Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sống như Tiểu Cường

Chương 80

Tác giả: Bukla

Lúc này đã là tờ mờ sáng, chúng tôi cứ thế chạy trên đường, tôi cũng khá rành về đường phố thị trấn Thất Bình này, tôi bảo Lưu Dĩnh: “Trong thị trấn có một tuyến xe buýt vể thành phố nhưng số chuyến trong ngày không được nhiều lắm, chúng ta chạy nhanh lên chút nữa xem có kịp chuyến xe sáng không.”

Lưu Dĩnh đáp lời tôi: “Ừ, xem ra chúng ta vẫn còn may, một thị trấn nhỏ xíu mà xa xôi thế này vẫn có xe buýt về thành phố quả là hiếm có.”

Chị ta lại hỏi: “Tuyến xe này vé xe bao nhiêu?”

Tôi trả lời: “Một tệ.”

Lưu Dĩnh cười đáp: “Rẻ thật đấy, đường xa như thế mà cũng chỉ có một tệ.”

Rồi chị ta bỗng thốt lên: “Nhưng trên người tôi chẳng có lấy một xu, khi nãy bọn chúng khám lấy hết đó không biết mang đâu mất rồi, vừa nãy tôi tìm mãi mà không thấy.”

Tôi dừng lại lần sờ trong túi quần, cũng không một xu dính túi, mấy tên kia cũng lấy hết mọi thứ của tôi rồi.

Tôi không cầm lòng nổi: “Chúng ta chẳng còn đồng nào, làm sao quay lại thành phố được đây.”

Tôi hỏi Lưu Dĩnh: “Cảnh sát các chị trong trường hợp khẩn cấp có thể mượn xe đúng không?”

Lưu Dĩnh trả lời câu hỏi của tôi: “Nhưng thẻ cảnh sát của tôi cũng bị bọn chúng lấy mất rồi, chẳng có tư cách nào mà mượn xe cả, bây giờ mà mượn thì khác gì cướp xe, đây là một thị trấn xa xôi hẻo lánh, trời lại còn quá sớm nên tìm đâu được xe.:

Tôi ngó quanh tứ phía, lúc này trên đường đến khách bộ hành cũng chẳng có mấy người chứ nói gì đến ô tô, ngay cả xe đạp cũng không thấy chiếc nào.

Tôi bảo Lưu Dĩnh: “Xem ra chỉ còn cách đợi đến giờ có xe buýt, chúng ta cứ chen lên xe rồi chầy bữa không trả tiền cũng không chịu xuống xe.”

Lưu Dĩnh phản đối: “Làm thế sao được chứ? Ai lại có thể vô liêm sỉ đến thế bao giờ? Mấy việc mất mặt ấy tôi không làm được đâu.”

Tôi chửi thầm cái sự cổ lỗ của cô ta, nhưng chúng tôi buộc phải trở về hội trường trước khi công bố kết quả, phải ngăn cản việc Lý Dương trúng thầu, sau đó sẽ lột trần âm mưu của bà ta, gô cổ bà ta vào vòng pháp luật. Có như thế tôi và bọn Tứ Mao mới có thể bình an vô sự mà an cư lạc nghiệp ở thành phố này. Nhưng đồ nha đầu Lưu Dĩnh này vừa ngoan cố vừa cứng đầu, nếu chị ta không chịu lên xe thật thì mình tôi trở lại thành phố chẳng có ích gì.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì chuyến ce sáng sắp đến rồi, nếu lỡ mất chuyến này thì không biết phải đợi đến mấy giờ mới có chuyến sau. Từ đằng xa có một thím đang tiến lại chúng tôi, đầu cuốn khăn trắng, tay trái cầm bát, tay phải chống gậy, bộ dạng thế này rất quen thuộc đối với tôi. Hàng năm vào thời kỳ nông nhàn, thị trấn tôi rất nhiều người đi xin ăn. Thị trấn Thất Bình và thị trấn Tam Thủy chúng tôi cạnh nhau nên cách sáng tạo cũng khá giống nhau, tôi nhìn thím với cảm giác thật gần gũi. Thím này quả là người chăm chỉ, sáng sớm tinh mơ đã bắt xe vào thành phố đi làm.

