Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 28

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nhắc lại Nguyễn Phúc Ánh đánh cùng quân Tây Sơn ở Thất Kỳ Giang bị thua trận, bèn cùng Bá Đa Lộc quay thuyền mà chạy.

Nữ Đô đốc Tây Sơn Bùi Thị Xuân trông thấy nói với Nguyễn Huệ:

– Chiếc thuyền rồng kia chắc của Nguyễn Phúc Ánh, tôi xin đuổi bắt giết chết nó cho rồi.

Nói xong Xuân qua một chiếc dài thuyền dẫn đầu nữ binh đuổi theo Phúc Ánh. Phúc Ánh trông thấy hồn phi phách tán, nghĩ thầm rằng: Con tiện tỳ này võ nghệ siêu quần sức khỏe vô song. Nếu phen này mà nó bắt được ta thì dù cố vạn lậy mòn đầu gối nó cũng chẳng tha.

Nghĩ xong hối quân chèo gấp. Thị Xuân đuổi theo, Ánh liệu bề ở trên thuyền không chạy khỏi, bảo quân ghé thuyền vào bờ lên đất liền mà trốn. Bùi Thị Xuân cũng lên bờ đuổi theo. Bá Đa Lộc dẫn Ánh chạy vào trong một xóm đạo, đến nhà thờ lớn Lộc bảo máy đạo sĩ:

– Mau mau tìm chỗ cho vua nấp, kẻo giặc đuổi tới nơi.

Nói vừa xong người canh cổng vào bảo rằng;

– Có đạo binh toàn là con gái, gươm giáo lăm lăm đang lùng sục khắp nơi.

Đạo sĩ giữ nhà thờ nói:

– Xin vua và giám mục mau ra trốn nơi hậu quân.

Ánh và Lộc liền chạy ra hậu quân. Vừa vào trong đã nghe tiếng Bùi Thị Xuân quát ở ngoài rằng:

– Các ngươi hay lục soát khắp nơi bắt kỳ được Phúc Ánh cho ta.

Ánh chẳng còn hồn vía nào, nhận thấy mấy người đàn bà đang hộ sanh cho một phụ nữ đang trở dạ, liền cùng Bá Đa Lộc chui xuống gầm giường ấy mà trốn. Bùi Thị Xuân mở cửa bước vào thì vừa lúc đứa trẻ chào đời khóc oa oa. Thị Xuân thấy vậy liền vội vã lẩn ra ngoài. Bùi Thị Cúc hỏi:

– Vì sao chị vừa vào đã vội ra ngày?

Xuân đáp:

– Trong ấy có người phụ nữ vừa sanh con. Ta làm người đẻ sợ hãi lên máu sản hậu mà chết nên phải ra ngày.

Cúc lại hỏi:

– Thế ngộ nhỡ Phúc Ánh chui xuống gầm giường ấy mà trốn thì sao?

Xuân cau mày đáp:

– Nguyễn Phúc Ánh đến nỗi nào mà hèn như thế được! Vả lại nếu ta vào lục soát, người mẹ mới sanh con kia sẽ sợ hãi lên sản hậu mà chết. Lòng ta sao nỡ! Thôi! Mau đi tìm ở hướng khác.

Tìm đến tối vẫn không thấy tăm dạng Phúc Ánh đâu, Bùi Thị Xuân đành quay về báo cùng Nguyễn Huệ:

– Thưa tướng quân, Phúc Ánh chạy thoát chính la lỗi do tôi.

Huệ cười bảo:

– Việc gì mà cô Xuân phải tạ lỗi. Đất Gia Định sông ngòi chằng chịt, rừng rậm um tùm, hắn đã chạy trốn thì dễ gì mà kiếm cho ra. Vả lại số của Ánh chưa tàn mà thôi. Nay Phúc Ánh trốn thoát chạy vào thành Sài Côn, vợ chồng Diệu và Xuân hãy đem hai ngàn quân chia nhau chân ở hai cửa Cung Hậu và Hàm Luông do sông Tiền Giảng đổ ra. Đợi Vũ Văn Nhậm đem bộ binh tiến đánh Trấn Biên, Ánh tất bỏ Sài Côn mà chạy về Trường Đồn. Ta đã sai Nguyễn Văn Lộc tiến đánh Trường Đồn, Nguyễn Văn Tuyết đánh Long Hồ. Phúc Ánh chỉ còn một con đường là lợi dụng vùng sông ngòi chằng chịt theo sông Tiền Giang trốn ra hải đảo mà thôi. Lần này có thể vợ chồng Diệu Xuân lại lập công to như lần trước bắt hai chúa Thái Thượng vương và Tấn Chính vương của nhà Nguyễn vậy. Hai người nên cố gắng tiêu diệt được Phúc Ánh, xem như ta đã bình được đất Gia Định vậy.

Bùi Thị Xuân ân hận nói:

– Nguyễn Phúc Ánh thoát được là do lỗi ở Xuân này. Xin tướng quân trị tội.

Huệ cười hỏi:

– Ta chưa từng nghe nói có điều quân lệnh nào là bảo rằng không bắt được tướng giặc là có tội. Cô Xuân đừng nên bứt rứt như thế.

Bùi Thị Xuân không dám kể rằng chính mình đã tha mạng cho Phúc Ánh năm xưa lúc bắt hai chúa Nguyễn, bên cáo từ Nguyễn Huệ rồi cùng chồng là Trần Quang Diệu lãnh lệnh ra đi.

Nhắc lại Nguyễn Phúc Ánh thấy Bùi Thị Xuân dẫn nữ binh đi rồi, liền cùng Bá Đa Lộc chui ra khỏi gầm giường. Ánh bồng đứa bé mới sinh trên tay và nói:

– Ngươi chính là người trời sai xuống cứu vua. Và ta phong cho ngươi làm hộ giá đại tướng quân. Ngày sau phục quốc nhất định tìm mà ban thưởng.

Đoạn Phúc Ánh chia tay với Bá Đa Lộc rồi tìm đường về thành Sài Côn. Đến nơi thấy Lê Văn Quân cũng kéo quân về tới. Ánh giật mình hỏi Quân:

– Khanh đang thủ thành Trấn Biên sao lại kéo quân về đây?

Vâm Quân quỳ tạ lỗi:

– Giặc Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy từ Bình Thuận kéo vào đánh rất dũng mãnh. Binh ta không địch nổi, thần đành phải chạy về đây hợp quân cùng Thượng vương cố thủ đất Sài Côn.

Ánh bảo:

– Binh ta đã bị quân Tây Sơn đánh tan ở Thất Kỳ Giang. Mạn Hòe tử trận, các tướng Nguyễn Nghi, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân đều thất lạc cả. Nay nếu giặc ba bề đánh tới thì làm gì mà cố thủ Sài Côn. Bây giờ chỉ còn có một đường là bỏ thành mà chạy vào Trường Đồn với Mạc Thiên Tứ mới mong bảo toàn tính mạng.

Vừa dứt lời nghe quân hớt hải vào báo:

– Thưa Thượng vương, Vũ Văn Nhậm đem quân đánh đến cửa Bắc thành.

Phúc Ánh cả kinh liền sai Lê Văn Quân đem một ngàn quân đoạn hậu, còn mình đích thân dìu mẹ và em lên xe tứ mã mở cửa thành Nam mà chạy.

