* MỘT CÁI TÊN, MỘT ĐỊA CHỈ *
Hans Hubermann
Số 33 phố Thiên Đàng, thị trấn Molching
“Mọi việc ngày càng tồi tệ hơn,” Walter nói với Max. “Giờ thì bất cứ lúc nào họ cũng có thể phát hiện ra chúng ta.” Có rất nhiều linh cảm trong bóng rối. “Chúng ta không biết điều gì có thể xảy ra. Tớ có thể bị bắt. Cậu có thể phải tìm đến nơi đó… Tớ sợ quá không dám đề nghị ai giúp đỡ ở đây cả. Họ có thể tố giác. Chỉ có một giải pháp duy nhất.” Tớ sẽ đến đó và tìm người đàn ông này. Nếu ông ta đã trở thành một đảng viên Quốc xã – một điều rất có khả năng sẽ xảy ra – thì tớ sẽ quay lại đây, ít nhất thì chúng ta cũng biết, phải không?”
Max đưa cho anh đến đồng pfennig cuối cùng để thực hiện chuyến đi ấy, và vài ngày sau, khi Walter quay lại, họ ôm chầm lấy nhau trước khi Max nín thở và hỏi. “Thế nào rồi?”
Walter gật đầu. Ông ấy là người tốt. Ồng ấy vẫn còn chơi cây đàn xếp mà mẹ cậu đã kể cho cậu nghe – cây đàn của cha cậu. Ông ấy không phải là một đảng viên, ông ta đã đưa cho tớ tiền.” Vào thời điểm này, Hans Hubermann chỉ tồn tại dưới dạng một bản liệt kê. Ông ấy khá nghèo, ông đã có gia đình, và một đứa bé.”
Điều này thậm chí còn thu hút được sự chú ý của Max hơn nữa. “Bao nhiêu tuổi?”
“Mười. Cậu không thể đòi hỏi mọi thứ phải như ý mình được.”
“Đúng vậy. Bọn trẻ con to mồm lắm.”
“Như thế cũng đã là may mắn cho chúng ta lắm rồi.”
Họ ngồi im lặng một lúc. Max là người khuấy động sự im lặng đó.
“Hẳn là ông ấy đã ghét tớ rồi, phải không?”
“Tớ không nghĩ thế. Ông ấy đã đưa tiền cho tớ, phải không nào? Ông ấy nói rằng một lời hứa là một lời hứa.”
Một tuần sau, một lá thư được gửi đến. Hans báo cho Walter Kugler biết là ông ấy sẽ cố gắng gửi những thứ có ích đến bất cứ khi nào có thể. Có một tấm bản đồ Molching và khu vực Munich mở rộng, cũng như một tuyến đường trực tiếp từ Pasing (một ga tàu an toàn hơn) đến tận cửa nhà ông. Trong thư, những từ cuối cùng được viết rất rõ ràng.
Hãy cẩn thận.
Đến giữa tháng Năm, 1940, quyển Mein Kampf được gửi đến, cùng một cái chìa khóa được dán vào bìa lót của quyển sách.
Người đàn ông này là một thiên tài, Max nghĩ thầm trong đầu, nhưng anh vẫn rùng mình ớn lạnh khi nghĩ về việc đi đến Munich. Anh thầm ước, rõ ràng là nếu như có những đảng phái khác tồn tại, thì chuyến đi này không hề cần phải xảy ra.
Không phải lúc nào bạn cũng có được điều mà bạn muốn.
Đặc biệt là ở nước Đức Quốc xã.
Một thời gian nữa lại trôi qua.
Chiến tranh ngày càng lan rộng.
Max vẫn lẩn trốn cả thế giới trong một căn phòng trống.
Cho đến khi điều không thể tránh khỏi xảy đến.
Người ta đã báo cho Walter biết là anh sẽ bị điều sang Ba Lan, để tiếp tục khẳng định quyền ưu tiên của nước Đức đối với cả người Ba Lan lẫn người Do Thái. Giống người này cũng chẳng tốt đẹp hơn giống người kia bao nhiêu. Đã đến lúc rồi.
Đã đến lúc rồi, và Max đi Munich rồi sau đó là Molching, và bây giờ anh đang ngồi trong gian bếp của một người lạ, cầu xin được giúp đỡ, và chịu đựng cái bản án mà anh cảm thấy là mình đáng phải nhận.
Hans Hubermann bắt tay anh và tự giới thiệu.
Ông pha cho anh một chút cà phê trong bóng tối.
Đứa bé gái đã đi được một lúc rồi, nhưng lúc này thì thêm vài bước chân nữa đến. Lá bài chưa được lật.
Trong bóng tối, cả ba người họ hoàn toàn bị cô lập. Tất cả đều nhìn nhau chăm chăm. Chỉ có người đàn bà mở miệng nói.
CƠN PHẪN NỘ CỦA ROSA
Khi Liesel đã ngủ thiếp đi thì cái giọng nói không lẫn vào đâu được của Rosa Hubermann bước vào gian bếp. Giọng nói ấy đã làm con bé giật mình thức giấc.
“Was ist los?”
Sự tò mò đã chiến thắng, khi con bé tưởng tượng ra một bài diễn văn được trút xuống từ cơn phẫn nộ của Rosa. Rõ ràng là đã có ai đó hay cái gì đó chuyển động, và tiếng một cái ghế được kéo lê đi.
