Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 19

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nói về Hoàng Ngũ Phúc đóng quân trong thành Quảng Nam ngày kia nhận được chiếu chỉ của Trịnh Sâm, bèn hội các tướng nói:

– Ta vừa nhận được lệnh chúa phong Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn hiệu trưởng, trấn thủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi. Vậy ai có thể mang ấn kiếm vào Quy Nhơn? Trước là thừa lệnh chúa phong quan cho Nguyễn Nhạc, sau là dò xét tình hình quân Tây Sơn mạnh yếu thế nào?

Nguyễn Hữu Chỉnh đứng lên nói:

– Tôi xin lãnh mệnh vào Quy Nhơn làm sứ giả!

Phúc cả mừng nói:

– Nguyễn Hữu Chỉnh thông kim bác cổ, ứng đối như lưu, lại có tại dụng binh. Nay tướng quân lãnh trọng trách này, thật ta chẳng lo gì nữa.

Nói xong rót rượu tiễn Nguyễn Hữu Chỉnh.

Hôm ấy Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn nghe quân vào bảo:

– Tâu Chúa công, có sứ giá của chúa Trịnh là Nguyễn Hữu Chỉnh đến gọi Chúa công ra tiếp chiếu.

Nhạc cả mừng nói:

– Ngày trước Nguyễn Thung tiên sinh đem lễ vật dâng Hoàng Ngũ Phúc cầu hoà. Nay quân Trịnh lại sai sứ giả đến bảo ta tiếp chiếu ắt lá thuận ý rồi đây!

Nói rồi truyền quân mời sứ giả vào. Chỉnh vào đến thấy Nguyễn Nhạc vẫn ngồi yên trên bệ, hai bên các tướng đứng hầu, liền nói:

– Tôi vâng lệnh chúa đêm chiếu chỉ và ấn kiếm đến đây cho tướng quân thọ chức. Sao tướng quân không quỳ mà lĩnh chiếu?

Nhạc nghiêm mặt hỏi:

– Từ xưa đến nay chỉ nghe nói tiếp chiếu của vua chưa nghe nói tiếp chiếu của chúa bao giờ. Nay nghe ngài bảo là vâng lệnh chúa nên Nhạc tôi còn lưỡng lự chưa biết phải làm sao?

Chính liền đáp:

– Từ thời Lê Trung Hưng đến nay các vua Lê đã giao cho các chúa thay quyền nhiếp chính, điều hành mọi việc trong nước, bất cứ việc gì cũng không phải xin lệnh của vua. Nếu tướng quân không nhận chiếu chỉ của chúa, Chỉnh tôi xin về tâu lại.

Nhạc với bước xuống bệ nói:

– Ấy! Chẳng qua tôi là người nước người nên không hiểu lệ ấy mà thôi. Nếu vua đã trao quyền cho chúa thì chiếu của chúa là chiếu của vua.

Nói rồi liền cũng các tướng quỳ nghe chiếu, Chỉnh đọc:

“Nước Đại Việt niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba mươi sáu. Tĩnh Đô Vương hạ chiếu:

Nay sắc phong cho Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn hiệu trưởng trấn thủ hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, lệnh cho Tây Sơn hiệu trưởng đem quân hai phủ tiền đánh giặc Nguyễn ở phương Nam, đem non sông gom về một mối. Tiếp được chiếu này lập tức thi hành chớ phụ lòng mong đợi của quả nhân.

Nay chiếu”

Nhạc nghe xong lậy ba lậy nhận ấn kiếm của Chỉnh trao cho, rồi truyền quân bày yến tiệc. Nhập tiệc Nhạc rót rượu mời Chỉnh. Nhạc nói:

– Nay tôi được sắc phong của Tĩnh Đô Vương và cùng với ngài là bạn đồng liêu, xin mời ngài một chén.

Chỉnh nâng chén uống cạn hỏi:

– Đã nhận sắc phong rồi, vậy hiệu trưởng định bao giờ xuất quân đánh Nguyễn?

Nguyễn Huệ liền đứng lên đỡ lời Nhạc:

– Xin ngài về thưa cùng chúa, đại huynh tôi hẹn trong mười ngày sẽ đánh tan hai vạn quân của Tôn Phước Hiệp chiếm lấy Phú Yên.

Chỉnh thấy Huệ còn rất trẻ mới đắn đo rằng:

– Hay lắm! Những việc quân thắng bại là lẽ thường tướng quân sao đã vội định ngày? Vả lại Tôn Phước Hiệp là một lão tướng của Nguyễn Định Vương, tướng quân đừng nên khinh địch mà chuốc lấy bại vong đó.

Nói rồi vòng tay cáo biệt ra về. Nhạc quở trách Huệ:

– Trước mặt Hữu Chỉnh em đã vội hứa trong mười ngày phá xong địch chiếm Phú Yên. Ngộ nhỡ trong mười ngày mà việc không xong hoá ra ta nói khoác với họ thì còn mặt mũi nào?

Huệ thưa:

– Xin đại huynh chớ lo, trận này em xin lãnh binh phá địch, nếu trong mười ngày không thắng xin chịu mất đầu theo tướng lệnh.

Huệ vừa nói xong bỗng có một người xồng xộc bước vào nói lớn:

– Nguyễn Nhạc sao dám lừa dối ta. Ông hứa đánh Trịnh chiếm lại Phú Xuân tôn phò ta lên ngôi chúa, mà nay đi nhận sắc phong của họ Trịnh là nghĩa làm sao?

Mọi người nhìn lại hoá ra là Đông cung Nguyễn Phúc Dương. Huệ thấy Đông cung Dương đã biết cơ mưu của mình liền đáp rằng:

– Xin Đông cung Thế tử chớ khá hiểu lầm. Đại huynh tôi buộc phải giả hoà với quân Trịnh để là kế hoãn binh, vì không thể đem hết toàn quân r Quảng Nam đánh Trịnh. Bởi ở Phú Yên Tống Phước Hiệp đã đem đại binh hai vạn lăm le đánh chiếm Quy Nhơn, Đông cung Thế tử đã biết chưa?

Nguyễn Phúc Dương đáp:

– Việc nay ta có biết.

Huệ lại nói:

– Giờ xin Thế tử hay viết một bức thư nói rõ ý tôn phò của đại huynh tôi cho Tống Phước Hiệp được biết yêu cầu ông ấy lui bình. Nếu Tống Phước Hiệp cho nghe lệnh Định Vương Nguyễn Phúc Thuần mà không nghe lệnh Thế tử thì quân Tây Sơn ta phải đánh Tống Phước Hiệp trước, sau đó sẽ dốc toàn lực quay sang đánh Trịnh, mới có cơ thu phục được kinh thành đưa Thế tử lên ngôi chúa. Chẳng hay ý Thế tử thế nào?

Nguyễn Phúc Dương còn nhỏ tuổi thật thà, nghe Huệ nói thế tỏ ý ăn năn đáp:

– Ta thật là hồ đồ, chút nữa đã hiểu lầm tấm lòng trung nghĩa của các vị tướng quân. Để ta viết thư cho Tống Phước Hiệp xem thứ ý ông ấy thế nào?

Nguyễn Phúc Dương viết xong, Nhạc bèn sai Nguyễn Thung đem thư sang Phú Yên cho Tống Phước Hiệp.

Nói về Tống Phước Hiệp lúc ấy đã ngoài sáu mươi tuổi, được chúa Định Vương phong làm tổng binh quản dinh Bình Tây đại tướng quân, bèn lấy quân ở ba dinh Long Hồ, Phiên Trấn, Trấn Biên tổng cộng hơn hai vạn dân. Các con là Tống Phước Khương, Tống Phước Lương, Tống Viết Phước, Tống Viết Nghĩa ồ át xua quân ra Bình Thuận. Quân Nguyễn tiến đến đâu quân Tây Sơn chỉ lui mà không đánh.

Chỉ trong vòng hai tháng Tống Phước Hiệp đã chiếm lại ba thành Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên. Chiếm thành Phú Yên, Tống Phước Hiệp đích thân cưỡi ngựa đến ải Cù Mông xem xét. Thấy núi non trùng điệp đá dựng hiểm trở, chỉ có một con đường độc đạo lên đến đỉnh đèo, Hiệp nói với các con:

– Ải Cù Mông hình thế hiểm trở quân Tây Sơn lại đóng ở trên đỉnh đèo có lợi thế từ cao đánh xuống. Dù ta có thiên bình vạn mã cũng không thể nào qua khỏi ải này. Các con hãy chia quân đóng giữ các nó hiểm yếu cho binh sĩ nghỉ ngơi dưỡng sức rồi ta sẽ tính kế sau.

