Nói về quân Trịnh sau khi Tây Sơn bỏ đất Quảng Nam lui về giữ Quảng Ngãi, Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào thành Quảng Nam bỏ trống truyền ba quân mở tiệc khao thưởng tướng sĩ. Rượu ngà ngà say, Phúc đắc ý nói:
– Ta vâng chiếu chỉ đem quân đánh một trận là thu phục được đất Thuận Hóa, chiếm lấy Phú Xuân, đuổi chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Rồi đối đầu với giặc Tây Sơn, giặc chưa đánh đã bỏ Quảng Nam mà chạy. Oai danh vang dội khắp thiên hạ. Thật từ trước đến nay trong đời làm tướng của ta chưa bao giờ thỏa nguyện như bây giờ. Nay đang là mùa hè nóng bức, gió Nam khô róc, quân ta là người phương Bắc, không quen phong thổ. Ta có nghe tướng Nguyễn là Tống Phước Hiệp từ Gia Định kéo ra chiếm lại đất Phú Yên, đuổi Tây Sơn chạy về Quy Nhơn. Vậy đang khi trái gió trở trời ta án binh bất động dưỡng uy sức nhuệ chờ quân Nguyễn và Tây Sơn đánh nhau, một bên chết, một bên tất bị thương, khi ấy ta chỉ ra một trận oai hùm thì một dải đất Nam Hà kia không thuộc về chúa ta hỏi còn ai vào đây nữa?
Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Bảo, Hoàng Đình Thể, Nguyễn Hữu Chỉnh cùng nâng ly khen:
– Thượng tướng công thật liệu việc như thần.
Cuộc vui chưa tàn bỗng có quân vào báo:
– Thưa thượng tướng công, quân ta bỗng nhiên sinh chứng đau bụng tả lỵ rất nhiều. Xin vào bẩm báo.
Phúc bảo:
– Ấy chẳng qua là do rượu thịt no nê nên tích nhiệt tại nơi trường vị sinh bệnh tả lỵ mà thôi. Truyền quân từ nay về sau không được uống rượu.
Nói xong bảo quân hầu dẹp ngay bàn tiệc của mình để làm gương, rồi thân ra các trại xem xét bịnh trạng quân sĩ.
Mấy hôm sau số binh sĩ bị bệnh càng tăng, Hoàng Ngũ Phúc lấy làm lo lắng, cho mời các tướng vào thương nghị. Bỗng có quân canh vào báo:
– Thượng tướng công, có sứ giả của quân Tây Sơn xin vào yết kiến.
Phúc cho mời vào. Đến nơi, Nguyễn Thung thi lễ nói:
– Thưa tướng quân, tôi là sứ giả của Tây Sơn. Xin ra mắt tướng quân.
Không thèm ngó mặt Nguyễn Thung, Phúc ngoảnh nơi khác bảo:
– Hai bên đang đánh nhau, quân Tây Sơn các ngươi bỏ Quảng Nam mà chạy. Nay Nguyễn Nhạc sai ngươi đến đây để cầu hòa chăng?
Thung nhìn thẳng mặt Phúc đáp lớn:
– Hai đàng binh hùng, tướng mạnh như nhau, muốn tránh cho sanh linh khỏi nạn binh đao mới giảng hòa với nhau. Còn Tây Sơn tôi là những người dân nghèo khổ bởi chúa Nguyễn áp bức mới nổi dậy đấu tranh, đâu dám tự cho mình bằng quý quốc mà nói chuyện giảng hòa!
Phúc quay lại hỏi:
– Vậy Nguyễn Nhạc sai ngươi đến đây để làm gì?
Thung đáp:
– Chủ tướng tôi vốn biết uy danh của tướng quân. Vả lại nghĩ phận mình là con dân trong nước do vua Lê Thái Tổ khởi binh sáng lập. Thêm trong lòng mến phục Tĩnh Đô Vương nên dám đâu chống lại binh trời. Nay chủ tướng tôi sai tôi đến đây có ít lễ vật dâng lên tướng quân gọi là chút lòng thành, nhờ tướng quân tâu cùng chúa Tĩnh Đô Vương xin cho chủ tướng tôi được làm tiên phong đánh Nguyễn. Về sau diệt được nhà Nguyễn non sông đều quy về một mối thì công lớn này không phải của tướng quân sao? Và chủ tướng tôi khi ấy được làm một chức quan nhỏ thì ơn của tướng quân tạc dạ ghi lòng dù chết cũng để bụng mang theo.
Nói rồi gọi người mang lễ vật vào. Ngà voi năm cặp, vàng bạc trăm cân, lụa gấm nghìn thước. Hoàng Ngũ Phúc thấy lễ vật rất nhiều, lại thêm Nguyễn Thung nói lời khiêm tốn dễ nghe, luôn miệng tán dương công đức danh uy của mình, trong lòng rất đẹp. Phúc vui vẻ bảo:
– Được! Ngươi cứ về tâu lại Nguyễn Nhạc, ta sẽ hết lòng dâng sớ xin phong. Nếu chúa Tĩnh Đô Vương thuận ý, ta sẽ sai người đem ấn kiếm vào cho Nguyễn Nhạc lãnh chức tiên phong.
Nguyễn Thung mừng rỡ bái tạ ra về. Nguyễn Hữu Chỉnh bước ra thưa:
– Nguyễn Nhạc tuy là kẻ cùng đinh nổi dậy, nhưng xét việc hắn làm, lúc yếu thế thì mượn tiếng tôn phò Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nay trong thì Tống Phước Hiệp đánh ra, ngoài thì quân ta đánh vào nên mới giảng hòa với ta, để rảnh tay đối phó với Tống Phước Hiệp. Người như thế không phải là kẻ tầm thường, xin thượng tướng công hãy khá đề phòng.
Phúc cười nói:
– Điều này ta há chẳng biết sao? Ta cứ tương kế tựu kế chờ cho ngao cò tranh nhau, ta làm ngư ông thủ lợi, đợi thời cơ bắt hết cả hai nào có nhọc sức gì?
