Tôi trả lời: “Cũng được thôi, nhưng tôi đã mua nó với giá 500 đồng đấy.”
Tôi bắt đầu gợi ý: “Tôi không thể trả không cho cô được, cô phải chuộc lại.” Lúc đầu tôi định đưa ra giá 1000 tệ nhưng nhìn cái điện thoại cũng cũ rồi nên chắc cao nhất cũng chỉ đáng giá 500 tệ.
“Vậy tôi trả cho anh 500 tệ anh sẽ trả lại điện thoại cho tôi chứ?” Cô ấy nói.
Tôi lại nói: “Nhưng hiện tại tôi không ở trong thành phố, tôi ở thị trấn Tam Thủy, nếu bạn muốn lấy lại máy thì tôi phải đến đưa cho bạn, vậy còn tiền phí đi đường thì …”
Cô ta nói luôn: “Tôi sẽ trả.”
“Thế 800 được không?” tôi bắt đầu thăm dò cô ta, cái di động cũ này bán với giá 800 cũng đáng lắm chứ.
“Được!” cô ấy chẳng suy nghĩ gì đồng ý ngay.
Tôi ân hận quá, biết cô ta chấp nhận đề nghị của tôi dễ dàng đến vậy tôi đã đòi cao hơn một chút.
Mẹ tôi đã từng nói: “Làm người không được nhân đạo quá”, tiếc là tôi lại quên lời mẹ dạy, thật đáng hổ thẹn.
Tôi tìm mẹ thương lượng về việc tôi vào thành phố. Ngày bé tôi đã vào đó, nghỉ hè phải vừa học vừa làm. Tôi đi dạo trên phố cùng cô Năm và bố cô, nếu thấy người nào thật thà là chúng tôi lao đến, cô Năm nói: “Anh ơi (chị ơi), chúng tôi vào thành phố tiêu đến đồng xu cuối cùng rồi, đứa trẻ này đã mấy ngày phải nhịn đói, xin anh chị làm ơn làm phúc.”
Tôi chẳng nói chẳng rằng, chỉ nhìn họ một cách rụt rè, mồm méo xẹo, làm như sắp khóc, chỉ dùng ánh mắt và vài động tác đơn giản là tôi đã thể hiện một cách hoàn hảo nội tâm của một đứa trẻ đã trải qua bao đau thương. Khi tôi làm mọi người rung động bằng ánh mắt đầy thương cảm ấy, thường thì họ chẳng suy nghĩ thêm giây nào nữa mà móc tiền trong túi ra mà giúi vào tay tôi, có người còn cho tôi đồ đạc của họ hoặc cái gì đó, và còn thêm thắt vào đó chút nước mắt thương hại nữa chứ.
Tôi chỉ nhớ có một lần duy nhất tôi thất bại đó là khi gặp một người phụ nữ bị cận rất nặng, do không đeo kính nên phải nhìn gần mới thấy và vì thế diễn xuất của tôi bị bại lộ.
Trong thị trấn có nhiều trẻ con lắm nhưng bố cô và cô Năm thích đem theo tôi nhất, vì trình độ diễn xuất của tôi kiếm được số tiền gấp vào lần những đứa trẻ khác, nhưng mỗi lần trở về thị trấn, họ lại lột sạch tiền của tôi và đưa lại cho bố mẹ tôi một ít.
Tiền thật lạ, để lâu trong người sẽ nảy sinh tình cảm với nó, chính tôi không cam lòng đưa hết toàn bộ số tiền kiếm được cho bố con cô Năm, lần nào tôi cũng giấu một ít vào trong quần áo lót, cô Năm và bố cô chẳng bao giờ biết được điều đó.
Lần nào về nhà bố con cô Năm cũng khen tôi nức nở: “diễn rất có sức truyền cảm”, hay “đã đạt đến trình độ không cần diễn đạt bằng lời”, thế là mẹ tôi mãn nguyện lắm, vừa xoa tay bà vừa khiêm tốn nói “đâu có, đâu có”, có lúc bà lại tru mỏ lên mà rằng: “Tôi đã nói rồi mà.”
