? Tại sao vậy?

Tại sao vậy?

Thực ra nó biết rõ câu trả lời – dù chỉ ở mức độ căn bản nhất – nhưng có vẻ như câu trả lời này không hề thỏa đáng chút nào. Mẹ nó ốm đau luôn, và chẳng bao giờ có tiền chữa bệnh. Nó biết điều đó. Nhưng như thế cũng không có nghĩa là nó phải chấp nhận điều đó. Dù người ta có bảo nó bao nhiêu lần rằng nó vẫn được yêu thương đi nữa, thì cũng chẳng có bằng chứng nào của việc này nằm trong thực tế là người ta đã bỏ rơi nó. Không gì có thể thay đổi được việc nó chỉ là một đứa bé ốm yếu, lạc lõng tại một nơi hoàn toàn xa lạ, với những con người thậm chí còn xa lạ hơn nữa. Nó rất cô đơn.

Gia đình Hubermann sống tại một trong những căn nhà hộp nhỏ xíu trên phố Thiên Đàng. Vài gian phòng, một căn bếp, và một nhà xí dùng chung với các nhà hàng xóm. Mái nhà phẳng, và ngôi nhà có một tầng hầm nông choèn để chứa đồ đạc linh tinh. Đó không phải là một căn hầm với chiều sâu thỏa đáng. Vào năm 1939, điều này thực ra chẳng có gì đáng nói. Nhưng sau đó, vào khoảng năm 42 và 43, thì nó lại trở thành vấn đề. Khi những cuộc oanh kích bằng máy bay bắt đầu, người ta luôn phải nháo nhào chạy ra đường để tìm một chỗ trú ẩn an toàn hơn thay vì chui xuống hầm.

Ban đầu, những lời mắng mỏ tục tĩu là thứ tạo nên sức ảnh hưởng lớn nhất. Chúng thật mãnh liệt, và liên tục được sáng tác ra. Mỗi giây đều có một từ kiểu như Saumenschhay Saukerl hay Arschloch (4) được phun ra. Với những người chưa hiểu các từ này lắm, có lẽ tôi nên giải thích một chút. Sau, dĩ nhiên là để ám chỉ loài lợn. Trong trường hợp từ Saumensch, nó được dùng để khiển trách, mắng mỏ hay nói thẳng ra là sỉ nhục một người phụ nữ. Saukerl (đọc là Sau-kơ) có ý nghĩa tương tự, nhưng dành cho đàn ông. Arshloch có thể được dịch thẳng ra thành cái lỗ đít. Tuy nhiên từ này thì không phân biệt giới tính nào cả. Nó chỉ đơn giản là cái lỗ đít, thế thôi.

[4]: Từ phần này của cuốn sách trở đi, những từ tiếng Đức thuộc dạng này sẽ được ghi thẳng sang tiếng Việt, để thuận tiện hơn cho người đọc.

“Saumensch du dreckigsr!” Mẹ nuôi của Liesel đã gầm lên như thế vào buổi tối đầu tiên ấy, khi nó không chịu đi tắm. “Cái đồ con lợn bẩn thỉu này! Tại sao mày không chịu cởi đồ ra chứ hả?” Bà là người rất giỏi trong việc nổi cơn thịnh nộ. Thực ra bạn hoàn toàn có thể nói rằng khuôn mặt của Rosa Hubermann được tô điểm bởi những cơn thịnh nộ thường trực. Đó là cách mà những vết nhàu nhĩ đã hình thành trên lớp da giống như giấy các-tông của bà ấy.

Hẳn là Liesel đã từng phải tắm rửa trong lo sợ. Không đời nào nó chịu đi tắm hay lên giường đi ngủ theo kiểu đó cả. Nó bị ép vào một góc của phòng rửa mặt bé tẹo như kho chứa đồ, và bám chặt lấy những cánh tay tưởng tượng của bức tường với hi vọng tìm kiếm được sự trợ giúp nào đó. Chẳng có gì khác ngoài những lớp sơn đã khô, những tiếng thở nặng nhọc và hàng tràng xỉ vả của Rosa như tát nước vào mặt con bé.

“Đừng hành hạ con bé nữa.” Hans Hubermann cắt ngang trận la lối. Giọng nói nhẹ nhàng của ông len vào, cứ như nó trượt qua một đám đông vậy. “Để đấy cho tôi.”

