Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 63

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nhắc lại việc Vũ Văn Dũng chém Bùi Đắc Tuyên xong. Dũng và Long cùng vào Hoàng cung ra mắt vua Cảnh Thịnh rồi kể lại việc ấy. Vua Cảnh Thịnh khóc nói:

– Bùi Thái sư dù làm điều càn rỡ nhưng cũng là cậu ruột của trẫm. Sao khanh không đem cho trẫm xử mà tự tiện trảm đi.

Dũng quỳ lạy tâu:

– Nếu giao cho Bệ hạ, thần e rằng Bệ hạ vì tình riêng không nỡ ra tay nên hạ thần mới phải làm như thế. Vả lại thần chém Bùi Đắc Tuyên là theo lệnh của Tiên đế mà thôi. Xin Bệ hạ xét lại cho thần!

Cảnh Thịnh ngạc nhiên hỏi:

– Sao lại bảo là làm theo lệnh của Tiên đế?

Dũng ứa nước mắt đáp:

– Trước lục lâm chung, Tiên đế ra lệnh chêm Bùi Đắc Tuyên. Nhưng Tiên đế băng hà, Bệ hạ lại không tuân lệnh Tiên đế nên mới tha cho Bùi Đắc Tuyên. Nay hạ thần giết Bùi Đắc Tuyên là làm theo lệnh của Tiên đế vậy!

Cảnh Thịnh hỏi:

– Lúc Tiên đế làm chung khanh đi sứ Mãn Thanh sao biết được việc này?

Dũng đáp:

– Vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân ăn năn vì đã cản không cho võ sĩ chém Bùi Đắc Tuyên nên kể lại việc này cho thần biết. Nay Bùi Đắc Tuyên dám mạo danh Bệ hạ gọi thần và Đặng Văn Long về để giết đi, tội Bùi Đắc Tuyên thật là đáng chết.

Cảnh Thịnh hỏi:

– Sao khanh biết Bùi Thái sư giả chiếu chỉ?

Dũng đáp:

– Ấy là nhờ có kẻ mật báo cho thân!

Cảnh Thịnh hỏi dồn:

– Kẻ ấy là ai?

Dũng giật mình đáp:

– Thần đã thề không tiết lộ tên người. Xin Bệ hạ tha tội!

Dũng nói xong, Cảnh Thịnh liền đuổi Dũng và Long ra ngoài. Còn lại một mình, Cảnh Thịnh hỏi Vũ Tâm Can:

– Theo ngươi ai đã mật báo cho Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long giết cậu ta và Ngô Văn Sở?

Can đáp:

– Ngươi vợ chồng Diệu, Xuân không còn ai khác!

Cảnh Thịnh hỏi:

– Bùi Thái sư là cậu ruột của ta và là chú ruột của Bùi Thị Xuân, lý đâu Bùi Thị Xuân lại xui kẻ khác giết chú ruột của mình?

Can đáp:

– Chính vì Thái sư là chú ruột của Xuân, nên Xuân mới xui Vũ Văn Dũng giết đi. Nếu không là chú ruột thì vợ chồng Diệu, Xuân sẽ tự tay giết chết Thái sư chứ cần gì phải xui ai!

Cảnh Thịnh bảo:

– Lời người cũng hữu lý, nhưng lấy gì làm chắc.

Vũ Tâm Can đáp:

– Thần có một kế có thể biết chắc Diệu, Xuân có xui Vũ Văn Dũng giết Thái sư hay không?

Cảnh Thịnh hỏi:

– Kế thế nào?

Can đáp:

– Diệu, Xuân kéo mười vạn quân vào Diên Khánh đánh Nguyễn Phúc Ánh. Bệ hạ sai người theo gọi Diệu, Xuân về cứu giá. Nếu Diệu, Xuân không về đánh Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long là Diệu, Xuân đã toa rập cùng Dũng, Long giết Thái sư vậy.

Cảnh Thịnh khen:

– Ấy thật là diệu kế.

Nói xong vua liền theo kế ấy thi hành. Ít lâu sau quân vào báo:

– Tâu Bệ hạ! Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nhận được chiếu chỉ của Bệ hạ gọi về cứu giá liền kéo quân về đóng ở bờ Nam sông Hương. Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long đem quân đóng ở bờ Bắc sông Hương. Hai bên bày binh bố trận chuẩn bị đánh nhau rất là nguy cấp. Xin Bệ hạ định liệu.

Cảnh Thịnh giật mình bảo Vũ Tâm Can:

– Nếu thế là Diệu, Xuân không toa rập cùng Long, Dũng giết cậu ta. Vậy ta phải can ngăn kẻo hai đàng đánh nhau hao binh tổn tướng thì nguy.

Vũ Tâm Can bàn rằng:

– Vậy là Long, Dũng đã hại Thái sư! Nếu vậy Bệ hạ giảng hoà rồi khi các tướng vào thành Bệ ha hãy ngầm bảo Diệu, Xuân giết Long, Dũng là ta đã báo thù được cho Thái sư vậy.

Cảnh Thịnh lại khen:

– Ấy thật là diệu kế.

Vua dứt lời, quân vào báo:

– Tâu Bệ hạ, Đặng Văn Long xin ra mắt.

Vua truyền cho vào. Long vào đến, thi lễ tâu:

– Anh em thần vì xã tắc trừ gian thần chứ không cố ý khác. Vợ chồng Diệu, Xuân ngờ anh em tôi hại vua nên kéo đại quân về cự chiến. Xin Bệ hạ ra giữa trận tiền gặp Xuân, Diệu nói một câu làm chứng cho anh em thần để tránh việc huynh đệ tương tàn.

Vua Cảnh Thịnh liền theo Văn Long đến trước trận ở bờ Nam sống Hường, Trần Quang Diệu giận dữ gọi lớn:

– Bớ Vũ Văn Dũng, Đặng Văn Long mau ra đây trói mình chịu tội. Nếu không thì máu đổ đầy sông!

Nói xong Diệu sai quân nắp đạn vào súng đại bác sắp sửa bắn sang. Vua Cảnh Thịnh thấy vậy thất kinh bước lên gọi lớn rằng:

– Quang Diệu đừng bắn! Có trẫm ở đây!

Bùi Thị Xuân khoát tay ra hiệu cho quân không được bắn rồi hỏi liền:

– Có phải Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long muốn làm phản, quản thúc Bệ hạ đó chăng.

Cảnh Thịnh vội đáp:

– Văn Dũng, Văn Long chỉ giết loạn thần, đối với trẫm vẫn một lòng trung. Diệu, Xuân chớ khá hiểu lầm.

Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân vờ mừng rỡ kéo quân vào thành. Bái yết vua Cảnh Thịnh xong, vợ chồng Diệu, Xuân tìm đến tư dinh Vũ Văn Dũng. Gặp lúc Dũng, Long đang đàm đạo. Diệu, Xuân trong thấy liền quỳ nói:

– Xin nhị vị tướng quân nhận của vợ chồng tôi một lậy.

Nói rồi toan sụp lạy, Văn Dũng, Văn Long với đỡ Diệu, Xuân dậy rồi hỏi:

– Sao Trần huynh và Bùi tỷ lại làm như thế?