Người con nhỏ của Hiệp là Tống Viết Nghĩa hỏi:

– Thưa cha ải này không cao và hiểm trở bằng ải Vân Phong (đèo Cả). Ải Vân Phong ta con lấy được dễ dàng thì ải Cù Mông này sao cha lại ngại?

Tống Phước Hiệp vuốt râu cười:

– Ải Vân Phong tuy rằng hiểm trở nhưng giặc Tây Sơn chỉ lui mà không đánh nên ta mới chiếm được dễ dàng. Còn ải Cù Mông này con hãy nhìn xem trên sườn núi dọc theo đường đèo lều trại san sát, mỗi một khúc quanh đá đều gom thành đống, chứng tỏ chúng phong bị rất kỹ càng, không thể nào đánh được.

Nói xong liền quay ngựa về doanh trại. Vừa đến nơi có quân canh vào bảo:

– Thưa đại tướng quân, có sứ giả quân Tây Sơn xin vào yết kiến.

Phước Hiệp cho vào. Đến trước án, Nguyễn Thung thi lễ nói:

– Tôi là sứ giả của Tây Sơn xin được ra mắt tướng quán.

Hiệp vênh mặt hỏi:

– Tây Sơn các người đánh nhau với ta thua quá bỏ luôn ba dinh Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên mà chạy về Quy Nhơn. Nay cùng đường Nguyễn Nhạc sai ngươi đến cầu hoà phải chăng?

Thung ung dung đáp:

– Chủ tướng tôi bỏ ba dinh lui về Quy Nhơn không phải vì thua quân, mà vì chủ tướng tôi với tướng quân đều là tôi trong một nước nên không muốn chém giết lẫn nhau do thôi!

Hiệp vỗ bàn quát:

– Láo xược! Nguyễn Nhạc khởi loạn ở Tây Sơn kéo ra đánh Quảng Nam đuổi chúa ta chạy vào Gia Định sao dám bảo ta với hắn là tôi trong một nước? Nhà ngươi nói không ra lẽ, ta giết chết không tha.

Không chút sợ hãi, Thùng đáp rằng:

– Chủ tướng tôi khởi binh ở Tây Sơn đánh đổ Quốc phó Trương Phúc Loan chuyên quyền làm lắm điều tàn bạo, tôn phò Đông cung Nguyễn Phúc Dương vốn dòng chính thống bị Phúc Loan truất phế. Nay Đông cung sai chủ tướng tôi đem quân Bắc tiến thu phục kinh thành Phú Xuân về chỗ chúa Nguyễn. Ấy chẳng phải chủ tướng tôi là tôi của chúa Nguyễn rồi ư?

Hiệp suy nghĩ giây lát rồi bảo:

– Điều ngươi vừa nói nghe ra hợp lý, nhưng việc Nguyễn Nhạc tôn phò Đông cung lấy gì để làm bằng?

Thùng lấy thư trong ngực ra dâng Phước Hiệp rồi nói:

– Đây là thư của Đông cung gửi cho tướng quân. Xin tướng quân xem lấy làm bằng.

Tống Phước Hiệp tiếp thư đọc xong nói:

– Trong thư Đông cung bảo ta phải lui binh, để Nguyễn Nhạc tin tưởng dồn toàn lực ra Quảng Ngãi đánh Trịnh. Nhưng nếu ta lui binh thì các người thừa cơ chiếm lại Phú Yên thì làm sao?

Thùng ngạc nhiên hỏi:

– Trong thư có dấu ấn của Đông cung, tướng quân vẫn chưa tin ư?

Hiệp vuốt râu cười đáp:

– Ngộ nhỡ các ngươi dùng vũ lực ép Thế tử viết thư để lừa ta, bảo ta tin sao được? Nếu thật lòng người về thưa cùng Đông cung, chờ ta sai người ra Quy Nhơn diện kiến, nếu đúng là ý của Đông cung ta lập tức lui binh.

Nguyễn Thung cáo biệt ra về. Ngày sứ giả của Tống Phước Hiệp đến, Nguyễn Nhạc, mời Nguyễn Phúc Đường ngồi giữa, Nhạc và các tướng đứng hầu hai bên, rồi truyền cho sứ giả vào. Sứ giả vào đến trông thấy Nguyễn Đường liền sụp lậy tung hô:

– Kính chúc Thế tử sức khoẻ an khang!

Nguyễn Phúc Đường ân cần nói:

– Tống Phước Hiệp không tin thư ấy là của ta, nên mới sai người đến xem hư thực thế nào có phải vậy chăng?

Sứ giả đáp:

– Đúng là như vậy, dám hỏi Thế tử sự thể thế nào?

Nguyễn Phúc Dương bảo:

– Tống tướng quân cẩn thận vậy là đúng! Ngươi hãy về thưa cùng Tống tướng quân đem đại binh quay về Gia Định truất phế Định Vương Nguyễn Phúc Thuần thì ta mới yên tâm đem toàn quân ra Quảng Nam đánh Trịnh. Có như thế sau khi đuổi Trịnh ra khỏi sông Linh Giang, thu phục kinh thành Phú Xuân, tất cơ đồ nguyên vẹn như xưa, nghĩa cương thường gom về một mối, thì công của Tống tướng quân rất lớn. Ta đã viết sẵn một phong thư, ngươi hãy kíp mang về tâu lại cùng Tống tướng quân.

Sứ giả vâng lệnh quay về dâng thư của Phúc Đường cho Tống Phước Hiệp. Hiệp xem thư xong cười rằng:

– Đông cung tuổi còn nhỏ chưa trải việc đời, nên mới bị Nhạc dối gạt. Ta chưa có kế gì đánh chúng thì chúng tự đem thân nộp mạng cho ta.

Mấy người con Tống Phước Hiệp cũng thưa:

– Cha nói vậy là nghĩa gì, chúng con không hiểu?

Hiệp đáp:

– Ta đã sai người dò xét tình hình quân địch. Chờ cho thám mã về bảo, các con khắc rõ.

Vừa nói xong quân thám mã về bảo:

– Thưa đại tướng quân, giặc Tây Sơn đang chưa bị bịnh mà định ngày tiến đánh quân ta.

Hiệp vuốt râu bảo:

– Đúng như điều ta dự đoán, Nguyễn Nhạc mượn tiếng tôn phò Đông cung, giả danh đánh Trịnh để ta không đề phòng rồi bất ngờ tiến đánh. Chúng tưởng ta cũng khờ khạo như Đông cung sao?

Nói xong cười lớn. Tống Viết Nghĩa hỏi:

– Thưa cha vậy ta nên liệu tính thế nào?

Hiệp đáp:

– Ta tương kế tự kế đánh cho chúng một trái không còn manh giáp.

Nói rồi liền viết thư sai một tên quân đem sang ải Cù Mông báo cho quân Tây Sơn hẹn trong năm ngày sẽ rút quân về. Hiệp bảo Tống Viết Nghĩa rằng:

– Tống Viết Nghĩa và Tống Viết Phước hai con lãnh một vạn tinh binh ra phía Bắc thành mai phục quân Tây Sơn từ ải Cù Mông tiến vào thì cứ để cho chung đi qua, đợi khi nào quân ta mở cổng thành giao chiến, hai con lập tức đánh vào sau lưng giặc.

Tống Viết Phước và Tống Viết Nghĩa lãnh lệnh lui ra. Tống Phước Hiệp xuống lệnh:

– Tống Phước Khương lãnh năm ngàn quân ra canh phòng ở cửa bể đề phòng chúng đánh ta bằng thuỷ binh. Tống Phước Lương ngày đêm cho quân canh phòng cẩn mật ở mặt Bắc thành, chúng chỉ có thể đánh ta bằng hai con đường ấy mà thôi.

Nói về Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn nhận được thư của Tống Phước Hiệp mở ra xem nói:

– Tống Phước Hiệp hẹn trong năm ngày sẽ kéo quân về Gia Định truất phế Định Vương Nguyễn Phúc Thuần. Vậy nhân lúc chúng không đề phòng ta bt ngờ tiến đánh ắt là toàn thắng.

Nguyễn Huệ can rằng:

– Xin đại huynh hay khoan. Nếu ta đem quân qua ải Cù Mông theo đường đại ộ đánh Phú Yên nhất định sẽ gặp quân mai phục của Tống Phước Hiệp.

Huệ vừa dứt lời quân thám mã về báo:

– Tâu Chúa công, Tống Phước Hiệp sai con là Tống Viết Nghĩa đem một vạn quân mai phục ở phí Bắc thành Phú Yên chờ quân ta đến thì đổ ra đánh. Tống Phước Khương đêm năm ngàn quân canh phòng mặt bể.