Nhắc lại từ khi Đỗ Thành Nhân bị Phúc Ánh giết chết, thuộc hạ của Đỗ Thành Nhân là Đỗ Nhàn Trập và Võ Tánh dẫn ba ngàn quân Đông Sơn bỏ Trường Đồn về tránh ở căn cứ là rừng Tam Phụ.

Ngày ấy quân thám mã về báo cùng Đỗ Nhàn Trập:

– Thưa tướng quân, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc đem quân thuỷ bộ vào đánh Gia Định. Thượng vương Phúc Ánh bị thua to ở Thất Kỳ Giang. Bộ quân Tây Sơn do phò mã Vũ Văn Nhậm đã đánh chiếm thành Trấn Biên. Hiện Thượng vương và tướng quân Lê Văn Quân đã lui về cố thủ Sài Côn.

Đỗ Nhàn Trập nghe xong liền quay sang Võ Tánh nói:

– Từ ngày anh ông là Võ Nhân và chú tôi bị Phúc Ánh bắt giết chết, tôi và ông phải về ẩn náu ở nơi này, lúc nào tôi cũng nuôi chí báo thù. Nay quân Tây Sơn sắp sửa đánh chiếm thành Sài Côn, Phúc Ánh không thể nào địch nổi sớm mượn gì thành Sài Côn cũng mất về tay quân Tây Sơn. Tôi với ông đều là bậc hào kiệt, vậy ta nên theo về với Tây Sơn đánh Phúc Ánh báo thù cho chúa. Chẳng hay ý ông thế nào?

Võ Tánh lắc đầu nói:

– Nếu ta đầu Tây Sơn đánh Thượng vương thì không phải là ta báo thù mà sẽ phụ lòng chủ tướng nói suối vàng vậy.

Nhàn Trập hỏi:

– Phúc Ánh giết chủ tướng. Nay ta đánh Phúc Ánh để báo thù sao lại bảo là phụ lòng chủ tướng.

Tánh không đáp, hỏi lại Nhàn Trập:

– Xin hỏi ông vì sao chủ tướng ứng nghĩa cần vương giúp chúa Định Vương lại lấy tên quân ta là Đồng Sơn.

Trập đáp:

– Chú tôi lúc ấy lấy tên Đông Sơn là tỏ ý đối nghịch với Tây Sơn.

Tánh hỏi:

– Vậy nay ta đầu hàng Tây Sơn thì chẳng phải là phụ lòng chủ tướng sao?

Trập đáp:

– Ngươi xưa có nói: Chim khôn chọn cây mà đỗ, tôi hiền chọn chúa mà thờ. Nay Phúc Ánh tâm địa nhỏ nhen, mượn tay người rồi lại giết người, mới đặng chim đã vội vàng bẻ ná. Vả lại Phúc Ánh muốn tranh lấy ngôi vàng nhà chúa mà không màng đến điều hại của quốc dân, nên mới mượn binh của nước Pháp Lang Sa, đổi lại cho Bá Đa Lộc được tuyên truyền tà đạo, người như thế đâu phải là minh quân. Vả chăng Phúc Ánh vốn có lòng muốn giết hai ta ở tiệt trừ hậu hoạ nên mới sai Mạc Thiên Tứ từ Hà Tiên đánh ra, Lê Văn Quân và Hồ Văn Lần từ Sài Côn đánh vào lúc hai ta còn trấn thủ ở Trường Đồn. Nay nếu ông ra phò Phúc Ánh có dám chắc rằng bảo toàn tính mạng được chăng? Tôi có nghe vua Thái Đức Tây Sơn là người nhân nghĩa, ban quân pháp không được giết hàng quân, đi đến đâu đều cứu giúp dân nghèo. Đến như năm xưa chúa Định Vương bỏ Quảng Nam vượt bể vào Gia Định, vua Tây Sơn bắt được Tính Điệp hầu Nguyễn Đăng Trường, cảm mến lòng trung hiếu của Tính Điệp hầu, vua Tây Sơn lại cấp ghe thuyền cho Tính Điệp hầu vào Gia Định theo chưa. Người như thế không phải là đại nhân dài đức hay sao? Này nếu ta cứ câu nệ hai chữ trung quân không đầu quân Tây Sơn, thì đối với Phúc Ánh cũng mang tiếng là phản chúa. Chẳng lẽ ông lại để cho mấy ngàn quân Đông Sơn ở mãi trong rừng Tam Phụ này sao?

Võ Tánh bác lời của Đỗ Nhàn Trập:

– Thượng vương giết chủ tướng là do chủ tướng cậy công mà xem thường tiểu chúa, làm anh tôi phải bị chết oan, thì sao lại đổ lỗi cho Thượng vương được. Ấy là một lẽ! Thượng vương mượn binh Pháp Lang Sa mong khôi phục cơ đồ ấy là điều đúng. Đạo do Bá Đa Lộc tuyên truyền cũng dậy người làm điều thiện thì sao lại bảo lả tà đạo? Ấy là hai lẽ. Thượng vương muốn giết chết hai ta để trừ hậu hoạ vì hai ta là thuộc hạ của chủ tướng, ở trong cương vị này ai cũng phải làm như thế mà thôi. Phận làm tôi không được đem lòng oán chúa. Ấy là ba lẽ! Vả lại tôi không ở trong thành Trường Đồn để Thượng vương bắt làm tội cho trọn câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” mà về ẩn thân nơi rừng Tam Phụ vì nghĩ rằng thân này còn có ngày giúp chúa đánh Tây Sơn. Tôi cũng như Tính Điệp hầu Nguyễn Đăng Trường chỉ biết câu: “Tôi trung không thờ hai chúa” mà thôi. Lẽ đâu lại đi hàng thằng buôn trâu Nguyễn Nhạc, vả lại quân Tây Sơn mượn tiếng tôn phò giả nhân giả nghĩa nên mới thả cho Tính Điệp hầu để lấy lòng hiền sĩ. Nếu không thế, tại sao lúc bắt Tính Điệp hầu lần thứ hai lại không cảm lòng trung hiếu tha cho mà bắt giết đi. Xin ông chớ có lầm anh em thằng buôn trâu là người nhân nghĩa.

Đỗ Nhàn Trập nghĩ thầm rằng: Võ Tánh đã quyết như thế ta có nói thế nào cũng không lay chuyển được, chi bằng ta làm hoà rồi thừa cơ trốn đi là hơn. Nghĩ xong làm như giật mình tỉnh ngộ, Tráp nói:

– Nếu không nhờ ông phân giải, tôi đã làm quân Tây Sơn. Nhưng Thượng vương cứ muốn giết hai ta thì làm sao mà ra giúp chúa cho được?

Tánh bàn rằng:

– Hiện giờ ta chưa thể chứng minh lòng trung của ta được. Nay tôi và ông hay kéo quân đến thành Sài Côn giúp chúa chống Tây Sơn. Lẽ nào chúa chẳng tin ta?

Trập vội can:

– Nếu làm như thế tôi e rằng quân ta chưa đến nơi thì Thượng vương đã bỏ thành mà trốn.

Tánh ngạc nhiên hỏi:

– Vì sao ông lại nói thế?