Chuyến xe từ thành phố đang từ đằng xa tiến lại bến xe buýt, thím nọ đã di đến bên chúng tôi rồi lạ lẫm nhìn hai kẻ ngoại thị, bộ mặt bình thường đột ngột chuyển sang sầu, thím nhìn chúng tôi với ánh mắt thê lương.

Tôi thấy buồn cười quá, thím này yêu nghề ghê, đang đi đường cũng làm việc được, nhưng tiếc là mắt thím nhìn nhầm đối tượng rồi, trông hai chúng tôi ăn mặc bóng bẩy là vậy chứ trong túi chẳng có nỗi lấy một xu.

Bà thím giọng lí nhí run run nói với chúng tôi: “Lạy anh, lạy chị, nhà tôi gặp nạn cả.” Bà ta chìa cái bát ra, vừa run rẩy vừa dí cái bát đến trước mặt chúng tôi xin xỏ.

Trong lòng tôi thầm khen thím, xét về khía cạnh học thuật mà nói thì biểu hiện của thím quá xuất sắc!

Đầu tiên là 100 điểm cho sắc thái biểu hiện. Từ lúc thím ta nhìn thấy chúng tôi cho đến khi chìa cái bát ra xin tiền, sắc mặt chuyển từ bình thường sang thê lương, quá trình chuyển đổi vừa nhanh chóng vừa tự nhiên, không có cảm giác gượng gạo hay đóng kịch chút nào. Thím vừa nhào nặn ra một ánh mắt đầy sức thuyết phục thể hiện nội tâm của một người vợ khốn khổ, thím lột tả hết được toàn bộ nội dung mà không cần lời lẽ, thật đúng là cao thủ trong làng cao thủ.

Tiếp theo là 100 điểm cho chủ đề. Thím ta chọn chủ đề là gia đình gặp nạn, nghe có vẻ như một chuyện hết sức bình thường, nhưng thực ra lại rất kín kẽ. Nếu chọn chủ đề gia đình có người lâm bệnh tuy dễ nhận được sự thông cảm của mọi người nhưng lại dễ bị lắm kẻ đa nghi hỏi han, không những thế nó còn là chuyện xui xẻo trong nhà nữa. Còn chọn chủ đề gia đình gặp nạn, nội dung bao hàm tương đối rộng, thiên tai dịch hại, người gặp nạn đều có cả, bà thím nói một câu tưởng như thuận miệng nhưng không gian mà nó mở ra lại rất lớn, nội dung để triển khai nhiều, thím ơi là thím, thím quả là một nhân tài tổng hợp, một nhân tài có tiềm năng phát triển.

Tiếp theo nữa là 100 điểm cho cách thể hiện. Khả năng biểu hiện bằng lời nói ngoài sức tưởng tượng, mặc dù thím này thực chất khỏe như trâu, nhưng thím lại vớ lấy một cây gậy cong queo làm đạo cụ, thím nhẹ nhàng hiện ra trước mắt chúng tôi bằng hình tượng sinh động của một bà già phất phơ như chiếc lá vàng trước gió. Tay bà lắc lắc cái bát mẻ để người xem thấy được từ hiện tượng tới bản chất, nhận thấy phía sau một bà già đáng thương là một cuộc sống khốn khó. Khóe miệng bà khẽ run, còn đọng bên mép chút nước bọt thều thào khiến người hảo tâm phải lòng trắc ẩn.

