* MỘT HÌNH ẢNH NHỎ *
Hầu như tất cả đều giống hệt như cũ. Đoàn tàu chạy cũng với vận tốc ấy. Em trai nó ho khù khụ. Dù vậy, lần này Liesel không thể thấy gương mặt thằng bé đang nhìn chằm chằm xuống sàn tàu hỏa. Con bé chầm chậm rướn người tới trước. Đôi tay nó nhẹ nhàng nâng cơ thể em trai nó lên, từ chỗ cằm thằng bé, và trước mắt nó, là gương mặt của Max Vandenburg, đang mở mắt thật to. Anh nhìn nó trừng trừng. Một chiếc lông vũ rơi xuống sàn tàu. Cơ thể anh lúc này đã trở nên lớn hơn, cho vừa với kích thước của khuôn mặt. Đoàn tàu hỏa hét lên.
“Liesel?”
“Con đã nói là mọi chuyện đều ổn cả mà.”
Con bé run rẩy bò ra khỏi giường. Cả người đờ đẫn vì sợ hãi, con bé đi dọc suốt hành lang để đến chỗ Max. Sau nhiều phút ở bên cạnh anh, khi mọi thứ đã chậm lại, con bé mới thử giải thích giấc mơ của nó. Đó có phải là điềm báo trước về cái chết của Max không? Hay đó chỉ là một phản ứng đối với cuộc nói chuyện trong bếp ban chiều? Bây giờ Max đã thay thế cho em trai nó rồi sao? Và nếu thế, thì làm sao con bé có thể từ bỏ máu mủ ruột thịt của mình theo một cách như thế cho được? Có thể đó là một ước mong sâu kín trong đáy lòng nó rằng Max sẽ chết. Xét cho cùng thì, nếu cái chết là đủ tốt cho Werner, em trai nó, thì cái chết cũng sẽ đủ tốt cho người đàn ông Do Thái này.
“Đó có phải là những gì mày nghĩ không?” con bé thì thầm, khi nó đang đứng sát bên cạnh giường và nhìn xuống. “Không.” Con bé không thể tin vào điều đó được. Câu trả lời của nó vẫn kéo dài mãi, khi sự tê cóng của bóng tối tan rã dần và khắc họa thành đường nét những hình dạng to nhỏ khác nhau trên mặt bàn cạnh giường. Những món quà.
“Dậy đi,” con bé nói.
Max vẫn không tỉnh dậy.
Đến tận tám ngày sau.
Ở trường, có tiếng gõ rầm rầm lên cửa lớp.
“Vào đi,” cô Olendrich nói.
Cánh cửa mở ra, và cả bọn trẻ trong lớp nhìn lên đầy ngạc nhiên khi Rosa Hubermann đứng nơi ngưỡng cửa. Một vài đứa thậm chí còn há hốc mồm ra trước cảnh tượng mà chúng nhìn thấy trước mắt – một cái áo choàng nhỏ của một người đàn bà với nụ cười khinh bỉ nhoe nhoét son môi và đôi mắt đầy clor. Đây. Đây là một huyền thoại. Bà đang diện bộ cánh đẹp nhất của mình, nhưng mái tóc bà là một đống bù xù, giống nhưcái khăn nhăn nhúm được dệt bằng những bím tóc đàn hồi màu xám.
Rõ ràng là bà giáo đã rất sợ hãi. “Bà Hubermann…” Những chuyển động của bà rất lộn xộn. Bà đưa mắt tìm kiếm khắp lớp học. “Liesel?”
Liesel nhìn Rudy, đứng dậy, và bước nhanh về phía cửa dể chấm dứt sự bối rối này trong thời gian ngắn nhất có thể. Cánh cửa được đóng lại đằng sau nó, và bây giờ, nó chỉ còn lại một mình, trong hành lang, vớiRosa.
Rosa ngoảnh mặt nhìn đi chỗ khác.
“Gì vậy Mẹ?”
Bà quay lại. “Mày đừng có “gì vậy Mẹ” với tao, đồ lợn nái ranh.” Liesel như đã bị húc chết, bởi tốc độ tuôn ra của những lời nói. “Cái bàn chải tóc của tao!” Một vài tiếng cười lí nhí luồn qua khe cửa, nhưng ngay lập tức chúng đã bị rút lại.
“Mẹ?”
Gương mặt bà tỏ vẻ nghiêm khắc, nhưng cái gương mặt ấy lại đang cười. “Mày đã làm cái quái gì với bàn chải tóc của tao thế hả, đồ con lợn ngu ngốc, đồ kẻ cắp ranh con? Tao đã bảo mày hàng trăm lần là để cái bàn chải ấy yên cơ mà, nhưng mày có chịu nghe không? Dĩ nhiên là không!”
Tràng chửi rủa kéo dài chừng một phút và Liesel cố gắng trong tuyệt vọng để đưa ra vài gợi ý về vị trí cái bàn chải đang được đề cập đến. Nó chấm dứt một cách đột ngột, khi Rosa kéo Liesel lại gần, chỉ trong vài giây. Lời thì thầm của bà tưởng chừng như không thể nghe được, ngay cả ở một khoảng cách gần nhưvậy. “Con đã bảo mẹ hãy la mắng con. Con nói là tất cả bọn họ sẽ phải tin thôi. Bà nhìn quanh, hết trái rồi lại phải, giọng của bà giống như một cây kim và sợi chỉ vậy. “Anh ấy đã tỉnh dậy, Liesel. Anh ấy đã tỉnh dậy rồi.” Từ trong túi, bà lấy ra thằng lính đồ chơi trầy xước. “Anh ấy nói hãy đưa cho con cái này. Đây là món quà mà anh ấy thích nhất.” Bà đưa nó cho Liesel, nắm tay nó thật chặt và mỉm cười. Trước khi Liesel có cơ hội trả lời, bà kết liễu con bé. “Nào? Trả lời tao đi chứ! Mày có biết mày đã để nó ở đâu không hử?”