Nói rồi liền lấy giấy bút viết thư sai người hỏa tốc mang về Thăng Long thỉnh ý chúa Trịnh Sâm.
*
* *
Lúc ấy ở kinh thành Thăng Long, Trịnh Sâm ngày đêm mê đắm phi tần Đặng Thị Huệ. Thị Huệ sắc đẹp nghiêng thành, tiếng nói thánh thót như tiếng chim hót.
Hôn ấy, trong vườn thượng uyển trên lầu ngũ giác, Trịnh Sâm cùng Đặng Thị Huệ đờn ca xướng họa, chén tạc chén thù. Sâm vòng tay ôm Thị Huệ vào lòng, bỗng Thị Huệ lấy từ trong ngực của Sâm ra một viên ngọc. Thị Huệ nũng nịu hỏi:
– Thưa Chúa thượng đây là ngọc gì vậy?
Sâm vội đỡ lấy tay Thị Huệ đáp:
– Ấy! Đây là viên ngọc Minh Châu ban đêm thường phát ra ánh sáng, ta yêu quý vô cùng lúc nào cũng mang theo trong người. Nàng hãy cầm nhè nhẹ tay.
Thị Huệ rất lấy làm thích, cầm viên ngọc ngắm nghía mãi. Sâm nhắc:
– Nàng hãy nhè nhẹ tay kẻo xước viên ngọc quý của quả nhân.
Thị Huệ vùng quăng ngọc xuống sàn dậm chân khóc rằng:
– Chúa thượng nói yêu thiếp hơn tất cả mọi thứ trên đời. Vậy mà thiếp vừa cầm viên ngọc mới có một tý đã sợ hư ngọc. Hóa ra là chúa quý vật hơn người, thôi thì để thiếp chết đi cho rồi.
Nói xong chạy ra thành lầu toan lao đầu xuống đất. Trịnh Sâm chạy theo níu lại năn nỉ:
– Nàng làm gì mà mau hờn dỗi thế! Chẳng qua ta muốn giữ ngọc cho đẹp để tặng nàng ấy mà.
Nói rồi liền cầm ngọc giao cho Thị Huệ. Thị đổi giận làm vui, kéo Trịnh Sâm vào giường trong ân ái. Thừa lúc Trịnh Sâm đang vui Thị Huệ thủ thỉ:
– Nước ta từ lúc nhà Lê Trung Hưng đến nay, tuy tiếng là họ Lê làm vua, nhưng vua Lê thật là bất tài nhu nhược, việc gì cũng trông cậy vào nhà chúa. Nay ân đức của chúa đã thấm nhuần khắp trong ngoài, sao chúa không lên ngôi Thiên tử cho xứng dáng với công đức của mình, tội gì cứ làm kẻ giữ chùa để cho thiên hạ đem lễ vật vào dâng lên bàn Phật?
Sâm cao hứng nói:
– Lời nàng rất hợp ý ta, nếu sau này ta lên ngôi Thiên tử thì ngôi Chánh cung hoàng hậu nhất định sẽ dành cho nàng đó!
Thị Huệ mừng rỡ lạy tạ. Trịnh Sâm liền về dinh phủ gọi Phạm Ngô Cầu đến bảo:
– Ngày trước ta bức tử Thái tử Lê Duy Vỹ không có ai dám làm. May nhờ có khanh một lòng trung với ta nên mới đem thuốc độc vào ngục ép Thái tử uống. Nay ta có một việc muốn nhờ khanh, chẳng hay khanh có vui lòng chăng?
Ngô Cầu quỳ lạy nói:
– Ngô Cầu này một lòng trung với chúa, việc giết Thái tử còn dám làm thay. Có điều gì xin Chúa thượng cứ xuống lệnh, Ngô Cầu dù chết chẳng từ nan.
Trịnh Sâm mừng rỡ vẫy Ngô Cầu đến gần bảo:
– Ngày mai là đến hạn thiết triều, trước bá quan văn võ khanh hãy nói như vậy… như vậy… nếu việc mà thành thì ngôi tể tướng là của khanh đó.
Cầu mừng rỡ lạy tạ xin vâng.
Hôm sau thiết triều nơi phủ chúa, Sâm hỏi bá quan văn võ:
– Trong nước có việc gì quan trọng, các khanh cứ mạnh dạn tâu trình.
Các quan đều thưa:
– Muôn dân no ấm, bốn phương thiên hạ thái bình không có việc gì lạ cả!
Bỗng Tạo Quận Công Phạm Ngô Cầu đứng lên nói:
– Xin hỏi các quan, muôn dân no ấm, thiên hạ thái bình, bờ cõi lại mở mang về phương Nam chiếm lấy đất Thuận Hóa, kinh thành Phú Xuân của họ Nguyễn, đuổi Định Vương chạy vào Gia Định là nhờ công đức của ai?
Bá quan bất ngờ nghe hỏi, lại thấy Trịnh Sâm lộ vẻ hài lòng, liền đồng thanh đáp:
– Ấy chính là nhờ công đức của Chúa thượng!
Ngô Cầu hăm hở nói tiếp:
– Nay vua Lê ở ngôi ba mươi sáu năm, tuổi đã già, sức đã yếu, mà không có công đức gì cho trăm họ. Mọi việc lớn nhỏ trong nước đều do nơi Chúa thượng của ta, vua Lê chỉ ngồi không mà hưởng lộc, ở trên đời sao lại có việc bất công như thế. Chi bằng chúng ta sẵn dịp đông đủ trăm quan kéo qua điện vua Lê, bảo nhà vua thoái vị nhường ngôi Thiên tử cho chúa thì lẽ cương thường mới gom về một mối. Chứ trong nước đã có vua lại còn có chúa, từ quan đến dân đều theo lệnh chúa thì vua ngồi đó để làm gì? Trăm quan nghe thử lời tôi nói có đúng chăng?
Bây giờ quan trong triều phần đông đều là tay chân của Trịnh Sâm nghe vậy đồng thanh nói:
– Lời Tạo Quận Công rất phải, chúng ta hãy qua điện vua bảo vua Lê thoái vị cho rồi!