Xuân gạt nước mắt đáp:

– Chúa tôi là cậu ruột của vua nên mới làm chức Thái sư, nắm quyền nhiếp chính lại tham danh hám lợi hãm hại công thần khiến dân hờn nước loạn. Tôi là cháu ruột không thể tự tay giết chú, nên mới nhờ nhị vị tướng quân từ Bắc Hà về trừ loạn thần. Xin hai vị hãy nhận của vợ chồng tôi một lậy gọi là ơn cứu quốc.

Dũng vội cản lại và nói:

– Tấm lòng nhân nghĩa của Trần huynh, Bùi tỷ thật đáng để anh em tôi khâm phục biết bao. Ơn cứu mạng của anh chị chúng tôi chưa đáp tạ thì việc giết loạn thần sao dám gọi là ơn. Thôi chúng ta hay bỏ qua việc ơn nghĩa cũng ngồi vào bàn uống máu ăn thề kết tình huynh đệ, chung vài gánh vác giang sơn. Chẳng hay anh chị nghĩ thế nào?

Diệu gạt nước mắt nói:

– Nhờ bọn ta lập kế giả sắp đánh nhau ở sông Hương mà che mắt thiên hạ việc vợ chồng tôi đã mưu cùng nhị vị tướng quân giết chú. Nay vua cứ ngỡ việc giết Bùi Đắc Tuyên là do hai vì chủ mưu nên vua lệnh cho tôi phải giết hai vị. Giờ nghe Vũ huynh nói uống máu ăn thề, kết tình huynh đệ và nhớ đến lệnh vua nên Diệu tôi đau lòng mà phải khóc!

Diệu nói xong hai vợ chồng cũng sụt sùi khóc. Đang Văn Long hỏi:

– Việc đã như vậy Trịnh huynh tính thế nào.

Diệu đáp:

– Dù chưa uống máu ăn thế, nhưng Diệu tôi đâu phải là người chỉ biết nghe lời vua hại bạn. Bây giờ cũng chưa biết phải làm sao cho vua khỏi nghi ngờ là tôi kết thân cũng hai vị để gạt vua.

Diệu, Xuân, Dũng cũng bóp trán suy nghĩ. Đặng Văn Long nghĩ thầm: Ngày trước ta đi đầu quân Tây Sơn ngang qua chùa Thập Tháp gặp một ẩn sĩ nói lời tiên tri rằng: Khởi binh Tây Sơn thì nhổ cây Sơn, trận đầu ra quân trước dân xử tướng, tuy là việc nên làm nhưng ấy là điềm gở. Danh dù lưu hậu thế nhân sự nghiệp khó bền. Thật quả không sai! Nghĩ xong Đặng Văn Long nói:

– Tôi có một cách khiến hai ta khỏi chết mà Trần huynh, Bùi tỷ lại không bị liên luỵ.

Mọi người đồng thanh hỏi:

– Cách thế nào.

Long đáp:

– Anh em tôi về quê vui thú điền viên. Trần huynh và Bùi tỷ tâu vua rằng việc lộ ra nên ảnh em tôi bỏ trốn. Ấy là anh em tôi khói chết mà Trần huynh và Bùi tỷ lại không bị liên luỵ. Thế chẳng phải là thượng sách hay sao?

Nghe xong Vũ Văn Dũng nạt rằng:

– Tứ sư đệ hết kế hay sao mà lại bày kế của phường tiểu nhân như thế.

Văn Long hỏi:

– Sao tam sư huynh bảo kế của tôi là tiểu nhân.

Dũng gắt:

– Nước chưa yên, triều đình chưa định, tứ sư đệ lại bày kế bỏ vua mà đi chẳng phải là tham sống sợ chết là chí hướng của kẻ tiểu nhân ư?

Long đáp:

– Văn Long tôi vốn không có chí làm quan, vì thời loạn nên mới theo Tiên đế đại sư huynh đánh Nam dẹp Bắc. Phá quân Tiêm Nguyễn ở Rạch Gầm, đuổi quân Mãn Thanh ở Thăng Long cứu dân giúp nước sao bảo tôi là tham sống sợ chết. Nay nhà vua lấy việc đá gà chơi bời làm vui, bỏ bê chính sự, gắn bó gian nịnh, xa lánh trung thần. Anh em ta một lòng vì nước, vua lại muốn giết đi, thứ hỏi tới biết làm sao hơn nứa.

Văn Dũng nói:

– Ta mang nặng ơn sâu Tiên đế, quyết đập đầu trước bệ rồng can vua thay đổi tính tình sửa sang chính sự dù chết cũng cam. Theo tứ đệ vậy là sai sao?

Văn Long đáp:

– Giang sơn dễ đổi tính khí khó dời. Tam sư huynh một lòng can vua rất đáng khâm phục. Và Long tôi quyết chí ra đi vì không nghĩ rằng có thể can gián được vua.

Trần Quang Diệu nói:

– Nay Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định chiêu binh mãi mã cầu quân Pháp Lang Sa, thế lực mỗi ngày một mạnh. Văn Long là rường cột nước nhà lại bỏ vua mà đi sao đành.

Văn Long đáp:

– Trên thiên tử bắt mình, dưới tướng sĩ nản lòng. Trong rối loạn như thế, người còn đánh được ai. Xin Trần huynh, Bùi tỷ và Tam sư huynh tha tội bất trung, Văn Long tôi đi đây!

Đoạn Văn Long bái biệt ba người rồi lên ngựa mà đi. Vũ Văn Dũng giận dữ hét vọng theo rằng:

– Từ này về sau chờ gọi ta là sư huynh nữa!

Đặng Văn Long chỉ gạt nước mắt rồi lên ngựa ra roi. Bùi Thị Xuân trông theo bóng Văn Long xa dần rồi mất hút, Xuân ngậm ngùi hỏi Vũ Văn Dũng:

– Trên vua đã như vậy cũng không trách được Văn Long. Còn phần Vũ huynh ta nên tính thế nào?

Dũng hơi giận chưa nguôi liền đáp:

– Ta vào trước bệ rồng đập đầu can vua, dù chết cũng cam!

Nói rồi Dũng xồng xộc mà đi. Diệu, Xuân chẳng biết làm thế nào đành chạy theo Văn Dũng. Đến trước bệ rồng Vũ Văn Dũng quỳ hỏi lớn:

– Hạ thần và Đặng Văn Long có tội gì mà Bệ ha sai Trần Quang Diệu giết đi?

Vua Cảnh Thịnh thấy vợ chồng Diệu, Xuân quỳ cạnh Dũng liến thốt lên rằng:

– Hoá ra anh Diệu và chị Xuân đã hùa theo Vũ Văn Dũng mà bỏ trẫm rồi sao?

Diệu, Xuân chỉ cúi đầu không đáp. Dũng lại hỏi:

– Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền lấy việc công mưu đồ tự lợi, hãm hại công thần, đày Trần Văn Kỷ. Tuyên lại giả chiếu chỉ gọi anh em thần về kinh ở mưu ám hại. Thân biết việc ấy mới giết Tuyên trừ hại cho dân, cứu nguy cho nước. Đô đốc Bùi Thị Xuân từ phận đàn bà lại là cháu của Tuyên còn cho việc thần trừ Tuyên là phải, sao Bệ hạ lại ngầm ra lệnh giết thần và Đặng Văn Long? Khiến Văn Long buồn bỏ quan về ở ẩn, ấy chẳng phải là thiệt hại lớn cho quốc gia hay sao?