Ồng tiến đến gần hơn và ngồi xuống sàn, dựa lưng vào tường. Những tấm đá lát tường lạnh ngắt và thật chẳng dễ chịu chút nào.

“Con có biết cách vê một điếu thuốc không?” ông hỏi nó, và trong khoảng một giờ đồng hồ tiếp theo, họ ngồi trong cái bể đựng bóng tối mỗi lúc một đầy lên ấy, chơi với đám lá thuốc và những tờ giấy vê thuốc, rồi sau đó Hans Hubermann châm thuốc hút.

Một giờ đồng hồ trôi qua, Liesel đã có thể vê một điếu thuốc tương đối hoàn chỉnh. Nhưng nó vẫn không chịu đi tắm.

* VÀI THÔNG TIN VỀ HANS HUBERMANN *

Ông ấy thích hút thuốc.

Điều ông ấy thích nhất trong việc hút thuốc là công đoạn vê thuôc.

Ông là một thợ sơn theo thời vụ và một người chơi đàn xếp (5).

Việc này đôi khi cũng có ích, nhất là vào mùa đông, khi ông có thể kiếm được một ít tiền bằng cách chơi nhạc trong các quan rượu ở Molching, như quán Knolier chẳng hạn.

Ông ta đã lừa được tôi một lần trong một cuộc thế chiến, nhưng sau đó sẽ bị lôi vào một cuộc thế chiến khác (giống như mọt phần thưởng khó chịu, và ngang ngạnh vậy) song không biết vì sao mà ông vẫn tìm cách tránh được tôi lần nữa.

[5]: Đàn accordion, hay còn gọi là tiểu phong cầm, một loại đàn mà người chơi một tay bấm bàn phím như phím đàn piano cỡ nhỏ, tay kia bấm các nút, đồng thời kết hợp động tác kéo ra kéo vào của cả hai tay.

Với hầu hết mọi người, Hans Hubermann là một người đơn giản đến mức trần trụi. Một tay nhạt nhẽo. Tất nhiên, kỹ năng sơn phết của ông vào loại xuất sắc. Kỹ năng âm nhạc của ông thì ở mức trên trung bình. Dù vậy, làm thế nào đó, và tôi chắc là bạn đã gặp những người tương tự như vậy rồi, ông có khả năng xuất hiện ở hậu cảnh, ngay cả khi ông đang đứng ở vị trí đầu tiên của một hàng người đi chăng nữa. Ông luôn ở đúng chỗ đó. Không dễ nhận thấy. Không quan trọng hay có giá trị đặc biệt gì cả.

Chỗ thất bại của cái ngoại hình ấy, như bạn có thể hình dung được, là nó khiến người ta hiểu sai hoàn toàn về ông, hãy nói như vậy. Rõ ràng ông là một người có giá trị, và điều này không bị Liesel Meminger bỏ qua. (Trẻ con có những lúc khôn ngoan hơn rất nhiều so với những người lớn u mê đần độn đến mức chán ngắt.) Con bé nhận ra giá trị của ông ngay lập tức.

Trong cách ông cư xử.

Trong bầu không khí tĩnh lặng bao quanh ông.

Khi ông bật đèn sáng lên trong gian phòng rửa nhỏ xíu thảm hại vào đêm hôm đó, Liesel quan sát nét lạ lùng trong đôi mắt của người cha nuôi. Chúng được làm từ lòng tốt, và bằng bạc. Như thứ bạc mềm, đang tan chảy vậy. Lúc nhìn vào đôi mắt ấy Liesel đã hiểu ngay rằng Hans Hubermann là một người vô cùng giá trị.

ROSA

Bà ấy cao chừng một mét rưỡi, mớ tóc mềm màu nâu xám của bà được cột thành một búi. Để kiếm thêm tiền, bà nhận giặt và là quần áo cho năm hộ gia đình khấm khá ở Molching. Kỹ năng nấu nướng của bà rất kinh khủng.

Bà sở hữu khả năng hiếm có trong việc chọc tức hầu như bất cứ người nào mà bà gặp.

Nhưng bà rất yêu thương Liesel Meminger.

Cách bà thể hiện tình cảm này chỉ hơi lạ lùng mà thôi.