Nghe xong Nhạc giật mình hỏi Huệ:

– Sao em biết rằng Tống Phước Hiệp nhất định cho quân mai phục?

Huệ đáp:

– Tống Phước Hiệp là một lão tướng đa mưu túc trí. Hắn biết ta giả hoà để bất ngờ tiến đánh, nên tương kế tựu kế cho quân mai phục chờ ta tiến đánh rồi hai mặt giáp công.

Lý Tài bước ra cười hỏi:

– Nếu tướng quân đã biết thế thì sao còn giả kế giảng hoà, để quân Nguyễn càng cẩn mật đề phòng thì quân ta càng khó bề thủ thắng?

Huệ cũng cười bảo:

– Nhưng Tống Phước Hiệp chỉ đề phòng phía trước mặt mà không che chắn ở sau lưng. Tôi làm thế để chia quân của địch ra mai phục ở mặt Bắc ta thừa cơ đem binh tiến đánh phía sau lưng.

Nhạc ngạc nhiên hỏi:

– Em làm cách nào mà đánh được ở sau lưng quân Nguyễn?

– Thưa đại huynh, ở phía Nam thành Quy Nhơn có một con đường núi của các bộ tộc người Thượng thông thương với nhau. Con đường này đi vòng qua phía tây ải Cù Mông vào đến thành Phú Yên. Nay ta bí mật theo đường này đánh lấy Phú Yên, chặn đường rút của một vạn quân Tống Viết Nghĩa mai phục. Khi ấy không những ta chiếm được Phú Yên mà con tiêu diệt được hai vạn quân Nguyễn đang uy hiếp ta ở mặt Nam. Ấy là kế giương Đông kích Tây, xin đại huynh xuống lệnh xuất quân.

Lý Tài cười hỏi:

– Nếu là giương Đông kịch Tay, thì ta làm kế ngh bình ở ải Cù Mông, rồi theo đường này mà đánh việc gì phải cho Đông cung làm kế giải hoà?

Huệ ung dung đáp:

– Lúc Tống Phước Hiệp đánh lấy Bình Thuận Diên Khánh, Phú Yên của ta, hắn cho thuỷ binh làm kế nghi binh nói phao rằng sẽ đem thuỷ binh đánh vào các cửa bể, khiến ta sợ quân mình lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch nên phải lui quân về giữ ải Cù Mông bỏ ba dinh cho quân Nguyễn, chứng tỏ Tống Phước Hiệp không phải là kẻ vô mưu. Nếu chỉ dùng kế kế nghi binh thường tình như Lý tướng quân nói sao lừa được Tống Phước Hiệp.

Lý Tài lại cãi:

– Nếu chỉ dùng kế nghi binh như tôi vừa nói, mà hắn không biết có con đường núi kia thì ắt chẳng đề phòng. Còn bây giờ dù có cho Đông cung Thế tử là kẻ giả hoà mà hắn biết có con đường núi ấy tất hắn lại càng đề phòng hơn nữa!

Nguyễn Huệ cười lớn đáp:

– Ta làm kế giả hoà để cho hắn đề phòng. Nay hắn đem một vạn quân mai phục ở mặt Bắc, để năm ngàn quân phòng thủ ở mặt Đông, trong thành còn lại năm ngàn quân. Chứng tỏ hắn không biết rằng ở phía Tây có con đường núi bí mật này. Ấy chẳng phải là biết người biết ta trăm trận trăm thắng đó sao?

Lý Tài nghe xong không còn bắt bẻ vào đâu nữa. Nguyễn Thung bước ra nói:

– Mưu của Nguyễn Huệ thật là diệu kế thập toàn. Xin Chúa công cho Nguyễn Huệ điều binh khiển tướng đánh trận này mới mong đập tan lực lượng của địch quân.

Nguyễn Nhạc y lời nói:

– Nay có đông đủ các tướng, ta phong Nguyễn Huệ làm chánh tướng điều binh khiển tướng. Có ai không phục chăng?

Các tướng vui vẻ đồng thanh nói:

– Chúng tôi đều phục!

Chỉ có Lý Tài là chẳng nói gì. Nguyễn Huệ dõng dạc bước lên nhận gươm lệnh của Nhạc trao cho rồi quay lại lấy trong mình một phong thư gọi tên quân đến bảo:

– Ngươi lập tức đến ải Cù Mông trao cho Nguyễn Lữ, Cứ y như trong thư ta dặn mà làm.

Tên quân lãnh lệnh đi ngay. Huệ lại truyền:

– Vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân đem hai mươi thớt voi kéo theo một trăm khẩu đại bác cùng năm trăm quân hoả hổ đi trước mở đường, ta sẽ đem đại binh tiếp ứng. Trận này nếu không tiêu diệt được hai vạn quân Nguyễn thề không về gặp mà Chúa công!

Nói rồi hạ lệnh xuất quân. Năm ngàn quân Tây Sơn ngựa cất lạt người ngậm tăm, lặng lẽ theo đường núi tiến vào Phú Yên. Nguyễn Huệ chờ đến nửa đêm cho quân áp sát thành, quân Nguyễn vẫn không hề hay biết. Bố trận xong, Huệ hạ lệnh tiến quân. Quân Tây Sơn đặt đai bác nhằm cổng thành mà bắn. Cổng thành vỡ, Huệ cho bộ binh tràn vào tung hoả hổ đốt phá trại địch trong thành. Tống Phước Lương đang chia quân canh phòng cổng Bắc, bổng nghe phía Tây thành đại bác nổ ầm ầm, rồi thì lửa cháy rực trời, quân hò reo vang dậy, trống trận dậy dồn. Lương thất kinh hồn vía chạy vào thủ phủ tìm cha. Đến nơi thấy Tống Phước Hiệp vừa mặc giáp xong đang cầm thương lên ngựa. Hiệp lo âu hỏi:

– Giặc từ đâu đánh thẻ?

Lương hớt hải đáp:

– Phía Bắc thành không nghe động tĩnh. Con vừa nghe súng nổ ở phía Tây thành vội chạy đến tìm cha ngay.

Hiệp liền bảo:

– Màu về phía ấy xem sao!

Nói rồi ra roi thúc ngựa về phía Tây thành. Đến nơi thấy quân Tây Sơn đã tràn vào như thác lũ, còn quân mình bàng hoàng vừa tỉnh cơn mê, không biết đường nào chống đỡ hỗn loạn mà chạy, bị quân Tây Sơn chém giết rất nhiều.

Cha con Tống Phước Hiệp liệu bề không chống lại bên quay ngựa nhắm cổng Nam thành mà chạy. Nữ tướng Tây Sơn là Bùi Thị Xuân đầu vấn khăn lụa, mình mặc áo bà ba, ngồi trên lưng voi một ngà trông thấy hét lớn:

– Tống Phước Hiệp chạy đâu cho thoát!

Hét xong giương cung lắp tên bắn một phát trúng tay trái Tống Phước Hiệp. Hiệp nghiến răng nhổ tên, nằm mọp trên lưng ngựa quất ngựa chạy dài. Trần Quang Diệu thúc ngựa xua quân đuổi theo. Hai tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Khoa Kiên khua đao rượt đánh Trần Quang Diệu cho Tống Phước Lương phò tá Hiệp chạy trước. Hiền và Kiên bị Trần Quang Diệu vung đại đao chém trong một lúc, đầu Hiền và Kiên cũng rơi xuống đất. Ra khỏi thành chỉ chừng chừng trăm tên quân chạy theo cha con Tống Phước Hiệp. Chạy về gần đến ải Vân Phong bỗng thấy một đạo quân từ trong đường hẻm kéo ra, Tống Phước Lương giật mình nhìn lại, thì ra anh mình là Tống Phước Khương. Khương chạy đến ôm Hiệp khóc, quỳ tạ tội rằng:

– Cha bị nguy con không cứu kịp, đến nơi cha bị trọng thương, tội con đáng chết!

Nói rồi hai anh em đỡ cha xuống ngựa nằm nghỉ dưới gốc cây bên vệ đường. Hiệp hỏi Khương:

– Sao con về được đến đây?

Khương đáp:

– Con thấy lửa cháy ngút trời lại nghe súng nổ ầm ầm ở thành Phú Yên, biết có biến vội kéo quân về tiếp viện. Mới đến nửa đường gặp tàn quân của ta chạy đến nơi: Cha đã bỏ thành chạy về ải Vân Phong nên con bèn đi đường tắt đến đây.

– Chẳng hay Việt Phúc và Việt Nghĩa đâu không thấy?

