Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kẻ Trộm Sách

Phần VI – Chương 1

Tác giả: Markus Zusak

PHẦN SÁU

oOo

NGƯỜI MANG GIẤC MƠ

Bao gồm:

nhật ký của thần chết – người tuyết – mười ba món quà – quyển sách tiếp theo – cơn ác mộng về một xác chết Do Thái – bầu trời bằng giấy báo – một người khách – một người mỉm cười ranh mãnh – và một nụ hôn cuối cùng trên đôi gò má bị trúng độc

NHẬT KÝ CỦA THẦN CHẾT: 1942

Đó là một năm ra trò cho những ngày tháng đặc biệt, chẳng hạn như 79, như 1346, có thể nêu ra vài ví dụ như thế. Hãy quên cái lưỡi hái đi, khốn kiếp thật, tôi cần một cái chổi hay một miếng giẻ chùi mới phải. Và tôi cần một kỳ nghỉ.

* MỘT MẢNH NHỎ SỰ THẬT *

Tôi không mang theo bên mình một cái liềm hay lưỡi hái. Tôi chỉ mặc một áo choàng đen có mũ trùm khi trời lạnh thôi. Và tôi không có khuôn mặt giống như sọ người, mà có vẻ bạn rất thích gán ghép cho tôi từ xa. Bạn có muốn biết thực ra tôi trông như thế nào không? Tôi sẽ giúp bạn. Hãy tìm cho mình một tấm gương trong khi tôitiếp tục công việc.

Giờ đây tôi thực sự cảm thấy mình khá thảm hại, kể lể cho các bạn nghe tất cả về tôi, tôi và bản thân tôi. Những chuyến đi của tôi, những điều tôi đã thấy trong năm 42. Mặt khác, bạn là con người – bạn nên hiểu thế nào là sự tự ám ảnh, vấn đề là, có một lý do để tôi giải thích với bạn điều mà tôi đã thấy trong thời gian đó. Rất nhiều điều trong số những điều này sẽ tác động trở lại Liesel Meminger. Nó mang cuộc chiến tranh đến gần phố Thiên Đàng hơn, và nó kéo tôi theo cùng.

Hẳn là tôi phải lượn đi lượn lại vài vòng trong năm đó, từ Ba Lan đến Nga đến châu Phi rồi lại quay lại. Bạn có thể tranh luận rằng tôi sẽ luôn phải đi lòng vòng như thế, dù năm đó là năm nào đi nữa, nhưng đôi khi loài người muốn phóng đại sự việc lên một chút. Họ đẩy mạnh công suất thải ra những xác người và những tâm hồn tẩu thoát của họ lên. Một vài quả bom thường làm được điều này. Hay vài căn phòng hơi ngạt, hay mấy viên đạn đì đùng của những cây súng từ xa bắn tới. Nếu không có cái nào trong số những thứ nói trên hoàn tất nghi thức ấy, thì ít nhất nó cũng sẽ tước đoạt nơi ở của người ta, và tôi đã chứng kiến tình trạng vô gia cư ở khắp mọi nơi. Bọn họ thường đi theo tôi, trong khi tôi đi lang thang khắp những con đường của những thành phố bị bom đạn quấy nhiễu. Họ van xin tôi hãy mang họ theo cùng, mà không nhận thấy rằng tôi đang quá bận rộn. “Thời điểm của các người sẽ tới thôi,” tôi thuyết phục họ, và tôi cố gắng không nhìn lại. Có những lúc tôi ước mình có thể nói được điều gì đó đại loại như, “Các người không thấy rằng tôi đã có đủ thức ăn trên đĩa của mình rồi sao?” nhưng tôi không bao giờ làm thế cả. Tôi chỉ than thầm trong bụng khi làm công việc của mình, và có những năm cá biệt, những linh hồn và xác người không phải là được cộng thêm, mà là tăng lên theo cấp số nhân.

* MỘT BẢN ĐIỂM DANH RÚT GỌN CHO NĂM 1942*

1. Những người Do Thái tuyệt vọng – linh hồn của họ nằm trong lòng tôi khi tôi ngồitrên mái nhà, bên cạnh những ống khói đang nhả khói.

2. Những người lính Nga: họ chỉ mang theo mộtsố ít đạn dược, phần còn lại họ dựa vào những người hy sinh. Những xác người ướt sũng trên một bờ biển nước Pháp, được tắm trong đá cuội và cát.

Tôi có thể tiếp tục, nhưng lúc này tôi quyết địnhrằng ba ví dụ điển hình như thế là đủ rồi. Ba ví dụ đó, nếu không gì khác sẽ cho bạn nếm được vị của tro tàn trong mồm bạn, vị tro tàn đã xác định rõ sự tồn tại của tôi trong suốt năm ấy.

Có quá nhiều người.

Có quá nhiều sắc màu.

***

Những thứ đó không ngừng động cựa giãy giụa bên trong tôi. Chúng quấy rầy ký ức của tôi. Tôi nhìn thấy chúng chất cao thành nhiều đống, đống này chồng lên đống kia. Có một bầu không khí như nhựa dẻo, một đường chân trời như keo đang khô lại. Có những bầu trời được sản xuất ra bởi con người, bị đâm thủng và rò rỉ, và có những đám mây mềm mại, màu than, đang đập thình thịch, như những quả tim màu đen vậy.

Và sau đó.

Có cái chết.

Đang đi qua tất cả những thứ đó.

Ngoài mặt: lạnh lùng, không xáo động.

Bên trong: mất bình tĩnh, đã được cởi trói và vẫn còn dang dở công việc.

Người ta nói rằng chiến tranh là người bạn tốt nhất của cái chết, nhưng tôi sẽ phải mang đến cho bạn một quan điểm khác về vấn đề đó. Với tôi, chiến tranh cũng giống như một ông chủ mới và mong đạt được điều bất khả vậy. Lão đè nặng trên vai bạn và lặp đi lặp lại một câu duy nhất. “Hãy làm nó cho xong đi, hãy làm cho xong đi.” Thế là bạn phải làm việc vất vả hơn. Bạn hoàn thành công việc. Dù vậy cái lão chủ ấy vẫn không cảm ơn bạn. Lão ta đòi hỏi bạn phải làm nhiều việc hơn nữa.

Tôi cũng thường cố gắng nhớ lại những mảnh rơi vãi của cái đẹp mà tôi có dịp nhìn thay vào thời gian đó. Tôi đi lướt qua thư viện chứa những câu chuyện của mình.

Thực ra, lúc này tôi đã với tay tới một câu chuyện.

Tôi tin là bạn đã biết được phân nửa câu chuyện đó rồi, và nếu bạn đi cùng tôi, thì tôi sẽ cho bạn thấy phần còn lại. Tôi sẽ cho bạn thấy nửa thứ hai của một kẻ trộm sách.

Một cách vô tình, Liesel chờ đợi rất nhiều điều mà tôi đã nói đến cách đây chỉ một phút thôi, nhưng con bé cũng chờ đợi cả bạn nữa.

Con bé đang mang một chút tuyết xuống tầng hầm, tuyết từ khắp mọi chỗ.

Những nắm tay đầy nước đá có thể khiến cho hầu như ai cũng mỉm cười, nhưng nó không thể khiến cho họ quên được.

Giờ thì con bé tới đây.

THẰNG NGƯỜI TUYẾT

Với Liesel Meminger, giai đoạn đầu của năm 1942 có thể được tóm tắt lại như thế này:

Con bé đã được mười ba tuổi. Ngực của nó vẫn còn phẳng lì. Nó vẫn chưa có kinh. Người thanh niên trẻ dưới tầng hầm bây giờ đang nằm trên giường của nó.