Anh ấy đã sống, Liesel nghĩ thầm. “…không, thưa Mẹ. Con xin lỗi Mẹ, con…”
“Mày đúng là chả được cái tích sự gì cả!” Bà buông nó ra, gật đầu rồi đi thẳng.
Trong một khoảnh khắc, Liesel cứ đứng nguyên đó. Cái hành lang thật khổng lồ. Con bé xem xét thằng lính đồ chơi trong tay mình. Bản năng bảo với nó hãy chạy về nhà ngay lập tức, nhưng ý thức thì lại không cho phép điều đó. Thay vào đó, con bé cho thằng lính vào túi và quay trở lại lớp học.
Mọi người đang đợi nó.
“Đồ bò cái ngu ngốc,” con bé thì thào trong cổ họng.
Một lần nữa, bọn nhóc phá lên cười. Nhưng cô Olendrich thì không.
“Cái gì thế?”
Liesel đang ở trong một trạng thái đê mê khó tả đến mức nó cảm thấy mình như một pháo đài bất khả xâm phạm. “Em nói là” – con bé nhắc lại như một cái máy- “đồ bò cái ngu ngốc,” và con bé không phải đợi mộtvchút nào để bàn tay của người giáo viên tát lên má nó. “Đừng có nói về mẹ em như thế,” bà ta nói, nhưng điều đó chẳng có tác dụng gì mấy. Đứa bé gái chỉ đứng nguyên đó và cố gắng không há miệng cười. Xét cho cùng thì giờ đây con bé có thể chịu đựng được trận đòn khốc liệt nhất. “Bây giờ thì quay về chỗ ngồi đi.”
“Vâng, thưa cô Olendrich.”
Bên cạnh nó, Rudy dám cả gan mở mồm nói.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph,” thằng nhóc thì thào, “Tớ có thể nhìn thấy bàn tay của bà ấy trên mặt cậu đấy. Một bàn tay to tướng đỏ lừ. Năm ngón tay!”
“Tốt,” Liesel nói, bởi vì Max đã sống.
Khi con bé về đến nhà vào buổi chiều hôm đó, anh đang ngồi trên giường với quả bóng xì hơi trong lòng mình. Hàm râu làm anh ngứa ngáy và đôi mắt như đầm lầy của anh phải chật vật lắm mới mở ra được. Một tô súp rỗng không đang ở bên cạnh những món quà.
Chúng không nói xin chào.
Chúng giống như những lưỡi dao hơn.
Cánh cửa kêu kẽo kẹt, đứa bé gái bước vào, và nó đứng trước mặt anh, nhìn cái tô rỗng không. “Có phải mẹ đã ép cái món đó xuống họng anh không?”
Anh gật đầu, tỏ vẻ bằng lòng, mệt nhọc. “Nó ngon lắm, thật đấy.”
“Món súp của mẹ ư? Thật à?”
Anh không thể cho nó một nụ cười. “Cảm ơn em vì những món quà.” Cứ như thể miệng anh bị rách một đường nhỏ vậy. “Cảm ơn em vì đám mây. Cha em đã giải thích món ấy kĩ hơn một chút cho anh nghe.”
Sau một giờ đồng hồ, Liesel cũng cố gắng nói ra sự thật. “Cả nhà không biết sẽ phải làm gì nếu anh chết, Max ạ. Cả nhà…”
Việc này không khiến anh mất nhiều thời gian. “Ý em là, làm sao để tống khứ được anh có phải không?”
“Em xin lỗi.”
“Không.” Anh không cảm thấy mình bị xúc phạm. “Em nói đúng.” Anh chơi đùa với quả bóng một cách yếu ớt. “Em đã đúng khi nghĩ như thế. Trong hoàn cảnh của gia đình em, một người Do Thái đã chết cũng nguy hiểm như một kẻ còn sống vậy, nếu không muốn nói là tệ hơn.”
“Em cũng đã mơ.” Con bé giải thích lại giấc mơ của mình thật chi tiết, tay vẫn nắm chặt thằng lính đồ chơi. Con bé sắp sửa lại xin lỗi lần nữa thì Max cắt ngang lời nó.
“Liesel.” Anh bắt con bé nhìn thẳng vào mình. “Đừng bao giờ xin lỗi anh. Chính anh mới là người phải xin lỗi gia đình em.” Anh nhìn tất cả những gì mà con bé đã mang về cho anh. “Hãy nhìn tất cả những thứ này mà xem. Những món quà này.” Anh nắm chặt cái nút trong tay mình. “Và bác Rosa nói là em đã đọc sách cho anh nghe hai lần mỗi ngày, có khi còn nhiều hơn.” Giờ thì anh đang nhìn những tấm rèm tựa như anh có thể nhìn xuyên qua chúng ra bên ngoài. Anh ngồi thẳng dậy một chút, rồi ngừng lại, để có không gian cho hơn một chục câu nói trong im lặng. Mặt anh lộ vẻ bối rối, và thú nhận với con bé. “Liesel này?” Anh hơi dịch người về bên phải một chút. “Anh sợ rằng,” anh nói, “anh sợ rằng anh sẽ ngủ thiếp đi một lần nữa.”