Lương đỡ lời cha đáp:

– Thưa đại ca, hai em ta đã đem một vạn quân mai phục ở phía Bắc thành. Nay quân Tây Sơn đã chiếm mất thành, tất hai em ta không còn đường lui, nếu giặc từ ải Cù Mông đánh ra e rằng hai em ta nguy mất!

Tống Phước Khương liền nói với Tống Phước Lương:

– Nhị đệ mau dìu cha về cố thủ ải Vân Phong, để ta đem năm ngàn quân đánh cứu hai em.

Tống Phước Hiệp lúc ấy tuổi đã già lại bị thương máu ra nhiều sức đã kiệt, gắng gượng hỏi:

– Tướng Tây Sơn điều khiển đánh trận này là ai?

Khương đáp:

– Thưa cha, nghe nói là Nguyễn Huệ em và Nguyễn Nhạc mời vừa hai mươi mốt tuổi.

Hiệp nghe xong bảo:

– Hai con hãy mau cho vài mươi người thân tín ở đường bể lẻn ra Quy Nhơn phao tin lên rằng quân Trịnh sắp đem quân vào đánh Quảng Ngãi. Nguyễn Nhạc tất gọi Nguyễn Huệ đem quân về đề phòng mặt Bắc.

Tống Phước Khương y lời gọi quân đến dặn dò. Quân đi xong, Khương nói:

– Xin cha cho con đem quân giải cứu hai em!

Hiệp bảo:

– Sau khi cha chết đi hai con lập tức đem tàn quân về giữ ải Vân Phong, không được liều lĩnh đánh nhau cùng Nguyễn Huệ. Các con không phải là đối thủ của nó. Con hai em con sống chết đánh phó thác cho trời không còn cách nào khác đâu!

Nói rồi Hiệp than:

– Ta đã hơn ba mươi năm làm tướng, nay đã quá tuổi lục tuần mà phải thua mưu của một thằng con nít miệng con hơi sữa, để đến nỗi bị một đứa con gái đuổi theo bắn trọng thương. Nhục nhã thay!

Than xong lại khóc:

– Hai con đi! Biết hai con đang nguy khốn mà đành bó tay không cứu được, lòng cha đau xót lắm thay!

Nói rồi vừa đau thường vừa uất ức, Tống Phước Hiệp thổ huyết mà chết.

Tống Phước Khương, Tống Phước Lương khóc rống một hồi, rồi đưa thi hài Tống Phước Hiệp và lui quân về ải Văn Phong.

Trong đêm Nguyễn Huệ đem quân theo đường núi chuẩn bị đánh thành Phú Yên, thì Tống Viết Nghĩa và Tống Viết Phước mai phục ở phía Bắc thành, bỗng thấy quân Tây Sơn ở trên ải Cù Mông đánh trống dập dồn, đốt đuốc sáng rực. Tống Viết Nghĩa nói với Tống Viết Phước:

– Cha của ta thật là thần cơ diệu toán, quân Tây Sơn quả nhiên trúng kế…

Nói chưa dứt lại bỗng nghe ở phía thành Phú Yên súng nổ ầm ấm chuyển đất. Ngoảnh lại nhìn thấy lửa cháy sáng rực mây trời. Tống Viết Phước la lên:

– Nguy rồi, ta đã trúng kế giương đông kích tây của giặc rồi. Anh em ta mau kéo binh về cứu cha.

Việt Nghĩa nói:

– Em đem năm ngàn quân đi trước, anh đem năm ngàn quân đi sau đoạn hậu đề phòng giặc ở Cù Mông đánh ra.

Nói rồi liền quay ngựa hối hả dặn quân quay lại thành Phú Yên. Trời vừa hửng sáng, Việt Nghĩa đến nơi thì cửa thành đã mở toang, trong thành một đạo quân áo đỏ xông ra, đi đâu là ba viên dũng tướng, một viên tướng tuổi còn rất trẻ diện mạo khôi ngô quát lớn:

– Có ta là Tây Sơn đại tướng Đặng Văn Long ở đây, sao các ngươi con chưa xuống ngay quỳ hàng?

Tống Viết Nghĩa thất kinh than:

– Thành đã mất về tay giặc rồi. Chẳng biết cha và anh ta sống chết ra sao! Chúng đánh bằng cách nào mà nhanh thế!

Nói xong liều chết vung đao hò quân giáp chiến. Đặng Văn Long lướt ngựa khua kích rượt đánh. Quân Tây Sơn càng đánh càng hăng. Quân Nguyễn lòng đã hoang mang không còn tinh thần chiến đấu bị Tây Sơn giết chết vô số. Tống Viết Nghĩa đánh được mươi hiệp bị Đặng Văn Long vung kích chém chết. Quân Nguyễn vỡ tan bỏ chạy, tiếng khóc la vang trời dậy đất. Đặng Xuân Bảo và Đặng Xuân Phong thừa thắng xua quân đuổi theo. Văn Long ngăn lại nói:

– Hai em đừng nên truy sát làm chi, để chúng chạy ra sẽ gặp nhị sư huynh Nguyễn Lữ từ Cù Mông kéo đến. Chúng cùng đường ắt phải xin hàng.

Nói rồi lệnh cho quân, địch chạy đến đầu đuổi theo đến đấy không được giết hại.

Nhắc lại tướng Nguyễn là Tống Viết Phước đi sau đoạn hậu, bỗng thấy tiền quân mình rối loạn, có tên quân đến bảo:

– Thưa tướng quân, tướng quân Tống Viết Nghĩa đã tử trận. Hiện giặc đang đuổi theo truy sát.

Phước thất kinh hồn vía bảo quân sĩ:

– Phía Bắc có một vùng núi non hiểm trở mà chạy đến đấy mau!

Phước dẫn quân chạy đến chân núi đã thấy quân Tây Sơn chặn đường. Tướng Tây Sơn là Nguyễn Lữ thét to:

– Các ngươi không còn đường thoát thân, sao ngoan cố chưa chịu quy hàng.

Tống Viết Phước hét lên rằng:

– Ta dù bại binh cũng quyết sống mái một trận đời nào lại đi hàng lũ giặc các ngươi.

Phan Văn Lân đang ở sau lưng Nguyễn Lữ nghe Phước gọi quân mình là giặc nổi giận vung thương thúc ngựa xông ra đánh nhau với Tống Viết Phước. Đánh mới vài hiệp Tống viết Phước vã mồ hôi hột. Thêm mặt Nam Đặng Văn Long đem quân đuổi đến dồn quân Nguyễn vào giữa vòng vậy. Trong cơn nguy khốn bỗng thấy từ trong núi một đạo binh trương cờ đề bốn chữ “Lương Sơn tá quốc”, cầm đầu là bốn viên dũng tướng hùng hổ đánh vào sau lưng quân Tây Sơn. Vòng vây được mở, Tống Viết Phước liền thúc ngựa chạy về phía ấy. Phan Văn Lân thúc ngựa đuổi theo. Một viên tướng trong đạo quân Lương Sơn xông ra hét lớn:

– Giặc Tây Sơn kia chớ giết hại binh triều, có ta là Châu Đoan Hãn đến đây!

Hét xong hắn vung đao đón đánh Phan Văn Lân. Nhờ vậy Tống Viết Phước và vài trăm quân chạy thoát được về phía quân Lương Sơn. Châu Văn Tiếp bảo:

– Phạm Văn Sĩ mau đưa Tống tướng quân lui về doanh trại, anh em ta ở lại chặn đánh giặc Tây Sơn.

Nói vừa dứt lời ngoảnh lại đã thấy Châu Đoan Hãn bị Phan Văn Lân đâm một thương ngã nhào xuống ngựa. Châu Văn Tiếp hét lên một tiếng cùng em là Châu Đoan Chân lướt ngựa đến vây đánh Văn Lân. Nguyễn Lữ trông thấy liền sai Ngô Văn Sở vác đại đao xông ra trợ chiến. Quân Tây Sơn ồ ạt tiến lên. Châu Văn Tiếp liệu bề không chống nổi đành rút quân về sào huyệt trong núi Trà Lang. Quân Tây Sơn toàn thắng bắt được hàng binh và vũ khí rất nhiều. Đến rạng sáng hôm ấy, toàn phủ Phú Yên đều thuộc về Tây Sơn cả.

Nguyễn Huệ chiếm được Phú Yên bèn hạ lệnh chiêu an bá tánh kêu gọi quân Nguyễn còn đang lần trốn ra đầu thú, cho quân nghỉ ngơi kiểm điểm binh mà định ngày tiến đánh ải Vân Phong.

