Ngô Văn Sở và Trần Quang Diệu về đến Phú Xuân liền vào triệu yết kiến vua Cảnh Thịnh. Kể lại việc vua Thái Đức và Thái tử Bảo nhường quyền xong, Diệu tâu:
– Xin Hoàng thượng hãy phong cho Nguyễn Bảo tước Hiến Vương.
Ngô Văn Sở vội can:
– Anh Diệu làm việc hay vì tình. Theo thần Hoàng thượng chớ nên phong vương cho Nguyễn Bảo.
Diệu ngạc nhiên bảo:
– Vì sao lại thế?
Sở đáp:
– Ngày trước vua Lê vì phong vương cho họ Trịnh nên mới bị họ Trịnh đoạt quyền. Gần đây Trịnh Sâm toan đoạt ngôi vua may nhờ có Vũ Trần Thiệu lập kế sang Tàu cầu phong mà cản được, nên Trịnh Sâm chỉ làm đến tước Tĩnh đô vương mà thôi. Ấy là một việc. Con việc thứ hai là mới đây vua Thái Đức cắt đất phong cho Tiên đế ta làm Bắc Bình Vương nên Tiên đế ta mới tự do mà xưng đế. Tâu Hoàng thượng, lòng tham của con người vốn sâu không đáy. Được cao rồi muốn trèo cao hơn nữa. Nay Hoàng thượng phong vương cho Nguyễn Bảo e ngày sau Bảo lại nghĩ rằng mình là tước vương tất có quyền đòi cắt đất. Phong vương cho người là kích động lòng tham của ngươi, hoá ra thành mối hoạ. Hoàng thượng nên phong Nguyễn Bảo tước công mà thôi.
Vua Cảnh Thịnh hỏi Bùi Đắc Tuyên:
– Ý Thái sư thế nào?
Tuyên vui vẻ đáp:
– Ngô Văn Sở bàn rất phải lý. Xin Hoàng thượng hãy nghe lời Văn Sở.
Vua lại Trần Quang Diệu hỏi:
– Còn ý Quang Diệu thế nào.
Diệu cũng vui vẻ nói theo Tuyên:
– Lời Ngô Văn Sở rất phải.
Vua Cảnh Thịnh liền bảo Bùi Đắc Tuyên viết chiếu phong Nguyễn Bảo làm Hiến công cho ăn lộc ở huyện Tuy Viên. Viết rồi Tuyên sai sứ đem vào Quy Nhơn trao cho Nguyễn Bảo.
Xong việc, gia đình Bùi Đắc Tuyên từ biệt vua mà về. Ra ngoài Bùi Đắc Tuyên bảo Diệu:
– Nay nhà nước Tây Sơn thống nhất dưới quyền vua Cảnh Thịnh. Ta lại là cậu ruột của vua, Ngô Văn Dở rễ ta, Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu cháu ta đều nắm giữ binh quyền. Vậy con ai dám chống lại ta nữa. Diệu hãy về tư dinh cùng chú mở tiệc ăn mừng.
Diệu viện cơ từ chối không đi. Về nhà Diệu kế sự việc cho vợ là Bùi Thị Xuân nghe, rồi nói:
– Ngô Văn Sở suy bụng ta ra bụng người mà can vua phong cho Thái tử Bảo tước vương vậy.
***
Nhắc lại cha con Tuyên, Sở về tư dinh cùng quan nội thị Vũ Tâm Can mở tiệc ăn mừng. Hết vài tuần rượu, chếnh choáng hơi men, Tuyên đắc ý hỏi:
– Rượu quý, mỹ nhân, nem công, chả phượng, theo các ngươi ta còn thiếu môn gì nữa chăng?
Vũ Tâm Can đáp:
– Tôi nghe có một vị quan ở nước Ai Lão được một viên ngọc rát quý nên mới đặt tên là Bửu Kỳ Châu.
Tuyên tò mò hỏi:
– Ngọc thế nào mà bảo là quý.
Can đáp:
– Viên ngọc Bửu Kỳ này ban đêm phát ra ánh sáng dùng soi đường mà đi, đeo trong người trời lạnh thấy ấm, trời nóng hoá mát, lại trừ được yêu ma và lục khí gây bệnh là phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Thật là một viên ngọc quý xưa nay chưa từng có.
Tuyên thèm thuồng hỏi:
– Làm sao có được viên ngọc ấy?
Can đáp:
– Vì quan ấy rao bán viên ngọc với giá vạn lạng vàng, có vàng là có ngọc.
Tuyên giật mình hỏi:
– Lấy đầu ra vạn lượng vàng.
Can cười đáp:
– Trương Phúc Loan làm thái phò dưới thời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát vàng nhiều đến nỗi phải đúc gạch xây tường mà giấu. Nay Thái sư quyền lớn khác nào Trương Phúc Loan ngày trước sao là không có được vạn lượng vàng.
Tuyên hỏi:
– Làm sao có được số vàng ấy.
Can đáp:
– Mượn việc công, lấy của dân làm của tư.
Tuyên bực mình gắt:
– Thế là làm thế nào?
Can chậm rãi đáp:
– Ngày trước Tiên đế còn tại thế có phát cho mỗi người dân một cái thẻ bài để bốn chữ “Thiên hạ đại tín” dưới lại có ghi Quang Trung Nguyễn niên. Nay dưới thời vua Cảnh Thịnh, Thái sư cho đúc thẻ bài mới sửa lại bốn chữ dưới thành “Cảnh Thịnh Nguyễn niên”, rồi hái sư lệnh cho dân phải mua thẻ bài mới, thu họ thẻ bài cứ, nếu không có thẻ bài mới là dân lậu. Như vậy mười vạn lượng vàng cũng có, kẻ gì là vạn lượng.
Tuyên mừng rỡ khen:
– Ngươi thật là cao kiến. Phen này ta nhất định phải mua được ngọc quý.
Hôm ấy vua Cảnh Thịnh đang cùng quan nội thị Vũ Tâm Can xem đá gà, bỗng một người xăm xăm bước vào điện nói lớn:
– Nước loạn đến nơi Hoàng thượng không lo, sa cử mai ham mẹ chuyện đá gà?
Mọi người giật mình nhìn lại, thì ra đó là quân Trung thu lệnh Trần Văn Kỷ. Vua Cảnh Thịnh đáp:
– Mọi chuyện đã có Thái sư lo rồi, sao thấy lại bảo là nước loạn?
Trần Văn Kỷ khóc nói:
– Thần vâng lệnh Tiên đế dậy văn cho Hoàng thượng chỉ mong Hoàng thượng anh minh trị quốc để thần khỏi phụ lòng Tiên đế. Nay Hoàng thượng cứ mải vui chơi trao quyền nhiếp chính cho Thái sư. Người làm cho nước loạn chính là Thái sư đó!