Trập vờ lo lắng nói:

– Nay Sài thành mặt Bắc thì bộ binh Vũ Văn Nhậm đang uy hiếp, mặt Đông thì thuỷ binh Nhạc, Huệ tấn công. Nếu quân do thám về báo với chúa rằng có Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập đem quân Đông Sơn tiến đánh mặt Nam thì Chúa thượng lại ngồi yên trong thành được sao? Ông làm thế thành ra hại chúa vậy!

Tánh gật đầu hỏi:

– Theo ông nay tôi phải làm sao?

Trập hiến kế:

– Nay chỉ còn có cách là chờ có chúa thất thủ Sài Côn ắt phải chạy vào Trường Đồn cùng Mạc Thiên Tứ, vào Trường Đồn tất phải chạy ngang qua rừng Tam Phụ của ta. Khi ấy ta kéo quân ra đánh Tây Sơn đang đuổi theo để cứu chúa. Chỉ có như vậy mới chứng tỏ được lòng trung của mình cho chúa biết mà thôi.

Tánh thở dài nói:

– Biết chúa lâm nguy mà không ra giúp được, phải chờ cho chúa bại binh. Nhưng không còn cách nào khác đành phải vậy thôi!

Trập bảo:

– Tôi xin đem một ngàn quân bản bộ làm tiên phong ra ngoài rừng đến ven đường mai phục. Ông chỉnh đốn hàng ngũ vạn chuyển binh lương cũng toán binh đến sau.

Nói rồi Trập từ biệt Võ Tánh đi ngay.

Nói về Nguyễn Phúc Ánh bỏ thành Sài Côn mà chạy đến gần khu rừng Tam Phụ, xảy thấy vài tên quân mình từ hướng Nam chạy đến bảo:

– Thưa Thượng vương, tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Lộc đem quân theo đường bé vào cửa Hàm Luông chiếm lấy Trường Đồn. Nguyễn Văn Tuyết theo sông Tiền Giang đánh chiếm Long Hồ. Tổng trấn Mạc Thiên Tứ đã bỏ Trường Đồn chạy về cố thủ Hà Tiên.

Phúc Ánh thất kinh than:

– Nay hai đầu địch quân đánh tới biết phải chạy về đâu?

Vừa than dứt lời bỗng thấy một đạo binh trong rừng xông ra. Viên tướng cầm đầu đạo binh ấy hết lớn:

– Nguyễn Phúc Ánh chạy đâu cho thoát. Hôm nay ta quyết giết ngươi để trả thù cho chúa ta là Đỗ Thành Nhân.

Nguyễn Phúc Ánh tâm thần bấn loạn nói:

– Quân Đông Sơn lại kéo đến đánh, Lê Văn Quân mau chặn Đỗ Nhàn Trập lại cho ta.

Quân vội vàng nói:

– Chúa thượng mau phò quốc mẫu chạy vào con đường nhỏ ở hướng Đông lánh nạn. Thân xin ở lại liều mình chết cùng Đỗ Nhàn Trập.

Văn Quân nói xong hô quân cự chiến với Đỗ Nhàn Trập. Binh Nguyễn bị Tây Sơn đuổi chạy tướng sĩ người ngựa mệt mỏi đều quẳng giao bỏ trốn. Lê Văn Quân cũng vài mươi tuỳ tùng quất ngựa chạy theo Phúc Ánh. Đỗ Nhàn Trập quyết chí báo thù thúc ngựa đuổi theo. Văn Quân chạy một hồi thấy xa giá quốc mẫu và Phúc Ánh phía trước mà sau lưng Đỗ Nhàn Trập vẫn rượt nã theo. Trong cơn nguy khốn bỗng nghe một tiếng hét vang:

– Quân giặc kia không được hại chúa!

Người vừa hét mặt đen như than, thân hình cao lớn tay cấm đại đao từ đâu xông đến chặn Nhàn Trập mà chém. Nhàn Trập giơ thương lên đỡ nghe rủn cả tay, hoảng kinh quát ngựa mà chạy. Nhờ vậy nên Nguyễn Phúc Ánh và Lê Văn Quân mới thoát nạn. Phần Đỗ Nhàn Trập thì dẫn quân về thành Sài Côn đầu hàng quân Tây Sơn.

Nói về viên tướng mặt đen sau khi đuổi Đỗ Nhàn Trập đi rồi bèn quay ngựa lại ra mắt Phúc Ánh. Ánh hỏi:

– Tráng sĩ tên họ là gì, quê quân ở đâu? Sao biết ta lâm nạn nơi này mà cứu?

Tướng ấy đáp:

– Thần dân tên Trương Tấn Bửu, quân làng Hiệp Hưng, Tổng Tân An, Châu Định Viễn ở gần đây. Nay quân Tây Sơn bủa vây bọn phía, xin mời chúa hãy lẩn về nhà thần dân nghỉ tạm qua đêm rồi sẽ liệu sau!

Phúc Ánh và Lê Văn Quân liền đưa quốc mẫu về nhà Trương Tấn Bửu. Mẹ con Phúc Ánh và Lê Văn Quân mỏi mệt quá đánh nằm trên giương rơm, dưới ánh đèn dầu leo lét, trong túp lều tranh lụp xụp ngủ vùi. Sáng sớm hôm sau nghe Trương Tấn Bửu gọi:

– Đỗ Nhàn Trập về hàng quân Tây Sơn, hiện đang dẫn giặc đi lùng sục khắp nơi. Xin Chúa thượng mau đi tránh.

Phúc Ánh mệt mỏi lo lắng hỏi:

– Nay quân ta tan tác chỉ còn có vài người tuỳ tùng. Giặc đuổi đến biết tránh đi đâu?

Bửu trấn an rằng:

– Xin Chúa thượng chớ lo. Thân dân ở vùng này rất rành địa thế, xin đưa chúa qua ở cồn vắng bên kia sông thì không lo giặc tìm ra tông tích.

Nói xong Bửu dùng thuyền nhỏ đưa mẹ con Phúc Ánh qua cù lao giữa sông mà tránh. Đến nơi quốc mẫu lại kêu đói. Ánh bảo Tấn Bửu:

– Phiền ngươi đi tìm thức vật cho mẹ con ta lót dạ.

Tấn Bửu đi một hồi quay lại nói:

– Thần dân định về nhà lấy cơm dâng quốc mẫu và Chúa thượng, nhưng ngắt nỗi quân Tây Sơn đang lùng sục trong làng nên không tiện quay về. Xin chúa cùng quốc mẫu dùng tạm quả này cho đỡ đói.

Nói xong Bửu dâng quả rừng cho Phúc Ánh. Ánh cắn thử một miếng thấy vị vừa chưa vừa chát liền hỏi Trương Tấn Bửu:

– Quả này tên gọi quá gì?

Bửu thưa:

– Cây này thường mọc bên bờ sông, tên gọi cây bần.

Ánh tò mò hỏi:

– Vì sao gọi là cây bần?

Bửu đáp:

– Vì quả này thương những người nghèo khó thiếu cơm mới ăn qua bữa, nên có tên lá cây bần.

Ánh bèn bảo:

– Họ nhà ta làm chúa cả thiên hạ, nay phải ăn trái bần lót dạ. Từ nay cấm không gọi là trái bần nữa.

Bửu hỏi ngày:

– Thưa chúa vậy phải gọi là trái gì?

Ánh ngẫm nghĩ rồi đáp:

– Từ nay phải gọi là cây Thuỷ Liễu!

