Nguyễn Phúc Ánh được Đỗ Thành Nhân và các tướng tôn lên ngôi chúa xong. Hôm sau Nguyễn Nghi yết kiến nói riêng với Phúc Ánh:
– Lúc Lý Tài bỏ Tây Sơn theo chúa Định vương ở thành Sài Côn, nhưng Đỗ Thành Nhân ở trong thành quản thúc chúa Định Vương, khiến cho nội bất xuất ngoại bất nhập. Kế đến Đông cung Thế tử trốn khỏi Quy Nhơn đến đồn Thị Nghè. Chính thần và Đông cung đến xin vào thành Sài Côn. Lúc ấy có phải chính Thượng vương đã xa tiễn trao thư báo tin Thành Nhân làm phản?
Ánh đáp:
– Chính ta đã xạ tiễn trao thư cho Đông cung báo tin Đồ Thành Nhân làm phản.
Nguyễn Nghi hỏi tiếp;
– Vậy tại sao khi viết mật thư triệu tập các tướng về rừng Tam Phụ, Thượng vương lại bảo rằng Đỗ Thành Nhân vì sợ Lý Tài giả hàng làm nội ứng, nên Thành Nhân bất đắc dĩ không cho Định Vương ra ngoài thành mà đón Lý Tài. Vậy té ra lúc xạ tiễn trao thư bảo Thành Nhân làm phản là Thượng vương đã lầm lẫn chăng?
Ánh đáp:
– Lúc ấy Thành Nhân làm phản, quản thúc Định vương, ta xạ tiễn trao thư không hề lầm lẫn.
Nghi hỏi:
– Vậy bây giờ Thượng vương bảo Thành Nhân lũ ấy không có bụng làm phản, là bây giờ Thượng vương lầm lần chăng?
Ánh cười đáp:
– Ta không hề lầm lẫn!
Nghi lại hỏi:
– Cả hai điều trái ngược nhau mà không có điều nào lầm lẫn là Thượng vương có ý gì chăng?
Ánh nghe xong, khen Nghi rằng:
– Khanh thật là có mắt tinh đời. Lúc quân ta bị Nguyễn Huệ đánh tan tành, mọi người lẩn tranh mọi nơi, hai chúa đều bị bắt, chỉ có binh Đỗ Thành Nhân ở rừng Tam Phụ là chưa bị tổn thất gì cả. Ta muốn mượn thế lực Đỗ Thành Nhân khôi phục cơ đồ, nên mới viết mật tư triệu tập các tướng về hội quân như thế, Đỗ Thành Nhân yên tâm mà điều binh đuổi quân Tây Sơn khỏi đất Gia Định. Trong các đại thần theo chúa Định Vương từ Phú Xuân đến đây chỉ còn lại có mỗi mình khanh. Khanh thấy Thành Nhân là người thế nào?
Không chút do dự Nghi đáp:
– Thành Nhân tôn phò Thượng vương để thu phục nhân tâm mưu đồ bá vương.
Ánh nghiêm mặt hỏi:
– Dựa vào đâu mà khanh quả quyết thế?
Nghi tâu:
– Lúc tôn Thượng vương làm Nguyên soái, Thành Nhân nói rằng việc điều binh khiển tướng đã có hắn lo liệu. Ấy là tự cho mình tài hơn Thượng vương. Lúc giết tên quân dung mạo giống mình, Thành Nhân nói: “Mặt giống vua chúa là phạm mạo”. Ấy là trong lòng đã có chí làm vua chúa. Rồi mời đây Thượng vương xưng vương, Thành Nhân lại nói: Chỉ có một mình Thượng vương là con cháu nhà chúa mà thôi. Ấy chẳng phải là Thành Nhân vì bất đắc dĩ mới ở dưới quyền của Thượng vương sao? Xét ba điều ấy nếu để Thành Nhân lấn quyền sớm muộn gì cũng sinh ra tai hoạ!
Ánh gật đầu nói:
– Lời khanh rất hợp ý ta. Nhưng hiện nay trong thành Sài Côn toàn là quân Đông Sơn cả, vả lại ở Trường Đồn còn có Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập trấn giữ. Nếu giết Thành Nhân e rằng quân Đông Sơn làm loạn thì sao?
Nghi hiến kế:
– Hiện trong thành Sài Côn còn có thần, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương mở người đều có hơn ngàn thủ hạ. Vả lại quân Đông Sa theo Thành Nhân vì Nhân tôn phò Thượng vương. Nếu kết tội Thành Nhân làm phản đem giết đi thì quân Đông Sơn ắt theo về cùng Thượng vương. Việc Sài Côn không đáng lo, chỉ lo Võ Tánh và Đỗ Nhàn Tráp ở Trường Đồn mà thôi!
Ánh nói:
– Sau khi giết Đỗ Thành Nhân rồi ta lập tức xuống chỉ sai người vào Hà Tiên bảo Mạc Thiên Tứ tiến quân ra, ta từ Sài Côn tiến vào vây Trường Đồn bắt Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập để tiệt trừ hậu hoạ. Khanh thấy thế nào?
Nghi mừng rỡ thưa:
– Kế ấy rất hay. Ta nên thi hành ngay, đừng chậm trễ.
Hôm sau Phúc Ánh cho mời Đỗ Thành Nhân đến nơi cung. Nhân không nghĩ ngơ gì cả, ung dung vào ra mắt Nguyễn Ánh. Ánh hỏi:
– Nay quân ta đã chiếm được ba thành Trường Đồn, Sài Côn, Trấn Biên. Vậy việc đem quân ra tiêu diệt Tây Sơn Nguyễn Nước, thượng tướng công đã có kế sách gì chưa?
Nhân đáp:
– Thần có quên một đạo sĩ người Pháp Lang Sa tên là Bá Đa Lộc. Người này từ Tây Dương đến giảng truyền đạo Hoà Lan (kito giáo) ở nước Nam ta. Đạo sĩ Bá Đa Lộc có mượn cho thần mấy chiếc tàu đồng to và súng đại bác lớn, hẹn trong một tuần trăng nữa sẽ từ Pháp Lang Sa vượt biển vào Sài Côn giúp cho ta. Thần định cho họ đem tàu đồng súng lớn sang đã rồi sẽ định ngày đem quân Bắc tiến.
Ánh hỏi:
– Việc hệ trọng như thế sao thượng tướng còn không cho ta hay?
Nhân cười bảo:
– Thượng vương cứ ngồi trên ngai chúa gọi người hầu hạ. Mọi việc đã có hạ thần lo!
Ánh tức giận vỗ án, quát:
– Thành Nhân to gan. Người từ khi có công đã xem ta như con nít hay sao mà buông lời xúc phạm. Võ sĩ đâu trói lại cho ta.
Võ sĩ liền xông ra trói Thành Nhân lại. Thành Nhân lúc ấy mời hoảng sợ van xin:
– Hạ thần nói thế vì không muốn cho Thượng vương phải hao tâm khổ trí. Xin Thượng vương tha tội.
Ánh cười đáp:
– Tha cho ngươi lần này, lần sau ngươi có tha cho ta chăng? Ngươi tưởng rằng ta không biết bụng ở của ngươi sao? Đến như chúa Định Vương và hoàng thân quốc thích người con dám quăn thúc trong thành Sài Côn để khống chế quân các đạo. Tội của ngươi thật là đáng chết.
Thành Nhân ngạc nhiên nói:
– Ngày trước vì sa Lý Tài giả hàng làm nội ứng cho Tây Sơn, nên hạ thần bất đắc dĩ phải làm như thế. Khi ấy chính Thượng vương cũng đồng ý với hạ thần nên mới lên mặt thành bắn tên đuổi Đông cung Thế tử đi kia mà! Sao này bỗng dưng lại đổ lỗi cho hạ thần làm phản?
Ánh cười mỉa mai nói:
– Trò dối trá của ngươi tưởng rằng có thể lừa được ta sao? Đến nay ngươi vẫn nghĩ rằng ta tin là ngươi thật dạ trung thành ư? Ta nói cho người biết, hôm ở mũi tên ta bắn trúng nón của Đông cung Thế tử trong mũi tên ấy có phong thư của ta nói ngươi làm phản, nên Đông cung và Lý Tài mới hợp quân các trấn tiến đánh Sài Côn đuổi ngươi về rừng Tam Phụ. Giờ người đã rõ chưa?
Thành Nhân bây giờ mới nói:
– Trong thành Sài Côn còn có thủ hạ của thần là Võ Nhân và mấy ngàn binh mã. Ở Trường Đồn còn có Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập trấn thủ. Nếu Thượng vương giết th ần e rằng thành Sài Côn sẽ thành biển lửa.
Ánh đập bàn quát:
– Ngươi còn hăm doạ ta sao! Thật là lòng mưu phản tự miệng ngươi nói ra rồi đó. Ngươi bảo trong thành sẽ chìm trong biển lửa ư? Ngươi chớ lo, mọi việc ta lo liệu cả rồi – Ánh vừa dứt lờ, Hồ Văn Lân vào báo:
– Thần vừa vây nhà bắt được Võ Nhân. Xin đem về cho Thượng vương xét xử!
Phúc Ánh liền sai quân đem Đỗ Thành Nhân và Võ Nhân ra chém. Lúc đao phủ sắp khai đao hành quyết, Thành Nhân ngửa mặt than rằng:
– Đỗ Thành Nhân ta một thời ngang dọc. Bởi ta không nghe lời Võ Tánh nên phải thua trí mà chết dưới tay một thằng con nít.
Nói xong giương cổ chịu hình. Giết Đỗ Thành Nhân xong, Nguyễn Phúc Ánh liền sai người đi mời đạo sĩ Bá Đa Lộc đến yết kiến. Ánh nói:
– Nghe nói Giám mục định giúp cho tướng của ta tên là Đỗ Thành Nhân tàu đồng và súng đại bác, điều này có chăng?
Bá Đa Lộc đáp:
– Thưa có! Vài hôm nữa tàu chiến sẽ đến đây.
Ánh lại hỏi:
– Đỗ Thành Nhân đã chết rồi, Giám mục đã biết chưa?
Lộc giật mình đáp:
– Điều này tôi chưa được biết. Dám hỏi vì sao Đỗ tướng quân lại chết?
Ánh trầm ngâm nói:
– Lúc trước ta giao cho Thành Nhân tìm cách liên lạc với người nước Pháp Lang Sa của ngài mua cho được tàu đồng súng lớn đánh giặc Tây Sơn phục quốc cho nhà Nguyễn ta. Nào ngờ Thành Nhân lòng đầy tham vọng lợi dụng việc ấy mưu dùng vũ khí của các ngài làm quân đội riêng toan phản ta để đoạt quyền. Ta hay được mới giết đi. Nay cho mời ngài đến đã nói cho rõ việc ấy mà thôi!
