PHẦN BỐN
***
NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NHÌN XUỐNG
Gồm có:
người chơi đàn xếp – người biết giữ lời hứa – con bé ngoan –
tay dấm Do Thái – cơn phẫn nộ của Rosa – một bài giáo huấn – người ngủ – trao đổi những cơn ác mộng – và vài trang sách dưới tầng hầm.
NGƯỜI CHƠI ĐÀN XẾP
(Cuộc đời bí mật của Hans Hubermann)
Có một người thanh niên đang đứng trong nhà bếp. Chiếc chìa khóa trong tay khiến anh có cảm giác như nó đang han gỉ dần vào lòng bàn tay anh. Anh không nói bất cứ điều gì đại loại như xin chào, làm ơn giúp tôi, hay bất kỳ câu nói người ta thường mong đợi nào khác. Anh chỉ đặt ra hai câu hỏi.
* CÂU HỎI THỨ NHẤT *
“Hans Hubermann đấy phải không?”
* CÂU HỎI THỨ HAI *
“Ông vẫn còn chơi đàn xếp chứ?”
Trong khi quan sát cái dáng người trước mắt mình một cách khó nhọc, thì giọng nói của người thanh niên nọ hơi khựng lại, và được chìa ra trong bóng tối như thể nó là tất cả những gì còn sót lại nơi anh.
Bố, đầy cảnh giác và khiếp sợ, chậm chạp bước đến gần hơn.
Ông thì thầm với căn bếp, “Dĩ nhiên là tôi vẫn chơi ”
Để hiểu đầu đuôi câu chuyện, chúng ta phải quay lại quãng thời gian cách đó nhiều năm, hồi Thế chiến lần thứ nhất.
Chúng thật lạ lùng, những cuộc chiến tranh ấy.
Đầy rẫy máu me và bạo lực, nhưng cũng rất nhiều những câu chuyện khó hiểu tương tự. “Điều đó là có thật,” người ta vẫn hay lẩm bẩm như thế. “Tôi không cần biết anh có tin tôi hay không. Chính con cáo đó đã cứu sống tôi,” hay “Người ta chết gục xuống ở cả hai bên sườn tôi, và chỉ còn lại mình tôi đứng trơ ra đó, người duy nhất không hề hấn gì. Tại sao lại là tôi cơ chứ? Tại sao lại là tôi mà không phải là họ?”
Chuyện của Hans Hubermann cũng na ná như thế. Khi tôi tìm thấy chuyện này giữa những câu chữ của kẻ trộm sách, tôi nhận ra rằng hai chúng tôi đã có lần lướt vội qua nhau trong khoảng thời gian đó, dù không ai trong số chúng tôi sắp xếp một cuộc hẹn cả. Phần tôi, tôi có rất nhiều việc phải làm. Còn phần Hans, tôi nghĩ là ông ta đã cố hết sức để tránh phải gặp tôi.
Lần đầu tiên chúng tôi chạm trán nhau, Hans mới hai mươi hai tuổi, và ông đang đánh nhau với người Pháp. Hầu hết những chàng trai trẻ trong trung đội của ông đều rất háo hức với việc đánh giết. Hans thì không chắc chắn về điều này lắm. Trong quá trình làm việc của mình, tôi đã rước vài người trong số họ đi, nhưng bạn có thể nói rằng thậm chí tôi còn chưa bao giờ đến gần để chạm vào Hans Hubermann. Hoặc ông quá may mắn, hoặc ông đáng được sống sót, hoặc có một lý do chính đáng nào đó để ông sống sót.
Trong quân đội, ông không ở đầu nào cả. Ông chạy ở giữa, trèo ở giữa, và ông có thể bắn đi những viên đạn có đường bay đủ thẳng để không làm thượng cấp của mình mất thể diện. Nhưng ông cũng chẳng xuất sắc đến mức được chọn là một trong những người đầu tiên chạy thẳng vào tôi.
* MỘT LƯU Ý NHỎ NHƯNG GIÁ TRỊ *
Trong suốt những năm qua, tôi đã nhìn thấy rất nhiều người trẻ tuổi, những người cho rằng họ đang chạy về phía những người trẻ tuổi khác.
Không phải như vậy,
Họ đang chạy về phía tôi.
Tính đến lúc ông đến Pháp, thì Hans đã tham chiến được gần sáu tháng. Đây chính là nơi mà, xét về bề nổi, thì một sự việc kỳ lạ đã cứu sống ông. Tuy nhiên những người có quan điểm khác sẽ nói rằng trong sự phi nghĩa của chiến tranh, thì đây lại là một điều có ý nghĩa đến mức hoàn hảo.
Nói chung, quãng thời gian ông tham gia cuộc Đại chiến đã làm ông ngạc nhiên ngay từ cái khoảnh khắc ông nhập ngũ. Nó giống như một chuỗi những sự việc vậy. Ngày này qua ngày khác. Ngày này qua ngày khác.
Cuộc đối thoại của những viên đạn.
Những con người gục chết.
Những trò đùa nhơ bẩn tuyệt vời nhất trên đời.
Mồ hôi lạnh – cái anh bạn nhỏ hiểm ác ấy – luôn nán lại lâu quá mức mong muốn ở nách và đũng quần.
Trò mà ông thích nhất là đánh bài, rồi đến vài môn cờ, mặc dù ông đánh cờ rất tệ. Và cả âm nhạc nữa chứ. Luôn là âm nhạc.
Có một người đàn ông lớn hơn Hans một tuổi – đó là một người Đức Do Thái tên là Erik Vandenburg – đã dạy ông chơi đàn xếp. Sau cùng thì hai người đã trở thành bạn bè vì một thực tế là không ai trong số hai người thực sự quan tâm đến việc đánh đấm cả. Họ thích vê thuốc lá hơn là vê người mình trong tuyết và bùn nhão. Họ thích tán chuyện gẫu hơn là bắn đi những viên đạn. Một tình bạn vững chắc đã được xây dựng trên cơ sở những trò bài bạc, thuốc lá và âm nhạc, ấy là chưa nói đến việc cả hai đều có chung một khát khao là sống sót trở về từ cuộc chiến. Vấn đề duy nhất – trong việc này là rồi đây người ta sẽ tìm thấy Erik Vandenburg trong tình trạng đã nát ra thành nhiêu mảnh, trên một ngọn đồi cỏ dại mọc đầy. Đôi mắt ông mở trừng trừng, và chiếc nhẫn cưới của ông đã bị ai đó lấy cắp. Tôi xúc linh hồn của ông vào cùng với linh hồn của những người khác, rồi chúng tôi cứ thế trôi đi. Đường chân trời có mầu sữa. Lạnh ngắt và vẫn còn tươi. Dòng sữa ấy được rót ra từ giữa những xác người.
Tất cả những gì thực sự còn sót lại của Erik Vandenburg là vài vật dụng cá nhân và cây đàn xếp đã được ông ta đánh dấu bằng những vết ngón tay mình. Ngoại trừ món nhạc cụ, tất cả đều được gửi về nhà ông. Người ta nghĩ là cây đàn quá to. Gần như là chìm đắm trong nỗi ân hận, nó nằm đó, trên cái giường tạm của ông ở trại lính rồi sau đó được đưa cho bạn của ông, Hans Hubermann, người chẳng hiểu thế nào đó mà lại là kẻ duy nhất còn sống sót.