Và cuối cùng là 100 điểm tâm lý học.Bà thím đúng là có hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, cái bát mẻ trong tay bà không phải là cái bát không mà có để ít tiền, điều này hết sức quan trọng vì con người cần có sự hưởng ứng, bỏ chút tiền vào đó có tác dụng nhắc nhở thầm: Anh xem đấy, người khác đều cho tiền cả, anh còn chờ gì mà không cho? Tiền để trong bát cũng không được quá nhiều, nếu để nhiều quá sẽ tạo cho người ta cảm giác: Anh đủ tiền rồi không cần cho thêm nữa. Bà thím thấm nhuần mấy điểm này vì thế bà chỉ để có hai tệ, mà lại còn là tiền xu, như vậy khi lắc qua đảo lại sẽ gây tiếng động càng tăng tác dụng nhắc nhở.

Tôi nhẹ nhàng giơ tay lên, vẻ mặt bà thím lóe lên nụ cười rạng ngời rồi ngay lập tức tắt hẳn, đây là thiếu sót duy nhất của thím ta từ đầu tới giờ. Tất nhiên làm việc gì cũng không thể quá cầu toàn, biết người khác chuẩn bị cho tiền thì đương nhiên dễ xúc động, đó chỉ là khuyết điểm nho nhỏ mà thôi.

Tôi thò tay vào cái bát của bà ta cầm lấy hai đồng xu và nói: “Thím à, cháu mượn tạm hai tện của thím, sau này có cơ hội cháu xin trả lại.”

Bà ta há hốc mồm đứng ngây ra một lúc, tôi quay gót lôi cái cô Lưu Dĩnh cũng đang há hốc miệng theo và nói: “Nhanh lên, không nhanh là lỡ mất chuyến xe đấy!”

Chúng tôi chạy như bay về phía bến xe buýt, phía sau lưng là tiếng gào thét thảm thiết: “Có kẻ giật tiền…”

Trong lòng tôi lại một lần nữa cảm thấy thật ngưỡng mộ thím ta, tiếng kêu quá chuẩn, tiếng kêu xé lòng phát ra đúng lúc mới có thể phát tác được. Thím ơi, từ nay thím sẽ tăng thêm được vài trăm điểm nghệ thuật phải không. Tất cả cũng có công lao của tôi đấy.

Lúc này đã là tờ mờ sáng, chúng tôi cứ thế chạy trên đường, tôi cũng khá rành về đường phố thị trấn Thất Bình này, tôi bảo Lưu Dĩnh: “Trong thị trấn có một tuyến xe buýt vể thành phố nhưng số chuyến trong ngày không được nhiều lắm, chúng ta chạy nhanh lên chút nữa xem có kịp chuyến xe sáng không.”

Lưu Dĩnh đáp lời tôi: “Ừ, xem ra chúng ta vẫn còn may, một thị trấn nhỏ xíu mà xa xôi thế này vẫn có xe buýt về thành phố quả là hiếm có.”

Chị ta lại hỏi: “Tuyến xe này vé xe bao nhiêu?”

Tôi trả lời: “Một tệ.”

Lưu Dĩnh cười đáp: “Rẻ thật đấy, đường xa như thế mà cũng chỉ có một tệ.”

Rồi chị ta bỗng thốt lên: “Nhưng trên người tôi chẳng có lấy một xu, khi nãy bọn chúng khám lấy hết đó không biết mang đâu mất rồi, vừa nãy tôi tìm mãi mà không thấy.”

Tôi dừng lại lần sờ trong túi quần, cũng không một xu dính túi, mấy tên kia cũng lấy hết mọi thứ của tôi rồi.

Tôi không cầm lòng nổi: “Chúng ta chẳng còn đồng nào, làm sao quay lại thành phố được đây.”

Tôi hỏi Lưu Dĩnh: “Cảnh sát các chị trong trường hợp khẩn cấp có thể mượn xe đúng không?”

Lưu Dĩnh trả lời câu hỏi của tôi: “Nhưng thẻ cảnh sát của tôi cũng bị bọn chúng lấy mất rồi, chẳng có tư cách nào mà mượn xe cả, bây giờ mà mượn thì khác gì cướp xe, đây là một thị trấn xa xôi hẻo lánh, trời lại còn quá sớm nên tìm đâu được xe.:

Tôi ngó quanh tứ phía, lúc này trên đường đến khách bộ hành cũng chẳng có mấy người chứ nói gì đến ô tô, ngay cả xe đạp cũng không thấy chiếc nào.