Sau mười phút tự dằn vặt mình xem có nên phá vỡ những quy tắc kỷ luật không, Liesel mò ra hành lang, và điều mà con bé nhìn thấy đã thực sự làm nó ngạc nhiên, bởi vì Rosa Hubermann đang đứng sau lưng Max Vandenburg, nhìn anh ta nuốt xuống từng miếng lớn món súp đậu đầy tai tiếng của bà. Ánh sáng tỏa ra từ ngọn nến đang đứng trên mặt bàn. Ngọn nến ấy không hề lay động.
Mẹ trông rất nghiêm nghị.
Bà đang lo lắng.
Dù vậy, làm thế nào đó, trên gương mặt của bà vẫn có một biểu hiện của niềm hân hoan, và đó không phải là niềm hân hoan đến từ hành động cứu sống một con người khỏi sự khủng bố. Đó là một thái độ đắc thắng kiểu như, “Thấy chưa? ít nhất thì anh ta cũng đâu có phàn nàn gì.” Bà hết nhìn món súp của mình rồi lại nhìn người thanh niên Do Thái, rồi lại nhìn món súp.
Khi cất giọng nói một lần nữa, bà chỉ hỏi xem anh có muốn ăn thêm không.
Max từ chối, thay vào đó anh lại lao đến chỗ bồn rửa và bắt đầu nôn. Lưng của anh rung lên, còn hai cánh tay anh thì dang rộng ra. Những ngón tay anh bấu chặt lấy thành bồn bằng kim loại.
“Lạy các đấng Maria, Jesus và Joseph,” Rosa càu nhàu. “Lại một đống nữa.”
Max quay đầu lại và xin lỗi. Những từ ngữ anh nói ra trơn tuột và nhỏ bé, chúng như bị axít dồn nén lại. “Cháu xin lỗi. Cháu cho là mình đã ăn quá nhiều. Dạ dày cháu, bác biết đấy, đã quá lâu rồi kể từ khi… Cháu không nghĩ là mình có thể chịu nổi nhiều thức ăn như thế.”
“Dịch ra,” Rosa ra lệnh cho anh ta. Bà bắt đầu dọn dẹp.
Khi dọn xong, bà thấy người thanh niên ấy đang đứng ở chỗ bàn bếp, ỉu xìu. Hans đang ngồi đối diện anh, hai tay ông úp lên mặt bàn gỗ.
Từ trong hành lang, Liesel có thể nhìn thấy khuôn mặt buồn bã của kẻ lạ mặt, và đằng sau khuôn mặt ấy là vẻ lo lắng bấn loạn hiện lên trên gương mặt Mẹ.
Nó nhìn bố mẹ nuôi nó.
Những con người này là ai vậy?
BÀI GIÁO HUẤN CỦA LIESEL
Chính xác thì Hans và Rosa Hubermann là loại người nào không phải là vấn đề dễ giải quyết. Những người tử tế ư? Những kẻ ngu ngốc đến mức quái gở ư? Những người có vấn đề về thần kinh ư?
Điều dễ xác định hơn chính là tình thế khó khăn của họ.
* TÌNH THẾ CỦA HANS VÀ ROSA HUBERMANN *
Thực sự vô cùng bầy hầy.
Thực ra là bầy hầy đến khủng khiếp.
Khi một người Do Thái xuất hiện trong nhà bạn lúc trời vừa tảng sáng, ở ngay nơi ra đời của chủ nghĩa Quốc xã, thì bạn rất có khả năng sẽ trải qua những mức độ vô cùng nặng nề của cảm giác không thoải mái. Lo lắng, hoài nghi, hoang tưởng. Mỗi trạng thái đều thực hiện vai trò của mình, và mỗi cái đều dẫn đến một sự nghi hoặc thầm kín rằng có một hậu quả không mấy tốt đẹp đang chờ đợi bạn. Sự sợ hãi đang tỏa ánh sáng chói lóa. Nó không hề thương xót cặp mắt của chúng ta chút nào.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là, mặc cho cái nỗi sợ hãi sáng lóa mắt này đang lấp lánh trong bóng tối, thì làm thế nào đó mà họ vẫn hết sức bình tĩnh.
Mẹ ra lệnh cho Liesel.
“Bett, Saumensch.”(18)
[18]: Lên giường đi, đồ con lợn! (tiếng Đức).
Giọng nói ấy rất khẽ nhưng kiên quyết. Đây là một điều vô cùng bất thường.
Vài phút sau Bố vào phòng nó và nhấc những tấm vải bạt che cái giường bỏ trống ra.
“Alles gut, Liesel? Mọi thứ vẫn ổn cả chứ?”
“Vâng, thưa Bố”
“Như con thấy đấy, chúng ta có một người khách.” Con bé chỉ có thể nhận ra cái dáng người cao lênh khênh của Hans Hubermann trong bóng tối. “Đêm nay anh ấy sẽ ngủ ở đây.”
“Vâng, thưa Bố.”
Vài phút sau, Max Vandenburg đã ở trong phòng, không gây ra tiếng động nào, và hoàn toàn trong suốt. Người đàn ông ấy không thở. Anh không động đậy. Vậy mà làm thế nào đó, anh vẫn đi được từ chỗ cửa đến cái giường và nằm xuống dưới tấm vải phủ.
“Mọi việc ổn chứ?”
Lại là Bố, lần này ông nói với Max.
