Công việc rất nhiều nhưng nhà tôi không giàu có, bởi bố mẹ tôi hay kén cá chọn canh, những người già nua tàn tật không phải đối tượng của họ, về cơ bản những người này chẳng có chút màu mè gì để kiếm chác. Nền kinh tế địa phương nghèo nàn cũng là một lý do, khi những lái xe qua đấy, chúng tôi phải tốn không biết bao nhiêu nước bọt mới móc được chút tiền từ túi họ.
Có lúc xe đâm người, họ không thèm dừng lại mà vẫn nhẫn tâm phi xe qua, nếu không phải mẹ tôi cao số thì đã bỏ nghề từ lâu rồi.
Mẹ tôi khi ấy vừa nhảy lên vừa chửi bới ầm ĩ ở phía sau: “Đồ trời đánh, đâm phải người ta cũng không biết dừng xe lại xem thế nào à?”
Nhà Tứ Mao còn tệ hại hơn nhà tôi, hầu như các xe chẳng bao giờ thèm đỗ lại, nhưng cũng phải thôi, 10 năm nay ngày nào cũng diễn đi diễn lại 1 trò, họ đã quá quen rồi, đến như chúng tôi xem thôi cũng đã phát chán rồi.
Sau này có “cao nhân” mách nước bảo mẹ Tứ Mao phải ăn mặc gợi cảm một chút, nhưng mẹ Tứ Mao sau khi sinh thêm đứa nữa lại phát phì ra, mặc quần áo càng thiếu vải càng không chấp nhận nổi. Năm lớp 10 tôi bị đuổi học vì tôi đánh giáo viên trong trường. Về nhà tôi cũng bị bố nện cho một trận, ông còn mắng tôi: “Đồ mất nết, không lo học hành tử tế, mà có muốn đánh thầy giáo thì cũng phải đợi tốt nghiệp xong chứ. Chỉ còn hai năm nữa mà cũng không đợi nổi, ngu lắm con ạ.”
Mẹ dẫn tôi đến trường tìm thầy giáo, bà cúi mặt ngồi trước mặt thầy, như một người phụ nữ nhẫn nhục và chịu đựng, bà ngồi trước mặt thầy giáo và bắt đầu vai diễn đầy chuyên nghiệp của mình.
Mẹ tôi hỏi: “Thưa thầy, lẽ nào không thể rộng lòng một chút được sao?”
Thầy giáo trả lời: “Không được, việc này nhà trường đã báo cáo lên sở giáo dục rồi.”
Mẹ tôi năn nỉ hồi lâu cuối cùng cũng nhận ra đã hết cách.
Bà lại hỏi: “Vậy có thể cấp cho cháu nó một tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp được không ạ?”
Thầy giáo hết cả kiên nhẫn tỏ ra bực bội: “Vừa khai giảng được có mấy ngày, con trai chị đã đánh thầy giáo, giờ lại còn đòi giấy chứng nhận nữa à? Tôi khuyên chị về giáo dục lại nó cẩn thận, nếu không chẳng mấy mà trở thành kẻ cặn bã của xã hội.”
Mẹ tôi biết xin xỏ cũng vô ích, bà đứng phắt dậy, vung tay tát bốp vào mặt thầy giáo: “Con ông mới là cặn bã của xã hội!”
Cũng vào năm đó, do tình hình làm ăn trong huyện ngày càng khó khăn, bố tôi phải một mình kiếm sống ở lãnh địa mới, ông thường xuyên gửi đồ về cho hai mẹ con tôi. Mỗi lần có người về lại thấy bố tôi ở những nơi khác nhau nên chúng tôi cũng không biết nhiều về tình hình của bố.