Ánh nói xong liền dâng trái Thuỷ Liễu cho mẹ dùng. Hôm sau Trương Tấn Bửu lại đem về một chiếc thuyền lớn nói với Phúc Ánh:

– Nay giặc Tây Sơn đi lùng sục khắp nơi, sớm mượn gì cũng đến nơi này. Vậy mới Chúa thượng mau lên thuyền chạy ra ngoài hải đảo lạnh nạn mới yên.

Phúc Ánh nói:

– Năm xưa hai chúa cũng vì chạy ra hải đảo lánh nạn nên mới bị nữ tướng của giặc là Bùi Thị Xuân bắt ở cửa Hàm Luông. Nay nếu ta chạy theo đường đó làm gì mà không bị đón bắt như hai lần trước?

Bửu đáp:

– Xin Chúa thượng chớ lo, kênh rạch vùng này thân dân rất rành. Thân dân sẽ cho thuyền theo rạch nhỏ mà đi ra ngoài biển. Giặc Tây Sơn không thể nào biết được.

Phúc Ánh và Lê Văn Quân nghe lời đưa quốc mẫu và công chúa Ngọc Du lên thuyền theo Trương Tấn Bửu mà đi. Bửu cho ghe luồn lách trong rạch nhỏ quả nhiên không gặp quân Tây Sơn. Nhưng vừa ra cửa bể bỗng gặp nữ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân đem vài chiến thuyền đi tuần tiễu trông thấy. Bùi Thị Xuân gọi lớn:

– Chiếc thuyền kia mau dừng lại cho quân ta tra xét.

Trương Tấn Bửu không đáp, giong buồm cho thuyền chạy ra khơi. Thị Xuân nói:

– Long Nhương tướng quân đoán không lầm. Quả nhiên là thuyền Phúc Ánh chạy trốn. Mau đuổi theo!

Phúc Ánh trông thấy Bùi Thị Xuân đuổi theo liền trương cũng lắp tên bắn một phát. Thị Xuân lẹ mắt chụp được mũi tên ấy, rồi lấy cung bắn trả. Tên bay xé gió trúng dây buồm dứt lìa. Thuyền Phúc Ánh đứt dây buồm không chạy được. Ánh cả kinh than:

– Lần nào ta chạy trốn cũng bị con tiện tỳ này rượt đuổi. Số của ta phải chết dưới tay đàn bà sao?

Than vừa dứt lời bỗng trời mây vần vũ, rồi mưa tờ gió lớn nổi lên. Bùi Thị Xuân liền hối quân chạy thẳng vào bờ nấp bão, lạ lùng thay chiếc thuyền nhỏ của Phúc Ánh trong giông bão giữa biển khơi lại chẳng hề hấn gì. Bão tan chẳng thấy thuyền quân Tây Sơn đâu nữa. Nhờ vậy Nguyễn Phúc Ánh và Lê Văn Quân, Trương Tấn Bửu thoát được chạy ra đảo Phủ Quốc ẩn náu.

Nữ tướng Tây Sơn là Bùi Thị Xuân sau cơn bão không thấy thuyền Phúc Ánh bèn thu quân về thành Sài Côn ra mắt vua Thái Đức, tâu:

– Thần dẫn quân đi tuần ngoài cửa bể Hàm Luông, gặp thuyền Phúc Ánh chạy trốn thần đuổi theo gần kịp, bỗng một cơn bão nổi lên thần đành cho thuyền vào bờ núp bão. Khi bão tan không thấy Phúc Ánh, đành kéo quân về ra mắt Bệ hạ.

Vua Thái Đức nói:

– Ở giữa biển lại gặp bão tố, thuyền Phúc Ánh làm gì mà không bị đắm. Phen này ắt là đã diệt xong dòng họ chúa Nguyễn. Phúc Ánh chết các tướng sĩ quân Nguyễn chạy trốn ắt là như rắn mất đầu ta có lo gì nữa.

Đoạn vua bảo các tướng:

– Hay chuẩn bị quân trang định ngày xa giá hồi kinh!

Nguyễn Huệ hỏi vua:

– Vậy hoàng huynh đệ Đặng Văn Long trấn thủ Gia Định chứ?

Vua Thái Đức suy nghĩ giây lâu rồi đáp:

– Đỗ Nhàn Trập vừa mới hàng ta. Trập là người Gia Định ắt hiểu rõ nhân văn địa lý vùng này, ta cho Trập trấn thủ Gia Định là hợp lý. Vả lại, Trập vừa mới hàng ta, ta trọng dụng Trập lại càng tỏ rõ đức độ của ta. Thế chẳng phải là nhất cứ lưỡng tiện hay sao?

Vua Thái Đức nói xong liền để hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập trấn thủ đất Gia Định. Nguyễn Huệ không dám cãi đành theo Nguyễn Nhạc đem đại binh về Quy Nhơn!

Nói về chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh nhờ cơn bão mà thoát khỏi tay nữ tướng Tây Sơn là Bùi Thị Xuân chạy ra đảo Phủ Quốc. Hay tin vua Thái Đức và Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ rút đại binh về, Lê Văn Quân bàn:

– Nay anh em Nhạc, Huệ đã rút đại binh về Quy Nhơn, để hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập trấn thủ đã Gia Định. Ta nên thừa cơ hồi này hưng binh khôi phục đất Gia Định.

Ánh buồn rầu hỏi:

– Nay ta ở đây chỉ có ngươi và Trương Tấn Bửu cùng mấy tên quân. Còn các tướng Nguyễn Nghi, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân không biết đang lẩn trốn nơi nào thì làm sao hội quân mà khôi phục đất Gia Định?

Quân hiến kế:

– Nay Chúa thượng nên viết chiếu chỉ mời mọi người đem quân vào Gia Định. Các tướng của ta hiện đang lẩn trốn nghe người ấy có mệnh của chúa ta hội tàn quân về theo thì có thể chiếm lại Gia Định.

Ánh hỏi ngay:

– Người ấy là ai?

Quân đáp:

– Ngươi này tên là Chu Văn Tiếp, quê ở huyện Phù Ly phủ Quy Nhơn. Lúc Nguyễn Nhạc làm loạn ở Tây Sơn, Tiếp mộ quân ở núi Bô Chinh Sơn kéo vào cứu quan trấn thủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên, chẳng may thua trận, anh của Tiếp là Châu Đoan Chữ tử trận. Tiếp bèn đem quân về đóng ở núi Trà Lang phủ Phú Yên. Sau Nguyễn Huệ lại đem quân vào Phú Yên đánh lão tướng Tống Phước Hiệp. Tiếp lại cứu được con Tống lão tướng quân là Tống Viết Phước. Trận ấy chẳng may em Tiếp là Châu Đoan Hãn lại bị tướng Tây Sơn là Phan Văn Lân giết chết. Chu Văn Tiếp có thù sâu với giặc Tây Sơn. Hiện Chu Văn Tiếp còn hơn ngàn quân ở núi Trà Lang giữa lòng đất địch mà vẫn giữ vững núi ấy thật đáng là danh tướng. Nay Chúa thượng nên viết mật chiếu triệu Chu Văn Tiếp vào Gia Định mới mong khôi phục cơ đồ.

Phúc Ánh nghe lại liền viết mật thư sai người ý tâm phúc đi đường bằng lên ra Phú Yên đến núi Trà Lang trao cho Chu Văn Tiếp.

