Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kẻ Trộm Sách

Phần X – Chương 2

Tác giả: Markus Zusak

* MAX VANDENBURG, THÁNG TÁM NĂM 1943 *

Có những món tóc cứng quèo như những cànhcây, đúng như Liesel nghĩ, và đôi mắt đen kịt như hai đầm lầy bước ra, vai kề vai cùng những người Do Thái khác. Khi họ đến được chỗ con bé, họ cầu xin. Hàm râu thò ra khỏilớp da mặt anh, và miệng anh run rẩy khi anh nói ra một từ, một cái tên, một đứa bé gái.

Liesel.

Liesel đã hoàn toàn tách khỏi đám đông và bước vào toán người Do Thái, con bé đi len lỏi qua họ cho đến khi nó nắm được tay anh bằng bàn tay trái của mình.

Mặt anh gục xuống con bé.

Nó cúi xuống ngay lúc con bé vấp ngã và người DoThái, cái người Do Thái hư hỏng ấy, đã giúp con bé đứng dậy. Việc này đã lấy đi hết sức lực của anh.

“Em ở đây, Max,” con bé lại nói, “Em ở đây.”

“Anh thật không thể tin được…” Những từ ngữ nhỏ giọt ra từ miệng Max. “Xem em lớn chưa kìa.” Có một nỗi buồn mãnh liệt trong đôi mắt anh. Chúng sưng tấy lên. “Liesel… Họ đã bắt được anh cách đây vài tháng.” Giọng nói của anh đã bị tàn phá đi nhiều, nhưng nó vẫn tự kéo lê mình về phía con bé. “Khi anh đang trên đường đến Stuttgart.”

Từ bên trong, dòng suối người Do Thái là một thảm họa tối tăm của những cẳng chân và cánh tay. Những bộ đồng phục xơ xác như giẻ rách. Vẫn chưa có người lính nào nhìn thấy con bé cả, và Max đã cho con bémột lời cảnh báo. “Em phải buông anh ra, Liesel.”Thậm chí anh còn cố đẩy con bé ra nữa, nhưng nó quákhỏe. Cánh tay chết đói của Max không thể thắng được nó, và con bé vẫn bước đi tiếp, giữa bầu không khí hôi hám, cái đói và sự hỗn loạn.

Sau rất nhiều bước chân, người lính đầu tiên đã nhận thấy nó.

“Này!” Hắn ta gọi vọng vào. Hắn chỉ vào Liesel bằng cái roi da của mình. “Này, con bé kia, mày đang làm cái gì thế? Ra khỏi đó mau!”

Khi con bé phớt lờ hắn, tên lính bèn dùng cánh tay của mình để tách rời đám người nhơ nhớp dinh dính ấy ra. Hắn xô họ sang một bên để có đường đi qua, rồi lù lù hiện ra phía trên con bé, trong khi Liesel vẫn cốgắng đi tiếp dù khá chật vật, và rồi con bé nhận ra vẻ mặt đang cố kìm nén điều gì đó của Max Vandenburg. Trước đây nó đã nhìn thấy anh sợ, nhưng chưa bao giờ sợ đến mức như thế này cả.

Tên lính bắt lấy Liesel.

Đôi tay hắn cư xử rất thô bạo với quần áo của nó.

Con bé có thể cảm thấy mấy đốt xương của những ngón tay hắn, và khớp nối ở mỗi đốt ngón tay. Chúng giật mạnh da con bé. “Tao đã nói là đi ra cơ mà!” Hắn ra lệnh cho nó, và lôi con bé sang một bên rồi quẳng nó vào bức tường của những người dân Đức đang đứng nhìn. Tiết trời đang trở nên ấm áp hơn. Mặt trời thiêu đốt gương mặt nó. Đứa bé gái nằm vật xuống một cách đau đớn, nhưng giờ nó đã lại đứng dậy. Nó đã hồi phục và chờ đợi. Nó lại bước vào.

Lần này, Liesel đi qua từ đằng sau đoàn người.

Phía trước mặt nó, nó chỉ có thể nhìn thấy những món tóc cứng quèo rất dễ nhận ra, và một lần nữa, nó đi về phía chúng.

Lần này, nó không vươn người ra nữa, mà đứng lại. Đâu đó bên trong nó là những linh hồn của từ ngữ. Chúng trèo ra ngoài và đứng bên cạnh con bé.

“Max,” nó gọi. Anh quay lại và nhắm mắt lại trong một khoảnh khắc ngắn ngủi khi con bé tiếp tục nói.“Có một gã đàn ông kỳ lạ, nhỏ bé,” nó nói. Hai cánh tay nó đang buông thõng xuống, nhưng hai bàn tay nó thì đang nắm chặt lại ở hai bên người nó. “Nhưng cũng có cả một người lay từ ngữ nữa.”

Một trong những người Do Thái đang trên đường đến Dachau giờ đã dừng bước.

Anh đứng hoàn toàn bất động khi những người khác thình lình đổi hướng một cách rầu rĩ ở xung quanh anh, để lại anh hoàn toàn một mình. Cặp mắt anh so le và thật đơn giản. Những từ ngữ đã được chuyền từ đứa bé gái sang người Do Thái. Chúng trèo lên người anh.

***

Lần tiếp theo con bé cất tiếng, những câu hỏi như loạng choạng rơi ra từ miệng nó. Những giọt nước mắt nóng bỏng chen nhau để giành chỗ trong đôi mắt của nó, và nó sẽ không để chúng trào ra. Sẽ tốt hơn khi nóđứng đó một cách kiên quyết và đầy kiêu hãnh. Hãy để cho những từ ngữ làm tất cả công việc cần làm. “Đó có thật là em không? Người thanh niên nọ hỏi,” con bé nói. “Có phải chính từ gò má em mà anh đã gieo hạt giống không?”

Max Vandenburg vẫn đứng đó.

Anh không khuỵu xuống.

Con người, những người Do Thái, và những đám mây, tất cả đều dừng lại. Họ quan sát.

Khi đứng, ban đầu Max nhìn vào đứa bé gái, sau đó nhìn thẳng vào bầu trời bao la xanh thẳm và lộng lẫy. Có những thanh xà nặng nề – những tấm ván của mặt trời – đang rơi một cách ngẫu nhiên, một cách thật đẹp đẽ, xuống mặt đường. Những đám mây cúi mình xuống để nhìn ra đằng sau khi họ bắt đầu tiếp tục di chuyển. “Thật là một ngày đẹp trời,” anh nói, và giọng nói củaanh đã tan vỡ thành nhiều mảnh. Một ngày tuyệt vời để chết. Một ngày tuyệt vời để chết, như thế này.

Liesel đi về phía anh. Con bé đã có đủ can đảm để vươn tay ra và ôm lấy gương mặt lởm chởm râu của anh. “Có thật là anh đấy không, Max?”

Thật là một ngày tuyệt vời cho nước Đức và cái đám đông đang chú ý của nó.

Anh để cho miệng mình hôn vào lòng bàn tay của con bé. “Phải, Liesel, là anh đây,” và anh ôm lấy bàn tay của con bé để lên mặt mình rồi khóc vào những ngón tay của nó. Anh khóc khi những tên lính đi đến và một nhóm nhỏ những người Do Thái cả gan đứng đó và quan sát.

