Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 49

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nói về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ở Phú Xuân ngày ấy nghe quân vào báo:

– Sứ giả của Thái Đức Hoàng Đế đem thư từ Quy Nhơn đến!

Nguyên Huệ liền sai quân lập hương án rồi quỳ tiếp chỉ. Đọc thư xong Nguyên Huệ khóc lớn kêu lên rằng:

– Nguyễn Lữ em ôi!

Đặng Văn Long và Vũ Văn Dũng giật mình đồng thanh hỏi:

– Nhị sư huynh thế nào mà Đại sư huynh đau lòng vậy?

Huệ gạt nước mắt đáp:

– Nguyễn Lữ thọ bệnh đau hai mắt đã mất tại Quy Nhơn!

Văn Long ngạc nhiên hỏi:

– Nhị sư huynh đang trấn thủ Gia Định cớ sao có mặt tại Quy Nhơn?

Huệ đáp:

– Trong thư Hoàng huynh bảo Nguyễn Phúc Ánh từ Tiêm La đem quân về đánh, Phạm Văn Tham dâng thành Sài Côn hàng giặc. Nguyễn Lữ phải bỏ chạy về Quy Nhơn lâm bệnh mà chết.

Huệ vừa dứt lời, quân lại vào báo:

– Thưa Chúa công, có sứ giả của tướng quân Phạm Văn Tham từ Gia Định xin vào ra mắt.

Huệ liền bảo:

– Mau cho vào.

Phạm Hổ vào đến quỳ khóc thưa:

– Tướng quân Phạm Văn Tham bị vua Thái Đức và Đông Định Vương nghi oan hàng Nguyễn Phúc Ánh nên không cho quân vào cứu Gia Định. Phạm tướng quân sai tôi vượt ngàn dặm biển đến đây cầu xin Bắc Bình Vương đem quân vào cứu. Nếu không Gia Định phải lâm nguy.

Nguyễn Huệ giật mình than:

– Nói vậy Nguyễn Lữ và Phạm Văn Tham đã bị ly gián kế của Nguyễn Phúc Ánh rồi. Hiện Phạm Văn Tham đang đóng quân tại đâu?

Phạm Hổ đáp:

– Hiện Phạm tướng quân đã kéo quân đến Trường Đồn chống nhau với quân Nguyễn Phúc Ánh ở Hà Tiên.

Nguyễn Huệ lại thở dài rằng:

– Thương thay Phạm Văn Tham. Kéo toàn quân đóng ở Trường Đồn thì Phạm Văn Tham nguy mất. Nếu quân Võ Tánh từ rừng Tam Phụ đánh chiếm Sài Côn thì Trường Đồn bốn mặt đều thọ địch phải liệu làm sao? Ôi. Thương thay Phạm Văn Tham!

Phạm Hổ dập đầu khóc:

– Xin Bắc Bình Vương mau cho quân vào cứu.

Nguyễn Huệ còn chau mày suy nghĩ, Vũ Văn Dũng lớn tiếng:

– Đại sư huynh hãy cho thần và sư đệ Văn Long vào Gia Định đánh Phúc Ánh cứu Phạm Văn Tham và báo thù cho Nhị sư huynh. Cứu binh như cứu hỏa, đại sư huynh còn ngẫm nghĩ nỗi gì.

Huệ trầm ngâm nói:

– Ngô Văn Sở ở Bắc Hà báo rằng vua Lê Chiêu Thống đã sang Tàu cầu viện vua Càn Long nhà Thanh. Đã một năm nay ta dồn hết nhân tài vật lực trong nước chuẩn bị đánh giặc ngoại xâm phương Bắc. Nay chúng sắp sang nên ta không thể cho hai em đem quân vào Nam được.

Vũ Văn Dũng lại lớn tiếng rằng:

– Nhị sư huynh vì thua Phúc Ánh mà chết, đại sư huynh lại chẳng muốn báo thù sao?

