Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sống như Tiểu Cường

Chương 33

Tác giả: Bukla

Tôi đứng dậy phát biểu trước mọi người: “Thưa các vị, kì thực tôi thấy có chút không thoả đáng, nếu chỉ dùng vài từ đơn giản như vậy để quảng cáo giầy xem ra rất khó thu hút được người xem, chúng ta nên đổi mới, cái gì là độc nhất vô nhị mới có giá trị và vì thế mới thu hút được khán giả”.

Người đàn ông trung niên nhìn tôi với vẻ hoài nghi, tuy thế những người xung quanh lại đang rất chăm chú nghe tôi nói.

Tôi rời chỗ ngồi, đến bên Phùng Kỳ và nói với mọi người: “Thực tình chúng ta nên biết tận dụng những ưu thế của anh Phùng Kỳ, người đại diện của hãng giầy Thánh Lực, đó là nên tận dụng gương mặt hoàn hảo ấy để làm quảng cáo”.

Phùng Kỳ nhìn tôi mãn nguyện lắm, anh ta lại càng cố phô ra nụ cười vừa lạnh lùng vừa đẹp trai của mình.

Tôi nhặt một chiếc giầy trên bàn lên và nói: “Đặc điểm nổi bật nhất của giầy Thánh Lực đó là đế giầy thiết kế đặc biệt, nếu chúng ta có thể in hình đế giầy lên điểm nổi bật nhất trên người anh Phùng Kỳ đây, tôi tin là sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía khán giả”.

Người đàn ông trung niên ngỡ ngàng nhìn tôi hỏi: “Cậu định in hình đế giầy lên mặt anh Phùng Kỳ sao?”

Mọi người ai nấy nhìn nhau dè chừng, cũng quan sát xem thái độ của người khác ra sao, bỗng ông Chủ tịch Lâm vỗ tay tán thành ý kiến của tôi: “Ý hay! Đúng là một ý tưởng hay!”

Lúc này trong phòng họp mới rộ lên tràng pháo tay, mọi người thi nhau tán thưởng ý tưởng của tôi, sắc mặt Phùng Kỳ trông hết sức khó coi, tôi tin chắc anh ta đã kí hợp đồng cho nên phải chấp nhận mọi hình thức quảng cáo.

Chủ tịch Lâm lại nói: “Tuy vậy anh Phùng Kỳ đây là nhân vật nổi tiếng, chúng ta không thể in hình đế giầy lên mặt anh ấy, vậy nên ta phải tìm một người khác làm việc này”.

Tôi chưa bao giờ làm tiêu điểm cả, hồi nhỏ ở thị trấn có một ông thầy bói rất nổi tiếng, ông ấy đã từng tiên đoán sau này tôi nhất định sẽ trở thành một kẻ lừa đảo vĩ đại, vì những điều kiện tất yếu của một kẻ lừa đảo tôi đều có đủ. Khi đó ông ta chỉ vào tôi mà phán: “Đứa trẻ này vứt vào đám đông rồi không thể nhận ra được. Những kiểu người không gây sự chú ý của người khác như vậy rất hợp với nghề lừa đảo!”

Vậy mà ngày hôm nay, trong lúc này đây, tôi đang trở thành nhân vật tiêu điểm, tất cả mọi người đều nhìn tôi với ánh mắt đầy khích lệ.

Chủ tịch Lâm nói: “Vậy để cậu bé này thử xem!”

Người đàn ông trung niên có vẻ hơi khó xử, ông ta nói với Chủ tịch Lâm: “Nhưng cái này không có trong kế hoạch của chúng ta, mà ngay bây giờ chúng ta cũng không thể tìm được một người hóa trang cho Tiểu Cường”.

Tôi mừng quýnh, thầm nghĩ: “Thật là may!”

Không ngờ tổ trưởng Sa cao hứng thế nào lại nói: “Ngài Chủ tịch hãy để tôi, về mặt này tôi cũng có chút ít kinh nghiệm”.

Cái anh chàng tổ trưởng lắm mồm này! Tôi quyết định tối nay sẽ làm một con búp bê bằng vải, viết tên anh ta lên đó sau đó dùng kim đâm cho nát bét.

Đến trưa, tôi bị tổ trưởng Sa lôi vào phòng hóa trang của công ty, anh ta lấy ra một hộp màu đen rồi bỗng thốt lên đầy ân hận.

Tôi hỏi: “Tổ trưởng Sa, anh sao vậy?”

Tổ trưởng nói: “Anh đem hết giầy Thánh Lực đến khu quảng cáo rồi, chẳng để lại cái nào làm mẫu cả.

Tôi hỉ hả nói: “Thế không cần em làm người mẫu nữa đúng không?”

Anh ta nhìn tôi, rồi bỗng phấn chấn trở lại nói: “Anh vừa nhớ ra, hôm nay để phù hợp với tinh thần của buổi quảng cáo nên anh đã đi một đôi giầy Thánh Lực”.

Tôi nói: “Anh không định…” tôi chưa kịp nói hết câu, vì tôi kịp nhận ra là tôi đã đoán trúng, tổ trưởng Sa tháo ngay chiếc giầy còn nguyên hơi ấm ra.