Khi vẫn còn đứng, anh bị quật roi vào người.

“Max,” đứa bé gái òa khóc nức nở.

Sau đó, một cách im lặng, nó bị lôi ra xa. Max.

Tay đấm Do Thái.

Từ sâu trong đáy lòng, con bé đã nói tất cả điều đó ra.

Maxi – taxi. Đó là cái tên mà bạn bè đã gọi anh ở Stuttgart khi anh đánh nhau trên đường phố, anh có nhớ không? Đó là anh – thằng bé với những nắm đấm cứng như đá, và anh nói rằng anh sẽ giáng một cú đấm vào mặt của thần chết khi hắn đến bắt anh. Có nhớ không, Max? Anh đã nói với em như thế. Em nhớ tất cả…

Có nhớ thằng người tuyết không, Max? Có nhớ không?

Trong tầng hầm?

Có nhớ đám mây trắng với quả tim màu xám không?

Thỉnh thoảng Quốc trưởng vẫn xuống tìm anh. Ông ta nhớ anh. Cả nhà mình đều nhớ anh.

Cái roi. Cái roi.

Cái roi vẫn tiếp tục được vụt xuống từ bàn tay của tên lính. Nó quật xuống mặt của Max. Nó cắt đứt cằm anh và xé nát cổ họng anh.

Max gục xuống đất, và bây giờ thì tên lính quay sang đứa bé gái. Mồm hắn đang mở ra. Hắn có một hàm răng không chê vào đâu được.

Một ánh chớp đột ngột lóe lên trước mắt con bé. Nó nhớ lại cái ngày mà nó đã muốn Ilsa Hermann, hay ít nhất là bà Rosa đáng tin cậy, tát nó, nhưng không ai trong số họ chịu làm thế cả. Lần này thì con bé đã không phải thất vọng.

Ngọn roi xé một đường trên xương đòn nó và kéo dài xuống chỗ xương vai.

“Liesel!”

Con bé biết người vừa gọi nó.

Khi tên lính vung cánh tay của mình lên, con bé nhìn thấy một thằng Rudy Steiner đau đớn qua những kẽ hở chỗ đám đông. Nó đang cất tiếng gọi. Con bé có thể nhìn thấy gương mặt như đã bị tra tấn của nó, và mái tóc màu vàng của thằng bạn mình. “Liesel, ra khỏi chỗ đó ngay!”

Kẻ trộm sách đã không đi ra.

Con bé nhắm mắt lại và bắt được cái vệt roi cháy bỏng tiếp theo, và một vệt roi khác, cho đến khi thân thể nó đổ xuống mặt đường ấm áp. Nó làm cho má con bé nóng lên.

Có thêm những từ ngữ nữa đến, lần này là từ phía tên lính.

“Steh auf.”

Câu nói ngắn gọn ấy không được hướng đến đứa bé gái mà là dành cho người Do Thái. Nó được nói thêm cho cụ thể. “Đứng lên, đồ lỗ đít dơ bẩn, đồ chó má Do Thái, đứng lên, đứng lên ngay…”

***

Max nhấc thân người mình thẳng đứng lên. Chỉ một cái chống đẩy nửa thôi, Max.

Chỉ một cái chống đẩy trên sàn hầm lạnh lẽo nữa thôi, Max.

Đôi chân của anh di chuyển.

Chúng lê đi và anh lại bước tiếp.

Hai chân anh so le với nhau, và đôi tay anh vuốt lên những dấu vết của ngọn roi, để làm dịu đi cơn buốt nhói. Khi anh thử quay đầu lại để tìm Liesel, thì bàn tay của những tên lính đã đặt lên đôi vai đẫm máu của anh và đẩy anh bước tiếp.

Thằng bé chạy đến. Hai cẳng chân khẳng khiu của nó ngồi thụp xuống, rồi nó quay sang bên trái, rồi cất tiếng gọi.

“Tommy, ra đây và giúp tớ một tay nào. Chúng ta phải đỡ cậu ấy dậy. Tommy, nhanh lên!” Thằng bé xốc nách kẻ trộm sách đứng dậy. “Liesel, coi nào, cậu phải ra khỏi con đường này.”

Khi đã có thể đứng được, con bé nhìn những gương mặt người Đức bàng hoàng và như đã đông lại thành đá, tươi rói như vừa được lấy ra khỏi bọc. Dưới chân họ, con bé cho phép mình đổ gục xuống, nhưng chỉ trong một khoảnh khắc thôi. Một chỗ da bị xước đã tạo nên dấu ấn ở một bên má nó, nơi nó đã đập mặt xuống đất. Mạch của nó như sôi lên, đốt nóng cả trong lẫn ngoài.

Ở cuối con đường, con bé có thể nhìn thấy những bàn chân và gót chân đang nhòe nhoẹt dần của những người Do Thái cuối cùng trong đoàn người đang đi ấy.

Mặt nó đang rát và một cơn đau nhức dai dẳng ở ta yvà chân nó – một sự tê cóng vừa khiến nó đau đớn vừa làm nó mỏi mệt.

Nó đứng đó.

Một cách bướng bỉnh, nó bắt đầu đi và sau đó là chạy xuống phố Munich, để đuổi kịp những bước chân cuối cùng của Max Vandenburg.

“Liesel, cậu đang làm gì thế?!”

Nó vùng thoát khỏi cái nắm giữ của những lời nói từ Rudy và lờ đi những người đang đứng nhìn ở hai bên nó. Hầu hết bọn họ đều câm lặng. Đó là những pho tượng với những quả tim đang đập. Hay có thể là những người đứng xem ở đoạn cuối của một cuộc thi chạy đường dài. Liesel lại hét to lên và không được nghe thấy. Mái tóc đang ở trong mắt nó. “Max, làm ơn đi.”

Sau khoảng ba mươi mét, khi một tên lính quay lại đứa bé gái đã bị vật ngã. Những bàn tay giữ chặt lấy nó từ đằng sau và thằng bạn hàng xóm của nó đè nó xuống mặt đất, đầu gối nó chạm đất trước tiên. Thằng nhóc nhận lấy tất cả những cú đấm của con bé như thể chúng là những món quà. Hai bàn tay và khuỷu tay xương xẩu của nó được chấp nhận với không gì khác ngoài vài tiếng rên rỉ ngắn. Thằng nhóc nhận liên tục từng bãi nước bọt và nước mắt dầm dề như thể chúng trông thật đáng yêu trên gương mặt nó. Tuy vậy, quan trọng hơn cả, nó đã có thể giữ chặt con bé dưới đất.

Trên phố Munich, một thằng bé và một con bé quấn lấy nhau. Chúng xoắn vào nhau và trơ trọi trên mặt đường.

Chúng cùng nhau nhìn những con người biến mất. Chúng nhìn họ tan rã, như những bánh xà phòng chuyển động trong bầu không khí ẩm ướt.