Tôi bảo với mẹ: “Con định vào thành phố một chuyến mẹ ạ.”
Mẹ hơi bất ngờ: “Vào thành phố làm gì vậy?”
Tôi bảo với bà việc tôi định vào thành phố bán lại chiếc điện thoại cho chủ nhân cũ của nó.
Mẹ nói: “Con đúng là người có lương tâm, chỉ nhận được có chút tiền vậy mà đã đem trả lại, thời buổi hỗn loạn này, sống trong giang hồ kỵ nhất là lòng khoan dung!”
Rồi mẹ lại thở dài: “Thật ra mẹ cũng giống con, hay nghĩ cho người khác quá, thôi con cứ yên tâm vào thành phố đi, đôi lúc làm chút việc thiện cũng được, nhưng giờ trong thành phố đang là thời gian hoạt động của bọn tội phạm hình sự nên môi trường không được an toàn, con phải hết sức cẩn trọng.”
Tôi trả lời mẹ: “Con biết rồi, con định lần này ở lại thành phố một thời gian để đi chơi, tiện thể đi thăm Tứ Mao luôn mẹ ạ.”
Ngành cướp bóc cạnh tranh hết sức quyết liệt, nên lợi nhuận ngày càng nhỏ mà nguy hiểm không ngừng tăng, năm ngoái Tứ Mao cùng mấy chiến hữu vào thành phố hy vọng tìm được công việc gì đó có ý nghĩa một chút. Lần rước chú Năm về cũng mang theo thư của Tứ Mao, trong thư nó mời chúng tôi khi nào có cơ hội vào thành phố chơi.
Chú Năm nói cuộc sống của Tứ Mao và các anh em rất ổn, dạo này làm văn bằng, giấy chưngd nhận giả, do nhu cầu của thị trường lớn nên công việc làm ăn rất phát đạt.
Số tôi đúng là may mắn vì vừa hay chú Hai, chú Sáu và chú Chín vào thành phố có công chuyện nên cho tôi đi cùng luôn. Tôi đem theo mấy bộ quần áo rồi ngồi lên xe các chú nhằm hướng thành phố thẳng tiến.
Trên xe có mùi hơi khó chịu vì các chú để rất nhiều thùng sơn, hàng ngày họ bằng mấy thùng sơn đó mà mưu sinh.
Nhưng đừng nghĩ họ là thợ sơn, những ông chú của Tiểu Cường này sao có thể làm mấy việc đơn giản và kém hấp dẫn thế được.
Chú Hai là một “nhà thư pháp”, tuy chú chỉ mới học hết lớp 3 và biết chữ không quá 300 từ, vậy mà chú lại là nhà thư pháp hàng đầu đấy. Chú điêu luyện nhất 8 chữ bởi 8 chữ này chú viết thường xuyên. Mọi người đã đọc truyện ông lão bán dầu chưa? Thường xuyên luyện tập một thứ như nhau sẽ dễ dàng đạt đến trình độ điêu luyện.
Chú Hai tôi viết chữ bằng một phong cách độc đáo, chú không dùng bút mà dùng chổi, như vậy chữ mới có khí thế.
Hình như tôi vẫn chưa nói cho mọi người 8 chữ đó là gì nhỉ, đó là: “Vẫn, không, trả, tiền, giết, sạch, cả, nhà.”
Chú Sáu là một “họa sỹ”, sở trường của chú ấy là vẽ tranh thủy mặc, sau khi chú Hai đã viết chữ lên tường, chú Sáu sẽ vẩy lên nền đất hoặc cửa nhà những bức tranh thủy mặc bằng sơn đỏ.
“Thư pháp” của chú Hai và “tranh” của chú Sáu được thị trấn Tam Thủy chúng tôi phong là “lương tuyệt thư họa”.
Chú Chín còn đáng nể hơn, chú ấy là một kỹ sư chuyên ngành đốt nổ, nếu những lời cảnh cáo của chú Hai và chú Sáu không có tác dụng, chú Chín sẽ khóa cửa nhà đối tượng lại, chú Sáu phụ trách đổ xăng còn chú Chín phụ trách châm lửa.