* ÔNG ẤY SỐNG SÓT NHƯ THẾ NÀY *
Hôm ấy ông đã không ra trận.
Ông phải cảm ơn Erik Vandenburg vì điều này. Hay cụ thể hơn, Erik Vandenburg và cái bàn chải đánh răng của viên sĩ quan.
Buổi sáng hôm ấy, không lâu trước khi họ nhổ trại, Trung sĩ Stephan Schneider xộc vào trại đóng quân đang còn ngái ngủ và bảo mọi người hãy chú ý. Ông ta rất nổi tiếng trong đám quân lính vì khiếu hài hước cũng như những trò đùa có ích của mình, nhưng hơn cả là nhờ một sự thật rằng ông ta không bao giờ theo sau ai để xông pha vào giữa mũi tên hòn đạn cả. Ông ta luôn là người đi đầu.
Có những hôm ông ta chạy xộc vào trại nghỉ của quân đội và nói điều gì đó đại loại như, “Ai đến từ Pasing?” hay “Ai giỏi môn toán?”, hay trong cái trường hợp định mệnh của Hans Hubermann là, “Ai viết chữ đẹp?”
Không ai tình nguyện cả, kể từ sau cái lần đầu tiên có người tình nguyện đứng lên. Vào ngày hôm ấy, một anh lính trẻ đầy nhiệt huyết tên là Philipp Schlink đã đứng lên một cách đầy kiêu hãnh và nói, “Vâng, thưa ngài, tôi đến từ Pasing.” Sau đó anh ta được đưa cho một cái bàn chải đánh răng và được lệnh lau chùi nhà xí.
Khi viên trung sĩ hỏi ai là người viết chữ đẹp nhất, hẳn bạn có thể hiểu được vì sao không có ai muốn bước ra cả. Họ cho rằng có thể họ là người đầu tiên bị kiểm tra vệ sinh tổng quát hay phải kỳ cọ một đôi ủng dẫm phải cứt của một gã trung úy lập dị nào đó trước khi nhổ trại.
“Xem nào,” Schneider vờn đám lính. Được ép chặt xuống nhờ dầu bóng, mái tóc của ông ta óng lên, dù trên đỉnh đầu ông ta luôn có một lọn tóc nhỏ dựng đứng lên đầy vẻ cảnh giác. “Ít nhất thì phải có một người trong đám khốn kiếp các anh viết được cho ra hồn chứ.”
Từ đằng xa vọng lại tiếng súng nổ.
Nó khởi sự cho một phản ứng.
“Này các anh,” Schneider nói, “lần này không giống như những lần trước đâu. Việc này sẽ mất cả buổi sáng, có thể còn lâu hơn nữa kia.” Ông ta không thể ngăn mình nở một nụ cười. “Lần trước Schlink đã phải cọ nhà xí trong khi các anh chơi bài, nhưng lần này thì các anh phải ra ngoài kia đấy.”
Mạng sống hay danh dự.
Rõ ràng là ông ta đang hi vọng một trong những người lính của ông ta sẽ đủ thông minh để chọn mạng sống.
Erik Vandenburg và Hans Hubermann liếc nhìn nhau. Nếu có người nào bước lên lúc này, thì cả trung đội sẽ khiến cho cuộc đời của người ấy trở thành một cái địa ngục trần gian, đến chừng nào mà họ còn sống với nhau trong cùng một đội. Không ai ưa một kẻ hèn nhát cả. Mặt khác, nếu có ai được đề cử thì… vẫn không có ai bước ra, nhưng đã có một giọng nói cất lên và đi thong thả về phía viên trung sĩ. Giọng nói ấy ngồi xuống ngay dưới chân ông ta, chờ được đá một cú thật mạnh. Giọng nói ấy là, “Thưa ngài, có Hubermann đấy ạ.” Nó thuộc về Erik Vandenburg. Rõ ràng là ông ấy cho rằng ngày hôm đó không phải là thời điểm phù hợp để bạn ông chết.
Viên sĩ quan đi xuống rồi lại vòng lên giữa những người lính.
“Ai nói đấy?”
Ông ta là một người đi nước kiệu bậc thầy, cái ông Stephan Schneider ấy – một con người nhỏ bé luôn nói, di chuyển và hành động một cách vội vã. Trong khi ông ta cứ phi lên phi xuong giữa. hai hàng lính, thì Hans vẫn đứng đó và quan sát chờ đợi thông tin. Có thể một y tá đã bị ốm và họ cần có ai đó tháo và thay băng cho những cánh tay hay cẳng chân nhiễm trùng của những người lính bị thương. Có thể một nghìn cái phong bì cần được liếm nước bọt rồi dán lại và gửi đến những căn nhà, bên trong mớ phong bì đó là giấy báo tử.
Ngay khoảnh khắc đó, giọng nói lại được cất lên, kéo theo vài giọng nói khác để khiến người ta nghe thấy. “Hubermann” những giọng nói ấy ngân nga. Thậm chí Erik còn nói, “Không chê vào đâu được, thưa ngài, chữ đẹpkhông chê vào đâu được.”
“Vậy thì coi như xong.” Có một nụ cười tròn xoe, chúm chím xuất hiện trên mặt viên trung sĩ. “Hubermann. Anh được chọn.”
Người lính trẻ bước lên và hỏi xem nhiệm vụ của anh là gì.
Viên trung sĩ thở dài. “Đại úy cần phải soạn khoảng vài tá thư, nhưng ngón tay ông đang bị thấp khớp trầm trọng. Hay là viêm khớp gì đó. Anh sẽ viết những lá thư ấy cho ông ấy.”
Lúc này không phải là thời điểm phù hợp để tranh cãi, đặc biệt là khi Schlink đã bị bắt phải cọ hố xí và một người khác, Pilegger, đã gần như chết đến nơi với việc liếm phong bì. Lưỡi của anh ta đã chuyển màu xanh lè như bị nhiễm trùng.
“Vâng, thưa ngài,” Hans gật đầu, và vấn đề đến đó kết thúc. Nói cho nhẹ nhàng nhất thì kỹ năng viết của ông khá lơ tơ mơ, nhưng ông nghĩ là mình đã gặp may. Ông viết những lá thư một cách nắn nót nhất có thể, trong khi những người lính còn lại ra chiến trường.
Không ai trong số họ quay về cả.
Đó là lần đầu tiên mà Hans Hubermann thoát khỏi tôi. Cuộc Đại chiến.
Lần tẩu thoát thứ hai vẫn chưa xảy đến, đó là vào năm 1943, ở Essen.
Hai lần thoát chết trong hai cuộc chiến.
Một lần khi còn trai tráng, lần sau khi đã ở tuổi trung niên.
Không có nhiều người may mắn đến mức lừa phỉnh được tôi đến hai lần.
Ông mang cây đàn xếp theo bên mình trong suốt thời gian cuộc chiến tranh diễn ra.
Khi ông lần ra dấu vết của gia đình Erik Vandenburg ở Stuttgart trên đường quay về quê nhà, vợ của Vandenburg đã bảo với ông rằng ông có thể giữ cây đàn. Căn hộ của bà ấy đã ngập ngụa những thứ rác rưởi ấy rồi, và bà cảm thấy vô cùng phiền muộn khi phải nhìn thấy chính cây đàn ấy. Những món đồ khác đã nhắc bà nhớ về người chồng quá cố đủ lắm rồi, vì bà cũng từng chia sẻ cái công việc dạy chơi thứ nhạc cụ ấy với ông.