* HỎI VÀ ĐÁP *

Làm sao mà Max Vandenburg lại nằm trên giường của Liesel? Anh ta bị ngã.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, nhưng Rosa Hubermann tuyên bố rằng những hạt giống của việc này đã được gieo vào ngày lễ Giáng sinh năm ngoái. Ngày thứ hai mươi tư của tháng Mười hai rất đói và rét, nhưng vẫn có một phần thưởng lớn – không có những chuyến viếng thăm kéo dài nữa. Hans Con đang vừa bắn vào quân Nga đồng thời vẫn không chịu giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình. Trudy chỉ có thể ghé qua vào ngày cuối tuần trước Giáng sinh, trong vài giờ. Cô đang phải đi với gia đình chủ của cô. Một kỳ nghỉ cho một tầng lớp người Đức rất khác.

Vào đêm Giáng sinh, Liesel mang xuống tầng hầm một vốc tuyết như một món quà cho Max. “Anh nhắm mắt lại đi,” con bé nói. Và xòe tay ra. Ngay lúc đám tuyết được bỏ vào tay anh, Max run lên vì lạnh và bật cười, nhưng anh vẫn không mở mắt ra. Ban đầu anh chỉ nếm nhanh đám tuyết một cái, để nó chìm vào đôi môi của mình.

“Có phải đây là bản tin thời tiết của ngày hôm nay không?” Liesel đứng bên cạnh anh.

Con bé nhẹ nhàng chạm vào tay anh.

Anh lại đưa đám tuyết lên miệng mình. “Cảm ơn em, Liesel.”

Đó là khởi đầu của một kỳ lễ Giáng sinh tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Thức ăn thì khan hiếm. Không có quà cáp gì được trao tặng cho nhau cả. Nhưng có một người tuyết trong tầng hầm gia đình họ.

Sau khi trao cho Max vốc tuyết đầu tiên, Liesel kiểm tra để chắc chắn rằng không có ai bên ngoài cả, sau đó nó mang nhiều xô và lọ đựng ra ngoài. Con bé đổ đầy chúng với những lớp băng tuyết đã bao trùm lên thế giới của phố Thiên Đàng. Khi những xô và lọ này đã đầy, con bé mang chúng vào nhà và bê chúng xuống tầng hầm.

Tất cả đều được ăn miếng trả miếng, trước hết con bé ném một quả bóng tuyết vào Max và nhận được một cú ném trả vào ngay bụng. Thậm chí Max còn ném một viên vào Hans Hubermann khi ông đang tìm đường bước xuống những bậc cấp tầng hầm.

“Arschloch!” Bố kêu lên. “Liesel, đưa cho bố ít tuyết nào. Cả xô đầy đấy nhá!” Trong vài phút, tất cả đều đã quên mất quy định. Không còn những tiếng la hét hay gọi nhau í ới nữa, nhưng họ vẫn không thể kìm nén được những tiếng cười khúc khích. Họ chỉ là những con người, đang chơi đùa trong tuyết, trong một ngôi nhà.

Bố nhìn những cái lọ đựng đầy tuyết. “Chúng ta phải làm gì với đám tuyết còn lại đây?”

“Một thằng người tuyết,” Liesel đáp. “Chúng ta phải đắp một thằng người tuyết.”

Bố cất tiếng gọi Rosa.

Giọng nói quen thuộc như được ném từ đằng xa tới. “Cái gì đấy hả, Đồ con lợn?”

“Xuống đây nào mẹ nó!”

Khi bà xuất hiện, Hans Hubermann đã mạo hiểm với mạng sống của mình bằng việc ném một quả bóng tuyết to tướng vào vợ của ông. Suýt soát trượt. Quả bóng tuyết vỡ tan khi đập vào tường, và Mẹ đã có lý do để chửi thề mà không kịp thở trong suốt một thời gian dài. Khi đã hồi phục lại, bà đi xuống và giúp họ một tay. Thậm chí bà còn mang mấy cái nút áo xuống để giả làm mắt mũi cho thằng người tuyết, và vài sợi dây để làm cái miệng cười. Thậm chí một chiếc khăn quàng và một cái mũ còn được đeo cho cái thực ra chỉ là một thằng người làm bằng tuyết cao có nửa mét.

“Một thằng người tuyết lùn,” Max nói.

“Chúng ta phải làm gì khi nó chảy ra đây?” Liesel hỏi.

Rosa là người có câu trả lời. “Mày phải dọn sạch nó chứ sao nữa, Đồ con lợn, và phải làm thật nhanh tay đấy nhá.”

Bố phản đối. “Nó không chảy đâu.” Ông xoa xoa tay và hà hơi ấm vào chúng. “Dưới này lạnh phát cóng lên được.”

Tuy đúng là nó đã chảy, nhưng đâu đó trong mỗi người bọn họ, thằng người tuyết ấy vẫn đứng thẳng. Hẳn nó phải là điều cuối cùng mà họ thấy vào đêm Giáng sinh đó trước khi chìm vào giấc ngủ. Có tiếng đàn xếp vang lên trong tai họ, một thằng người tuyết trong mắt họ, và với Liesel, có suy nghĩ về những lờinói cuối cùng của Max khi con bé rời khỏi chỗ đống lửa anh ngồi.

* NHỮNG LỜI CHÚC GIÁNG SINH CỦA MAX VANDENBURG *

“Anh thường ước sao những chuyện này sẽ hoàn toàn chấm dứt, Liesel ạ, nhưng làm thế nào đó mà em đã làm được những chuyện kiểu như bước xuống những bậc cấp tầng hầm với một thằng người tuyết trong tay.”

Không may thay, đêm hôm đó sức khỏe của Max đã đánh dấu một sự xuống cấp nghiêm trọng. Những dấu hiệu đến sớm không quá trầm trọng, và rất thường gặp.Những cơn lạnh thường xuyên. Đôi bàn tay đẫm mồ hôi. Ngày càng có nhiều ảo giác anh đang đấm nhau với Quốc trưởng. Chỉ khi không thể thấy ấm lên sau những cái chống đẩy và mấy bài tập cơ bụng, anh mới bắt đầu thấy thực sự lo lắng. Dù đã ngồi gần đống lửa hết mức có thể, anh vẫn không thể tự nâng mình lên đến một mức độ nào của một sức khỏe bình thường. Ngày này qua ngày khác, cân nặng bắt đầu rời bỏ anh. Chế độ tập luyện của anh bắt đầu thưa thớt và rời rạc dần, với một bên má của anh nằm áp lên sàn tầng hầm như đang gắt gỏng.

Trong suốt tháng Giêng, anh cố gắng giữ cho mình không quá sa sút, nhưng sang đầu tháng Hai, Max đã ở trong một thân hình tiều tụy đáng lo ngại. Khó khăn lắm anh mới thức dậy được khi ngủ bên cạnh đống lửa, thay vào đó anh ngủ đến khi trời sáng bạch, miệng thì méo mó và xương gò má của anh bắt đầu sưng lên. Khi được hỏi thăm, anh trả lời rằng mình vẫn khỏe.

Vào giữa tháng Hai, một vài ngày trước khi Liesel được mười ba tuổi, anh bước đến lò sưởi, loạng choạng như sắp đổ gục xuống. Anh đã gần như ngã vào trong lò sưởi.

“Hans,” anh thì thầm, và gương mặt anh trông như bị chuột rút vậy. Cẳng chân anh duỗi xuôi ra, và đầu anh đập vào hộp cây đàn xếp.