Huệ điềm tĩnh đáp:

– Nguyễn Lữ là em ruột của ta, ta không đau lòng sao được. Nhưng thù nhà là việc phụ, nước dân là vệc chính. Giặc Thanh rất đông, rất mạnh. Nước ta nhỏ phải địch nước lớn gấp mười lần, quân ta ít phải cự với giặc nhiều. Quân đã ít không đủ để chống giặc còn cứu được ai!

Phạm Hổ thất kinh hỏi:

– Nếu Bắc Bình Vương không cứu, Phạm tướng quân tôi phải tính thế nào?

Nguyễn Huệ chậm chạp nói:

– Nếu Nguyễn Phúc Ánh chưa lấy Sài Côn thì ngươi mau bảo Phạm Văn Tham bỏ thành Trường Đồn về giữ Sài Côn. Ta sẽ viết thư sai người vào Bình Thuận bảo Đặng Xuân Phong kéo quân vào Trấn Biên làm thế môi răng với Phạm Văn Tham ở Sài Côn thì không phải lo gì nữa.

Phạm Hổ hỏi:

– Nếu Sài Côn đã mất thì làm thế nào?

Huệ đau xót đáp:

– Nếu thế Văn Tham ở Trường Đồn bốn bề thọ địch, khi ấy ta e nước xa không cứu được lửa gần. Ngươi hãy bảo Phạm Văn Tham tạm quy hàng Phúc Ánh, chờ ta phá xong quân Thanh ở Bắc sẽ lập tức đem quân vào Nam đánh giặc Ánh. Khi ấy Phạm Văn Tham làm nội ứng là lập nên công lớn vậy.

Phạm Hổ không biết làm sao đành gạt nước mắt từ biệt Nguyễn Huệ đi ngay. Hổ đi rồi Nguyễn Huệ than:

– Hoàng huynh ta càng già càng lo hưởng thụ cầu an, thật là đáng tiếc! Ôi! Thương thay Phạm Văn Tham!

Phạm Hổ đến Gia Định nghe tin Phạm Văn Tham bị vây ở Trường Đồn, trong hết lương thảo, ngoài không quân cứu viện nên đã mở cửa thành ra hàng Phúc Ánh. Phạm Hổ cải trang tìm gặp Phạm Văn Tham thuật lại lời Nguyễn Huệ cho Tham nghe. Phạm Văn Tham than:

– Giờ chỉ còn cách ấy mà thôi. Ông trời sao bày cảnh éo le.

Phạm Hổ hỏi:

– Sao tướng quân lại nói thế.

Tham đáp:

– Nếu vua Thái Đức tài cao chí lớn như Bắc Bình Vương thì ta đâu lâm vào cảnh éo le như thế này!

Tham vừa dứt lời bỗng võ sĩ đập cửa xông vào bắt Phạm Văn Tham và Phạm Hổ trói lại. Nguyễn Phúc Ánh từ ngoài bước vô nói:

– Ta biết ngươi bất đắc đĩ mới ra hàng ắt có ngày tạo phản nên ngầm cho người theo dõi, quả nhiên là thực. Quân bay lôi ra chém!

Lúc đao phủ khai đao, Phạm Văn Tham ngửa mặt lên trời than rằng:

– Nếu Bắc Bình Vương là anh vua Thái Đức thì Phạm Văn Tham ta đâu chết thảm thế này!

Than xong đầu bèn lìa khỏi cổ.

*

* *

Lại nói về Đặng Xuân Phong đang thủ thành Bình Thuận được thư Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, Phong liền đem quân vào giữ Trấn Biên. Đến nơi nghe tin Phạm Văn Tham đã hàng Phúc Ánh, thành Sài Côn đã mất, Phong bèn sai người về Quy Nhơn tâu vua Thái Đức xin đem quân vào đánh. Thái giám Vũ Tâm Can hầu cận bên vua, thừa lúc vua say rượu đang vui cùng mỹ nữ, Tâm Can nói gièm:

– Đặng Xuân Phong đang trấn thủ Bình Thuận, không có lệnh của Bệ hạ bỗng kéo quân vào Trấn Biên, chẳng khác nào Phạm Văn Tham cố xin Đông Định Vương trấn Sài Côn để dễ hàng giặc. Xin Bệ hạ lo liệu.