Nhắc lại Nguyễn Phúc Ánh đánh cùng quân Tây Sơn ở Thất Kỳ Giang bị thua trận, bèn cùng Bá Đa Lộc quay thuyền mà chạy.

Nữ Đô đốc Tây Sơn Bùi Thị Xuân trông thấy nói với Nguyễn Huệ:

– Chiếc thuyền rồng kia chắc của Nguyễn Phúc Ánh, tôi xin đuổi bắt giết chết nó cho rồi.

Nói xong Xuân qua một chiếc dài thuyền dẫn đầu nữ binh đuổi theo Phúc Ánh. Phúc Ánh trông thấy hồn phi phách tán, nghĩ thầm rằng: Con tiện tỳ này võ nghệ siêu quần sức khỏe vô song. Nếu phen này mà nó bắt được ta thì dù cố vạn lậy mòn đầu gối nó cũng chẳng tha.

Nghĩ xong hối quân chèo gấp. Thị Xuân đuổi theo, Ánh liệu bề ở trên thuyền không chạy khỏi, bảo quân ghé thuyền vào bờ lên đất liền mà trốn. Bùi Thị Xuân cũng lên bờ đuổi theo. Bá Đa Lộc dẫn Ánh chạy vào trong một xóm đạo, đến nhà thờ lớn Lộc bảo máy đạo sĩ:

– Mau mau tìm chỗ cho vua nấp, kẻo giặc đuổi tới nơi.

Nói vừa xong người canh cổng vào bảo rằng;

– Có đạo binh toàn là con gái, gươm giáo lăm lăm đang lùng sục khắp nơi.

Đạo sĩ giữ nhà thờ nói:

– Xin vua và giám mục mau ra trốn nơi hậu quân.

Ánh và Lộc liền chạy ra hậu quân. Vừa vào trong đã nghe tiếng Bùi Thị Xuân quát ở ngoài rằng:

– Các ngươi hay lục soát khắp nơi bắt kỳ được Phúc Ánh cho ta.

Ánh chẳng còn hồn vía nào, nhận thấy mấy người đàn bà đang hộ sanh cho một phụ nữ đang trở dạ, liền cùng Bá Đa Lộc chui xuống gầm giường ấy mà trốn. Bùi Thị Xuân mở cửa bước vào thì vừa lúc đứa trẻ chào đời khóc oa oa. Thị Xuân thấy vậy liền vội vã lẩn ra ngoài. Bùi Thị Cúc hỏi:

– Vì sao chị vừa vào đã vội ra ngày?

Xuân đáp:

– Trong ấy có người phụ nữ vừa sanh con. Ta làm người đẻ sợ hãi lên máu sản hậu mà chết nên phải ra ngày.

Cúc lại hỏi:

– Thế ngộ nhỡ Phúc Ánh chui xuống gầm giường ấy mà trốn thì sao?

Xuân cau mày đáp:

– Nguyễn Phúc Ánh đến nỗi nào mà hèn như thế được! Vả lại nếu ta vào lục soát, người mẹ mới sanh con kia sẽ sợ hãi lên sản hậu mà chết. Lòng ta sao nỡ! Thôi! Mau đi tìm ở hướng khác.

Tìm đến tối vẫn không thấy tăm dạng Phúc Ánh đâu, Bùi Thị Xuân đành quay về báo cùng Nguyễn Huệ:

– Thưa tướng quân, Phúc Ánh chạy thoát chính la lỗi do tôi.

Huệ cười bảo:

– Việc gì mà cô Xuân phải tạ lỗi. Đất Gia Định sông ngòi chằng chịt, rừng rậm um tùm, hắn đã chạy trốn thì dễ gì mà kiếm cho ra. Vả lại số của Ánh chưa tàn mà thôi. Nay Phúc Ánh trốn thoát chạy vào thành Sài Côn, vợ chồng Diệu và Xuân hãy đem hai ngàn quân chia nhau chân ở hai cửa Cung Hậu và Hàm Luông do sông Tiền Giảng đổ ra. Đợi Vũ Văn Nhậm đem bộ binh tiến đánh Trấn Biên, Ánh tất bỏ Sài Côn mà chạy về Trường Đồn. Ta đã sai Nguyễn Văn Lộc tiến đánh Trường Đồn, Nguyễn Văn Tuyết đánh Long Hồ. Phúc Ánh chỉ còn một con đường là lợi dụng vùng sông ngòi chằng chịt theo sông Tiền Giang trốn ra hải đảo mà thôi. Lần này có thể vợ chồng Diệu Xuân lại lập công to như lần trước bắt hai chúa Thái Thượng vương và Tấn Chính vương của nhà Nguyễn vậy. Hai người nên cố gắng tiêu diệt được Phúc Ánh, xem như ta đã bình được đất Gia Định vậy.

Bùi Thị Xuân ân hận nói:

– Nguyễn Phúc Ánh thoát được là do lỗi ở Xuân này. Xin tướng quân trị tội.

Huệ cười hỏi:

– Ta chưa từng nghe nói có điều quân lệnh nào là bảo rằng không bắt được tướng giặc là có tội. Cô Xuân đừng nên bứt rứt như thế.

Bùi Thị Xuân không dám kể rằng chính mình đã tha mạng cho Phúc Ánh năm xưa lúc bắt hai chúa Nguyễn, bên cáo từ Nguyễn Huệ rồi cùng chồng là Trần Quang Diệu lãnh lệnh ra đi.

Nhắc lại Nguyễn Phúc Ánh thấy Bùi Thị Xuân dẫn nữ binh đi rồi, liền cùng Bá Đa Lộc chui ra khỏi gầm giường. Ánh bồng đứa bé mới sinh trên tay và nói:

– Ngươi chính là người trời sai xuống cứu vua. Và ta phong cho ngươi làm hộ giá đại tướng quân. Ngày sau phục quốc nhất định tìm mà ban thưởng.

Đoạn Phúc Ánh chia tay với Bá Đa Lộc rồi tìm đường về thành Sài Côn. Đến nơi thấy Lê Văn Quân cũng kéo quân về tới. Ánh giật mình hỏi Quân:

– Khanh đang thủ thành Trấn Biên sao lại kéo quân về đây?

Vâm Quân quỳ tạ lỗi:

– Giặc Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy từ Bình Thuận kéo vào đánh rất dũng mãnh. Binh ta không địch nổi, thần đành phải chạy về đây hợp quân cùng Thượng vương cố thủ đất Sài Côn.

Ánh bảo:

– Binh ta đã bị quân Tây Sơn đánh tan ở Thất Kỳ Giang. Mạn Hòe tử trận, các tướng Nguyễn Nghi, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân đều thất lạc cả. Nay nếu giặc ba bề đánh tới thì làm gì mà cố thủ Sài Côn. Bây giờ chỉ còn có một đường là bỏ thành mà chạy vào Trường Đồn với Mạc Thiên Tứ mới mong bảo toàn tính mạng.

Vừa dứt lời nghe quân hớt hải vào báo:

– Thưa Thượng vương, Vũ Văn Nhậm đem quân đánh đến cửa Bắc thành.

Phúc Ánh cả kinh liền sai Lê Văn Quân đem một ngàn quân đoạn hậu, còn mình đích thân dìu mẹ và em lên xe tứ mã mở cửa thành Nam mà chạy.