“Anh ấy đã dạy tôi chơi đàn,” Hans nói, như thể điều đó sẽ giúp ích được phần nào.
Có thể là điều đó đã có ích, vì người đàn bà khốn khổ nọ đã yêu cầu ông chơi đàn cho bà nghe, và bà ấy đã rơi nước mắt khi ông nhấn mấy cái nút và những phím đàn để chơi bản ‘Blue Danube Waltz’ một cách vụng về. Đó là bản nhạc yêu thích của chồng bà.
“Chị biết đấy,” Hans giải thích với bà, “anh nhà đã cứu sống tôi.” Ngọn đèn trong căn phòng ấy rất nhỏ, và không khí trong phòng như bị dồn nén lại. “Anh ấy…nếu chị cần bất cứ điều gì…” Ông thả nhẹ một mảnh giấy có ghi tên và địa chỉ của mình lên mặt bàn. “Tôi là một thợ sơn làm thuê. Tôi sẽ sơn nhà cho chị không tính công, bất cứ khi nào chị muốn.” Ông biết đó là một sự đền bù vô dụng, nhưng ông vẫn đưa ra lời đề nghị ấy.
Người đàn bà cầm lấy tờ giấy, và không lâu sau, một đứa trẻ bước vào phòng rồi ngồi vào lòng bà.
“Đây là Max,” bà ấy nói, nhưng đứa bé ấy còn quá nhỏ và quá nhút nhát nên không nói được câu nào. Thằng bé rất mảnh khảnh, có mái tóc mềm mại, và đôi mắt to, dày đặc bóng tối của nó ngắm người đàn ông lạ mặt chơi thêm một bản nhạc nữa trong căn phòng nặng nề ấy. Thằng bé cứ nhìn hết gương mặt này sang gương mặt kia, trong lúc một người đàn ông chơi đàn và một người đàn bà khóc không thành tiếng. Những nốt nhạc khác nhau điều khiển đôi mắt của bà. Thật là một nỗi buồn mới ghê gớm làm sao.
Hans ra về.
“Anh ấy chưa bao giờ nói với tôi,” ông nói với Erik Vandenburg quá cố và đường chân trời của thành phố Stuttgart. “Anh ấy chưa bao giờ nói với tôi là anh ấy có một đứa con trai.”
Sau một khắc ngừng lại để tưởng niệm người bạn quá cố, để lắc đầu, Hans quay về Munich, lòng thầm mong sẽ không bao giờ phải nghe thấy tin tức gì của những con người ấy nữa. Điều mà ông không biết là người ta sẽ rất cần đến sự giúp đỡ của ông, nhưng không phải trong công việc sơn phết, và người ta cũng sẽ chẵng cần đến nó cho đến tận hai mươi năm sau.
Vài tuần sau, ông bắt đầu công việc đi sơn thuê của mình. Trong những tháng tiết trời đẹp, ông làm việc rất hăng say, và thậm chí trong mùa đông ông cũng thường nói với Rosa rằng nguồn công việc có thể không được dồi dào, nhưng ít nhất thì nó cũng sẽ đến rải rác lúc này lúc khác.
Trong hơn mười năm, tất cả đều ổn.
Hans Con và Trudy ra đời. Chúng lớn lên và thường đến thăm bố ở chỗ làm, quết sơn lên những bức tường và chùi rửa những cây cọ sơn.
Tuy nhiên, khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, công việc sơn phết của ông bắt đầu trở nên không được như ý muốn. Hans không gia nhập NSDAP như hầu hết những người khác. Ông đã suy nghĩ rất nhiều về quyết định đó của mình.
* QUÁ TRÌNH SUY NGHĨ CỦA HANS HUBERMANN *
Ông không được giáo dục đến nơi đến chốn hay quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng ông là một con người biết trân trọng sự công bằng. Một người Do Thái đã từng cứu mạng ông, và ông không thể quên được điều đó. Ông không thể tham gia vào một đảng phái khiến cho con người ta thù địch với nhau như thế được. Bên cạnh đó, rất giống với Alex Steiner, một số khách hàng thân quen nhất của ông là người Do Thái. Cũng như nhiều người Do Thái khác, ông tin là thái độ thù địch này sẽ không kéo dài lâu, và đó sẽ là một quyết định tỉnh táo khi không theo chân Hitler. Xét trên nhiều mức độ, thì đó quả là một quyết định dẫn tới thảm họa.
Khi tiến trình khủng bố người Do Thái bắt đầu, thì công việc của ông cứ thưa dần. Ban đầu thì mọi việc không đến nỗi quá bi đát, nhưng chẳng bao lâu sau thì ông đã bắt đầu mất khách hàng. Rất nhiều những câu cách ngôn người ta vẫn thuê ông sơn lên tường có vẻ như đã tan biến vào cái bầu không khí Quốc xã đang lớn dần lên ấy.
Ông tình cờ gặp một ông già mà ông rất tin cậy tên là Herbert Bollinger – một người đàn ông bụng phệ và nói tiếng Hochdeutsh (16), (ông ta đến từ Haurg) – trên phố Munich. Ban đầu thì ông này cúi gầm mặt, nhìn qua cái bụng phệ của mình xuống đất, nhưng khi đôi mắt ông nhìn lại người thợ sơn, thì câu hỏi được đặt ra rõ ràng là đã khiến ông ta cảm thấy không thoải mái. Hans không có lý do gì để hỏi cả, nhưng ông vẫn làm như thế.
[16]: Một thứ tiếng địa phương Đức.
“Chuyện gì đang xảy ra vậy, Herbert? Tôi đang mất khách hàng nhanh hơn là tôi có thể đếm được.”
Bollinger không còn lưỡng lự nữa. Đứng thẳng người dậy, ông mang đến cho Hans sự thật dưới hình thức một câu hỏi của chính bản thân ông. “Hans này. Anh có phải là một thành viên không?”
“Thành viên của cái gì kia?”
Nhưng Hans Hubermann biết chính xác người đàn ông nọ đang nói về điều gì.
“Thôi nào, Hansie,” Bollinger vẫn khăng khăng. “Anh đừng có bắt tôi phải đánh vần nó ra chứ.”
Người thợ sơn cao lớn vẫy tay chào ông ta rồi bước tiếp.
Nám tháng trôi qua, người Do Thái bị khủng bố một cách hú họa trên khắp cả nước, và cuối cùng, vào mùa xuân năm 1937, với một tâm trạng gần như là xấu hổ, Hans Hubermann đành phải đầu hàng. Ông trả lời vài câu hỏi rồi nộp đơn xin vào Đảng.
Sau khi điền vào tờ đơn của mình ở trụ sở Quốc xã trên phố Munich, ông tận mắt chứng kiến bốn người đàn ông ném vài viên gạch vào một cửa hàng quần áo tên là Cửa hàng Kleinman. Đó là một trong số vài cửa hiệu của người Do Thái vẫn còn hoạt động ở Molching. Bên trong, một người đàn ông đang lắp bắp nói điều gì không rõ, vừa dọn dẹp vừa dẫm lên những miếng kính vỡ dưới chân ông. Một ngôi sao có màu nước sốt mù tạt được quét lên cánh cửa ra vào. Câu ĐỒ DO THÁI HÔI HÁM được viết lên cánh cửa ấy một cách nham nhở. Chuyển động đằng sau cánh cửa giảm dần tốc độ, từ vội vã đến chậm chạp một cách đáng buồn, rồi ngừng hẳn.