Vua Thái Đức lúc ấy đã quá say, ôm mỹ nữ trong lòng khề khà hỏi:

– Vậy phải làm sao?

Vũ Tâm Can đáp:

– Nên giết đi để trừ hậu hoạn.

Thái Đức phán:

– Ngươi hãy thay trẫm làm việc đó.

Đặng Xuân Phong ở Trấn Biên nghe quân vào báo có tướng quân Lê Trung đem lệnh vua đến. Đặng Xuân Phong hỏi:

– Kế sách đánh Phúc Ánh nhà vua liệu thế nào. Sao chỉ có mình ông đến đây và sao lại triệu tôi về kinh?

Lê Trung đáp:

– Hoàng thượng triệu ông về và sai tôi vào thay. Tôi với ông là chỗ thâm tình đã từng vào sinh ra tử nên tôi mới nói với ông điều này, tùy ông định liệu. Tôi e rằng nịnh thần trong triều che mắt Hoàng thượng toan hại ông chăng?

Đặng Xuân Phong nghĩ thầm rằng:

– Anh ta là Đặng Văn Long đã bỏ vua Thái Đức theo Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Ngộ nhỡ vua vì việc ấy mà hại ta thì sao.

Nghĩ rồi Đặng Xuân Phong bảo Lê Trung:

– Bắc Bình Vương trấn ngoài mặt Bắc, Hoàng thượng không chịu nhìn xa, Nguyễn Phúc Ánh thừa thời đem quân về lấy đất Gia Định. Ông là đại tướng hãy một lòng đánh giặc giúp vua. Tôi vì thế buộc nên phải ra đi, nếu về kinh thế nào cũng chết.

Lê Trung hỏi:

– Ông định đi đâu?

Phong đáp:

– Nếu không ra Phú Xuân cùng Bắc Bình Vương còn biết đi đâu nữa.

Nói xong Đặng Xuân Phong xuống thuyền vượt bể ra Phú Xuân. Nguyễn Huệ ở Phú Xuân nghe Đặng Văn Phong kể đầu đuôi sự việc, Huệ thở dài nói:

– Hoàng huynh ta ngày càng bỏ bê chính sự, e rằng không địch nổi Nguyễn Phúc Ánh. Còn ta phải chờ phá giặc Thanh xong mới kéo quân vào Nam được. Không diệt Phúc Ánh khi đang xây dựng lực lượng, đợi hắn lớn mạnh càng khó khăn thêm.

*

* *

Nói về vua Lê Chiêu Thống bỏ thành Thăng Long chạy về Kinh Bắc rồi trốn lên vùng rừng núi Lạng Sơn. Vua Chiêu Thống sai bọn thị thần Lê Quýnh và Trần Danh Án sang cầu viện vua Càn Long nhà Thanh.

Lê Quýnh và Trần Danh Án ra mắt Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị. Lê Quýnh tâu:

– Nhà Lê của hạ thần làm vua ở nước An Nam đã ba trăm năm nay. Vua nào lên trị vì cũng đều sai sứ sang thiên quốc xin phong. Nay vua của hạ thần bị giặc Tây Sơn đánh đuổi phải trốn lên chốn rừng sâu nước độc, nếm mật nằm gai. Vua sai bọn hạ thần lội suối băng rừng tìm đến thiên quốc dập đầu dưới trướng cầu xin thiên quốc đem binh sang giúp đuổi giặc Tây Sơn đưa vua hạ thần về nước thì ơn ấy tạc dạ ghi lòng ngàn năm giữ phận con dân, trọn đời triều cống. Xin đại quan đoái thương tâu lên cùng Thiên tử.

Nói xong Quýnh và Án cùng dập đầu gào khóc.

Tôn Sĩ Nghị mân mê tóc đuôi sam bảo với sứ vua Lê:

– Hai ngươi hãy ra nghỉ ngoài công quán, ta sẽ cố sức tâu xin, thế nào Hoàng thượng cũng chuẩn y.