Bá Đa Lộc thất sắc quỳ xuống lậy thưa:
– Việc Thành Nhân mưu phản tôi không được biết. Xin Thượng vương lượng cả xét soi.
Ánh đỡ Lộc dậy mời ngồi, an ủi:
– Việc ấy không can gì đến ngài. Chỉ mời ngài để nói rằng từ này về sau việc mua khí giới của nước Pháp Lang Sa ngài cứ trực tiếp bàn bạc với ta, để tránh sự hiểu lầm về sau. Chẳng hay ý ngài thế nào?
Bá Đa Lộc đáp:
– Nếu được vậy thật là diễm phúc cho tôi quá. Tôi là kẻ truyền đạo không màng đến vật chất, nên việc đem tàu đồng súng lớn sang đây là giúp cho Thượng vương đánh lũ giặc Tây Sơn để phục quốc thật lòng không nói đến việc mua bán. Chỉ xin Thượng vương cho những kẻ hành đạo nhà chúng tôi được truyền bá đạo lành của Đức Chúa trời để loài người biết thương yêu nhau mà thôi. Xin Thượng vương chấp thuận cho!
Ánh cả mừng nói:
– Việc này nào có khó gì. Ngài cứ giúp tàu chiến và vũ khí cho ta đánh giặc Tây Sơn, khi lãnh thổ của ta đến đâu, thì quyền truyền đạo của các ngài rộng ra đến đó. Ta lấy tư cách là vua trong một nước mà hứa với ngài!
Nói rồi Ánh liền trao cho Bá Đa Lộc một cái thẻ bài nói:
– Đây là hiệu lệnh của ta, có hiệu lệnh này ngài ở bất cứ đâu trên lãnh thổ của ta mà không ai có quyền ngăn cản. Nếu có kẻ nào gây khó dễ, ngài cứ đem hiệu lệnh này đến trình quan trấn thủ sẽ cho quân trị tội chúng ngay.
Trao thẻ bài cho Bá Đa Lộc xong, Ánh lại cho bày tiệc thết đãi, của ngon vật lạ cao lương mỹ vị chẳng thiếu món gì. Ánh lại sai người sửa sang công quán cho tươm tất mời Bá Đa Lộc đến nghỉ. Bá Đa Lộc vui mừng cảm tạ ra về. Bỗng các tướng Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương bước vào đồng thanh quỳ nói:
– Xin chức mừng Thượng vương!
Ánh ngạc nhiên hỏi:
– Vì sao các khanh lại chúc mừng ta?
Nguyễn Nghi đáp:
– Cái hoạ trong tâm phúc là Đỗ Thành Nhân đã trừ được rồi. Thượng vương lại mượn được tàu đồng súng lớn của người Pháp Lang Sa thì cái cơ khôi phục cơ đồ xem như đã chắc mười phần rồi vậy. Bởi thế nên chúng thần mới đến đây chúc mừng Thương vương.
Ánh suy tư nói:
– Tuy đã diệt được Đỗ Thành Nhân nhưng có cháu Đỗ Thành Nhân là Đỗ Nhàn Trập, em Võ Nhân là Võ Tánh đang trấn thủ Trường Đồn. Chưa trừ được hai người này, ta lấy làm lo lắm.
Nghi tâu:
– Bởi biết Thượng vương lo việc ấy nên chúng thần mới đến đây cũng bàn việc này.
Ánh xuống lệnh:
– Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông đem năm ngàn quân mã tiến đánh Trường Đồn. Ta đã sai người ào Hà Tiên triệu Mạc Thiên Tứ đem quân hợp sức.
Hai đạo binh hai mặt giáp công ắt phải chiếm được thành, hai tướng nên hết lòng mau báo tiệp khải hoàn cho an lòng quả nhân.
Hồ Văn Lân và Tống Phước Khuông lãnh lệnh đi ngay.
***
Nói về Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập trong thành Trường Đồn ngày ấy nghe quân vào báo:
– Có người nhà của thượng tướng công xin vào ra mắt nhị vị tướng quân có điều cơ mật.
Võ Tánh bảo:
– Lập tức mời vào!
Người nhà Đỗ Thành Nhân vào, đến ôm chậm lấy Đỗ Nhàn Trập và Võ Tánh khóc rằng:
– Thượng tướng công Đỗ Thành Nhân và tướng quân Võ Nhân đã bị Thượng vương giết chết cả rồi!
Đỗ Nhàn Trập đau đớn quá hét lên hai tiếng “Chú ơi” rồi ngã lăn ra đất. Võ Tánh sửng sốt hỏi:
– Vì cớ gì Thượng vương lại giết chết thương tướng công và anh ta?
Người nhà đáp:
– Thượng vương bát tội thương tướng công lúc trước làm phản, quản thúc chúa Định Vương và hoàng tộc trong thành Sài Côn. Lại sai người đang đêm vào nhà bắt Võ Nhân rỗi đem chém hết cả đi. Tôi may mắn thoát được vội đến báo tin cho nhị vị tướng quân được rõ.
Đỗ Nhàn Trập vùng đứng dậy nghiến răng mắng:
– Thằng con nít Nguyễn Phúc Ánh kia, lúc trốn thoát khỏi tay quân Tây Sơn, đói cơm rách áo cù bất cù bơ. Nhờ có chú ta đem về phò tá, mang quân đi đánh chiếm lại đất Gia Định đưa nó lên ngôi chúa. Thằng khốn nạn ấy không nghĩ đến công ơn lại còn đem lòng đố kỵ mà giết chết chú ta. Thù này không trả được thề không phải là người.
Nói rồi Tráp quay sang hỏi Võ Tánh:
– Còn anh của ông là Võ Nhân cũng bị thằng giặc Ánh giết chết. Ông còn chờ có gì nữa mà không cùng tôi mang quân đánh Sài Côn bắt thằng Phúc Ánh trả thù cho hai người ấy?
Tánh gạt nước mắt đáp:
– Đứt tay thì đau ruột, anh tôi chết tôi không đau lòng sao được. Nhưng phàm làm việc gì nên suy tính phải trái thiệt hơn. Theo tôi nghĩ, Thượng vương giết chủ tướng và anh tôi tất sớm muộn gì cũng đem quân tiến đánh Trường Đồn bắt hai ta để tiệt trừ hậu hoạ. Tôi và ông ở đây chỉ có ba ngàn quân mã, không thể chống nổi với đại binh ở thành Sài Côn. Nếu để họ kéo binh đến đây chặn mất đường về căn cứ của ta ở rừng Tam Phụ, rồi Thượng vương lại sai Mạc Thiên Tứ đem quân từ Hà Tiên đánh ra thì ta không còn đường thoát thân. Vậy ta hãy mau mau bỏ thành Trường Đồn đem ba ngàn quân về cố thủ trong rừng Tam Phụ rồi sẽ liệu sau.
Nói rồi Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập liền dẫn ba ngàn quân Đông Sơn bỏ thành Trường Đồn lui về căn cử Tam Phụ. Tống Phước Khuông và Hồ Văn Lân đem quân đến thành Trường Đồn thì Mạc Thiên Tứ đã chiếm được thành rồi. Hai người bèn để Mạc Thiên Tứ trấn thủ Trường Đồn rồi kéo binh về Sài Côn báo cùng Nguyễn Phúc Ánh. Ánh con chưa quyết bỗng quân vào báo:
– Thưa Thượng vương, quân do thám của ta về báo rằng: Quân Tây Sơn đang chuẩn bị lực lượng tiến vào đánh Gia Định. Xin Thượng vương định liệu.
Ánh bảo các tướng:
– Hay tạm gác việc Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập lại. Ta nên luyện tập binh mã cũng cố lực lượng để chống nhau với quân Tây Sơn vậy.
Vừa dứt lời có quân vào báo:
– Thưa Thượng vương, có đạo sĩ Bá Đa Lộc xin và yết kiến.
Ánh mừng rỡ reo lên:
– Cứu tinh của ta đã đến rồi đây, mau mời vào.
Bá Đa Lộc vào đến Ánh mời ngồi, đón hỏi:
– Dám hỏi đạo sĩ có phải tàu đồng của ta đã đến tới đây rồi chăng?
Bá Đa Lộc đáp:
– Thưa Thượng vương, tôi vừa mượn được hai chiếc tàu đồng và hai trăm quân của nước Pháp Lang Sa do viên đô đốc tên là Mạn Hòe (Manuel), chỉ huy dẫn đầu tại sông Thị Nghè chờ có lệnh Thượng vương.
Ánh liền nói:
– Chúng ta hãy đến đấy xem tàu chiến như thế nào?
Nói rồi liền cùng các tướng theo Bá Đa Lộc đến sông Thị Nghè. Đến nơi thấy hai chiếc thuyền vừa cao, vừa rộng, vừa dài. Sức lớn của nó ước chừng gấp năm lần thuyền gỗ nước Nam. Toàn thân tàu được đúc bằng đồng sáng loáng. Mọi người lên tàu thấy sàn tàu cũng được bọc bằng đồng đều trầm trồ khen ngợi. Viên tướng chỉ huy hai chiếc tàu tên là Mạn Hòe ra mắt Ánh xong ngạo mạn nói:
– Tàu đồng của chúng tôi đạn bắn không thủng, lửa đốt không cháy. Giặc ở xa thì dùng súng lớn bắn một phát đắm vỡ một tàu. Giặc đến gần thì dùng súng nhỏ, đạn bay vừa xa vừa chính xác. Cung tên của các ngài đối với nước Pháp Lang Sa của chúng tôi đã trở thành vô dụng rồi. Xin Thượng vương cứ an tâm, hai chiếc thuyền của tôi là bất khả xâm phạm, quân Tây Sơn là lũ giặc nào mà dám đến đây.
Phúc Ánh cả mừng liền phong cho Mặn Hoè là chức tướng quân và ban thưởng rất hậu, lệnh cho Hòe đậu ở bến Thị Nghè chờ có lệnh. Ánh lại cho quân lập một đồn canh trên núi Cấp (Vũng Tàu ngày nay). Nhiệm vụ quân đồn này là ngày đêm thay phiên nhìn ra biển, hễ thấy thuyền chiến Tây Sơn đến lập tức đốt lửa báo cho quân ở Sài Côn biết để kịp thời ứng chiến. Xong việc Ánh vui vẻ bảo:
– Giờ ta có thể ăn ngon ngủ yên, chờ có giặc Nguyễn Huệ đến đánh một trận cho chúng biết lợi hại tàu đồng súng lớn của nước Pháp Lang Sa.