Nói về Hoàng Ngũ Phúc đóng quân trong thành Quảng Nam ngày kia nhận được chiếu chỉ của Trịnh Sâm, bèn hội các tướng nói:

– Ta vừa nhận được lệnh chúa phong Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn hiệu trưởng, trấn thủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi. Vậy ai có thể mang ấn kiếm vào Quy Nhơn? Trước là thừa lệnh chúa phong quan cho Nguyễn Nhạc, sau là dò xét tình hình quân Tây Sơn mạnh yếu thế nào?

Nguyễn Hữu Chỉnh đứng lên nói:

– Tôi xin lãnh mệnh vào Quy Nhơn làm sứ giả!

Phúc cả mừng nói:

– Nguyễn Hữu Chỉnh thông kim bác cổ, ứng đối như lưu, lại có tại dụng binh. Nay tướng quân lãnh trọng trách này, thật ta chẳng lo gì nữa.

Nói xong rót rượu tiễn Nguyễn Hữu Chỉnh.

Hôm ấy Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn nghe quân vào bảo:

– Tâu Chúa công, có sứ giá của chúa Trịnh là Nguyễn Hữu Chỉnh đến gọi Chúa công ra tiếp chiếu.

Nhạc cả mừng nói:

– Ngày trước Nguyễn Thung tiên sinh đem lễ vật dâng Hoàng Ngũ Phúc cầu hoà. Nay quân Trịnh lại sai sứ giả đến bảo ta tiếp chiếu ắt lá thuận ý rồi đây!

Nói rồi truyền quân mời sứ giả vào. Chỉnh vào đến thấy Nguyễn Nhạc vẫn ngồi yên trên bệ, hai bên các tướng đứng hầu, liền nói:

– Tôi vâng lệnh chúa đêm chiếu chỉ và ấn kiếm đến đây cho tướng quân thọ chức. Sao tướng quân không quỳ mà lĩnh chiếu?

Nhạc nghiêm mặt hỏi:

– Từ xưa đến nay chỉ nghe nói tiếp chiếu của vua chưa nghe nói tiếp chiếu của chúa bao giờ. Nay nghe ngài bảo là vâng lệnh chúa nên Nhạc tôi còn lưỡng lự chưa biết phải làm sao?

Chính liền đáp:

– Từ thời Lê Trung Hưng đến nay các vua Lê đã giao cho các chúa thay quyền nhiếp chính, điều hành mọi việc trong nước, bất cứ việc gì cũng không phải xin lệnh của vua. Nếu tướng quân không nhận chiếu chỉ của chúa, Chỉnh tôi xin về tâu lại.

Nhạc với bước xuống bệ nói:

– Ấy! Chẳng qua tôi là người nước người nên không hiểu lệ ấy mà thôi. Nếu vua đã trao quyền cho chúa thì chiếu của chúa là chiếu của vua.

Nói rồi liền cũng các tướng quỳ nghe chiếu, Chỉnh đọc:

“Nước Đại Việt niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba mươi sáu. Tĩnh Đô Vương hạ chiếu:

Nay sắc phong cho Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn hiệu trưởng trấn thủ hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, lệnh cho Tây Sơn hiệu trưởng đem quân hai phủ tiền đánh giặc Nguyễn ở phương Nam, đem non sông gom về một mối. Tiếp được chiếu này lập tức thi hành chớ phụ lòng mong đợi của quả nhân.

Nay chiếu”

Nhạc nghe xong lậy ba lậy nhận ấn kiếm của Chỉnh trao cho, rồi truyền quân bày yến tiệc. Nhập tiệc Nhạc rót rượu mời Chỉnh. Nhạc nói:

– Nay tôi được sắc phong của Tĩnh Đô Vương và cùng với ngài là bạn đồng liêu, xin mời ngài một chén.

Chỉnh nâng chén uống cạn hỏi:

– Đã nhận sắc phong rồi, vậy hiệu trưởng định bao giờ xuất quân đánh Nguyễn?

Nguyễn Huệ liền đứng lên đỡ lời Nhạc:

– Xin ngài về thưa cùng chúa, đại huynh tôi hẹn trong mười ngày sẽ đánh tan hai vạn quân của Tôn Phước Hiệp chiếm lấy Phú Yên.

Chỉnh thấy Huệ còn rất trẻ mới đắn đo rằng:

– Hay lắm! Những việc quân thắng bại là lẽ thường tướng quân sao đã vội định ngày? Vả lại Tôn Phước Hiệp là một lão tướng của Nguyễn Định Vương, tướng quân đừng nên khinh địch mà chuốc lấy bại vong đó.

Nói rồi vòng tay cáo biệt ra về. Nhạc quở trách Huệ:

– Trước mặt Hữu Chỉnh em đã vội hứa trong mười ngày phá xong địch chiếm Phú Yên. Ngộ nhỡ trong mười ngày mà việc không xong hoá ra ta nói khoác với họ thì còn mặt mũi nào?

Huệ thưa:

– Xin đại huynh chớ lo, trận này em xin lãnh binh phá địch, nếu trong mười ngày không thắng xin chịu mất đầu theo tướng lệnh.

Huệ vừa nói xong bỗng có một người xồng xộc bước vào nói lớn:

– Nguyễn Nhạc sao dám lừa dối ta. Ông hứa đánh Trịnh chiếm lại Phú Xuân tôn phò ta lên ngôi chúa, mà nay đi nhận sắc phong của họ Trịnh là nghĩa làm sao?

Mọi người nhìn lại hoá ra là Đông cung Nguyễn Phúc Dương. Huệ thấy Đông cung Dương đã biết cơ mưu của mình liền đáp rằng:

– Xin Đông cung Thế tử chớ khá hiểu lầm. Đại huynh tôi buộc phải giả hoà với quân Trịnh để là kế hoãn binh, vì không thể đem hết toàn quân r Quảng Nam đánh Trịnh. Bởi ở Phú Yên Tống Phước Hiệp đã đem đại binh hai vạn lăm le đánh chiếm Quy Nhơn, Đông cung Thế tử đã biết chưa?

Nguyễn Phúc Dương đáp:

– Việc nay ta có biết.

Huệ lại nói:

– Giờ xin Thế tử hay viết một bức thư nói rõ ý tôn phò của đại huynh tôi cho Tống Phước Hiệp được biết yêu cầu ông ấy lui bình. Nếu Tống Phước Hiệp cho nghe lệnh Định Vương Nguyễn Phúc Thuần mà không nghe lệnh Thế tử thì quân Tây Sơn ta phải đánh Tống Phước Hiệp trước, sau đó sẽ dốc toàn lực quay sang đánh Trịnh, mới có cơ thu phục được kinh thành đưa Thế tử lên ngôi chúa. Chẳng hay ý Thế tử thế nào?

Nguyễn Phúc Dương còn nhỏ tuổi thật thà, nghe Huệ nói thế tỏ ý ăn năn đáp:

– Ta thật là hồ đồ, chút nữa đã hiểu lầm tấm lòng trung nghĩa của các vị tướng quân. Để ta viết thư cho Tống Phước Hiệp xem thứ ý ông ấy thế nào?

Nguyễn Phúc Dương viết xong, Nhạc bèn sai Nguyễn Thung đem thư sang Phú Yên cho Tống Phước Hiệp.

Nói về Tống Phước Hiệp lúc ấy đã ngoài sáu mươi tuổi, được chúa Định Vương phong làm tổng binh quản dinh Bình Tây đại tướng quân, bèn lấy quân ở ba dinh Long Hồ, Phiên Trấn, Trấn Biên tổng cộng hơn hai vạn dân. Các con là Tống Phước Khương, Tống Phước Lương, Tống Viết Phước, Tống Viết Nghĩa ồ át xua quân ra Bình Thuận. Quân Nguyễn tiến đến đâu quân Tây Sơn chỉ lui mà không đánh.

Chỉ trong vòng hai tháng Tống Phước Hiệp đã chiếm lại ba thành Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên. Chiếm thành Phú Yên, Tống Phước Hiệp đích thân cưỡi ngựa đến ải Cù Mông xem xét. Thấy núi non trùng điệp đá dựng hiểm trở, chỉ có một con đường độc đạo lên đến đỉnh đèo, Hiệp nói với các con:

– Ải Cù Mông hình thế hiểm trở quân Tây Sơn lại đóng ở trên đỉnh đèo có lợi thế từ cao đánh xuống. Dù ta có thiên bình vạn mã cũng không thể nào qua khỏi ải này. Các con hãy chia quân đóng giữ các nó hiểm yếu cho binh sĩ nghỉ ngơi dưỡng sức rồi ta sẽ tính kế sau.