NHỮNG LỜI THÚ NHẬN

Khi những người Do Thái đã đi khỏi, Rudy và Liesel buông nhau ra, và kẻ trộm sách không nói gì cả. Chẳng có câu trả lời nào cho những câu hỏi của Rudy hết.

Liesel cũng không đi về nhà. Con bé bước đi một cách cô độc đến trạm xe lửa và chờ bố nó ở đó trong suốt nhiều giờ đồng hồ. Ban đầu Rudy đứng cùng với nó, nhưng vì vẫn còn nửa ngày nữa Hans mới về đến nhà, nên nó đã gọi Rosa đến. Trên đường quay lại nhà ga, thằng bé đã kể cho bà nghe chuyện đã xảy ra, và khi Rosa đến nơi, bà chẳng hỏi đứa bé gái điều gì cả. Bà đã ghép được những mảnh ghép hình vào với nhau rồi, và chỉ đứng bên cạnh con bé, và cuối cùng là thuyết phục nó ngồi xuống. Họ ngồi đợi cùng nhau.

Khi Bố thấy họ, ông thả rơi cái túi của mình xuống, ông đá vào cái bầu không khí của Bahnhof. (Nhà ga – tiếng Đức)

Đêm đó không ai trong số họ dùng bữa tối cả. Những ngón tay của Bố cào cấu cây đàn xếp, giết hết bài hát này đến bài hát khác, dù ông có cố gắng đến như thế nào đi nữa. Mọi thứ đã không còn tốt đẹp nữa rồi.

Trong suốt ba ngày trời, kẻ trộm sách nằm lì trên giường.

Mỗi buổi sáng và chiều, Rudy Steiner đều gõ lên cánh cửa và hỏi xem con bé còn ốm hay không. Đứa bé gái không ốm.

Đến ngày thứ tư, Liesel đứng trước cửa nhà hàng xóm của nó và hỏi xem liệu thằng bạn có thể quay lại chỗ những cái cây, nơi chúng đã phân phát bánh mì cùng nhau hồi năm ngoái hay không.

“Lẽ ra tớ đã nói với cậu sớm hơn,” con bé nói.

***

Như đã hứa, chúng bước đi thật xa, đến tận con đường dẫn đến Dachau. Chúng đứng giữa những cái cây. Có những hình thù dài ngoằng của ánh sáng và bóng tối. Đám quả thông kêu lạo xạo như những cái bánh quy vậy.

Cảm ơn cậu, Rudy.

Vì tất cả. Vì đã giúp tớ ra khỏi con đường đó, vì đã ngăn tớ lại…

Con bé không nói ra điều nào trong số những điều này cả.

Tay nó đặt trên một cành cây tróc vỏ bên cạnh nó. “Rudy, nếu tớ nói cho cậu biết một điều gì đó, thì cậu có hứa là sẽ không nói một lời nào cho bất cứ ai nghe chứ?”

“Dĩ nhiên rồi.” Thằng nhóc có thể cảm nhận được sự nghiêm trọng nơi gương mặt của con bé, và sự nặng nề trong giọng nói của bạn mình. Nó ngả người lên cái cây bên cạnh con bé. “Chuyện gì thế?”

“Hãy hứa đi.”

“Tớ hứa rồi còn gì.”

“Hứa lại đi. Cậu không được kể cho mẹ cậu, cho anh cậu hay cho Tommy Muller nghe chuyện này. Không ai cả.”

“Tớ hứa ”

Nó tựa người vào thân cây. Nhìn xuống đất.

Con bé thử vài lần để tìm được chỗ thích hợp để bắt đầu, nó đọc những câu được viết dưới chân mình, kết hợp những từ ngữ vào những quả thông và cái đống rác của những cành cây gãy.

“Cậu có nhớ lúc mà tớ bị thương khi chơi bóng đá,” con bé nói, “ở trên phố không?”

Con bé đã mất khoảng bốn mươi lăm phút để giải thích về hai cuộc chiến tranh, một cây đàn xếp, một tay đấm Do Thái và một cái tầng hầm. Dĩ nhiên là nó không quên bổ sung về điều đã xảy ra trước đó mấy ngày trên phố Munich.

“Đó là lý do vì sao cậu đến gần để nhìn cho rõ hơn,” Rudy nói, “với miếng bánh mì ngày hôm đó. Để xem anh ấy có ở đó không.”

“Đúng vậy.”

“Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác.”

“Phải.”

Những cái cây rất cao và giống như hình tam giác. Chúng im lặng.

Liesel rút quyển Người lay từ ngữ ra khỏi túi và cho Rudy xem một trang của quyển sách. Trên trang đó là hình vẽ một thằng nhóc với ba chiếc huy chương vàng được treo quanh cổ nó.

“Mái tóc có màu vàng chanh,” Rudy đọc. Mấy ngón tay của thằng bé chạm vào những từ ngữ. “Cậu đã kể cho anh ấy nghe về tớ à?”

Ban đầu, Liesel không thể nói được. Có thể đó là sự gập ghềnh bất chợt của tình yêu mà con bé cảm thấy với thằng bạn. Hay con bé đã luôn yêu cậu ta? Rất có thể. Vì con bé như đã bị cấm khẩu, nó đã muốn cậu ta hôn nó. Nó đã muốn cậu ta kéo tay nó sang và ôm nó lại gần. Không quan trọng là ở đâu. Miệng nó cổ nó, má nó. Làn da nó đã trống rỗng cho cái hôn ấy, đã chờ đợi cái hôn ấy biết bao.

Vài năm trước, khi chúng chạy đua trên một sân đầy bùn nhão, Rudy là một bộ xương được lắp ghép vội vàng, với một nụ cười lung lay, lởm chởm. Chiều nay trong khu rừng cậu là người cho bánh mì và những con gấu bông. Cậu là vận động viên đã ba lần chiến thắng của trung tâm Thiếu niên Hitier.

Cậu là bạn thân nhất của nó. Và cậu chỉ còn cách cái chết của mình một tháng.

“Dĩ nhiên là tớ đã kể với anh ấy về cậu,” Liesel nói.

Con bé đang nói lời vĩnh biệt với bạn mình và nó thậm chí còn không hề hay biết chuyện ấy.

QUYỂN SÁCH NHỎ MÀU ĐEN CỦA ILSA HERMANN

Vào giữa tháng Tám, con bé nghĩ rằng mình sẽ đến nhà số 8 phố Grande để tìm phương thuốc cũ kĩ đó.

Để làm nó thấy khá hơn. Đó là điều con bé nghĩ.

Ngày hôm đó thật ẩm ướt và nóng nực, nhưng những buổi đi tắm thì đã được định trước là dành cho buổi tối. Trong quyển Người lạ mặt cuối cùng, có một câu trích dẫn gần cuối quyển sách. Liesel nhớ đến nó khi đang đi ngang qua cửa hàng của mụ Diller.

* NGƯỜI LẠ MẶT CUỐI CÙNG, TRANG 211 *

Mặt trời khuấy trộn quả đất. Cứ vòng quanh vòng quanh, nó khu ấy trộn chúng ta, như một món hầm vậy.

Lúc đó, Liesel chỉ nghĩ về câu này bởi ngày hôm đó quá ấm áp đến mức nực nội.