Ngay lập tức, một cái thìa bằng gỗ rơi vào một loại súp nào đó, và Rosa Hubermann đã ở bên cạnh anh. Bà giữ lấy đầu Max và gọi giật Liesel ở bên kia phòng. “Đừng có đứng như trời trồng thế, đi lấy thêm chăn mền đi. Mang chúng đến giường của con. Còn ông!” Bố đang đứng bên cạnh. “Hãy giúp tôi nâng anh ấy dậy và dìu đến phòng của Liesel. Schnell – nhanh lên nào.”

Mặt Bố như chảy dài ra vì lo lắng. Đôi mắt màu xám của ông đảo liên hồi, và ông vác anh lên một mình. Max nhẹ như một đứa bé vậy. “Sao chúng ta không để anh ấy ở đây, trên giường mình?”

Rosa đã nghĩ đến chuyện đó rồi. “Không. Ta phải để mấy tấm rèm này mở ra vào ban ngày, nếu không thì trông nhà ta sẽ rất khả nghi.”

“Hay lắm.” Hans mang anh ra ngoài.

Với những tấm chăn trong tay, Liesel đứng nhìn.

Những cái chân khập khiễng và mớ tóc phất phơ trong hành lang.

Một chiếc giày đã rơi ra khỏi chân anh.

“Nhanh lên.”

Mẹ bước đằng sau họ, theo phong cách lạch bạch quen thuộc của bà.

Khi đã ở trên giường, những tấm mền được chất lên người anh rồi dắt quanh thân thể anh.

“Mẹ ơi?” Liesel không thể bắt mình nói được bất cứ điều gì khác.

“Cái gì?” Búi tóc của Rosa Hubermann đã được buộc chặt đến mức trông nó có vẻ đe dọa. Dường như nó lại càng được búi chặt hơn nữa khi bà lặp lại câu hỏi của mình. “Cái gì vậy hả Liesel?”

Con bé bước đến gần hơn, sợ phải nghe câu trả lờitừ miệng mẹ mình. “Anh ấy có còn sống không?”

Cái búi tóc gật đầu.

Sau đó Rosa quay lại và nói với một niềm tin mãnh liệt. “Bây giờ thì nghe mẹ nói đây, Liesel. Mẹ không mang người đàn ông này vào nhà mình để nhìn anh ta chết. Hiểu chưa?”

Liesel gật dầu.

“Giờ thì xéo đi.”

Trong hành lang, Bố ôm lấy nó. Con bé cần cái ôm ấy vô cùng.

Sau đó, con bé nghe thấy Hans và Rosa Hubermann nói chuyện trong bóng tối. Rosa bắt nó phải ngủ trong phòng của bố mẹ, và con bé nằm bên cạnh giường của họ, trên sàn nhà, trên tấm ra giường mà họ đã lôi lên từ dưới tầng hầm. (Cũng có những lo lắng về việc tấm ra ấy có thể bị nhiễm khuẩn, nhưng họ đã đi đến kết luận là mối lo như vậy là không tồn tại. Max không phải bị nhiễm siêu vi, thế là họ mang nó lên và thay cho những tấm che bụi.)

Khi tưởng con bé đã ngủ rồi, Mẹ nói lên ý kiến của mình.

“Cái thằng người tuyết khốn kiếp ấy,” bà thì thầm.“Tôi cuộc là căn bệnh đã bắt đầu với thằng người tuyết – cả căn hầm lạnh cóng, nhớp nháp toàn những băng và tuyết.”

Bố thì triết lý hơn. “Rosa, nó bắt đầu với Adolf.” Ông ngồi dậy.

“Chúng ta nên đi kiểm tra anh ấy.”

* BẢNG LIỆT KÊ NHỮNG NGƯỜI *

ĐÃ VÀO THĂM MAX VANDENBURG

Hans Hubermann: 2 lần

Rosa Hubermann: 2 lần

Liesel Meminger: 3 lần

Khi trời sáng, Liesel mang cho anh cuốn sổ phác thảo từ dưới tầng hầm lên và đặt nó trên chiếc bàn cạnh giường ngủ. Con bé cảm thấy rất tồi tệ vì đã lén xem nó năm ngoái, và lần này thì nó luôn đóng chặt quyển sách lại, không chú ý đến nội dung quyển sách nữa.

Khi Bố bước vào, con bé không quay người lại để nhìn vào mặt ông, mà lại nói, giọng nói vắt ngang qua người của Max Vandenburg, và con bé như đang nói chuyện với bức tường vậy. “Tại sao con lại phải mang đám tuyết đó xuống cơ chứ?” Con bé hỏi. “Nó đã bắt đầu tất cả những chuyện này, có phải không Bố?” Con bé siết chặt tay lại, như để cầu nguyện. “Tại sao con lại phải đắp thằng người tuyết đó cơ chứ?”

Bố, nhờ phẩm chất chịu đựng vốn có của ông, vẫn rất cứng rắn.

“Liesel,” ông nói, “con phải làm như thế.”

Trong nhiều giờ đồng hồ liền, con bé ngồi bên cạnh Max, trong khi anh vừa ngủ vừa run rẩy.

“Đừng chết,” nó thì thầm. “Làm ơn đi Max, đừng chết nhé.” Anh là thằng người tuyết thứ hai bị tan chảy ra trước mắt con bé, nhưng chỉ có điều lần này lại khác. Nó thực sự là một nghịch lý.

Càng lạnh bao nhiêu, anh càng tan chảy ra nhiều bấy nhiêu.

MƯỜI BA MÓN QUÀ

Đó là hình ảnh Max lúc mới đến, và hình ảnh ấy đã lại xuất hiện một lần nữa.

Những cái lông vũ lại trở thành những món tóc cứng tua tủa. Gương mặt trơn nhẵn lại trở nên thô ráp. Bằng chứng con bé cần đã ở đó. Anh vẫn còn sống.

Trong những ngày đầu tiên, con bé ngồi đó và nói chuyện với anh. Vào ngày sinh nhật của mình, nó bảo với anh rằng có một cái bánh khổng lồ đang đợi anh trong nhà bếp, giá như anh có thể tỉnh dậy mà nhìn xem.

Không có ai thức dậy cả.

Cũng chẳng có cái bánh nào.

* MỘT TRÍCH ĐOẠN LÚC ĐÊM KHUYA *

Rất lâu sau này tôi mới nhận ra rằng mình đã thực sự ghé thăm nhà số 33 phố Thiên Đàng vào khoảng thời gian đó. Hẳn lúc ấy phải là một trong những lúc mà con bé không ở bên cạnh anh ấy, vì tất cả những gì tôi nhìn thấy chỉ là một người đàn ông đang nằm trên giường. Tôi quỳ xuống. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để luồn tay mình vào bên trong những tấm mền. Sau đó, đã có một sự hồi sinh – một sự chống trả dữ dội lại sức nặng của tôi. Tôi rút lui, và với rất nhiều công việc đang chờ tôi phía trước, thật là hay khi bạn bị đuổi đi như thế trong cái căn phòng nhỏ tăm tối ấy. Thậm chí tôi còn xoay xở được một quãng dừng ngắn ngủi, mắt nhắm lại để lòng mình thanh thản trước khi ra ngoài.