Hans tiến đến gần hơn và thò đầu vào. “Anh có cần giúp đỡ không?”
Ông Kleinman nhìn lên. Một cây chổi quét bụi được cố định nơi tay ông ta. “Không, Hans. Làm ơn. Hãy đi đi.” Năm ngoái Hans đã sơn nhà của Joel Kleinman, ông vẫn nhớ ba đứa con của ông ấy. Ông có thể hình dung ra khuôn mặt chúng, nhưng không tài nào nhớ ra tên chúng được.
“Tôi sẽ quay lại vào ngày mai,” ông nói, “và sơn lại cánh cửa cho ông.”
Và ông đã làm thế.
Đó là sai lầm thứ hai trong số hai sai lầm của ông.
Sai lầm thứ nhất xảy ra ngay sau sự việc này.
Ông quay lại nơi mình vừa mới rời khỏi và giáng nắm đấm lên cánh cửa ra vào và sau đó là cửa sổ của NSDAP. Tấm kính cửa rung chuyển, nhưng chẳng có ai ra mở cả. Mọi người đều đã gói ghém đồ đạc và về nhà cả rồi. Một đảng viên về sau cùng đang ở tít đằng xa trên phố Munich. Khi ông ta nghe thấy tiếng kính cửa rung lên bần bật, ông mới nhận ra người thợ sơn.
Ông này bèn quay lại và hỏi xem có chuyện gì.
“Tôi không thể gia nhập được nữa,” Hans tuyên bố.
Người đàn ông nọ lộ vẻ bàng hoàng. “Tại sao lại không?”
Hans nhìn vào những đốt ngón tay trên bàn tay phải của mình và nuốt nước bọt. Ông đã có thể nếm được mùi vị sai lầm của mình rồi, nó cứ như một viên thuốc bằng kim loại đang tan ra trong miệng ông vậy. “Quên đi.” Ông quay người lại và đi về nhà.
Những từ ngữ đuổi theo ông.
“Ông cứ suy nghĩ về việc này đi, ông Hubermann. Hãy cho chúng tôi biết quyết định của ông.”
Nhưng ông đã không cho họ biết gì cả.
Sáng hôm sau, như đã hứa, ông thức dậy sớm hơn thường lệ, nhưng vẫn không đủ sớm. Cánh cửa ở Cửa hàng quần áo Kleinman vẫn còn đọng đầy sương mai. Hans lau khô những giọt sương. Ông cố gắng pha màu sao cho tự nhiên nhất có thể và phủ cho cánh cửa một lớp sơn mới thật đặc.
Một người đàn ông đi ngang qua, tưởng chừng như vô thưởng vô phạt.
“Heil Hitler,” ông ta nói.
“Heil Hitler,” Hans đáp.
* BA LƯU Ý NHỎ NHƯNG QUAN TRỌNG *
l. Người đàn ông đi ngang qua ấy là Rolf Fischer, một trong những tên phát xít cuồng tín nhất ở Molching.
2. Một câu chửi khác sẽ được sơn lên cánh cửa ấy chỉ trong vòng mười sáu tiếng đổng hồ sau đó.
3. Hans Hubermann không được chấp nhận làm đảng viên đảng Quốc xã. Dù thế nào thì vẫn chưa được chấp nhận.
Năm tiếp theo, Hans đã gặp may mắn khi ông không phải chính thức thu hồi lại đơn xin gia nhập Đảng của mình. Dù có rất nhiều người được kết nạp ngay lập tức, thì tên ông lại được đưa vào danh sách chờ, vì ông thuộc diện đang bị nghi ngờ. Đến cuối năm 1938, khi người Do Thái bị quét sạch hoàn toàn sau sự kiện Kristallnacht (17), thì mật vụ Quốc xã đã ghé nhà ông. Họ đã lục soát khắp nhà, và khi không thấy thứ gì hay không thấy ai đáng nghi ngờ, thì Hans Hubermann là một trong những người đã gặp may.
[17]: Tức “Đêm kính vỡ”: Đêm ngày 10, rạng ngày 11 tháng mười một, năm 1938, hơn 200 giáo đường Do Thái bị phá hủy và hàng nghìn nhà của người gốc Do Thái bị lục soát, cướp bóc. Kết quả là 91 người Do Thái đã chết và khoảng 30.000 người Do Thái khác bị bắt và bị đưa đến những trại tập trung của Đức Quốc xã.
Ông đã được phép ở lại.
Điều hẳn đã cứu ông ấy là người ta biết rằng ít nhất thì ông cũng đang đợi được chấp nhận đơn xin kết nạp đảng của mình. Vì điều này, ông đã được khoan hồng, nếu không muốn nói là được nhìn nhận như là một thợ sơn giỏi.
Sau đó, có một điều khác xuất hiện, và nó đã cứu ông
Chính cây đàn xếp đã cứu ông khỏi việc bị tẩy chay hoàn toàn. Trên khắp Munich, đâu đâu cũng có thợ sơn cả, nhưng dưới một khóa hướng dẫn ngắn của Erik Vandenburg và gần hai thập kỷ luyện tập đều đặn, không ai ở Molching có thể chơi đàn xếp được như ông. Đó là một phong cách không hề hoàn mỹ, nhưng rất ấm áp. Thậm chí những lỗi mà ông đánh sai cũng mang lại cho người ta một cảm giác thoải mái.
Ông nói Heil Hitler khi cần thiết và ông treo cờ vào những ngày quy định. Người ta không nhận thấy ở ông vấn đề gì cả.
Sau đó, vào ngày 16 tháng Sáu (giờ đây ngày tháng cứ đông cứng lại như vữa vậy), chỉ hơn sáu tháng sau khi Liesel đến phố Thiên Đàng, một sự việc xảy ra đã khiến cuộc đời của Hans Hubermann thay đổi mà không có cách gì đảo ngược lại được.
Đó là một ngày mà ông có việc làm.
Đúng bảy giờ sáng, ông ra khỏi nhà.
Ông kéo theo chiếc xe đẩy đựng sơn, hoàn toàn không biết là mình đang bị theo dõi.
Khi ông tới chỗ làm, một người thanh niên lạ mặt bước đến chỗ ông. Anh ta có mái tóc vàng, vóc người cao ráo, và trông rất nghiêm trọng.
Hai người nhìn nhau.
“Ông có phải là Hans Hubermann?”
Hans chỉ gật đầu với anh ta một cái. Ông đang với lấy một cây cọ sơn. “Đúng, là tôi đây.”
“Chẳng hay ông có biết chơi đàn xếp không?”
Lần này Hans ngừng lại, để cây chổi sơn ở nguyên vị trí của nó. Một lần nữa, ông lại gật đầu.
Người lạ mặt xoa xoa quai hàm, nhìn quanh và nói rất khẽ, nhưng cũng rất rõ ràng. “Ông có phải là một người biết giữ lời hứa không?”
Hans lấy hai màu sơn ra và mời người thanh niên nọ ngồi xuống. Trước khi chấp nhận lời mời này, anh ta chìa tay ra và tự giới thiệu. “Tên tôi là Kugler. Họ của tôi là Walter. Tôi đến từ Stuttgart.”
Họ ngồi xuống và trò chuyện rất khẽ trong khoảng mười lăm phút, sau đó họ sắp xếp với nhau một cuộc hẹn vào ban đêm.