Trên phố Munich, con bé nhớ lại những sự việc đã xảy ra ở đây tuần trước. Nó nhìn thấy những người DoThái đang đi tới từ phía cuối đường, những dòng suối, những con số, và những nỗi đau của họ. Con bé quyết định rằng câu trích dẫn từ quyển sách của nó đã thiếu mất một từ.

Từ đó là một món hầm xấu xa, nó nghĩ thầm. Nó xấu xa đến mức mình không thể chịu nổi.

Liesel băng qua cây cầu bắc ngang sông Amper. Dòng nước sông trông thật lộng lẫy và trù phú với màu ngọc lục bảo. Con bé có thể nhìn thấy những hòn đá dưới lòng sông, và lắng nghe được bài hát quen thuộc của dòng nước.

Thế giới này không xứng đáng với một dòng sông như vậy.

Con bé trèo lên ngọn đồi để đi đến phố Grande. Những ngôi nhà trông thật đáng yêu và đáng tởm. Con bé thấy thích thú với những cơn nhức nhối nho nhỏ nơi chân và phổi mình. Hãy đi nhanh hơn, con bé nghĩ thầm, và nó bắt đầu trỗi dậy, như một con quái vật trỗi dậy khỏi lớp cát. Con bé ngửi thấy mùi cỏ của khu nhà. Nó thật tươi mới và ngọt ngào, xanh ngắt và có màu vàng ở ngọn. Con bé băng qua khoảng sân mà không hề quay đầu lại lấy một lần, hay dừng lại dù chỉ một khắc, vì nỗi hoang tưởng.

Ô cửa sổ.

Những bàn tay vịn trên khung cửa, hai chân bắt tréo. Những cái chân đáp xuống đất.

Những quyển sách và những trang giấy, và một gương mặt hạnh phúc.

Con bé rút một quyển sách trên kệ ra và ngồi xuống sàn cùng với nó.

Bà ấy có đang ở nhà không? Con bé tự hỏi, nhưng nó không quan tâm đến việc Ilsa Hermann đang gọt khoai tây trong nhà bếp hay đang đứng ở bưu điện. Hay đang đứng đó, sửng sốt ở phía trên nó, kiểm tra xem đứa bé gái đang đọc cái gì.

Đứa bé gái chỉ đơn giản là không còn quan tâm đến chuyện đó nữa.

Trong suốt một thời gian dài, con bé chỉ ngồi đó và nhìn.

Nó đã nhìn thấy em trai nó chết với một mắt mở, mắt kia vẫn còn mơ màng. Nó đã nói lời vĩnh biệt mẹ nó và hình dung ra cảnh bà chờ đợi trong cô quạnh một đoàn tàu đưa người ta tới sự quên lãng. Một người đàn bà bện bằng dây điện đã nằm xuống, tiếng thét của bà tràn ngập trên con đường cho đến khi nó ngã sang hai bên vỉa hè như một đồng xu đang lăn và thiếu sức đẩy. Một người đàn ông trẻ đã bị treo cổ bởi sợi dây thừng được bện từ tuyết ở Stalingrad. Con bé đã quan sát một người phi công lái máy bay ném bom chết trong một cỗ quan tài bằng kim loại. Nó đã nhìn thấy một người đàn ông Do Thái, người đã hai lần đưa cho nó những trang sách đẹp đẽ nhất đời nó, diễu hành đến trại tập trung. Và giữa tất cả những ảo ảnh ấy, nó nhìn thấy Quốc trưởng, đang gào thét những từ ngữ của ông ta và chuyền chúng ra xung quanh.

Những hình ảnh đó là cả thế giới này, và nó bị khuấy trộn bên trong con bé khi nó ngồi đó với những quyển sách đáng yêu và những tựa đề đẹp đẽ của chúng. Tâm can con bé như sôi dần lên khi nó nhìn thấy những trang sách tràn ngập từ ngữ với những đoạn văn và con chữ.

Lũ khốn kiếp, con bé nghĩ thầm. Chúng mày là một lũ khốn kiếp đáng yêu.

Đừng làm tao thấy hạnh phúc. Làm ơn đi, đừng đổ ngập tràn con người tao và để tao nghĩ rằng có một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy đến từ bất cứ cái gì trong số này. Hãy nhìn những vết bầm tím của tao mà xem. Hãy nhìn chỗ trầy xước này mà xem. Chúng mày có nhìn thấy vết xước bên trong tao không? Chúng mày có nhìn thấy nó đang lớn lên ngay trước mắt chúng mày, đang ăn mòn tao hay không? Tao không muốn hi vọng về bất cứ điều gì thêm một chút nào nữa. Tao không muốn cầu nguyện rằng Max vẫn còn sống và được an toàn, hay cầu nguyện cho Alex Steiner nữa.

Bởi vì thế giới này không xứng đáng với họ.

Con bé xé một trang sách ra khỏi quyển sách, rồi xé nó ra làm đôi. Sau đó là một chương của quyển sách.

Không lâu sau, chẳng còn gì khác ngoài những đống rác từ ngữ được vứt bừa bãi giữa hai chân nó và xung quanh con bé. Những từ ngữ. Tại sao chúng lại phải tồn tại cơ chứ? Không có chúng, sẽ chẳng có bất cứ chuyện nào trong số những chuyện này xảy ra cả. Không có những từ ngữ, thì Quốc trưởng chẳng là cái gì cả. Sẽ không có những người tù nhân đi khập khiễng, không cần phải an ủi ai hay dùng những mánh khóe lừa gạt bằng lời nói để làm chúng ta cảm thấy khá hơn.

Những từ ngữ thì có gì tốt đẹp cơ chứ?

Lúc này con bé đã nói câu này ra thành tiếng, với căn phòng có ánh sáng màu cam. “Những từ ngữ thì có gì tốt đẹp cơ chứ?”

Kẻ trộm sách đứng đó rồi cẩn thận bước đến cửa thư phòng. Sự phản kháng của nó nhỏ bé và hời hợt. Hành lang lộng gió đã bị ngâm vào sự trống rỗng làm bằng gỗ của ngôi nhà.

“Bà Hermann?”

Tiếng gọi ấy quay trở lại với con bé và cố dâng lên một lần nữa đến chỗ cánh cửa ra vào. Nó chỉ đi được nửa đường, rồi đáp một cách yếu ớt xuống hai tấm vàn lót sàn dẹp lép.

“Bà Hermann?”

Những tiếng gọi của nó được chào đón bởi không gì khác ngoài sự im lặng, và con bé rất muốn tìm trong nhà bếp vì Rudy. Nó cố ngăn mình làm thế. Con bé sẽ cảm thấy không ổn nếu ăn cắp thức ăn từ một người đàn bà đã để lại cho nó một quyển tự điển trên ô cửa sổ. Vậy đấy, và nó còn mới vừa phá hủy một trong những quyển sách của bà ấy nữa, hết trang sách nay đến trang sách khác, hết chương sách này đến chương sách khác. Con bé đã hủy hoại đủ rồi.

Liesel quay lại thư phòng và mở một trong những cái ngăn kéo bàn ra. Nó ngồi xuống.