Liesel tỏ ra hết sức cương quyết. “Thế thì em sẽ lại đọc sách cho anh nghe. Và em sẽ tát vào mặt anh nếu anh bắt đầu ngủ gục. Em sẽ đóng quyển sách lại và lay gọi anh cho đến khi anh tỉnh dậy.”
Buổi chiều hôm đó, và cho đến tận đêm, Liesel đọc sách cho Max Vandenburg nghe. Anh ngồi trên giường và hấp thụ lấy những từ ngữ, lần này vẫn hết sức tỉnh táo, cho đến khi kim đồng hồ điểm mười giờ tối. Khi Liesel nghỉ một chút, con bé nhìn qua quyển sách và thấy Max đang ngủ. Con bé hồi hộp lấy quyển sách thúc vào người anh. Anh lại tỉnh dậy.
Anh ngủ thiếp đi thêm ba lần nữa. Và con bé lại đánh thức anh dậy thêm hai lần nữa.
Trong suốt bốn ngày tiếp theo, sáng nào anh cũng thức dậy trên giường của Liesel, sau đó là bên cạnh lò sưởi, và sau cùng, vào giữa tháng Tư, là ở dưới tầng hầm. Sức khỏe của anh đã được cải thiện, hàm râu quai nón đã biến mất, và anh đã tăng được vài cân.
Trong thế giới nội tâm của Liesel, có một sự thanh thản dữ dội vào khoảng thời gian đó. Bên ngoài, mọi thứ bắt đầu trông có vẻ không vững chắc cho lắm. Cuối tháng Ba, một nơi có tên gọi là Lubeck đã bị trút xuống dồn dập một trận mưa bom.
Địa điểm tiếp theo sẽ là Cologne, và không lâu sau, là rất nhiều thành phố khác của nước Đức, bao gồm cảMunich.
Phải, ông chủ đang ở trên vai tôi.
“Làm cho xong đi, làm cho xong đi.”
Những quả bom đang tới – và tôi cũng vậy.
NHẬT KÝ CỬA THẦN CHẾT: COLOGNE
Những thời khắc như đang rơi của ngày 30 tháng Năm.
Tôi chắc rằng Liesel Meminger đã thiếp ngủ rất nhanh, khi hơn một nghìn chiếc máy bay ném bom bay về phía một nơi có tên gọi là Koln. Phần tôi, kết quả của việc này là năm trăm người chết, hay khoảng chừng ấy. Năm mươi nghìn người không nhà khác bước đi dò dẫm giữa những đống gạch vụn đầy ma quái, cố gắng xác định xem đường nào là đường nào, và những bức tường đổ vỡ nào là của nhà ai.
Năm trăm linh hồn.
Tôi mang họ trong những ngón tay của mình, như những cái vali vậy. Hoặc là tôi vác họ lên vai. Chỉ có trẻ em thì tôi mới mang chúng bằng cánh tay của mình.
Vào lúc tôi xong việc, bầu trời có màu vàng, như một tờ báo bị cháy. Nếu quan sát thật gần, tôi có thể nhìn thấy những từ ngữ, những dòng tít bản tin, những lời bình luận về diễn biến của cuộc chiến tranh, và những thứ đại loại như thế. Tôi muốn kéo tất cả xuống, vò nát cái tờ báo cháy vàng ấy và quẳng nó đi làm sao. Nhưng tay tôi đang đau nhức, và tôi không thể làm những ngón tay mình bỏng được. Vẫn còn có rất nhiều việc cần được hoàn thành.
Như bạn có thể thấy, rất nhiều người đã chết ngay lập tức. Những người khác thì mất một khoảng thời gian lâu hơn một chút. Có vài nơi nữa tôi cần phải đến, vài bầu trời nữa tôi cần gặp và còn nhiều linh hồn cần được tôi thu thập, và sau đó, khi tôi quay lại Cologne, không lâu sau khi chiếc máy bay cuối cùng đã bỏ đi, tôi đã chú ý đến một thứ độc đáo vào loại bậc nhất.
Tôi đang mang theo mình một linh hồn đã bị đốt cháy thành than của một đứa trẻ mới lớn khi tôi nhìn lên một cách nghiêm trọng về phía cái bây giờ là một bầu trời đầy lưu huỳnh. Một nhóm bé gái khoảng mười tuổi đang ở gần đó. Một đứa trong số chúng kêu lên.
“Cái gì kia?”
Tay nó giơ lên, và ngón tay nó chỉ ra một vật thể màu đen đang di chuyển chậm chạp. Ban đầu trông nó chỉ như một sợi lông vũ màu đen, đu đưa nhịp nhàng, trôi nổi trong không trung. Hay là một miếng tro tàn. Sau đó nó lớn lên dần. Vẫn đứa bé gái đó – một đứa bé gái với mái tóc đỏ và những đốm tàn nhang chi chít – cất tiếng nói một lần nữa, lần này nhấn mạnh hơn. “Cái gì kia?”
“Đó là một cái xác người,” một đứa bé gái khác gợi ý. Tóc đen, tết đuôi sam và một cái mũi hơi khoằm.
“Đó là một quả bom khác!”
Nó quá chậm để có thể là một quả bom.
Với linh hồn niên thiếu vẫn đang âm ỉ cháy trong vòng tay, tôi đi bộ chừng vài trăm mét với bọn trẻ ấy. Cũng như những đứa bé gái, tôi chăm chú nhìn bầu trời. Điều cuối cùng mà tôi muốn làm là nhìn xuống gương mặt mệt mỏi của đứa bé trong tay mình. Một đứa bé gái thật xinh đẹp. Toàn bộ cái chết của nó đang đợi nó ở phía trước.