Vua Cảnh Thịnh thấy Vũ Văn Dũng giận, sợ hãi nói:

– Trẫm nhất thời hồ đồ, xin đại Đô đốc bớt giận. Từ nay về sau không nói đến việc này nữa. Thôi các khanh hay lui ra cho trẫm tĩnh tâm sám hối về các việc mình đã làm.

Dũng, Diệu, Xuân bái tạ ra về. Vua Cảnh Thịnh liền vỗ án bảo Vũ Tâm Can:

– Việc này cũng do Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân gây ra. Nếu có dịp ta quyết giết không tha!

Nghe vừa nói, Vũ Tâm Can ngoảnh mặt cười thầm.

***

Nói về Nguyễn vương ở Gia Định Sài Côn nghe quân thám mã về bảo việc nội bộ Tây Sơn, Nguyễn vương mừng rỡ vỗ tay réo:

– Ngô Văn Sở bị giết, Phan Văn Lân và Đặng Văn Long bỏ quan ở ăn. Tây Sơn thập hổ còn lại có ba người, nhất là Đặng Văn Long không còn vậy ta chẳng phải lo chi. Truyền đem đại quân ra đánh Phú Yên, Quy Nhơn!

Nguyễn vương đem quân theo hai đường thuỷ bộ lên đường Bắc tiến. Tướng Tây Sơn trấn thủ Phú Yên là Nguyễn Quang Huy canh phòng cẩn mật ải Vân Phong, hễ quân Nguyễn Gia Miêu tiến lên thì lấy gỗ đá lăn xuống. Bộ binh quân Gia Miêu không sao tiến được. Mặt biển Quy Nhơn cha con Lê Trung, Lê Chất chốt giữ các nơi hiểm yếu. Nguyễn vương lập thuỷ trại ngoài đảo Thanh Châu Dự, rồi lo lắng hỏi các tướng:

– Lê Trung và Nguyễn Quang Huy đều không nằm trong Tây Sơn thập hổ sao lại có tai điều binh như thế?

Ngô Tùng Châu đáp:

– Lúc Nguyễn Huệ ly khai với Nguyễn Nhạc các quan ở lại Phú Xuân mà không về Quy Nhơn theo mệnh của Nguyễn Nhạc, bấy giờ thiên hạ vì phục tài Huệ nên mới xưng tụng mười tướng theo Huệ là Tây Sơn thập hổ. Còn Nguyễn Quang Huy và Lê Trung ở lại Quy Nhơn nên không được danh ấy, nhưng họ đều là dũng tướng cả.

Nguyễn vương lại hỏi:

– Ai có kế gì phá quân Lê Trung và Nguyễn Quang Huy chăng?

Ngô Tùng Châu đáp:

– Có một người trước làm quan trải qua hai đời Chúa Võ Vương và Định Vương. Sau Tây Sơn đoạt nước, Định Vương chạy vào Sài Côn thì người ấy lui về ở ẩn. Nguyễn Nhạc nghe tiếng dùng lễ vật để cầu, nhưng người nhất định không ra giúp. Người nay văn chương như nước chảy, xuất khẩu thành thơ, thường tự ví mình như Quản Nhạc. Thượng vương nên sai sứ đến hỏi kế của ông ấy xem sao.

Nguyễn Vương vội vàng hỏi:

– Người ấy tên gì. Hiện ở đâu?

Cháu đáp:

– Người ấy tên Đặng Đức Siêu, tuổi trạc ngũ tuần quê ở huyện Bồng Sơn phủ Quy Nhơn.

Nguyễn vương giật mình hỏi:

– Đặng Đức Siêu ở trong đất của giặc Tây Sơn. Sao ta có thể tìm gặp được?

Châu đáp:

– Thần xin giả dạng dân thường tìm đến nhà Đặng Đức Siêu. Thượng vương hãy tạm lui quân về Diên Khánh chờ tin.

Nguyễn vương nghe lời liền rút quân về Diên Khánh.

Ít hôm sau Ngô Tùng Châu về đến thưa rằng:

– Đặng Đức Siêu đã đến đang chờ lệnh ở ngoài.

Nguyễn vương thân hành ra đón. Vừa gặp Siêu, Nguyễn vương thi lễ nói:

– Quả nhân nghe tiếng tiên sinh đã lâu. Ngặt nỗi tiên sinh ở trong đất của giặc Tây Sơn nên quân nhà không sao thân hành đến đón theo nghi lễ cầu hiền được. Xin tiên sinh bỏ quá cho.

Siêu vội vàng quỳ tâu:

– Thần nghe Thượng vương dấy binh ở Gia Định đã lâu nhang muốn theo về. Ngặt vì lúc ấy thần ở quân Tây Sơn quản thúc nên không trọn ý nguyện. Nay hạ thần đến đây xin hiến kế cho Thượng vương lấy đất Quy Nhơn.

Nguyễn vương vội hỏi:

– Kế thế nào tiên sinh mau nói xem.

Siêu đáp:

– Thượng vương dụ hàng Lê Trung, Lê Chất. Nếu Lê Trung chịu tất dâng thành đầu hàng, ta đã chiếm được Quy Nhơn mà không nhọc sức vậy. Quy Nhơn mất, Phú Yên tất phải mất theo vì hai đầu đều thọ địch.

Nguyễn vương hỏi:

– Nhưng làm sao dụ hàng cha con Lê Trung?

Siêu cười đáp:

– Muốn câu cá ắt phải có mồi.

Đoạn Siêu quay sang nói với Ngô Tùng Châu:

– Quan tả tham mưu hay đem mồi đến đây.

Ngô Tùng Châu ra hiệu cho quân sĩ. Quân liền giải vào hai người đàn bà đẩy cho quỳ dưới trướng. Nguyễn vương hỏi:

– Hai người này là ai?

Siêu đáp:

– Đây là hai mẹ con. Người lớn là vợ Lê Trung. Người trẻ là vợ Lê Chất, thần bắt được đem về. Nay Thượng vương bảo Lê phu nhân viết thư bảo Trung dâng thành đầu hàng. Ấy là vua được thành vừa được tướng giỏi vậy.

Nguyễn vương mừng rỡ khen:

– Thật là diệu kế! Nhưng làm sao tiên sinh biết được vợ con Lê Trung.

Siêu đáp:

– Hàng năm cứ đến rằm tháng tư là vợ con Lê Trung chỉ đem theo vài mươi quân hộ vệ ra khỏi thành đi chùa lễ Phật. Thần biết việc ấy nên sai gia binh phục bắt đem về hiến kế cùng Thượng vương.

Nguyễn vương bèn hỏi Lê phu nhân:

– Mụ kia, người có phải là vợ Lê Trung chăng.

Lê phu nhân đáp:

– Phải!