Người con nhỏ của Hiệp là Tống Viết Nghĩa hỏi:

– Thưa cha ải này không cao và hiểm trở bằng ải Vân Phong (đèo Cả). Ải Vân Phong ta con lấy được dễ dàng thì ải Cù Mông này sao cha lại ngại?

Tống Phước Hiệp vuốt râu cười:

– Ải Vân Phong tuy rằng hiểm trở nhưng giặc Tây Sơn chỉ lui mà không đánh nên ta mới chiếm được dễ dàng. Còn ải Cù Mông này con hãy nhìn xem trên sườn núi dọc theo đường đèo lều trại san sát, mỗi một khúc quanh đá đều gom thành đống, chứng tỏ chúng phong bị rất kỹ càng, không thể nào đánh được.

Nói xong liền quay ngựa về doanh trại. Vừa đến nơi có quân canh vào bảo:

– Thưa đại tướng quân, có sứ giả quân Tây Sơn xin vào yết kiến.

Phước Hiệp cho vào. Đến trước án, Nguyễn Thung thi lễ nói:

– Tôi là sứ giả của Tây Sơn xin được ra mắt tướng quán.

Hiệp vênh mặt hỏi:

– Tây Sơn các người đánh nhau với ta thua quá bỏ luôn ba dinh Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên mà chạy về Quy Nhơn. Nay cùng đường Nguyễn Nhạc sai ngươi đến cầu hoà phải chăng?

Thung ung dung đáp:

– Chủ tướng tôi bỏ ba dinh lui về Quy Nhơn không phải vì thua quân, mà vì chủ tướng tôi với tướng quân đều là tôi trong một nước nên không muốn chém giết lẫn nhau do thôi!

Hiệp vỗ bàn quát:

– Láo xược! Nguyễn Nhạc khởi loạn ở Tây Sơn kéo ra đánh Quảng Nam đuổi chúa ta chạy vào Gia Định sao dám bảo ta với hắn là tôi trong một nước? Nhà ngươi nói không ra lẽ, ta giết chết không tha.

Không chút sợ hãi, Thùng đáp rằng:

– Chủ tướng tôi khởi binh ở Tây Sơn đánh đổ Quốc phó Trương Phúc Loan chuyên quyền làm lắm điều tàn bạo, tôn phò Đông cung Nguyễn Phúc Dương vốn dòng chính thống bị Phúc Loan truất phế. Nay Đông cung sai chủ tướng tôi đem quân Bắc tiến thu phục kinh thành Phú Xuân về chỗ chúa Nguyễn. Ấy chẳng phải chủ tướng tôi là tôi của chúa Nguyễn rồi ư?

Hiệp suy nghĩ giây lát rồi bảo:

– Điều ngươi vừa nói nghe ra hợp lý, nhưng việc Nguyễn Nhạc tôn phò Đông cung lấy gì để làm bằng?

Thùng lấy thư trong ngực ra dâng Phước Hiệp rồi nói:

– Đây là thư của Đông cung gửi cho tướng quân. Xin tướng quân xem lấy làm bằng.

Tống Phước Hiệp tiếp thư đọc xong nói:

– Trong thư Đông cung bảo ta phải lui binh, để Nguyễn Nhạc tin tưởng dồn toàn lực ra Quảng Ngãi đánh Trịnh. Nhưng nếu ta lui binh thì các người thừa cơ chiếm lại Phú Yên thì làm sao?

Thùng ngạc nhiên hỏi:

– Trong thư có dấu ấn của Đông cung, tướng quân vẫn chưa tin ư?

Hiệp vuốt râu cười đáp:

– Ngộ nhỡ các ngươi dùng vũ lực ép Thế tử viết thư để lừa ta, bảo ta tin sao được? Nếu thật lòng người về thưa cùng Đông cung, chờ ta sai người ra Quy Nhơn diện kiến, nếu đúng là ý của Đông cung ta lập tức lui binh.

Nguyễn Thung cáo biệt ra về. Ngày sứ giả của Tống Phước Hiệp đến, Nguyễn Nhạc, mời Nguyễn Phúc Đường ngồi giữa, Nhạc và các tướng đứng hầu hai bên, rồi truyền cho sứ giả vào. Sứ giả vào đến trông thấy Nguyễn Đường liền sụp lậy tung hô:

– Kính chúc Thế tử sức khoẻ an khang!

Nguyễn Phúc Đường ân cần nói:

– Tống Phước Hiệp không tin thư ấy là của ta, nên mới sai người đến xem hư thực thế nào có phải vậy chăng?

Sứ giả đáp:

– Đúng là như vậy, dám hỏi Thế tử sự thể thế nào?

Nguyễn Phúc Dương bảo:

– Tống tướng quân cẩn thận vậy là đúng! Ngươi hãy về thưa cùng Tống tướng quân đem đại binh quay về Gia Định truất phế Định Vương Nguyễn Phúc Thuần thì ta mới yên tâm đem toàn quân ra Quảng Nam đánh Trịnh. Có như thế sau khi đuổi Trịnh ra khỏi sông Linh Giang, thu phục kinh thành Phú Xuân, tất cơ đồ nguyên vẹn như xưa, nghĩa cương thường gom về một mối, thì công của Tống tướng quân rất lớn. Ta đã viết sẵn một phong thư, ngươi hãy kíp mang về tâu lại cùng Tống tướng quân.

Sứ giả vâng lệnh quay về dâng thư của Phúc Đường cho Tống Phước Hiệp. Hiệp xem thư xong cười rằng:

– Đông cung tuổi còn nhỏ chưa trải việc đời, nên mới bị Nhạc dối gạt. Ta chưa có kế gì đánh chúng thì chúng tự đem thân nộp mạng cho ta.

Mấy người con Tống Phước Hiệp cũng thưa:

– Cha nói vậy là nghĩa gì, chúng con không hiểu?

Hiệp đáp:

– Ta đã sai người dò xét tình hình quân địch. Chờ cho thám mã về bảo, các con khắc rõ.

Vừa nói xong quân thám mã về bảo:

– Thưa đại tướng quân, giặc Tây Sơn đang chưa bị bịnh mà định ngày tiến đánh quân ta.

Hiệp vuốt râu bảo:

– Đúng như điều ta dự đoán, Nguyễn Nhạc mượn tiếng tôn phò Đông cung, giả danh đánh Trịnh để ta không đề phòng rồi bất ngờ tiến đánh. Chúng tưởng ta cũng khờ khạo như Đông cung sao?

Nói xong cười lớn. Tống Viết Nghĩa hỏi:

– Thưa cha vậy ta nên liệu tính thế nào?

Hiệp đáp:

– Ta tương kế tự kế đánh cho chúng một trái không còn manh giáp.

Nói rồi liền viết thư sai một tên quân đem sang ải Cù Mông báo cho quân Tây Sơn hẹn trong năm ngày sẽ rút quân về. Hiệp bảo Tống Viết Nghĩa rằng:

– Tống Viết Nghĩa và Tống Viết Phước hai con lãnh một vạn tinh binh ra phía Bắc thành mai phục quân Tây Sơn từ ải Cù Mông tiến vào thì cứ để cho chung đi qua, đợi khi nào quân ta mở cổng thành giao chiến, hai con lập tức đánh vào sau lưng giặc.

Tống Viết Phước và Tống Viết Nghĩa lãnh lệnh lui ra. Tống Phước Hiệp xuống lệnh:

– Tống Phước Khương lãnh năm ngàn quân ra canh phòng ở cửa bể đề phòng chúng đánh ta bằng thuỷ binh. Tống Phước Lương ngày đêm cho quân canh phòng cẩn mật ở mặt Bắc thành, chúng chỉ có thể đánh ta bằng hai con đường ấy mà thôi.

Nói về Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn nhận được thư của Tống Phước Hiệp mở ra xem nói:

– Tống Phước Hiệp hẹn trong năm ngày sẽ kéo quân về Gia Định truất phế Định Vương Nguyễn Phúc Thuần. Vậy nhân lúc chúng không đề phòng ta bt ngờ tiến đánh ắt là toàn thắng.

Nguyễn Huệ can rằng:

– Xin đại huynh hay khoan. Nếu ta đem quân qua ải Cù Mông theo đường đại ộ đánh Phú Yên nhất định sẽ gặp quân mai phục của Tống Phước Hiệp.

Huệ vừa dứt lời quân thám mã về báo:

– Tâu Chúa công, Tống Phước Hiệp sai con là Tống Viết Nghĩa đem một vạn quân mai phục ở phí Bắc thành Phú Yên chờ quân ta đến thì đổ ra đánh. Tống Phước Khương đêm năm ngàn quân canh phòng mặt bể.