Cũng như mấy đứa trẻ, tôi như bị kéo giật lại khi một giọng nói vang lên. Đó là một người cha cáu kỉnh, đang ra lệnh cho mấy đứa con của ông đi vào trong nhà. Đứa tóc đỏ phản ứng lai. Những nốt tàn nhang của nó kéo dài ra thành những dấu phẩy. “Nhưng Bố ơi, nhìn kìa.”
Người đàn ông nọ bước thêm vài bước ngắn và nhanh chóng nhận ra nó là cái gì. “Đó là nhiên liệu,” ông nói.
“Ý bố là sao?”
“Nhiên liệu,” ông nhắc lại. “Can chứa nhiên liệu.” Ông ta là một người đàn ông hói đầu trong một bộ đồ nhàu nhĩ. “Họ đã sử dụng hết nhiên liệu trong cái can đó và bỏ cái can rỗng đi. Nhìn xem, có một cái nữa ở đằng kia kìa.”
“Và kia nữa!”
Những đứa trẻ vẫn là những đứa trẻ, chúng điên cuồng tìm kiếm, cố gắng tìm một can chứa nhiên liệu rỗng đã trôi xuống mặt đất.
Cái đầu tiên hạ cánh với một tiếng “thịch” trống rỗng.
“Chúng ta có thể giữ nó không hả bố?”
“Không.” Ông vừa bị đánh bom và vẫn còn chưa hết bàng hoàng, người cha này ấy, và rõ ràng là tâm trạng của ông không được vui. “Chúng ta không thể giữ nó được.”
“Tại sao lại không?”
“Tớ sẽ hỏi bố tớ xem tớ có thể giữ nó không,” một đứa bé gái khác nói.
“Tớ cũng vậy.”
Khi vừa ra khỏi đống đổ nát của Cologne, một nhóm trẻ con đã thu nhặt những can chứa nhiên liệu rỗng, được kẻ thù của chúng thả rơi xuống. Như thường lệ, tôi thì thu nhặt những con người. Tôi thấy mệt mỏi. Và cái năm này thậm chí còn chưa trôi qua được một nửa nữa cơ đấy.
NGƯỜI KHÁCH VIẾNG THĂM
Một quả bóng mới đã được tìm thấy cho những trận bóng đá trên phố Thiên Đàng. Đó là tin tốt. Cái tin hơi khiến người ta thấy không an tâm lắm, là một bộ phận của đảng Quốc xã đang tiến về phía họ.
Họ đã đi khắp Molching, từng con phố một, từng căn nhà một, và bây giờ họ đang đứng ở cửa hàng của mụ Diller, tranh thủ hút vài điếu thuối, trước khi tiếp tục công việc của mình.
Người ta đã lờ mờ biết rằng có những căn hầm tránh bom ở Molching, nhưng không lâu sau việc Cologne bị ném bom, thì người ta đã quyết định rằng có thêm vài cái nữa cũng không sao. Tổ chức NSDAP đang xem xét kỹ từng ngôi nhà một để xem tầng hầm của chúng có đủ tiêu chuẩn làm một ứng cử viên hay không.
Từ đằng xa, những đứa trẻ con đứng đó và quan sát.
Chúng có thể nhìn thấy khói đang bốc lên từ đám người đó. Liesel chỉ vừa mới ra khỏi nhà, và con bé đi đến chỗ Rudy và Tommy. Harald Mollerhauer đang lấy quả bóng. “Có chuyện gì đang xảy ra thế?”
Rudy đút tay vào túi quần. “Đảng Quốc xã.” Nó kiểm tra quá trình tiến bộ của bạn mình với quả bóng ở chỗ hàng rào trước nhà bà Holtzapel. “Bọn họ đang kiểm tra từng căn hộ và khu nhà.” Miệng của Liesel lập tức khô rang. “Kiểm tra để làm gì kia?”
“Cậukhông biết gì hay sao? Hãy nói cho cậu ấy biết đi Tommy.”
Tommy tỏ ra lúng túng. “Tớ cũng không biết.”
“Đúng là hết thuốc chữa rồi, cả hai cậu ấy. Họ cần thêm nhiều hầm tránh bom nữa.”
“Cái gì kia – những tầng hầm ấy hả?”
“Không phải, tầng gác mái đấy. Dĩ nhiên là tầng hầm chứ còn gì nữa. Lạy Chúa, cậu đần độn thật đấy Liesel ạ.”
Quả bóng được chuyền lại.
“Budy!”
Thằng bé vờn quả bóng, và Liesel vẫn đứng nguyên đó. Làm sao con bé có thể quay trở lại trong nhà mà không tỏ ra quá đáng nghi đây? Cái đám khói bốc lên chỗ cửa hàng của mụ Diller đã dần biến mất và đám người nọ đang bắt đầu giải tán. Sự lo lắng hình thành theo một cách kinh khủng như thế đấy. Cổ họng và miệng. Không khí biến thành cát. Hãy suy nghĩ đi xem nào, con bé nghĩ thầm trong đầu. Coi nào Liesel, suy nghĩ, suy nghĩ đi.
Rudy ghi bàn.
Những giọng nói từ xa vọng lại đang chúc mừng thằng nhóc.
Hãy nghĩ đi, Liesel… Con bé đã nghĩ ra cách.
Vậy đi, con bé quyết định, nhưng mình phải làm cho nó giống thực.
Khi những đảng viên Quốc xã đang bước trên phố, vẽ những chữ LSR lên mấy cánh cửa, thì quả bóng bay xuyên không khí đến chân một trong những đứa lớn hơn trong bọn trẻ, Klaus Behrig.