Nói xong đồng loạt đứng dậy toan đi. Bỗng có một người bước ra nói lớn:
– Việc ấy không nên!
Mọi người giật mình nhìn lại, hóa ra kẻ vừa nói là quan Thị lang Vũ Trần Thiệu. Ngô Cầu nổi giận mắng Thiệu:
– Ngươi chỉ là một chức quan nhỏ dám kháng lệnh chúa hay sao?
Vũ Trần Thiệu bình thản đáp:
– Chúa chưa xuống lệnh sao gọi là kháng lệnh? Vả lại người xưa có câu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Nay thấy họa diệt vong của chúa lẽ nào tôi nhắm mắt làm ngơ.
Trịnh Sâm giận lắm nhưng cố nén hỏi:
– Ngươi nói thử xem họa diệt vong của ta là ở chỗ nào?
Thiệu bình thản đáp:
– Khải Chúa, tuy rằng truất ngôi vua Lê là điều trên thuận ý trời, dưới hợp lòng dân. Nhưng từ xưa đến nay người nước Tàu bao giờ cũng lăm le chờ có cơ hội là sang xâm chiếm nước Nam ta đặt làm quận huyện. Nếu Chúa thượng phế ngôi vua, ngộ nhỡ vua Càn Long nhà Thanh mượn cớ ấy đem quân sang đánh, thì không phải là bá quan đem cái họa diệt vong về cho chúa hay sao?
Sâm đổi giận làm vui hỏi:
– Lời khanh rất đúng! Vậy theo khanh thì phải thế nào?
Thiệu hiến kế:
– Theo ý thần thì ta nên viết một tờ cáo đại ý rằng: Muôn dân ở nước Nam đều mong ngóng nhà chúa được lên ngôi Thiên tử trị vì trăm họ, hoàng tộc nhà Lê không còn ai xứng đáng để làm vua nữa, rồi bá quan đồng ký tên vào tờ cáo ấy. Thần tuy bất tài cũng xin cầm tờ cáo ấy đi sứ sang Tàu trình với vua Càn Long nhà Thanh, xin được phong cho chúa làm An Nam quốc vương, khi ấy ta truất phế vua Lê để Chúa thượng lên ngôi hoàng đế đã muộn màng gì?
Trịnh Sâm nghe xong khen:
– Ý của khanh thật là chu đáo. Nếu việc lớn mà thành thì công của khanh không nhỏ.
Nói rồi liền sai Vũ Trần Thiệu viết tờ cáo, rồi bảo các quan đều ký tên vào. Xong việc, Trịnh Sâm truyền bãi triều. Ra ngoài Phạm Ngô Cầu bảo Vũ Trần Thiệu:
– Lúc nãy ta hiểu lầm ý ông nên buông lời không phải. Thật không ngờ ông trung với chúa chẳng kém gì ta.
Thiệu cười nói:
– Ông không nghe người xưa nói rằng: “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần” hay sao?
Nói rồi liền quay lưng về nhà thu xếp chờ ngày đi sứ sang Tàu.
Vũ Trần Thiệu và đoàn tùy tùng đi rồi, Trịnh Sâm ngày đêm trông ngóng tin vui, mơ ngày lên ngôi Cửu Ngũ.
Ngày kia Trịnh Sâm thiết triều, quân canh vào báo:
– Khải Chúa, sứ đoàn đã trở về xin vào ra mắt.
Sâm mừng khấp khởi bảo:
– Mau mau cho vào!
Sứ đoàn vào đến. Không thấy Vũ Trần Thiệu, Sâm hỏi:
– Vũ Trần Thiệu đâu rồi?
Viên phó sứ sợ hãi quỳ thưa:
– Xin Chúa thượng tha tội!
Sâm gắt:
– Việc thế nào hãy nói mau?
Quan phó sứ vẫn quỳ mọp đáp:
– Khải Chúa! Lúc sứ đoàn đi đến Động Đình Hồ thuộc đất Lưỡng Quảng thì quan Chánh sứ Vũ Trần Thiệu đem tờ cáo đốt đi rồi uống thuốc độc mà chết. Quan chánh sứ để lại một bức thư phong kín cẩn thận, ngoài đề gửi cho Chúa thượng. Hạ thần không biết làm thế nào đành phải quay về. Đây là thư của Vũ Trần Thiệu xin Chúa thượng duyệt lãm.
Trịnh Sâm nghe qua như sét đánh ngang mày tiếp thư đọc, thư đại ý rằng: Ngày trước chúa giết chết Thái tử, nay lại toan làm điều soán nghịch. Trăm quan trong phủ chúa đều là tay chân của chúa, biết bụng chúa mới hòng truất phế nhà vua. Nhưng ngoài trăm họ đều nhớ ơn vua Lê Thái Tổ, Thái Tông. Nếu không như thế thì ngày xưa sao Bình An Vương Trịnh Tùng có thể dứt được nhà Mạc mà lập nên nhà Lê Trung Hưng? Nay chúa hòng giẫm lên bước chân của Mạc Đăng Dung ngày trước, trên cãi ý trời, dưới nghịch lòng dân thần e rằng chúa phải mang tiếng bất nhân và gây họa binh đao làm khổ cho bách gia trăm họ. Hôm ấy sống không thể mở miệng can ngăn, nay thần lấy cái chết để viết lời khuyên giải. Tuy rằng chúa tiếng không phải là vua, nhưng quyền thì đã nghiêng thiên hạ. Đừng quá tham danh trong một lúc, mà để hại cho nước non dân tộc về sau. Dưới tuyền đài khuyên chúa hãy bình tâm suy xét lại.
Sâm đọc xong vò nát thư nắm trong tay, vừa giận vừa thẹn bảo quan phó sứ:
– Truyền cho ngươi lui! Từ nay về sau cấm không ai được nhắc đến việc này nữa.
Quan phó sứ liền lui ra mồ hôi toát đầm đìa!
Xong việc ấy quân canh lại vào báo:
– Khải Chúa! Có thư của Bình Nam thượng tướng từ Quảng Nam gửi về, trình chúa duyệt lãm.