Lê Quýnh và Trần Công Án cả mừng lạy tạ lui ra. Còn lại một mình, Tôn Sĩ Nghị hất mạnh đuôi tóc ra sau lưng nói lớn:

– Ta mượn cớ giúp vua Lê tâu xin Hoàng thượng đem quân chiếm nước An Nam là lập nên đại công vậy.

Đoạn Tôn Sĩ Nghị viết biểu sai người về kinh dâng lên vua Càn Long. Vua Thanh bèn phong Tôn Sĩ Nghị làm Tiết Chế điều binh bốn tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây tổng cộng được ba mươi vạn quân sang đánh nước An Nam.

Tôn Sĩ Nghị hớn hở bảo các tướng:

– Nay ta tuân lệnh vua đem đại binh ba mươi vạn sang đánh An Nam. Các ngươi hãy cùng ta cố sức lập công lớn trả ơn vua lưu danh hậu thế.

Các tướng đồng thanh thưa:

– Xin Tiết Chế xuống lệnh, chúng tôi thề cố sức lập công.

Tôn Sĩ Nghị truyền:

– Ô Đại Kinh đem sáu vạn quân theo đường Tuyên Quang tiến xuống, Sầm Nghi Đống đem sáu vạn quân theo đường Cao Bằng tiến sang, ta sẽ đem mười tám vạn quân đi đường Lạng Sơn. Cả ba đạo cùng tiến sang làm cỏ nước Nam, hẹn gặp tại Thăng Long kinh đô của chúng.

Ô Đại Kinh và Sầm Nghi Đống bước ra lãnh lệnh. Tôn Sĩ Nghị lại truyền:

– Nay ta phong Trương Triều Long làm tiên phong đem năm vạn quân đi trước mở đường. Ta cùng Tả dực phó tướng Thượng Duy Thăng cùng đại binh đi sau tiếp ứng. Truyền lệnh ta, quân các đạo lập tức xuất binh.

Tháng 10 năm Mậu Thân (1788) quân Thanh chia làm ba mũi, tiến vào An Nam.

oOo

Nói về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ở Phú Xuân ngày ấy nghe quân vào báo:

– Sứ giả của Thái Đức Hoàng Đế đem thư từ Quy Nhơn đến!

Nguyên Huệ liền sai quân lập hương án rồi quỳ tiếp chỉ. Đọc thư xong Nguyên Huệ khóc lớn kêu lên rằng:

– Nguyễn Lữ em ôi!

Đặng Văn Long và Vũ Văn Dũng giật mình đồng thanh hỏi:

– Nhị sư huynh thế nào mà Đại sư huynh đau lòng vậy?

Huệ gạt nước mắt đáp:

– Nguyễn Lữ thọ bệnh đau hai mắt đã mất tại Quy Nhơn!

Văn Long ngạc nhiên hỏi:

– Nhị sư huynh đang trấn thủ Gia Định cớ sao có mặt tại Quy Nhơn?

Huệ đáp:

– Trong thư Hoàng huynh bảo Nguyễn Phúc Ánh từ Tiêm La đem quân về đánh, Phạm Văn Tham dâng thành Sài Côn hàng giặc. Nguyễn Lữ phải bỏ chạy về Quy Nhơn lâm bệnh mà chết.

Huệ vừa dứt lời, quân lại vào báo:

– Thưa Chúa công, có sứ giả của tướng quân Phạm Văn Tham từ Gia Định xin vào ra mắt.

Huệ liền bảo:

– Mau cho vào.

Phạm Hổ vào đến quỳ khóc thưa:

– Tướng quân Phạm Văn Tham bị vua Thái Đức và Đông Định Vương nghi oan hàng Nguyễn Phúc Ánh nên không cho quân vào cứu Gia Định. Phạm tướng quân sai tôi vượt ngàn dặm biển đến đây cầu xin Bắc Bình Vương đem quân vào cứu. Nếu không Gia Định phải lâm nguy.

Nguyễn Huệ giật mình than:

– Nói vậy Nguyễn Lữ và Phạm Văn Tham đã bị ly gián kế của Nguyễn Phúc Ánh rồi. Hiện Phạm Văn Tham đang đóng quân tại đâu?