Tôi bảo Lưu Dĩnh: “Xem ra chỉ còn cách đợi đến giờ có xe buýt, chúng ta cứ chen lên xe rồi chầy bữa không trả tiền cũng không chịu xuống xe.”

Lưu Dĩnh phản đối: “Làm thế sao được chứ? Ai lại có thể vô liêm sỉ đến thế bao giờ? Mấy việc mất mặt ấy tôi không làm được đâu.”

Tôi chửi thầm cái sự cổ lỗ của cô ta, nhưng chúng tôi buộc phải trở về hội trường trước khi công bố kết quả, phải ngăn cản việc Lý Dương trúng thầu, sau đó sẽ lột trần âm mưu của bà ta, gô cổ bà ta vào vòng pháp luật. Có như thế tôi và bọn Tứ Mao mới có thể bình an vô sự mà an cư lạc nghiệp ở thành phố này. Nhưng đồ nha đầu Lưu Dĩnh này vừa ngoan cố vừa cứng đầu, nếu chị ta không chịu lên xe thật thì mình tôi trở lại thành phố chẳng có ích gì.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì chuyến ce sáng sắp đến rồi, nếu lỡ mất chuyến này thì không biết phải đợi đến mấy giờ mới có chuyến sau. Từ đằng xa có một thím đang tiến lại chúng tôi, đầu cuốn khăn trắng, tay trái cầm bát, tay phải chống gậy, bộ dạng thế này rất quen thuộc đối với tôi. Hàng năm vào thời kỳ nông nhàn, thị trấn tôi rất nhiều người đi xin ăn. Thị trấn Thất Bình và thị trấn Tam Thủy chúng tôi cạnh nhau nên cách sáng tạo cũng khá giống nhau, tôi nhìn thím với cảm giác thật gần gũi. Thím này quả là người chăm chỉ, sáng sớm tinh mơ đã bắt xe vào thành phố đi làm.

Chuyến xe từ thành phố đang từ đằng xa tiến lại bến xe buýt, thím nọ đã di đến bên chúng tôi rồi lạ lẫm nhìn hai kẻ ngoại thị, bộ mặt bình thường đột ngột chuyển sang sầu, thím nhìn chúng tôi với ánh mắt thê lương.

Tôi thấy buồn cười quá, thím này yêu nghề ghê, đang đi đường cũng làm việc được, nhưng tiếc là mắt thím nhìn nhầm đối tượng rồi, trông hai chúng tôi ăn mặc bóng bẩy là vậy chứ trong túi chẳng có nỗi lấy một xu.

Bà thím giọng lí nhí run run nói với chúng tôi: “Lạy anh, lạy chị, nhà tôi gặp nạn cả.” Bà ta chìa cái bát ra, vừa run rẩy vừa dí cái bát đến trước mặt chúng tôi xin xỏ.

Trong lòng tôi thầm khen thím, xét về khía cạnh học thuật mà nói thì biểu hiện của thím quá xuất sắc!

Đầu tiên là 100 điểm cho sắc thái biểu hiện. Từ lúc thím ta nhìn thấy chúng tôi cho đến khi chìa cái bát ra xin tiền, sắc mặt chuyển từ bình thường sang thê lương, quá trình chuyển đổi vừa nhanh chóng vừa tự nhiên, không có cảm giác gượng gạo hay đóng kịch chút nào. Thím vừa nhào nặn ra một ánh mắt đầy sức thuyết phục thể hiện nội tâm của một người vợ khốn khổ, thím lột tả hết được toàn bộ nội dung mà không cần lời lẽ, thật đúng là cao thủ trong làng cao thủ.