Trịnh Sâm tiếp thư đọc xong nói:
– Thượng tướng Hoàng Ngũ Phúc dâng biểu xin phong cho Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm trấn thủ hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi để Nhạc đem quân đánh Nguyễn ở phương Nam. Chờ chúng đánh nhau cho kiệt sức ta sẽ đem quân thôn tính toàn cõi Đàng Trong. Các quan thấy thế nào?
Quan đại học sĩ Lê Quý Đôn bước ra thưa:
– Tâu Chúa thượng, nay nhân lúc Tây Sơn đang ở thế lưỡng đầu thọ địch, chúng phải chia quân ra giữ hai mặt Bắc và Nam, tất lực lượng phải bị phân tán, Chúa thượng nên lệnh cho Hoàng Ngũ Phúc lập tức tấn công tiêu diệt. Nếu ta lầm kế giảng hòa của Nguyễn Nhạc để chúng rảnh tay tập trung lực lượng đánh Nguyễn xong, rồi Nhạc lại đem toàn quân ra Bắc chống nhau với ta thì e rằng ta bỏ lỡ thời cơ hiếm có. Vả lại trong dân gian có truyền câu sấm rằng: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Xin Chúa thượng hãy khá đề phòng giặc Tây Sơn.
Trịnh Sâm nói:
– Nhưng trong thư Hoàng Ngũ Phúc tâu rằng, chiếm Quảng Nam xong, gặp lúc mùa hè nóng nực quân ta bị bệnh, dịch tả lỵ rất nhiều không thể ra trận được. Còn những câu sấm kia, ấy chẳng qua là chuyện hoang đường lấy gì cho là thực? Từ trước đến nay các Tiên vương đánh nhau với họ Nguyễn bảy lần đã có lần nào vượt khỏi sông Linh Giang chưa? Nay tướng của ta mới ra oai một trận đã chiếm đất Thuận Hóa thu phục kinh thành Phú Xuân, đuổi chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Gặp Tây Sơn chưa đánh, giặc nghe tiếng đã bỏ Quảng Nam mà chạy trốn vào Quảng Ngãi. Nay dang là mùa hè nóng nực cứ để quân ta dưỡng uy sức nhuệ, chờ chúng đánh nhau tay chân sứt mẻ, rồi ta đem quân khỏe đến bắt vào có khó gì? Quân bay đem bút nghiên ra, ta viết chiếu phong quan cho Nguyễn Nhạc.
Lê Quý Đôn quỳ xuống can:
– Xin Chúa thượng hay mau diệt Tây Sơn rồi thống nhất sơn hà!
Sâm bực tức quát rằng:
– Không làm vua được thì cần gì phải thống nhất sơn hà! Ý ta đã quyết, ai còn can ngăn, chém!
Đôn sợ hãi lui ra. Viết chiếu phong quan cho Nguyễn Nhạc, rồi sai người mang trao Hoàng Ngũ Phúc xong, Sâm truyền bãi triều. Ra ngoài phủ chúa Lê Quý Đôn lập tức đến nhà danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Đôn nói với Trác:
– Xin thầy viết cho toa thuốc trị bệnh tả lỵ.
Hữu Trác cười vuốt hàm râu bạc phơ, hỏi Đôn:
– Đại quan ngồi cho tôi xem mạch chẩn đoán định bịnh rồi bốc thuốc về nhà uống, cần gì mà phải viết toa?
Đôn đáp:
– Không phải tôi bị bệnh!
Trác cười nói:
– Nếu người nhà bị tả lỵ, tôi xin bốc thuốc biếu đại quan, đem về không cần phải viết toa.
Đôn suy tư đáp:
– Bệnh tả lỵ này cả hàng mấy ngàn người mắc phải, liệu tủ thuốc của danh y có đủ không?
Trác giật mình hỏi:
– Nếu nói vậy ắt ở địa phương nào bị dịch tả lỵ chăng?
Đôn gật đầu đáp:
– Tướng quân Hoàng Ngũ Phúc đem bốn vạn quân vào đến Quảng Nam thì quân bị dịch tả lỵ nên tôi mới đến xin toa thuốc của danh y, cứu nguy quân ta.
Lê Hữu Trác nhẩm tính:
– Năm nay là năm Ất Mùi thuộc âm kim. Đại trường (ruột già) ứng kim có bệnh. Mùa hè hành hỏa nhiệt thịnh, Tiểu trường (ruột non) ứng hỏa tích nhiệt, gặp phải thấp khí bốc lên ứng vào hành thổ của tỳ vị (dạ dày, lách). Nếu trong năm nay vào mùa hè ở địa phương nào có nhiều thấp khí bốc lên, nhất định là thấp nhiệt tích nơi trường vị mà sinh dịch bệnh tả lỵ triền miên.
Lê Quý Đôn lo lắng hỏi:
– Vậy danh y có thuốc gì chữa khỏi bịnh này chăng?
Hữu Trác đáp:
– Có ba loại cỏ thường mọc khắp nước Nam ta ấy là Lệ trường thảo, Thủy tinh thảo và Mã xĩ thảo. Hái lá tươi giã nhỏ vắt lấy nước mà uống lập tức khỏi ngay. Nhưng theo tôi có hai điều khó, một là từ Thăng Long mang bài thuốc vào đến Quảng Nam có nhanh nhất cũng hết mười ngày, thì số người đang mắc bệnh ắt phải tử vong, hai là nếu nơi ấy ban đêm khí trời nóng bức, ban ngày màu nắng vàng vọt là thấp khí vẫn bốc lên nhiều, thì phải lập tức rời khỏi vùng đất ấy ngay mới mong bảo toàn tánh mạng.
Lê Quý Đôn ngửa mặt than:
– Nếu thế là số trời đã giúp quân Tây Sơn rồi vậy!
Nói xong Đôn vòng tay cáo từ Lê Hữu Trác ra về. Đến nhà Đôn lập tức viết thư sai người thân tín ngày đêm đi gấp vào Quảng Nam trao cho Hoàng Ngũ Phúc.