Vào ngày thứ năm, đã có rất nhiều sự phấn khích khi Max mở mắt ra, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi. Những gì mà anh thấy phần lớn (và đó hẳn phải là một cận cảnh đáng sợ lắm) là Rosa Hubermann, gần như là đang tống cả một mớ súp vào miệng anh. “Nuốt đi,” bà khuyên anh. “Đừng nghĩ gì cả. Chỉ việc nuốt thôi.” Ngay lúc mà Mẹ rút cái tô lại, liesel cố nhìn gương mặt anh lần nữa, nhưng chỉ có một cái lưng của người đút súp cản tầm nhìn của nó.

“Anh ấy vẫn còn tỉnh chứ.”

Khi quay lại, Rosa không cần phải trả lời câu hỏi này.

Sau gần một tuần, Max tỉnh dậy lần thứ hai, lần này có Liesel và Bố đang ở trong phòng. Khi cả hai bố con đang quan sát thân người nằm trên giường thì có một tiếng rên khẽ. Nếu có thể, thì Bố đã rơi thẳng xuống, ra khỏi cái ghế.

“Thôi mà,” Liesel thốt lên. “Hãy tỉnh dậy đi, Max, đừng ngủ nữa mà.”

Anh nhìn con bé một lúc, nhưng không có nhận thức gì cả. Cặp mắt anh nhìn con bé như thể nó là một cái gì đó bí ẩn và khó hiểu lắm. Và rồi cặp mắt ấy lại khép lại.

“Bố ơi, có chuyện gì thế?”

Hans lại thả phịch người xuống ghế.

Sau đó, ông gợi ý rằng có lẽ con bé nên đọc sách cho Max nghe. “Coi nào, Liesel, bây giờ thì con đã đọc tốt lắm rồi – ngay cả khi chúng ta không biết gì về xuất xứ của quyển sách đó.”

“Con đã nói với Bố rồi mà. Một bà xơ trong trường đã đưa nó cho con.”

Bố giơ tay lên tỏ vẻ đồng ý một cách đầy miễn cưỡng. “Bố biết, bố biết.” Ông thở dài, từ một độ cao nào đó. “Chỉ có điều…” Ông chậm chạp lựa lời để nói. “Đừng có để bị bắt.” Đây là lời nói của một người đã ăn trộm một người Do Thái.

Kể từ ngày hôm đó trở đi, Liesel đọc quyển Người huýt sáo to thành tiếng cho Max, trong khi anh vẫn nằm trên giường của nó. Có một điều rất đáng buồn là con bé cứ phải bỏ qua nhiều chương sách, vì có rất nhiều trang vẫn còn bị dính chặt lại với nhau. Quyển sách vẫn chưa khô hẳn. Dù vậy, con bé vẫn chật vật đọc tiếp, cho đến lúc nó đã đọc gần được ba phần tư quyển sách. Quyển sách ấy dày ba trăm chín mươi sáu trang.

***

Trong thế giới bên ngoài căn nhà ấy, mỗi ngày Liesel đều vội vã lao từ trường về nhà với hi vọng Max sẽ khá hơn. “Anh ấy có tỉnh dậy không? Anh ấy có ăn gì không?”

“Đi ra ngoài đi,” Mẹ nài nỉ nó. “Con đang gặm thủng một cái lỗ trong dạ dày của ta khi cứ léo nhéo như thế mãi đấy. Đi ra. Ra ngoài kia mà chơi bóng đá đi, vì Chúa.”

“Vâng, thưa Mẹ.” Con bé đã chuẩn bị mở cửa rồi. “Nhưng Mẹ sẽ gọi con và cho con biết nếu anh ấy tỉnh dậy, có phải không Mẹ? Mẹ chỉ cần nói gì đó cho con biết thôi. Hãy hét lên như thể con đã làm điều gì sai trái ấy. Cứ việc nguyền rủa con. Mọi người sẽ không nghi ngờ gì cả đâu, Mẹ đừng lo.”

Ngay đến Rosa cũng phải bật cười trước câu nói đó. Bà đứng chống nạnh và giải thích rằng Liesel vẫn chưa đủ lớn để tránh được một trận đòn vì đã nói năng như thế. “Và hãy ghi một bàn thắng đấy,” bà đe dọa, “còn không thì đừng có thò mặt về nhà.”

“Dĩ nhiên rồi, thưa Mẹ.”

“Ghi hai bàn đấy nhé, Đồ con lợn!”

“Vâng, thưa Mẹ.”

“Và đừng có trả lời lại nữa!”

Liesel cân nhắc chuyện đó, nhưng rồi con bé chạy vụt ra đường, để đứng đối mặt với Rudy trên con phố trơn trượt vì bùn đất.

“Đến lúc rồi, đồ gãi mông ạ.” Thằng nhóc chào đón nó theo thông lệ khi chúng tranh nhau quả bóng. “Cậu đã ở xó xỉnh nào thế hả?”

Nửa giờ đồng hồ sau, khi quả bóng bị đè bẹp gí bởi một chiếc xe hơi hiếm hoi chạy qua phố Thiên Đàng, Liesel đã tìm thấy món quà đầu tiên của nó dành cho Max Vandenburg. Sau khi đã quyết định là quả bóng không thể sử dụng được nữa, lũ trẻ lần lượt quay về nhà trong sự phẫn nộ và chán nản, để mặc quả bóng nằm rúm ró trên mặt đường lạnh lẽo, nham nhở. Liesel và Rudy vẫn đứng bên chỗ xác chết của quả bóng ấy. Trên quả bóng có một cái khe rách toạc, trông như cái mồm của nó vậy.

“Cậu có muốn nó không?” Liesel hỏi.

Rudy nhún vai. “Tớ muốn gì ở cái quả bóng bẹp gí như một đống cứt này cơ chứ? Chẳng có cách nào để bơm khí vào bên trong nó được nữa, có phải không hả?”

“Cậu có muốn nó hay không?”

“Không, cảm ơn.” Rudy thận trọng lấy chân khều khều vào quả bóng, như thể nó là một con thú đã chết vậy. Hay là một con thú có thể đã chết rồi.

Khi thằng bạn đã về nhà, Liesel nhặt quả bóng lên rồi cặp nó dưới nách. Con bé có thể nghe thằng kia gọi vọng theo. “Này, Đồ con lợn.” Con bé chờ đợi. “Đồ con lợn.”

Nó đành phải đầu hàng. “Cái gì?”

“Tớ có một cái xe đạp không có bánh ở đây, trong trường hợp cậu muốn có nó.”

“Cứ giữ lấy cái xe đạp phải gió của cậu đi.”

Từ vị trí của mình trên con phố, điều cuối cùng mà con bé nghe được là tiếng cười của cái đồ con lợn ấy, thằng Rudy Steiner.

Về nhà, con bé đi thẳng vào phòng ngủ. Nó mang quả bóng cho Max và đặt nó ở phía chân giường.

“Em xin lỗi,” con bé nói, “chẳng nhiều nhặn gì. Nhưng khi anh tỉnh dậy, em sẽ kể anh nghe tất cả về nó. Em sẽ kể cho anh nghe rằng đó là một buổi chiều có màu xám xịt nhất mà anh có thể hình dung ra, và có một chiếc xe hơi không bật đèn pha đã cán thẳng lên quả bóng. Sau đó người đàn ông trong xe mở cửa ra rồi gào lên với tụi em. Và sau đó hắn ta hỏi đường đi. Cái gã loạn thần kinh…”

Tỉnh dậy đi! Con bé muốn thét lên. Hãy lay gọi anh ấy.

Nhưng nó đã không làm thế.

Tất cả những gì Liesel có thể làm là nhìn quả bóng và lớp da xác xơ, nhăn nheo của nó. Đó là món quà đầu tiên trong số rất nhiều món quà mà con bé sẽ tặng cho anh.