– Chồng người tuy theo giặc Tây Sơn, nhưng xét cho cùng không phải theo anh em thắng buôn trâu lúc mới khởi loạn. Bởi do thằng Nhạc mị dân xưng đế, nên người tài bị gạt theo phò. Nay ta đây xá tội cho gia đình ngươi. Vậy ngươi hãy viết thư khuyên chồng đầu hàng. Nếu nghe theo thì vợ chồng đoàn tụ vinh hoa phú quý. Nhược bằng không thì đứt cổ rơi đầu.

Nói xong truyền quân mang giấy bút đến. Lê phu nhân đón lấy viết một hồi rồi trao lại Nguyễn vương. Nguyễn Vương đọc xong giận dữ thét lên:

– Con mụ này lão. Truyền quân đem chém!

Đặng Đức Siêu can:

– Xin Thượng vương bớt giận. Ta chém vợ con hắn là hắn nuôi chí báo thù. Xin hỏi mụ ta viết gì mà Thượng vương tức giận như thế?

Nguyễn vương liền trao thư của Lê phu nhân cho Đặng Đức Siêu. Siêu đón lấy đọc. Thư rằng:

“Vua Quang Trung còn,

Sợ chẳng dám ra

Bèn mượn câu quản thúc

Vua Quang Trung mất

Đợi thời cơ bắt nạt đàn bà

Đáng khen thay Đặng Đức Siêu

Tài như Quản Nhạc!”

Siêu xem xong sắc mặt không hề thay đổi, phân trần với Nguyễn vương rằng:

– Thần trước đây bí giặc Tây Sơn quản thúc nên không thể đi theo phò Chúa thượng được, chứ chẳng phải là nay Nguyễn Huệ chết rồi mới ra giúp chúa. Xin Thượng vương chờ tin lời mụ.

Lê phu nhân xen vào mắng Đặng Đức Siêu:

– Nếu chồng ta quản thúc ngươi thì làm gì ngươi ra khỏi phủ Quy Nhơn chứ đừng nói đến việc bắt mẹ con ta, dùng kế của phường tiểu nhân. Ngươi chẳng qua là phường cơ hội. Khi vua em Quang Trung còn sống, sao Quản Nhạc kia chẳng chịu ra tài? Ta nhất định không viết thứ khuyên chồng phản nước. Nếu người dụ hàng được chồng ta, ta mới phục ngươi là tài như Quản Trọng, Nhạc Nghị đó.

Đặng Đức Siêu bị mắng vẫn bình tĩnh tâu với Nguyễn vương rằng:

– Xin Thượng vương hãy tạm giam mẹ con mụ lại. Dù mụ không viết thư, thần vẫn có cách dụ hàng được Lê Trung.

Nguyễn vương sai quân giải mẹ con Lê phu nhân đi. Lê phu nhân cười ngất ngoảnh lại bảo:

– Ngươi nói dụ hàng được chồng ta thì quả là ngươi chưa biết Lê Trung chồng ta là người như thế nào.

Nói xong cứ cười lớn mà đi theo quân võ sĩ. Nguyễn vương hỏi Đặng Đức Siêu:

– Khanh bảo có cách nào dụ hàng được Lê Trung?

Siêu đáp:

– Ta bắt vợ con Trung là buộc hắn lâm vào thế cùng phải đầu hàng chứ đâu phải dùng lẽ, phải thuyết phục mà cần vợ hắn khuyên nhủ. Vậy thư do vợ hắn hay do ta viết nào có khác gì.

Nguyễn vương khen:

– Lời khanh rất phải! Vậy phiền khanh hãy thảo thư. Xem Lê Trung phản ứng thế nào rồi sẽ liệu.

***

Nói về tướng Tây Sơn trấn thủ Quy Nhơn là Lê Trung, ngày ấy Trung than với con rể là Lê Chất rằng:

– Vợ con và mẹ con ra khói thành viếng chùa dâng hương bị Đặng Đức Siêu dẫn quân Nguyễn Gia Miêu bắt đi mất rồi. Đến nay chưa biết ra sao. Lê Chất con ơi! Con có kế gì cứu vợ và mẹ con chăng?

Chất đáp:

– Nguyễn Phúc Ánh bắt nhạc mẫu và vợ con ta sớm muộn gì sẽ sai sứ đến dụ hàng. Ta nên tương kế tựu kế ắt là bắt được Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng con e rằng nhạc mẫu và vợ con phải lâm nguy.

Lê Trung không chút do dự hỏi ngay:

“Người sinh ở đời ai không chết

Một tấm lòng sơn để sử xanh”

Kế thế nào con hay nói xem?

Chất kề tai Trung nói nhỏ:

– Cha cứ làm nhà vậy… như vậy ắt Nguyễn Phúc Ánh sẽ mắc kế “không thành” của ta.

Trung buồn rầu khen:

– Ấy thật là diệu kế.

Vua dứt lời quân vào báo:

– Thưa tướng quân, có sứ giả Nguyễn Phúc Ánh đến xin ra mắt.

Trung bảo:

– Mau mời sứ giả vào đây.

Sứ giả của Nguyễn vương vào đến vừa thi lễ vua nói:

– Phu nhân và lệnh ái vẫn bình an vô sự. Chúa tôi có thư trao cho tướng quân.

Tiếp thư đọc xong, Lê Trung bảo sứ giá:

– Phiền ngài về thưa cùng Nguyễn vương rằng đa tạ thu xếp xong sẽ hẹn ngày dâng thành đầu hàng.

Sứ giả hỏi:

– Tướng quân con chần chừ gì mà chẳng hàng ngay?

Trung đáp:

– Nguyễn Bảo là con vua Thái Đức bị vừa Cảnh Thịnh đoạt nước cho ăn lộc ở một huyện Tuy Viễn gọi là Tiểu triều. Nguyễn Bảo vốn oán hận Cảnh Thịnh. Ta xin thuyết Nguyễn Bảo về hàng Nguyễn vương luôn thể, nên xin Nguyễn vương thư thả cho ít ngày là do thế.

Sứ giả bảo:

– Nguyễn Bảo chỉ ăn lộc một huyện thì cần gì phải thuyết Nguyễn Bảo về hàng. Hay tướng quân có ý gì chăng?

Lê Trung cười đáp:

– Ngài nói thế là biết một mà không biết hai đó.

Sứ giả hỏi:

– Thế nào là biết một mà không biết hai.

Trung đáp:

– Nguyễn Bảo tuy chẳng còn quyền hạn gì nhưng lại là con Nguyễn Nhạc.

Sứ giả lai hỏi:

– Con Nguyễn Nhạc thì thế nào.

Trung đáp:

– Trăm họ đất Quy Nhơn vốn mang nặng ơn sâu của Nguyễn Nhạc nên mới tôn Nhạc là vua trời. Nếu Nguyễn Bảo về cùng Nguyễn Vương thì thiên hạ đều theo phục, thế chẳng phải là Nguyễn vương vừa được thành vừa được lòng người sao?

Sứ giả mừng rỡ nói:

– Tướng quân thật cao kiến, tôi xin quay về thưa cùng Chúa tôi chờ tướng quân báo tin vui.

Nói xong bái biệt ra về.