Nói về quân Trịnh sau khi Tây Sơn bỏ đất Quảng Nam lui về giữ Quảng Ngãi, Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào thành Quảng Nam bỏ trống truyền ba quân mở tiệc khao thưởng tướng sĩ. Rượu ngà ngà say, Phúc đắc ý nói:
– Ta vâng chiếu chỉ đem quân đánh một trận là thu phục được đất Thuận Hóa, chiếm lấy Phú Xuân, đuổi chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Rồi đối đầu với giặc Tây Sơn, giặc chưa đánh đã bỏ Quảng Nam mà chạy. Oai danh vang dội khắp thiên hạ. Thật từ trước đến nay trong đời làm tướng của ta chưa bao giờ thỏa nguyện như bây giờ. Nay đang là mùa hè nóng bức, gió Nam khô róc, quân ta là người phương Bắc, không quen phong thổ. Ta có nghe tướng Nguyễn là Tống Phước Hiệp từ Gia Định kéo ra chiếm lại đất Phú Yên, đuổi Tây Sơn chạy về Quy Nhơn. Vậy đang khi trái gió trở trời ta án binh bất động dưỡng uy sức nhuệ chờ quân Nguyễn và Tây Sơn đánh nhau, một bên chết, một bên tất bị thương, khi ấy ta chỉ ra một trận oai hùm thì một dải đất Nam Hà kia không thuộc về chúa ta hỏi còn ai vào đây nữa?
Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Bảo, Hoàng Đình Thể, Nguyễn Hữu Chỉnh cùng nâng ly khen:
– Thượng tướng công thật liệu việc như thần.
Cuộc vui chưa tàn bỗng có quân vào báo:
– Thưa thượng tướng công, quân ta bỗng nhiên sinh chứng đau bụng tả lỵ rất nhiều. Xin vào bẩm báo.
Phúc bảo:
– Ấy chẳng qua là do rượu thịt no nê nên tích nhiệt tại nơi trường vị sinh bệnh tả lỵ mà thôi. Truyền quân từ nay về sau không được uống rượu.
Nói xong bảo quân hầu dẹp ngay bàn tiệc của mình để làm gương, rồi thân ra các trại xem xét bịnh trạng quân sĩ.
Mấy hôm sau số binh sĩ bị bệnh càng tăng, Hoàng Ngũ Phúc lấy làm lo lắng, cho mời các tướng vào thương nghị. Bỗng có quân canh vào báo:
– Thượng tướng công, có sứ giả của quân Tây Sơn xin vào yết kiến.
Phúc cho mời vào. Đến nơi, Nguyễn Thung thi lễ nói:
– Thưa tướng quân, tôi là sứ giả của Tây Sơn. Xin ra mắt tướng quân.
Không thèm ngó mặt Nguyễn Thung, Phúc ngoảnh nơi khác bảo:
– Hai bên đang đánh nhau, quân Tây Sơn các ngươi bỏ Quảng Nam mà chạy. Nay Nguyễn Nhạc sai ngươi đến đây để cầu hòa chăng?
Thung nhìn thẳng mặt Phúc đáp lớn:
– Hai đàng binh hùng, tướng mạnh như nhau, muốn tránh cho sanh linh khỏi nạn binh đao mới giảng hòa với nhau. Còn Tây Sơn tôi là những người dân nghèo khổ bởi chúa Nguyễn áp bức mới nổi dậy đấu tranh, đâu dám tự cho mình bằng quý quốc mà nói chuyện giảng hòa!
Phúc quay lại hỏi:
– Vậy Nguyễn Nhạc sai ngươi đến đây để làm gì?
Thung đáp:
– Chủ tướng tôi vốn biết uy danh của tướng quân. Vả lại nghĩ phận mình là con dân trong nước do vua Lê Thái Tổ khởi binh sáng lập. Thêm trong lòng mến phục Tĩnh Đô Vương nên dám đâu chống lại binh trời. Nay chủ tướng tôi sai tôi đến đây có ít lễ vật dâng lên tướng quân gọi là chút lòng thành, nhờ tướng quân tâu cùng chúa Tĩnh Đô Vương xin cho chủ tướng tôi được làm tiên phong đánh Nguyễn. Về sau diệt được nhà Nguyễn non sông đều quy về một mối thì công lớn này không phải của tướng quân sao? Và chủ tướng tôi khi ấy được làm một chức quan nhỏ thì ơn của tướng quân tạc dạ ghi lòng dù chết cũng để bụng mang theo.
Nói rồi gọi người mang lễ vật vào. Ngà voi năm cặp, vàng bạc trăm cân, lụa gấm nghìn thước. Hoàng Ngũ Phúc thấy lễ vật rất nhiều, lại thêm Nguyễn Thung nói lời khiêm tốn dễ nghe, luôn miệng tán dương công đức danh uy của mình, trong lòng rất đẹp. Phúc vui vẻ bảo:
– Được! Ngươi cứ về tâu lại Nguyễn Nhạc, ta sẽ hết lòng dâng sớ xin phong. Nếu chúa Tĩnh Đô Vương thuận ý, ta sẽ sai người đem ấn kiếm vào cho Nguyễn Nhạc lãnh chức tiên phong.
Nguyễn Thung mừng rỡ bái tạ ra về. Nguyễn Hữu Chỉnh bước ra thưa:
– Nguyễn Nhạc tuy là kẻ cùng đinh nổi dậy, nhưng xét việc hắn làm, lúc yếu thế thì mượn tiếng tôn phò Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nay trong thì Tống Phước Hiệp đánh ra, ngoài thì quân ta đánh vào nên mới giảng hòa với ta, để rảnh tay đối phó với Tống Phước Hiệp. Người như thế không phải là kẻ tầm thường, xin thượng tướng công hãy khá đề phòng.
Phúc cười nói:
– Điều này ta há chẳng biết sao? Ta cứ tương kế tựu kế chờ cho ngao cò tranh nhau, ta làm ngư ông thủ lợi, đợi thời cơ bắt hết cả hai nào có nhọc sức gì?