* MAX VANDENBURG, THÁNG TÁM NĂM 1943 *

Có những món tóc cứng quèo như những cànhcây, đúng như Liesel nghĩ, và đôi mắt đen kịt như hai đầm lầy bước ra, vai kề vai cùng những người Do Thái khác. Khi họ đến được chỗ con bé, họ cầu xin. Hàm râu thò ra khỏilớp da mặt anh, và miệng anh run rẩy khi anh nói ra một từ, một cái tên, một đứa bé gái.

Liesel.

Liesel đã hoàn toàn tách khỏi đám đông và bước vào toán người Do Thái, con bé đi len lỏi qua họ cho đến khi nó nắm được tay anh bằng bàn tay trái của mình.

Mặt anh gục xuống con bé.

Nó cúi xuống ngay lúc con bé vấp ngã và người DoThái, cái người Do Thái hư hỏng ấy, đã giúp con bé đứng dậy. Việc này đã lấy đi hết sức lực của anh.

“Em ở đây, Max,” con bé lại nói, “Em ở đây.”

“Anh thật không thể tin được…” Những từ ngữ nhỏ giọt ra từ miệng Max. “Xem em lớn chưa kìa.” Có một nỗi buồn mãnh liệt trong đôi mắt anh. Chúng sưng tấy lên. “Liesel… Họ đã bắt được anh cách đây vài tháng.” Giọng nói của anh đã bị tàn phá đi nhiều, nhưng nó vẫn tự kéo lê mình về phía con bé. “Khi anh đang trên đường đến Stuttgart.”

Từ bên trong, dòng suối người Do Thái là một thảm họa tối tăm của những cẳng chân và cánh tay. Những bộ đồng phục xơ xác như giẻ rách. Vẫn chưa có người lính nào nhìn thấy con bé cả, và Max đã cho con bémột lời cảnh báo. “Em phải buông anh ra, Liesel.”Thậm chí anh còn cố đẩy con bé ra nữa, nhưng nó quákhỏe. Cánh tay chết đói của Max không thể thắng được nó, và con bé vẫn bước đi tiếp, giữa bầu không khí hôi hám, cái đói và sự hỗn loạn.

Sau rất nhiều bước chân, người lính đầu tiên đã nhận thấy nó.

“Này!” Hắn ta gọi vọng vào. Hắn chỉ vào Liesel bằng cái roi da của mình. “Này, con bé kia, mày đang làm cái gì thế? Ra khỏi đó mau!”

Khi con bé phớt lờ hắn, tên lính bèn dùng cánh tay của mình để tách rời đám người nhơ nhớp dinh dính ấy ra. Hắn xô họ sang một bên để có đường đi qua, rồi lù lù hiện ra phía trên con bé, trong khi Liesel vẫn cốgắng đi tiếp dù khá chật vật, và rồi con bé nhận ra vẻ mặt đang cố kìm nén điều gì đó của Max Vandenburg. Trước đây nó đã nhìn thấy anh sợ, nhưng chưa bao giờ sợ đến mức như thế này cả.

Tên lính bắt lấy Liesel.

Đôi tay hắn cư xử rất thô bạo với quần áo của nó.

Con bé có thể cảm thấy mấy đốt xương của những ngón tay hắn, và khớp nối ở mỗi đốt ngón tay. Chúng giật mạnh da con bé. “Tao đã nói là đi ra cơ mà!” Hắn ra lệnh cho nó, và lôi con bé sang một bên rồi quẳng nó vào bức tường của những người dân Đức đang đứng nhìn. Tiết trời đang trở nên ấm áp hơn. Mặt trời thiêu đốt gương mặt nó. Đứa bé gái nằm vật xuống một cách đau đớn, nhưng giờ nó đã lại đứng dậy. Nó đã hồi phục và chờ đợi. Nó lại bước vào.

Lần này, Liesel đi qua từ đằng sau đoàn người.

Phía trước mặt nó, nó chỉ có thể nhìn thấy những món tóc cứng quèo rất dễ nhận ra, và một lần nữa, nó đi về phía chúng.

Lần này, nó không vươn người ra nữa, mà đứng lại. Đâu đó bên trong nó là những linh hồn của từ ngữ. Chúng trèo ra ngoài và đứng bên cạnh con bé.

“Max,” nó gọi. Anh quay lại và nhắm mắt lại trong một khoảnh khắc ngắn ngủi khi con bé tiếp tục nói.“Có một gã đàn ông kỳ lạ, nhỏ bé,” nó nói. Hai cánh tay nó đang buông thõng xuống, nhưng hai bàn tay nó thì đang nắm chặt lại ở hai bên người nó. “Nhưng cũng có cả một người lay từ ngữ nữa.”

Một trong những người Do Thái đang trên đường đến Dachau giờ đã dừng bước.

Anh đứng hoàn toàn bất động khi những người khác thình lình đổi hướng một cách rầu rĩ ở xung quanh anh, để lại anh hoàn toàn một mình. Cặp mắt anh so le và thật đơn giản. Những từ ngữ đã được chuyền từ đứa bé gái sang người Do Thái. Chúng trèo lên người anh.

***

Lần tiếp theo con bé cất tiếng, những câu hỏi như loạng choạng rơi ra từ miệng nó. Những giọt nước mắt nóng bỏng chen nhau để giành chỗ trong đôi mắt của nó, và nó sẽ không để chúng trào ra. Sẽ tốt hơn khi nóđứng đó một cách kiên quyết và đầy kiêu hãnh. Hãy để cho những từ ngữ làm tất cả công việc cần làm. “Đó có thật là em không? Người thanh niên nọ hỏi,” con bé nói. “Có phải chính từ gò má em mà anh đã gieo hạt giống không?”

Max Vandenburg vẫn đứng đó.

Anh không khuỵu xuống.

Con người, những người Do Thái, và những đám mây, tất cả đều dừng lại. Họ quan sát.

Khi đứng, ban đầu Max nhìn vào đứa bé gái, sau đó nhìn thẳng vào bầu trời bao la xanh thẳm và lộng lẫy. Có những thanh xà nặng nề – những tấm ván của mặt trời – đang rơi một cách ngẫu nhiên, một cách thật đẹp đẽ, xuống mặt đường. Những đám mây cúi mình xuống để nhìn ra đằng sau khi họ bắt đầu tiếp tục di chuyển. “Thật là một ngày đẹp trời,” anh nói, và giọng nói củaanh đã tan vỡ thành nhiều mảnh. Một ngày tuyệt vời để chết. Một ngày tuyệt vời để chết, như thế này.

Liesel đi về phía anh. Con bé đã có đủ can đảm để vươn tay ra và ôm lấy gương mặt lởm chởm râu của anh. “Có thật là anh đấy không, Max?”

Thật là một ngày tuyệt vời cho nước Đức và cái đám đông đang chú ý của nó.

Anh để cho miệng mình hôn vào lòng bàn tay của con bé. “Phải, Liesel, là anh đây,” và anh ôm lấy bàn tay của con bé để lên mặt mình rồi khóc vào những ngón tay của nó. Anh khóc khi những tên lính đi đến và một nhóm nhỏ những người Do Thái cả gan đứng đó và quan sát.