Thỉnh thoảng bà đánh con bé bằng những cái thìa gỗ, và mắng nhiếc nó luôn mồm.

Rốt cuộc thì Liesel cũng chịu đi tắm, sau hai tuần sống tại phố Thiên Đàng, Rosa ôm nó một cái thật chặt, đến phát đau lên được. Gần như là bóp nghẹt con bé, bà nói, “Đồ con lợn bẩn thỉu này – lẽ ra mày phải tắm từ lâu rồi mới phải!”

Sau vài tháng, họ không còn là ông bà Hubermann nữa. Bằng một nắm từ ngữ đặc trưng của mình, Rosa nói, “Bây giờ thì nghe đây, Liesel – từ giờ trở đi mày hãy gọi ta là Mẹ.” Bà ta ngẫm nghĩ một lúc. “Mày gọi mẹ ruột của mình là gì?”

Liesel khẽ trả lời. “Auch Mama – cũng gọi là Mẹ.”

“Vậy thì ta sẽ là Mẹ thứ hai.” Bà ta nhìn về phía chồng mình. “Còn cái thằng cha kia.” Cứ như thể bà thu thập một vốc từ ngữ trong tay mình, vò lại rồi ném mạnh chúng lên khắp mặt bàn vậy. “Cái đồ lợn ấy, đồ con lợn bẩn thỉu ấy – mày hãy gọi gã là Bố, Verstehst? Đã hiểu chưa hả?”

“Vâng,” Liesel đồng ý ngay không chậm trễ. Những câu trả lời mau lẹ luôn được đánh giá cao trong nhà này.

“Vâng, thưa Mẹ,” Mẹ chỉnh lại lời nó. “Cái đồ con lợn này. Phải gọi ta là Mẹ khi mày nói chuyện với ta chứ.”

Khi đó, Hans Hubermann vừa vê xong một điếu thuốc, ông đang liếm miếng giấy và cuộn nó lại. Ông nhìn Liesel rồi nháy mắt. Con bé sẽ không có vấn đề gì trong việc gọi ông là Bố cả.

NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ NẮM ĐẤM SẤT

Những tháng ngày đầu tiên ấy hẳn là quãng thời gian khó khăn nhất.

Mỗi tối, Liesel đều gặp ác mộng.

Gương mặt của em trai nó.

Đang nhìn chằm chằm xuống sàn tàu hỏa.

Nó thức dậy trong tình trạng đang quẫy đạp trên giường của mình, la hét, và chết đuối trong đống vải trải giường. Ở bên kia phòng, cái giường lẽ ra sẽ dành cho em trai nó cứ như một chiếc xuồng nổi lềnh bềnh trong bóng tối. Dần dần, khi con bé đã tỉnh táo hơn, chiếc xuồng bắt đầu chìm dần, gần như là chìm xuống sàn nhà. Hình ảnh này thường không giải quyết được vấn đề gì cả, và phải mất một lúc thì tiếng la hét của Liesel mới ngừng hẳn.

Có lẽ điều duy nhất tốt đẹp xảy đến từ những cơn ác mộng ấy, là đã mang Hans Hubermann, người bố mới của con bé vào trong phòng – để dỗ dành nó, để yêu thương nó.

Đêm nào ông ấy cũng đến và ngồi bên cạnh nó. Những đêm đầu, ông chỉ đơn giản là có mặt ở đó – sự có mặt của một người lạ để xua tan nỗi cô đơn. Vài đêm sau, ông bắt đầu thầm thì vào tai nó, “Suỵt, bố ở ngay đây rồi, không sao đâu.” Sau ba tuần ông giữ lấy con bé. Sự tin cậy được hình thành rất nhanh chóng chủ yếu là vì sức mạnh dịu dàng của người đàn ông này, sự hiện diện của ông. Ngay từ đầu con bé đã biết rằng ông luôn xuất hiện giữa những tiếng thét, và ông sẽ không bỏ đi.

* MỘT ĐỊNH NGHĨA KHÔNG CÓ TRONG TỪ ĐIỂN *

Không bỏ đi: một hành động thể hiện sự tin cậy và tình yêu thương, định nghĩa này thường được giải mã bởi cái nhìn của con trẻ.