Nói rồi liền lấy giấy bút viết thư sai người hỏa tốc mang về Thăng Long thỉnh ý chúa Trịnh Sâm.
*
* *
Lúc ấy ở kinh thành Thăng Long, Trịnh Sâm ngày đêm mê đắm phi tần Đặng Thị Huệ. Thị Huệ sắc đẹp nghiêng thành, tiếng nói thánh thót như tiếng chim hót.
Hôn ấy, trong vườn thượng uyển trên lầu ngũ giác, Trịnh Sâm cùng Đặng Thị Huệ đờn ca xướng họa, chén tạc chén thù. Sâm vòng tay ôm Thị Huệ vào lòng, bỗng Thị Huệ lấy từ trong ngực của Sâm ra một viên ngọc. Thị Huệ nũng nịu hỏi:
– Thưa Chúa thượng đây là ngọc gì vậy?
Sâm vội đỡ lấy tay Thị Huệ đáp:
– Ấy! Đây là viên ngọc Minh Châu ban đêm thường phát ra ánh sáng, ta yêu quý vô cùng lúc nào cũng mang theo trong người. Nàng hãy cầm nhè nhẹ tay.
Thị Huệ rất lấy làm thích, cầm viên ngọc ngắm nghía mãi. Sâm nhắc:
– Nàng hãy nhè nhẹ tay kẻo xước viên ngọc quý của quả nhân.
Thị Huệ vùng quăng ngọc xuống sàn dậm chân khóc rằng:
– Chúa thượng nói yêu thiếp hơn tất cả mọi thứ trên đời. Vậy mà thiếp vừa cầm viên ngọc mới có một tý đã sợ hư ngọc. Hóa ra là chúa quý vật hơn người, thôi thì để thiếp chết đi cho rồi.
Nói xong chạy ra thành lầu toan lao đầu xuống đất. Trịnh Sâm chạy theo níu lại năn nỉ:
– Nàng làm gì mà mau hờn dỗi thế! Chẳng qua ta muốn giữ ngọc cho đẹp để tặng nàng ấy mà.
Nói rồi liền cầm ngọc giao cho Thị Huệ. Thị đổi giận làm vui, kéo Trịnh Sâm vào giường trong ân ái. Thừa lúc Trịnh Sâm đang vui Thị Huệ thủ thỉ:
– Nước ta từ lúc nhà Lê Trung Hưng đến nay, tuy tiếng là họ Lê làm vua, nhưng vua Lê thật là bất tài nhu nhược, việc gì cũng trông cậy vào nhà chúa. Nay ân đức của chúa đã thấm nhuần khắp trong ngoài, sao chúa không lên ngôi Thiên tử cho xứng dáng với công đức của mình, tội gì cứ làm kẻ giữ chùa để cho thiên hạ đem lễ vật vào dâng lên bàn Phật?
Sâm cao hứng nói:
– Lời nàng rất hợp ý ta, nếu sau này ta lên ngôi Thiên tử thì ngôi Chánh cung hoàng hậu nhất định sẽ dành cho nàng đó!
Thị Huệ mừng rỡ lạy tạ. Trịnh Sâm liền về dinh phủ gọi Phạm Ngô Cầu đến bảo:
– Ngày trước ta bức tử Thái tử Lê Duy Vỹ không có ai dám làm. May nhờ có khanh một lòng trung với ta nên mới đem thuốc độc vào ngục ép Thái tử uống. Nay ta có một việc muốn nhờ khanh, chẳng hay khanh có vui lòng chăng?
Ngô Cầu quỳ lạy nói:
– Ngô Cầu này một lòng trung với chúa, việc giết Thái tử còn dám làm thay. Có điều gì xin Chúa thượng cứ xuống lệnh, Ngô Cầu dù chết chẳng từ nan.
Trịnh Sâm mừng rỡ vẫy Ngô Cầu đến gần bảo:
– Ngày mai là đến hạn thiết triều, trước bá quan văn võ khanh hãy nói như vậy… như vậy… nếu việc mà thành thì ngôi tể tướng là của khanh đó.
Cầu mừng rỡ lạy tạ xin vâng.
Hôm sau thiết triều nơi phủ chúa, Sâm hỏi bá quan văn võ:
– Trong nước có việc gì quan trọng, các khanh cứ mạnh dạn tâu trình.
Các quan đều thưa:
– Muôn dân no ấm, bốn phương thiên hạ thái bình không có việc gì lạ cả!
Bỗng Tạo Quận Công Phạm Ngô Cầu đứng lên nói:
– Xin hỏi các quan, muôn dân no ấm, thiên hạ thái bình, bờ cõi lại mở mang về phương Nam chiếm lấy đất Thuận Hóa, kinh thành Phú Xuân của họ Nguyễn, đuổi Định Vương chạy vào Gia Định là nhờ công đức của ai?
Bá quan bất ngờ nghe hỏi, lại thấy Trịnh Sâm lộ vẻ hài lòng, liền đồng thanh đáp:
– Ấy chính là nhờ công đức của Chúa thượng!
Ngô Cầu hăm hở nói tiếp:
– Nay vua Lê ở ngôi ba mươi sáu năm, tuổi đã già, sức đã yếu, mà không có công đức gì cho trăm họ. Mọi việc lớn nhỏ trong nước đều do nơi Chúa thượng của ta, vua Lê chỉ ngồi không mà hưởng lộc, ở trên đời sao lại có việc bất công như thế. Chi bằng chúng ta sẵn dịp đông đủ trăm quan kéo qua điện vua Lê, bảo nhà vua thoái vị nhường ngôi Thiên tử cho chúa thì lẽ cương thường mới gom về một mối. Chứ trong nước đã có vua lại còn có chúa, từ quan đến dân đều theo lệnh chúa thì vua ngồi đó để làm gì? Trăm quan nghe thử lời tôi nói có đúng chăng?
Bây giờ quan trong triều phần đông đều là tay chân của Trịnh Sâm nghe vậy đồng thanh nói:
– Lời Tạo Quận Công rất phải, chúng ta hãy qua điện vua bảo vua Lê thoái vị cho rồi!