Sứ giá Nguyễn vương đi rồi Lê Trung bèn viết một phong thư sai người thân tín ra Phú Xuân dâng lên vua Cảnh Thịnh

Nhắc lại việc Vũ Văn Dũng chém Bùi Đắc Tuyên xong. Dũng và Long cùng vào Hoàng cung ra mắt vua Cảnh Thịnh rồi kể lại việc ấy. Vua Cảnh Thịnh khóc nói:

– Bùi Thái sư dù làm điều càn rỡ nhưng cũng là cậu ruột của trẫm. Sao khanh không đem cho trẫm xử mà tự tiện trảm đi.

Dũng quỳ lạy tâu:

– Nếu giao cho Bệ hạ, thần e rằng Bệ hạ vì tình riêng không nỡ ra tay nên hạ thần mới phải làm như thế. Vả lại thần chém Bùi Đắc Tuyên là theo lệnh của Tiên đế mà thôi. Xin Bệ hạ xét lại cho thần!

Cảnh Thịnh ngạc nhiên hỏi:

– Sao lại bảo là làm theo lệnh của Tiên đế?

Dũng ứa nước mắt đáp:

– Trước lục lâm chung, Tiên đế ra lệnh chêm Bùi Đắc Tuyên. Nhưng Tiên đế băng hà, Bệ hạ lại không tuân lệnh Tiên đế nên mới tha cho Bùi Đắc Tuyên. Nay hạ thần giết Bùi Đắc Tuyên là làm theo lệnh của Tiên đế vậy!

Cảnh Thịnh hỏi:

– Lúc Tiên đế làm chung khanh đi sứ Mãn Thanh sao biết được việc này?

Dũng đáp:

– Vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân ăn năn vì đã cản không cho võ sĩ chém Bùi Đắc Tuyên nên kể lại việc này cho thần biết. Nay Bùi Đắc Tuyên dám mạo danh Bệ hạ gọi thần và Đặng Văn Long về để giết đi, tội Bùi Đắc Tuyên thật là đáng chết.

Cảnh Thịnh hỏi:

– Sao khanh biết Bùi Thái sư giả chiếu chỉ?

Dũng đáp:

– Ấy là nhờ có kẻ mật báo cho thân!

Cảnh Thịnh hỏi dồn:

– Kẻ ấy là ai?

Dũng giật mình đáp:

– Thần đã thề không tiết lộ tên người. Xin Bệ hạ tha tội!

Dũng nói xong, Cảnh Thịnh liền đuổi Dũng và Long ra ngoài. Còn lại một mình, Cảnh Thịnh hỏi Vũ Tâm Can:

– Theo ngươi ai đã mật báo cho Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long giết cậu ta và Ngô Văn Sở?

Can đáp:

– Ngươi vợ chồng Diệu, Xuân không còn ai khác!

Cảnh Thịnh hỏi:

– Bùi Thái sư là cậu ruột của ta và là chú ruột của Bùi Thị Xuân, lý đâu Bùi Thị Xuân lại xui kẻ khác giết chú ruột của mình?

Can đáp:

– Chính vì Thái sư là chú ruột của Xuân, nên Xuân mới xui Vũ Văn Dũng giết đi. Nếu không là chú ruột thì vợ chồng Diệu, Xuân sẽ tự tay giết chết Thái sư chứ cần gì phải xui ai!

Cảnh Thịnh bảo:

– Lời người cũng hữu lý, nhưng lấy gì làm chắc.

Vũ Tâm Can đáp:

– Thần có một kế có thể biết chắc Diệu, Xuân có xui Vũ Văn Dũng giết Thái sư hay không?

Cảnh Thịnh hỏi:

– Kế thế nào?

Can đáp:

– Diệu, Xuân kéo mười vạn quân vào Diên Khánh đánh Nguyễn Phúc Ánh. Bệ hạ sai người theo gọi Diệu, Xuân về cứu giá. Nếu Diệu, Xuân không về đánh Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long là Diệu, Xuân đã toa rập cùng Dũng, Long giết Thái sư vậy.

Cảnh Thịnh khen:

– Ấy thật là diệu kế.

Nói xong vua liền theo kế ấy thi hành. Ít lâu sau quân vào báo:

– Tâu Bệ hạ! Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nhận được chiếu chỉ của Bệ hạ gọi về cứu giá liền kéo quân về đóng ở bờ Nam sông Hương. Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long đem quân đóng ở bờ Bắc sông Hương. Hai bên bày binh bố trận chuẩn bị đánh nhau rất là nguy cấp. Xin Bệ hạ định liệu.

Cảnh Thịnh giật mình bảo Vũ Tâm Can:

– Nếu thế là Diệu, Xuân không toa rập cùng Long, Dũng giết cậu ta. Vậy ta phải can ngăn kẻo hai đàng đánh nhau hao binh tổn tướng thì nguy.

Vũ Tâm Can bàn rằng:

– Vậy là Long, Dũng đã hại Thái sư! Nếu vậy Bệ hạ giảng hoà rồi khi các tướng vào thành Bệ ha hãy ngầm bảo Diệu, Xuân giết Long, Dũng là ta đã báo thù được cho Thái sư vậy.

Cảnh Thịnh lại khen:

– Ấy thật là diệu kế.

Vua dứt lời, quân vào báo:

– Tâu Bệ hạ, Đặng Văn Long xin ra mắt.

Vua truyền cho vào. Long vào đến, thi lễ tâu:

– Anh em thần vì xã tắc trừ gian thần chứ không cố ý khác. Vợ chồng Diệu, Xuân ngờ anh em tôi hại vua nên kéo đại quân về cự chiến. Xin Bệ hạ ra giữa trận tiền gặp Xuân, Diệu nói một câu làm chứng cho anh em thần để tránh việc huynh đệ tương tàn.

Vua Cảnh Thịnh liền theo Văn Long đến trước trận ở bờ Nam sống Hường, Trần Quang Diệu giận dữ gọi lớn:

– Bớ Vũ Văn Dũng, Đặng Văn Long mau ra đây trói mình chịu tội. Nếu không thì máu đổ đầy sông!

Nói xong Diệu sai quân nắp đạn vào súng đại bác sắp sửa bắn sang. Vua Cảnh Thịnh thấy vậy thất kinh bước lên gọi lớn rằng:

– Quang Diệu đừng bắn! Có trẫm ở đây!

Bùi Thị Xuân khoát tay ra hiệu cho quân không được bắn rồi hỏi liền:

– Có phải Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long muốn làm phản, quản thúc Bệ hạ đó chăng.

Cảnh Thịnh vội đáp:

– Văn Dũng, Văn Long chỉ giết loạn thần, đối với trẫm vẫn một lòng trung. Diệu, Xuân chớ khá hiểu lầm.

Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân vờ mừng rỡ kéo quân vào thành. Bái yết vua Cảnh Thịnh xong, vợ chồng Diệu, Xuân tìm đến tư dinh Vũ Văn Dũng. Gặp lúc Dũng, Long đang đàm đạo. Diệu, Xuân trong thấy liền quỳ nói:

– Xin nhị vị tướng quân nhận của vợ chồng tôi một lậy.

Nói rồi toan sụp lạy, Văn Dũng, Văn Long với đỡ Diệu, Xuân dậy rồi hỏi:

– Sao Trần huynh và Bùi tỷ lại làm như thế?