Tôi không còn đi học nữa và bắt đầu lang thang khắp thị trấn, tuy vậy tôi không phải là kẻ vô công rồi nghề, dù thế nào chăng nữa, tôi cũng có 9 năm cộng mấy ngày ngồi trên ghế nhà trường, cũng là phần tử tri thức, những người không biết chữ thường đến nhờ tôi viết thư mà toàn viết không công, chỉ có chú Ba là tốt bụng, mỗi lần nhờ tôi xong đều cho tôi mấy thứ đồ rất hay. Chú ấy cần viết rất nhiều thư, mỗi bức đều cực ngắn, đại loại thế này: “Ông chủ Lý, nếu trong 3 ngày mà ông không đem 30 ngàn tới thì con ông sẽ mất mạng.” Hoặc là: “Cô Mai, 10 ngàn mua lại bức ảnh đó là rất rẻ, nếu tôi bán nó cho giới báo chí thì chắc tôi còn kiếm được hơn đấy.”
Chú Sáu cũng hay nhờ tôi viết thư, nhơng chú toàn mang đến 1 quyển sổ hát, bên trong dán đầy những lời bài hát cắt trên báo, chú ấy cắt từ đống báo phế liệu cô Ba mua về, cô Ba mỗi lần xót của đều nói với chú: “Một chữ bẻ đôi không biết, cắt mấy thứ ấy làm gì cơ chứ!”
Chú Sáu mang quyển vở đến bảo tôi đọc, nghe đến câu nào tâm đắc, chú lại nói với tôi: “Chính câu này đấy, hay lắm, chép lại cho chú”, thế là tôi lại chép ra: “Nếu có kiếp sau, chúng ta dù chết cũng sẽ luôn ở bên nhau.” Chú Sáu đem máy tờ giấy này của tôi cho một giáo viên trường dân lập tên là Thúy Hoa.
Năm tôi 19 tuổi thì họ kết hôn, không phải hoàn toàn do công của mấy tờ giấy tôi viết mà nghe nói chú Sáu và thím Hoa vào một đêm thanh vắng đã làm cái chuyện “ăn cơm trước kẻng”. Một lần nữa chân lý làm thật hơn nói suống đã được chứng minh rõ ràng.
Có lúc tôi cũng mắc phải sai lầm, năm ấy tôi viết cho chính mình một bức thư tình vào một đêm trăng không sao, rồi đem thả vào cửa sổ nàng Tú nhà cô Tư, mãi chẳng thấy nàng hồi âm, gặp tôi vẫn như không có chuyện gì.
Mối tình đầu của tôi thất bại như vậy đấy, sau này tôi đã tìm ra nguyên nhân, thường thì thư tôi viết hộ toàn thư nặc danh nên bức thơ của chính mình tôi cũng quên không ký tên.
Khi tôi viết thư, mẹ thường ngồi bên nhìn một cách đầy tự hào, có lúc bà nói: “Tiểu Cường nhà ta rất có dáng của một vị giáo sư, có trình độ thế này mai sau có thể vào thành phố làm ăn được.”
Giấc mơ đầu tiên hồi bé của tôi là được làm một thầy giáo mẫu mực, năm lớp hai tôi bị thầy giáo phạt đứng ngoài sân vận động vì nói chuyện với đứa bạn cùng bạn, khi ấy tôi đã thề sau này lớn lên nhất định phải trở thành thầy giáo, mà phải trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp con trai thầy giáo tôi, khi ấy tôi sẽ có cơ hội đuổi con thầy ra khỏi lớp.
Mẹ nấu cho tôi món mì trứng vào dịp sinh nhật tôi tròn 20 tuổi, món này làm đơn giản với một túi mỳ ống mua ở cửa hàng trong thị trấn, hai quả trứng cùng với dầu hào và hành hoa, những lần trước mẹ chỉ cho tôi một quả trứng nhưng lần này lại là hai quả.
Đến chiều, chú Năm tặng tôi món quà, đó là một cái hộp nhỏ được gói bằng giấy màu, tôi háo hức mở quà, bên trong là một chiếc điện thoại di động. Tôi mới chỉ được nhìn di động trên phhim ảnh, giờ đã có một cái của riêng mình, màu hồng xinh xắn, bên trên có dán hình một con mèo, vỏ điện thoại hơi cũ, có lẽ đã dùng qua rồi.