Câu trả lời trôi ra từ miệng anh, sau đó tự mình áp lên trần nhà như một vết ố. Đó là cảm giác xấu hổ của anh. “Vâng, cảm ơn bác.” Anh lại nói câu ấy lần nữa, khi Bố bước đến vị trí quen thuộc của mình là cái ghế bên cạnh giường của Liesel. “Cảm ơn bác.”
Một giờ đồng hồ nữa trôi qua trước khi Liesel ngủ thiếp đi.
Con bé đã có một giấc ngủ dài và khó nhọc.
Một bàn tay đánh thức nó dậy vào lúc tám rưỡi sáng.
Giọng nói ở cuối bàn tay ấy báo cho con bé biết rằng hôm đó nó sẽ không phải đến trường. Rõ ràng là nó đã bị ốm.
Khi đã tỉnh dậy hẳn, nó quan sát người lạ mặt trên cái giường đối diện. Tấm mền đã che kín hết người anh ta, chỉ chừa ra một mớ tóc lòa xòa trên đỉnh đầu, và không có một tiếng động nào, cứ như anh đã tập cho bản thân mình được một phương pháp ngủ không gây tiếng động. Với một sự cẩn trọng cao độ, con bé đi dọc theo chiều dài thân người anh, để theo Bố ra ngoài hành lang.
Lần đầu tiên kể từ khi nó đến ngôi nhà này, gian bếp và Mẹ đang chìm trong im lặng. Đó là một sự im lặng đáng kinh ngạc mở đầu một ngày mới. Và sự im lặng ấy chỉ kéo dài có vài phút, điều này khiến Liesel thở phào nhẹ nhõm.
Gian bếp chỉ có thức ăn và âm thanh phát ra của hành động ăn.
Mẹ thông báo điều quan trọng nhất của ngày hôm đó. Bà ngồi ở bàn và nói, “Bây giờ, Liesel, hãy nghe đây. Hôm nay Bố sẽ nói cho con nghe một việc.” Nghiêm trọng rồi đây – thậm chí bà còn không thèm nói mấy chữ Đồ con lợnnữa. Hẳn đó phải là một kỳ công của cá nhân bà trong việc kiêng nói ra từ ấy. “Bố sẽ nói chuyện với con và con phải lắng nghe. Rõ chưa hả?”
Đứa bé gái vẫn đang nuốt thức ăn.
“Đã rõ chưa hả, Đồ con lợn?”
Tốt hơn rồi đấy.
Nó gật đầu.
Khi con bé quay lại phòng ngủ để xếp quần áo, cái thân người trên chiếc giường đối diện đã đổi chiều và cong lại. Thân người ấy không còn là một khúc thẳng đơ nữa mà đã thành ra hình chữ z, nằm chéo từ góc giường này sang góc giường bên kia, khiến cho cái giường trông cũng ngoằn ngoèo theo.
Giờ thì con bé đã có thể nhìn thấy khuôn mặt của anh ta, trong luồng ánh sáng ban ngày mỏi mệt. Miệng anh đang há ra và da của anh có màu vỏ trứng. Một lớp râu quai nón phủ kín hàm và cằm anh, đôi tai của anh trông rất cứng và dẹt, và anh có một cái mũi nhỏ nhưng vẹo vọ.
“Liesel!”
Con bé quay lại.
“Nhanh chân lên!
Con bé bước nhanh hơn, đến phòng vệ sinh.
Khi đã thay quần áo xong và đang đi dọc trên hành lang, con bé nhận thấy rằng nó sẽ không đi xa hơn được nữa. Bố đang đứng trước cánh cửa dẫn xuống tầng hầm, ông cười uể oải, thắp ngọn đèn bão lên và dẫn nó xuống.
Giữa những đống vải phủ tránh bụi và mùi sơn nồng nặc, Bố bảo nó hãy thả lỏng người ra. Những từ ngữ được bố sơn lên tường mà Liesel đã từng học trong quá khứ đang bốc cháy phừng phừng. “Bố cần phải nói với con một chuyện.”
Liesel ngồi trên đỉnh của một đống tấm phủ tránh bụi cao chừng một mét, Bố thì ngồi trên một thùng sơn dung tích mười lăm lít. Trong vài phút, ông tìm kiếm những từ ngữ để nói với đứa bé gái trước mặt mình. Khi những từ ngữ ấy đến với ông thì ông đứng lên để truyền đạt chúng. Ông dụi mắt.
“Liesel,” ông nói khẽ, “Bố chưa bao giờ chắc là bất cứ việc nào trong những việc như thế này sẽ có ngày xảy ra, thế nên bố chưa bao giờ kể với con, về bố, về người đang ngủ trên lầu ” Ông đi từ đầu này sang đầu kia căn hầm, ngọn đèn bão khuếch đại bóng của ông lên. Nó biến ông thành một gã khổng lồ trên tường, cứ đi tới đi lui mãi.
Khi ông đứng lại, cái bóng ấy đứng lù lù đằng sau ông và quan sát. Luôn có ai đó đứng quan sát.
“Con biết cây đàn xếp của bố rồi phải không?” ông nói và thế là câu chuyện bắt đầu.
Ông giải thích về cuộc Thế chiến lần thứ nhất và Erik Vandenburg, và sau đó là chuyến đến thăm nhà vợ người lính tử trận. “Đứa bé trai bước vào phòng ngày hôm đó chính là người thanh niên trên lầu. Verstehst? Con hiểu chứ?”