PHẦN SÁU

oOo

NGƯỜI MANG GIẤC MƠ

Bao gồm:

nhật ký của thần chết – người tuyết – mười ba món quà – quyển sách tiếp theo – cơn ác mộng về một xác chết Do Thái – bầu trời bằng giấy báo – một người khách – một người mỉm cười ranh mãnh – và một nụ hôn cuối cùng trên đôi gò má bị trúng độc

NHẬT KÝ CỦA THẦN CHẾT: 1942

Đó là một năm ra trò cho những ngày tháng đặc biệt, chẳng hạn như 79, như 1346, có thể nêu ra vài ví dụ như thế. Hãy quên cái lưỡi hái đi, khốn kiếp thật, tôi cần một cái chổi hay một miếng giẻ chùi mới phải. Và tôi cần một kỳ nghỉ.

* MỘT MẢNH NHỎ SỰ THẬT *

Tôi không mang theo bên mình một cái liềm hay lưỡi hái. Tôi chỉ mặc một áo choàng đen có mũ trùm khi trời lạnh thôi. Và tôi không có khuôn mặt giống như sọ người, mà có vẻ bạn rất thích gán ghép cho tôi từ xa. Bạn có muốn biết thực ra tôi trông như thế nào không? Tôi sẽ giúp bạn. Hãy tìm cho mình một tấm gương trong khi tôitiếp tục công việc.

Giờ đây tôi thực sự cảm thấy mình khá thảm hại, kể lể cho các bạn nghe tất cả về tôi, tôi và bản thân tôi. Những chuyến đi của tôi, những điều tôi đã thấy trong năm 42. Mặt khác, bạn là con người – bạn nên hiểu thế nào là sự tự ám ảnh, vấn đề là, có một lý do để tôi giải thích với bạn điều mà tôi đã thấy trong thời gian đó. Rất nhiều điều trong số những điều này sẽ tác động trở lại Liesel Meminger. Nó mang cuộc chiến tranh đến gần phố Thiên Đàng hơn, và nó kéo tôi theo cùng.

Hẳn là tôi phải lượn đi lượn lại vài vòng trong năm đó, từ Ba Lan đến Nga đến châu Phi rồi lại quay lại. Bạn có thể tranh luận rằng tôi sẽ luôn phải đi lòng vòng như thế, dù năm đó là năm nào đi nữa, nhưng đôi khi loài người muốn phóng đại sự việc lên một chút. Họ đẩy mạnh công suất thải ra những xác người và những tâm hồn tẩu thoát của họ lên. Một vài quả bom thường làm được điều này. Hay vài căn phòng hơi ngạt, hay mấy viên đạn đì đùng của những cây súng từ xa bắn tới. Nếu không có cái nào trong số những thứ nói trên hoàn tất nghi thức ấy, thì ít nhất nó cũng sẽ tước đoạt nơi ở của người ta, và tôi đã chứng kiến tình trạng vô gia cư ở khắp mọi nơi. Bọn họ thường đi theo tôi, trong khi tôi đi lang thang khắp những con đường của những thành phố bị bom đạn quấy nhiễu. Họ van xin tôi hãy mang họ theo cùng, mà không nhận thấy rằng tôi đang quá bận rộn. “Thời điểm của các người sẽ tới thôi,” tôi thuyết phục họ, và tôi cố gắng không nhìn lại. Có những lúc tôi ước mình có thể nói được điều gì đó đại loại như, “Các người không thấy rằng tôi đã có đủ thức ăn trên đĩa của mình rồi sao?” nhưng tôi không bao giờ làm thế cả. Tôi chỉ than thầm trong bụng khi làm công việc của mình, và có những năm cá biệt, những linh hồn và xác người không phải là được cộng thêm, mà là tăng lên theo cấp số nhân.

* MỘT BẢN ĐIỂM DANH RÚT GỌN CHO NĂM 1942*

1. Những người Do Thái tuyệt vọng – linh hồn của họ nằm trong lòng tôi khi tôi ngồitrên mái nhà, bên cạnh những ống khói đang nhả khói.

2. Những người lính Nga: họ chỉ mang theo mộtsố ít đạn dược, phần còn lại họ dựa vào những người hy sinh. Những xác người ướt sũng trên một bờ biển nước Pháp, được tắm trong đá cuội và cát.

Tôi có thể tiếp tục, nhưng lúc này tôi quyết địnhrằng ba ví dụ điển hình như thế là đủ rồi. Ba ví dụ đó, nếu không gì khác sẽ cho bạn nếm được vị của tro tàn trong mồm bạn, vị tro tàn đã xác định rõ sự tồn tại của tôi trong suốt năm ấy.

Có quá nhiều người.

Có quá nhiều sắc màu.

***

Những thứ đó không ngừng động cựa giãy giụa bên trong tôi. Chúng quấy rầy ký ức của tôi. Tôi nhìn thấy chúng chất cao thành nhiều đống, đống này chồng lên đống kia. Có một bầu không khí như nhựa dẻo, một đường chân trời như keo đang khô lại. Có những bầu trời được sản xuất ra bởi con người, bị đâm thủng và rò rỉ, và có những đám mây mềm mại, màu than, đang đập thình thịch, như những quả tim màu đen vậy.

Và sau đó.

Có cái chết.

Đang đi qua tất cả những thứ đó.

Ngoài mặt: lạnh lùng, không xáo động.

Bên trong: mất bình tĩnh, đã được cởi trói và vẫn còn dang dở công việc.

Người ta nói rằng chiến tranh là người bạn tốt nhất của cái chết, nhưng tôi sẽ phải mang đến cho bạn một quan điểm khác về vấn đề đó. Với tôi, chiến tranh cũng giống như một ông chủ mới và mong đạt được điều bất khả vậy. Lão đè nặng trên vai bạn và lặp đi lặp lại một câu duy nhất. “Hãy làm nó cho xong đi, hãy làm cho xong đi.” Thế là bạn phải làm việc vất vả hơn. Bạn hoàn thành công việc. Dù vậy cái lão chủ ấy vẫn không cảm ơn bạn. Lão ta đòi hỏi bạn phải làm nhiều việc hơn nữa.

Tôi cũng thường cố gắng nhớ lại những mảnh rơi vãi của cái đẹp mà tôi có dịp nhìn thay vào thời gian đó. Tôi đi lướt qua thư viện chứa những câu chuyện của mình.

Thực ra, lúc này tôi đã với tay tới một câu chuyện.

Tôi tin là bạn đã biết được phân nửa câu chuyện đó rồi, và nếu bạn đi cùng tôi, thì tôi sẽ cho bạn thấy phần còn lại. Tôi sẽ cho bạn thấy nửa thứ hai của một kẻ trộm sách.

Một cách vô tình, Liesel chờ đợi rất nhiều điều mà tôi đã nói đến cách đây chỉ một phút thôi, nhưng con bé cũng chờ đợi cả bạn nữa.

Con bé đang mang một chút tuyết xuống tầng hầm, tuyết từ khắp mọi chỗ.

Những nắm tay đầy nước đá có thể khiến cho hầu như ai cũng mỉm cười, nhưng nó không thể khiến cho họ quên được.

Giờ thì con bé tới đây.

THẰNG NGƯỜI TUYẾT

Với Liesel Meminger, giai đoạn đầu của năm 1942 có thể được tóm tắt lại như thế này:

Con bé đã được mười ba tuổi. Ngực của nó vẫn còn phẳng lì. Nó vẫn chưa có kinh. Người thanh niên trẻ dưới tầng hầm bây giờ đang nằm trên giường của nó.