Nhắc lại từ khi Đỗ Thành Nhân bị Phúc Ánh giết chết, thuộc hạ của Đỗ Thành Nhân là Đỗ Nhàn Trập và Võ Tánh dẫn ba ngàn quân Đông Sơn bỏ Trường Đồn về tránh ở căn cứ là rừng Tam Phụ.

Ngày ấy quân thám mã về báo cùng Đỗ Nhàn Trập:

– Thưa tướng quân, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc đem quân thuỷ bộ vào đánh Gia Định. Thượng vương Phúc Ánh bị thua to ở Thất Kỳ Giang. Bộ quân Tây Sơn do phò mã Vũ Văn Nhậm đã đánh chiếm thành Trấn Biên. Hiện Thượng vương và tướng quân Lê Văn Quân đã lui về cố thủ Sài Côn.

Đỗ Nhàn Trập nghe xong liền quay sang Võ Tánh nói:

– Từ ngày anh ông là Võ Nhân và chú tôi bị Phúc Ánh bắt giết chết, tôi và ông phải về ẩn náu ở nơi này, lúc nào tôi cũng nuôi chí báo thù. Nay quân Tây Sơn sắp sửa đánh chiếm thành Sài Côn, Phúc Ánh không thể nào địch nổi sớm mượn gì thành Sài Côn cũng mất về tay quân Tây Sơn. Tôi với ông đều là bậc hào kiệt, vậy ta nên theo về với Tây Sơn đánh Phúc Ánh báo thù cho chúa. Chẳng hay ý ông thế nào?

Võ Tánh lắc đầu nói:

– Nếu ta đầu Tây Sơn đánh Thượng vương thì không phải là ta báo thù mà sẽ phụ lòng chủ tướng nói suối vàng vậy.

Nhàn Trập hỏi:

– Phúc Ánh giết chủ tướng. Nay ta đánh Phúc Ánh để báo thù sao lại bảo là phụ lòng chủ tướng.

Tánh không đáp, hỏi lại Nhàn Trập:

– Xin hỏi ông vì sao chủ tướng ứng nghĩa cần vương giúp chúa Định Vương lại lấy tên quân ta là Đồng Sơn.

Trập đáp:

– Chú tôi lúc ấy lấy tên Đông Sơn là tỏ ý đối nghịch với Tây Sơn.

Tánh hỏi:

– Vậy nay ta đầu hàng Tây Sơn thì chẳng phải là phụ lòng chủ tướng sao?

Trập đáp:

– Ngươi xưa có nói: Chim khôn chọn cây mà đỗ, tôi hiền chọn chúa mà thờ. Nay Phúc Ánh tâm địa nhỏ nhen, mượn tay người rồi lại giết người, mới đặng chim đã vội vàng bẻ ná. Vả lại Phúc Ánh muốn tranh lấy ngôi vàng nhà chúa mà không màng đến điều hại của quốc dân, nên mới mượn binh của nước Pháp Lang Sa, đổi lại cho Bá Đa Lộc được tuyên truyền tà đạo, người như thế đâu phải là minh quân. Vả chăng Phúc Ánh vốn có lòng muốn giết hai ta ở tiệt trừ hậu hoạ nên mới sai Mạc Thiên Tứ từ Hà Tiên đánh ra, Lê Văn Quân và Hồ Văn Lần từ Sài Côn đánh vào lúc hai ta còn trấn thủ ở Trường Đồn. Nay nếu ông ra phò Phúc Ánh có dám chắc rằng bảo toàn tính mạng được chăng? Tôi có nghe vua Thái Đức Tây Sơn là người nhân nghĩa, ban quân pháp không được giết hàng quân, đi đến đâu đều cứu giúp dân nghèo. Đến như năm xưa chúa Định Vương bỏ Quảng Nam vượt bể vào Gia Định, vua Tây Sơn bắt được Tính Điệp hầu Nguyễn Đăng Trường, cảm mến lòng trung hiếu của Tính Điệp hầu, vua Tây Sơn lại cấp ghe thuyền cho Tính Điệp hầu vào Gia Định theo chưa. Người như thế không phải là đại nhân dài đức hay sao? Này nếu ta cứ câu nệ hai chữ trung quân không đầu quân Tây Sơn, thì đối với Phúc Ánh cũng mang tiếng là phản chúa. Chẳng lẽ ông lại để cho mấy ngàn quân Đông Sơn ở mãi trong rừng Tam Phụ này sao?

Võ Tánh bác lời của Đỗ Nhàn Trập:

– Thượng vương giết chủ tướng là do chủ tướng cậy công mà xem thường tiểu chúa, làm anh tôi phải bị chết oan, thì sao lại đổ lỗi cho Thượng vương được. Ấy là một lẽ! Thượng vương mượn binh Pháp Lang Sa mong khôi phục cơ đồ ấy là điều đúng. Đạo do Bá Đa Lộc tuyên truyền cũng dậy người làm điều thiện thì sao lại bảo lả tà đạo? Ấy là hai lẽ. Thượng vương muốn giết chết hai ta để trừ hậu hoạ vì hai ta là thuộc hạ của chủ tướng, ở trong cương vị này ai cũng phải làm như thế mà thôi. Phận làm tôi không được đem lòng oán chúa. Ấy là ba lẽ! Vả lại tôi không ở trong thành Trường Đồn để Thượng vương bắt làm tội cho trọn câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” mà về ẩn thân nơi rừng Tam Phụ vì nghĩ rằng thân này còn có ngày giúp chúa đánh Tây Sơn. Tôi cũng như Tính Điệp hầu Nguyễn Đăng Trường chỉ biết câu: “Tôi trung không thờ hai chúa” mà thôi. Lẽ đâu lại đi hàng thằng buôn trâu Nguyễn Nhạc, vả lại quân Tây Sơn mượn tiếng tôn phò giả nhân giả nghĩa nên mới thả cho Tính Điệp hầu để lấy lòng hiền sĩ. Nếu không thế, tại sao lúc bắt Tính Điệp hầu lần thứ hai lại không cảm lòng trung hiếu tha cho mà bắt giết đi. Xin ông chớ có lầm anh em thằng buôn trâu là người nhân nghĩa.

Đỗ Nhàn Trập nghĩ thầm rằng: Võ Tánh đã quyết như thế ta có nói thế nào cũng không lay chuyển được, chi bằng ta làm hoà rồi thừa cơ trốn đi là hơn. Nghĩ xong làm như giật mình tỉnh ngộ, Tráp nói:

– Nếu không nhờ ông phân giải, tôi đã làm quân Tây Sơn. Nhưng Thượng vương cứ muốn giết hai ta thì làm sao mà ra giúp chúa cho được?

Tánh bàn rằng:

– Hiện giờ ta chưa thể chứng minh lòng trung của ta được. Nay tôi và ông hay kéo quân đến thành Sài Côn giúp chúa chống Tây Sơn. Lẽ nào chúa chẳng tin ta?

Trập vội can:

– Nếu làm như thế tôi e rằng quân ta chưa đến nơi thì Thượng vương đã bỏ thành mà trốn.

Tánh ngạc nhiên hỏi:

– Vì sao ông lại nói thế?

Trập vờ lo lắng nói:

– Nay Sài thành mặt Bắc thì bộ binh Vũ Văn Nhậm đang uy hiếp, mặt Đông thì thuỷ binh Nhạc, Huệ tấn công. Nếu quân do thám về báo với chúa rằng có Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập đem quân Đông Sơn tiến đánh mặt Nam thì Chúa thượng lại ngồi yên trong thành được sao? Ông làm thế thành ra hại chúa vậy!