Anh ta giơ chiếc giầy lên trước mặt tôi, nhẹ nhàng vẽ, tôi ngửi thấy một mùi đặc trưng của anh ấy, tổ trưởng dùng màu quết lên đế giầy, tôi ngồi đơ trên ghế nhìn anh ta, thấy bộ mặt thiểu não của tôi, anh lại an ủi: “Tiểu Cường, không phải căng thẳng thế đâu, cái này anh làm quen rồi mà. Nhanh lắm, sẽ không làm em thấy khó chịu đâu”.

Tôi hỏi tổ trưởng Sa: “Tổ trưởng, trước kia anh là nhà hóa trang ạ?”

Tổ trưởng Sa trả lời tôi: “Không, nhưng trước kia mỗi ngày anh phải đóng mấy nghìn con dấu, cho nên cái trò in này anh rất rành”.

Mấy nghìn con dấu? Trời ơi, một cái đơn vị bé tí teo thế này mà phải đóng nhiều dấu thế sao?

Lẽ nào, không lẽ nào tổ trưởng Sa – người ngồi trước mặt tôi đấy đã từng là một vị quan chức nhà nước? Chỉ có ở các cơ quan nhà nước mới có nhiều công văn giấy tờ đến thế, mới phải đóng đến hàng nghìn con dấu như thế.

Tôi nhìn anh đầy ngưỡng mộ, mẹ đã từng nói: “Làm người phải biết khinh thường kẻ thấp và sùng bái kẻ cao, có như vậy mới khá được”.

Tôi hỏi tổ trưởng Sa: “Ngày trước anh làm ở cơ quan nhà nước phải không ạ?”

Tổ trưởng Sa trả lời: “Không, anh chưa từng làm việc cho nhà nước”.

Tôi thấy lạ hỏi anh: “Sao anh lại phải đóng dấu nhiều đến thế ạ?”

Tổ trưởng trả lời tôi: “Trước anh làm ở kiểm dịch, ngày nào cũng phải đóng dấu kiểm dịch lên thịt lợn”.

Anh ta dí cái đế giầy in vào mặt tôi, vừa làm vừa cằn nhằn: “Tiểu Cường, đóng dấu vào mặt cậu khó hơn nhiều so với đóng dấu thịt lợn, cứ chỗ lồi chỗ lõm”.

Tôi chả biết mình nên cười hay nên khóc nữa? Nếu không phải vì sợ nước mắt rớt xuống làm nhoè mực và anh ta lại in thêm lần nữa thì tôi đã khóc toáng lên rồi.

Tôi đứng dậy phát biểu trước mọi người: “Thưa các vị, kì thực tôi thấy có chút không thoả đáng, nếu chỉ dùng vài từ đơn giản như vậy để quảng cáo giầy xem ra rất khó thu hút được người xem, chúng ta nên đổi mới, cái gì là độc nhất vô nhị mới có giá trị và vì thế mới thu hút được khán giả”.

Người đàn ông trung niên nhìn tôi với vẻ hoài nghi, tuy thế những người xung quanh lại đang rất chăm chú nghe tôi nói.

Tôi rời chỗ ngồi, đến bên Phùng Kỳ và nói với mọi người: “Thực tình chúng ta nên biết tận dụng những ưu thế của anh Phùng Kỳ, người đại diện của hãng giầy Thánh Lực, đó là nên tận dụng gương mặt hoàn hảo ấy để làm quảng cáo”.

Phùng Kỳ nhìn tôi mãn nguyện lắm, anh ta lại càng cố phô ra nụ cười vừa lạnh lùng vừa đẹp trai của mình.

Tôi nhặt một chiếc giầy trên bàn lên và nói: “Đặc điểm nổi bật nhất của giầy Thánh Lực đó là đế giầy thiết kế đặc biệt, nếu chúng ta có thể in hình đế giầy lên điểm nổi bật nhất trên người anh Phùng Kỳ đây, tôi tin là sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía khán giả”.

Người đàn ông trung niên ngỡ ngàng nhìn tôi hỏi: “Cậu định in hình đế giầy lên mặt anh Phùng Kỳ sao?”

Mọi người ai nấy nhìn nhau dè chừng, cũng quan sát xem thái độ của người khác ra sao, bỗng ông Chủ tịch Lâm vỗ tay tán thành ý kiến của tôi: “Ý hay! Đúng là một ý tưởng hay!”

Lúc này trong phòng họp mới rộ lên tràng pháo tay, mọi người thi nhau tán thưởng ý tưởng của tôi, sắc mặt Phùng Kỳ trông hết sức khó coi, tôi tin chắc anh ta đã kí hợp đồng cho nên phải chấp nhận mọi hình thức quảng cáo.

Chủ tịch Lâm lại nói: “Tuy vậy anh Phùng Kỳ đây là nhân vật nổi tiếng, chúng ta không thể in hình đế giầy lên mặt anh ấy, vậy nên ta phải tìm một người khác làm việc này”.