* HỎI VÀ ĐÁP *

Làm sao mà Max Vandenburg lại nằm trên giường của Liesel? Anh ta bị ngã.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, nhưng Rosa Hubermann tuyên bố rằng những hạt giống của việc này đã được gieo vào ngày lễ Giáng sinh năm ngoái. Ngày thứ hai mươi tư của tháng Mười hai rất đói và rét, nhưng vẫn có một phần thưởng lớn – không có những chuyến viếng thăm kéo dài nữa. Hans Con đang vừa bắn vào quân Nga đồng thời vẫn không chịu giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình. Trudy chỉ có thể ghé qua vào ngày cuối tuần trước Giáng sinh, trong vài giờ. Cô đang phải đi với gia đình chủ của cô. Một kỳ nghỉ cho một tầng lớp người Đức rất khác.

Vào đêm Giáng sinh, Liesel mang xuống tầng hầm một vốc tuyết như một món quà cho Max. “Anh nhắm mắt lại đi,” con bé nói. Và xòe tay ra. Ngay lúc đám tuyết được bỏ vào tay anh, Max run lên vì lạnh và bật cười, nhưng anh vẫn không mở mắt ra. Ban đầu anh chỉ nếm nhanh đám tuyết một cái, để nó chìm vào đôi môi của mình.

“Có phải đây là bản tin thời tiết của ngày hôm nay không?” Liesel đứng bên cạnh anh.

Con bé nhẹ nhàng chạm vào tay anh.

Anh lại đưa đám tuyết lên miệng mình. “Cảm ơn em, Liesel.”

Đó là khởi đầu của một kỳ lễ Giáng sinh tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Thức ăn thì khan hiếm. Không có quà cáp gì được trao tặng cho nhau cả. Nhưng có một người tuyết trong tầng hầm gia đình họ.

Sau khi trao cho Max vốc tuyết đầu tiên, Liesel kiểm tra để chắc chắn rằng không có ai bên ngoài cả, sau đó nó mang nhiều xô và lọ đựng ra ngoài. Con bé đổ đầy chúng với những lớp băng tuyết đã bao trùm lên thế giới của phố Thiên Đàng. Khi những xô và lọ này đã đầy, con bé mang chúng vào nhà và bê chúng xuống tầng hầm.

Tất cả đều được ăn miếng trả miếng, trước hết con bé ném một quả bóng tuyết vào Max và nhận được một cú ném trả vào ngay bụng. Thậm chí Max còn ném một viên vào Hans Hubermann khi ông đang tìm đường bước xuống những bậc cấp tầng hầm.

“Arschloch!” Bố kêu lên. “Liesel, đưa cho bố ít tuyết nào. Cả xô đầy đấy nhá!” Trong vài phút, tất cả đều đã quên mất quy định. Không còn những tiếng la hét hay gọi nhau í ới nữa, nhưng họ vẫn không thể kìm nén được những tiếng cười khúc khích. Họ chỉ là những con người, đang chơi đùa trong tuyết, trong một ngôi nhà.

Bố nhìn những cái lọ đựng đầy tuyết. “Chúng ta phải làm gì với đám tuyết còn lại đây?”

“Một thằng người tuyết,” Liesel đáp. “Chúng ta phải đắp một thằng người tuyết.”

Bố cất tiếng gọi Rosa.

Giọng nói quen thuộc như được ném từ đằng xa tới. “Cái gì đấy hả, Đồ con lợn?”

“Xuống đây nào mẹ nó!”

Khi bà xuất hiện, Hans Hubermann đã mạo hiểm với mạng sống của mình bằng việc ném một quả bóng tuyết to tướng vào vợ của ông. Suýt soát trượt. Quả bóng tuyết vỡ tan khi đập vào tường, và Mẹ đã có lý do để chửi thề mà không kịp thở trong suốt một thời gian dài. Khi đã hồi phục lại, bà đi xuống và giúp họ một tay. Thậm chí bà còn mang mấy cái nút áo xuống để giả làm mắt mũi cho thằng người tuyết, và vài sợi dây để làm cái miệng cười. Thậm chí một chiếc khăn quàng và một cái mũ còn được đeo cho cái thực ra chỉ là một thằng người làm bằng tuyết cao có nửa mét.

“Một thằng người tuyết lùn,” Max nói.

“Chúng ta phải làm gì khi nó chảy ra đây?” Liesel hỏi.

Rosa là người có câu trả lời. “Mày phải dọn sạch nó chứ sao nữa, Đồ con lợn, và phải làm thật nhanh tay đấy nhá.”

Bố phản đối. “Nó không chảy đâu.” Ông xoa xoa tay và hà hơi ấm vào chúng. “Dưới này lạnh phát cóng lên được.”

Tuy đúng là nó đã chảy, nhưng đâu đó trong mỗi người bọn họ, thằng người tuyết ấy vẫn đứng thẳng. Hẳn nó phải là điều cuối cùng mà họ thấy vào đêm Giáng sinh đó trước khi chìm vào giấc ngủ. Có tiếng đàn xếp vang lên trong tai họ, một thằng người tuyết trong mắt họ, và với Liesel, có suy nghĩ về những lờinói cuối cùng của Max khi con bé rời khỏi chỗ đống lửa anh ngồi.

* NHỮNG LỜI CHÚC GIÁNG SINH CỦA MAX VANDENBURG *

“Anh thường ước sao những chuyện này sẽ hoàn toàn chấm dứt, Liesel ạ, nhưng làm thế nào đó mà em đã làm được những chuyện kiểu như bước xuống những bậc cấp tầng hầm với một thằng người tuyết trong tay.”

Không may thay, đêm hôm đó sức khỏe của Max đã đánh dấu một sự xuống cấp nghiêm trọng. Những dấu hiệu đến sớm không quá trầm trọng, và rất thường gặp.Những cơn lạnh thường xuyên. Đôi bàn tay đẫm mồ hôi. Ngày càng có nhiều ảo giác anh đang đấm nhau với Quốc trưởng. Chỉ khi không thể thấy ấm lên sau những cái chống đẩy và mấy bài tập cơ bụng, anh mới bắt đầu thấy thực sự lo lắng. Dù đã ngồi gần đống lửa hết mức có thể, anh vẫn không thể tự nâng mình lên đến một mức độ nào của một sức khỏe bình thường. Ngày này qua ngày khác, cân nặng bắt đầu rời bỏ anh. Chế độ tập luyện của anh bắt đầu thưa thớt và rời rạc dần, với một bên má của anh nằm áp lên sàn tầng hầm như đang gắt gỏng.

Trong suốt tháng Giêng, anh cố gắng giữ cho mình không quá sa sút, nhưng sang đầu tháng Hai, Max đã ở trong một thân hình tiều tụy đáng lo ngại. Khó khăn lắm anh mới thức dậy được khi ngủ bên cạnh đống lửa, thay vào đó anh ngủ đến khi trời sáng bạch, miệng thì méo mó và xương gò má của anh bắt đầu sưng lên. Khi được hỏi thăm, anh trả lời rằng mình vẫn khỏe.

Vào giữa tháng Hai, một vài ngày trước khi Liesel được mười ba tuổi, anh bước đến lò sưởi, loạng choạng như sắp đổ gục xuống. Anh đã gần như ngã vào trong lò sưởi.

“Hans,” anh thì thầm, và gương mặt anh trông như bị chuột rút vậy. Cẳng chân anh duỗi xuôi ra, và đầu anh đập vào hộp cây đàn xếp.