* MỘT HÌNH ẢNH NHỎ *
Hầu như tất cả đều giống hệt như cũ. Đoàn tàu chạy cũng với vận tốc ấy. Em trai nó ho khù khụ. Dù vậy, lần này Liesel không thể thấy gương mặt thằng bé đang nhìn chằm chằm xuống sàn tàu hỏa. Con bé chầm chậm rướn người tới trước. Đôi tay nó nhẹ nhàng nâng cơ thể em trai nó lên, từ chỗ cằm thằng bé, và trước mắt nó, là gương mặt của Max Vandenburg, đang mở mắt thật to. Anh nhìn nó trừng trừng. Một chiếc lông vũ rơi xuống sàn tàu. Cơ thể anh lúc này đã trở nên lớn hơn, cho vừa với kích thước của khuôn mặt. Đoàn tàu hỏa hét lên.
“Liesel?”
“Con đã nói là mọi chuyện đều ổn cả mà.”
Con bé run rẩy bò ra khỏi giường. Cả người đờ đẫn vì sợ hãi, con bé đi dọc suốt hành lang để đến chỗ Max. Sau nhiều phút ở bên cạnh anh, khi mọi thứ đã chậm lại, con bé mới thử giải thích giấc mơ của nó. Đó có phải là điềm báo trước về cái chết của Max không? Hay đó chỉ là một phản ứng đối với cuộc nói chuyện trong bếp ban chiều? Bây giờ Max đã thay thế cho em trai nó rồi sao? Và nếu thế, thì làm sao con bé có thể từ bỏ máu mủ ruột thịt của mình theo một cách như thế cho được? Có thể đó là một ước mong sâu kín trong đáy lòng nó rằng Max sẽ chết. Xét cho cùng thì, nếu cái chết là đủ tốt cho Werner, em trai nó, thì cái chết cũng sẽ đủ tốt cho người đàn ông Do Thái này.
“Đó có phải là những gì mày nghĩ không?” con bé thì thầm, khi nó đang đứng sát bên cạnh giường và nhìn xuống. “Không.” Con bé không thể tin vào điều đó được. Câu trả lời của nó vẫn kéo dài mãi, khi sự tê cóng của bóng tối tan rã dần và khắc họa thành đường nét những hình dạng to nhỏ khác nhau trên mặt bàn cạnh giường. Những món quà.
“Dậy đi,” con bé nói.
Max vẫn không tỉnh dậy.
Đến tận tám ngày sau.
Ở trường, có tiếng gõ rầm rầm lên cửa lớp.
“Vào đi,” cô Olendrich nói.
Cánh cửa mở ra, và cả bọn trẻ trong lớp nhìn lên đầy ngạc nhiên khi Rosa Hubermann đứng nơi ngưỡng cửa. Một vài đứa thậm chí còn há hốc mồm ra trước cảnh tượng mà chúng nhìn thấy trước mắt – một cái áo choàng nhỏ của một người đàn bà với nụ cười khinh bỉ nhoe nhoét son môi và đôi mắt đầy clor. Đây. Đây là một huyền thoại. Bà đang diện bộ cánh đẹp nhất của mình, nhưng mái tóc bà là một đống bù xù, giống nhưcái khăn nhăn nhúm được dệt bằng những bím tóc đàn hồi màu xám.
Rõ ràng là bà giáo đã rất sợ hãi. “Bà Hubermann…” Những chuyển động của bà rất lộn xộn. Bà đưa mắt tìm kiếm khắp lớp học. “Liesel?”
Liesel nhìn Rudy, đứng dậy, và bước nhanh về phía cửa dể chấm dứt sự bối rối này trong thời gian ngắn nhất có thể. Cánh cửa được đóng lại đằng sau nó, và bây giờ, nó chỉ còn lại một mình, trong hành lang, vớiRosa.
Rosa ngoảnh mặt nhìn đi chỗ khác.
“Gì vậy Mẹ?”
Bà quay lại. “Mày đừng có “gì vậy Mẹ” với tao, đồ lợn nái ranh.” Liesel như đã bị húc chết, bởi tốc độ tuôn ra của những lời nói. “Cái bàn chải tóc của tao!” Một vài tiếng cười lí nhí luồn qua khe cửa, nhưng ngay lập tức chúng đã bị rút lại.
“Mẹ?”
Gương mặt bà tỏ vẻ nghiêm khắc, nhưng cái gương mặt ấy lại đang cười. “Mày đã làm cái quái gì với bàn chải tóc của tao thế hả, đồ con lợn ngu ngốc, đồ kẻ cắp ranh con? Tao đã bảo mày hàng trăm lần là để cái bàn chải ấy yên cơ mà, nhưng mày có chịu nghe không? Dĩ nhiên là không!”
Tràng chửi rủa kéo dài chừng một phút và Liesel cố gắng trong tuyệt vọng để đưa ra vài gợi ý về vị trí cái bàn chải đang được đề cập đến. Nó chấm dứt một cách đột ngột, khi Rosa kéo Liesel lại gần, chỉ trong vài giây. Lời thì thầm của bà tưởng chừng như không thể nghe được, ngay cả ở một khoảng cách gần nhưvậy. “Con đã bảo mẹ hãy la mắng con. Con nói là tất cả bọn họ sẽ phải tin thôi. Bà nhìn quanh, hết trái rồi lại phải, giọng của bà giống như một cây kim và sợi chỉ vậy. “Anh ấy đã tỉnh dậy, Liesel. Anh ấy đã tỉnh dậy rồi.” Từ trong túi, bà lấy ra thằng lính đồ chơi trầy xước. “Anh ấy nói hãy đưa cho con cái này. Đây là món quà mà anh ấy thích nhất.” Bà đưa nó cho Liesel, nắm tay nó thật chặt và mỉm cười. Trước khi Liesel có cơ hội trả lời, bà kết liễu con bé. “Nào? Trả lời tao đi chứ! Mày có biết mày đã để nó ở đâu không hử?”