Tôi chưa bao giờ làm tiêu điểm cả, hồi nhỏ ở thị trấn có một ông thầy bói rất nổi tiếng, ông ấy đã từng tiên đoán sau này tôi nhất định sẽ trở thành một kẻ lừa đảo vĩ đại, vì những điều kiện tất yếu của một kẻ lừa đảo tôi đều có đủ. Khi đó ông ta chỉ vào tôi mà phán: “Đứa trẻ này vứt vào đám đông rồi không thể nhận ra được. Những kiểu người không gây sự chú ý của người khác như vậy rất hợp với nghề lừa đảo!”

Vậy mà ngày hôm nay, trong lúc này đây, tôi đang trở thành nhân vật tiêu điểm, tất cả mọi người đều nhìn tôi với ánh mắt đầy khích lệ.

Chủ tịch Lâm nói: “Vậy để cậu bé này thử xem!”

Người đàn ông trung niên có vẻ hơi khó xử, ông ta nói với Chủ tịch Lâm: “Nhưng cái này không có trong kế hoạch của chúng ta, mà ngay bây giờ chúng ta cũng không thể tìm được một người hóa trang cho Tiểu Cường”.

Tôi mừng quýnh, thầm nghĩ: “Thật là may!”

Không ngờ tổ trưởng Sa cao hứng thế nào lại nói: “Ngài Chủ tịch hãy để tôi, về mặt này tôi cũng có chút ít kinh nghiệm”.

Cái anh chàng tổ trưởng lắm mồm này! Tôi quyết định tối nay sẽ làm một con búp bê bằng vải, viết tên anh ta lên đó sau đó dùng kim đâm cho nát bét.

Đến trưa, tôi bị tổ trưởng Sa lôi vào phòng hóa trang của công ty, anh ta lấy ra một hộp màu đen rồi bỗng thốt lên đầy ân hận.

Tôi hỏi: “Tổ trưởng Sa, anh sao vậy?”

Tổ trưởng nói: “Anh đem hết giầy Thánh Lực đến khu quảng cáo rồi, chẳng để lại cái nào làm mẫu cả.

Tôi hỉ hả nói: “Thế không cần em làm người mẫu nữa đúng không?”

Anh ta nhìn tôi, rồi bỗng phấn chấn trở lại nói: “Anh vừa nhớ ra, hôm nay để phù hợp với tinh thần của buổi quảng cáo nên anh đã đi một đôi giầy Thánh Lực”.

Tôi nói: “Anh không định…” tôi chưa kịp nói hết câu, vì tôi kịp nhận ra là tôi đã đoán trúng, tổ trưởng Sa tháo ngay chiếc giầy còn nguyên hơi ấm ra.

Anh ta giơ chiếc giầy lên trước mặt tôi, nhẹ nhàng vẽ, tôi ngửi thấy một mùi đặc trưng của anh ấy, tổ trưởng dùng màu quết lên đế giầy, tôi ngồi đơ trên ghế nhìn anh ta, thấy bộ mặt thiểu não của tôi, anh lại an ủi: “Tiểu Cường, không phải căng thẳng thế đâu, cái này anh làm quen rồi mà. Nhanh lắm, sẽ không làm em thấy khó chịu đâu”.

Tôi hỏi tổ trưởng Sa: “Tổ trưởng, trước kia anh là nhà hóa trang ạ?”

Tổ trưởng Sa trả lời tôi: “Không, nhưng trước kia mỗi ngày anh phải đóng mấy nghìn con dấu, cho nên cái trò in này anh rất rành”.

Mấy nghìn con dấu? Trời ơi, một cái đơn vị bé tí teo thế này mà phải đóng nhiều dấu thế sao?

Lẽ nào, không lẽ nào tổ trưởng Sa – người ngồi trước mặt tôi đấy đã từng là một vị quan chức nhà nước? Chỉ có ở các cơ quan nhà nước mới có nhiều công văn giấy tờ đến thế, mới phải đóng đến hàng nghìn con dấu như thế.

Tôi nhìn anh đầy ngưỡng mộ, mẹ đã từng nói: “Làm người phải biết khinh thường kẻ thấp và sùng bái kẻ cao, có như vậy mới khá được”.

Tôi hỏi tổ trưởng Sa: “Ngày trước anh làm ở cơ quan nhà nước phải không ạ?”

Tổ trưởng Sa trả lời: “Không, anh chưa từng làm việc cho nhà nước”.

Tôi thấy lạ hỏi anh: “Sao anh lại phải đóng dấu nhiều đến thế ạ?”

Tổ trưởng trả lời tôi: “Trước anh làm ở kiểm dịch, ngày nào cũng phải đóng dấu kiểm dịch lên thịt lợn”.

Anh ta dí cái đế giầy in vào mặt tôi, vừa làm vừa cằn nhằn: “Tiểu Cường, đóng dấu vào mặt cậu khó hơn nhiều so với đóng dấu thịt lợn, cứ chỗ lồi chỗ lõm”.

Tôi chả biết mình nên cười hay nên khóc nữa? Nếu không phải vì sợ nước mắt rớt xuống làm nhoè mực và anh ta lại in thêm lần nữa thì tôi đã khóc toáng lên rồi.

Bình luận
× sticky