***
Trong lúc Phúc Ánh ở Gia Định đem ngày xây dựng quân đội chờ quân Tây Sơn, thì ngày ấy trong thành Hoàng Đế vua Thái Đức nhà Tây Sơn đang đánh cờ với một viên thái giám tên là Vũ Tâm Can, chợt nghe quân vào báo:
– Tâu Bệ hạ có Long Nhương tướng quân xin vào yết kiến.
Vua Thái Đức bảo:
– Hãy gọi em ta vào đây!
Nguyễn Huệ vào đến quỳ tâu:
– Thưa hoàng huynh, quân thám mã từ đất Gia Định về báo rằng, cháu Định vương Nguyễn Phúc Thuần là Nguyễn Phúc Ánh còn sống sót quy tập những tướng lãnh còn đang lẫn trốn nơi đây đánh chiếm lại ba thành Trường Đồn, Sài Côn, Trấn Biên. Tướng của ta là Lê Chu và Nguyễn Uy tử trận, Phạm Ngạn phải bỏ thành Trấn Biên lui về cố thủ ở Bình Thuận. Phúc Ánh lại cầu viện người Pháp Lang Sa đem tàu đồng súng lớn đóng ở sông Thị Nghè xây dựng lại lực lượng hòng đánh lại quân ta để khôi phục cơ đồ. Hoàng huynh nên sớm lo liệu.
Vua Thái Đức nghe Huệ nói xong quăng cờ đứng dậy tức giận nói:
– Thằng con nít Phúc Ánh dám lộng hành giết chết hai tướng ta tuyển từ trong trường thí võ. Không bắt được Phúc Ánh trị tội thì còn gì oai võ vua trời.
Nói xong liền hạ lệnh thiết triều. Các tướng đến đông đủ, vua nói:
– Ta những tưởng đã tiêu diệt hết dòng họ Nguyễn Gia Định, ngờ đâu cháu Định Vương là Phúc Ánh lại còn sống sót dấy binh chiếm lại ba thành Trường Đồn, Sài Côn, Trấn Biên. Nay ta định ngự giá thân chính đem đại binh vào Gia Định một phen. Các tướng chuẩn bị xuất chinh.
Nguyễn Huệ bước ra thưa:
– Tâu hoàng huynh, đánh Nguyễn Phúc Ánh thì cần gì đến hoàng huynh phải ngự giá thân chính cho nhọc nhằn lòng thế. Em xin đem mười ngàn quân thuỷ bộ vào Gia Định bắt Nguyễn Phúc Ánh đem về đây cho hoàng huynh trị tội. Việc đánh quân Nguyễn ở Nam Hà là việc dễ, nhưng việc giữ đất Gia Định vỗ an bá tánh để lòng dân không nghĩ đến chúa Nguyễn mới là khó.
Vua Thái Đức nghĩ ngợi hồi lâu nói:
– Được! Vậy Nguyễn Huệ hãy vì ta vào Gia Định lần nữa. Nhưng Phúc Ánh là người xảo quyệt cứu viện người nước Pháp Lang Sa về chống lại ta. Em chỉ đánh bằng thuỷ binh thì e rằng không bảo đảm toàn thắng. Vậy ta nên sai tướng đem một vạn quân bộ vào Bình Thuận tiến đánh Trấn Biên như thế mới nắm được phần thắng. Tướng nào có thể lãnh bộ binh Nam tiến.
Nguyễn Huệ nói:
– Em xin tiến cử hai người lãnh bộ binh Nam tiến.
Vua Thái Đức hỏi:
– Hai người ấy là ai?
Huệ đáp:
– Từ ngày Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo em vào đánh Tống Phước Hiệp ở Phú Yên, thì Sở và Lân trấn thủ Phú Yên đến nay. Ngô Văn Sở tính tình điềm đạm làm việc cẩn thận, dụng binh quy củ. Phan Văn Lân vũ dũng phi thường bá quan đều mến đức sợ uy. Nếu dùng hai người này lãnh bộ binh Nam tiến thì không phải lo có điều gì sơ sảy.
Vua Thái Đức nghe lời liền sai người vào Phú Yên triệu hồi Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. Huệ lại nói:
– Đất Gia Định vốn là nước của ngươi Chân Lạp được thiên nhiên ưu đãi, không bao giờ xảy ra lụt lội hạn hán, đất đai bằng phẳng màu mỡ phì nhiêu. Chúa nhà Nguyễn mới đem dân vào khai hoang lập ấp, các quan lại dẫn dân, binh vào nói đất khách xa xôi ngàn dặm, đều là người trung quân ái quốc tràn đầy nhiệt huyết cả. Vả lại trong thời gian lập ấp ở xứ người thường bị tộc Chân Lập đánh phá, bởi vậy nên tướng sĩ xem nhau như phụ tử, quân với dân như cá với nước, đoàn kết một lòng chống lại người Chân Lạp để được sanh tồn. Chính vì lẽ ấy nên đến nay người ở đất Gia Định được cơm nó áo ấm đều nhờ ở chúa nhà Nguyễn. Thế cho nên dòng họ Nguyễn còn, nhân dân Gia Định liền nổi dậy đi theo. Ấy chính là điều khó nhất của ta trong việc bình định đất Gia Định vậy. Vua hỏi:
– Theo em, thì nên phải làm thế nào?
Huệ đáp:
– Nay có một người trí dũng song toàn, kính người già như cha mẹ, thương trẻ nít như con. Múa kích thì có thể giết được hổ dữ, xuất ngôn nho nhã khiến kẻ sĩ phải tuân. Sau khi dẹp được giặc Phúc Ánh, nếu ở người này làm tổng trấn Gia Định, thì lo gì không yên được cõi Nam Hà.
Vừa hỏi:
– Người ấy là ai?
Huệ đáp:
– Người ấy chính là đô đốc Đặng Văn Long!
Vua Thái Đức vỗ trán nói:
– Đặng Văn Long là học trò của quân sư Trương Văn Hiến. Ngày trước quân sư còn sống vẫn thầm khen Văn Long như thế. Ta vì lo nhiều việc mà quên mất Văn Long.
Rồi vua xuống lệnh:
– Các tưởng hãy về kiểm điểm binh mã, chờ có Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về đến sẽ xuất binh Năm phát.
Nói xong truyền bãi triều. Quan thái giám Vũ Tâm Can nói với vua Thái Đức rằng:
– Đành rằng là nên đánh giặc người, xin Bệ hạ cũng phải đề phòng các hoạ bên trong!
Vua Thái Đức trầm ngâm hỏi:
– Ngươi nói vậy là ý thế nào?
Tâm Can đáp:
– Hạ thần muốn nói về Long Nhương tướng quân đó. Xin Bệ hạ xét lại. Vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân là cháu vợ của Long Nhương. Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân lại chịu ơn nhà của Bùi Thị Xuân cùng Long Nhương uống máu ăn thề tính nhà thủ túc. Nay Long Nhương lại xin Bệ hạ cho hai người ấy vào Nam giữ binh quyền Nam phát là có ý gì? Vũ Văn Dũng, Đặng Văn Long đều là học trò quân sự Trương Văn Hiến, cũng với Long Nhương là huynh đệ đồng môn. Nay Long Nhương lại xin cho Văn Long trấn thủ đất Gia Định là có ý gì? Các người này lại chỉ biết có Long Nhương mà không biết có Bệ hạ, nếu để họ lớn quyền như thế chẳng đáng ngại làm ư?
Vua Thái Đức giật mình nói:
– Vậy ta phải ngự giá thân chính để hạn chế Huệ mới được. Và đạo quân bộ phải cho Vũ Văn Nhậm chỉ huy.
Năm Nhâm Dần (1782) niên hiệu Thái Đức thứ tư, vua Thái Đức và Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem hai vạn quân theo hai đường thuỷ bộ tiến vào Nam. Vua Thái Đức và Long Nhương cũng các tướng Đặng Văn Long, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyết, Trương Văn Ba đi đường thuỷ vào cửa Cần Giờ. Khi đến ngoài khơi cửa Cần Giờ thấy trên hơn núi nhỏ trên đất liền khói lên nghi ngút, vua Thái Đức hỏi rằng:
– Trên hòn núi này bỗng khói lên nghi ngút là cớ làm sao?
Nguyễn Huệ đáp:
– Ấy là Nguyễn Phúc Ánh lập đồn canh trên ở nhìn ra biển, hễ thấy quân ta tiến vào, quân đồn trú đốt lửa làm hiệu để Phúc Ánh ở thành Sài Côn hay được kịp thời ứng phó mà thôi.
Vua hơi lo lắng hỏi:
– Vậy là Phúc Ánh đã có chuẩn bị, ta phải tiến quân như thế nào?
Huệ cương quyết đáp:
– Hoàng huynh cứ cho quân tiến binh vào cửa Cần Giờ rồi sẽ tuỳ cơ mà ứng biến.
Vua liền hạ lệnh:
– Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, kịp đem hai mươi đại thuyền và hai ngàn quân đi trước mở đường.
Nguyễn Văn Tuyết lãnh lệnh đi ngay. Khi ấy Nguyễn Phúc Ánh ở thành Sài Côn nghe quân hốt hoảng vào báo rằng:
– Thưa Thượng vương, quân ta trên núi Cấp ngoài cửa bể đốt lửa làm hiệu. Xin Thượng vương định liệu.
Phúc Ánh nạt rằng:
– Hễ giặc đến thì ta đã có kế sách mà đánh, việc gì ngươi sợ hãi thế. Nếu tự hậu còn như thế nữa ta giết chết không tha.
Tên quân hoảng sợ lui ra. Phúc Ánh liền đem toàn quân được hơn vạn người xuống thuyền theo sống Sài Côn ra cửa Cần Giờ cứ địch. Khi chiếc thuyền ra đến một đoạn sông rộng lớn ngả rẽ chằng chịt, Phúc Ánh hỏi tả hữu rằng:
– Sông này là sông gì?
Tả hữu đáp:
– Đoạn sông này có năm nhánh nối liền với các sông Tiền Giang ở Nam và sống Đồng Nai ở Bắc cộng với thượng lưu và hạ lưu của dòng sông chính tạo thành ngã bảy sông nên có tên gọi là Thất Kỳ Giang (này là sông Ngã Bảy).
Phúc Ánh liền cho đóng thuỷ trại ở Thất Kỳ Giang và hạ lệnh:
– Nguyễn Nghi đem hai ngàn quân và hai mươi đại chiến thuyền tiến ra cửa Cần Giờ, hễ gặp quân Tây Sơn đến thì đánh, chỉ được thua chứ không được thắng. Đợi cho giặc vào đến Thất Kỳ Giang rồi quay thuyền lại mà đánh.