Khi vẫn còn đứng, anh bị quật roi vào người.

“Max,” đứa bé gái òa khóc nức nở.

Sau đó, một cách im lặng, nó bị lôi ra xa. Max.

Tay đấm Do Thái.

Từ sâu trong đáy lòng, con bé đã nói tất cả điều đó ra.

Maxi – taxi. Đó là cái tên mà bạn bè đã gọi anh ở Stuttgart khi anh đánh nhau trên đường phố, anh có nhớ không? Đó là anh – thằng bé với những nắm đấm cứng như đá, và anh nói rằng anh sẽ giáng một cú đấm vào mặt của thần chết khi hắn đến bắt anh. Có nhớ không, Max? Anh đã nói với em như thế. Em nhớ tất cả…

Có nhớ thằng người tuyết không, Max? Có nhớ không?

Trong tầng hầm?

Có nhớ đám mây trắng với quả tim màu xám không?

Thỉnh thoảng Quốc trưởng vẫn xuống tìm anh. Ông ta nhớ anh. Cả nhà mình đều nhớ anh.

Cái roi. Cái roi.

Cái roi vẫn tiếp tục được vụt xuống từ bàn tay của tên lính. Nó quật xuống mặt của Max. Nó cắt đứt cằm anh và xé nát cổ họng anh.

Max gục xuống đất, và bây giờ thì tên lính quay sang đứa bé gái. Mồm hắn đang mở ra. Hắn có một hàm răng không chê vào đâu được.

Một ánh chớp đột ngột lóe lên trước mắt con bé. Nó nhớ lại cái ngày mà nó đã muốn Ilsa Hermann, hay ít nhất là bà Rosa đáng tin cậy, tát nó, nhưng không ai trong số họ chịu làm thế cả. Lần này thì con bé đã không phải thất vọng.

Ngọn roi xé một đường trên xương đòn nó và kéo dài xuống chỗ xương vai.

“Liesel!”

Con bé biết người vừa gọi nó.

Khi tên lính vung cánh tay của mình lên, con bé nhìn thấy một thằng Rudy Steiner đau đớn qua những kẽ hở chỗ đám đông. Nó đang cất tiếng gọi. Con bé có thể nhìn thấy gương mặt như đã bị tra tấn của nó, và mái tóc màu vàng của thằng bạn mình. “Liesel, ra khỏi chỗ đó ngay!”

Kẻ trộm sách đã không đi ra.

Con bé nhắm mắt lại và bắt được cái vệt roi cháy bỏng tiếp theo, và một vệt roi khác, cho đến khi thân thể nó đổ xuống mặt đường ấm áp. Nó làm cho má con bé nóng lên.

Có thêm những từ ngữ nữa đến, lần này là từ phía tên lính.

“Steh auf.”

Câu nói ngắn gọn ấy không được hướng đến đứa bé gái mà là dành cho người Do Thái. Nó được nói thêm cho cụ thể. “Đứng lên, đồ lỗ đít dơ bẩn, đồ chó má Do Thái, đứng lên, đứng lên ngay…”

***

Max nhấc thân người mình thẳng đứng lên. Chỉ một cái chống đẩy nửa thôi, Max.

Chỉ một cái chống đẩy trên sàn hầm lạnh lẽo nữa thôi, Max.

Đôi chân của anh di chuyển.

Chúng lê đi và anh lại bước tiếp.

Hai chân anh so le với nhau, và đôi tay anh vuốt lên những dấu vết của ngọn roi, để làm dịu đi cơn buốt nhói. Khi anh thử quay đầu lại để tìm Liesel, thì bàn tay của những tên lính đã đặt lên đôi vai đẫm máu của anh và đẩy anh bước tiếp.

Thằng bé chạy đến. Hai cẳng chân khẳng khiu của nó ngồi thụp xuống, rồi nó quay sang bên trái, rồi cất tiếng gọi.

“Tommy, ra đây và giúp tớ một tay nào. Chúng ta phải đỡ cậu ấy dậy. Tommy, nhanh lên!” Thằng bé xốc nách kẻ trộm sách đứng dậy. “Liesel, coi nào, cậu phải ra khỏi con đường này.”

Khi đã có thể đứng được, con bé nhìn những gương mặt người Đức bàng hoàng và như đã đông lại thành đá, tươi rói như vừa được lấy ra khỏi bọc. Dưới chân họ, con bé cho phép mình đổ gục xuống, nhưng chỉ trong một khoảnh khắc thôi. Một chỗ da bị xước đã tạo nên dấu ấn ở một bên má nó, nơi nó đã đập mặt xuống đất. Mạch của nó như sôi lên, đốt nóng cả trong lẫn ngoài.

Ở cuối con đường, con bé có thể nhìn thấy những bàn chân và gót chân đang nhòe nhoẹt dần của những người Do Thái cuối cùng trong đoàn người đang đi ấy.

Mặt nó đang rát và một cơn đau nhức dai dẳng ở ta yvà chân nó – một sự tê cóng vừa khiến nó đau đớn vừa làm nó mỏi mệt.

Nó đứng đó.

Một cách bướng bỉnh, nó bắt đầu đi và sau đó là chạy xuống phố Munich, để đuổi kịp những bước chân cuối cùng của Max Vandenburg.

“Liesel, cậu đang làm gì thế?!”

Nó vùng thoát khỏi cái nắm giữ của những lời nói từ Rudy và lờ đi những người đang đứng nhìn ở hai bên nó. Hầu hết bọn họ đều câm lặng. Đó là những pho tượng với những quả tim đang đập. Hay có thể là những người đứng xem ở đoạn cuối của một cuộc thi chạy đường dài. Liesel lại hét to lên và không được nghe thấy. Mái tóc đang ở trong mắt nó. “Max, làm ơn đi.”

Sau khoảng ba mươi mét, khi một tên lính quay lại đứa bé gái đã bị vật ngã. Những bàn tay giữ chặt lấy nó từ đằng sau và thằng bạn hàng xóm của nó đè nó xuống mặt đất, đầu gối nó chạm đất trước tiên. Thằng nhóc nhận lấy tất cả những cú đấm của con bé như thể chúng là những món quà. Hai bàn tay và khuỷu tay xương xẩu của nó được chấp nhận với không gì khác ngoài vài tiếng rên rỉ ngắn. Thằng nhóc nhận liên tục từng bãi nước bọt và nước mắt dầm dề như thể chúng trông thật đáng yêu trên gương mặt nó. Tuy vậy, quan trọng hơn cả, nó đã có thể giữ chặt con bé dưới đất.

Trên phố Munich, một thằng bé và một con bé quấn lấy nhau. Chúng xoắn vào nhau và trơ trọi trên mặt đường.

Chúng cùng nhau nhìn những con người biến mất. Chúng nhìn họ tan rã, như những bánh xà phòng chuyển động trong bầu không khí ẩm ướt.

NHỮNG LỜI THÚ NHẬN

Khi những người Do Thái đã đi khỏi, Rudy và Liesel buông nhau ra, và kẻ trộm sách không nói gì cả. Chẳng có câu trả lời nào cho những câu hỏi của Rudy hết.