Nói xong đồng loạt đứng dậy toan đi. Bỗng có một người bước ra nói lớn:
– Việc ấy không nên!
Mọi người giật mình nhìn lại, hóa ra kẻ vừa nói là quan Thị lang Vũ Trần Thiệu. Ngô Cầu nổi giận mắng Thiệu:
– Ngươi chỉ là một chức quan nhỏ dám kháng lệnh chúa hay sao?
Vũ Trần Thiệu bình thản đáp:
– Chúa chưa xuống lệnh sao gọi là kháng lệnh? Vả lại người xưa có câu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Nay thấy họa diệt vong của chúa lẽ nào tôi nhắm mắt làm ngơ.
Trịnh Sâm giận lắm nhưng cố nén hỏi:
– Ngươi nói thử xem họa diệt vong của ta là ở chỗ nào?
Thiệu bình thản đáp:
– Khải Chúa, tuy rằng truất ngôi vua Lê là điều trên thuận ý trời, dưới hợp lòng dân. Nhưng từ xưa đến nay người nước Tàu bao giờ cũng lăm le chờ có cơ hội là sang xâm chiếm nước Nam ta đặt làm quận huyện. Nếu Chúa thượng phế ngôi vua, ngộ nhỡ vua Càn Long nhà Thanh mượn cớ ấy đem quân sang đánh, thì không phải là bá quan đem cái họa diệt vong về cho chúa hay sao?
Sâm đổi giận làm vui hỏi:
– Lời khanh rất đúng! Vậy theo khanh thì phải thế nào?
Thiệu hiến kế:
– Theo ý thần thì ta nên viết một tờ cáo đại ý rằng: Muôn dân ở nước Nam đều mong ngóng nhà chúa được lên ngôi Thiên tử trị vì trăm họ, hoàng tộc nhà Lê không còn ai xứng đáng để làm vua nữa, rồi bá quan đồng ký tên vào tờ cáo ấy. Thần tuy bất tài cũng xin cầm tờ cáo ấy đi sứ sang Tàu trình với vua Càn Long nhà Thanh, xin được phong cho chúa làm An Nam quốc vương, khi ấy ta truất phế vua Lê để Chúa thượng lên ngôi hoàng đế đã muộn màng gì?
Trịnh Sâm nghe xong khen:
– Ý của khanh thật là chu đáo. Nếu việc lớn mà thành thì công của khanh không nhỏ.
Nói rồi liền sai Vũ Trần Thiệu viết tờ cáo, rồi bảo các quan đều ký tên vào. Xong việc, Trịnh Sâm truyền bãi triều. Ra ngoài Phạm Ngô Cầu bảo Vũ Trần Thiệu:
– Lúc nãy ta hiểu lầm ý ông nên buông lời không phải. Thật không ngờ ông trung với chúa chẳng kém gì ta.
Thiệu cười nói:
– Ông không nghe người xưa nói rằng: “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần” hay sao?
Nói rồi liền quay lưng về nhà thu xếp chờ ngày đi sứ sang Tàu.
Vũ Trần Thiệu và đoàn tùy tùng đi rồi, Trịnh Sâm ngày đêm trông ngóng tin vui, mơ ngày lên ngôi Cửu Ngũ.
Ngày kia Trịnh Sâm thiết triều, quân canh vào báo:
– Khải Chúa, sứ đoàn đã trở về xin vào ra mắt.
Sâm mừng khấp khởi bảo:
– Mau mau cho vào!
Sứ đoàn vào đến. Không thấy Vũ Trần Thiệu, Sâm hỏi:
– Vũ Trần Thiệu đâu rồi?
Viên phó sứ sợ hãi quỳ thưa:
– Xin Chúa thượng tha tội!
Sâm gắt:
– Việc thế nào hãy nói mau?
Quan phó sứ vẫn quỳ mọp đáp:
– Khải Chúa! Lúc sứ đoàn đi đến Động Đình Hồ thuộc đất Lưỡng Quảng thì quan Chánh sứ Vũ Trần Thiệu đem tờ cáo đốt đi rồi uống thuốc độc mà chết. Quan chánh sứ để lại một bức thư phong kín cẩn thận, ngoài đề gửi cho Chúa thượng. Hạ thần không biết làm thế nào đành phải quay về. Đây là thư của Vũ Trần Thiệu xin Chúa thượng duyệt lãm.
Trịnh Sâm nghe qua như sét đánh ngang mày tiếp thư đọc, thư đại ý rằng: Ngày trước chúa giết chết Thái tử, nay lại toan làm điều soán nghịch. Trăm quan trong phủ chúa đều là tay chân của chúa, biết bụng chúa mới hòng truất phế nhà vua. Nhưng ngoài trăm họ đều nhớ ơn vua Lê Thái Tổ, Thái Tông. Nếu không như thế thì ngày xưa sao Bình An Vương Trịnh Tùng có thể dứt được nhà Mạc mà lập nên nhà Lê Trung Hưng? Nay chúa hòng giẫm lên bước chân của Mạc Đăng Dung ngày trước, trên cãi ý trời, dưới nghịch lòng dân thần e rằng chúa phải mang tiếng bất nhân và gây họa binh đao làm khổ cho bách gia trăm họ. Hôm ấy sống không thể mở miệng can ngăn, nay thần lấy cái chết để viết lời khuyên giải. Tuy rằng chúa tiếng không phải là vua, nhưng quyền thì đã nghiêng thiên hạ. Đừng quá tham danh trong một lúc, mà để hại cho nước non dân tộc về sau. Dưới tuyền đài khuyên chúa hãy bình tâm suy xét lại.
Sâm đọc xong vò nát thư nắm trong tay, vừa giận vừa thẹn bảo quan phó sứ:
– Truyền cho ngươi lui! Từ nay về sau cấm không ai được nhắc đến việc này nữa.
Quan phó sứ liền lui ra mồ hôi toát đầm đìa!
Xong việc ấy quân canh lại vào báo:
– Khải Chúa! Có thư của Bình Nam thượng tướng từ Quảng Nam gửi về, trình chúa duyệt lãm.