Vua Cảnh Thịnh đứng dậy hỏi:
– Thái sư làm gì mà nước loạn?
Văn Kỷ đáp:
– Thái sư lệnh cho thần viết chiếu truyền cho dân chúng mua thẻ bài mới đổi thẻ bài cũ. Ngày trước thẻ bài là do Tiên đế cấp cho dân. Nay sao lại lấy việc an dân bày trò mua bán. Chẳng phải là làm cho nước loạn ư?
Cảnh Thịnh bảo:
– Việc này không phải là chú ý của trẫm, thần hãy tìm Thái sư mà can gián.
Văn Kỷ lắc đầu ngao ngán nói:
– Ngoài Hoàng thượng ra con ai can gián ông Thái sư.
Vừa lúc ấy Bùi Đắc Tuyên bước vào thét:
– Quân đau lỗi Trần Văn Kỷ ra chém cho ta.
Võ sĩ xông vào bắt Kỷ lôi ra ngoài. Vua Cảnh Thịnh nắm vạt áo Bùi Đắc Tuyên nói rằng:
– Xin cậu hay vi tình ông ấy là thầy dạy học của trẫm mà tha cho ông ấy một phen.
Tuyên quay lại bảo Vũ Tâm Can:
– Truyền lệnh ta không giết nhưng cách chức đã đi làm lính giữ ngựa ở trạm Hoàng Giang.
Tuyên vừa dứt lời bỗng một người xồng xộc bước vào nói lên:
– Trạm Hoàng Giang ở nơi rừng sâu nước độc đất lam sơn chướng khi. Quan Trung thư lệnh tuổi già sứ yếu, đầy đến khác nào lãnh án tử hình. Vả lại quan Trung thu lệnh là cận thần tin cẩn của Tiên đế, xin Thái sư nể tình Tiên đế mà tha cho.
Mọi người giật mình nhìn lại, người vừa nói là thượng tướng Trần Quang Diệu. Bùi Đắc Tuyên giận quát Diệu:
– Ngươi chỉ là võ tướng sai đâu đánh đó không can dự vào việc triều chính. Ý ta đã quyết còn ai dám can ngăn, chém!
Nói xong Tuyên giũ áo ra về.
Về nhà Trần Quang Diệu bảo Bùi Thị Xuân rằng:
– Bùi Thái sư, chú của phu nhân quyền nghiêng thiên hạ, nắm quyền sinh sát trong tay. Vợ chồng ta là cháu của Thái sư ắt công danh phú quý không ai bì kịp.
Xuân nghe xong vùng ôm mặt khóc lớn. Diệu vờ hỏi:
– Chú ta được như vậy ta nên vui mới phải, sao phu nhân lại khóc?
Xuân nghẹn ngào đáp:
– Vợ chồng ta từng qua trăm trận sinh tử có nhau. Chàng còn thử thiếp làm chi!
Diệu lại vợ nước nhìn hỏi:
– Ấy là tôi nói thật lòng, sao phu nhân bảo là tôi thử rồi lại khóc lên như thế.
Xuân đáp:
– Thiếp khóc vì tự biết mình có hai tội lớn.
Diệu vờ ngạc nhiên hỏi:
– Phu nhân có hai tội gì?
Xuân gạt nước mắt đáp:
– Tôi thứ nhất tha cho Nguyễn Phúc Ánh. Tôi thứ hai không cho võ sĩ chém chú lúc Tiên đế lâm chung.
Nghe đến đây Diệu ứa nước mắt nói:
– Thương thay Tiên đế đến lúc chết con lo trừ mối nguy cho xã tắc. Cũng bởi vợ chồng ta vì tình ruột thịt có mắt không tròng nên cứ ngỡ Tiên đế lầm lỡ giết người vô tội.
Xuân buồn rầu hỏi:
– Việc đã đến nước này chàng tính thế nào.
Diệu vờ thất vọng lắc đầu nói:
– Chú cũng như cha, đành chịu vậy. Chứ tính thế nào nữa.
Bùi Thị Xuân mắt trừng trừng nói dằn từng tiếng:
– Chọn nước bỏ nhà, vì dân giết chú!
Diệu vội bùm miệng Xuân rồi kề tai nói nhỏ:
– Phu nhân nên cẩn thận gửi lời. Hiện nay chú có thể giết được ta mà ta không giết được chú. Xưa chú lợi dụng uy danh của ta để lôi kéo ba quân. Nay có vây cánh rồi chú nghi ngờ thường cho tay chân theo dõi vợ chồng ta. Nếu phu nhân không phải là cháu ruột của Thái sư thì đầu đã lìa khỏi cổ từ lâu.
Xuân lại khóc rằng:
– Nếu không giết được chú, tội của thiếp không sao chuộc nổi. E rằng chết không Nhắm mắt mà thôi.
Bây giờ Diệu mới mừng rỡ bảo:
– Nếu phu nhân đã quyết thế thì chẳng phải là không có cách.
Xuân vội hỏi:
– Cách thế nào?
Diệu đáp:
– Phu nhân cứ làm như vậy… như vậy là giết được Bùi Đắc Tuyên mà khỏi mang tiếng là giết chú ruột của mình.
Xuân mừng rỡ nói:
– Cám ơn phu quân bày cho diệu kế, thiếp lập tức thi hành.
Đoạn Xuân và Diệu đền gặp Bùi Đắc Tuyên. Xuân vờ hốt hoảng nói:
– Chú ơi. Phen này chú cháu ta nguy mất.
Tuyên giật mình hỏi:
– Thế nào là nguy?
Xuân đáp:
– Chú đầy Trần Văn Kỷ ra làm lính giữ trạm Hoàng Giảng là nguy đó!
Tuyên ngạc nhiên hỏi:
– Vì sao đây Trần Văn Kỷ ra đó lại là nguy.
Xuân đáp:
– Trạm Hoàng Giang thuộc trấn Nghệ An. Nghệ An lại do Đặng Văn Long trấn thủ. Đặng Văn Long và Vũ Văn Dũng là huynh đệ đồng môn lại rất tin phục Trần Văn Kỷ. Nếu Dũng và Long biết việc này rồi lấy binh từ Bắc Hà vào đánh ta thì chẳng phải là nguy ư?
Tuyên lại giật mình hỏi:
– Ta thật là hồ đồ. Vậy phải làm sao trừ Văn Long, Văn Dũng.
Ngô Văn Sở xen vào đáp:
– Anh Diệu và chị Xuân đã ra mắt giúp nhạc phụ thì thật là đại phúc. Con việc trừ Văn Long, Văn Dũng nào có khó gì.
Tuyên vội hỏi:
– Ngươi có kế gì nói thử xem?