Liesel cũng không đi về nhà. Con bé bước đi một cách cô độc đến trạm xe lửa và chờ bố nó ở đó trong suốt nhiều giờ đồng hồ. Ban đầu Rudy đứng cùng với nó, nhưng vì vẫn còn nửa ngày nữa Hans mới về đến nhà, nên nó đã gọi Rosa đến. Trên đường quay lại nhà ga, thằng bé đã kể cho bà nghe chuyện đã xảy ra, và khi Rosa đến nơi, bà chẳng hỏi đứa bé gái điều gì cả. Bà đã ghép được những mảnh ghép hình vào với nhau rồi, và chỉ đứng bên cạnh con bé, và cuối cùng là thuyết phục nó ngồi xuống. Họ ngồi đợi cùng nhau.

Khi Bố thấy họ, ông thả rơi cái túi của mình xuống, ông đá vào cái bầu không khí của Bahnhof. (Nhà ga – tiếng Đức)

Đêm đó không ai trong số họ dùng bữa tối cả. Những ngón tay của Bố cào cấu cây đàn xếp, giết hết bài hát này đến bài hát khác, dù ông có cố gắng đến như thế nào đi nữa. Mọi thứ đã không còn tốt đẹp nữa rồi.

Trong suốt ba ngày trời, kẻ trộm sách nằm lì trên giường.

Mỗi buổi sáng và chiều, Rudy Steiner đều gõ lên cánh cửa và hỏi xem con bé còn ốm hay không. Đứa bé gái không ốm.

Đến ngày thứ tư, Liesel đứng trước cửa nhà hàng xóm của nó và hỏi xem liệu thằng bạn có thể quay lại chỗ những cái cây, nơi chúng đã phân phát bánh mì cùng nhau hồi năm ngoái hay không.

“Lẽ ra tớ đã nói với cậu sớm hơn,” con bé nói.

***

Như đã hứa, chúng bước đi thật xa, đến tận con đường dẫn đến Dachau. Chúng đứng giữa những cái cây. Có những hình thù dài ngoằng của ánh sáng và bóng tối. Đám quả thông kêu lạo xạo như những cái bánh quy vậy.

Cảm ơn cậu, Rudy.

Vì tất cả. Vì đã giúp tớ ra khỏi con đường đó, vì đã ngăn tớ lại…

Con bé không nói ra điều nào trong số những điều này cả.

Tay nó đặt trên một cành cây tróc vỏ bên cạnh nó. “Rudy, nếu tớ nói cho cậu biết một điều gì đó, thì cậu có hứa là sẽ không nói một lời nào cho bất cứ ai nghe chứ?”

“Dĩ nhiên rồi.” Thằng nhóc có thể cảm nhận được sự nghiêm trọng nơi gương mặt của con bé, và sự nặng nề trong giọng nói của bạn mình. Nó ngả người lên cái cây bên cạnh con bé. “Chuyện gì thế?”

“Hãy hứa đi.”

“Tớ hứa rồi còn gì.”

“Hứa lại đi. Cậu không được kể cho mẹ cậu, cho anh cậu hay cho Tommy Muller nghe chuyện này. Không ai cả.”

“Tớ hứa ”

Nó tựa người vào thân cây. Nhìn xuống đất.

Con bé thử vài lần để tìm được chỗ thích hợp để bắt đầu, nó đọc những câu được viết dưới chân mình, kết hợp những từ ngữ vào những quả thông và cái đống rác của những cành cây gãy.

“Cậu có nhớ lúc mà tớ bị thương khi chơi bóng đá,” con bé nói, “ở trên phố không?”

Con bé đã mất khoảng bốn mươi lăm phút để giải thích về hai cuộc chiến tranh, một cây đàn xếp, một tay đấm Do Thái và một cái tầng hầm. Dĩ nhiên là nó không quên bổ sung về điều đã xảy ra trước đó mấy ngày trên phố Munich.

“Đó là lý do vì sao cậu đến gần để nhìn cho rõ hơn,” Rudy nói, “với miếng bánh mì ngày hôm đó. Để xem anh ấy có ở đó không.”

“Đúng vậy.”

“Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác.”

“Phải.”

Những cái cây rất cao và giống như hình tam giác. Chúng im lặng.

Liesel rút quyển Người lay từ ngữ ra khỏi túi và cho Rudy xem một trang của quyển sách. Trên trang đó là hình vẽ một thằng nhóc với ba chiếc huy chương vàng được treo quanh cổ nó.

“Mái tóc có màu vàng chanh,” Rudy đọc. Mấy ngón tay của thằng bé chạm vào những từ ngữ. “Cậu đã kể cho anh ấy nghe về tớ à?”

Ban đầu, Liesel không thể nói được. Có thể đó là sự gập ghềnh bất chợt của tình yêu mà con bé cảm thấy với thằng bạn. Hay con bé đã luôn yêu cậu ta? Rất có thể. Vì con bé như đã bị cấm khẩu, nó đã muốn cậu ta hôn nó. Nó đã muốn cậu ta kéo tay nó sang và ôm nó lại gần. Không quan trọng là ở đâu. Miệng nó cổ nó, má nó. Làn da nó đã trống rỗng cho cái hôn ấy, đã chờ đợi cái hôn ấy biết bao.

Vài năm trước, khi chúng chạy đua trên một sân đầy bùn nhão, Rudy là một bộ xương được lắp ghép vội vàng, với một nụ cười lung lay, lởm chởm. Chiều nay trong khu rừng cậu là người cho bánh mì và những con gấu bông. Cậu là vận động viên đã ba lần chiến thắng của trung tâm Thiếu niên Hitier.

Cậu là bạn thân nhất của nó. Và cậu chỉ còn cách cái chết của mình một tháng.

“Dĩ nhiên là tớ đã kể với anh ấy về cậu,” Liesel nói.

Con bé đang nói lời vĩnh biệt với bạn mình và nó thậm chí còn không hề hay biết chuyện ấy.

QUYỂN SÁCH NHỎ MÀU ĐEN CỦA ILSA HERMANN

Vào giữa tháng Tám, con bé nghĩ rằng mình sẽ đến nhà số 8 phố Grande để tìm phương thuốc cũ kĩ đó.

Để làm nó thấy khá hơn. Đó là điều con bé nghĩ.

Ngày hôm đó thật ẩm ướt và nóng nực, nhưng những buổi đi tắm thì đã được định trước là dành cho buổi tối. Trong quyển Người lạ mặt cuối cùng, có một câu trích dẫn gần cuối quyển sách. Liesel nhớ đến nó khi đang đi ngang qua cửa hàng của mụ Diller.

* NGƯỜI LẠ MẶT CUỐI CÙNG, TRANG 211 *

Mặt trời khuấy trộn quả đất. Cứ vòng quanh vòng quanh, nó khu ấy trộn chúng ta, như một món hầm vậy.

Lúc đó, Liesel chỉ nghĩ về câu này bởi ngày hôm đó quá ấm áp đến mức nực nội.