Nguyễn Nghi hăm hở lãnh lệnh đi ngay. Phúc Ánh lại hạ lệnh:
– Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân, Mạn Hòe, mọi người lãnh một ngàn năm trăm quân mai phục ở bốn ngả sông. Ta cũng đạo sĩ Ba Đa Lộc lãnh ba ngàn quân mai phục hai ngã năm thượng lưu, chờ giặc đến cùng nhất tề đổ ra mà đánh. Trận này nhất định phải bắt cho được anh em Nhạc – Huệ.
Các tướng hăng hái lãnh lệnh và đồng thanh khen rằng:
– Thượng vương tuổi còn trẻ mà mới nhìn qua địa hình đã biết bày ra thế trận. Không biết bát trận ở của Gia Cát ngày xưa là có thật hay chăng. Con ngả này anh em Nhạc, Huệ lọt vào thất trận do của Thượng vương ắt là chết chẳng toàn thây!
Nói rồi cũng chia nhau bố trận. Lúc ấy Nguyễn Nghi dẫn hai ngàn quân và hai mươi đại thuyền đi tiên phong ra đến cửa Cần Giờ gặp đoàn thuyền tiên phong của Đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Tuyết. Nguyễn Nghi trông thấy đại bác Tây Sơn đặt trên thuyền bề thế uy nghi nghĩ thầm rằng:
– Quân Tây Sơn thuyền to súng lớn nếu mà giáp chiến giả thua e rằng không thoát khỏi bọn này. Chi bằng ta từ xa bắn trước vài phát súng, chờ cho chúng bắn đại bác ra, rồi làm bộ hoảng sợ quay thuyền bỏ chạy, dụ chúng vào Thất Kỳ Giang rồi sống mái một trận cũng chẳng muộn gì!
Nghĩ rồi dàn thuyền truyền quân khai hoả mà bắn. Quân Nguyễn bắn được vài phát đại bác, tầm bắn chưa đến được thuyền Tây Sơn đã nghe đại bác Tây Sơn nổ ầm ầm, đạn bay trúng thuyền quân Nguyễn vỡ liền máy chiếc. Nguyễn Nghi thất kinh hồn vía, quay thuyền mà chạy. Nguyễn Văn Tuyết không đuổi theo lại lệnh quân neo thuyền chờ đại binh Tây Sơn. Đến nơi vua Thái Đức hỏi Nguyễn Văn Tuyết:
– Sao không tiến binh mã dừng quân nói cửa bể?
Tuyết đáp:
– Tâu Bệ hạ, thần vừa đến đây gặp một đoàn hai mươi đại thuyền của giặc Nguyễn Gia Miêu. Quân ta mới bắn vài phát đạn chúng đã bỏ chạy. Thần e có mai phục nên không dám đuổi theo mới đóng quân đây chờ thượng lệnh.
Nguyễn Huệ khen:
– Văn Tuyết cẩn thận như thế là đúng. Quân Nguyễn đốt lửa trên núi báo hiệu tất chúng đã có phòng bị. Đã phòng bị sao chưa đánh đã chạy, tất dụ ta vào trận mai phục.
Huệ giở bản đồ ra nói tiếp:
– Hoàng huynh hãy xem, nhất định là chúng mà phục ta ở sông Thất Kỳ Giang này.
Vua Thái Đức hỏi:
– Vậy theo em ta phải đánh thế nào?
Huệ chỉ vào bản đồ nói:
– Tại sông Thất Kỳ Giang nhất định Ánh cho giấu thuỷ quân trong các ngả sông chờ chiến thuyền ta lọt vào ổ phục kích rồi đổ ra mà đánh. Hoàng huynh cứ mạnh dạn tiến binh chia quân làm sáu cánh, mỗi cánh đánh vào một ngả sông nơi quân Nguyễn mai phục. Chúng chia quân mai phục thì ta chia quân mà đánh chỗ chúa tôi Phúc Ánh tan tác chẳng nhìn thấy nhau.
Vua Thái Đức trao bảo kiếm cho Nguyễn Huệ nói:
– Em đã một lần đánh vào Gia Định nên tỏ tường địa thế sông ngòi. Ta giao cho em được trọn quyền điều binh khiển tướng. Em mau hạ lệnh tiến binh.
Huệ chậm rãi nói:
– Xin Hoàng huynh chớ vội. Bây giờ thuỷ triều đang rút chạy, ta tiến quân mệt sức, chốc lát nữa nước cạn sẽ có thuyền quân Gia Miêu đến khiêu chiến. Khi ấy nước thuỷ triều lên ta theo sức nước mà đuổi theo giặc thì thuyền đi đã mau, mà quân lại khỏe.
Vua Thái Đức nghe lời đóng binh chờ quân Nguyễn.
***
Nói về Nguyễn Nghi đem quân ra khiêu chiến bị tướng Tây Sơn là Đô đốc Tuyết bắn vỡ vài chiếc đại thuyền liền quay đầu chạy một mạch về Thất Kỳ Giang. Không thấy quân Tây Sơn đuổi theo, Nghị đến đại bản doanh gặp Phúc Ánh, tâu:
– Thưa Thượng vương, quân Tây Sơn thuyền to súng lớn. Đạn thuyền của thần bắn chưa đến được thuyền giặc, thì đã bị đại bác Tây Sơn bắn vỡ mất hai đại thuyền. Thần vội chạy về đây, không rõ vì lý gì giặc chẳng đuổi theo!
Khi ấy Mạn Hòe vì nóng lòng lập công khoe tàu đồng súng lớn. Mạn Hòe theo Nguyễn Nghi vào gặp Phúc Ánh, thưa:
– Tôi xin đem hai chiếc tàu đồng ra cửa biển dụ giặc. Nếu chúng đuổi theo thì ta dụ vào Thất Kỳ Giang mà đánh. Nếu chúng sợ thì tôi sẽ bắn vỡ thuyền chúng ở cửa Cần Giờ cho khỏi nhọc sức Thượng vương.
Phúc Ánh y lời phong Mạn Hòe làm tiên phong, đem hai chiếc tàu đồng và hai mươi đại thuyền cùng hai ngàn quân ra cửa Cần Giờ khiêu chiến. Mạn Hòe hùng hổ kéo quân đi ngay. Đến gần thuỷ trại Tây Sơn, vua Thái Đức trong thấy bảo:
– Quá đúng như Nguyễn Huệ tiên đoán, ngoài cả quân Nguyễn lại ra khiêu chiến, lần này chúng có hai chiếc tàu đồng lớn, có phải của người Pháp Lang Sa chăng?
Nguyễn Huệ nói, giọng rền như sấm:
– Cái lũ người mắt xanh mũi lõ này, mượn tiếng truyền đạo có ý đồ dòm ngó nước ta. Trận này phải đốt hai chiếc tàu đồng này cho chúng biết quân Tây Sơn ta hùng mạnh thế nào!
Nói rồi sai Nguyễn Văn Tuyết làm tiên phong, phò mã Trương Văn Đa làm hậu quân Đô đốc, bảo vệ vua Thái Đức, còn mình đem toàn quân giáp chiến. Tiến vừa tầm đạn, quân Tây Sơn nhất tề khai hoả, đại bác nổ ầm ầm, đạn bay tới tấp trên thuyền quân Nguyễn. Mạn Hòe cầm đầu hai chiếc tàu đồng đi trước liền bắn trả. Nhưng quân Tây Sơn đông quả lại tập trung hoả lực vào hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe, chẳng mấy chốc súng đại bác trên tàu đồng của Mạn Hòe đều bị đạn quân Tây Sơn bắn hỏng cả. Mạn Hòe liền hạ lệnh lui binh. Quân Tây Sơn ồ ạt đuổi theo. Vừa đến Thất Kỳ Giang, Nguyễn Huệ ra lệnh:
– Đặng Văn Long đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ nhất. Nguyễn Văn Lộc đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ hai. Ngô Văn Sở đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ ba. Phan Văn Lân đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ tư, Trần Quang Diệu lãnh hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ năm.
Các tướng lãnh lệnh chia quân đi ngay. Nguyễn Huệ cùng Bùi Thị Xuân cầm trung quân đốc chiến thúc quân tiến lên vây hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe vào giữa. Quân Pháp Lang Sa trên tàu thấy Tây Sơn giáp chiến liền lấy súng nhỏ mà bắn. Quân Tây Sơn lấy khiên đồng đỡ đạn lầm lũi tiến lên. Đến gần tàu đồng Mạn Hòe, quân Tây Sơn tung hoả hổ mà đốt. Nguyên nhựa hoả hổ của Tây Sơn văng đâu dính đó, sức nóng vô cùng. Hoả hổ bắn tung tóe như mưa lên tàu Mạn Hòe, hai chiếc tàu đồng của quân Pháp Lang Sa bốc cháy. Mạn Hòe cùng hai trăm quân người Pháp Lang Sa đều bị chết cháy cả. Các cánh quân mai phục của Nguyễn Gia Miêu đều bị Tây Sơn đánh tan tác, chiến thuyền đắm vỡ gần hết, quân chết thôi vô số. Các tướng Nguyễn Phúc Ánh là Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân, Nguyễn Nghi đều theo lạch nhỏ mà chạy trốn. Lúc ấy Nguyễn Phúc Ánh thấy thuyền Tây Sơn lọt vào Thất Kỳ Giang trong bụng mừng lắm nói:
– Anh em Nhạc, Huệ quả nhiên trúng kế, chờ chúng vào hết trong trận sẽ nhất tề tiến đánh.
Nói vừa dứt câu lại thấy quân Tây Sơn chia thuyền làm sáu cánh, mỗi cánh tiến vào một ngả sông. Ánh giật mình nói với Bá Đa Lộc rằng:
– Sao quân Tây Sơn lại bố trận như thế. Không lẽ quân cơ của ta đã lộ rồi chăng?
Bá Đa Lộc lại thất sắc kêu Ánh:
– Quân Tây Sơn vây hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe. Xin Thượng vương mau hạ lệnh tiến quân giải vây cho Mạn Hòe.
Phúc Ánh liền hô quân xung trận. Thuyền quân Nguyễn vừa mới xông ra đã bị đạn đại bác Tây Sơn bắn chìm liền mấy chiếc. Quân Nguyễn thấy vậy hoảng sợ không dám tiến, Ánh ở phía sau tuốt gươm hét:
– Quân bay mau tiến lên liều chết mà đánh, đứa nào sợ lui ta chém chết không tha.
Ánh hết vừa dứt lời nhìn vào giữa trận thấy hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe bốc cháy, quân sĩ cả kinh đều quay thuyền chạy cả. Ánh ngăn không nổi đành cũng Bá Đa Lộc tất tả chạy theo.