Anh ấy đã sống, Liesel nghĩ thầm. “…không, thưa Mẹ. Con xin lỗi Mẹ, con…”
“Mày đúng là chả được cái tích sự gì cả!” Bà buông nó ra, gật đầu rồi đi thẳng.
Trong một khoảnh khắc, Liesel cứ đứng nguyên đó. Cái hành lang thật khổng lồ. Con bé xem xét thằng lính đồ chơi trong tay mình. Bản năng bảo với nó hãy chạy về nhà ngay lập tức, nhưng ý thức thì lại không cho phép điều đó. Thay vào đó, con bé cho thằng lính vào túi và quay trở lại lớp học.
Mọi người đang đợi nó.
“Đồ bò cái ngu ngốc,” con bé thì thào trong cổ họng.
Một lần nữa, bọn nhóc phá lên cười. Nhưng cô Olendrich thì không.
“Cái gì thế?”
Liesel đang ở trong một trạng thái đê mê khó tả đến mức nó cảm thấy mình như một pháo đài bất khả xâm phạm. “Em nói là” – con bé nhắc lại như một cái máy- “đồ bò cái ngu ngốc,” và con bé không phải đợi mộtvchút nào để bàn tay của người giáo viên tát lên má nó. “Đừng có nói về mẹ em như thế,” bà ta nói, nhưng điều đó chẳng có tác dụng gì mấy. Đứa bé gái chỉ đứng nguyên đó và cố gắng không há miệng cười. Xét cho cùng thì giờ đây con bé có thể chịu đựng được trận đòn khốc liệt nhất. “Bây giờ thì quay về chỗ ngồi đi.”
“Vâng, thưa cô Olendrich.”
Bên cạnh nó, Rudy dám cả gan mở mồm nói.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph,” thằng nhóc thì thào, “Tớ có thể nhìn thấy bàn tay của bà ấy trên mặt cậu đấy. Một bàn tay to tướng đỏ lừ. Năm ngón tay!”
“Tốt,” Liesel nói, bởi vì Max đã sống.
Khi con bé về đến nhà vào buổi chiều hôm đó, anh đang ngồi trên giường với quả bóng xì hơi trong lòng mình. Hàm râu làm anh ngứa ngáy và đôi mắt như đầm lầy của anh phải chật vật lắm mới mở ra được. Một tô súp rỗng không đang ở bên cạnh những món quà.
Chúng không nói xin chào.
Chúng giống như những lưỡi dao hơn.
Cánh cửa kêu kẽo kẹt, đứa bé gái bước vào, và nó đứng trước mặt anh, nhìn cái tô rỗng không. “Có phải mẹ đã ép cái món đó xuống họng anh không?”
Anh gật đầu, tỏ vẻ bằng lòng, mệt nhọc. “Nó ngon lắm, thật đấy.”
“Món súp của mẹ ư? Thật à?”
Anh không thể cho nó một nụ cười. “Cảm ơn em vì những món quà.” Cứ như thể miệng anh bị rách một đường nhỏ vậy. “Cảm ơn em vì đám mây. Cha em đã giải thích món ấy kĩ hơn một chút cho anh nghe.”
Sau một giờ đồng hồ, Liesel cũng cố gắng nói ra sự thật. “Cả nhà không biết sẽ phải làm gì nếu anh chết, Max ạ. Cả nhà…”
Việc này không khiến anh mất nhiều thời gian. “Ý em là, làm sao để tống khứ được anh có phải không?”
“Em xin lỗi.”
“Không.” Anh không cảm thấy mình bị xúc phạm. “Em nói đúng.” Anh chơi đùa với quả bóng một cách yếu ớt. “Em đã đúng khi nghĩ như thế. Trong hoàn cảnh của gia đình em, một người Do Thái đã chết cũng nguy hiểm như một kẻ còn sống vậy, nếu không muốn nói là tệ hơn.”
“Em cũng đã mơ.” Con bé giải thích lại giấc mơ của mình thật chi tiết, tay vẫn nắm chặt thằng lính đồ chơi. Con bé sắp sửa lại xin lỗi lần nữa thì Max cắt ngang lời nó.
“Liesel.” Anh bắt con bé nhìn thẳng vào mình. “Đừng bao giờ xin lỗi anh. Chính anh mới là người phải xin lỗi gia đình em.” Anh nhìn tất cả những gì mà con bé đã mang về cho anh. “Hãy nhìn tất cả những thứ này mà xem. Những món quà này.” Anh nắm chặt cái nút trong tay mình. “Và bác Rosa nói là em đã đọc sách cho anh nghe hai lần mỗi ngày, có khi còn nhiều hơn.” Giờ thì anh đang nhìn những tấm rèm tựa như anh có thể nhìn xuyên qua chúng ra bên ngoài. Anh ngồi thẳng dậy một chút, rồi ngừng lại, để có không gian cho hơn một chục câu nói trong im lặng. Mặt anh lộ vẻ bối rối, và thú nhận với con bé. “Liesel này?” Anh hơi dịch người về bên phải một chút. “Anh sợ rằng,” anh nói, “anh sợ rằng anh sẽ ngủ thiếp đi một lần nữa.”