Sở đáp:
– Nhạc phụ dùng ngọc tỷ ấn của thiên tử viết chiếu triệu hồi Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long về kinh rồi bắt giết đi, việc dễ như trở bàn tay.
Bùi Thị Xuân nữa đùa nửa thật khen Ngô Văn Sở:
– Ngô đệ ngày xưa thâm trầm ít nói. Ngô đệ ngày nay mưu sâu kế lạ thật không ngờ
Sở tự đắc hỏi Xuân:
– Việc ấy theo ý chị Xuân thì thế nào.
Xuân đáp:
– Việc này tuỳ nơi chú và Ngô đệ. Nhưng vợ chồng tôi và Đặng Văn Long, Vũ Văn Dũng từ lúc Tây Sơn dấy nghĩa sinh tử có nhau, nay vô lẽ thấy hai người ấy lâm nạn mà không can gián, vì thế xin cho vợ chồng tôi tránh mặt khỏi kinh thành để chú và Ngô đệ muốn xử Văn Dũng, Văn Long thế nào là tuỳ ý.
Tuyên cười ha hả nói:
– Miễn sao hai vợ chồng cháu không cản trở việc làm của ta là được rồi. Còn cháu muốn tránh tiếng không a dua theo ta cũng được nào có khó gì. Vậy hai cháu muốn tránh mặt đi đâu?
Xuân đáp:
– Nay quản Gia Miêu đã chiếm đất Diên Khánh lại đang lăm le dìm ngó Phú Xuân và Quy Nhơn. Vậy vợ chồng cháu xin đem quân vào đánh quân Nguyễn Phúc Ánh. Ấy là nhất cử mà lưỡng tiện vậy.
Tuyên mừng rỡ bảo:
– Được! Nay ta cấp cho Diệu, Xuân mười vạn quân lập tức vào Diên Khánh đánh Nguyễn Phúc Ánh.
Diệu, Xuân lậy tạ lãnh lấy lệnh bài rồi lui ra. Ra ngoài Trần Quang Diệu lại hỏi Bùi Thị Xuân:
– Lúc ở nhà vợ chồng ta chỉ bàn việc giết chú. Nay Ngô Văn Sở không ngần ngại bày kế hại Văn Long, Văn Dũng. Vậy đối với Ngô Văn Sở nàng liệu thế nào.
Xuân đáp:
– Ngô Văn Sở đã thay đổi mà ra người như thế. Không dùng được nữa. Vậy phải làm sao trừ Văn Sở?
Diệu bàn:
– Ta cứ làm vầy.,. việc rất dễ.
Bàn xong vợ chồng lại quay vào thưa với Bùi Đắc Tuyên:
– Nếu gọi Vũ Văn Dũng thì phải gọi luôn Võ Đình Tú về mà giết đi để trừ hậu hoạ. Vậy nếu gọi có Dũng, Tú về cả thì lấy ai trấn thủ Bắc Hà? Chú nên phong Ngô Văn Sở làm trấn thủ Bắc Hà đem chiếc chỉ ra Thăng Long thế chức và gọi Tú và Dũng về. Về việc trấn thủ Bắc Hà ngoài Khổn Nghịch đại tướng quân Ngô Văn Sở không ai làm nổi.
Bùi Đắc Tuyên cả mừng nói với Diệu, Xuân:
– Ở kinh thành có chú cháu ta nắm quyền bính Bắc Hà có còn rể ta là Ngô Văn Sở cai quản. Vậy ai còn dám chống lại chú cháu ta nữa!
Nói xong Tuyên viết chiếu chỉ rồi lấy ngọc tỷ ấn đóng đấu triện vào, đoạn sai Ngô Văn Sở lên đường ra Bắc.
Ngô Văn Sở đi rồi, Bùi Đắc Tuyên hỏi Diệu:
– Nay Sở ra trấn Bắc Hà, hai cháu đem quân vào Nam đánh giặc. Vậy việc trấn thủ kinh thành phải giao cho ai.
Diệu đáp:
– Quan Tư Khấu Nguyễn Văn Huấn là người văn võ song toàn, có thể lãnh trọng trách này.
Tuyên lại hỏi:
– Nguyễn Văn Huấn là người thế nào. Có đáng tin cậy chăng?
Diệu cười vui vẻ đáp:
– Nguyễn Văn Huấn là người tâm phúc của cháu. Nếu chú tin vợ chồng cháu thì tin Huấn vậy.
Bùi Thị Xuân xen vào nói:
– Việc dùng Văn Huấn cháu xin bảo đảm. Xin chú chớ lo.
Bùi Đắc Tuyên mừng rỡ bảo:
– Hai cháu đã quả quyết thế, chú còn lo gì nữa.
Đoạn Bùi Đắc Tuyên lại thay vua viết chiếu phong Nguyễn Văn Huấn trấn thủ kinh thành.
Xong việc, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lãnh binh vào đánh thành Diên Khánh.
Nói về Ngô Văn Sở đến Thăng Long. Vũ Văn Dũng và Võ Đình Tú hay tin ra quý tiếp chiếu. Đoạn Dũng sai quân bày yến tiệc, sau vài tuần rượu, Dũng hỏi Sở:
– Tôi và Ngô huynh đều là huynh đệ đối với Tiên đế lại là bạn đồng liêu từng vào sinh ra tử với nhau kể từ lúc Tây Sơn dấy nghĩa. Nay có việc muốn hỏi Ngô huynh xin chớ giấu nhau làm gì.
Sở đáp:
– Vũ huynh cứ hỏi, con khách sáo mà chỉ.
Dũng hỏi:
– Ngày trước Vũ Văn Nhậm vì lỗi gì mà Tiên đế xử Nhậm tội chết?
Sở đáp:
– Vũ Văn Nhậm cậy công lộng quyền, bất tuân thượng lệnh coi thường quân pháp, cho quân tín cẩn cướp bóc của dân, nên Hoàng thượng xử Nhậm tội chết.
Dũng lại hỏi:
– Vậy còn tội lợi dụng việc nước, bán thẻ bài lấy tiền của dân làm của tư thì đáng tội gì?
Sở giật mình đáp:
– Ấy là việc của Thái sư, Sở tôi không được biết.
Dũng vẫn trầm trầm giọng kể tội Sở:
– Rồi còn việc mạo danh thiên tử gọi bạn về kinh cho loạn thân hại bạn thì đáng tội gì.
Ngô Văn Sở vỗ bàn đứng dậy nói lớn:
– Ta vâng lệnh vua ra thay ông làm tổng trấn Bắc thành. Ông lại dùng lời quanh co bất tuân thánh chi toan làm phản hay sao?