Nguyễn Phúc Ánh được Đỗ Thành Nhân và các tướng tôn lên ngôi chúa xong. Hôm sau Nguyễn Nghi yết kiến nói riêng với Phúc Ánh:
– Lúc Lý Tài bỏ Tây Sơn theo chúa Định vương ở thành Sài Côn, nhưng Đỗ Thành Nhân ở trong thành quản thúc chúa Định Vương, khiến cho nội bất xuất ngoại bất nhập. Kế đến Đông cung Thế tử trốn khỏi Quy Nhơn đến đồn Thị Nghè. Chính thần và Đông cung đến xin vào thành Sài Côn. Lúc ấy có phải chính Thượng vương đã xa tiễn trao thư báo tin Thành Nhân làm phản?
Ánh đáp:
– Chính ta đã xạ tiễn trao thư cho Đông cung báo tin Đồ Thành Nhân làm phản.
Nguyễn Nghi hỏi tiếp;
– Vậy tại sao khi viết mật thư triệu tập các tướng về rừng Tam Phụ, Thượng vương lại bảo rằng Đỗ Thành Nhân vì sợ Lý Tài giả hàng làm nội ứng, nên Thành Nhân bất đắc dĩ không cho Định Vương ra ngoài thành mà đón Lý Tài. Vậy té ra lúc xạ tiễn trao thư bảo Thành Nhân làm phản là Thượng vương đã lầm lẫn chăng?
Ánh đáp:
– Lúc ấy Thành Nhân làm phản, quản thúc Định vương, ta xạ tiễn trao thư không hề lầm lẫn.
Nghi hỏi:
– Vậy bây giờ Thượng vương bảo Thành Nhân lũ ấy không có bụng làm phản, là bây giờ Thượng vương lầm lần chăng?
Ánh cười đáp:
– Ta không hề lầm lẫn!
Nghi lại hỏi:
– Cả hai điều trái ngược nhau mà không có điều nào lầm lẫn là Thượng vương có ý gì chăng?
Ánh nghe xong, khen Nghi rằng:
– Khanh thật là có mắt tinh đời. Lúc quân ta bị Nguyễn Huệ đánh tan tành, mọi người lẩn tranh mọi nơi, hai chúa đều bị bắt, chỉ có binh Đỗ Thành Nhân ở rừng Tam Phụ là chưa bị tổn thất gì cả. Ta muốn mượn thế lực Đỗ Thành Nhân khôi phục cơ đồ, nên mới viết mật tư triệu tập các tướng về hội quân như thế, Đỗ Thành Nhân yên tâm mà điều binh đuổi quân Tây Sơn khỏi đất Gia Định. Trong các đại thần theo chúa Định Vương từ Phú Xuân đến đây chỉ còn lại có mỗi mình khanh. Khanh thấy Thành Nhân là người thế nào?
Không chút do dự Nghi đáp:
– Thành Nhân tôn phò Thượng vương để thu phục nhân tâm mưu đồ bá vương.
Ánh nghiêm mặt hỏi:
– Dựa vào đâu mà khanh quả quyết thế?
Nghi tâu:
– Lúc tôn Thượng vương làm Nguyên soái, Thành Nhân nói rằng việc điều binh khiển tướng đã có hắn lo liệu. Ấy là tự cho mình tài hơn Thượng vương. Lúc giết tên quân dung mạo giống mình, Thành Nhân nói: “Mặt giống vua chúa là phạm mạo”. Ấy là trong lòng đã có chí làm vua chúa. Rồi mời đây Thượng vương xưng vương, Thành Nhân lại nói: Chỉ có một mình Thượng vương là con cháu nhà chúa mà thôi. Ấy chẳng phải là Thành Nhân vì bất đắc dĩ mới ở dưới quyền của Thượng vương sao? Xét ba điều ấy nếu để Thành Nhân lấn quyền sớm muộn gì cũng sinh ra tai hoạ!
Ánh gật đầu nói:
– Lời khanh rất hợp ý ta. Nhưng hiện nay trong thành Sài Côn toàn là quân Đông Sơn cả, vả lại ở Trường Đồn còn có Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập trấn giữ. Nếu giết Thành Nhân e rằng quân Đông Sơn làm loạn thì sao?
Nghi hiến kế:
– Hiện trong thành Sài Côn còn có thần, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương mở người đều có hơn ngàn thủ hạ. Vả lại quân Đông Sa theo Thành Nhân vì Nhân tôn phò Thượng vương. Nếu kết tội Thành Nhân làm phản đem giết đi thì quân Đông Sơn ắt theo về cùng Thượng vương. Việc Sài Côn không đáng lo, chỉ lo Võ Tánh và Đỗ Nhàn Tráp ở Trường Đồn mà thôi!
Ánh nói:
– Sau khi giết Đỗ Thành Nhân rồi ta lập tức xuống chỉ sai người vào Hà Tiên bảo Mạc Thiên Tứ tiến quân ra, ta từ Sài Côn tiến vào vây Trường Đồn bắt Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập để tiệt trừ hậu hoạ. Khanh thấy thế nào?
Nghi mừng rỡ thưa:
– Kế ấy rất hay. Ta nên thi hành ngay, đừng chậm trễ.
Hôm sau Phúc Ánh cho mời Đỗ Thành Nhân đến nơi cung. Nhân không nghĩ ngơ gì cả, ung dung vào ra mắt Nguyễn Ánh. Ánh hỏi:
– Nay quân ta đã chiếm được ba thành Trường Đồn, Sài Côn, Trấn Biên. Vậy việc đem quân ra tiêu diệt Tây Sơn Nguyễn Nước, thượng tướng công đã có kế sách gì chưa?
Nhân đáp:
– Thần có quên một đạo sĩ người Pháp Lang Sa tên là Bá Đa Lộc. Người này từ Tây Dương đến giảng truyền đạo Hoà Lan (kito giáo) ở nước Nam ta. Đạo sĩ Bá Đa Lộc có mượn cho thần mấy chiếc tàu đồng to và súng đại bác lớn, hẹn trong một tuần trăng nữa sẽ từ Pháp Lang Sa vượt biển vào Sài Côn giúp cho ta. Thần định cho họ đem tàu đồng súng lớn sang đã rồi sẽ định ngày đem quân Bắc tiến.
Ánh hỏi:
– Việc hệ trọng như thế sao thượng tướng còn không cho ta hay?
Nhân cười bảo:
– Thượng vương cứ ngồi trên ngai chúa gọi người hầu hạ. Mọi việc đã có hạ thần lo!
Ánh tức giận vỗ án, quát:
– Thành Nhân to gan. Người từ khi có công đã xem ta như con nít hay sao mà buông lời xúc phạm. Võ sĩ đâu trói lại cho ta.
Võ sĩ liền xông ra trói Thành Nhân lại. Thành Nhân lúc ấy mời hoảng sợ van xin:
– Hạ thần nói thế vì không muốn cho Thượng vương phải hao tâm khổ trí. Xin Thượng vương tha tội.
Ánh cười đáp:
– Tha cho ngươi lần này, lần sau ngươi có tha cho ta chăng? Ngươi tưởng rằng ta không biết bụng ở của ngươi sao? Đến như chúa Định Vương và hoàng thân quốc thích người con dám quăn thúc trong thành Sài Côn để khống chế quân các đạo. Tội của ngươi thật là đáng chết.
Thành Nhân ngạc nhiên nói:
– Ngày trước vì sa Lý Tài giả hàng làm nội ứng cho Tây Sơn, nên hạ thần bất đắc dĩ phải làm như thế. Khi ấy chính Thượng vương cũng đồng ý với hạ thần nên mới lên mặt thành bắn tên đuổi Đông cung Thế tử đi kia mà! Sao này bỗng dưng lại đổ lỗi cho hạ thần làm phản?
Ánh cười mỉa mai nói:
– Trò dối trá của ngươi tưởng rằng có thể lừa được ta sao? Đến nay ngươi vẫn nghĩ rằng ta tin là ngươi thật dạ trung thành ư? Ta nói cho người biết, hôm ở mũi tên ta bắn trúng nón của Đông cung Thế tử trong mũi tên ấy có phong thư của ta nói ngươi làm phản, nên Đông cung và Lý Tài mới hợp quân các trấn tiến đánh Sài Côn đuổi ngươi về rừng Tam Phụ. Giờ người đã rõ chưa?
Thành Nhân bây giờ mới nói:
– Trong thành Sài Côn còn có thủ hạ của thần là Võ Nhân và mấy ngàn binh mã. Ở Trường Đồn còn có Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập trấn thủ. Nếu Thượng vương giết th ần e rằng thành Sài Côn sẽ thành biển lửa.
Ánh đập bàn quát:
– Ngươi còn hăm doạ ta sao! Thật là lòng mưu phản tự miệng ngươi nói ra rồi đó. Ngươi bảo trong thành sẽ chìm trong biển lửa ư? Ngươi chớ lo, mọi việc ta lo liệu cả rồi – Ánh vừa dứt lờ, Hồ Văn Lân vào báo:
– Thần vừa vây nhà bắt được Võ Nhân. Xin đem về cho Thượng vương xét xử!
Phúc Ánh liền sai quân đem Đỗ Thành Nhân và Võ Nhân ra chém. Lúc đao phủ sắp khai đao hành quyết, Thành Nhân ngửa mặt than rằng:
– Đỗ Thành Nhân ta một thời ngang dọc. Bởi ta không nghe lời Võ Tánh nên phải thua trí mà chết dưới tay một thằng con nít.
Nói xong giương cổ chịu hình. Giết Đỗ Thành Nhân xong, Nguyễn Phúc Ánh liền sai người đi mời đạo sĩ Bá Đa Lộc đến yết kiến. Ánh nói:
– Nghe nói Giám mục định giúp cho tướng của ta tên là Đỗ Thành Nhân tàu đồng và súng đại bác, điều này có chăng?
Bá Đa Lộc đáp:
– Thưa có! Vài hôm nữa tàu chiến sẽ đến đây.
Ánh lại hỏi:
– Đỗ Thành Nhân đã chết rồi, Giám mục đã biết chưa?
Lộc giật mình đáp:
– Điều này tôi chưa được biết. Dám hỏi vì sao Đỗ tướng quân lại chết?
Ánh trầm ngâm nói:
– Lúc trước ta giao cho Thành Nhân tìm cách liên lạc với người nước Pháp Lang Sa của ngài mua cho được tàu đồng súng lớn đánh giặc Tây Sơn phục quốc cho nhà Nguyễn ta. Nào ngờ Thành Nhân lòng đầy tham vọng lợi dụng việc ấy mưu dùng vũ khí của các ngài làm quân đội riêng toan phản ta để đoạt quyền. Ta hay được mới giết đi. Nay cho mời ngài đến đã nói cho rõ việc ấy mà thôi!