Trên phố Munich, con bé nhớ lại những sự việc đã xảy ra ở đây tuần trước. Nó nhìn thấy những người DoThái đang đi tới từ phía cuối đường, những dòng suối, những con số, và những nỗi đau của họ. Con bé quyết định rằng câu trích dẫn từ quyển sách của nó đã thiếu mất một từ.

Từ đó là một món hầm xấu xa, nó nghĩ thầm. Nó xấu xa đến mức mình không thể chịu nổi.

Liesel băng qua cây cầu bắc ngang sông Amper. Dòng nước sông trông thật lộng lẫy và trù phú với màu ngọc lục bảo. Con bé có thể nhìn thấy những hòn đá dưới lòng sông, và lắng nghe được bài hát quen thuộc của dòng nước.

Thế giới này không xứng đáng với một dòng sông như vậy.

Con bé trèo lên ngọn đồi để đi đến phố Grande. Những ngôi nhà trông thật đáng yêu và đáng tởm. Con bé thấy thích thú với những cơn nhức nhối nho nhỏ nơi chân và phổi mình. Hãy đi nhanh hơn, con bé nghĩ thầm, và nó bắt đầu trỗi dậy, như một con quái vật trỗi dậy khỏi lớp cát. Con bé ngửi thấy mùi cỏ của khu nhà. Nó thật tươi mới và ngọt ngào, xanh ngắt và có màu vàng ở ngọn. Con bé băng qua khoảng sân mà không hề quay đầu lại lấy một lần, hay dừng lại dù chỉ một khắc, vì nỗi hoang tưởng.

Ô cửa sổ.

Những bàn tay vịn trên khung cửa, hai chân bắt tréo. Những cái chân đáp xuống đất.

Những quyển sách và những trang giấy, và một gương mặt hạnh phúc.

Con bé rút một quyển sách trên kệ ra và ngồi xuống sàn cùng với nó.

Bà ấy có đang ở nhà không? Con bé tự hỏi, nhưng nó không quan tâm đến việc Ilsa Hermann đang gọt khoai tây trong nhà bếp hay đang đứng ở bưu điện. Hay đang đứng đó, sửng sốt ở phía trên nó, kiểm tra xem đứa bé gái đang đọc cái gì.

Đứa bé gái chỉ đơn giản là không còn quan tâm đến chuyện đó nữa.

Trong suốt một thời gian dài, con bé chỉ ngồi đó và nhìn.

Nó đã nhìn thấy em trai nó chết với một mắt mở, mắt kia vẫn còn mơ màng. Nó đã nói lời vĩnh biệt mẹ nó và hình dung ra cảnh bà chờ đợi trong cô quạnh một đoàn tàu đưa người ta tới sự quên lãng. Một người đàn bà bện bằng dây điện đã nằm xuống, tiếng thét của bà tràn ngập trên con đường cho đến khi nó ngã sang hai bên vỉa hè như một đồng xu đang lăn và thiếu sức đẩy. Một người đàn ông trẻ đã bị treo cổ bởi sợi dây thừng được bện từ tuyết ở Stalingrad. Con bé đã quan sát một người phi công lái máy bay ném bom chết trong một cỗ quan tài bằng kim loại. Nó đã nhìn thấy một người đàn ông Do Thái, người đã hai lần đưa cho nó những trang sách đẹp đẽ nhất đời nó, diễu hành đến trại tập trung. Và giữa tất cả những ảo ảnh ấy, nó nhìn thấy Quốc trưởng, đang gào thét những từ ngữ của ông ta và chuyền chúng ra xung quanh.

Những hình ảnh đó là cả thế giới này, và nó bị khuấy trộn bên trong con bé khi nó ngồi đó với những quyển sách đáng yêu và những tựa đề đẹp đẽ của chúng. Tâm can con bé như sôi dần lên khi nó nhìn thấy những trang sách tràn ngập từ ngữ với những đoạn văn và con chữ.

Lũ khốn kiếp, con bé nghĩ thầm. Chúng mày là một lũ khốn kiếp đáng yêu.

Đừng làm tao thấy hạnh phúc. Làm ơn đi, đừng đổ ngập tràn con người tao và để tao nghĩ rằng có một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy đến từ bất cứ cái gì trong số này. Hãy nhìn những vết bầm tím của tao mà xem. Hãy nhìn chỗ trầy xước này mà xem. Chúng mày có nhìn thấy vết xước bên trong tao không? Chúng mày có nhìn thấy nó đang lớn lên ngay trước mắt chúng mày, đang ăn mòn tao hay không? Tao không muốn hi vọng về bất cứ điều gì thêm một chút nào nữa. Tao không muốn cầu nguyện rằng Max vẫn còn sống và được an toàn, hay cầu nguyện cho Alex Steiner nữa.

Bởi vì thế giới này không xứng đáng với họ.

Con bé xé một trang sách ra khỏi quyển sách, rồi xé nó ra làm đôi. Sau đó là một chương của quyển sách.

Không lâu sau, chẳng còn gì khác ngoài những đống rác từ ngữ được vứt bừa bãi giữa hai chân nó và xung quanh con bé. Những từ ngữ. Tại sao chúng lại phải tồn tại cơ chứ? Không có chúng, sẽ chẳng có bất cứ chuyện nào trong số những chuyện này xảy ra cả. Không có những từ ngữ, thì Quốc trưởng chẳng là cái gì cả. Sẽ không có những người tù nhân đi khập khiễng, không cần phải an ủi ai hay dùng những mánh khóe lừa gạt bằng lời nói để làm chúng ta cảm thấy khá hơn.

Những từ ngữ thì có gì tốt đẹp cơ chứ?

Lúc này con bé đã nói câu này ra thành tiếng, với căn phòng có ánh sáng màu cam. “Những từ ngữ thì có gì tốt đẹp cơ chứ?”

Kẻ trộm sách đứng đó rồi cẩn thận bước đến cửa thư phòng. Sự phản kháng của nó nhỏ bé và hời hợt. Hành lang lộng gió đã bị ngâm vào sự trống rỗng làm bằng gỗ của ngôi nhà.

“Bà Hermann?”

Tiếng gọi ấy quay trở lại với con bé và cố dâng lên một lần nữa đến chỗ cánh cửa ra vào. Nó chỉ đi được nửa đường, rồi đáp một cách yếu ớt xuống hai tấm vàn lót sàn dẹp lép.

“Bà Hermann?”

Những tiếng gọi của nó được chào đón bởi không gì khác ngoài sự im lặng, và con bé rất muốn tìm trong nhà bếp vì Rudy. Nó cố ngăn mình làm thế. Con bé sẽ cảm thấy không ổn nếu ăn cắp thức ăn từ một người đàn bà đã để lại cho nó một quyển tự điển trên ô cửa sổ. Vậy đấy, và nó còn mới vừa phá hủy một trong những quyển sách của bà ấy nữa, hết trang sách nay đến trang sách khác, hết chương sách này đến chương sách khác. Con bé đã hủy hoại đủ rồi.

Liesel quay lại thư phòng và mở một trong những cái ngăn kéo bàn ra. Nó ngồi xuống.

Bình luận