Tôi nhìn chú Năm với chút ngờ vực, chú hơi ngượng ngùng nói: “Hôm qua khi vào thành phố có một cửa hàng mới khai trương, người đông như trảy hội, tao móc trộm được của một cô gái đấy.”
Hóa ra là vậy, nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một chiếc điện thoại di động, tôi vào phòng, năm trên giường và rút điện thoại ra chơi. Tôi nghe đi nghe lại những bản nhạc chuông vui tai, càng nghe càng mê tít, bỗng chuông điện thoại kêu làm tôi giật bắn cả mình, tôi thử nhận điện thoại xem thế nào, phía đầu dây bên kia là giọng của một đứa con gái nhẹ nhàng: “Alô”, thấy có người nghe máy, giọng cô ta có vẻ như hơi lo lắng.
Cô ấy hỏi tôi: “Xin hỏi anh là ai vậy? Đây là điện thoại của tôi.”
Tôi trả lời: “Vậy à, tôi mua nó ở cửa hàng điện thoại bên đường.”
Tôi nghe tiếng thở dài thườn thượt phía bên kia, cô ấy nói: “Anh có thể trả lại cho tôi được không, đây là món quà mà bố tôi mua tặng, nó rất quan trọng đối với tôi …”
Quà của bố tặng đúng là rất quan trọng. Nếu tôi làm mất món quà của mẹ tặng, tôi cũng sẽ rất lo lắng và buồn, vì thế tôi nghĩ ngay đến việc bán nó, một vật vừa có giá trị vừa là vật kỷ niệm, nếu đưa ra giá quá thấp chẳng khác nào hạ thấp tình cảm tốt đẹp giữa hai bố con cô ấy, do đó tôi quyết định nâng cao giá bán chiếc điện thoại.
Công việc rất nhiều nhưng nhà tôi không giàu có, bởi bố mẹ tôi hay kén cá chọn canh, những người già nua tàn tật không phải đối tượng của họ, về cơ bản những người này chẳng có chút màu mè gì để kiếm chác. Nền kinh tế địa phương nghèo nàn cũng là một lý do, khi những lái xe qua đấy, chúng tôi phải tốn không biết bao nhiêu nước bọt mới móc được chút tiền từ túi họ.
Có lúc xe đâm người, họ không thèm dừng lại mà vẫn nhẫn tâm phi xe qua, nếu không phải mẹ tôi cao số thì đã bỏ nghề từ lâu rồi.
Mẹ tôi khi ấy vừa nhảy lên vừa chửi bới ầm ĩ ở phía sau: “Đồ trời đánh, đâm phải người ta cũng không biết dừng xe lại xem thế nào à?”
Nhà Tứ Mao còn tệ hại hơn nhà tôi, hầu như các xe chẳng bao giờ thèm đỗ lại, nhưng cũng phải thôi, 10 năm nay ngày nào cũng diễn đi diễn lại 1 trò, họ đã quá quen rồi, đến như chúng tôi xem thôi cũng đã phát chán rồi.
Sau này có “cao nhân” mách nước bảo mẹ Tứ Mao phải ăn mặc gợi cảm một chút, nhưng mẹ Tứ Mao sau khi sinh thêm đứa nữa lại phát phì ra, mặc quần áo càng thiếu vải càng không chấp nhận nổi. Năm lớp 10 tôi bị đuổi học vì tôi đánh giáo viên trong trường. Về nhà tôi cũng bị bố nện cho một trận, ông còn mắng tôi: “Đồ mất nết, không lo học hành tử tế, mà có muốn đánh thầy giáo thì cũng phải đợi tốt nghiệp xong chứ. Chỉ còn hai năm nữa mà cũng không đợi nổi, ngu lắm con ạ.”