Kẻ trộm sách ngồi đó và lắng “ghe câu chuyện của Hans Hubermann. Câu chuyện kéo dài một giờ đồng hồ, cho đến giây phút của sự thật, và điều này dẫn đến một bài giáo huấn rất rõ ràng và cần thiết.
“Liesel, con phải lắng nghe bố nói đây này.” Bố nâng nó đứng dậy và nắm lay tay nó.
Họ đối mặt với bức tường.
Những hình thù tối tăm và phần thực hành từ ngữ.
Ông nắm những ngón tay của đứa bé gái thật chặt.
“Con có nhớ cái ngày sinh nhật Quốc trưởng – đêm hôm đó, khi chúng ta về nhà từ đống lửa ấy? Con có nhớ con đã hứa với bố điều gì không?
Con bé gật đầu. Nó nói với bức tường trước mặt, “Rằng con sẽ giữ kín một bí mật.”
“Đúng thế.” Giữa hai bóng người đang nắm tay nhau, những từ ngữ được sơn lên tường rải ra, đậu trên vai họ, dừng lại trên đầu họ và đu đưa dưới những cánh tay họ. “Liesel, nếu con mở miệng kể cho bất cứ ai biết về người đàn ông ở trên đó, thì tất cả chúng ta sẽ gặp rắc rối to.” Ông chẳng hề do dự trong việc làm con bé sợ đến quẫn trí, rồi vỗ về nó đủ để làm nó bình tĩnh lại. Ông nhồi cho nó những câu nói và quan sát nó bằng cặp mắt kim loại của mình. Một cặp mắt tuyệt vọng và bình tĩnh, “ít nhất là Mẹ và Bố sẽ bị bắt đi.” Rõ ràng là Hans lo rằng ông đã dọa cho con bé sợ quá mức, nhưng ông đã tính toán rủi ro, và chọn cách lang thang ở bên có rất nhiều nỗi sợ hãi hơn là bên không đủ sợ hãi. Con bé phải tuân theo lời ông tuyệt đối, và không bao giờ được thay đổi.
Để kết thúc bài giáo huấn của mình, Hans Hubermann nhìn Liesel Meminger và chắc rằng con bé đang chú ý đến điều ông nói.
Ông liệt kê ra cho nó một danh sách những hậu quả có thể xảy đến.
“Nếu con nói với bất cứ ai về người đàn ông đó…”
Cô giáo của nó.
Rudy.
Dù là ai đi chăng nữa.
Thì tất cả đều có thể khiến con bị trừng phạt.
“Với những lần vi phạm đầu tiên,” ông nói, “Bố sẽ lấy đi từng quyển sách một của con – và bố sẽ đốt trụi chúng.” Thật là một hình phạt tàn nhẫn. “Bố sẽ quẳng chúng vào bếp lò, hay lò sưởi.” Chắc chắn là lúc đó ông đang cư xử như một kẻ bạo ngươc nhưng điều đó là cần thiết. “Hiểu chưa?”
Cú sốc này tạo ra một lỗ thủng nơi con bé, thật gọn ghẽ, thật rõ ràng.
Những giọt nước mắt ứa ra.
“Vâng, thưa Bố”
“Tiếp theo.” Ông vẫn phải tỏ ra cứng rắn, và ông cần phải nghiêm giọng để cho con bé thấy điều này. “Người ta sẽ bắt con đi. Con có muốn điều đó không?”
Lúc này thì con bé bật khóc nức nở. “Nein”(Không – tiếng Đức)
“Tốt.” Ông thả lỏng bàn tay con bé ra. “Người ta sẽ bắt người trên lầu đi, và có thể là cả Mẹ và Bố nữa – và chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ quay về.”
Thế là xong.
Đứa bé gái bắt đầu khóc một cách hoàn toàn mất kiểm soát đến mức Bố rất muốn kéo nó vào lòng và ôm nó thật chặt. Nhưng ông đã không làm thế. Thay vào đó, ông ngồi xuống và nhìn thẳng vào mặt con bé. Ông buông ra những lời nói khẽ khàng nhất của mình. “Verstehst du nich?”Con có hiểu những gì bố nói không?”
Con bé gật đầu. Nó khóc, và lúc này, khi nó đã bị đánh bại, đã bị phá hủy hoàn toàn, bố mới ôm lấy nó trong bầu không khí như được vẽ lên và ánh sáng lập lòe của ngọn đèn dầu.
“Con hiểu rồi, Bố ơi, con hiểu rồi.”
Giọng nói của nó bao bọc quanh cơ thể ông, và hai bố con cứ ôm nhau như thế trong vài phút, Liesel với hơi thở như bị nén lại, còn Bố thì xoa lưng cho nó.
Khi hai bố con quay trở lên lầu, họ thấy Mẹ đang ngồi trong nhà bếp, đơn độc và trầm ngâm. Khi bà nhìn thấy họ, bà đứng dậy và ra hiệu cho Liesel đến gần. Bà đã nhận thấy những giọt nước mắt đã khô đọng thành vệt trên mặt con bé. Bà ôm nó vào lòng một cách vụng về và thô kệch. “Mọi việc ổn cả chứ, đồ con lợn?”
Bà không cần có câu trả lời.
Mọi việc ổn cả.
Nhưng cũng thật là kinh khủng.