Vũ Văn Dũng cầm ly rượu quăng xuống đất. Võ sĩ thấy hiệu lệnh liền xông vào bắt Ngô Văn Sở. Sở không đem binh khí trong người đánh bó tay chịu trói. Dũng trừng mắt quát:
– Ngô Văn Sở! Ta với ngươi cùng Trần Quang Diệu được người đời xưng tụng là Tây Sơn tam đao, từng cùng nhau vào sinh ra tử theo Tiên đế chinh Nam phạt Bắc. Nay Tiên đế vừa mới mất, ngươi tham bả vinh hoa, sinh lòng bội phản, bán bạn cầu vinh. Tội của ngươi thật là đáng chết! Nay ta chém đầu ngươi trước, rồi về kinh giết Bùi Đắc Tuyên trừ hại cho nước.
Ngô Văn Sở gắng gượng nói:
– Thái sư có Hoàng thượng trong tay người dám làm phản sao? Vả lại cháu Thái sư là vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đem mười vạn quân và Nam đánh Nguyễn Phúc Ánh, nếu người làm càn liệu có đương đầu với Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân được chăng?
Dũng lấy trong ngực ra một phong thư quăng xuống đất trước mặt Ngô Văn Sở và nói:
– Ngươi hãy xem thư của Trần Quang Diệu gửi cho ta sẽ rõ!
Sở la lên rằng:
– Ngươi trói ta thế này sao ta đọc được!
Dũng liền bảo quân cầm bóc thử giở ra trước mặt Sở. Đọc xong Sở than rằng:
– Tên đạn quân thù không chết, lại chết dưới tay của người trong nhà. Anh Diệu chị Xuân đã giết ta rồi vậy!
Dũng bảo:
– Tội ngươi đáng chết còn trách được ai. Quân bay lôi ra chém!
Quân dâng đầu Văn Sở trước thềm. Vũ Văn Dũng trông thấy khóc rằng:
– Nghĩ mà thương thay Ngô Văn Sở. Bả vinh hoa làm luỵ anh hùng! Võ Đình Tú em ơi. Em hãy thay anh trấn thủ Bắc Hà, hãy một lòng vì nước vì dân. Anh phải về kinh lấy đầu Bùi Đắc Tuyên. Thương thấy Ngô Văn Sở! Nếu đại sư huynh không sớm mãn phần thì anh em ta đâu đến nỗi thế này.
Võ Đình Tú hối Dũng:
– Anh hay an lòng mà gấp đi mau, kẻo Đặng Văn Long vô tình về kinh trước thì nguy.
Vũ Văn Dũng vội vàng lên ngựa ra roi. Đến Nghệ An gặp Đặng Văn Long, Dũng hỏi:
– Sư đệ đã nhận được chiếu chỉ triệu hồi kinh của vua chưa?
Đặng Văn Long đáp:
– Đã có rồi. Những trước đó đã được thư của Trần Quang Diệu bảo chờ Tam sư huynh về rồi sẽ liệu, nên còn lần lữa chưa di.
Vũ Văn Dũng ứa nước mắt nói:
– Thương thay Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân vì tình chú ruột chẳng nỡ ra tay, nên mới gọi ta về trị loạn thần. Nếu anh Diệu chỉ Xuân ăn ở hài lòng như Ngô Văn Sở thì anh em ta đã đầu lìa khỏi cổ. Ơn này kết có ngậm vành cũng chẳng dám quên.
Văn Long hỏi:
– Con việc trừ Bùi Đắc Tuyên, Tam sư huynh liệu tính thế nào?
Dũng đáp:
– Ta cứ theo kế của Trần huynh mà làm.
Nói rồi Đặng Văn Long và Vũ Văn Dũng đem theo mươi quân hộ vệ về thành Phú Xuân. Đến nơi Dũng và Long tìm đến tư dinh của trấn thủ Nguyễn Văn Huấn. Quân canh cổng chặn lại hỏi:
– Các ngươi là dân thường ở đâu đang đêm đến dinh quan Tư Khấu?
Tên quân vừa dứt lời bỗng nghe tiếng quát:
– Bọn bay không được vô lễ!
Quân canh quay lại thấy Nguyễn Văn Huấn thì thất kinh vội vã lui ra. Huấn liền thi lễ với Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long rồi nói:
– Tôi vâng lệnh Thượng đạo tướng quân Trần Quang Diệu và nữ đô đốc Bùi Thị Xuân chờ hai vị tướng quân đã lâu.
Đoạn Huấn mời Dũng và Long vào trong bàn kế.
Đợi lúc nửa đêm Dũng và Long lấy năm trăm quân của Nguyễn Văn Huấn thẳng đến vay dinh phủ của Bùi Đắc Tuyên. Quân canh cửa Tuyên quát hỏi:
– Các ngươi là ai nửa đêm dám đến tư dinh của Thái sư. Muốn chết hay sao?
Dũng nạt lớn rằng:
– Ta là đại Đô đốc Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long về giết Bùi Đắc Tuyên đây.
Nói rồi Dũng vung đại đao phá cổng. Quân cánh cửa Tuyên chạy đến mấy trăm tên thấy Văn Dũng, Văn Long liền đứng lại bảo nhau rằng:
– Tây Sơn tam đao Vũ Văn Dũng và Thiết thủ Đặng Văn Long đến đây bọn ta sao dám chống cự. Vả lại hai ông ấy đem quân Bắc Hà về chiếm thành rồi nên mới đến được đây. Thôi bọn ta đầu hàng là hơn.
Bọn lính bàn xong liền bướng gươm giáo.
Đêm ấy, Bùi Đắc Tuyên chẳng hiểu cớ gì đã nôn nao không sao ngủ được. Bỗng nghe tiếng ồn ào người sân, Tuyên choàng dậy ra ngoài xem xét. Vũ Văn Dũng trong thấy liền nhảy đến nắm cổ áo Tuyên lôi ra giữa sân. Dũng nghiến răng trừng mắt quát:
– Tên loạn thần, nay ta quyết chặt đầu ngươi trừ hại cho dân, cứu nguy xã tắc.
Tuyên thất kinh hồn vía nhưng gắng gượng bảo:
– Ta là Thái sư hết lòng phò vua sao bảo là loạn thần.
Dũng nạt lớn:
– Thằng giặc già kia, mày con toan chối tội hả sao. Thế ai đầy Trần Văn Kỷ? Ai bán thẻ bài làm của tư. Ai triệu ta và Đặng Văn Long về kinh âm mưu hãm hại. Nói mau!
Tuyên biết không chối được đáp liều rằng:
– Ta là cậu ruột của vua, ngươi lại đám giết ta sao.
Dũng cười gằn đáp:
– Cậu ruột của vua lại càng nên giết!
Nói xong Dũng vung đại đao chém một nhất rụng đầu Bùi Đắc Tuyên.