Bá Đa Lộc thất sắc quỳ xuống lậy thưa:
– Việc Thành Nhân mưu phản tôi không được biết. Xin Thượng vương lượng cả xét soi.
Ánh đỡ Lộc dậy mời ngồi, an ủi:
– Việc ấy không can gì đến ngài. Chỉ mời ngài để nói rằng từ này về sau việc mua khí giới của nước Pháp Lang Sa ngài cứ trực tiếp bàn bạc với ta, để tránh sự hiểu lầm về sau. Chẳng hay ý ngài thế nào?
Bá Đa Lộc đáp:
– Nếu được vậy thật là diễm phúc cho tôi quá. Tôi là kẻ truyền đạo không màng đến vật chất, nên việc đem tàu đồng súng lớn sang đây là giúp cho Thượng vương đánh lũ giặc Tây Sơn để phục quốc thật lòng không nói đến việc mua bán. Chỉ xin Thượng vương cho những kẻ hành đạo nhà chúng tôi được truyền bá đạo lành của Đức Chúa trời để loài người biết thương yêu nhau mà thôi. Xin Thượng vương chấp thuận cho!
Ánh cả mừng nói:
– Việc này nào có khó gì. Ngài cứ giúp tàu chiến và vũ khí cho ta đánh giặc Tây Sơn, khi lãnh thổ của ta đến đâu, thì quyền truyền đạo của các ngài rộng ra đến đó. Ta lấy tư cách là vua trong một nước mà hứa với ngài!
Nói rồi Ánh liền trao cho Bá Đa Lộc một cái thẻ bài nói:
– Đây là hiệu lệnh của ta, có hiệu lệnh này ngài ở bất cứ đâu trên lãnh thổ của ta mà không ai có quyền ngăn cản. Nếu có kẻ nào gây khó dễ, ngài cứ đem hiệu lệnh này đến trình quan trấn thủ sẽ cho quân trị tội chúng ngay.
Trao thẻ bài cho Bá Đa Lộc xong, Ánh lại cho bày tiệc thết đãi, của ngon vật lạ cao lương mỹ vị chẳng thiếu món gì. Ánh lại sai người sửa sang công quán cho tươm tất mời Bá Đa Lộc đến nghỉ. Bá Đa Lộc vui mừng cảm tạ ra về. Bỗng các tướng Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương bước vào đồng thanh quỳ nói:
– Xin chức mừng Thượng vương!
Ánh ngạc nhiên hỏi:
– Vì sao các khanh lại chúc mừng ta?
Nguyễn Nghi đáp:
– Cái hoạ trong tâm phúc là Đỗ Thành Nhân đã trừ được rồi. Thượng vương lại mượn được tàu đồng súng lớn của người Pháp Lang Sa thì cái cơ khôi phục cơ đồ xem như đã chắc mười phần rồi vậy. Bởi thế nên chúng thần mới đến đây chúc mừng Thương vương.
Ánh suy tư nói:
– Tuy đã diệt được Đỗ Thành Nhân nhưng có cháu Đỗ Thành Nhân là Đỗ Nhàn Trập, em Võ Nhân là Võ Tánh đang trấn thủ Trường Đồn. Chưa trừ được hai người này, ta lấy làm lo lắm.
Nghi tâu:
– Bởi biết Thượng vương lo việc ấy nên chúng thần mới đến đây cũng bàn việc này.
Ánh xuống lệnh:
– Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông đem năm ngàn quân mã tiến đánh Trường Đồn. Ta đã sai người ào Hà Tiên triệu Mạc Thiên Tứ đem quân hợp sức.
Hai đạo binh hai mặt giáp công ắt phải chiếm được thành, hai tướng nên hết lòng mau báo tiệp khải hoàn cho an lòng quả nhân.
Hồ Văn Lân và Tống Phước Khuông lãnh lệnh đi ngay.
***
Nói về Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập trong thành Trường Đồn ngày ấy nghe quân vào báo:
– Có người nhà của thượng tướng công xin vào ra mắt nhị vị tướng quân có điều cơ mật.
Võ Tánh bảo:
– Lập tức mời vào!
Người nhà Đỗ Thành Nhân vào, đến ôm chậm lấy Đỗ Nhàn Trập và Võ Tánh khóc rằng:
– Thượng tướng công Đỗ Thành Nhân và tướng quân Võ Nhân đã bị Thượng vương giết chết cả rồi!
Đỗ Nhàn Trập đau đớn quá hét lên hai tiếng “Chú ơi” rồi ngã lăn ra đất. Võ Tánh sửng sốt hỏi:
– Vì cớ gì Thượng vương lại giết chết thương tướng công và anh ta?
Người nhà đáp:
– Thượng vương bát tội thương tướng công lúc trước làm phản, quản thúc chúa Định Vương và hoàng tộc trong thành Sài Côn. Lại sai người đang đêm vào nhà bắt Võ Nhân rỗi đem chém hết cả đi. Tôi may mắn thoát được vội đến báo tin cho nhị vị tướng quân được rõ.
Đỗ Nhàn Trập vùng đứng dậy nghiến răng mắng:
– Thằng con nít Nguyễn Phúc Ánh kia, lúc trốn thoát khỏi tay quân Tây Sơn, đói cơm rách áo cù bất cù bơ. Nhờ có chú ta đem về phò tá, mang quân đi đánh chiếm lại đất Gia Định đưa nó lên ngôi chúa. Thằng khốn nạn ấy không nghĩ đến công ơn lại còn đem lòng đố kỵ mà giết chết chú ta. Thù này không trả được thề không phải là người.
Nói rồi Tráp quay sang hỏi Võ Tánh:
– Còn anh của ông là Võ Nhân cũng bị thằng giặc Ánh giết chết. Ông còn chờ có gì nữa mà không cùng tôi mang quân đánh Sài Côn bắt thằng Phúc Ánh trả thù cho hai người ấy?
Tánh gạt nước mắt đáp:
– Đứt tay thì đau ruột, anh tôi chết tôi không đau lòng sao được. Nhưng phàm làm việc gì nên suy tính phải trái thiệt hơn. Theo tôi nghĩ, Thượng vương giết chủ tướng và anh tôi tất sớm muộn gì cũng đem quân tiến đánh Trường Đồn bắt hai ta để tiệt trừ hậu hoạ. Tôi và ông ở đây chỉ có ba ngàn quân mã, không thể chống nổi với đại binh ở thành Sài Côn. Nếu để họ kéo binh đến đây chặn mất đường về căn cứ của ta ở rừng Tam Phụ, rồi Thượng vương lại sai Mạc Thiên Tứ đem quân từ Hà Tiên đánh ra thì ta không còn đường thoát thân. Vậy ta hãy mau mau bỏ thành Trường Đồn đem ba ngàn quân về cố thủ trong rừng Tam Phụ rồi sẽ liệu sau.
Nói rồi Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập liền dẫn ba ngàn quân Đông Sơn bỏ thành Trường Đồn lui về căn cử Tam Phụ. Tống Phước Khuông và Hồ Văn Lân đem quân đến thành Trường Đồn thì Mạc Thiên Tứ đã chiếm được thành rồi. Hai người bèn để Mạc Thiên Tứ trấn thủ Trường Đồn rồi kéo binh về Sài Côn báo cùng Nguyễn Phúc Ánh. Ánh con chưa quyết bỗng quân vào báo:
– Thưa Thượng vương, quân do thám của ta về báo rằng: Quân Tây Sơn đang chuẩn bị lực lượng tiến vào đánh Gia Định. Xin Thượng vương định liệu.
Ánh bảo các tướng:
– Hay tạm gác việc Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập lại. Ta nên luyện tập binh mã cũng cố lực lượng để chống nhau với quân Tây Sơn vậy.
Vừa dứt lời có quân vào báo:
– Thưa Thượng vương, có đạo sĩ Bá Đa Lộc xin và yết kiến.
Ánh mừng rỡ reo lên:
– Cứu tinh của ta đã đến rồi đây, mau mời vào.
Bá Đa Lộc vào đến Ánh mời ngồi, đón hỏi:
– Dám hỏi đạo sĩ có phải tàu đồng của ta đã đến tới đây rồi chăng?
Bá Đa Lộc đáp:
– Thưa Thượng vương, tôi vừa mượn được hai chiếc tàu đồng và hai trăm quân của nước Pháp Lang Sa do viên đô đốc tên là Mạn Hòe (Manuel), chỉ huy dẫn đầu tại sông Thị Nghè chờ có lệnh Thượng vương.
Ánh liền nói:
– Chúng ta hãy đến đấy xem tàu chiến như thế nào?
Nói rồi liền cùng các tướng theo Bá Đa Lộc đến sông Thị Nghè. Đến nơi thấy hai chiếc thuyền vừa cao, vừa rộng, vừa dài. Sức lớn của nó ước chừng gấp năm lần thuyền gỗ nước Nam. Toàn thân tàu được đúc bằng đồng sáng loáng. Mọi người lên tàu thấy sàn tàu cũng được bọc bằng đồng đều trầm trồ khen ngợi. Viên tướng chỉ huy hai chiếc tàu tên là Mạn Hòe ra mắt Ánh xong ngạo mạn nói:
– Tàu đồng của chúng tôi đạn bắn không thủng, lửa đốt không cháy. Giặc ở xa thì dùng súng lớn bắn một phát đắm vỡ một tàu. Giặc đến gần thì dùng súng nhỏ, đạn bay vừa xa vừa chính xác. Cung tên của các ngài đối với nước Pháp Lang Sa của chúng tôi đã trở thành vô dụng rồi. Xin Thượng vương cứ an tâm, hai chiếc thuyền của tôi là bất khả xâm phạm, quân Tây Sơn là lũ giặc nào mà dám đến đây.
Phúc Ánh cả mừng liền phong cho Mặn Hoè là chức tướng quân và ban thưởng rất hậu, lệnh cho Hòe đậu ở bến Thị Nghè chờ có lệnh. Ánh lại cho quân lập một đồn canh trên núi Cấp (Vũng Tàu ngày nay). Nhiệm vụ quân đồn này là ngày đêm thay phiên nhìn ra biển, hễ thấy thuyền chiến Tây Sơn đến lập tức đốt lửa báo cho quân ở Sài Côn biết để kịp thời ứng chiến. Xong việc Ánh vui vẻ bảo:
– Giờ ta có thể ăn ngon ngủ yên, chờ có giặc Nguyễn Huệ đến đánh một trận cho chúng biết lợi hại tàu đồng súng lớn của nước Pháp Lang Sa.