PHẦN BỐN
***
NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NHÌN XUỐNG
Gồm có:
người chơi đàn xếp – người biết giữ lời hứa – con bé ngoan –
tay dấm Do Thái – cơn phẫn nộ của Rosa – một bài giáo huấn – người ngủ – trao đổi những cơn ác mộng – và vài trang sách dưới tầng hầm.
NGƯỜI CHƠI ĐÀN XẾP
(Cuộc đời bí mật của Hans Hubermann)
Có một người thanh niên đang đứng trong nhà bếp. Chiếc chìa khóa trong tay khiến anh có cảm giác như nó đang han gỉ dần vào lòng bàn tay anh. Anh không nói bất cứ điều gì đại loại như xin chào, làm ơn giúp tôi, hay bất kỳ câu nói người ta thường mong đợi nào khác. Anh chỉ đặt ra hai câu hỏi.
* CÂU HỎI THỨ NHẤT *
“Hans Hubermann đấy phải không?”
* CÂU HỎI THỨ HAI *
“Ông vẫn còn chơi đàn xếp chứ?”
Trong khi quan sát cái dáng người trước mắt mình một cách khó nhọc, thì giọng nói của người thanh niên nọ hơi khựng lại, và được chìa ra trong bóng tối như thể nó là tất cả những gì còn sót lại nơi anh.
Bố, đầy cảnh giác và khiếp sợ, chậm chạp bước đến gần hơn.
Ông thì thầm với căn bếp, “Dĩ nhiên là tôi vẫn chơi ”
Để hiểu đầu đuôi câu chuyện, chúng ta phải quay lại quãng thời gian cách đó nhiều năm, hồi Thế chiến lần thứ nhất.
Chúng thật lạ lùng, những cuộc chiến tranh ấy.
Đầy rẫy máu me và bạo lực, nhưng cũng rất nhiều những câu chuyện khó hiểu tương tự. “Điều đó là có thật,” người ta vẫn hay lẩm bẩm như thế. “Tôi không cần biết anh có tin tôi hay không. Chính con cáo đó đã cứu sống tôi,” hay “Người ta chết gục xuống ở cả hai bên sườn tôi, và chỉ còn lại mình tôi đứng trơ ra đó, người duy nhất không hề hấn gì. Tại sao lại là tôi cơ chứ? Tại sao lại là tôi mà không phải là họ?”
Chuyện của Hans Hubermann cũng na ná như thế. Khi tôi tìm thấy chuyện này giữa những câu chữ của kẻ trộm sách, tôi nhận ra rằng hai chúng tôi đã có lần lướt vội qua nhau trong khoảng thời gian đó, dù không ai trong số chúng tôi sắp xếp một cuộc hẹn cả. Phần tôi, tôi có rất nhiều việc phải làm. Còn phần Hans, tôi nghĩ là ông ta đã cố hết sức để tránh phải gặp tôi.
Lần đầu tiên chúng tôi chạm trán nhau, Hans mới hai mươi hai tuổi, và ông đang đánh nhau với người Pháp. Hầu hết những chàng trai trẻ trong trung đội của ông đều rất háo hức với việc đánh giết. Hans thì không chắc chắn về điều này lắm. Trong quá trình làm việc của mình, tôi đã rước vài người trong số họ đi, nhưng bạn có thể nói rằng thậm chí tôi còn chưa bao giờ đến gần để chạm vào Hans Hubermann. Hoặc ông quá may mắn, hoặc ông đáng được sống sót, hoặc có một lý do chính đáng nào đó để ông sống sót.
Trong quân đội, ông không ở đầu nào cả. Ông chạy ở giữa, trèo ở giữa, và ông có thể bắn đi những viên đạn có đường bay đủ thẳng để không làm thượng cấp của mình mất thể diện. Nhưng ông cũng chẳng xuất sắc đến mức được chọn là một trong những người đầu tiên chạy thẳng vào tôi.
* MỘT LƯU Ý NHỎ NHƯNG GIÁ TRỊ *
Trong suốt những năm qua, tôi đã nhìn thấy rất nhiều người trẻ tuổi, những người cho rằng họ đang chạy về phía những người trẻ tuổi khác.
Không phải như vậy,
Họ đang chạy về phía tôi.
Tính đến lúc ông đến Pháp, thì Hans đã tham chiến được gần sáu tháng. Đây chính là nơi mà, xét về bề nổi, thì một sự việc kỳ lạ đã cứu sống ông. Tuy nhiên những người có quan điểm khác sẽ nói rằng trong sự phi nghĩa của chiến tranh, thì đây lại là một điều có ý nghĩa đến mức hoàn hảo.
Nói chung, quãng thời gian ông tham gia cuộc Đại chiến đã làm ông ngạc nhiên ngay từ cái khoảnh khắc ông nhập ngũ. Nó giống như một chuỗi những sự việc vậy. Ngày này qua ngày khác. Ngày này qua ngày khác.
Cuộc đối thoại của những viên đạn.
Những con người gục chết.
Những trò đùa nhơ bẩn tuyệt vời nhất trên đời.
Mồ hôi lạnh – cái anh bạn nhỏ hiểm ác ấy – luôn nán lại lâu quá mức mong muốn ở nách và đũng quần.
Trò mà ông thích nhất là đánh bài, rồi đến vài môn cờ, mặc dù ông đánh cờ rất tệ. Và cả âm nhạc nữa chứ. Luôn là âm nhạc.
Có một người đàn ông lớn hơn Hans một tuổi – đó là một người Đức Do Thái tên là Erik Vandenburg – đã dạy ông chơi đàn xếp. Sau cùng thì hai người đã trở thành bạn bè vì một thực tế là không ai trong số hai người thực sự quan tâm đến việc đánh đấm cả. Họ thích vê thuốc lá hơn là vê người mình trong tuyết và bùn nhão. Họ thích tán chuyện gẫu hơn là bắn đi những viên đạn. Một tình bạn vững chắc đã được xây dựng trên cơ sở những trò bài bạc, thuốc lá và âm nhạc, ấy là chưa nói đến việc cả hai đều có chung một khát khao là sống sót trở về từ cuộc chiến. Vấn đề duy nhất – trong việc này là rồi đây người ta sẽ tìm thấy Erik Vandenburg trong tình trạng đã nát ra thành nhiêu mảnh, trên một ngọn đồi cỏ dại mọc đầy. Đôi mắt ông mở trừng trừng, và chiếc nhẫn cưới của ông đã bị ai đó lấy cắp. Tôi xúc linh hồn của ông vào cùng với linh hồn của những người khác, rồi chúng tôi cứ thế trôi đi. Đường chân trời có mầu sữa. Lạnh ngắt và vẫn còn tươi. Dòng sữa ấy được rót ra từ giữa những xác người.
Tất cả những gì thực sự còn sót lại của Erik Vandenburg là vài vật dụng cá nhân và cây đàn xếp đã được ông ta đánh dấu bằng những vết ngón tay mình. Ngoại trừ món nhạc cụ, tất cả đều được gửi về nhà ông. Người ta nghĩ là cây đàn quá to. Gần như là chìm đắm trong nỗi ân hận, nó nằm đó, trên cái giường tạm của ông ở trại lính rồi sau đó được đưa cho bạn của ông, Hans Hubermann, người chẳng hiểu thế nào đó mà lại là kẻ duy nhất còn sống sót.