Xuân gạt nước mắt đáp:

– Chúa tôi là cậu ruột của vua nên mới làm chức Thái sư, nắm quyền nhiếp chính lại tham danh hám lợi hãm hại công thần khiến dân hờn nước loạn. Tôi là cháu ruột không thể tự tay giết chú, nên mới nhờ nhị vị tướng quân từ Bắc Hà về trừ loạn thần. Xin hai vị hãy nhận của vợ chồng tôi một lậy gọi là ơn cứu quốc.

Dũng vội cản lại và nói:

– Tấm lòng nhân nghĩa của Trần huynh, Bùi tỷ thật đáng để anh em tôi khâm phục biết bao. Ơn cứu mạng của anh chị chúng tôi chưa đáp tạ thì việc giết loạn thần sao dám gọi là ơn. Thôi chúng ta hay bỏ qua việc ơn nghĩa cũng ngồi vào bàn uống máu ăn thề kết tình huynh đệ, chung vài gánh vác giang sơn. Chẳng hay anh chị nghĩ thế nào?

Diệu gạt nước mắt nói:

– Nhờ bọn ta lập kế giả sắp đánh nhau ở sông Hương mà che mắt thiên hạ việc vợ chồng tôi đã mưu cùng nhị vị tướng quân giết chú. Nay vua cứ ngỡ việc giết Bùi Đắc Tuyên là do hai vì chủ mưu nên vua lệnh cho tôi phải giết hai vị. Giờ nghe Vũ huynh nói uống máu ăn thề, kết tình huynh đệ và nhớ đến lệnh vua nên Diệu tôi đau lòng mà phải khóc!

Diệu nói xong hai vợ chồng cũng sụt sùi khóc. Đang Văn Long hỏi:

– Việc đã như vậy Trịnh huynh tính thế nào.

Diệu đáp:

– Dù chưa uống máu ăn thế, nhưng Diệu tôi đâu phải là người chỉ biết nghe lời vua hại bạn. Bây giờ cũng chưa biết phải làm sao cho vua khỏi nghi ngờ là tôi kết thân cũng hai vị để gạt vua.

Diệu, Xuân, Dũng cũng bóp trán suy nghĩ. Đặng Văn Long nghĩ thầm: Ngày trước ta đi đầu quân Tây Sơn ngang qua chùa Thập Tháp gặp một ẩn sĩ nói lời tiên tri rằng: Khởi binh Tây Sơn thì nhổ cây Sơn, trận đầu ra quân trước dân xử tướng, tuy là việc nên làm nhưng ấy là điềm gở. Danh dù lưu hậu thế nhân sự nghiệp khó bền. Thật quả không sai! Nghĩ xong Đặng Văn Long nói:

– Tôi có một cách khiến hai ta khỏi chết mà Trần huynh, Bùi tỷ lại không bị liên luỵ.

Mọi người đồng thanh hỏi:

– Cách thế nào.

Long đáp:

– Anh em tôi về quê vui thú điền viên. Trần huynh và Bùi tỷ tâu vua rằng việc lộ ra nên ảnh em tôi bỏ trốn. Ấy là anh em tôi khói chết mà Trần huynh và Bùi tỷ lại không bị liên luỵ. Thế chẳng phải là thượng sách hay sao?

Nghe xong Vũ Văn Dũng nạt rằng:

– Tứ sư đệ hết kế hay sao mà lại bày kế của phường tiểu nhân như thế.

Văn Long hỏi:

– Sao tam sư huynh bảo kế của tôi là tiểu nhân.

Dũng gắt:

– Nước chưa yên, triều đình chưa định, tứ sư đệ lại bày kế bỏ vua mà đi chẳng phải là tham sống sợ chết là chí hướng của kẻ tiểu nhân ư?

Long đáp:

– Văn Long tôi vốn không có chí làm quan, vì thời loạn nên mới theo Tiên đế đại sư huynh đánh Nam dẹp Bắc. Phá quân Tiêm Nguyễn ở Rạch Gầm, đuổi quân Mãn Thanh ở Thăng Long cứu dân giúp nước sao bảo tôi là tham sống sợ chết. Nay nhà vua lấy việc đá gà chơi bời làm vui, bỏ bê chính sự, gắn bó gian nịnh, xa lánh trung thần. Anh em ta một lòng vì nước, vua lại muốn giết đi, thứ hỏi tới biết làm sao hơn nứa.

Văn Dũng nói:

– Ta mang nặng ơn sâu Tiên đế, quyết đập đầu trước bệ rồng can vua thay đổi tính tình sửa sang chính sự dù chết cũng cam. Theo tứ đệ vậy là sai sao?

Văn Long đáp:

– Giang sơn dễ đổi tính khí khó dời. Tam sư huynh một lòng can vua rất đáng khâm phục. Và Long tôi quyết chí ra đi vì không nghĩ rằng có thể can gián được vua.

Trần Quang Diệu nói:

– Nay Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định chiêu binh mãi mã cầu quân Pháp Lang Sa, thế lực mỗi ngày một mạnh. Văn Long là rường cột nước nhà lại bỏ vua mà đi sao đành.

Văn Long đáp:

– Trên thiên tử bắt mình, dưới tướng sĩ nản lòng. Trong rối loạn như thế, người còn đánh được ai. Xin Trần huynh, Bùi tỷ và Tam sư huynh tha tội bất trung, Văn Long tôi đi đây!

Đoạn Văn Long bái biệt ba người rồi lên ngựa mà đi. Vũ Văn Dũng giận dữ hét vọng theo rằng:

– Từ này về sau chờ gọi ta là sư huynh nữa!

Đặng Văn Long chỉ gạt nước mắt rồi lên ngựa ra roi. Bùi Thị Xuân trông theo bóng Văn Long xa dần rồi mất hút, Xuân ngậm ngùi hỏi Vũ Văn Dũng:

– Trên vua đã như vậy cũng không trách được Văn Long. Còn phần Vũ huynh ta nên tính thế nào?

Dũng hơi giận chưa nguôi liền đáp:

– Ta vào trước bệ rồng đập đầu can vua, dù chết cũng cam!

Nói rồi Dũng xồng xộc mà đi. Diệu, Xuân chẳng biết làm thế nào đành chạy theo Văn Dũng. Đến trước bệ rồng Vũ Văn Dũng quỳ hỏi lớn:

– Hạ thần và Đặng Văn Long có tội gì mà Bệ ha sai Trần Quang Diệu giết đi?

Vua Cảnh Thịnh thấy vợ chồng Diệu, Xuân quỳ cạnh Dũng liến thốt lên rằng:

– Hoá ra anh Diệu và chị Xuân đã hùa theo Vũ Văn Dũng mà bỏ trẫm rồi sao?

Diệu, Xuân chỉ cúi đầu không đáp. Dũng lại hỏi:

– Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền lấy việc công mưu đồ tự lợi, hãm hại công thần, đày Trần Văn Kỷ. Tuyên lại giả chiếu chỉ gọi anh em thần về kinh ở mưu ám hại. Thân biết việc ấy mới giết Tuyên trừ hại cho dân, cứu nguy cho nước. Đô đốc Bùi Thị Xuân từ phận đàn bà lại là cháu của Tuyên còn cho việc thần trừ Tuyên là phải, sao Bệ hạ lại ngầm ra lệnh giết thần và Đặng Văn Long? Khiến Văn Long buồn bỏ quan về ở ẩn, ấy chẳng phải là thiệt hại lớn cho quốc gia hay sao?