Ngay lập tức, một cái thìa bằng gỗ rơi vào một loại súp nào đó, và Rosa Hubermann đã ở bên cạnh anh. Bà giữ lấy đầu Max và gọi giật Liesel ở bên kia phòng. “Đừng có đứng như trời trồng thế, đi lấy thêm chăn mền đi. Mang chúng đến giường của con. Còn ông!” Bố đang đứng bên cạnh. “Hãy giúp tôi nâng anh ấy dậy và dìu đến phòng của Liesel. Schnell – nhanh lên nào.”

Mặt Bố như chảy dài ra vì lo lắng. Đôi mắt màu xám của ông đảo liên hồi, và ông vác anh lên một mình. Max nhẹ như một đứa bé vậy. “Sao chúng ta không để anh ấy ở đây, trên giường mình?”

Rosa đã nghĩ đến chuyện đó rồi. “Không. Ta phải để mấy tấm rèm này mở ra vào ban ngày, nếu không thì trông nhà ta sẽ rất khả nghi.”

“Hay lắm.” Hans mang anh ra ngoài.

Với những tấm chăn trong tay, Liesel đứng nhìn.

Những cái chân khập khiễng và mớ tóc phất phơ trong hành lang.

Một chiếc giày đã rơi ra khỏi chân anh.

“Nhanh lên.”

Mẹ bước đằng sau họ, theo phong cách lạch bạch quen thuộc của bà.

Khi đã ở trên giường, những tấm mền được chất lên người anh rồi dắt quanh thân thể anh.

“Mẹ ơi?” Liesel không thể bắt mình nói được bất cứ điều gì khác.

“Cái gì?” Búi tóc của Rosa Hubermann đã được buộc chặt đến mức trông nó có vẻ đe dọa. Dường như nó lại càng được búi chặt hơn nữa khi bà lặp lại câu hỏi của mình. “Cái gì vậy hả Liesel?”

Con bé bước đến gần hơn, sợ phải nghe câu trả lờitừ miệng mẹ mình. “Anh ấy có còn sống không?”

Cái búi tóc gật đầu.

Sau đó Rosa quay lại và nói với một niềm tin mãnh liệt. “Bây giờ thì nghe mẹ nói đây, Liesel. Mẹ không mang người đàn ông này vào nhà mình để nhìn anh ta chết. Hiểu chưa?”

Liesel gật dầu.

“Giờ thì xéo đi.”

Trong hành lang, Bố ôm lấy nó. Con bé cần cái ôm ấy vô cùng.

Sau đó, con bé nghe thấy Hans và Rosa Hubermann nói chuyện trong bóng tối. Rosa bắt nó phải ngủ trong phòng của bố mẹ, và con bé nằm bên cạnh giường của họ, trên sàn nhà, trên tấm ra giường mà họ đã lôi lên từ dưới tầng hầm. (Cũng có những lo lắng về việc tấm ra ấy có thể bị nhiễm khuẩn, nhưng họ đã đi đến kết luận là mối lo như vậy là không tồn tại. Max không phải bị nhiễm siêu vi, thế là họ mang nó lên và thay cho những tấm che bụi.)

Khi tưởng con bé đã ngủ rồi, Mẹ nói lên ý kiến của mình.

“Cái thằng người tuyết khốn kiếp ấy,” bà thì thầm.“Tôi cuộc là căn bệnh đã bắt đầu với thằng người tuyết – cả căn hầm lạnh cóng, nhớp nháp toàn những băng và tuyết.”

Bố thì triết lý hơn. “Rosa, nó bắt đầu với Adolf.” Ông ngồi dậy.

“Chúng ta nên đi kiểm tra anh ấy.”

* BẢNG LIỆT KÊ NHỮNG NGƯỜI *

ĐÃ VÀO THĂM MAX VANDENBURG

Hans Hubermann: 2 lần

Rosa Hubermann: 2 lần

Liesel Meminger: 3 lần

Khi trời sáng, Liesel mang cho anh cuốn sổ phác thảo từ dưới tầng hầm lên và đặt nó trên chiếc bàn cạnh giường ngủ. Con bé cảm thấy rất tồi tệ vì đã lén xem nó năm ngoái, và lần này thì nó luôn đóng chặt quyển sách lại, không chú ý đến nội dung quyển sách nữa.

Khi Bố bước vào, con bé không quay người lại để nhìn vào mặt ông, mà lại nói, giọng nói vắt ngang qua người của Max Vandenburg, và con bé như đang nói chuyện với bức tường vậy. “Tại sao con lại phải mang đám tuyết đó xuống cơ chứ?” Con bé hỏi. “Nó đã bắt đầu tất cả những chuyện này, có phải không Bố?” Con bé siết chặt tay lại, như để cầu nguyện. “Tại sao con lại phải đắp thằng người tuyết đó cơ chứ?”

Bố, nhờ phẩm chất chịu đựng vốn có của ông, vẫn rất cứng rắn.

“Liesel,” ông nói, “con phải làm như thế.”

Trong nhiều giờ đồng hồ liền, con bé ngồi bên cạnh Max, trong khi anh vừa ngủ vừa run rẩy.

“Đừng chết,” nó thì thầm. “Làm ơn đi Max, đừng chết nhé.” Anh là thằng người tuyết thứ hai bị tan chảy ra trước mắt con bé, nhưng chỉ có điều lần này lại khác. Nó thực sự là một nghịch lý.

Càng lạnh bao nhiêu, anh càng tan chảy ra nhiều bấy nhiêu.

MƯỜI BA MÓN QUÀ

Đó là hình ảnh Max lúc mới đến, và hình ảnh ấy đã lại xuất hiện một lần nữa.

Những cái lông vũ lại trở thành những món tóc cứng tua tủa. Gương mặt trơn nhẵn lại trở nên thô ráp. Bằng chứng con bé cần đã ở đó. Anh vẫn còn sống.

Trong những ngày đầu tiên, con bé ngồi đó và nói chuyện với anh. Vào ngày sinh nhật của mình, nó bảo với anh rằng có một cái bánh khổng lồ đang đợi anh trong nhà bếp, giá như anh có thể tỉnh dậy mà nhìn xem.

Không có ai thức dậy cả.

Cũng chẳng có cái bánh nào.

* MỘT TRÍCH ĐOẠN LÚC ĐÊM KHUYA *

Rất lâu sau này tôi mới nhận ra rằng mình đã thực sự ghé thăm nhà số 33 phố Thiên Đàng vào khoảng thời gian đó. Hẳn lúc ấy phải là một trong những lúc mà con bé không ở bên cạnh anh ấy, vì tất cả những gì tôi nhìn thấy chỉ là một người đàn ông đang nằm trên giường. Tôi quỳ xuống. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để luồn tay mình vào bên trong những tấm mền. Sau đó, đã có một sự hồi sinh – một sự chống trả dữ dội lại sức nặng của tôi. Tôi rút lui, và với rất nhiều công việc đang chờ tôi phía trước, thật là hay khi bạn bị đuổi đi như thế trong cái căn phòng nhỏ tăm tối ấy. Thậm chí tôi còn xoay xở được một quãng dừng ngắn ngủi, mắt nhắm lại để lòng mình thanh thản trước khi ra ngoài.

Vào ngày thứ năm, đã có rất nhiều sự phấn khích khi Max mở mắt ra, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi. Những gì mà anh thấy phần lớn (và đó hẳn phải là một cận cảnh đáng sợ lắm) là Rosa Hubermann, gần như là đang tống cả một mớ súp vào miệng anh. “Nuốt đi,” bà khuyên anh. “Đừng nghĩ gì cả. Chỉ việc nuốt thôi.” Ngay lúc mà Mẹ rút cái tô lại, liesel cố nhìn gương mặt anh lần nữa, nhưng chỉ có một cái lưng của người đút súp cản tầm nhìn của nó.