Phạm Hổ đáp:

– Hiện Phạm tướng quân đã kéo quân đến Trường Đồn chống nhau với quân Nguyễn Phúc Ánh ở Hà Tiên.

Nguyễn Huệ lại thở dài rằng:

– Thương thay Phạm Văn Tham. Kéo toàn quân đóng ở Trường Đồn thì Phạm Văn Tham nguy mất. Nếu quân Võ Tánh từ rừng Tam Phụ đánh chiếm Sài Côn thì Trường Đồn bốn mặt đều thọ địch phải liệu làm sao? Ôi. Thương thay Phạm Văn Tham!

Phạm Hổ dập đầu khóc:

– Xin Bắc Bình Vương mau cho quân vào cứu.

Nguyễn Huệ còn chau mày suy nghĩ, Vũ Văn Dũng lớn tiếng:

– Đại sư huynh hãy cho thần và sư đệ Văn Long vào Gia Định đánh Phúc Ánh cứu Phạm Văn Tham và báo thù cho Nhị sư huynh. Cứu binh như cứu hỏa, đại sư huynh còn ngẫm nghĩ nỗi gì.

Huệ trầm ngâm nói:

– Ngô Văn Sở ở Bắc Hà báo rằng vua Lê Chiêu Thống đã sang Tàu cầu viện vua Càn Long nhà Thanh. Đã một năm nay ta dồn hết nhân tài vật lực trong nước chuẩn bị đánh giặc ngoại xâm phương Bắc. Nay chúng sắp sang nên ta không thể cho hai em đem quân vào Nam được.

Vũ Văn Dũng lại lớn tiếng rằng:

– Nhị sư huynh vì thua Phúc Ánh mà chết, đại sư huynh lại chẳng muốn báo thù sao?

Huệ điềm tĩnh đáp:

– Nguyễn Lữ là em ruột của ta, ta không đau lòng sao được. Nhưng thù nhà là việc phụ, nước dân là vệc chính. Giặc Thanh rất đông, rất mạnh. Nước ta nhỏ phải địch nước lớn gấp mười lần, quân ta ít phải cự với giặc nhiều. Quân đã ít không đủ để chống giặc còn cứu được ai!

Phạm Hổ thất kinh hỏi:

– Nếu Bắc Bình Vương không cứu, Phạm tướng quân tôi phải tính thế nào?

Nguyễn Huệ chậm chạp nói:

– Nếu Nguyễn Phúc Ánh chưa lấy Sài Côn thì ngươi mau bảo Phạm Văn Tham bỏ thành Trường Đồn về giữ Sài Côn. Ta sẽ viết thư sai người vào Bình Thuận bảo Đặng Xuân Phong kéo quân vào Trấn Biên làm thế môi răng với Phạm Văn Tham ở Sài Côn thì không phải lo gì nữa.

Phạm Hổ hỏi:

– Nếu Sài Côn đã mất thì làm thế nào?

Huệ đau xót đáp:

– Nếu thế Văn Tham ở Trường Đồn bốn bề thọ địch, khi ấy ta e nước xa không cứu được lửa gần. Ngươi hãy bảo Phạm Văn Tham tạm quy hàng Phúc Ánh, chờ ta phá xong quân Thanh ở Bắc sẽ lập tức đem quân vào Nam đánh giặc Ánh. Khi ấy Phạm Văn Tham làm nội ứng là lập nên công lớn vậy.

Phạm Hổ không biết làm sao đành gạt nước mắt từ biệt Nguyễn Huệ đi ngay. Hổ đi rồi Nguyễn Huệ than:

– Hoàng huynh ta càng già càng lo hưởng thụ cầu an, thật là đáng tiếc! Ôi! Thương thay Phạm Văn Tham!