Vua Cảnh Thịnh thấy Vũ Văn Dũng giận, sợ hãi nói:

– Trẫm nhất thời hồ đồ, xin đại Đô đốc bớt giận. Từ nay về sau không nói đến việc này nữa. Thôi các khanh hay lui ra cho trẫm tĩnh tâm sám hối về các việc mình đã làm.

Dũng, Diệu, Xuân bái tạ ra về. Vua Cảnh Thịnh liền vỗ án bảo Vũ Tâm Can:

– Việc này cũng do Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân gây ra. Nếu có dịp ta quyết giết không tha!

Nghe vừa nói, Vũ Tâm Can ngoảnh mặt cười thầm.

***

Nói về Nguyễn vương ở Gia Định Sài Côn nghe quân thám mã về bảo việc nội bộ Tây Sơn, Nguyễn vương mừng rỡ vỗ tay réo:

– Ngô Văn Sở bị giết, Phan Văn Lân và Đặng Văn Long bỏ quan ở ăn. Tây Sơn thập hổ còn lại có ba người, nhất là Đặng Văn Long không còn vậy ta chẳng phải lo chi. Truyền đem đại quân ra đánh Phú Yên, Quy Nhơn!

Nguyễn vương đem quân theo hai đường thuỷ bộ lên đường Bắc tiến. Tướng Tây Sơn trấn thủ Phú Yên là Nguyễn Quang Huy canh phòng cẩn mật ải Vân Phong, hễ quân Nguyễn Gia Miêu tiến lên thì lấy gỗ đá lăn xuống. Bộ binh quân Gia Miêu không sao tiến được. Mặt biển Quy Nhơn cha con Lê Trung, Lê Chất chốt giữ các nơi hiểm yếu. Nguyễn vương lập thuỷ trại ngoài đảo Thanh Châu Dự, rồi lo lắng hỏi các tướng:

– Lê Trung và Nguyễn Quang Huy đều không nằm trong Tây Sơn thập hổ sao lại có tai điều binh như thế?

Ngô Tùng Châu đáp:

– Lúc Nguyễn Huệ ly khai với Nguyễn Nhạc các quan ở lại Phú Xuân mà không về Quy Nhơn theo mệnh của Nguyễn Nhạc, bấy giờ thiên hạ vì phục tài Huệ nên mới xưng tụng mười tướng theo Huệ là Tây Sơn thập hổ. Còn Nguyễn Quang Huy và Lê Trung ở lại Quy Nhơn nên không được danh ấy, nhưng họ đều là dũng tướng cả.

Nguyễn vương lại hỏi:

– Ai có kế gì phá quân Lê Trung và Nguyễn Quang Huy chăng?

Ngô Tùng Châu đáp:

– Có một người trước làm quan trải qua hai đời Chúa Võ Vương và Định Vương. Sau Tây Sơn đoạt nước, Định Vương chạy vào Sài Côn thì người ấy lui về ở ẩn. Nguyễn Nhạc nghe tiếng dùng lễ vật để cầu, nhưng người nhất định không ra giúp. Người nay văn chương như nước chảy, xuất khẩu thành thơ, thường tự ví mình như Quản Nhạc. Thượng vương nên sai sứ đến hỏi kế của ông ấy xem sao.

Nguyễn Vương vội vàng hỏi:

– Người ấy tên gì. Hiện ở đâu?

Cháu đáp:

– Người ấy tên Đặng Đức Siêu, tuổi trạc ngũ tuần quê ở huyện Bồng Sơn phủ Quy Nhơn.

Nguyễn vương giật mình hỏi:

– Đặng Đức Siêu ở trong đất của giặc Tây Sơn. Sao ta có thể tìm gặp được?

Châu đáp:

– Thần xin giả dạng dân thường tìm đến nhà Đặng Đức Siêu. Thượng vương hãy tạm lui quân về Diên Khánh chờ tin.

Nguyễn vương nghe lời liền rút quân về Diên Khánh.

Ít hôm sau Ngô Tùng Châu về đến thưa rằng:

– Đặng Đức Siêu đã đến đang chờ lệnh ở ngoài.

Nguyễn vương thân hành ra đón. Vừa gặp Siêu, Nguyễn vương thi lễ nói:

– Quả nhân nghe tiếng tiên sinh đã lâu. Ngặt nỗi tiên sinh ở trong đất của giặc Tây Sơn nên quân nhà không sao thân hành đến đón theo nghi lễ cầu hiền được. Xin tiên sinh bỏ quá cho.

Siêu vội vàng quỳ tâu:

– Thần nghe Thượng vương dấy binh ở Gia Định đã lâu nhang muốn theo về. Ngặt vì lúc ấy thần ở quân Tây Sơn quản thúc nên không trọn ý nguyện. Nay hạ thần đến đây xin hiến kế cho Thượng vương lấy đất Quy Nhơn.

Nguyễn vương vội hỏi:

– Kế thế nào tiên sinh mau nói xem.

Siêu đáp:

– Thượng vương dụ hàng Lê Trung, Lê Chất. Nếu Lê Trung chịu tất dâng thành đầu hàng, ta đã chiếm được Quy Nhơn mà không nhọc sức vậy. Quy Nhơn mất, Phú Yên tất phải mất theo vì hai đầu đều thọ địch.

Nguyễn vương hỏi:

– Nhưng làm sao dụ hàng cha con Lê Trung?

Siêu cười đáp:

– Muốn câu cá ắt phải có mồi.

Đoạn Siêu quay sang nói với Ngô Tùng Châu:

– Quan tả tham mưu hay đem mồi đến đây.

Ngô Tùng Châu ra hiệu cho quân sĩ. Quân liền giải vào hai người đàn bà đẩy cho quỳ dưới trướng. Nguyễn vương hỏi:

– Hai người này là ai?

Siêu đáp:

– Đây là hai mẹ con. Người lớn là vợ Lê Trung. Người trẻ là vợ Lê Chất, thần bắt được đem về. Nay Thượng vương bảo Lê phu nhân viết thư bảo Trung dâng thành đầu hàng. Ấy là vua được thành vừa được tướng giỏi vậy.

Nguyễn vương mừng rỡ khen:

– Thật là diệu kế! Nhưng làm sao tiên sinh biết được vợ con Lê Trung.

Siêu đáp:

– Hàng năm cứ đến rằm tháng tư là vợ con Lê Trung chỉ đem theo vài mươi quân hộ vệ ra khỏi thành đi chùa lễ Phật. Thần biết việc ấy nên sai gia binh phục bắt đem về hiến kế cùng Thượng vương.

Nguyễn vương bèn hỏi Lê phu nhân:

– Mụ kia, người có phải là vợ Lê Trung chăng.

Lê phu nhân đáp:

– Phải!