Nghe xong Nhạc giật mình hỏi Huệ:

– Sao em biết rằng Tống Phước Hiệp nhất định cho quân mai phục?

Huệ đáp:

– Tống Phước Hiệp là một lão tướng đa mưu túc trí. Hắn biết ta giả hoà để bất ngờ tiến đánh, nên tương kế tựu kế cho quân mai phục chờ ta tiến đánh rồi hai mặt giáp công.

Lý Tài bước ra cười hỏi:

– Nếu tướng quân đã biết thế thì sao còn giả kế giảng hoà, để quân Nguyễn càng cẩn mật đề phòng thì quân ta càng khó bề thủ thắng?

Huệ cũng cười bảo:

– Nhưng Tống Phước Hiệp chỉ đề phòng phía trước mặt mà không che chắn ở sau lưng. Tôi làm thế để chia quân của địch ra mai phục ở mặt Bắc ta thừa cơ đem binh tiến đánh phía sau lưng.

Nhạc ngạc nhiên hỏi:

– Em làm cách nào mà đánh được ở sau lưng quân Nguyễn?

– Thưa đại huynh, ở phía Nam thành Quy Nhơn có một con đường núi của các bộ tộc người Thượng thông thương với nhau. Con đường này đi vòng qua phía tây ải Cù Mông vào đến thành Phú Yên. Nay ta bí mật theo đường này đánh lấy Phú Yên, chặn đường rút của một vạn quân Tống Viết Nghĩa mai phục. Khi ấy không những ta chiếm được Phú Yên mà con tiêu diệt được hai vạn quân Nguyễn đang uy hiếp ta ở mặt Nam. Ấy là kế giương Đông kích Tây, xin đại huynh xuống lệnh xuất quân.

Lý Tài cười hỏi:

– Nếu là giương Đông kịch Tay, thì ta làm kế ngh bình ở ải Cù Mông, rồi theo đường này mà đánh việc gì phải cho Đông cung làm kế giải hoà?

Huệ ung dung đáp:

– Lúc Tống Phước Hiệp đánh lấy Bình Thuận Diên Khánh, Phú Yên của ta, hắn cho thuỷ binh làm kế nghi binh nói phao rằng sẽ đem thuỷ binh đánh vào các cửa bể, khiến ta sợ quân mình lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch nên phải lui quân về giữ ải Cù Mông bỏ ba dinh cho quân Nguyễn, chứng tỏ Tống Phước Hiệp không phải là kẻ vô mưu. Nếu chỉ dùng kế kế nghi binh thường tình như Lý tướng quân nói sao lừa được Tống Phước Hiệp.

Lý Tài lại cãi:

– Nếu chỉ dùng kế nghi binh như tôi vừa nói, mà hắn không biết có con đường núi kia thì ắt chẳng đề phòng. Còn bây giờ dù có cho Đông cung Thế tử là kẻ giả hoà mà hắn biết có con đường núi ấy tất hắn lại càng đề phòng hơn nữa!

Nguyễn Huệ cười lớn đáp:

– Ta làm kế giả hoà để cho hắn đề phòng. Nay hắn đem một vạn quân mai phục ở mặt Bắc, để năm ngàn quân phòng thủ ở mặt Đông, trong thành còn lại năm ngàn quân. Chứng tỏ hắn không biết rằng ở phía Tây có con đường núi bí mật này. Ấy chẳng phải là biết người biết ta trăm trận trăm thắng đó sao?

Lý Tài nghe xong không còn bắt bẻ vào đâu nữa. Nguyễn Thung bước ra nói:

– Mưu của Nguyễn Huệ thật là diệu kế thập toàn. Xin Chúa công cho Nguyễn Huệ điều binh khiển tướng đánh trận này mới mong đập tan lực lượng của địch quân.

Nguyễn Nhạc y lời nói:

– Nay có đông đủ các tướng, ta phong Nguyễn Huệ làm chánh tướng điều binh khiển tướng. Có ai không phục chăng?

Các tướng vui vẻ đồng thanh nói:

– Chúng tôi đều phục!

Chỉ có Lý Tài là chẳng nói gì. Nguyễn Huệ dõng dạc bước lên nhận gươm lệnh của Nhạc trao cho rồi quay lại lấy trong mình một phong thư gọi tên quân đến bảo:

– Ngươi lập tức đến ải Cù Mông trao cho Nguyễn Lữ, Cứ y như trong thư ta dặn mà làm.

Tên quân lãnh lệnh đi ngay. Huệ lại truyền:

– Vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân đem hai mươi thớt voi kéo theo một trăm khẩu đại bác cùng năm trăm quân hoả hổ đi trước mở đường, ta sẽ đem đại binh tiếp ứng. Trận này nếu không tiêu diệt được hai vạn quân Nguyễn thề không về gặp mà Chúa công!

Nói rồi hạ lệnh xuất quân. Năm ngàn quân Tây Sơn ngựa cất lạt người ngậm tăm, lặng lẽ theo đường núi tiến vào Phú Yên. Nguyễn Huệ chờ đến nửa đêm cho quân áp sát thành, quân Nguyễn vẫn không hề hay biết. Bố trận xong, Huệ hạ lệnh tiến quân. Quân Tây Sơn đặt đai bác nhằm cổng thành mà bắn. Cổng thành vỡ, Huệ cho bộ binh tràn vào tung hoả hổ đốt phá trại địch trong thành. Tống Phước Lương đang chia quân canh phòng cổng Bắc, bổng nghe phía Tây thành đại bác nổ ầm ầm, rồi thì lửa cháy rực trời, quân hò reo vang dậy, trống trận dậy dồn. Lương thất kinh hồn vía chạy vào thủ phủ tìm cha. Đến nơi thấy Tống Phước Hiệp vừa mặc giáp xong đang cầm thương lên ngựa. Hiệp lo âu hỏi:

– Giặc từ đâu đánh thẻ?

Lương hớt hải đáp:

– Phía Bắc thành không nghe động tĩnh. Con vừa nghe súng nổ ở phía Tây thành vội chạy đến tìm cha ngay.

Hiệp liền bảo:

– Màu về phía ấy xem sao!

Nói rồi ra roi thúc ngựa về phía Tây thành. Đến nơi thấy quân Tây Sơn đã tràn vào như thác lũ, còn quân mình bàng hoàng vừa tỉnh cơn mê, không biết đường nào chống đỡ hỗn loạn mà chạy, bị quân Tây Sơn chém giết rất nhiều.

Cha con Tống Phước Hiệp liệu bề không chống lại bên quay ngựa nhắm cổng Nam thành mà chạy. Nữ tướng Tây Sơn là Bùi Thị Xuân đầu vấn khăn lụa, mình mặc áo bà ba, ngồi trên lưng voi một ngà trông thấy hét lớn:

– Tống Phước Hiệp chạy đâu cho thoát!

Hét xong giương cung lắp tên bắn một phát trúng tay trái Tống Phước Hiệp. Hiệp nghiến răng nhổ tên, nằm mọp trên lưng ngựa quất ngựa chạy dài. Trần Quang Diệu thúc ngựa xua quân đuổi theo. Hai tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Khoa Kiên khua đao rượt đánh Trần Quang Diệu cho Tống Phước Lương phò tá Hiệp chạy trước. Hiền và Kiên bị Trần Quang Diệu vung đại đao chém trong một lúc, đầu Hiền và Kiên cũng rơi xuống đất. Ra khỏi thành chỉ chừng chừng trăm tên quân chạy theo cha con Tống Phước Hiệp. Chạy về gần đến ải Vân Phong bỗng thấy một đạo quân từ trong đường hẻm kéo ra, Tống Phước Lương giật mình nhìn lại, thì ra anh mình là Tống Phước Khương. Khương chạy đến ôm Hiệp khóc, quỳ tạ tội rằng:

– Cha bị nguy con không cứu kịp, đến nơi cha bị trọng thương, tội con đáng chết!

Nói rồi hai anh em đỡ cha xuống ngựa nằm nghỉ dưới gốc cây bên vệ đường. Hiệp hỏi Khương:

– Sao con về được đến đây?

Khương đáp:

– Con thấy lửa cháy ngút trời lại nghe súng nổ ầm ầm ở thành Phú Yên, biết có biến vội kéo quân về tiếp viện. Mới đến nửa đường gặp tàn quân của ta chạy đến nơi: Cha đã bỏ thành chạy về ải Vân Phong nên con bèn đi đường tắt đến đây.

– Chẳng hay Việt Phúc và Việt Nghĩa đâu không thấy?