Hans Hubermann ngồi trên giường với cặp mắt ngái ngủ, trong lúc Liesel khóc vùi trong ống tay áo của ông và hít ngửi cái mùi tỏa ra từ người ông. Đêm nào cũng thế, cứ sau quãng hai giờ sáng, nó lại thấy buồn ngủ trong làn hương ấy: một hỗn hợp mùi thuốc lá lâu ngày, mùi sơn tích tụ qua mấy chục năm, và mùi da người. Đến gần sáng, ông ngồi cách nó vài mét, người gần như gập làm đôi trên ghế. Bố không bao giờ động đến cái giường kia cả. Liesel trèo ra khỏi giường và khẽ khàng hôn lên má ông rồi sau đó ông sẽ tỉnh dậy và nở một nụ cười.

Có những hôm, Bố bảo nó quay về giường và chờ một phút, rồi sau đó ông trở lại với cây đàn xếp của mình và chơi đàn cho nó nghe. Liesel ngồi dậy và ngân nga điệu nhạc trong cổ họng, những ngón chân lạnh ngắt của nó co quắp lại một cách phấn khởi. Chưa từng có ai chơi nhạc cho nó nghe cả. Nó nở một nụ cười ngớ ngẩn, nhìn những đường nét chạy dài trên khuôn mặt bố nuôi mình và ánh kim loại dịu dàng trong đôi mắt ông – cho đến khi có tiếng chửi vọng lên từ dưới nhà bếp.

“Có dừng ngay cái tiếng ồn đó lại không hả, đồ con lợn kia!”

Bố luôn cố chơi thêm một lúc nữa.

Ông nháy mắt với con bé và, một cách lóng ngóng vụng về, nó nháy mắt đáp lại.

Có vài lần, chỉ đơn thuần là để chọc cho Mẹ điên tiết hơn, ông mang cây đàn xếp của mình xuống bếp và chơi suốt bữa sáng.

Miếng bánh mì phết mứt ăn dở của Bố nằm trên đĩa, có đường cong theo hình miếng cắn, và tiếng nhạc sẽ nhìn thẳng vào mặt Liesel. Tôi biết điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đó chính là cảm giác của con bé. Tay phải của Bố dạo trên những phím đàn màu trắng ngà. Tay trái của ông thì bấm nút. (Nó đặc biệt thích ngắm ông bấm cái nút lấp lánh màu bạc – cung Đô trưởng.) Lớp áo ngoài trầy xước nhưng vẫn ánh lên màu đen bóng, cây đàn cứ đưa tới đưa lui trong khi đôi tay của bố – ông hết nén rồi lại buông cái ống bễ đầy bụi, bắt nó hít khí vào rồi lại nhả khí ra. Vào những buổi sáng như thế, trong căn bếp nhỏ, Bố đã làm cho cây đàn xếp sống dậy. Tôi cho rằng điều này thật ý nghĩa, khi bạn thực sự nghĩ về nó.

Làm sao mà bạn biết được cái gì đó còn sống hay đã chết?

Bạn kiểm tra xem nó có thở hay không.

Âm thanh của cây đàn xếp, xét về khía cạnh thực tế, cũng là thông điệp của sự an toàn. Đó là ánh sáng ban ngày. Vào ban ngày con bé không thể mơ thấy em trai nó. Nó vẫn hay nhớ đến em và thường khóc thút thít trong căn phòng vệ sinh bé tí nọ, cố gắng im lặng hết mức có thể, nhưng nó vẫn cảm thấy mừng là mình còn thức. Vào cái đêm đầu tiên ở nhà Hubermann, nó đã giầu mối dây lien kết cuối cùng của nó với đứa em – Sách hướng dẫn của phu đào huyệt – xuống bên dưới nệm, và thỉnh thoảng con bé lại lôi quyển sách đó ra rồi giữ chặt trong tay. Nhìn chăm chú vào những con chữ in trên bìa sách, rồi chạm vào những hàng chữ bên trong, nhưng nó không hiểu ý nghĩa của bất cứ chữ nào cả. Quyển sách nói về cái gì quả thực không quan trọng. Ý nghĩa của nó mới là điều quan trọng hơn cả.