***
Trong lúc Phúc Ánh ở Gia Định đem ngày xây dựng quân đội chờ quân Tây Sơn, thì ngày ấy trong thành Hoàng Đế vua Thái Đức nhà Tây Sơn đang đánh cờ với một viên thái giám tên là Vũ Tâm Can, chợt nghe quân vào báo:
– Tâu Bệ hạ có Long Nhương tướng quân xin vào yết kiến.
Vua Thái Đức bảo:
– Hãy gọi em ta vào đây!
Nguyễn Huệ vào đến quỳ tâu:
– Thưa hoàng huynh, quân thám mã từ đất Gia Định về báo rằng, cháu Định vương Nguyễn Phúc Thuần là Nguyễn Phúc Ánh còn sống sót quy tập những tướng lãnh còn đang lẫn trốn nơi đây đánh chiếm lại ba thành Trường Đồn, Sài Côn, Trấn Biên. Tướng của ta là Lê Chu và Nguyễn Uy tử trận, Phạm Ngạn phải bỏ thành Trấn Biên lui về cố thủ ở Bình Thuận. Phúc Ánh lại cầu viện người Pháp Lang Sa đem tàu đồng súng lớn đóng ở sông Thị Nghè xây dựng lại lực lượng hòng đánh lại quân ta để khôi phục cơ đồ. Hoàng huynh nên sớm lo liệu.
Vua Thái Đức nghe Huệ nói xong quăng cờ đứng dậy tức giận nói:
– Thằng con nít Phúc Ánh dám lộng hành giết chết hai tướng ta tuyển từ trong trường thí võ. Không bắt được Phúc Ánh trị tội thì còn gì oai võ vua trời.
Nói xong liền hạ lệnh thiết triều. Các tướng đến đông đủ, vua nói:
– Ta những tưởng đã tiêu diệt hết dòng họ Nguyễn Gia Định, ngờ đâu cháu Định Vương là Phúc Ánh lại còn sống sót dấy binh chiếm lại ba thành Trường Đồn, Sài Côn, Trấn Biên. Nay ta định ngự giá thân chính đem đại binh vào Gia Định một phen. Các tướng chuẩn bị xuất chinh.
Nguyễn Huệ bước ra thưa:
– Tâu hoàng huynh, đánh Nguyễn Phúc Ánh thì cần gì đến hoàng huynh phải ngự giá thân chính cho nhọc nhằn lòng thế. Em xin đem mười ngàn quân thuỷ bộ vào Gia Định bắt Nguyễn Phúc Ánh đem về đây cho hoàng huynh trị tội. Việc đánh quân Nguyễn ở Nam Hà là việc dễ, nhưng việc giữ đất Gia Định vỗ an bá tánh để lòng dân không nghĩ đến chúa Nguyễn mới là khó.
Vua Thái Đức nghĩ ngợi hồi lâu nói:
– Được! Vậy Nguyễn Huệ hãy vì ta vào Gia Định lần nữa. Nhưng Phúc Ánh là người xảo quyệt cứu viện người nước Pháp Lang Sa về chống lại ta. Em chỉ đánh bằng thuỷ binh thì e rằng không bảo đảm toàn thắng. Vậy ta nên sai tướng đem một vạn quân bộ vào Bình Thuận tiến đánh Trấn Biên như thế mới nắm được phần thắng. Tướng nào có thể lãnh bộ binh Nam tiến.
Nguyễn Huệ nói:
– Em xin tiến cử hai người lãnh bộ binh Nam tiến.
Vua Thái Đức hỏi:
– Hai người ấy là ai?
Huệ đáp:
– Từ ngày Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo em vào đánh Tống Phước Hiệp ở Phú Yên, thì Sở và Lân trấn thủ Phú Yên đến nay. Ngô Văn Sở tính tình điềm đạm làm việc cẩn thận, dụng binh quy củ. Phan Văn Lân vũ dũng phi thường bá quan đều mến đức sợ uy. Nếu dùng hai người này lãnh bộ binh Nam tiến thì không phải lo có điều gì sơ sảy.
Vua Thái Đức nghe lời liền sai người vào Phú Yên triệu hồi Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. Huệ lại nói:
– Đất Gia Định vốn là nước của ngươi Chân Lạp được thiên nhiên ưu đãi, không bao giờ xảy ra lụt lội hạn hán, đất đai bằng phẳng màu mỡ phì nhiêu. Chúa nhà Nguyễn mới đem dân vào khai hoang lập ấp, các quan lại dẫn dân, binh vào nói đất khách xa xôi ngàn dặm, đều là người trung quân ái quốc tràn đầy nhiệt huyết cả. Vả lại trong thời gian lập ấp ở xứ người thường bị tộc Chân Lập đánh phá, bởi vậy nên tướng sĩ xem nhau như phụ tử, quân với dân như cá với nước, đoàn kết một lòng chống lại người Chân Lạp để được sanh tồn. Chính vì lẽ ấy nên đến nay người ở đất Gia Định được cơm nó áo ấm đều nhờ ở chúa nhà Nguyễn. Thế cho nên dòng họ Nguyễn còn, nhân dân Gia Định liền nổi dậy đi theo. Ấy chính là điều khó nhất của ta trong việc bình định đất Gia Định vậy. Vua hỏi:
– Theo em, thì nên phải làm thế nào?
Huệ đáp:
– Nay có một người trí dũng song toàn, kính người già như cha mẹ, thương trẻ nít như con. Múa kích thì có thể giết được hổ dữ, xuất ngôn nho nhã khiến kẻ sĩ phải tuân. Sau khi dẹp được giặc Phúc Ánh, nếu ở người này làm tổng trấn Gia Định, thì lo gì không yên được cõi Nam Hà.
Vừa hỏi:
– Người ấy là ai?
Huệ đáp:
– Người ấy chính là đô đốc Đặng Văn Long!
Vua Thái Đức vỗ trán nói:
– Đặng Văn Long là học trò của quân sư Trương Văn Hiến. Ngày trước quân sư còn sống vẫn thầm khen Văn Long như thế. Ta vì lo nhiều việc mà quên mất Văn Long.
Rồi vua xuống lệnh:
– Các tưởng hãy về kiểm điểm binh mã, chờ có Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về đến sẽ xuất binh Năm phát.
Nói xong truyền bãi triều. Quan thái giám Vũ Tâm Can nói với vua Thái Đức rằng:
– Đành rằng là nên đánh giặc người, xin Bệ hạ cũng phải đề phòng các hoạ bên trong!
Vua Thái Đức trầm ngâm hỏi:
– Ngươi nói vậy là ý thế nào?
Tâm Can đáp:
– Hạ thần muốn nói về Long Nhương tướng quân đó. Xin Bệ hạ xét lại. Vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân là cháu vợ của Long Nhương. Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân lại chịu ơn nhà của Bùi Thị Xuân cùng Long Nhương uống máu ăn thề tính nhà thủ túc. Nay Long Nhương lại xin Bệ hạ cho hai người ấy vào Nam giữ binh quyền Nam phát là có ý gì? Vũ Văn Dũng, Đặng Văn Long đều là học trò quân sự Trương Văn Hiến, cũng với Long Nhương là huynh đệ đồng môn. Nay Long Nhương lại xin cho Văn Long trấn thủ đất Gia Định là có ý gì? Các người này lại chỉ biết có Long Nhương mà không biết có Bệ hạ, nếu để họ lớn quyền như thế chẳng đáng ngại làm ư?
Vua Thái Đức giật mình nói:
– Vậy ta phải ngự giá thân chính để hạn chế Huệ mới được. Và đạo quân bộ phải cho Vũ Văn Nhậm chỉ huy.
Năm Nhâm Dần (1782) niên hiệu Thái Đức thứ tư, vua Thái Đức và Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem hai vạn quân theo hai đường thuỷ bộ tiến vào Nam. Vua Thái Đức và Long Nhương cũng các tướng Đặng Văn Long, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyết, Trương Văn Ba đi đường thuỷ vào cửa Cần Giờ. Khi đến ngoài khơi cửa Cần Giờ thấy trên hơn núi nhỏ trên đất liền khói lên nghi ngút, vua Thái Đức hỏi rằng:
– Trên hòn núi này bỗng khói lên nghi ngút là cớ làm sao?
Nguyễn Huệ đáp:
– Ấy là Nguyễn Phúc Ánh lập đồn canh trên ở nhìn ra biển, hễ thấy quân ta tiến vào, quân đồn trú đốt lửa làm hiệu để Phúc Ánh ở thành Sài Côn hay được kịp thời ứng phó mà thôi.
Vua hơi lo lắng hỏi:
– Vậy là Phúc Ánh đã có chuẩn bị, ta phải tiến quân như thế nào?
Huệ cương quyết đáp:
– Hoàng huynh cứ cho quân tiến binh vào cửa Cần Giờ rồi sẽ tuỳ cơ mà ứng biến.
Vua liền hạ lệnh:
– Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, kịp đem hai mươi đại thuyền và hai ngàn quân đi trước mở đường.
Nguyễn Văn Tuyết lãnh lệnh đi ngay. Khi ấy Nguyễn Phúc Ánh ở thành Sài Côn nghe quân hốt hoảng vào báo rằng:
– Thưa Thượng vương, quân ta trên núi Cấp ngoài cửa bể đốt lửa làm hiệu. Xin Thượng vương định liệu.
Phúc Ánh nạt rằng:
– Hễ giặc đến thì ta đã có kế sách mà đánh, việc gì ngươi sợ hãi thế. Nếu tự hậu còn như thế nữa ta giết chết không tha.
Tên quân hoảng sợ lui ra. Phúc Ánh liền đem toàn quân được hơn vạn người xuống thuyền theo sống Sài Côn ra cửa Cần Giờ cứ địch. Khi chiếc thuyền ra đến một đoạn sông rộng lớn ngả rẽ chằng chịt, Phúc Ánh hỏi tả hữu rằng:
– Sông này là sông gì?
Tả hữu đáp:
– Đoạn sông này có năm nhánh nối liền với các sông Tiền Giang ở Nam và sống Đồng Nai ở Bắc cộng với thượng lưu và hạ lưu của dòng sông chính tạo thành ngã bảy sông nên có tên gọi là Thất Kỳ Giang (này là sông Ngã Bảy).
Phúc Ánh liền cho đóng thuỷ trại ở Thất Kỳ Giang và hạ lệnh:
– Nguyễn Nghi đem hai ngàn quân và hai mươi đại chiến thuyền tiến ra cửa Cần Giờ, hễ gặp quân Tây Sơn đến thì đánh, chỉ được thua chứ không được thắng. Đợi cho giặc vào đến Thất Kỳ Giang rồi quay thuyền lại mà đánh.