Ngô Văn Sở và Trần Quang Diệu về đến Phú Xuân liền vào triệu yết kiến vua Cảnh Thịnh. Kể lại việc vua Thái Đức và Thái tử Bảo nhường quyền xong, Diệu tâu:
– Xin Hoàng thượng hãy phong cho Nguyễn Bảo tước Hiến Vương.
Ngô Văn Sở vội can:
– Anh Diệu làm việc hay vì tình. Theo thần Hoàng thượng chớ nên phong vương cho Nguyễn Bảo.
Diệu ngạc nhiên bảo:
– Vì sao lại thế?
Sở đáp:
– Ngày trước vua Lê vì phong vương cho họ Trịnh nên mới bị họ Trịnh đoạt quyền. Gần đây Trịnh Sâm toan đoạt ngôi vua may nhờ có Vũ Trần Thiệu lập kế sang Tàu cầu phong mà cản được, nên Trịnh Sâm chỉ làm đến tước Tĩnh đô vương mà thôi. Ấy là một việc. Con việc thứ hai là mới đây vua Thái Đức cắt đất phong cho Tiên đế ta làm Bắc Bình Vương nên Tiên đế ta mới tự do mà xưng đế. Tâu Hoàng thượng, lòng tham của con người vốn sâu không đáy. Được cao rồi muốn trèo cao hơn nữa. Nay Hoàng thượng phong vương cho Nguyễn Bảo e ngày sau Bảo lại nghĩ rằng mình là tước vương tất có quyền đòi cắt đất. Phong vương cho người là kích động lòng tham của ngươi, hoá ra thành mối hoạ. Hoàng thượng nên phong Nguyễn Bảo tước công mà thôi.
Vua Cảnh Thịnh hỏi Bùi Đắc Tuyên:
– Ý Thái sư thế nào?
Tuyên vui vẻ đáp:
– Ngô Văn Sở bàn rất phải lý. Xin Hoàng thượng hãy nghe lời Văn Sở.
Vua lại Trần Quang Diệu hỏi:
– Còn ý Quang Diệu thế nào.
Diệu cũng vui vẻ nói theo Tuyên:
– Lời Ngô Văn Sở rất phải.
Vua Cảnh Thịnh liền bảo Bùi Đắc Tuyên viết chiếu phong Nguyễn Bảo làm Hiến công cho ăn lộc ở huyện Tuy Viên. Viết rồi Tuyên sai sứ đem vào Quy Nhơn trao cho Nguyễn Bảo.
Xong việc, gia đình Bùi Đắc Tuyên từ biệt vua mà về. Ra ngoài Bùi Đắc Tuyên bảo Diệu:
– Nay nhà nước Tây Sơn thống nhất dưới quyền vua Cảnh Thịnh. Ta lại là cậu ruột của vua, Ngô Văn Dở rễ ta, Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu cháu ta đều nắm giữ binh quyền. Vậy con ai dám chống lại ta nữa. Diệu hãy về tư dinh cùng chú mở tiệc ăn mừng.
Diệu viện cơ từ chối không đi. Về nhà Diệu kế sự việc cho vợ là Bùi Thị Xuân nghe, rồi nói:
– Ngô Văn Sở suy bụng ta ra bụng người mà can vua phong cho Thái tử Bảo tước vương vậy.
***
Nhắc lại cha con Tuyên, Sở về tư dinh cùng quan nội thị Vũ Tâm Can mở tiệc ăn mừng. Hết vài tuần rượu, chếnh choáng hơi men, Tuyên đắc ý hỏi:
– Rượu quý, mỹ nhân, nem công, chả phượng, theo các ngươi ta còn thiếu môn gì nữa chăng?
Vũ Tâm Can đáp:
– Tôi nghe có một vị quan ở nước Ai Lão được một viên ngọc rát quý nên mới đặt tên là Bửu Kỳ Châu.
Tuyên tò mò hỏi:
– Ngọc thế nào mà bảo là quý.
Can đáp:
– Viên ngọc Bửu Kỳ này ban đêm phát ra ánh sáng dùng soi đường mà đi, đeo trong người trời lạnh thấy ấm, trời nóng hoá mát, lại trừ được yêu ma và lục khí gây bệnh là phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Thật là một viên ngọc quý xưa nay chưa từng có.
Tuyên thèm thuồng hỏi:
– Làm sao có được viên ngọc ấy?
Can đáp:
– Vì quan ấy rao bán viên ngọc với giá vạn lạng vàng, có vàng là có ngọc.
Tuyên giật mình hỏi:
– Lấy đầu ra vạn lượng vàng.
Can cười đáp:
– Trương Phúc Loan làm thái phò dưới thời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát vàng nhiều đến nỗi phải đúc gạch xây tường mà giấu. Nay Thái sư quyền lớn khác nào Trương Phúc Loan ngày trước sao là không có được vạn lượng vàng.
Tuyên hỏi:
– Làm sao có được số vàng ấy.
Can đáp:
– Mượn việc công, lấy của dân làm của tư.
Tuyên bực mình gắt:
– Thế là làm thế nào?
Can chậm rãi đáp:
– Ngày trước Tiên đế còn tại thế có phát cho mỗi người dân một cái thẻ bài để bốn chữ “Thiên hạ đại tín” dưới lại có ghi Quang Trung Nguyễn niên. Nay dưới thời vua Cảnh Thịnh, Thái sư cho đúc thẻ bài mới sửa lại bốn chữ dưới thành “Cảnh Thịnh Nguyễn niên”, rồi hái sư lệnh cho dân phải mua thẻ bài mới, thu họ thẻ bài cứ, nếu không có thẻ bài mới là dân lậu. Như vậy mười vạn lượng vàng cũng có, kẻ gì là vạn lượng.
Tuyên mừng rỡ khen:
– Ngươi thật là cao kiến. Phen này ta nhất định phải mua được ngọc quý.
Hôm ấy vua Cảnh Thịnh đang cùng quan nội thị Vũ Tâm Can xem đá gà, bỗng một người xăm xăm bước vào điện nói lớn:
– Nước loạn đến nơi Hoàng thượng không lo, sa cử mai ham mẹ chuyện đá gà?
Mọi người giật mình nhìn lại, thì ra đó là quân Trung thu lệnh Trần Văn Kỷ. Vua Cảnh Thịnh đáp:
– Mọi chuyện đã có Thái sư lo rồi, sao thấy lại bảo là nước loạn?
Trần Văn Kỷ khóc nói:
– Thần vâng lệnh Tiên đế dậy văn cho Hoàng thượng chỉ mong Hoàng thượng anh minh trị quốc để thần khỏi phụ lòng Tiên đế. Nay Hoàng thượng cứ mải vui chơi trao quyền nhiếp chính cho Thái sư. Người làm cho nước loạn chính là Thái sư đó!