Tánh gật đầu hỏi:

– Theo ông nay tôi phải làm sao?

Trập hiến kế:

– Nay chỉ còn có cách là chờ có chúa thất thủ Sài Côn ắt phải chạy vào Trường Đồn cùng Mạc Thiên Tứ, vào Trường Đồn tất phải chạy ngang qua rừng Tam Phụ của ta. Khi ấy ta kéo quân ra đánh Tây Sơn đang đuổi theo để cứu chúa. Chỉ có như vậy mới chứng tỏ được lòng trung của mình cho chúa biết mà thôi.

Tánh thở dài nói:

– Biết chúa lâm nguy mà không ra giúp được, phải chờ cho chúa bại binh. Nhưng không còn cách nào khác đành phải vậy thôi!

Trập bảo:

– Tôi xin đem một ngàn quân bản bộ làm tiên phong ra ngoài rừng đến ven đường mai phục. Ông chỉnh đốn hàng ngũ vạn chuyển binh lương cũng toán binh đến sau.

Nói rồi Trập từ biệt Võ Tánh đi ngay.

Nói về Nguyễn Phúc Ánh bỏ thành Sài Côn mà chạy đến gần khu rừng Tam Phụ, xảy thấy vài tên quân mình từ hướng Nam chạy đến bảo:

– Thưa Thượng vương, tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Lộc đem quân theo đường bé vào cửa Hàm Luông chiếm lấy Trường Đồn. Nguyễn Văn Tuyết theo sông Tiền Giang đánh chiếm Long Hồ. Tổng trấn Mạc Thiên Tứ đã bỏ Trường Đồn chạy về cố thủ Hà Tiên.

Phúc Ánh thất kinh than:

– Nay hai đầu địch quân đánh tới biết phải chạy về đâu?

Vừa than dứt lời bỗng thấy một đạo binh trong rừng xông ra. Viên tướng cầm đầu đạo binh ấy hết lớn:

– Nguyễn Phúc Ánh chạy đâu cho thoát. Hôm nay ta quyết giết ngươi để trả thù cho chúa ta là Đỗ Thành Nhân.

Nguyễn Phúc Ánh tâm thần bấn loạn nói:

– Quân Đông Sơn lại kéo đến đánh, Lê Văn Quân mau chặn Đỗ Nhàn Trập lại cho ta.

Quân vội vàng nói:

– Chúa thượng mau phò quốc mẫu chạy vào con đường nhỏ ở hướng Đông lánh nạn. Thân xin ở lại liều mình chết cùng Đỗ Nhàn Trập.

Văn Quân nói xong hô quân cự chiến với Đỗ Nhàn Trập. Binh Nguyễn bị Tây Sơn đuổi chạy tướng sĩ người ngựa mệt mỏi đều quẳng giao bỏ trốn. Lê Văn Quân cũng vài mươi tuỳ tùng quất ngựa chạy theo Phúc Ánh. Đỗ Nhàn Trập quyết chí báo thù thúc ngựa đuổi theo. Văn Quân chạy một hồi thấy xa giá quốc mẫu và Phúc Ánh phía trước mà sau lưng Đỗ Nhàn Trập vẫn rượt nã theo. Trong cơn nguy khốn bỗng nghe một tiếng hét vang:

– Quân giặc kia không được hại chúa!

Người vừa hét mặt đen như than, thân hình cao lớn tay cấm đại đao từ đâu xông đến chặn Nhàn Trập mà chém. Nhàn Trập giơ thương lên đỡ nghe rủn cả tay, hoảng kinh quát ngựa mà chạy. Nhờ vậy nên Nguyễn Phúc Ánh và Lê Văn Quân mới thoát nạn. Phần Đỗ Nhàn Trập thì dẫn quân về thành Sài Côn đầu hàng quân Tây Sơn.

Nói về viên tướng mặt đen sau khi đuổi Đỗ Nhàn Trập đi rồi bèn quay ngựa lại ra mắt Phúc Ánh. Ánh hỏi:

– Tráng sĩ tên họ là gì, quê quân ở đâu? Sao biết ta lâm nạn nơi này mà cứu?

Tướng ấy đáp:

– Thần dân tên Trương Tấn Bửu, quân làng Hiệp Hưng, Tổng Tân An, Châu Định Viễn ở gần đây. Nay quân Tây Sơn bủa vây bọn phía, xin mời chúa hãy lẩn về nhà thần dân nghỉ tạm qua đêm rồi sẽ liệu sau!

Phúc Ánh và Lê Văn Quân liền đưa quốc mẫu về nhà Trương Tấn Bửu. Mẹ con Phúc Ánh và Lê Văn Quân mỏi mệt quá đánh nằm trên giương rơm, dưới ánh đèn dầu leo lét, trong túp lều tranh lụp xụp ngủ vùi. Sáng sớm hôm sau nghe Trương Tấn Bửu gọi:

– Đỗ Nhàn Trập về hàng quân Tây Sơn, hiện đang dẫn giặc đi lùng sục khắp nơi. Xin Chúa thượng mau đi tránh.

Phúc Ánh mệt mỏi lo lắng hỏi:

– Nay quân ta tan tác chỉ còn có vài người tuỳ tùng. Giặc đuổi đến biết tránh đi đâu?

Bửu trấn an rằng:

– Xin Chúa thượng chớ lo. Thân dân ở vùng này rất rành địa thế, xin đưa chúa qua ở cồn vắng bên kia sông thì không lo giặc tìm ra tông tích.

Nói xong Bửu dùng thuyền nhỏ đưa mẹ con Phúc Ánh qua cù lao giữa sông mà tránh. Đến nơi quốc mẫu lại kêu đói. Ánh bảo Tấn Bửu:

– Phiền ngươi đi tìm thức vật cho mẹ con ta lót dạ.

Tấn Bửu đi một hồi quay lại nói:

– Thần dân định về nhà lấy cơm dâng quốc mẫu và Chúa thượng, nhưng ngắt nỗi quân Tây Sơn đang lùng sục trong làng nên không tiện quay về. Xin chúa cùng quốc mẫu dùng tạm quả này cho đỡ đói.

Nói xong Bửu dâng quả rừng cho Phúc Ánh. Ánh cắn thử một miếng thấy vị vừa chưa vừa chát liền hỏi Trương Tấn Bửu:

– Quả này tên gọi quá gì?

Bửu thưa:

– Cây này thường mọc bên bờ sông, tên gọi cây bần.

Ánh tò mò hỏi:

– Vì sao gọi là cây bần?

Bửu đáp:

– Vì quả này thương những người nghèo khó thiếu cơm mới ăn qua bữa, nên có tên lá cây bần.

Ánh bèn bảo:

– Họ nhà ta làm chúa cả thiên hạ, nay phải ăn trái bần lót dạ. Từ nay cấm không gọi là trái bần nữa.

Bửu hỏi ngày:

– Thưa chúa vậy phải gọi là trái gì?

Ánh ngẫm nghĩ rồi đáp:

– Từ nay phải gọi là cây Thuỷ Liễu!