* MỘT CÁI TÊN, MỘT ĐỊA CHỈ *
Hans Hubermann
Số 33 phố Thiên Đàng, thị trấn Molching
“Mọi việc ngày càng tồi tệ hơn,” Walter nói với Max. “Giờ thì bất cứ lúc nào họ cũng có thể phát hiện ra chúng ta.” Có rất nhiều linh cảm trong bóng rối. “Chúng ta không biết điều gì có thể xảy ra. Tớ có thể bị bắt. Cậu có thể phải tìm đến nơi đó… Tớ sợ quá không dám đề nghị ai giúp đỡ ở đây cả. Họ có thể tố giác. Chỉ có một giải pháp duy nhất.” Tớ sẽ đến đó và tìm người đàn ông này. Nếu ông ta đã trở thành một đảng viên Quốc xã – một điều rất có khả năng sẽ xảy ra – thì tớ sẽ quay lại đây, ít nhất thì chúng ta cũng biết, phải không?”
Max đưa cho anh đến đồng pfennig cuối cùng để thực hiện chuyến đi ấy, và vài ngày sau, khi Walter quay lại, họ ôm chầm lấy nhau trước khi Max nín thở và hỏi. “Thế nào rồi?”
Walter gật đầu. Ông ấy là người tốt. Ồng ấy vẫn còn chơi cây đàn xếp mà mẹ cậu đã kể cho cậu nghe – cây đàn của cha cậu. Ông ấy không phải là một đảng viên, ông ta đã đưa cho tớ tiền.” Vào thời điểm này, Hans Hubermann chỉ tồn tại dưới dạng một bản liệt kê. Ông ấy khá nghèo, ông đã có gia đình, và một đứa bé.”
Điều này thậm chí còn thu hút được sự chú ý của Max hơn nữa. “Bao nhiêu tuổi?”
“Mười. Cậu không thể đòi hỏi mọi thứ phải như ý mình được.”
“Đúng vậy. Bọn trẻ con to mồm lắm.”
“Như thế cũng đã là may mắn cho chúng ta lắm rồi.”
Họ ngồi im lặng một lúc. Max là người khuấy động sự im lặng đó.
“Hẳn là ông ấy đã ghét tớ rồi, phải không?”
“Tớ không nghĩ thế. Ông ấy đã đưa tiền cho tớ, phải không nào? Ông ấy nói rằng một lời hứa là một lời hứa.”
Một tuần sau, một lá thư được gửi đến. Hans báo cho Walter Kugler biết là ông ấy sẽ cố gắng gửi những thứ có ích đến bất cứ khi nào có thể. Có một tấm bản đồ Molching và khu vực Munich mở rộng, cũng như một tuyến đường trực tiếp từ Pasing (một ga tàu an toàn hơn) đến tận cửa nhà ông. Trong thư, những từ cuối cùng được viết rất rõ ràng.
Hãy cẩn thận.
Đến giữa tháng Năm, 1940, quyển Mein Kampf được gửi đến, cùng một cái chìa khóa được dán vào bìa lót của quyển sách.
Người đàn ông này là một thiên tài, Max nghĩ thầm trong đầu, nhưng anh vẫn rùng mình ớn lạnh khi nghĩ về việc đi đến Munich. Anh thầm ước, rõ ràng là nếu như có những đảng phái khác tồn tại, thì chuyến đi này không hề cần phải xảy ra.
Không phải lúc nào bạn cũng có được điều mà bạn muốn.
Đặc biệt là ở nước Đức Quốc xã.
Một thời gian nữa lại trôi qua.
Chiến tranh ngày càng lan rộng.
Max vẫn lẩn trốn cả thế giới trong một căn phòng trống.
Cho đến khi điều không thể tránh khỏi xảy đến.
Người ta đã báo cho Walter biết là anh sẽ bị điều sang Ba Lan, để tiếp tục khẳng định quyền ưu tiên của nước Đức đối với cả người Ba Lan lẫn người Do Thái. Giống người này cũng chẳng tốt đẹp hơn giống người kia bao nhiêu. Đã đến lúc rồi.
Đã đến lúc rồi, và Max đi Munich rồi sau đó là Molching, và bây giờ anh đang ngồi trong gian bếp của một người lạ, cầu xin được giúp đỡ, và chịu đựng cái bản án mà anh cảm thấy là mình đáng phải nhận.
Hans Hubermann bắt tay anh và tự giới thiệu.
Ông pha cho anh một chút cà phê trong bóng tối.
Đứa bé gái đã đi được một lúc rồi, nhưng lúc này thì thêm vài bước chân nữa đến. Lá bài chưa được lật.
Trong bóng tối, cả ba người họ hoàn toàn bị cô lập. Tất cả đều nhìn nhau chăm chăm. Chỉ có người đàn bà mở miệng nói.
CƠN PHẪN NỘ CỦA ROSA
Khi Liesel đã ngủ thiếp đi thì cái giọng nói không lẫn vào đâu được của Rosa Hubermann bước vào gian bếp. Giọng nói ấy đã làm con bé giật mình thức giấc.
“Was ist los?”
Sự tò mò đã chiến thắng, khi con bé tưởng tượng ra một bài diễn văn được trút xuống từ cơn phẫn nộ của Rosa. Rõ ràng là đã có ai đó hay cái gì đó chuyển động, và tiếng một cái ghế được kéo lê đi.