“Anh ấy vẫn còn tỉnh chứ.”

Khi quay lại, Rosa không cần phải trả lời câu hỏi này.

Sau gần một tuần, Max tỉnh dậy lần thứ hai, lần này có Liesel và Bố đang ở trong phòng. Khi cả hai bố con đang quan sát thân người nằm trên giường thì có một tiếng rên khẽ. Nếu có thể, thì Bố đã rơi thẳng xuống, ra khỏi cái ghế.

“Thôi mà,” Liesel thốt lên. “Hãy tỉnh dậy đi, Max, đừng ngủ nữa mà.”

Anh nhìn con bé một lúc, nhưng không có nhận thức gì cả. Cặp mắt anh nhìn con bé như thể nó là một cái gì đó bí ẩn và khó hiểu lắm. Và rồi cặp mắt ấy lại khép lại.

“Bố ơi, có chuyện gì thế?”

Hans lại thả phịch người xuống ghế.

Sau đó, ông gợi ý rằng có lẽ con bé nên đọc sách cho Max nghe. “Coi nào, Liesel, bây giờ thì con đã đọc tốt lắm rồi – ngay cả khi chúng ta không biết gì về xuất xứ của quyển sách đó.”

“Con đã nói với Bố rồi mà. Một bà xơ trong trường đã đưa nó cho con.”

Bố giơ tay lên tỏ vẻ đồng ý một cách đầy miễn cưỡng. “Bố biết, bố biết.” Ông thở dài, từ một độ cao nào đó. “Chỉ có điều…” Ông chậm chạp lựa lời để nói. “Đừng có để bị bắt.” Đây là lời nói của một người đã ăn trộm một người Do Thái.

Kể từ ngày hôm đó trở đi, Liesel đọc quyển Người huýt sáo to thành tiếng cho Max, trong khi anh vẫn nằm trên giường của nó. Có một điều rất đáng buồn là con bé cứ phải bỏ qua nhiều chương sách, vì có rất nhiều trang vẫn còn bị dính chặt lại với nhau. Quyển sách vẫn chưa khô hẳn. Dù vậy, con bé vẫn chật vật đọc tiếp, cho đến lúc nó đã đọc gần được ba phần tư quyển sách. Quyển sách ấy dày ba trăm chín mươi sáu trang.

***

Trong thế giới bên ngoài căn nhà ấy, mỗi ngày Liesel đều vội vã lao từ trường về nhà với hi vọng Max sẽ khá hơn. “Anh ấy có tỉnh dậy không? Anh ấy có ăn gì không?”

“Đi ra ngoài đi,” Mẹ nài nỉ nó. “Con đang gặm thủng một cái lỗ trong dạ dày của ta khi cứ léo nhéo như thế mãi đấy. Đi ra. Ra ngoài kia mà chơi bóng đá đi, vì Chúa.”

“Vâng, thưa Mẹ.” Con bé đã chuẩn bị mở cửa rồi. “Nhưng Mẹ sẽ gọi con và cho con biết nếu anh ấy tỉnh dậy, có phải không Mẹ? Mẹ chỉ cần nói gì đó cho con biết thôi. Hãy hét lên như thể con đã làm điều gì sai trái ấy. Cứ việc nguyền rủa con. Mọi người sẽ không nghi ngờ gì cả đâu, Mẹ đừng lo.”

Ngay đến Rosa cũng phải bật cười trước câu nói đó. Bà đứng chống nạnh và giải thích rằng Liesel vẫn chưa đủ lớn để tránh được một trận đòn vì đã nói năng như thế. “Và hãy ghi một bàn thắng đấy,” bà đe dọa, “còn không thì đừng có thò mặt về nhà.”

“Dĩ nhiên rồi, thưa Mẹ.”

“Ghi hai bàn đấy nhé, Đồ con lợn!”

“Vâng, thưa Mẹ.”

“Và đừng có trả lời lại nữa!”

Liesel cân nhắc chuyện đó, nhưng rồi con bé chạy vụt ra đường, để đứng đối mặt với Rudy trên con phố trơn trượt vì bùn đất.

“Đến lúc rồi, đồ gãi mông ạ.” Thằng nhóc chào đón nó theo thông lệ khi chúng tranh nhau quả bóng. “Cậu đã ở xó xỉnh nào thế hả?”

Nửa giờ đồng hồ sau, khi quả bóng bị đè bẹp gí bởi một chiếc xe hơi hiếm hoi chạy qua phố Thiên Đàng, Liesel đã tìm thấy món quà đầu tiên của nó dành cho Max Vandenburg. Sau khi đã quyết định là quả bóng không thể sử dụng được nữa, lũ trẻ lần lượt quay về nhà trong sự phẫn nộ và chán nản, để mặc quả bóng nằm rúm ró trên mặt đường lạnh lẽo, nham nhở. Liesel và Rudy vẫn đứng bên chỗ xác chết của quả bóng ấy. Trên quả bóng có một cái khe rách toạc, trông như cái mồm của nó vậy.

“Cậu có muốn nó không?” Liesel hỏi.

Rudy nhún vai. “Tớ muốn gì ở cái quả bóng bẹp gí như một đống cứt này cơ chứ? Chẳng có cách nào để bơm khí vào bên trong nó được nữa, có phải không hả?”

“Cậu có muốn nó hay không?”

“Không, cảm ơn.” Rudy thận trọng lấy chân khều khều vào quả bóng, như thể nó là một con thú đã chết vậy. Hay là một con thú có thể đã chết rồi.

Khi thằng bạn đã về nhà, Liesel nhặt quả bóng lên rồi cặp nó dưới nách. Con bé có thể nghe thằng kia gọi vọng theo. “Này, Đồ con lợn.” Con bé chờ đợi. “Đồ con lợn.”

Nó đành phải đầu hàng. “Cái gì?”

“Tớ có một cái xe đạp không có bánh ở đây, trong trường hợp cậu muốn có nó.”

“Cứ giữ lấy cái xe đạp phải gió của cậu đi.”

Từ vị trí của mình trên con phố, điều cuối cùng mà con bé nghe được là tiếng cười của cái đồ con lợn ấy, thằng Rudy Steiner.

Về nhà, con bé đi thẳng vào phòng ngủ. Nó mang quả bóng cho Max và đặt nó ở phía chân giường.

“Em xin lỗi,” con bé nói, “chẳng nhiều nhặn gì. Nhưng khi anh tỉnh dậy, em sẽ kể anh nghe tất cả về nó. Em sẽ kể cho anh nghe rằng đó là một buổi chiều có màu xám xịt nhất mà anh có thể hình dung ra, và có một chiếc xe hơi không bật đèn pha đã cán thẳng lên quả bóng. Sau đó người đàn ông trong xe mở cửa ra rồi gào lên với tụi em. Và sau đó hắn ta hỏi đường đi. Cái gã loạn thần kinh…”

Tỉnh dậy đi! Con bé muốn thét lên. Hãy lay gọi anh ấy.

Nhưng nó đã không làm thế.

Tất cả những gì Liesel có thể làm là nhìn quả bóng và lớp da xác xơ, nhăn nheo của nó. Đó là món quà đầu tiên trong số rất nhiều món quà mà con bé sẽ tặng cho anh.

Bình luận
× sticky