Liesel tỏ ra hết sức cương quyết. “Thế thì em sẽ lại đọc sách cho anh nghe. Và em sẽ tát vào mặt anh nếu anh bắt đầu ngủ gục. Em sẽ đóng quyển sách lại và lay gọi anh cho đến khi anh tỉnh dậy.”
Buổi chiều hôm đó, và cho đến tận đêm, Liesel đọc sách cho Max Vandenburg nghe. Anh ngồi trên giường và hấp thụ lấy những từ ngữ, lần này vẫn hết sức tỉnh táo, cho đến khi kim đồng hồ điểm mười giờ tối. Khi Liesel nghỉ một chút, con bé nhìn qua quyển sách và thấy Max đang ngủ. Con bé hồi hộp lấy quyển sách thúc vào người anh. Anh lại tỉnh dậy.
Anh ngủ thiếp đi thêm ba lần nữa. Và con bé lại đánh thức anh dậy thêm hai lần nữa.
Trong suốt bốn ngày tiếp theo, sáng nào anh cũng thức dậy trên giường của Liesel, sau đó là bên cạnh lò sưởi, và sau cùng, vào giữa tháng Tư, là ở dưới tầng hầm. Sức khỏe của anh đã được cải thiện, hàm râu quai nón đã biến mất, và anh đã tăng được vài cân.
Trong thế giới nội tâm của Liesel, có một sự thanh thản dữ dội vào khoảng thời gian đó. Bên ngoài, mọi thứ bắt đầu trông có vẻ không vững chắc cho lắm. Cuối tháng Ba, một nơi có tên gọi là Lubeck đã bị trút xuống dồn dập một trận mưa bom.
Địa điểm tiếp theo sẽ là Cologne, và không lâu sau, là rất nhiều thành phố khác của nước Đức, bao gồm cảMunich.
Phải, ông chủ đang ở trên vai tôi.
“Làm cho xong đi, làm cho xong đi.”
Những quả bom đang tới – và tôi cũng vậy.
NHẬT KÝ CỬA THẦN CHẾT: COLOGNE
Những thời khắc như đang rơi của ngày 30 tháng Năm.
Tôi chắc rằng Liesel Meminger đã thiếp ngủ rất nhanh, khi hơn một nghìn chiếc máy bay ném bom bay về phía một nơi có tên gọi là Koln. Phần tôi, kết quả của việc này là năm trăm người chết, hay khoảng chừng ấy. Năm mươi nghìn người không nhà khác bước đi dò dẫm giữa những đống gạch vụn đầy ma quái, cố gắng xác định xem đường nào là đường nào, và những bức tường đổ vỡ nào là của nhà ai.
Năm trăm linh hồn.
Tôi mang họ trong những ngón tay của mình, như những cái vali vậy. Hoặc là tôi vác họ lên vai. Chỉ có trẻ em thì tôi mới mang chúng bằng cánh tay của mình.
Vào lúc tôi xong việc, bầu trời có màu vàng, như một tờ báo bị cháy. Nếu quan sát thật gần, tôi có thể nhìn thấy những từ ngữ, những dòng tít bản tin, những lời bình luận về diễn biến của cuộc chiến tranh, và những thứ đại loại như thế. Tôi muốn kéo tất cả xuống, vò nát cái tờ báo cháy vàng ấy và quẳng nó đi làm sao. Nhưng tay tôi đang đau nhức, và tôi không thể làm những ngón tay mình bỏng được. Vẫn còn có rất nhiều việc cần được hoàn thành.
Như bạn có thể thấy, rất nhiều người đã chết ngay lập tức. Những người khác thì mất một khoảng thời gian lâu hơn một chút. Có vài nơi nữa tôi cần phải đến, vài bầu trời nữa tôi cần gặp và còn nhiều linh hồn cần được tôi thu thập, và sau đó, khi tôi quay lại Cologne, không lâu sau khi chiếc máy bay cuối cùng đã bỏ đi, tôi đã chú ý đến một thứ độc đáo vào loại bậc nhất.
Tôi đang mang theo mình một linh hồn đã bị đốt cháy thành than của một đứa trẻ mới lớn khi tôi nhìn lên một cách nghiêm trọng về phía cái bây giờ là một bầu trời đầy lưu huỳnh. Một nhóm bé gái khoảng mười tuổi đang ở gần đó. Một đứa trong số chúng kêu lên.
“Cái gì kia?”
Tay nó giơ lên, và ngón tay nó chỉ ra một vật thể màu đen đang di chuyển chậm chạp. Ban đầu trông nó chỉ như một sợi lông vũ màu đen, đu đưa nhịp nhàng, trôi nổi trong không trung. Hay là một miếng tro tàn. Sau đó nó lớn lên dần. Vẫn đứa bé gái đó – một đứa bé gái với mái tóc đỏ và những đốm tàn nhang chi chít – cất tiếng nói một lần nữa, lần này nhấn mạnh hơn. “Cái gì kia?”
“Đó là một cái xác người,” một đứa bé gái khác gợi ý. Tóc đen, tết đuôi sam và một cái mũi hơi khoằm.
“Đó là một quả bom khác!”
Nó quá chậm để có thể là một quả bom.
Với linh hồn niên thiếu vẫn đang âm ỉ cháy trong vòng tay, tôi đi bộ chừng vài trăm mét với bọn trẻ ấy. Cũng như những đứa bé gái, tôi chăm chú nhìn bầu trời. Điều cuối cùng mà tôi muốn làm là nhìn xuống gương mặt mệt mỏi của đứa bé trong tay mình. Một đứa bé gái thật xinh đẹp. Toàn bộ cái chết của nó đang đợi nó ở phía trước.