Vua Cảnh Thịnh đứng dậy hỏi:
– Thái sư làm gì mà nước loạn?
Văn Kỷ đáp:
– Thái sư lệnh cho thần viết chiếu truyền cho dân chúng mua thẻ bài mới đổi thẻ bài cũ. Ngày trước thẻ bài là do Tiên đế cấp cho dân. Nay sao lại lấy việc an dân bày trò mua bán. Chẳng phải là làm cho nước loạn ư?
Cảnh Thịnh bảo:
– Việc này không phải là chú ý của trẫm, thần hãy tìm Thái sư mà can gián.
Văn Kỷ lắc đầu ngao ngán nói:
– Ngoài Hoàng thượng ra con ai can gián ông Thái sư.
Vừa lúc ấy Bùi Đắc Tuyên bước vào thét:
– Quân đau lỗi Trần Văn Kỷ ra chém cho ta.
Võ sĩ xông vào bắt Kỷ lôi ra ngoài. Vua Cảnh Thịnh nắm vạt áo Bùi Đắc Tuyên nói rằng:
– Xin cậu hay vi tình ông ấy là thầy dạy học của trẫm mà tha cho ông ấy một phen.
Tuyên quay lại bảo Vũ Tâm Can:
– Truyền lệnh ta không giết nhưng cách chức đã đi làm lính giữ ngựa ở trạm Hoàng Giang.
Tuyên vừa dứt lời bỗng một người xồng xộc bước vào nói lên:
– Trạm Hoàng Giang ở nơi rừng sâu nước độc đất lam sơn chướng khi. Quan Trung thư lệnh tuổi già sứ yếu, đầy đến khác nào lãnh án tử hình. Vả lại quan Trung thu lệnh là cận thần tin cẩn của Tiên đế, xin Thái sư nể tình Tiên đế mà tha cho.
Mọi người giật mình nhìn lại, người vừa nói là thượng tướng Trần Quang Diệu. Bùi Đắc Tuyên giận quát Diệu:
– Ngươi chỉ là võ tướng sai đâu đánh đó không can dự vào việc triều chính. Ý ta đã quyết còn ai dám can ngăn, chém!
Nói xong Tuyên giũ áo ra về.
Về nhà Trần Quang Diệu bảo Bùi Thị Xuân rằng:
– Bùi Thái sư, chú của phu nhân quyền nghiêng thiên hạ, nắm quyền sinh sát trong tay. Vợ chồng ta là cháu của Thái sư ắt công danh phú quý không ai bì kịp.
Xuân nghe xong vùng ôm mặt khóc lớn. Diệu vờ hỏi:
– Chú ta được như vậy ta nên vui mới phải, sao phu nhân lại khóc?
Xuân nghẹn ngào đáp:
– Vợ chồng ta từng qua trăm trận sinh tử có nhau. Chàng còn thử thiếp làm chi!
Diệu lại vợ nước nhìn hỏi:
– Ấy là tôi nói thật lòng, sao phu nhân bảo là tôi thử rồi lại khóc lên như thế.
Xuân đáp:
– Thiếp khóc vì tự biết mình có hai tội lớn.
Diệu vờ ngạc nhiên hỏi:
– Phu nhân có hai tội gì?
Xuân gạt nước mắt đáp:
– Tôi thứ nhất tha cho Nguyễn Phúc Ánh. Tôi thứ hai không cho võ sĩ chém chú lúc Tiên đế lâm chung.
Nghe đến đây Diệu ứa nước mắt nói:
– Thương thay Tiên đế đến lúc chết con lo trừ mối nguy cho xã tắc. Cũng bởi vợ chồng ta vì tình ruột thịt có mắt không tròng nên cứ ngỡ Tiên đế lầm lỡ giết người vô tội.
Xuân buồn rầu hỏi:
– Việc đã đến nước này chàng tính thế nào.
Diệu vờ thất vọng lắc đầu nói:
– Chú cũng như cha, đành chịu vậy. Chứ tính thế nào nữa.
Bùi Thị Xuân mắt trừng trừng nói dằn từng tiếng:
– Chọn nước bỏ nhà, vì dân giết chú!
Diệu vội bùm miệng Xuân rồi kề tai nói nhỏ:
– Phu nhân nên cẩn thận gửi lời. Hiện nay chú có thể giết được ta mà ta không giết được chú. Xưa chú lợi dụng uy danh của ta để lôi kéo ba quân. Nay có vây cánh rồi chú nghi ngờ thường cho tay chân theo dõi vợ chồng ta. Nếu phu nhân không phải là cháu ruột của Thái sư thì đầu đã lìa khỏi cổ từ lâu.
Xuân lại khóc rằng:
– Nếu không giết được chú, tội của thiếp không sao chuộc nổi. E rằng chết không Nhắm mắt mà thôi.
Bây giờ Diệu mới mừng rỡ bảo:
– Nếu phu nhân đã quyết thế thì chẳng phải là không có cách.
Xuân vội hỏi:
– Cách thế nào?
Diệu đáp:
– Phu nhân cứ làm như vậy… như vậy là giết được Bùi Đắc Tuyên mà khỏi mang tiếng là giết chú ruột của mình.
Xuân mừng rỡ nói:
– Cám ơn phu quân bày cho diệu kế, thiếp lập tức thi hành.
Đoạn Xuân và Diệu đền gặp Bùi Đắc Tuyên. Xuân vờ hốt hoảng nói:
– Chú ơi. Phen này chú cháu ta nguy mất.
Tuyên giật mình hỏi:
– Thế nào là nguy?
Xuân đáp:
– Chú đầy Trần Văn Kỷ ra làm lính giữ trạm Hoàng Giảng là nguy đó!
Tuyên ngạc nhiên hỏi:
– Vì sao đây Trần Văn Kỷ ra đó lại là nguy.
Xuân đáp:
– Trạm Hoàng Giang thuộc trấn Nghệ An. Nghệ An lại do Đặng Văn Long trấn thủ. Đặng Văn Long và Vũ Văn Dũng là huynh đệ đồng môn lại rất tin phục Trần Văn Kỷ. Nếu Dũng và Long biết việc này rồi lấy binh từ Bắc Hà vào đánh ta thì chẳng phải là nguy ư?
Tuyên lại giật mình hỏi:
– Ta thật là hồ đồ. Vậy phải làm sao trừ Văn Long, Văn Dũng.
Ngô Văn Sở xen vào đáp:
– Anh Diệu và chị Xuân đã ra mắt giúp nhạc phụ thì thật là đại phúc. Con việc trừ Văn Long, Văn Dũng nào có khó gì.
Tuyên vội hỏi:
– Ngươi có kế gì nói thử xem?