Tôi trả lời: “Cũng được thôi, nhưng tôi đã mua nó với giá 500 đồng đấy.”
Tôi bắt đầu gợi ý: “Tôi không thể trả không cho cô được, cô phải chuộc lại.” Lúc đầu tôi định đưa ra giá 1000 tệ nhưng nhìn cái điện thoại cũng cũ rồi nên chắc cao nhất cũng chỉ đáng giá 500 tệ.
“Vậy tôi trả cho anh 500 tệ anh sẽ trả lại điện thoại cho tôi chứ?” Cô ấy nói.
Tôi lại nói: “Nhưng hiện tại tôi không ở trong thành phố, tôi ở thị trấn Tam Thủy, nếu bạn muốn lấy lại máy thì tôi phải đến đưa cho bạn, vậy còn tiền phí đi đường thì …”
Cô ta nói luôn: “Tôi sẽ trả.”
“Thế 800 được không?” tôi bắt đầu thăm dò cô ta, cái di động cũ này bán với giá 800 cũng đáng lắm chứ.
“Được!” cô ấy chẳng suy nghĩ gì đồng ý ngay.
Tôi ân hận quá, biết cô ta chấp nhận đề nghị của tôi dễ dàng đến vậy tôi đã đòi cao hơn một chút.
Mẹ tôi đã từng nói: “Làm người không được nhân đạo quá”, tiếc là tôi lại quên lời mẹ dạy, thật đáng hổ thẹn.
Tôi tìm mẹ thương lượng về việc tôi vào thành phố. Ngày bé tôi đã vào đó, nghỉ hè phải vừa học vừa làm. Tôi đi dạo trên phố cùng cô Năm và bố cô, nếu thấy người nào thật thà là chúng tôi lao đến, cô Năm nói: “Anh ơi (chị ơi), chúng tôi vào thành phố tiêu đến đồng xu cuối cùng rồi, đứa trẻ này đã mấy ngày phải nhịn đói, xin anh chị làm ơn làm phúc.”
Tôi chẳng nói chẳng rằng, chỉ nhìn họ một cách rụt rè, mồm méo xẹo, làm như sắp khóc, chỉ dùng ánh mắt và vài động tác đơn giản là tôi đã thể hiện một cách hoàn hảo nội tâm của một đứa trẻ đã trải qua bao đau thương. Khi tôi làm mọi người rung động bằng ánh mắt đầy thương cảm ấy, thường thì họ chẳng suy nghĩ thêm giây nào nữa mà móc tiền trong túi ra mà giúi vào tay tôi, có người còn cho tôi đồ đạc của họ hoặc cái gì đó, và còn thêm thắt vào đó chút nước mắt thương hại nữa chứ.
Tôi chỉ nhớ có một lần duy nhất tôi thất bại đó là khi gặp một người phụ nữ bị cận rất nặng, do không đeo kính nên phải nhìn gần mới thấy và vì thế diễn xuất của tôi bị bại lộ.
Trong thị trấn có nhiều trẻ con lắm nhưng bố cô và cô Năm thích đem theo tôi nhất, vì trình độ diễn xuất của tôi kiếm được số tiền gấp vào lần những đứa trẻ khác, nhưng mỗi lần trở về thị trấn, họ lại lột sạch tiền của tôi và đưa lại cho bố mẹ tôi một ít.
Tiền thật lạ, để lâu trong người sẽ nảy sinh tình cảm với nó, chính tôi không cam lòng đưa hết toàn bộ số tiền kiếm được cho bố con cô Năm, lần nào tôi cũng giấu một ít vào trong quần áo lót, cô Năm và bố cô chẳng bao giờ biết được điều đó.
Lần nào về nhà bố con cô Năm cũng khen tôi nức nở: “diễn rất có sức truyền cảm”, hay “đã đạt đến trình độ không cần diễn đạt bằng lời”, thế là mẹ tôi mãn nguyện lắm, vừa xoa tay bà vừa khiêm tốn nói “đâu có, đâu có”, có lúc bà lại tru mỏ lên mà rằng: “Tôi đã nói rồi mà.”