Phạm Hổ đến Gia Định nghe tin Phạm Văn Tham bị vây ở Trường Đồn, trong hết lương thảo, ngoài không quân cứu viện nên đã mở cửa thành ra hàng Phúc Ánh. Phạm Hổ cải trang tìm gặp Phạm Văn Tham thuật lại lời Nguyễn Huệ cho Tham nghe. Phạm Văn Tham than:

– Giờ chỉ còn cách ấy mà thôi. Ông trời sao bày cảnh éo le.

Phạm Hổ hỏi:

– Sao tướng quân lại nói thế.

Tham đáp:

– Nếu vua Thái Đức tài cao chí lớn như Bắc Bình Vương thì ta đâu lâm vào cảnh éo le như thế này!

Tham vừa dứt lời bỗng võ sĩ đập cửa xông vào bắt Phạm Văn Tham và Phạm Hổ trói lại. Nguyễn Phúc Ánh từ ngoài bước vô nói:

– Ta biết ngươi bất đắc đĩ mới ra hàng ắt có ngày tạo phản nên ngầm cho người theo dõi, quả nhiên là thực. Quân bay lôi ra chém!

Lúc đao phủ khai đao, Phạm Văn Tham ngửa mặt lên trời than rằng:

– Nếu Bắc Bình Vương là anh vua Thái Đức thì Phạm Văn Tham ta đâu chết thảm thế này!

Than xong đầu bèn lìa khỏi cổ.

*

* *

Lại nói về Đặng Xuân Phong đang thủ thành Bình Thuận được thư Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, Phong liền đem quân vào giữ Trấn Biên. Đến nơi nghe tin Phạm Văn Tham đã hàng Phúc Ánh, thành Sài Côn đã mất, Phong bèn sai người về Quy Nhơn tâu vua Thái Đức xin đem quân vào đánh. Thái giám Vũ Tâm Can hầu cận bên vua, thừa lúc vua say rượu đang vui cùng mỹ nữ, Tâm Can nói gièm:

– Đặng Xuân Phong đang trấn thủ Bình Thuận, không có lệnh của Bệ hạ bỗng kéo quân vào Trấn Biên, chẳng khác nào Phạm Văn Tham cố xin Đông Định Vương trấn Sài Côn để dễ hàng giặc. Xin Bệ hạ lo liệu.

Vua Thái Đức lúc ấy đã quá say, ôm mỹ nữ trong lòng khề khà hỏi:

– Vậy phải làm sao?

Vũ Tâm Can đáp:

– Nên giết đi để trừ hậu hoạn.

Thái Đức phán:

– Ngươi hãy thay trẫm làm việc đó.

Đặng Xuân Phong ở Trấn Biên nghe quân vào báo có tướng quân Lê Trung đem lệnh vua đến. Đặng Xuân Phong hỏi:

– Kế sách đánh Phúc Ánh nhà vua liệu thế nào. Sao chỉ có mình ông đến đây và sao lại triệu tôi về kinh?

Lê Trung đáp:

– Hoàng thượng triệu ông về và sai tôi vào thay. Tôi với ông là chỗ thâm tình đã từng vào sinh ra tử nên tôi mới nói với ông điều này, tùy ông định liệu. Tôi e rằng nịnh thần trong triều che mắt Hoàng thượng toan hại ông chăng?

Đặng Xuân Phong nghĩ thầm rằng:

– Anh ta là Đặng Văn Long đã bỏ vua Thái Đức theo Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Ngộ nhỡ vua vì việc ấy mà hại ta thì sao.

Nghĩ rồi Đặng Xuân Phong bảo Lê Trung:

– Bắc Bình Vương trấn ngoài mặt Bắc, Hoàng thượng không chịu nhìn xa, Nguyễn Phúc Ánh thừa thời đem quân về lấy đất Gia Định. Ông là đại tướng hãy một lòng đánh giặc giúp vua. Tôi vì thế buộc nên phải ra đi, nếu về kinh thế nào cũng chết.

Lê Trung hỏi:

– Ông định đi đâu?

Phong đáp:

– Nếu không ra Phú Xuân cùng Bắc Bình Vương còn biết đi đâu nữa.