* Ý NGHĨA CỦA QUYỂN SÁCH *

1. Lần cuối cùng nó nhìn thấy em nó.

2. Lần cuối cùng nó nhìn thấy mẹ nó.

Đôi lúc, nó thì thầm gọi tiếng Mẹ và nhìn thấy gương mặt mẹ nó dễ đến hàng trăm lần chỉ trong có một buổi chiều. Nhưng đấy chỉ là những nỗi khổ sở vặt vãnh khi đem so với những giấc mơ kinh hoàng của con bé. Những lúc như vậy, trong màn đêm đang chậm chạp trôi đi, nó thấy mình thật là trơ trọi.

Tôi chắc là bạn đã nhận thấy rằng không có đứa trẻ con nào khác trong ngôi nhà này. Gia đình Hubermann có hai người con nhưng họ đều đã lớn và chuyển ra sống ở ngoài. Hans Junior (tức Hans con) làm việc ở khu trung tâm Munich, còn Trudy thì làm hầu phòng và trông trẻ. Chẳng bao lâu nữa cả hai sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh. Một người sẽ làm ra những viên đạn. Người kia sẽ bắn chúng đi.

Trường học, như bạn có thể hình dung, là một nỗi khốn khổ khốn nạn không gì tả được.

Dù được nhà nước quản lý, ngôi trường con bé theo học vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của Thiên Chúa giáo, mà Liesel lại là người theo giáo phái Lu-ti.(6) Một khởi đầu chẳng có chút nào được gọi là hứa hẹn. Sau đó thì người ta phát hiện ra rằng nó không biết đọc mà cũng chẳng biết viết.

[6]: Đây là một tôn giáo cũng lấy Kinh thánh làm nền tảng, khởi nguồn từ những quan điểm thần học của Martin Luther, một linh mục đồng thời cũng là một nhà thần học người Đức.

Nhục nhã thay, nó bị xếp vào cùng lớp với đám con nít nhỏ tuổi hơn, những đứa chỉ mới bắt đầu học bảng chữ cái. Dù là một đứa còi xương và lúc nào cũng xanh mét như tàu lá, con bé vẫn cảm thấy mình to xác khủng khiếp giữa đám trẻ ranh ấy, và nó thường cầu mong mình xanh xao đến mức có thể biến mất hoàn toàn.

Ngay cả khi ở nhà, nó cũng không biết phải làm sao để cải thiện tình hình.

“Đừng có hỏi lão ta cái gì cả,” Mẹ chỉ tay về phía Bố và nói. “Cái đồ lợn ấy.” Bố đang nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ, một thói quen cố hữu của ông. “Lão bỏ học từ hồi lớp Bốn.”

Không thèm quay đầu lại, Bố đáp thật bình tĩnh pha lẫn chút cay độc. “Cũng đừng có hỏi bà ấy.” Ông gạt tàn thuốc ra ngoài cửa. “Bà ta chỉ học đến lớp Ba là ngưng rồi.”

Chẳng có quyển sách nào trong nhà cả (ngoại trừ quyển sách mà con bé đã bí mật giấu dưới tấm đệm nằm của mình), và điều tốt nhất mà Liesel có thể làm là đọc thầm bảng chữ cái trước khi nó bị nhắc hãy câm mồm đi một cách cộc lốc. Tất cả chỉ là đọc lẩm bẩm trong miệng. Mãi cho đến sau này, khi có một vụ tè dầm xảy ra vào giữa cơn ác mộng, thì chương trình tập đọc thêm ấy mới được bắt đầu. Một cách không chính thức, nó được gọi là lớp học lúc nửa đêm, dù lớp học này thường được bắt đầu vào khoảng hai giờ sáng, đôi khi sớm hơn.

Vào giữa tháng Hai, Liesel được đưa cho một con búp bê cũ có mái tóc vàng và cụt mất một chân.

“Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm,” Bố xin lỗi nó.

“Ông đang nói cái quái gì thế? Nó may lắm mới có được ngần ấy,” Mẹ chỉnh lại Bố.

Hans tiếp tục kiểm tra cái chân còn lại của con búp bê trong lúc Liesel thử bộ đồng phục mới của nó. Mười tuổi, có nghĩa là nó thuộc đội thiếu niên Hitler. Thiếu niên Hitler có nghĩa là một bộ đồng phục nhỏ màu nâu. Vì là con gái, nên Liesel được kết nạp vào đội thiếu niên của một tổ chức có tên gọi là BDM.

Bình luận
× sticky