Mẹ dẫn tôi đến trường tìm thầy giáo, bà cúi mặt ngồi trước mặt thầy, như một người phụ nữ nhẫn nhục và chịu đựng, bà ngồi trước mặt thầy giáo và bắt đầu vai diễn đầy chuyên nghiệp của mình.
Mẹ tôi hỏi: “Thưa thầy, lẽ nào không thể rộng lòng một chút được sao?”
Thầy giáo trả lời: “Không được, việc này nhà trường đã báo cáo lên sở giáo dục rồi.”
Mẹ tôi năn nỉ hồi lâu cuối cùng cũng nhận ra đã hết cách.
Bà lại hỏi: “Vậy có thể cấp cho cháu nó một tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp được không ạ?”
Thầy giáo hết cả kiên nhẫn tỏ ra bực bội: “Vừa khai giảng được có mấy ngày, con trai chị đã đánh thầy giáo, giờ lại còn đòi giấy chứng nhận nữa à? Tôi khuyên chị về giáo dục lại nó cẩn thận, nếu không chẳng mấy mà trở thành kẻ cặn bã của xã hội.”
Mẹ tôi biết xin xỏ cũng vô ích, bà đứng phắt dậy, vung tay tát bốp vào mặt thầy giáo: “Con ông mới là cặn bã của xã hội!”
Cũng vào năm đó, do tình hình làm ăn trong huyện ngày càng khó khăn, bố tôi phải một mình kiếm sống ở lãnh địa mới, ông thường xuyên gửi đồ về cho hai mẹ con tôi. Mỗi lần có người về lại thấy bố tôi ở những nơi khác nhau nên chúng tôi cũng không biết nhiều về tình hình của bố.
Tôi không còn đi học nữa và bắt đầu lang thang khắp thị trấn, tuy vậy tôi không phải là kẻ vô công rồi nghề, dù thế nào chăng nữa, tôi cũng có 9 năm cộng mấy ngày ngồi trên ghế nhà trường, cũng là phần tử tri thức, những người không biết chữ thường đến nhờ tôi viết thư mà toàn viết không công, chỉ có chú Ba là tốt bụng, mỗi lần nhờ tôi xong đều cho tôi mấy thứ đồ rất hay. Chú ấy cần viết rất nhiều thư, mỗi bức đều cực ngắn, đại loại thế này: “Ông chủ Lý, nếu trong 3 ngày mà ông không đem 30 ngàn tới thì con ông sẽ mất mạng.” Hoặc là: “Cô Mai, 10 ngàn mua lại bức ảnh đó là rất rẻ, nếu tôi bán nó cho giới báo chí thì chắc tôi còn kiếm được hơn đấy.”
Chú Sáu cũng hay nhờ tôi viết thư, nhơng chú toàn mang đến 1 quyển sổ hát, bên trong dán đầy những lời bài hát cắt trên báo, chú ấy cắt từ đống báo phế liệu cô Ba mua về, cô Ba mỗi lần xót của đều nói với chú: “Một chữ bẻ đôi không biết, cắt mấy thứ ấy làm gì cơ chứ!”
Chú Sáu mang quyển vở đến bảo tôi đọc, nghe đến câu nào tâm đắc, chú lại nói với tôi: “Chính câu này đấy, hay lắm, chép lại cho chú”, thế là tôi lại chép ra: “Nếu có kiếp sau, chúng ta dù chết cũng sẽ luôn ở bên nhau.” Chú Sáu đem máy tờ giấy này của tôi cho một giáo viên trường dân lập tên là Thúy Hoa.
Năm tôi 19 tuổi thì họ kết hôn, không phải hoàn toàn do công của mấy tờ giấy tôi viết mà nghe nói chú Sáu và thím Hoa vào một đêm thanh vắng đã làm cái chuyện “ăn cơm trước kẻng”. Một lần nữa chân lý làm thật hơn nói suống đã được chứng minh rõ ràng.