Tôi bảo với mẹ: “Con định vào thành phố một chuyến mẹ ạ.”
Mẹ hơi bất ngờ: “Vào thành phố làm gì vậy?”
Tôi bảo với bà việc tôi định vào thành phố bán lại chiếc điện thoại cho chủ nhân cũ của nó.
Mẹ nói: “Con đúng là người có lương tâm, chỉ nhận được có chút tiền vậy mà đã đem trả lại, thời buổi hỗn loạn này, sống trong giang hồ kỵ nhất là lòng khoan dung!”
Rồi mẹ lại thở dài: “Thật ra mẹ cũng giống con, hay nghĩ cho người khác quá, thôi con cứ yên tâm vào thành phố đi, đôi lúc làm chút việc thiện cũng được, nhưng giờ trong thành phố đang là thời gian hoạt động của bọn tội phạm hình sự nên môi trường không được an toàn, con phải hết sức cẩn trọng.”
Tôi trả lời mẹ: “Con biết rồi, con định lần này ở lại thành phố một thời gian để đi chơi, tiện thể đi thăm Tứ Mao luôn mẹ ạ.”
Ngành cướp bóc cạnh tranh hết sức quyết liệt, nên lợi nhuận ngày càng nhỏ mà nguy hiểm không ngừng tăng, năm ngoái Tứ Mao cùng mấy chiến hữu vào thành phố hy vọng tìm được công việc gì đó có ý nghĩa một chút. Lần rước chú Năm về cũng mang theo thư của Tứ Mao, trong thư nó mời chúng tôi khi nào có cơ hội vào thành phố chơi.
Chú Năm nói cuộc sống của Tứ Mao và các anh em rất ổn, dạo này làm văn bằng, giấy chưngd nhận giả, do nhu cầu của thị trường lớn nên công việc làm ăn rất phát đạt.
Số tôi đúng là may mắn vì vừa hay chú Hai, chú Sáu và chú Chín vào thành phố có công chuyện nên cho tôi đi cùng luôn. Tôi đem theo mấy bộ quần áo rồi ngồi lên xe các chú nhằm hướng thành phố thẳng tiến.
Trên xe có mùi hơi khó chịu vì các chú để rất nhiều thùng sơn, hàng ngày họ bằng mấy thùng sơn đó mà mưu sinh.
Nhưng đừng nghĩ họ là thợ sơn, những ông chú của Tiểu Cường này sao có thể làm mấy việc đơn giản và kém hấp dẫn thế được.
Chú Hai là một “nhà thư pháp”, tuy chú chỉ mới học hết lớp 3 và biết chữ không quá 300 từ, vậy mà chú lại là nhà thư pháp hàng đầu đấy. Chú điêu luyện nhất 8 chữ bởi 8 chữ này chú viết thường xuyên. Mọi người đã đọc truyện ông lão bán dầu chưa? Thường xuyên luyện tập một thứ như nhau sẽ dễ dàng đạt đến trình độ điêu luyện.
Chú Hai tôi viết chữ bằng một phong cách độc đáo, chú không dùng bút mà dùng chổi, như vậy chữ mới có khí thế.
Hình như tôi vẫn chưa nói cho mọi người 8 chữ đó là gì nhỉ, đó là: “Vẫn, không, trả, tiền, giết, sạch, cả, nhà.”
Chú Sáu là một “họa sỹ”, sở trường của chú ấy là vẽ tranh thủy mặc, sau khi chú Hai đã viết chữ lên tường, chú Sáu sẽ vẩy lên nền đất hoặc cửa nhà những bức tranh thủy mặc bằng sơn đỏ.
“Thư pháp” của chú Hai và “tranh” của chú Sáu được thị trấn Tam Thủy chúng tôi phong là “lương tuyệt thư họa”.
Chú Chín còn đáng nể hơn, chú ấy là một kỹ sư chuyên ngành đốt nổ, nếu những lời cảnh cáo của chú Hai và chú Sáu không có tác dụng, chú Chín sẽ khóa cửa nhà đối tượng lại, chú Sáu phụ trách đổ xăng còn chú Chín phụ trách châm lửa.