Sở đáp:
– Nhạc phụ dùng ngọc tỷ ấn của thiên tử viết chiếu triệu hồi Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long về kinh rồi bắt giết đi, việc dễ như trở bàn tay.
Bùi Thị Xuân nữa đùa nửa thật khen Ngô Văn Sở:
– Ngô đệ ngày xưa thâm trầm ít nói. Ngô đệ ngày nay mưu sâu kế lạ thật không ngờ
Sở tự đắc hỏi Xuân:
– Việc ấy theo ý chị Xuân thì thế nào.
Xuân đáp:
– Việc này tuỳ nơi chú và Ngô đệ. Nhưng vợ chồng tôi và Đặng Văn Long, Vũ Văn Dũng từ lúc Tây Sơn dấy nghĩa sinh tử có nhau, nay vô lẽ thấy hai người ấy lâm nạn mà không can gián, vì thế xin cho vợ chồng tôi tránh mặt khỏi kinh thành để chú và Ngô đệ muốn xử Văn Dũng, Văn Long thế nào là tuỳ ý.
Tuyên cười ha hả nói:
– Miễn sao hai vợ chồng cháu không cản trở việc làm của ta là được rồi. Còn cháu muốn tránh tiếng không a dua theo ta cũng được nào có khó gì. Vậy hai cháu muốn tránh mặt đi đâu?
Xuân đáp:
– Nay quản Gia Miêu đã chiếm đất Diên Khánh lại đang lăm le dìm ngó Phú Xuân và Quy Nhơn. Vậy vợ chồng cháu xin đem quân vào đánh quân Nguyễn Phúc Ánh. Ấy là nhất cử mà lưỡng tiện vậy.
Tuyên mừng rỡ bảo:
– Được! Nay ta cấp cho Diệu, Xuân mười vạn quân lập tức vào Diên Khánh đánh Nguyễn Phúc Ánh.
Diệu, Xuân lậy tạ lãnh lấy lệnh bài rồi lui ra. Ra ngoài Trần Quang Diệu lại hỏi Bùi Thị Xuân:
– Lúc ở nhà vợ chồng ta chỉ bàn việc giết chú. Nay Ngô Văn Sở không ngần ngại bày kế hại Văn Long, Văn Dũng. Vậy đối với Ngô Văn Sở nàng liệu thế nào.
Xuân đáp:
– Ngô Văn Sở đã thay đổi mà ra người như thế. Không dùng được nữa. Vậy phải làm sao trừ Văn Sở?
Diệu bàn:
– Ta cứ làm vầy.,. việc rất dễ.
Bàn xong vợ chồng lại quay vào thưa với Bùi Đắc Tuyên:
– Nếu gọi Vũ Văn Dũng thì phải gọi luôn Võ Đình Tú về mà giết đi để trừ hậu hoạ. Vậy nếu gọi có Dũng, Tú về cả thì lấy ai trấn thủ Bắc Hà? Chú nên phong Ngô Văn Sở làm trấn thủ Bắc Hà đem chiếc chỉ ra Thăng Long thế chức và gọi Tú và Dũng về. Về việc trấn thủ Bắc Hà ngoài Khổn Nghịch đại tướng quân Ngô Văn Sở không ai làm nổi.
Bùi Đắc Tuyên cả mừng nói với Diệu, Xuân:
– Ở kinh thành có chú cháu ta nắm quyền bính Bắc Hà có còn rể ta là Ngô Văn Sở cai quản. Vậy ai còn dám chống lại chú cháu ta nữa!
Nói xong Tuyên viết chiếu chỉ rồi lấy ngọc tỷ ấn đóng đấu triện vào, đoạn sai Ngô Văn Sở lên đường ra Bắc.
Ngô Văn Sở đi rồi, Bùi Đắc Tuyên hỏi Diệu:
– Nay Sở ra trấn Bắc Hà, hai cháu đem quân vào Nam đánh giặc. Vậy việc trấn thủ kinh thành phải giao cho ai.
Diệu đáp:
– Quan Tư Khấu Nguyễn Văn Huấn là người văn võ song toàn, có thể lãnh trọng trách này.
Tuyên lại hỏi:
– Nguyễn Văn Huấn là người thế nào. Có đáng tin cậy chăng?
Diệu cười vui vẻ đáp:
– Nguyễn Văn Huấn là người tâm phúc của cháu. Nếu chú tin vợ chồng cháu thì tin Huấn vậy.
Bùi Thị Xuân xen vào nói:
– Việc dùng Văn Huấn cháu xin bảo đảm. Xin chú chớ lo.
Bùi Đắc Tuyên mừng rỡ bảo:
– Hai cháu đã quả quyết thế, chú còn lo gì nữa.
Đoạn Bùi Đắc Tuyên lại thay vua viết chiếu phong Nguyễn Văn Huấn trấn thủ kinh thành.
Xong việc, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân lãnh binh vào đánh thành Diên Khánh.
Nói về Ngô Văn Sở đến Thăng Long. Vũ Văn Dũng và Võ Đình Tú hay tin ra quý tiếp chiếu. Đoạn Dũng sai quân bày yến tiệc, sau vài tuần rượu, Dũng hỏi Sở:
– Tôi và Ngô huynh đều là huynh đệ đối với Tiên đế lại là bạn đồng liêu từng vào sinh ra tử với nhau kể từ lúc Tây Sơn dấy nghĩa. Nay có việc muốn hỏi Ngô huynh xin chớ giấu nhau làm gì.
Sở đáp:
– Vũ huynh cứ hỏi, con khách sáo mà chỉ.
Dũng hỏi:
– Ngày trước Vũ Văn Nhậm vì lỗi gì mà Tiên đế xử Nhậm tội chết?
Sở đáp:
– Vũ Văn Nhậm cậy công lộng quyền, bất tuân thượng lệnh coi thường quân pháp, cho quân tín cẩn cướp bóc của dân, nên Hoàng thượng xử Nhậm tội chết.
Dũng lại hỏi:
– Vậy còn tội lợi dụng việc nước, bán thẻ bài lấy tiền của dân làm của tư thì đáng tội gì?
Sở giật mình đáp:
– Ấy là việc của Thái sư, Sở tôi không được biết.
Dũng vẫn trầm trầm giọng kể tội Sở:
– Rồi còn việc mạo danh thiên tử gọi bạn về kinh cho loạn thân hại bạn thì đáng tội gì.
Ngô Văn Sở vỗ bàn đứng dậy nói lớn:
– Ta vâng lệnh vua ra thay ông làm tổng trấn Bắc thành. Ông lại dùng lời quanh co bất tuân thánh chi toan làm phản hay sao?