Sau mười phút tự dằn vặt mình xem có nên phá vỡ những quy tắc kỷ luật không, Liesel mò ra hành lang, và điều mà con bé nhìn thấy đã thực sự làm nó ngạc nhiên, bởi vì Rosa Hubermann đang đứng sau lưng Max Vandenburg, nhìn anh ta nuốt xuống từng miếng lớn món súp đậu đầy tai tiếng của bà. Ánh sáng tỏa ra từ ngọn nến đang đứng trên mặt bàn. Ngọn nến ấy không hề lay động.
Mẹ trông rất nghiêm nghị.
Bà đang lo lắng.
Dù vậy, làm thế nào đó, trên gương mặt của bà vẫn có một biểu hiện của niềm hân hoan, và đó không phải là niềm hân hoan đến từ hành động cứu sống một con người khỏi sự khủng bố. Đó là một thái độ đắc thắng kiểu như, “Thấy chưa? ít nhất thì anh ta cũng đâu có phàn nàn gì.” Bà hết nhìn món súp của mình rồi lại nhìn người thanh niên Do Thái, rồi lại nhìn món súp.
Khi cất giọng nói một lần nữa, bà chỉ hỏi xem anh có muốn ăn thêm không.
Max từ chối, thay vào đó anh lại lao đến chỗ bồn rửa và bắt đầu nôn. Lưng của anh rung lên, còn hai cánh tay anh thì dang rộng ra. Những ngón tay anh bấu chặt lấy thành bồn bằng kim loại.
“Lạy các đấng Maria, Jesus và Joseph,” Rosa càu nhàu. “Lại một đống nữa.”
Max quay đầu lại và xin lỗi. Những từ ngữ anh nói ra trơn tuột và nhỏ bé, chúng như bị axít dồn nén lại. “Cháu xin lỗi. Cháu cho là mình đã ăn quá nhiều. Dạ dày cháu, bác biết đấy, đã quá lâu rồi kể từ khi… Cháu không nghĩ là mình có thể chịu nổi nhiều thức ăn như thế.”
“Dịch ra,” Rosa ra lệnh cho anh ta. Bà bắt đầu dọn dẹp.
Khi dọn xong, bà thấy người thanh niên ấy đang đứng ở chỗ bàn bếp, ỉu xìu. Hans đang ngồi đối diện anh, hai tay ông úp lên mặt bàn gỗ.
Từ trong hành lang, Liesel có thể nhìn thấy khuôn mặt buồn bã của kẻ lạ mặt, và đằng sau khuôn mặt ấy là vẻ lo lắng bấn loạn hiện lên trên gương mặt Mẹ.
Nó nhìn bố mẹ nuôi nó.
Những con người này là ai vậy?
BÀI GIÁO HUẤN CỦA LIESEL
Chính xác thì Hans và Rosa Hubermann là loại người nào không phải là vấn đề dễ giải quyết. Những người tử tế ư? Những kẻ ngu ngốc đến mức quái gở ư? Những người có vấn đề về thần kinh ư?
Điều dễ xác định hơn chính là tình thế khó khăn của họ.
* TÌNH THẾ CỦA HANS VÀ ROSA HUBERMANN *
Thực sự vô cùng bầy hầy.
Thực ra là bầy hầy đến khủng khiếp.
Khi một người Do Thái xuất hiện trong nhà bạn lúc trời vừa tảng sáng, ở ngay nơi ra đời của chủ nghĩa Quốc xã, thì bạn rất có khả năng sẽ trải qua những mức độ vô cùng nặng nề của cảm giác không thoải mái. Lo lắng, hoài nghi, hoang tưởng. Mỗi trạng thái đều thực hiện vai trò của mình, và mỗi cái đều dẫn đến một sự nghi hoặc thầm kín rằng có một hậu quả không mấy tốt đẹp đang chờ đợi bạn. Sự sợ hãi đang tỏa ánh sáng chói lóa. Nó không hề thương xót cặp mắt của chúng ta chút nào.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là, mặc cho cái nỗi sợ hãi sáng lóa mắt này đang lấp lánh trong bóng tối, thì làm thế nào đó mà họ vẫn hết sức bình tĩnh.
Mẹ ra lệnh cho Liesel.
“Bett, Saumensch.”(18)
[18]: Lên giường đi, đồ con lợn! (tiếng Đức).
Giọng nói ấy rất khẽ nhưng kiên quyết. Đây là một điều vô cùng bất thường.
Vài phút sau Bố vào phòng nó và nhấc những tấm vải bạt che cái giường bỏ trống ra.
“Alles gut, Liesel? Mọi thứ vẫn ổn cả chứ?”
“Vâng, thưa Bố”
“Như con thấy đấy, chúng ta có một người khách.” Con bé chỉ có thể nhận ra cái dáng người cao lênh khênh của Hans Hubermann trong bóng tối. “Đêm nay anh ấy sẽ ngủ ở đây.”
“Vâng, thưa Bố.”
Vài phút sau, Max Vandenburg đã ở trong phòng, không gây ra tiếng động nào, và hoàn toàn trong suốt. Người đàn ông ấy không thở. Anh không động đậy. Vậy mà làm thế nào đó, anh vẫn đi được từ chỗ cửa đến cái giường và nằm xuống dưới tấm vải phủ.
“Mọi việc ổn chứ?”
Lại là Bố, lần này ông nói với Max.