Nguyễn Nghi hăm hở lãnh lệnh đi ngay. Phúc Ánh lại hạ lệnh:
– Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân, Mạn Hòe, mọi người lãnh một ngàn năm trăm quân mai phục ở bốn ngả sông. Ta cũng đạo sĩ Ba Đa Lộc lãnh ba ngàn quân mai phục hai ngã năm thượng lưu, chờ giặc đến cùng nhất tề đổ ra mà đánh. Trận này nhất định phải bắt cho được anh em Nhạc – Huệ.
Các tướng hăng hái lãnh lệnh và đồng thanh khen rằng:
– Thượng vương tuổi còn trẻ mà mới nhìn qua địa hình đã biết bày ra thế trận. Không biết bát trận ở của Gia Cát ngày xưa là có thật hay chăng. Con ngả này anh em Nhạc, Huệ lọt vào thất trận do của Thượng vương ắt là chết chẳng toàn thây!
Nói rồi cũng chia nhau bố trận. Lúc ấy Nguyễn Nghi dẫn hai ngàn quân và hai mươi đại thuyền đi tiên phong ra đến cửa Cần Giờ gặp đoàn thuyền tiên phong của Đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Tuyết. Nguyễn Nghi trông thấy đại bác Tây Sơn đặt trên thuyền bề thế uy nghi nghĩ thầm rằng:
– Quân Tây Sơn thuyền to súng lớn nếu mà giáp chiến giả thua e rằng không thoát khỏi bọn này. Chi bằng ta từ xa bắn trước vài phát súng, chờ cho chúng bắn đại bác ra, rồi làm bộ hoảng sợ quay thuyền bỏ chạy, dụ chúng vào Thất Kỳ Giang rồi sống mái một trận cũng chẳng muộn gì!
Nghĩ rồi dàn thuyền truyền quân khai hoả mà bắn. Quân Nguyễn bắn được vài phát đại bác, tầm bắn chưa đến được thuyền Tây Sơn đã nghe đại bác Tây Sơn nổ ầm ầm, đạn bay trúng thuyền quân Nguyễn vỡ liền máy chiếc. Nguyễn Nghi thất kinh hồn vía, quay thuyền mà chạy. Nguyễn Văn Tuyết không đuổi theo lại lệnh quân neo thuyền chờ đại binh Tây Sơn. Đến nơi vua Thái Đức hỏi Nguyễn Văn Tuyết:
– Sao không tiến binh mã dừng quân nói cửa bể?
Tuyết đáp:
– Tâu Bệ hạ, thần vừa đến đây gặp một đoàn hai mươi đại thuyền của giặc Nguyễn Gia Miêu. Quân ta mới bắn vài phát đạn chúng đã bỏ chạy. Thần e có mai phục nên không dám đuổi theo mới đóng quân đây chờ thượng lệnh.
Nguyễn Huệ khen:
– Văn Tuyết cẩn thận như thế là đúng. Quân Nguyễn đốt lửa trên núi báo hiệu tất chúng đã có phòng bị. Đã phòng bị sao chưa đánh đã chạy, tất dụ ta vào trận mai phục.
Huệ giở bản đồ ra nói tiếp:
– Hoàng huynh hãy xem, nhất định là chúng mà phục ta ở sông Thất Kỳ Giang này.
Vua Thái Đức hỏi:
– Vậy theo em ta phải đánh thế nào?
Huệ chỉ vào bản đồ nói:
– Tại sông Thất Kỳ Giang nhất định Ánh cho giấu thuỷ quân trong các ngả sông chờ chiến thuyền ta lọt vào ổ phục kích rồi đổ ra mà đánh. Hoàng huynh cứ mạnh dạn tiến binh chia quân làm sáu cánh, mỗi cánh đánh vào một ngả sông nơi quân Nguyễn mai phục. Chúng chia quân mai phục thì ta chia quân mà đánh chỗ chúa tôi Phúc Ánh tan tác chẳng nhìn thấy nhau.
Vua Thái Đức trao bảo kiếm cho Nguyễn Huệ nói:
– Em đã một lần đánh vào Gia Định nên tỏ tường địa thế sông ngòi. Ta giao cho em được trọn quyền điều binh khiển tướng. Em mau hạ lệnh tiến binh.
Huệ chậm rãi nói:
– Xin Hoàng huynh chớ vội. Bây giờ thuỷ triều đang rút chạy, ta tiến quân mệt sức, chốc lát nữa nước cạn sẽ có thuyền quân Gia Miêu đến khiêu chiến. Khi ấy nước thuỷ triều lên ta theo sức nước mà đuổi theo giặc thì thuyền đi đã mau, mà quân lại khỏe.
Vua Thái Đức nghe lời đóng binh chờ quân Nguyễn.
***
Nói về Nguyễn Nghi đem quân ra khiêu chiến bị tướng Tây Sơn là Đô đốc Tuyết bắn vỡ vài chiếc đại thuyền liền quay đầu chạy một mạch về Thất Kỳ Giang. Không thấy quân Tây Sơn đuổi theo, Nghị đến đại bản doanh gặp Phúc Ánh, tâu:
– Thưa Thượng vương, quân Tây Sơn thuyền to súng lớn. Đạn thuyền của thần bắn chưa đến được thuyền giặc, thì đã bị đại bác Tây Sơn bắn vỡ mất hai đại thuyền. Thần vội chạy về đây, không rõ vì lý gì giặc chẳng đuổi theo!
Khi ấy Mạn Hòe vì nóng lòng lập công khoe tàu đồng súng lớn. Mạn Hòe theo Nguyễn Nghi vào gặp Phúc Ánh, thưa:
– Tôi xin đem hai chiếc tàu đồng ra cửa biển dụ giặc. Nếu chúng đuổi theo thì ta dụ vào Thất Kỳ Giang mà đánh. Nếu chúng sợ thì tôi sẽ bắn vỡ thuyền chúng ở cửa Cần Giờ cho khỏi nhọc sức Thượng vương.
Phúc Ánh y lời phong Mạn Hòe làm tiên phong, đem hai chiếc tàu đồng và hai mươi đại thuyền cùng hai ngàn quân ra cửa Cần Giờ khiêu chiến. Mạn Hòe hùng hổ kéo quân đi ngay. Đến gần thuỷ trại Tây Sơn, vua Thái Đức trong thấy bảo:
– Quá đúng như Nguyễn Huệ tiên đoán, ngoài cả quân Nguyễn lại ra khiêu chiến, lần này chúng có hai chiếc tàu đồng lớn, có phải của người Pháp Lang Sa chăng?
Nguyễn Huệ nói, giọng rền như sấm:
– Cái lũ người mắt xanh mũi lõ này, mượn tiếng truyền đạo có ý đồ dòm ngó nước ta. Trận này phải đốt hai chiếc tàu đồng này cho chúng biết quân Tây Sơn ta hùng mạnh thế nào!
Nói rồi sai Nguyễn Văn Tuyết làm tiên phong, phò mã Trương Văn Đa làm hậu quân Đô đốc, bảo vệ vua Thái Đức, còn mình đem toàn quân giáp chiến. Tiến vừa tầm đạn, quân Tây Sơn nhất tề khai hoả, đại bác nổ ầm ầm, đạn bay tới tấp trên thuyền quân Nguyễn. Mạn Hòe cầm đầu hai chiếc tàu đồng đi trước liền bắn trả. Nhưng quân Tây Sơn đông quả lại tập trung hoả lực vào hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe, chẳng mấy chốc súng đại bác trên tàu đồng của Mạn Hòe đều bị đạn quân Tây Sơn bắn hỏng cả. Mạn Hòe liền hạ lệnh lui binh. Quân Tây Sơn ồ ạt đuổi theo. Vừa đến Thất Kỳ Giang, Nguyễn Huệ ra lệnh:
– Đặng Văn Long đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ nhất. Nguyễn Văn Lộc đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ hai. Ngô Văn Sở đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ ba. Phan Văn Lân đem hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ tư, Trần Quang Diệu lãnh hai mươi đại thuyền và một ngàn quân đánh vào nhánh sông thứ năm.
Các tướng lãnh lệnh chia quân đi ngay. Nguyễn Huệ cùng Bùi Thị Xuân cầm trung quân đốc chiến thúc quân tiến lên vây hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe vào giữa. Quân Pháp Lang Sa trên tàu thấy Tây Sơn giáp chiến liền lấy súng nhỏ mà bắn. Quân Tây Sơn lấy khiên đồng đỡ đạn lầm lũi tiến lên. Đến gần tàu đồng Mạn Hòe, quân Tây Sơn tung hoả hổ mà đốt. Nguyên nhựa hoả hổ của Tây Sơn văng đâu dính đó, sức nóng vô cùng. Hoả hổ bắn tung tóe như mưa lên tàu Mạn Hòe, hai chiếc tàu đồng của quân Pháp Lang Sa bốc cháy. Mạn Hòe cùng hai trăm quân người Pháp Lang Sa đều bị chết cháy cả. Các cánh quân mai phục của Nguyễn Gia Miêu đều bị Tây Sơn đánh tan tác, chiến thuyền đắm vỡ gần hết, quân chết thôi vô số. Các tướng Nguyễn Phúc Ánh là Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Hồ Văn Lân, Nguyễn Nghi đều theo lạch nhỏ mà chạy trốn. Lúc ấy Nguyễn Phúc Ánh thấy thuyền Tây Sơn lọt vào Thất Kỳ Giang trong bụng mừng lắm nói:
– Anh em Nhạc, Huệ quả nhiên trúng kế, chờ chúng vào hết trong trận sẽ nhất tề tiến đánh.
Nói vừa dứt câu lại thấy quân Tây Sơn chia thuyền làm sáu cánh, mỗi cánh tiến vào một ngả sông. Ánh giật mình nói với Bá Đa Lộc rằng:
– Sao quân Tây Sơn lại bố trận như thế. Không lẽ quân cơ của ta đã lộ rồi chăng?
Bá Đa Lộc lại thất sắc kêu Ánh:
– Quân Tây Sơn vây hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe. Xin Thượng vương mau hạ lệnh tiến quân giải vây cho Mạn Hòe.
Phúc Ánh liền hô quân xung trận. Thuyền quân Nguyễn vừa mới xông ra đã bị đạn đại bác Tây Sơn bắn chìm liền mấy chiếc. Quân Nguyễn thấy vậy hoảng sợ không dám tiến, Ánh ở phía sau tuốt gươm hét:
– Quân bay mau tiến lên liều chết mà đánh, đứa nào sợ lui ta chém chết không tha.
Ánh hết vừa dứt lời nhìn vào giữa trận thấy hai chiếc tàu đồng của Mạn Hòe bốc cháy, quân sĩ cả kinh đều quay thuyền chạy cả. Ánh ngăn không nổi đành cũng Bá Đa Lộc tất tả chạy theo.