Ánh nói xong liền dâng trái Thuỷ Liễu cho mẹ dùng. Hôm sau Trương Tấn Bửu lại đem về một chiếc thuyền lớn nói với Phúc Ánh:

– Nay giặc Tây Sơn đi lùng sục khắp nơi, sớm mượn gì cũng đến nơi này. Vậy mới Chúa thượng mau lên thuyền chạy ra ngoài hải đảo lạnh nạn mới yên.

Phúc Ánh nói:

– Năm xưa hai chúa cũng vì chạy ra hải đảo lánh nạn nên mới bị nữ tướng của giặc là Bùi Thị Xuân bắt ở cửa Hàm Luông. Nay nếu ta chạy theo đường đó làm gì mà không bị đón bắt như hai lần trước?

Bửu đáp:

– Xin Chúa thượng chớ lo, kênh rạch vùng này thân dân rất rành. Thân dân sẽ cho thuyền theo rạch nhỏ mà đi ra ngoài biển. Giặc Tây Sơn không thể nào biết được.

Phúc Ánh và Lê Văn Quân nghe lời đưa quốc mẫu và công chúa Ngọc Du lên thuyền theo Trương Tấn Bửu mà đi. Bửu cho ghe luồn lách trong rạch nhỏ quả nhiên không gặp quân Tây Sơn. Nhưng vừa ra cửa bể bỗng gặp nữ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân đem vài chiến thuyền đi tuần tiễu trông thấy. Bùi Thị Xuân gọi lớn:

– Chiếc thuyền kia mau dừng lại cho quân ta tra xét.

Trương Tấn Bửu không đáp, giong buồm cho thuyền chạy ra khơi. Thị Xuân nói:

– Long Nhương tướng quân đoán không lầm. Quả nhiên là thuyền Phúc Ánh chạy trốn. Mau đuổi theo!

Phúc Ánh trông thấy Bùi Thị Xuân đuổi theo liền trương cũng lắp tên bắn một phát. Thị Xuân lẹ mắt chụp được mũi tên ấy, rồi lấy cung bắn trả. Tên bay xé gió trúng dây buồm dứt lìa. Thuyền Phúc Ánh đứt dây buồm không chạy được. Ánh cả kinh than:

– Lần nào ta chạy trốn cũng bị con tiện tỳ này rượt đuổi. Số của ta phải chết dưới tay đàn bà sao?

Than vừa dứt lời bỗng trời mây vần vũ, rồi mưa tờ gió lớn nổi lên. Bùi Thị Xuân liền hối quân chạy thẳng vào bờ nấp bão, lạ lùng thay chiếc thuyền nhỏ của Phúc Ánh trong giông bão giữa biển khơi lại chẳng hề hấn gì. Bão tan chẳng thấy thuyền quân Tây Sơn đâu nữa. Nhờ vậy Nguyễn Phúc Ánh và Lê Văn Quân, Trương Tấn Bửu thoát được chạy ra đảo Phủ Quốc ẩn náu.

Nữ tướng Tây Sơn là Bùi Thị Xuân sau cơn bão không thấy thuyền Phúc Ánh bèn thu quân về thành Sài Côn ra mắt vua Thái Đức, tâu:

– Thần dẫn quân đi tuần ngoài cửa bể Hàm Luông, gặp thuyền Phúc Ánh chạy trốn thần đuổi theo gần kịp, bỗng một cơn bão nổi lên thần đành cho thuyền vào bờ núp bão. Khi bão tan không thấy Phúc Ánh, đành kéo quân về ra mắt Bệ hạ.

Vua Thái Đức nói:

– Ở giữa biển lại gặp bão tố, thuyền Phúc Ánh làm gì mà không bị đắm. Phen này ắt là đã diệt xong dòng họ chúa Nguyễn. Phúc Ánh chết các tướng sĩ quân Nguyễn chạy trốn ắt là như rắn mất đầu ta có lo gì nữa.

Đoạn vua bảo các tướng:

– Hay chuẩn bị quân trang định ngày xa giá hồi kinh!

Nguyễn Huệ hỏi vua:

– Vậy hoàng huynh đệ Đặng Văn Long trấn thủ Gia Định chứ?

Vua Thái Đức suy nghĩ giây lâu rồi đáp:

– Đỗ Nhàn Trập vừa mới hàng ta. Trập là người Gia Định ắt hiểu rõ nhân văn địa lý vùng này, ta cho Trập trấn thủ Gia Định là hợp lý. Vả lại, Trập vừa mới hàng ta, ta trọng dụng Trập lại càng tỏ rõ đức độ của ta. Thế chẳng phải là nhất cứ lưỡng tiện hay sao?

Vua Thái Đức nói xong liền để hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập trấn thủ đất Gia Định. Nguyễn Huệ không dám cãi đành theo Nguyễn Nhạc đem đại binh về Quy Nhơn!

Nói về chúa tôi Nguyễn Phúc Ánh nhờ cơn bão mà thoát khỏi tay nữ tướng Tây Sơn là Bùi Thị Xuân chạy ra đảo Phủ Quốc. Hay tin vua Thái Đức và Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ rút đại binh về, Lê Văn Quân bàn:

– Nay anh em Nhạc, Huệ đã rút đại binh về Quy Nhơn, để hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập trấn thủ đã Gia Định. Ta nên thừa cơ hồi này hưng binh khôi phục đất Gia Định.

Ánh buồn rầu hỏi:

– Nay ta ở đây chỉ có ngươi và Trương Tấn Bửu cùng mấy tên quân. Còn các tướng Nguyễn Nghi, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân không biết đang lẩn trốn nơi nào thì làm sao hội quân mà khôi phục đất Gia Định?

Quân hiến kế:

– Nay Chúa thượng nên viết chiếu chỉ mời mọi người đem quân vào Gia Định. Các tướng của ta hiện đang lẩn trốn nghe người ấy có mệnh của chúa ta hội tàn quân về theo thì có thể chiếm lại Gia Định.

Ánh hỏi ngay:

– Người ấy là ai?

Quân đáp:

– Ngươi này tên là Chu Văn Tiếp, quê ở huyện Phù Ly phủ Quy Nhơn. Lúc Nguyễn Nhạc làm loạn ở Tây Sơn, Tiếp mộ quân ở núi Bô Chinh Sơn kéo vào cứu quan trấn thủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên, chẳng may thua trận, anh của Tiếp là Châu Đoan Chữ tử trận. Tiếp bèn đem quân về đóng ở núi Trà Lang phủ Phú Yên. Sau Nguyễn Huệ lại đem quân vào Phú Yên đánh lão tướng Tống Phước Hiệp. Tiếp lại cứu được con Tống lão tướng quân là Tống Viết Phước. Trận ấy chẳng may em Tiếp là Châu Đoan Hãn lại bị tướng Tây Sơn là Phan Văn Lân giết chết. Chu Văn Tiếp có thù sâu với giặc Tây Sơn. Hiện Chu Văn Tiếp còn hơn ngàn quân ở núi Trà Lang giữa lòng đất địch mà vẫn giữ vững núi ấy thật đáng là danh tướng. Nay Chúa thượng nên viết mật chiếu triệu Chu Văn Tiếp vào Gia Định mới mong khôi phục cơ đồ.

Phúc Ánh nghe lại liền viết mật thư sai người ý tâm phúc đi đường bằng lên ra Phú Yên đến núi Trà Lang trao cho Chu Văn Tiếp.

Bình luận