Câu trả lời trôi ra từ miệng anh, sau đó tự mình áp lên trần nhà như một vết ố. Đó là cảm giác xấu hổ của anh. “Vâng, cảm ơn bác.” Anh lại nói câu ấy lần nữa, khi Bố bước đến vị trí quen thuộc của mình là cái ghế bên cạnh giường của Liesel. “Cảm ơn bác.”
Một giờ đồng hồ nữa trôi qua trước khi Liesel ngủ thiếp đi.
Con bé đã có một giấc ngủ dài và khó nhọc.
Một bàn tay đánh thức nó dậy vào lúc tám rưỡi sáng.
Giọng nói ở cuối bàn tay ấy báo cho con bé biết rằng hôm đó nó sẽ không phải đến trường. Rõ ràng là nó đã bị ốm.
Khi đã tỉnh dậy hẳn, nó quan sát người lạ mặt trên cái giường đối diện. Tấm mền đã che kín hết người anh ta, chỉ chừa ra một mớ tóc lòa xòa trên đỉnh đầu, và không có một tiếng động nào, cứ như anh đã tập cho bản thân mình được một phương pháp ngủ không gây tiếng động. Với một sự cẩn trọng cao độ, con bé đi dọc theo chiều dài thân người anh, để theo Bố ra ngoài hành lang.
Lần đầu tiên kể từ khi nó đến ngôi nhà này, gian bếp và Mẹ đang chìm trong im lặng. Đó là một sự im lặng đáng kinh ngạc mở đầu một ngày mới. Và sự im lặng ấy chỉ kéo dài có vài phút, điều này khiến Liesel thở phào nhẹ nhõm.
Gian bếp chỉ có thức ăn và âm thanh phát ra của hành động ăn.
Mẹ thông báo điều quan trọng nhất của ngày hôm đó. Bà ngồi ở bàn và nói, “Bây giờ, Liesel, hãy nghe đây. Hôm nay Bố sẽ nói cho con nghe một việc.” Nghiêm trọng rồi đây – thậm chí bà còn không thèm nói mấy chữ Đồ con lợnnữa. Hẳn đó phải là một kỳ công của cá nhân bà trong việc kiêng nói ra từ ấy. “Bố sẽ nói chuyện với con và con phải lắng nghe. Rõ chưa hả?”
Đứa bé gái vẫn đang nuốt thức ăn.
“Đã rõ chưa hả, Đồ con lợn?”
Tốt hơn rồi đấy.
Nó gật đầu.
Khi con bé quay lại phòng ngủ để xếp quần áo, cái thân người trên chiếc giường đối diện đã đổi chiều và cong lại. Thân người ấy không còn là một khúc thẳng đơ nữa mà đã thành ra hình chữ z, nằm chéo từ góc giường này sang góc giường bên kia, khiến cho cái giường trông cũng ngoằn ngoèo theo.
Giờ thì con bé đã có thể nhìn thấy khuôn mặt của anh ta, trong luồng ánh sáng ban ngày mỏi mệt. Miệng anh đang há ra và da của anh có màu vỏ trứng. Một lớp râu quai nón phủ kín hàm và cằm anh, đôi tai của anh trông rất cứng và dẹt, và anh có một cái mũi nhỏ nhưng vẹo vọ.
“Liesel!”
Con bé quay lại.
“Nhanh chân lên!
Con bé bước nhanh hơn, đến phòng vệ sinh.
Khi đã thay quần áo xong và đang đi dọc trên hành lang, con bé nhận thấy rằng nó sẽ không đi xa hơn được nữa. Bố đang đứng trước cánh cửa dẫn xuống tầng hầm, ông cười uể oải, thắp ngọn đèn bão lên và dẫn nó xuống.
Giữa những đống vải phủ tránh bụi và mùi sơn nồng nặc, Bố bảo nó hãy thả lỏng người ra. Những từ ngữ được bố sơn lên tường mà Liesel đã từng học trong quá khứ đang bốc cháy phừng phừng. “Bố cần phải nói với con một chuyện.”
Liesel ngồi trên đỉnh của một đống tấm phủ tránh bụi cao chừng một mét, Bố thì ngồi trên một thùng sơn dung tích mười lăm lít. Trong vài phút, ông tìm kiếm những từ ngữ để nói với đứa bé gái trước mặt mình. Khi những từ ngữ ấy đến với ông thì ông đứng lên để truyền đạt chúng. Ông dụi mắt.
“Liesel,” ông nói khẽ, “Bố chưa bao giờ chắc là bất cứ việc nào trong những việc như thế này sẽ có ngày xảy ra, thế nên bố chưa bao giờ kể với con, về bố, về người đang ngủ trên lầu ” Ông đi từ đầu này sang đầu kia căn hầm, ngọn đèn bão khuếch đại bóng của ông lên. Nó biến ông thành một gã khổng lồ trên tường, cứ đi tới đi lui mãi.
Khi ông đứng lại, cái bóng ấy đứng lù lù đằng sau ông và quan sát. Luôn có ai đó đứng quan sát.
“Con biết cây đàn xếp của bố rồi phải không?” ông nói và thế là câu chuyện bắt đầu.
Ông giải thích về cuộc Thế chiến lần thứ nhất và Erik Vandenburg, và sau đó là chuyến đến thăm nhà vợ người lính tử trận. “Đứa bé trai bước vào phòng ngày hôm đó chính là người thanh niên trên lầu. Verstehst? Con hiểu chứ?”