– Chồng người tuy theo giặc Tây Sơn, nhưng xét cho cùng không phải theo anh em thắng buôn trâu lúc mới khởi loạn. Bởi do thằng Nhạc mị dân xưng đế, nên người tài bị gạt theo phò. Nay ta đây xá tội cho gia đình ngươi. Vậy ngươi hãy viết thư khuyên chồng đầu hàng. Nếu nghe theo thì vợ chồng đoàn tụ vinh hoa phú quý. Nhược bằng không thì đứt cổ rơi đầu.

Nói xong truyền quân mang giấy bút đến. Lê phu nhân đón lấy viết một hồi rồi trao lại Nguyễn vương. Nguyễn Vương đọc xong giận dữ thét lên:

– Con mụ này lão. Truyền quân đem chém!

Đặng Đức Siêu can:

– Xin Thượng vương bớt giận. Ta chém vợ con hắn là hắn nuôi chí báo thù. Xin hỏi mụ ta viết gì mà Thượng vương tức giận như thế?

Nguyễn vương liền trao thư của Lê phu nhân cho Đặng Đức Siêu. Siêu đón lấy đọc. Thư rằng:

“Vua Quang Trung còn,

Sợ chẳng dám ra

Bèn mượn câu quản thúc

Vua Quang Trung mất

Đợi thời cơ bắt nạt đàn bà

Đáng khen thay Đặng Đức Siêu

Tài như Quản Nhạc!”

Siêu xem xong sắc mặt không hề thay đổi, phân trần với Nguyễn vương rằng:

– Thần trước đây bí giặc Tây Sơn quản thúc nên không thể đi theo phò Chúa thượng được, chứ chẳng phải là nay Nguyễn Huệ chết rồi mới ra giúp chúa. Xin Thượng vương chờ tin lời mụ.

Lê phu nhân xen vào mắng Đặng Đức Siêu:

– Nếu chồng ta quản thúc ngươi thì làm gì ngươi ra khỏi phủ Quy Nhơn chứ đừng nói đến việc bắt mẹ con ta, dùng kế của phường tiểu nhân. Ngươi chẳng qua là phường cơ hội. Khi vua em Quang Trung còn sống, sao Quản Nhạc kia chẳng chịu ra tài? Ta nhất định không viết thứ khuyên chồng phản nước. Nếu người dụ hàng được chồng ta, ta mới phục ngươi là tài như Quản Trọng, Nhạc Nghị đó.

Đặng Đức Siêu bị mắng vẫn bình tĩnh tâu với Nguyễn vương rằng:

– Xin Thượng vương hãy tạm giam mẹ con mụ lại. Dù mụ không viết thư, thần vẫn có cách dụ hàng được Lê Trung.

Nguyễn vương sai quân giải mẹ con Lê phu nhân đi. Lê phu nhân cười ngất ngoảnh lại bảo:

– Ngươi nói dụ hàng được chồng ta thì quả là ngươi chưa biết Lê Trung chồng ta là người như thế nào.

Nói xong cứ cười lớn mà đi theo quân võ sĩ. Nguyễn vương hỏi Đặng Đức Siêu:

– Khanh bảo có cách nào dụ hàng được Lê Trung?

Siêu đáp:

– Ta bắt vợ con Trung là buộc hắn lâm vào thế cùng phải đầu hàng chứ đâu phải dùng lẽ, phải thuyết phục mà cần vợ hắn khuyên nhủ. Vậy thư do vợ hắn hay do ta viết nào có khác gì.

Nguyễn vương khen:

– Lời khanh rất phải! Vậy phiền khanh hãy thảo thư. Xem Lê Trung phản ứng thế nào rồi sẽ liệu.

***

Nói về tướng Tây Sơn trấn thủ Quy Nhơn là Lê Trung, ngày ấy Trung than với con rể là Lê Chất rằng:

– Vợ con và mẹ con ra khói thành viếng chùa dâng hương bị Đặng Đức Siêu dẫn quân Nguyễn Gia Miêu bắt đi mất rồi. Đến nay chưa biết ra sao. Lê Chất con ơi! Con có kế gì cứu vợ và mẹ con chăng?

Chất đáp:

– Nguyễn Phúc Ánh bắt nhạc mẫu và vợ con ta sớm muộn gì sẽ sai sứ đến dụ hàng. Ta nên tương kế tựu kế ắt là bắt được Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng con e rằng nhạc mẫu và vợ con phải lâm nguy.

Lê Trung không chút do dự hỏi ngay:

“Người sinh ở đời ai không chết

Một tấm lòng sơn để sử xanh”

Kế thế nào con hay nói xem?

Chất kề tai Trung nói nhỏ:

– Cha cứ làm nhà vậy… như vậy ắt Nguyễn Phúc Ánh sẽ mắc kế “không thành” của ta.

Trung buồn rầu khen:

– Ấy thật là diệu kế.

Vua dứt lời quân vào báo:

– Thưa tướng quân, có sứ giả Nguyễn Phúc Ánh đến xin ra mắt.

Trung bảo:

– Mau mời sứ giả vào đây.

Sứ giả của Nguyễn vương vào đến vừa thi lễ vua nói:

– Phu nhân và lệnh ái vẫn bình an vô sự. Chúa tôi có thư trao cho tướng quân.

Tiếp thư đọc xong, Lê Trung bảo sứ giá:

– Phiền ngài về thưa cùng Nguyễn vương rằng đa tạ thu xếp xong sẽ hẹn ngày dâng thành đầu hàng.

Sứ giả hỏi:

– Tướng quân con chần chừ gì mà chẳng hàng ngay?

Trung đáp:

– Nguyễn Bảo là con vua Thái Đức bị vừa Cảnh Thịnh đoạt nước cho ăn lộc ở một huyện Tuy Viễn gọi là Tiểu triều. Nguyễn Bảo vốn oán hận Cảnh Thịnh. Ta xin thuyết Nguyễn Bảo về hàng Nguyễn vương luôn thể, nên xin Nguyễn vương thư thả cho ít ngày là do thế.

Sứ giả bảo:

– Nguyễn Bảo chỉ ăn lộc một huyện thì cần gì phải thuyết Nguyễn Bảo về hàng. Hay tướng quân có ý gì chăng?

Lê Trung cười đáp:

– Ngài nói thế là biết một mà không biết hai đó.

Sứ giả hỏi:

– Thế nào là biết một mà không biết hai.

Trung đáp:

– Nguyễn Bảo tuy chẳng còn quyền hạn gì nhưng lại là con Nguyễn Nhạc.

Sứ giả lai hỏi:

– Con Nguyễn Nhạc thì thế nào.

Trung đáp:

– Trăm họ đất Quy Nhơn vốn mang nặng ơn sâu của Nguyễn Nhạc nên mới tôn Nhạc là vua trời. Nếu Nguyễn Bảo về cùng Nguyễn Vương thì thiên hạ đều theo phục, thế chẳng phải là Nguyễn vương vừa được thành vừa được lòng người sao?

Sứ giả mừng rỡ nói:

– Tướng quân thật cao kiến, tôi xin quay về thưa cùng Chúa tôi chờ tướng quân báo tin vui.

Nói xong bái biệt ra về.

Sứ giá Nguyễn vương đi rồi Lê Trung bèn viết một phong thư sai người thân tín ra Phú Xuân dâng lên vua Cảnh Thịnh

Bình luận