Trịnh Sâm tiếp thư đọc xong nói:
– Thượng tướng Hoàng Ngũ Phúc dâng biểu xin phong cho Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm trấn thủ hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi để Nhạc đem quân đánh Nguyễn ở phương Nam. Chờ chúng đánh nhau cho kiệt sức ta sẽ đem quân thôn tính toàn cõi Đàng Trong. Các quan thấy thế nào?
Quan đại học sĩ Lê Quý Đôn bước ra thưa:
– Tâu Chúa thượng, nay nhân lúc Tây Sơn đang ở thế lưỡng đầu thọ địch, chúng phải chia quân ra giữ hai mặt Bắc và Nam, tất lực lượng phải bị phân tán, Chúa thượng nên lệnh cho Hoàng Ngũ Phúc lập tức tấn công tiêu diệt. Nếu ta lầm kế giảng hòa của Nguyễn Nhạc để chúng rảnh tay tập trung lực lượng đánh Nguyễn xong, rồi Nhạc lại đem toàn quân ra Bắc chống nhau với ta thì e rằng ta bỏ lỡ thời cơ hiếm có. Vả lại trong dân gian có truyền câu sấm rằng: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Xin Chúa thượng hãy khá đề phòng giặc Tây Sơn.
Trịnh Sâm nói:
– Nhưng trong thư Hoàng Ngũ Phúc tâu rằng, chiếm Quảng Nam xong, gặp lúc mùa hè nóng nực quân ta bị bệnh, dịch tả lỵ rất nhiều không thể ra trận được. Còn những câu sấm kia, ấy chẳng qua là chuyện hoang đường lấy gì cho là thực? Từ trước đến nay các Tiên vương đánh nhau với họ Nguyễn bảy lần đã có lần nào vượt khỏi sông Linh Giang chưa? Nay tướng của ta mới ra oai một trận đã chiếm đất Thuận Hóa thu phục kinh thành Phú Xuân, đuổi chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Gặp Tây Sơn chưa đánh, giặc nghe tiếng đã bỏ Quảng Nam mà chạy trốn vào Quảng Ngãi. Nay dang là mùa hè nóng nực cứ để quân ta dưỡng uy sức nhuệ, chờ chúng đánh nhau tay chân sứt mẻ, rồi ta đem quân khỏe đến bắt vào có khó gì? Quân bay đem bút nghiên ra, ta viết chiếu phong quan cho Nguyễn Nhạc.
Lê Quý Đôn quỳ xuống can:
– Xin Chúa thượng hay mau diệt Tây Sơn rồi thống nhất sơn hà!
Sâm bực tức quát rằng:
– Không làm vua được thì cần gì phải thống nhất sơn hà! Ý ta đã quyết, ai còn can ngăn, chém!
Đôn sợ hãi lui ra. Viết chiếu phong quan cho Nguyễn Nhạc, rồi sai người mang trao Hoàng Ngũ Phúc xong, Sâm truyền bãi triều. Ra ngoài phủ chúa Lê Quý Đôn lập tức đến nhà danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Đôn nói với Trác:
– Xin thầy viết cho toa thuốc trị bệnh tả lỵ.
Hữu Trác cười vuốt hàm râu bạc phơ, hỏi Đôn:
– Đại quan ngồi cho tôi xem mạch chẩn đoán định bịnh rồi bốc thuốc về nhà uống, cần gì mà phải viết toa?
Đôn đáp:
– Không phải tôi bị bệnh!
Trác cười nói:
– Nếu người nhà bị tả lỵ, tôi xin bốc thuốc biếu đại quan, đem về không cần phải viết toa.
Đôn suy tư đáp:
– Bệnh tả lỵ này cả hàng mấy ngàn người mắc phải, liệu tủ thuốc của danh y có đủ không?
Trác giật mình hỏi:
– Nếu nói vậy ắt ở địa phương nào bị dịch tả lỵ chăng?
Đôn gật đầu đáp:
– Tướng quân Hoàng Ngũ Phúc đem bốn vạn quân vào đến Quảng Nam thì quân bị dịch tả lỵ nên tôi mới đến xin toa thuốc của danh y, cứu nguy quân ta.
Lê Hữu Trác nhẩm tính:
– Năm nay là năm Ất Mùi thuộc âm kim. Đại trường (ruột già) ứng kim có bệnh. Mùa hè hành hỏa nhiệt thịnh, Tiểu trường (ruột non) ứng hỏa tích nhiệt, gặp phải thấp khí bốc lên ứng vào hành thổ của tỳ vị (dạ dày, lách). Nếu trong năm nay vào mùa hè ở địa phương nào có nhiều thấp khí bốc lên, nhất định là thấp nhiệt tích nơi trường vị mà sinh dịch bệnh tả lỵ triền miên.
Lê Quý Đôn lo lắng hỏi:
– Vậy danh y có thuốc gì chữa khỏi bịnh này chăng?
Hữu Trác đáp:
– Có ba loại cỏ thường mọc khắp nước Nam ta ấy là Lệ trường thảo, Thủy tinh thảo và Mã xĩ thảo. Hái lá tươi giã nhỏ vắt lấy nước mà uống lập tức khỏi ngay. Nhưng theo tôi có hai điều khó, một là từ Thăng Long mang bài thuốc vào đến Quảng Nam có nhanh nhất cũng hết mười ngày, thì số người đang mắc bệnh ắt phải tử vong, hai là nếu nơi ấy ban đêm khí trời nóng bức, ban ngày màu nắng vàng vọt là thấp khí vẫn bốc lên nhiều, thì phải lập tức rời khỏi vùng đất ấy ngay mới mong bảo toàn tánh mạng.
Lê Quý Đôn ngửa mặt than:
– Nếu thế là số trời đã giúp quân Tây Sơn rồi vậy!
Nói xong Đôn vòng tay cáo từ Lê Hữu Trác ra về. Đến nhà Đôn lập tức viết thư sai người thân tín ngày đêm đi gấp vào Quảng Nam trao cho Hoàng Ngũ Phúc.