Có lúc tôi cũng mắc phải sai lầm, năm ấy tôi viết cho chính mình một bức thư tình vào một đêm trăng không sao, rồi đem thả vào cửa sổ nàng Tú nhà cô Tư, mãi chẳng thấy nàng hồi âm, gặp tôi vẫn như không có chuyện gì.
Mối tình đầu của tôi thất bại như vậy đấy, sau này tôi đã tìm ra nguyên nhân, thường thì thư tôi viết hộ toàn thư nặc danh nên bức thơ của chính mình tôi cũng quên không ký tên.
Khi tôi viết thư, mẹ thường ngồi bên nhìn một cách đầy tự hào, có lúc bà nói: “Tiểu Cường nhà ta rất có dáng của một vị giáo sư, có trình độ thế này mai sau có thể vào thành phố làm ăn được.”
Giấc mơ đầu tiên hồi bé của tôi là được làm một thầy giáo mẫu mực, năm lớp hai tôi bị thầy giáo phạt đứng ngoài sân vận động vì nói chuyện với đứa bạn cùng bạn, khi ấy tôi đã thề sau này lớn lên nhất định phải trở thành thầy giáo, mà phải trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp con trai thầy giáo tôi, khi ấy tôi sẽ có cơ hội đuổi con thầy ra khỏi lớp.
Mẹ nấu cho tôi món mì trứng vào dịp sinh nhật tôi tròn 20 tuổi, món này làm đơn giản với một túi mỳ ống mua ở cửa hàng trong thị trấn, hai quả trứng cùng với dầu hào và hành hoa, những lần trước mẹ chỉ cho tôi một quả trứng nhưng lần này lại là hai quả.
Đến chiều, chú Năm tặng tôi món quà, đó là một cái hộp nhỏ được gói bằng giấy màu, tôi háo hức mở quà, bên trong là một chiếc điện thoại di động. Tôi mới chỉ được nhìn di động trên phhim ảnh, giờ đã có một cái của riêng mình, màu hồng xinh xắn, bên trên có dán hình một con mèo, vỏ điện thoại hơi cũ, có lẽ đã dùng qua rồi.
Tôi nhìn chú Năm với chút ngờ vực, chú hơi ngượng ngùng nói: “Hôm qua khi vào thành phố có một cửa hàng mới khai trương, người đông như trảy hội, tao móc trộm được của một cô gái đấy.”
Hóa ra là vậy, nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một chiếc điện thoại di động, tôi vào phòng, năm trên giường và rút điện thoại ra chơi. Tôi nghe đi nghe lại những bản nhạc chuông vui tai, càng nghe càng mê tít, bỗng chuông điện thoại kêu làm tôi giật bắn cả mình, tôi thử nhận điện thoại xem thế nào, phía đầu dây bên kia là giọng của một đứa con gái nhẹ nhàng: “Alô”, thấy có người nghe máy, giọng cô ta có vẻ như hơi lo lắng.
Cô ấy hỏi tôi: “Xin hỏi anh là ai vậy? Đây là điện thoại của tôi.”
Tôi trả lời: “Vậy à, tôi mua nó ở cửa hàng điện thoại bên đường.”
Tôi nghe tiếng thở dài thườn thượt phía bên kia, cô ấy nói: “Anh có thể trả lại cho tôi được không, đây là món quà mà bố tôi mua tặng, nó rất quan trọng đối với tôi …”
Quà của bố tặng đúng là rất quan trọng. Nếu tôi làm mất món quà của mẹ tặng, tôi cũng sẽ rất lo lắng và buồn, vì thế tôi nghĩ ngay đến việc bán nó, một vật vừa có giá trị vừa là vật kỷ niệm, nếu đưa ra giá quá thấp chẳng khác nào hạ thấp tình cảm tốt đẹp giữa hai bố con cô ấy, do đó tôi quyết định nâng cao giá bán chiếc điện thoại.