* ÔNG ẤY SỐNG SÓT NHƯ THẾ NÀY *
Hôm ấy ông đã không ra trận.
Ông phải cảm ơn Erik Vandenburg vì điều này. Hay cụ thể hơn, Erik Vandenburg và cái bàn chải đánh răng của viên sĩ quan.
Buổi sáng hôm ấy, không lâu trước khi họ nhổ trại, Trung sĩ Stephan Schneider xộc vào trại đóng quân đang còn ngái ngủ và bảo mọi người hãy chú ý. Ông ta rất nổi tiếng trong đám quân lính vì khiếu hài hước cũng như những trò đùa có ích của mình, nhưng hơn cả là nhờ một sự thật rằng ông ta không bao giờ theo sau ai để xông pha vào giữa mũi tên hòn đạn cả. Ông ta luôn là người đi đầu.
Có những hôm ông ta chạy xộc vào trại nghỉ của quân đội và nói điều gì đó đại loại như, “Ai đến từ Pasing?” hay “Ai giỏi môn toán?”, hay trong cái trường hợp định mệnh của Hans Hubermann là, “Ai viết chữ đẹp?”
Không ai tình nguyện cả, kể từ sau cái lần đầu tiên có người tình nguyện đứng lên. Vào ngày hôm ấy, một anh lính trẻ đầy nhiệt huyết tên là Philipp Schlink đã đứng lên một cách đầy kiêu hãnh và nói, “Vâng, thưa ngài, tôi đến từ Pasing.” Sau đó anh ta được đưa cho một cái bàn chải đánh răng và được lệnh lau chùi nhà xí.
Khi viên trung sĩ hỏi ai là người viết chữ đẹp nhất, hẳn bạn có thể hiểu được vì sao không có ai muốn bước ra cả. Họ cho rằng có thể họ là người đầu tiên bị kiểm tra vệ sinh tổng quát hay phải kỳ cọ một đôi ủng dẫm phải cứt của một gã trung úy lập dị nào đó trước khi nhổ trại.
“Xem nào,” Schneider vờn đám lính. Được ép chặt xuống nhờ dầu bóng, mái tóc của ông ta óng lên, dù trên đỉnh đầu ông ta luôn có một lọn tóc nhỏ dựng đứng lên đầy vẻ cảnh giác. “Ít nhất thì phải có một người trong đám khốn kiếp các anh viết được cho ra hồn chứ.”
Từ đằng xa vọng lại tiếng súng nổ.
Nó khởi sự cho một phản ứng.
“Này các anh,” Schneider nói, “lần này không giống như những lần trước đâu. Việc này sẽ mất cả buổi sáng, có thể còn lâu hơn nữa kia.” Ông ta không thể ngăn mình nở một nụ cười. “Lần trước Schlink đã phải cọ nhà xí trong khi các anh chơi bài, nhưng lần này thì các anh phải ra ngoài kia đấy.”
Mạng sống hay danh dự.
Rõ ràng là ông ta đang hi vọng một trong những người lính của ông ta sẽ đủ thông minh để chọn mạng sống.
Erik Vandenburg và Hans Hubermann liếc nhìn nhau. Nếu có người nào bước lên lúc này, thì cả trung đội sẽ khiến cho cuộc đời của người ấy trở thành một cái địa ngục trần gian, đến chừng nào mà họ còn sống với nhau trong cùng một đội. Không ai ưa một kẻ hèn nhát cả. Mặt khác, nếu có ai được đề cử thì… vẫn không có ai bước ra, nhưng đã có một giọng nói cất lên và đi thong thả về phía viên trung sĩ. Giọng nói ấy ngồi xuống ngay dưới chân ông ta, chờ được đá một cú thật mạnh. Giọng nói ấy là, “Thưa ngài, có Hubermann đấy ạ.” Nó thuộc về Erik Vandenburg. Rõ ràng là ông ấy cho rằng ngày hôm đó không phải là thời điểm phù hợp để bạn ông chết.
Viên sĩ quan đi xuống rồi lại vòng lên giữa những người lính.
“Ai nói đấy?”
Ông ta là một người đi nước kiệu bậc thầy, cái ông Stephan Schneider ấy – một con người nhỏ bé luôn nói, di chuyển và hành động một cách vội vã. Trong khi ông ta cứ phi lên phi xuong giữa. hai hàng lính, thì Hans vẫn đứng đó và quan sát chờ đợi thông tin. Có thể một y tá đã bị ốm và họ cần có ai đó tháo và thay băng cho những cánh tay hay cẳng chân nhiễm trùng của những người lính bị thương. Có thể một nghìn cái phong bì cần được liếm nước bọt rồi dán lại và gửi đến những căn nhà, bên trong mớ phong bì đó là giấy báo tử.
Ngay khoảnh khắc đó, giọng nói lại được cất lên, kéo theo vài giọng nói khác để khiến người ta nghe thấy. “Hubermann” những giọng nói ấy ngân nga. Thậm chí Erik còn nói, “Không chê vào đâu được, thưa ngài, chữ đẹpkhông chê vào đâu được.”
“Vậy thì coi như xong.” Có một nụ cười tròn xoe, chúm chím xuất hiện trên mặt viên trung sĩ. “Hubermann. Anh được chọn.”
Người lính trẻ bước lên và hỏi xem nhiệm vụ của anh là gì.
Viên trung sĩ thở dài. “Đại úy cần phải soạn khoảng vài tá thư, nhưng ngón tay ông đang bị thấp khớp trầm trọng. Hay là viêm khớp gì đó. Anh sẽ viết những lá thư ấy cho ông ấy.”
Lúc này không phải là thời điểm phù hợp để tranh cãi, đặc biệt là khi Schlink đã bị bắt phải cọ hố xí và một người khác, Pilegger, đã gần như chết đến nơi với việc liếm phong bì. Lưỡi của anh ta đã chuyển màu xanh lè như bị nhiễm trùng.
“Vâng, thưa ngài,” Hans gật đầu, và vấn đề đến đó kết thúc. Nói cho nhẹ nhàng nhất thì kỹ năng viết của ông khá lơ tơ mơ, nhưng ông nghĩ là mình đã gặp may. Ông viết những lá thư một cách nắn nót nhất có thể, trong khi những người lính còn lại ra chiến trường.
Không ai trong số họ quay về cả.
Đó là lần đầu tiên mà Hans Hubermann thoát khỏi tôi. Cuộc Đại chiến.
Lần tẩu thoát thứ hai vẫn chưa xảy đến, đó là vào năm 1943, ở Essen.
Hai lần thoát chết trong hai cuộc chiến.
Một lần khi còn trai tráng, lần sau khi đã ở tuổi trung niên.
Không có nhiều người may mắn đến mức lừa phỉnh được tôi đến hai lần.
Ông mang cây đàn xếp theo bên mình trong suốt thời gian cuộc chiến tranh diễn ra.
Khi ông lần ra dấu vết của gia đình Erik Vandenburg ở Stuttgart trên đường quay về quê nhà, vợ của Vandenburg đã bảo với ông rằng ông có thể giữ cây đàn. Căn hộ của bà ấy đã ngập ngụa những thứ rác rưởi ấy rồi, và bà cảm thấy vô cùng phiền muộn khi phải nhìn thấy chính cây đàn ấy. Những món đồ khác đã nhắc bà nhớ về người chồng quá cố đủ lắm rồi, vì bà cũng từng chia sẻ cái công việc dạy chơi thứ nhạc cụ ấy với ông.