Nói xong Đặng Xuân Phong xuống thuyền vượt bể ra Phú Xuân. Nguyễn Huệ ở Phú Xuân nghe Đặng Văn Phong kể đầu đuôi sự việc, Huệ thở dài nói:

– Hoàng huynh ta ngày càng bỏ bê chính sự, e rằng không địch nổi Nguyễn Phúc Ánh. Còn ta phải chờ phá giặc Thanh xong mới kéo quân vào Nam được. Không diệt Phúc Ánh khi đang xây dựng lực lượng, đợi hắn lớn mạnh càng khó khăn thêm.

*

* *

Nói về vua Lê Chiêu Thống bỏ thành Thăng Long chạy về Kinh Bắc rồi trốn lên vùng rừng núi Lạng Sơn. Vua Chiêu Thống sai bọn thị thần Lê Quýnh và Trần Danh Án sang cầu viện vua Càn Long nhà Thanh.

Lê Quýnh và Trần Danh Án ra mắt Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị. Lê Quýnh tâu:

– Nhà Lê của hạ thần làm vua ở nước An Nam đã ba trăm năm nay. Vua nào lên trị vì cũng đều sai sứ sang thiên quốc xin phong. Nay vua của hạ thần bị giặc Tây Sơn đánh đuổi phải trốn lên chốn rừng sâu nước độc, nếm mật nằm gai. Vua sai bọn hạ thần lội suối băng rừng tìm đến thiên quốc dập đầu dưới trướng cầu xin thiên quốc đem binh sang giúp đuổi giặc Tây Sơn đưa vua hạ thần về nước thì ơn ấy tạc dạ ghi lòng ngàn năm giữ phận con dân, trọn đời triều cống. Xin đại quan đoái thương tâu lên cùng Thiên tử.

Nói xong Quýnh và Án cùng dập đầu gào khóc.

Tôn Sĩ Nghị mân mê tóc đuôi sam bảo với sứ vua Lê:

– Hai ngươi hãy ra nghỉ ngoài công quán, ta sẽ cố sức tâu xin, thế nào Hoàng thượng cũng chuẩn y.

Lê Quýnh và Trần Công Án cả mừng lạy tạ lui ra. Còn lại một mình, Tôn Sĩ Nghị hất mạnh đuôi tóc ra sau lưng nói lớn:

– Ta mượn cớ giúp vua Lê tâu xin Hoàng thượng đem quân chiếm nước An Nam là lập nên đại công vậy.

Đoạn Tôn Sĩ Nghị viết biểu sai người về kinh dâng lên vua Càn Long. Vua Thanh bèn phong Tôn Sĩ Nghị làm Tiết Chế điều binh bốn tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây tổng cộng được ba mươi vạn quân sang đánh nước An Nam.

Tôn Sĩ Nghị hớn hở bảo các tướng:

– Nay ta tuân lệnh vua đem đại binh ba mươi vạn sang đánh An Nam. Các ngươi hãy cùng ta cố sức lập công lớn trả ơn vua lưu danh hậu thế.

Các tướng đồng thanh thưa:

– Xin Tiết Chế xuống lệnh, chúng tôi thề cố sức lập công.

Tôn Sĩ Nghị truyền:

– Ô Đại Kinh đem sáu vạn quân theo đường Tuyên Quang tiến xuống, Sầm Nghi Đống đem sáu vạn quân theo đường Cao Bằng tiến sang, ta sẽ đem mười tám vạn quân đi đường Lạng Sơn. Cả ba đạo cùng tiến sang làm cỏ nước Nam, hẹn gặp tại Thăng Long kinh đô của chúng.

Ô Đại Kinh và Sầm Nghi Đống bước ra lãnh lệnh. Tôn Sĩ Nghị lại truyền:

– Nay ta phong Trương Triều Long làm tiên phong đem năm vạn quân đi trước mở đường. Ta cùng Tả dực phó tướng Thượng Duy Thăng cùng đại binh đi sau tiếp ứng. Truyền lệnh ta, quân các đạo lập tức xuất binh.

Tháng 10 năm Mậu Thân (1788) quân Thanh chia làm ba mũi, tiến vào An Nam.

oOo

Bình luận