Kẻ trộm sách ngồi đó và lắng “ghe câu chuyện của Hans Hubermann. Câu chuyện kéo dài một giờ đồng hồ, cho đến giây phút của sự thật, và điều này dẫn đến một bài giáo huấn rất rõ ràng và cần thiết.
“Liesel, con phải lắng nghe bố nói đây này.” Bố nâng nó đứng dậy và nắm lay tay nó.
Họ đối mặt với bức tường.
Những hình thù tối tăm và phần thực hành từ ngữ.
Ông nắm những ngón tay của đứa bé gái thật chặt.
“Con có nhớ cái ngày sinh nhật Quốc trưởng – đêm hôm đó, khi chúng ta về nhà từ đống lửa ấy? Con có nhớ con đã hứa với bố điều gì không?
Con bé gật đầu. Nó nói với bức tường trước mặt, “Rằng con sẽ giữ kín một bí mật.”
“Đúng thế.” Giữa hai bóng người đang nắm tay nhau, những từ ngữ được sơn lên tường rải ra, đậu trên vai họ, dừng lại trên đầu họ và đu đưa dưới những cánh tay họ. “Liesel, nếu con mở miệng kể cho bất cứ ai biết về người đàn ông ở trên đó, thì tất cả chúng ta sẽ gặp rắc rối to.” Ông chẳng hề do dự trong việc làm con bé sợ đến quẫn trí, rồi vỗ về nó đủ để làm nó bình tĩnh lại. Ông nhồi cho nó những câu nói và quan sát nó bằng cặp mắt kim loại của mình. Một cặp mắt tuyệt vọng và bình tĩnh, “ít nhất là Mẹ và Bố sẽ bị bắt đi.” Rõ ràng là Hans lo rằng ông đã dọa cho con bé sợ quá mức, nhưng ông đã tính toán rủi ro, và chọn cách lang thang ở bên có rất nhiều nỗi sợ hãi hơn là bên không đủ sợ hãi. Con bé phải tuân theo lời ông tuyệt đối, và không bao giờ được thay đổi.
Để kết thúc bài giáo huấn của mình, Hans Hubermann nhìn Liesel Meminger và chắc rằng con bé đang chú ý đến điều ông nói.
Ông liệt kê ra cho nó một danh sách những hậu quả có thể xảy đến.
“Nếu con nói với bất cứ ai về người đàn ông đó…”
Cô giáo của nó.
Rudy.
Dù là ai đi chăng nữa.
Thì tất cả đều có thể khiến con bị trừng phạt.
“Với những lần vi phạm đầu tiên,” ông nói, “Bố sẽ lấy đi từng quyển sách một của con – và bố sẽ đốt trụi chúng.” Thật là một hình phạt tàn nhẫn. “Bố sẽ quẳng chúng vào bếp lò, hay lò sưởi.” Chắc chắn là lúc đó ông đang cư xử như một kẻ bạo ngươc nhưng điều đó là cần thiết. “Hiểu chưa?”
Cú sốc này tạo ra một lỗ thủng nơi con bé, thật gọn ghẽ, thật rõ ràng.
Những giọt nước mắt ứa ra.
“Vâng, thưa Bố”
“Tiếp theo.” Ông vẫn phải tỏ ra cứng rắn, và ông cần phải nghiêm giọng để cho con bé thấy điều này. “Người ta sẽ bắt con đi. Con có muốn điều đó không?”
Lúc này thì con bé bật khóc nức nở. “Nein”(Không – tiếng Đức)
“Tốt.” Ông thả lỏng bàn tay con bé ra. “Người ta sẽ bắt người trên lầu đi, và có thể là cả Mẹ và Bố nữa – và chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ quay về.”
Thế là xong.
Đứa bé gái bắt đầu khóc một cách hoàn toàn mất kiểm soát đến mức Bố rất muốn kéo nó vào lòng và ôm nó thật chặt. Nhưng ông đã không làm thế. Thay vào đó, ông ngồi xuống và nhìn thẳng vào mặt con bé. Ông buông ra những lời nói khẽ khàng nhất của mình. “Verstehst du nich?”Con có hiểu những gì bố nói không?”
Con bé gật đầu. Nó khóc, và lúc này, khi nó đã bị đánh bại, đã bị phá hủy hoàn toàn, bố mới ôm lấy nó trong bầu không khí như được vẽ lên và ánh sáng lập lòe của ngọn đèn dầu.
“Con hiểu rồi, Bố ơi, con hiểu rồi.”
Giọng nói của nó bao bọc quanh cơ thể ông, và hai bố con cứ ôm nhau như thế trong vài phút, Liesel với hơi thở như bị nén lại, còn Bố thì xoa lưng cho nó.
Khi hai bố con quay trở lên lầu, họ thấy Mẹ đang ngồi trong nhà bếp, đơn độc và trầm ngâm. Khi bà nhìn thấy họ, bà đứng dậy và ra hiệu cho Liesel đến gần. Bà đã nhận thấy những giọt nước mắt đã khô đọng thành vệt trên mặt con bé. Bà ôm nó vào lòng một cách vụng về và thô kệch. “Mọi việc ổn cả chứ, đồ con lợn?”
Bà không cần có câu trả lời.
Mọi việc ổn cả.
Nhưng cũng thật là kinh khủng.