Tiếp theo là 100 điểm cho chủ đề. Thím ta chọn chủ đề là gia đình gặp nạn, nghe có vẻ như một chuyện hết sức bình thường, nhưng thực ra lại rất kín kẽ. Nếu chọn chủ đề gia đình có người lâm bệnh tuy dễ nhận được sự thông cảm của mọi người nhưng lại dễ bị lắm kẻ đa nghi hỏi han, không những thế nó còn là chuyện xui xẻo trong nhà nữa. Còn chọn chủ đề gia đình gặp nạn, nội dung bao hàm tương đối rộng, thiên tai dịch hại, người gặp nạn đều có cả, bà thím nói một câu tưởng như thuận miệng nhưng không gian mà nó mở ra lại rất lớn, nội dung để triển khai nhiều, thím ơi là thím, thím quả là một nhân tài tổng hợp, một nhân tài có tiềm năng phát triển.

Tiếp theo nữa là 100 điểm cho cách thể hiện. Khả năng biểu hiện bằng lời nói ngoài sức tưởng tượng, mặc dù thím này thực chất khỏe như trâu, nhưng thím lại vớ lấy một cây gậy cong queo làm đạo cụ, thím nhẹ nhàng hiện ra trước mắt chúng tôi bằng hình tượng sinh động của một bà già phất phơ như chiếc lá vàng trước gió. Tay bà lắc lắc cái bát mẻ để người xem thấy được từ hiện tượng tới bản chất, nhận thấy phía sau một bà già đáng thương là một cuộc sống khốn khó. Khóe miệng bà khẽ run, còn đọng bên mép chút nước bọt thều thào khiến người hảo tâm phải lòng trắc ẩn.

Và cuối cùng là 100 điểm tâm lý học.Bà thím đúng là có hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, cái bát mẻ trong tay bà không phải là cái bát không mà có để ít tiền, điều này hết sức quan trọng vì con người cần có sự hưởng ứng, bỏ chút tiền vào đó có tác dụng nhắc nhở thầm: Anh xem đấy, người khác đều cho tiền cả, anh còn chờ gì mà không cho? Tiền để trong bát cũng không được quá nhiều, nếu để nhiều quá sẽ tạo cho người ta cảm giác: Anh đủ tiền rồi không cần cho thêm nữa. Bà thím thấm nhuần mấy điểm này vì thế bà chỉ để có hai tệ, mà lại còn là tiền xu, như vậy khi lắc qua đảo lại sẽ gây tiếng động càng tăng tác dụng nhắc nhở.

Tôi nhẹ nhàng giơ tay lên, vẻ mặt bà thím lóe lên nụ cười rạng ngời rồi ngay lập tức tắt hẳn, đây là thiếu sót duy nhất của thím ta từ đầu tới giờ. Tất nhiên làm việc gì cũng không thể quá cầu toàn, biết người khác chuẩn bị cho tiền thì đương nhiên dễ xúc động, đó chỉ là khuyết điểm nho nhỏ mà thôi.

Tôi thò tay vào cái bát của bà ta cầm lấy hai đồng xu và nói: “Thím à, cháu mượn tạm hai tện của thím, sau này có cơ hội cháu xin trả lại.”

Bà ta há hốc mồm đứng ngây ra một lúc, tôi quay gót lôi cái cô Lưu Dĩnh cũng đang há hốc miệng theo và nói: “Nhanh lên, không nhanh là lỡ mất chuyến xe đấy!”

Chúng tôi chạy như bay về phía bến xe buýt, phía sau lưng là tiếng gào thét thảm thiết: “Có kẻ giật tiền…”

Trong lòng tôi lại một lần nữa cảm thấy thật ngưỡng mộ thím ta, tiếng kêu quá chuẩn, tiếng kêu xé lòng phát ra đúng lúc mới có thể phát tác được. Thím ơi, từ nay thím sẽ tăng thêm được vài trăm điểm nghệ thuật phải không. Tất cả cũng có công lao của tôi đấy.

Bình luận