“Anh ấy đã dạy tôi chơi đàn,” Hans nói, như thể điều đó sẽ giúp ích được phần nào.
Có thể là điều đó đã có ích, vì người đàn bà khốn khổ nọ đã yêu cầu ông chơi đàn cho bà nghe, và bà ấy đã rơi nước mắt khi ông nhấn mấy cái nút và những phím đàn để chơi bản ‘Blue Danube Waltz’ một cách vụng về. Đó là bản nhạc yêu thích của chồng bà.
“Chị biết đấy,” Hans giải thích với bà, “anh nhà đã cứu sống tôi.” Ngọn đèn trong căn phòng ấy rất nhỏ, và không khí trong phòng như bị dồn nén lại. “Anh ấy…nếu chị cần bất cứ điều gì…” Ông thả nhẹ một mảnh giấy có ghi tên và địa chỉ của mình lên mặt bàn. “Tôi là một thợ sơn làm thuê. Tôi sẽ sơn nhà cho chị không tính công, bất cứ khi nào chị muốn.” Ông biết đó là một sự đền bù vô dụng, nhưng ông vẫn đưa ra lời đề nghị ấy.
Người đàn bà cầm lấy tờ giấy, và không lâu sau, một đứa trẻ bước vào phòng rồi ngồi vào lòng bà.
“Đây là Max,” bà ấy nói, nhưng đứa bé ấy còn quá nhỏ và quá nhút nhát nên không nói được câu nào. Thằng bé rất mảnh khảnh, có mái tóc mềm mại, và đôi mắt to, dày đặc bóng tối của nó ngắm người đàn ông lạ mặt chơi thêm một bản nhạc nữa trong căn phòng nặng nề ấy. Thằng bé cứ nhìn hết gương mặt này sang gương mặt kia, trong lúc một người đàn ông chơi đàn và một người đàn bà khóc không thành tiếng. Những nốt nhạc khác nhau điều khiển đôi mắt của bà. Thật là một nỗi buồn mới ghê gớm làm sao.
Hans ra về.
“Anh ấy chưa bao giờ nói với tôi,” ông nói với Erik Vandenburg quá cố và đường chân trời của thành phố Stuttgart. “Anh ấy chưa bao giờ nói với tôi là anh ấy có một đứa con trai.”
Sau một khắc ngừng lại để tưởng niệm người bạn quá cố, để lắc đầu, Hans quay về Munich, lòng thầm mong sẽ không bao giờ phải nghe thấy tin tức gì của những con người ấy nữa. Điều mà ông không biết là người ta sẽ rất cần đến sự giúp đỡ của ông, nhưng không phải trong công việc sơn phết, và người ta cũng sẽ chẵng cần đến nó cho đến tận hai mươi năm sau.
Vài tuần sau, ông bắt đầu công việc đi sơn thuê của mình. Trong những tháng tiết trời đẹp, ông làm việc rất hăng say, và thậm chí trong mùa đông ông cũng thường nói với Rosa rằng nguồn công việc có thể không được dồi dào, nhưng ít nhất thì nó cũng sẽ đến rải rác lúc này lúc khác.
Trong hơn mười năm, tất cả đều ổn.
Hans Con và Trudy ra đời. Chúng lớn lên và thường đến thăm bố ở chỗ làm, quết sơn lên những bức tường và chùi rửa những cây cọ sơn.
Tuy nhiên, khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, công việc sơn phết của ông bắt đầu trở nên không được như ý muốn. Hans không gia nhập NSDAP như hầu hết những người khác. Ông đã suy nghĩ rất nhiều về quyết định đó của mình.
* QUÁ TRÌNH SUY NGHĨ CỦA HANS HUBERMANN *
Ông không được giáo dục đến nơi đến chốn hay quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng ông là một con người biết trân trọng sự công bằng. Một người Do Thái đã từng cứu mạng ông, và ông không thể quên được điều đó. Ông không thể tham gia vào một đảng phái khiến cho con người ta thù địch với nhau như thế được. Bên cạnh đó, rất giống với Alex Steiner, một số khách hàng thân quen nhất của ông là người Do Thái. Cũng như nhiều người Do Thái khác, ông tin là thái độ thù địch này sẽ không kéo dài lâu, và đó sẽ là một quyết định tỉnh táo khi không theo chân Hitler. Xét trên nhiều mức độ, thì đó quả là một quyết định dẫn tới thảm họa.
Khi tiến trình khủng bố người Do Thái bắt đầu, thì công việc của ông cứ thưa dần. Ban đầu thì mọi việc không đến nỗi quá bi đát, nhưng chẳng bao lâu sau thì ông đã bắt đầu mất khách hàng. Rất nhiều những câu cách ngôn người ta vẫn thuê ông sơn lên tường có vẻ như đã tan biến vào cái bầu không khí Quốc xã đang lớn dần lên ấy.
Ông tình cờ gặp một ông già mà ông rất tin cậy tên là Herbert Bollinger – một người đàn ông bụng phệ và nói tiếng Hochdeutsh (16), (ông ta đến từ Haurg) – trên phố Munich. Ban đầu thì ông này cúi gầm mặt, nhìn qua cái bụng phệ của mình xuống đất, nhưng khi đôi mắt ông nhìn lại người thợ sơn, thì câu hỏi được đặt ra rõ ràng là đã khiến ông ta cảm thấy không thoải mái. Hans không có lý do gì để hỏi cả, nhưng ông vẫn làm như thế.
[16]: Một thứ tiếng địa phương Đức.
“Chuyện gì đang xảy ra vậy, Herbert? Tôi đang mất khách hàng nhanh hơn là tôi có thể đếm được.”
Bollinger không còn lưỡng lự nữa. Đứng thẳng người dậy, ông mang đến cho Hans sự thật dưới hình thức một câu hỏi của chính bản thân ông. “Hans này. Anh có phải là một thành viên không?”
“Thành viên của cái gì kia?”
Nhưng Hans Hubermann biết chính xác người đàn ông nọ đang nói về điều gì.
“Thôi nào, Hansie,” Bollinger vẫn khăng khăng. “Anh đừng có bắt tôi phải đánh vần nó ra chứ.”
Người thợ sơn cao lớn vẫy tay chào ông ta rồi bước tiếp.
Nám tháng trôi qua, người Do Thái bị khủng bố một cách hú họa trên khắp cả nước, và cuối cùng, vào mùa xuân năm 1937, với một tâm trạng gần như là xấu hổ, Hans Hubermann đành phải đầu hàng. Ông trả lời vài câu hỏi rồi nộp đơn xin vào Đảng.
Sau khi điền vào tờ đơn của mình ở trụ sở Quốc xã trên phố Munich, ông tận mắt chứng kiến bốn người đàn ông ném vài viên gạch vào một cửa hàng quần áo tên là Cửa hàng Kleinman. Đó là một trong số vài cửa hiệu của người Do Thái vẫn còn hoạt động ở Molching. Bên trong, một người đàn ông đang lắp bắp nói điều gì không rõ, vừa dọn dẹp vừa dẫm lên những miếng kính vỡ dưới chân ông. Một ngôi sao có màu nước sốt mù tạt được quét lên cánh cửa ra vào. Câu ĐỒ DO THÁI HÔI HÁM được viết lên cánh cửa ấy một cách nham nhở. Chuyển động đằng sau cánh cửa giảm dần tốc độ, từ vội vã đến chậm chạp một cách đáng buồn, rồi ngừng hẳn.