Cũng như mấy đứa trẻ, tôi như bị kéo giật lại khi một giọng nói vang lên. Đó là một người cha cáu kỉnh, đang ra lệnh cho mấy đứa con của ông đi vào trong nhà. Đứa tóc đỏ phản ứng lai. Những nốt tàn nhang của nó kéo dài ra thành những dấu phẩy. “Nhưng Bố ơi, nhìn kìa.”
Người đàn ông nọ bước thêm vài bước ngắn và nhanh chóng nhận ra nó là cái gì. “Đó là nhiên liệu,” ông nói.
“Ý bố là sao?”
“Nhiên liệu,” ông nhắc lại. “Can chứa nhiên liệu.” Ông ta là một người đàn ông hói đầu trong một bộ đồ nhàu nhĩ. “Họ đã sử dụng hết nhiên liệu trong cái can đó và bỏ cái can rỗng đi. Nhìn xem, có một cái nữa ở đằng kia kìa.”
“Và kia nữa!”
Những đứa trẻ vẫn là những đứa trẻ, chúng điên cuồng tìm kiếm, cố gắng tìm một can chứa nhiên liệu rỗng đã trôi xuống mặt đất.
Cái đầu tiên hạ cánh với một tiếng “thịch” trống rỗng.
“Chúng ta có thể giữ nó không hả bố?”
“Không.” Ông vừa bị đánh bom và vẫn còn chưa hết bàng hoàng, người cha này ấy, và rõ ràng là tâm trạng của ông không được vui. “Chúng ta không thể giữ nó được.”
“Tại sao lại không?”
“Tớ sẽ hỏi bố tớ xem tớ có thể giữ nó không,” một đứa bé gái khác nói.
“Tớ cũng vậy.”
Khi vừa ra khỏi đống đổ nát của Cologne, một nhóm trẻ con đã thu nhặt những can chứa nhiên liệu rỗng, được kẻ thù của chúng thả rơi xuống. Như thường lệ, tôi thì thu nhặt những con người. Tôi thấy mệt mỏi. Và cái năm này thậm chí còn chưa trôi qua được một nửa nữa cơ đấy.
NGƯỜI KHÁCH VIẾNG THĂM
Một quả bóng mới đã được tìm thấy cho những trận bóng đá trên phố Thiên Đàng. Đó là tin tốt. Cái tin hơi khiến người ta thấy không an tâm lắm, là một bộ phận của đảng Quốc xã đang tiến về phía họ.
Họ đã đi khắp Molching, từng con phố một, từng căn nhà một, và bây giờ họ đang đứng ở cửa hàng của mụ Diller, tranh thủ hút vài điếu thuối, trước khi tiếp tục công việc của mình.
Người ta đã lờ mờ biết rằng có những căn hầm tránh bom ở Molching, nhưng không lâu sau việc Cologne bị ném bom, thì người ta đã quyết định rằng có thêm vài cái nữa cũng không sao. Tổ chức NSDAP đang xem xét kỹ từng ngôi nhà một để xem tầng hầm của chúng có đủ tiêu chuẩn làm một ứng cử viên hay không.
Từ đằng xa, những đứa trẻ con đứng đó và quan sát.
Chúng có thể nhìn thấy khói đang bốc lên từ đám người đó. Liesel chỉ vừa mới ra khỏi nhà, và con bé đi đến chỗ Rudy và Tommy. Harald Mollerhauer đang lấy quả bóng. “Có chuyện gì đang xảy ra thế?”
Rudy đút tay vào túi quần. “Đảng Quốc xã.” Nó kiểm tra quá trình tiến bộ của bạn mình với quả bóng ở chỗ hàng rào trước nhà bà Holtzapel. “Bọn họ đang kiểm tra từng căn hộ và khu nhà.” Miệng của Liesel lập tức khô rang. “Kiểm tra để làm gì kia?”
“Cậukhông biết gì hay sao? Hãy nói cho cậu ấy biết đi Tommy.”
Tommy tỏ ra lúng túng. “Tớ cũng không biết.”
“Đúng là hết thuốc chữa rồi, cả hai cậu ấy. Họ cần thêm nhiều hầm tránh bom nữa.”
“Cái gì kia – những tầng hầm ấy hả?”
“Không phải, tầng gác mái đấy. Dĩ nhiên là tầng hầm chứ còn gì nữa. Lạy Chúa, cậu đần độn thật đấy Liesel ạ.”
Quả bóng được chuyền lại.
“Budy!”
Thằng bé vờn quả bóng, và Liesel vẫn đứng nguyên đó. Làm sao con bé có thể quay trở lại trong nhà mà không tỏ ra quá đáng nghi đây? Cái đám khói bốc lên chỗ cửa hàng của mụ Diller đã dần biến mất và đám người nọ đang bắt đầu giải tán. Sự lo lắng hình thành theo một cách kinh khủng như thế đấy. Cổ họng và miệng. Không khí biến thành cát. Hãy suy nghĩ đi xem nào, con bé nghĩ thầm trong đầu. Coi nào Liesel, suy nghĩ, suy nghĩ đi.
Rudy ghi bàn.
Những giọng nói từ xa vọng lại đang chúc mừng thằng nhóc.
Hãy nghĩ đi, Liesel… Con bé đã nghĩ ra cách.
Vậy đi, con bé quyết định, nhưng mình phải làm cho nó giống thực.
Khi những đảng viên Quốc xã đang bước trên phố, vẽ những chữ LSR lên mấy cánh cửa, thì quả bóng bay xuyên không khí đến chân một trong những đứa lớn hơn trong bọn trẻ, Klaus Behrig.