Lương đỡ lời cha đáp:

– Thưa đại ca, hai em ta đã đem một vạn quân mai phục ở phía Bắc thành. Nay quân Tây Sơn đã chiếm mất thành, tất hai em ta không còn đường lui, nếu giặc từ ải Cù Mông đánh ra e rằng hai em ta nguy mất!

Tống Phước Khương liền nói với Tống Phước Lương:

– Nhị đệ mau dìu cha về cố thủ ải Vân Phong, để ta đem năm ngàn quân đánh cứu hai em.

Tống Phước Hiệp lúc ấy tuổi đã già lại bị thương máu ra nhiều sức đã kiệt, gắng gượng hỏi:

– Tướng Tây Sơn điều khiển đánh trận này là ai?

Khương đáp:

– Thưa cha, nghe nói là Nguyễn Huệ em và Nguyễn Nhạc mời vừa hai mươi mốt tuổi.

Hiệp nghe xong bảo:

– Hai con hãy mau cho vài mươi người thân tín ở đường bể lẻn ra Quy Nhơn phao tin lên rằng quân Trịnh sắp đem quân vào đánh Quảng Ngãi. Nguyễn Nhạc tất gọi Nguyễn Huệ đem quân về đề phòng mặt Bắc.

Tống Phước Khương y lời gọi quân đến dặn dò. Quân đi xong, Khương nói:

– Xin cha cho con đem quân giải cứu hai em!

Hiệp bảo:

– Sau khi cha chết đi hai con lập tức đem tàn quân về giữ ải Vân Phong, không được liều lĩnh đánh nhau cùng Nguyễn Huệ. Các con không phải là đối thủ của nó. Con hai em con sống chết đánh phó thác cho trời không còn cách nào khác đâu!

Nói rồi Hiệp than:

– Ta đã hơn ba mươi năm làm tướng, nay đã quá tuổi lục tuần mà phải thua mưu của một thằng con nít miệng con hơi sữa, để đến nỗi bị một đứa con gái đuổi theo bắn trọng thương. Nhục nhã thay!

Than xong lại khóc:

– Hai con đi! Biết hai con đang nguy khốn mà đành bó tay không cứu được, lòng cha đau xót lắm thay!

Nói rồi vừa đau thường vừa uất ức, Tống Phước Hiệp thổ huyết mà chết.

Tống Phước Khương, Tống Phước Lương khóc rống một hồi, rồi đưa thi hài Tống Phước Hiệp và lui quân về ải Văn Phong.

Trong đêm Nguyễn Huệ đem quân theo đường núi chuẩn bị đánh thành Phú Yên, thì Tống Viết Nghĩa và Tống Viết Phước mai phục ở phía Bắc thành, bỗng thấy quân Tây Sơn ở trên ải Cù Mông đánh trống dập dồn, đốt đuốc sáng rực. Tống Viết Nghĩa nói với Tống Viết Phước:

– Cha của ta thật là thần cơ diệu toán, quân Tây Sơn quả nhiên trúng kế…

Nói chưa dứt lại bỗng nghe ở phía thành Phú Yên súng nổ ầm ấm chuyển đất. Ngoảnh lại nhìn thấy lửa cháy sáng rực mây trời. Tống Viết Phước la lên:

– Nguy rồi, ta đã trúng kế giương đông kích tây của giặc rồi. Anh em ta mau kéo binh về cứu cha.

Việt Nghĩa nói:

– Em đem năm ngàn quân đi trước, anh đem năm ngàn quân đi sau đoạn hậu đề phòng giặc ở Cù Mông đánh ra.

Nói rồi liền quay ngựa hối hả dặn quân quay lại thành Phú Yên. Trời vừa hửng sáng, Việt Nghĩa đến nơi thì cửa thành đã mở toang, trong thành một đạo quân áo đỏ xông ra, đi đâu là ba viên dũng tướng, một viên tướng tuổi còn rất trẻ diện mạo khôi ngô quát lớn:

– Có ta là Tây Sơn đại tướng Đặng Văn Long ở đây, sao các ngươi con chưa xuống ngay quỳ hàng?

Tống Viết Nghĩa thất kinh than:

– Thành đã mất về tay giặc rồi. Chẳng biết cha và anh ta sống chết ra sao! Chúng đánh bằng cách nào mà nhanh thế!

Nói xong liều chết vung đao hò quân giáp chiến. Đặng Văn Long lướt ngựa khua kích rượt đánh. Quân Tây Sơn càng đánh càng hăng. Quân Nguyễn lòng đã hoang mang không còn tinh thần chiến đấu bị Tây Sơn giết chết vô số. Tống Viết Nghĩa đánh được mươi hiệp bị Đặng Văn Long vung kích chém chết. Quân Nguyễn vỡ tan bỏ chạy, tiếng khóc la vang trời dậy đất. Đặng Xuân Bảo và Đặng Xuân Phong thừa thắng xua quân đuổi theo. Văn Long ngăn lại nói:

– Hai em đừng nên truy sát làm chi, để chúng chạy ra sẽ gặp nhị sư huynh Nguyễn Lữ từ Cù Mông kéo đến. Chúng cùng đường ắt phải xin hàng.

Nói rồi lệnh cho quân, địch chạy đến đầu đuổi theo đến đấy không được giết hại.

Nhắc lại tướng Nguyễn là Tống Viết Phước đi sau đoạn hậu, bỗng thấy tiền quân mình rối loạn, có tên quân đến bảo:

– Thưa tướng quân, tướng quân Tống Viết Nghĩa đã tử trận. Hiện giặc đang đuổi theo truy sát.

Phước thất kinh hồn vía bảo quân sĩ:

– Phía Bắc có một vùng núi non hiểm trở mà chạy đến đấy mau!

Phước dẫn quân chạy đến chân núi đã thấy quân Tây Sơn chặn đường. Tướng Tây Sơn là Nguyễn Lữ thét to:

– Các ngươi không còn đường thoát thân, sao ngoan cố chưa chịu quy hàng.

Tống Viết Phước hét lên rằng:

– Ta dù bại binh cũng quyết sống mái một trận đời nào lại đi hàng lũ giặc các ngươi.

Phan Văn Lân đang ở sau lưng Nguyễn Lữ nghe Phước gọi quân mình là giặc nổi giận vung thương thúc ngựa xông ra đánh nhau với Tống Viết Phước. Đánh mới vài hiệp Tống viết Phước vã mồ hôi hột. Thêm mặt Nam Đặng Văn Long đem quân đuổi đến dồn quân Nguyễn vào giữa vòng vậy. Trong cơn nguy khốn bỗng thấy từ trong núi một đạo binh trương cờ đề bốn chữ “Lương Sơn tá quốc”, cầm đầu là bốn viên dũng tướng hùng hổ đánh vào sau lưng quân Tây Sơn. Vòng vây được mở, Tống Viết Phước liền thúc ngựa chạy về phía ấy. Phan Văn Lân thúc ngựa đuổi theo. Một viên tướng trong đạo quân Lương Sơn xông ra hét lớn:

– Giặc Tây Sơn kia chớ giết hại binh triều, có ta là Châu Đoan Hãn đến đây!

Hét xong hắn vung đao đón đánh Phan Văn Lân. Nhờ vậy Tống Viết Phước và vài trăm quân chạy thoát được về phía quân Lương Sơn. Châu Văn Tiếp bảo:

– Phạm Văn Sĩ mau đưa Tống tướng quân lui về doanh trại, anh em ta ở lại chặn đánh giặc Tây Sơn.

Nói vừa dứt lời ngoảnh lại đã thấy Châu Đoan Hãn bị Phan Văn Lân đâm một thương ngã nhào xuống ngựa. Châu Văn Tiếp hét lên một tiếng cùng em là Châu Đoan Chân lướt ngựa đến vây đánh Văn Lân. Nguyễn Lữ trông thấy liền sai Ngô Văn Sở vác đại đao xông ra trợ chiến. Quân Tây Sơn ồ ạt tiến lên. Châu Văn Tiếp liệu bề không chống nổi đành rút quân về sào huyệt trong núi Trà Lang. Quân Tây Sơn toàn thắng bắt được hàng binh và vũ khí rất nhiều. Đến rạng sáng hôm ấy, toàn phủ Phú Yên đều thuộc về Tây Sơn cả.

Nguyễn Huệ chiếm được Phú Yên bèn hạ lệnh chiêu an bá tánh kêu gọi quân Nguyễn còn đang lần trốn ra đầu thú, cho quân nghỉ ngơi kiểm điểm binh mà định ngày tiến đánh ải Vân Phong.

Bình luận