Hans tiến đến gần hơn và thò đầu vào. “Anh có cần giúp đỡ không?”
Ông Kleinman nhìn lên. Một cây chổi quét bụi được cố định nơi tay ông ta. “Không, Hans. Làm ơn. Hãy đi đi.” Năm ngoái Hans đã sơn nhà của Joel Kleinman, ông vẫn nhớ ba đứa con của ông ấy. Ông có thể hình dung ra khuôn mặt chúng, nhưng không tài nào nhớ ra tên chúng được.
“Tôi sẽ quay lại vào ngày mai,” ông nói, “và sơn lại cánh cửa cho ông.”
Và ông đã làm thế.
Đó là sai lầm thứ hai trong số hai sai lầm của ông.
Sai lầm thứ nhất xảy ra ngay sau sự việc này.
Ông quay lại nơi mình vừa mới rời khỏi và giáng nắm đấm lên cánh cửa ra vào và sau đó là cửa sổ của NSDAP. Tấm kính cửa rung chuyển, nhưng chẳng có ai ra mở cả. Mọi người đều đã gói ghém đồ đạc và về nhà cả rồi. Một đảng viên về sau cùng đang ở tít đằng xa trên phố Munich. Khi ông ta nghe thấy tiếng kính cửa rung lên bần bật, ông mới nhận ra người thợ sơn.
Ông này bèn quay lại và hỏi xem có chuyện gì.
“Tôi không thể gia nhập được nữa,” Hans tuyên bố.
Người đàn ông nọ lộ vẻ bàng hoàng. “Tại sao lại không?”
Hans nhìn vào những đốt ngón tay trên bàn tay phải của mình và nuốt nước bọt. Ông đã có thể nếm được mùi vị sai lầm của mình rồi, nó cứ như một viên thuốc bằng kim loại đang tan ra trong miệng ông vậy. “Quên đi.” Ông quay người lại và đi về nhà.
Những từ ngữ đuổi theo ông.
“Ông cứ suy nghĩ về việc này đi, ông Hubermann. Hãy cho chúng tôi biết quyết định của ông.”
Nhưng ông đã không cho họ biết gì cả.
Sáng hôm sau, như đã hứa, ông thức dậy sớm hơn thường lệ, nhưng vẫn không đủ sớm. Cánh cửa ở Cửa hàng quần áo Kleinman vẫn còn đọng đầy sương mai. Hans lau khô những giọt sương. Ông cố gắng pha màu sao cho tự nhiên nhất có thể và phủ cho cánh cửa một lớp sơn mới thật đặc.
Một người đàn ông đi ngang qua, tưởng chừng như vô thưởng vô phạt.
“Heil Hitler,” ông ta nói.
“Heil Hitler,” Hans đáp.
* BA LƯU Ý NHỎ NHƯNG QUAN TRỌNG *
l. Người đàn ông đi ngang qua ấy là Rolf Fischer, một trong những tên phát xít cuồng tín nhất ở Molching.
2. Một câu chửi khác sẽ được sơn lên cánh cửa ấy chỉ trong vòng mười sáu tiếng đổng hồ sau đó.
3. Hans Hubermann không được chấp nhận làm đảng viên đảng Quốc xã. Dù thế nào thì vẫn chưa được chấp nhận.
Năm tiếp theo, Hans đã gặp may mắn khi ông không phải chính thức thu hồi lại đơn xin gia nhập Đảng của mình. Dù có rất nhiều người được kết nạp ngay lập tức, thì tên ông lại được đưa vào danh sách chờ, vì ông thuộc diện đang bị nghi ngờ. Đến cuối năm 1938, khi người Do Thái bị quét sạch hoàn toàn sau sự kiện Kristallnacht (17), thì mật vụ Quốc xã đã ghé nhà ông. Họ đã lục soát khắp nhà, và khi không thấy thứ gì hay không thấy ai đáng nghi ngờ, thì Hans Hubermann là một trong những người đã gặp may.
[17]: Tức “Đêm kính vỡ”: Đêm ngày 10, rạng ngày 11 tháng mười một, năm 1938, hơn 200 giáo đường Do Thái bị phá hủy và hàng nghìn nhà của người gốc Do Thái bị lục soát, cướp bóc. Kết quả là 91 người Do Thái đã chết và khoảng 30.000 người Do Thái khác bị bắt và bị đưa đến những trại tập trung của Đức Quốc xã.
Ông đã được phép ở lại.
Điều hẳn đã cứu ông ấy là người ta biết rằng ít nhất thì ông cũng đang đợi được chấp nhận đơn xin kết nạp đảng của mình. Vì điều này, ông đã được khoan hồng, nếu không muốn nói là được nhìn nhận như là một thợ sơn giỏi.
Sau đó, có một điều khác xuất hiện, và nó đã cứu ông
Chính cây đàn xếp đã cứu ông khỏi việc bị tẩy chay hoàn toàn. Trên khắp Munich, đâu đâu cũng có thợ sơn cả, nhưng dưới một khóa hướng dẫn ngắn của Erik Vandenburg và gần hai thập kỷ luyện tập đều đặn, không ai ở Molching có thể chơi đàn xếp được như ông. Đó là một phong cách không hề hoàn mỹ, nhưng rất ấm áp. Thậm chí những lỗi mà ông đánh sai cũng mang lại cho người ta một cảm giác thoải mái.
Ông nói Heil Hitler khi cần thiết và ông treo cờ vào những ngày quy định. Người ta không nhận thấy ở ông vấn đề gì cả.
Sau đó, vào ngày 16 tháng Sáu (giờ đây ngày tháng cứ đông cứng lại như vữa vậy), chỉ hơn sáu tháng sau khi Liesel đến phố Thiên Đàng, một sự việc xảy ra đã khiến cuộc đời của Hans Hubermann thay đổi mà không có cách gì đảo ngược lại được.
Đó là một ngày mà ông có việc làm.
Đúng bảy giờ sáng, ông ra khỏi nhà.
Ông kéo theo chiếc xe đẩy đựng sơn, hoàn toàn không biết là mình đang bị theo dõi.
Khi ông tới chỗ làm, một người thanh niên lạ mặt bước đến chỗ ông. Anh ta có mái tóc vàng, vóc người cao ráo, và trông rất nghiêm trọng.
Hai người nhìn nhau.
“Ông có phải là Hans Hubermann?”
Hans chỉ gật đầu với anh ta một cái. Ông đang với lấy một cây cọ sơn. “Đúng, là tôi đây.”
“Chẳng hay ông có biết chơi đàn xếp không?”
Lần này Hans ngừng lại, để cây chổi sơn ở nguyên vị trí của nó. Một lần nữa, ông lại gật đầu.
Người lạ mặt xoa xoa quai hàm, nhìn quanh và nói rất khẽ, nhưng cũng rất rõ ràng. “Ông có phải là một người biết giữ lời hứa không?”
Hans lấy hai màu sơn ra và mời người thanh niên nọ ngồi xuống. Trước khi chấp nhận lời mời này, anh ta chìa tay ra và tự giới thiệu. “Tên tôi là Kugler. Họ của tôi là Walter. Tôi đến từ Stuttgart.”
Họ ngồi xuống và trò chuyện rất khẽ trong khoảng mười lăm phút, sau đó họ sắp xếp với nhau một cuộc hẹn vào ban đêm.