Vũ Văn Dũng cầm ly rượu quăng xuống đất. Võ sĩ thấy hiệu lệnh liền xông vào bắt Ngô Văn Sở. Sở không đem binh khí trong người đánh bó tay chịu trói. Dũng trừng mắt quát:
– Ngô Văn Sở! Ta với ngươi cùng Trần Quang Diệu được người đời xưng tụng là Tây Sơn tam đao, từng cùng nhau vào sinh ra tử theo Tiên đế chinh Nam phạt Bắc. Nay Tiên đế vừa mới mất, ngươi tham bả vinh hoa, sinh lòng bội phản, bán bạn cầu vinh. Tội của ngươi thật là đáng chết! Nay ta chém đầu ngươi trước, rồi về kinh giết Bùi Đắc Tuyên trừ hại cho nước.
Ngô Văn Sở gắng gượng nói:
– Thái sư có Hoàng thượng trong tay người dám làm phản sao? Vả lại cháu Thái sư là vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đem mười vạn quân và Nam đánh Nguyễn Phúc Ánh, nếu người làm càn liệu có đương đầu với Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân được chăng?
Dũng lấy trong ngực ra một phong thư quăng xuống đất trước mặt Ngô Văn Sở và nói:
– Ngươi hãy xem thư của Trần Quang Diệu gửi cho ta sẽ rõ!
Sở la lên rằng:
– Ngươi trói ta thế này sao ta đọc được!
Dũng liền bảo quân cầm bóc thử giở ra trước mặt Sở. Đọc xong Sở than rằng:
– Tên đạn quân thù không chết, lại chết dưới tay của người trong nhà. Anh Diệu chị Xuân đã giết ta rồi vậy!
Dũng bảo:
– Tội ngươi đáng chết còn trách được ai. Quân bay lôi ra chém!
Quân dâng đầu Văn Sở trước thềm. Vũ Văn Dũng trông thấy khóc rằng:
– Nghĩ mà thương thay Ngô Văn Sở. Bả vinh hoa làm luỵ anh hùng! Võ Đình Tú em ơi. Em hãy thay anh trấn thủ Bắc Hà, hãy một lòng vì nước vì dân. Anh phải về kinh lấy đầu Bùi Đắc Tuyên. Thương thấy Ngô Văn Sở! Nếu đại sư huynh không sớm mãn phần thì anh em ta đâu đến nỗi thế này.
Võ Đình Tú hối Dũng:
– Anh hay an lòng mà gấp đi mau, kẻo Đặng Văn Long vô tình về kinh trước thì nguy.
Vũ Văn Dũng vội vàng lên ngựa ra roi. Đến Nghệ An gặp Đặng Văn Long, Dũng hỏi:
– Sư đệ đã nhận được chiếu chỉ triệu hồi kinh của vua chưa?
Đặng Văn Long đáp:
– Đã có rồi. Những trước đó đã được thư của Trần Quang Diệu bảo chờ Tam sư huynh về rồi sẽ liệu, nên còn lần lữa chưa di.
Vũ Văn Dũng ứa nước mắt nói:
– Thương thay Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân vì tình chú ruột chẳng nỡ ra tay, nên mới gọi ta về trị loạn thần. Nếu anh Diệu chỉ Xuân ăn ở hài lòng như Ngô Văn Sở thì anh em ta đã đầu lìa khỏi cổ. Ơn này kết có ngậm vành cũng chẳng dám quên.
Văn Long hỏi:
– Con việc trừ Bùi Đắc Tuyên, Tam sư huynh liệu tính thế nào?
Dũng đáp:
– Ta cứ theo kế của Trần huynh mà làm.
Nói rồi Đặng Văn Long và Vũ Văn Dũng đem theo mươi quân hộ vệ về thành Phú Xuân. Đến nơi Dũng và Long tìm đến tư dinh của trấn thủ Nguyễn Văn Huấn. Quân canh cổng chặn lại hỏi:
– Các ngươi là dân thường ở đâu đang đêm đến dinh quan Tư Khấu?
Tên quân vừa dứt lời bỗng nghe tiếng quát:
– Bọn bay không được vô lễ!
Quân canh quay lại thấy Nguyễn Văn Huấn thì thất kinh vội vã lui ra. Huấn liền thi lễ với Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long rồi nói:
– Tôi vâng lệnh Thượng đạo tướng quân Trần Quang Diệu và nữ đô đốc Bùi Thị Xuân chờ hai vị tướng quân đã lâu.
Đoạn Huấn mời Dũng và Long vào trong bàn kế.
Đợi lúc nửa đêm Dũng và Long lấy năm trăm quân của Nguyễn Văn Huấn thẳng đến vay dinh phủ của Bùi Đắc Tuyên. Quân canh cửa Tuyên quát hỏi:
– Các ngươi là ai nửa đêm dám đến tư dinh của Thái sư. Muốn chết hay sao?
Dũng nạt lớn rằng:
– Ta là đại Đô đốc Vũ Văn Dũng và Đặng Văn Long về giết Bùi Đắc Tuyên đây.
Nói rồi Dũng vung đại đao phá cổng. Quân cánh cửa Tuyên chạy đến mấy trăm tên thấy Văn Dũng, Văn Long liền đứng lại bảo nhau rằng:
– Tây Sơn tam đao Vũ Văn Dũng và Thiết thủ Đặng Văn Long đến đây bọn ta sao dám chống cự. Vả lại hai ông ấy đem quân Bắc Hà về chiếm thành rồi nên mới đến được đây. Thôi bọn ta đầu hàng là hơn.
Bọn lính bàn xong liền bướng gươm giáo.
Đêm ấy, Bùi Đắc Tuyên chẳng hiểu cớ gì đã nôn nao không sao ngủ được. Bỗng nghe tiếng ồn ào người sân, Tuyên choàng dậy ra ngoài xem xét. Vũ Văn Dũng trong thấy liền nhảy đến nắm cổ áo Tuyên lôi ra giữa sân. Dũng nghiến răng trừng mắt quát:
– Tên loạn thần, nay ta quyết chặt đầu ngươi trừ hại cho dân, cứu nguy xã tắc.
Tuyên thất kinh hồn vía nhưng gắng gượng bảo:
– Ta là Thái sư hết lòng phò vua sao bảo là loạn thần.
Dũng nạt lớn:
– Thằng giặc già kia, mày con toan chối tội hả sao. Thế ai đầy Trần Văn Kỷ? Ai bán thẻ bài làm của tư. Ai triệu ta và Đặng Văn Long về kinh âm mưu hãm hại. Nói mau!
Tuyên biết không chối được đáp liều rằng:
– Ta là cậu ruột của vua, ngươi lại đám giết ta sao.
Dũng cười gằn đáp:
– Cậu ruột của vua lại càng nên giết!
Nói xong Dũng vung đại đao chém một nhất rụng đầu Bùi Đắc Tuyên.